Tác động của đô thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất của người nông dân Hải Dương

Tài liệu Tác động của đô thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất của người nông dân Hải Dương: Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 2 (102), 2008 33 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Tác động của đô thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất của người nông dân Hải Dương Vũ HàO QUANG 1. Đặt vấn đề Đô thị hóa nông thôn đang là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hiện nay ở nước ta có khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, trong khi đó đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Dưới tác động của đô thị hóa, nhiều vấn đề xã hội búc xúc đang diễn ra. Nhiều câu hỏi thực tiễn đặt ra cần sớm có lời giải, cụ thể như: Người nông dân chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào trước bối cảnh đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp? Các hoạt động sản xuất sẽ diễn ra như thế nào trước sự tác động của các nhân tố mới như khoa học công nghệ, giống mới, kỹ thuật canh tác mới, công cụ sản xuất mới? Hệ quả tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống kinh tế - xã hội của người nông dân như thế nào? Đó là những vấn đề c...

pdf10 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của đô thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất của người nông dân Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 2 (102), 2008 33 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Tác động của đô thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất của người nông dân Hải Dương Vũ HàO QUANG 1. Đặt vấn đề Đô thị hóa nông thôn đang là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hiện nay ở nước ta có khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, trong khi đó đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Dưới tác động của đô thị hóa, nhiều vấn đề xã hội búc xúc đang diễn ra. Nhiều câu hỏi thực tiễn đặt ra cần sớm có lời giải, cụ thể như: Người nông dân chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào trước bối cảnh đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp? Các hoạt động sản xuất sẽ diễn ra như thế nào trước sự tác động của các nhân tố mới như khoa học công nghệ, giống mới, kỹ thuật canh tác mới, công cụ sản xuất mới? Hệ quả tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống kinh tế - xã hội của người nông dân như thế nào? Đó là những vấn đề chính mà đề tài nghiên cứu: “Biến đổi xã hội ở nông thôn dưới tác động của đô thị hóa và chính sách tích tụ ruộng đất - nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương” triển khai nghiên cứu khảo sát.P0F1P Bài viết này dựa trên nguồn số liệu của cuộc nghiên cứu đã nêu để tìm hiểu tác động của đô thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất của người nông dân Hải Dương, nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm những câu hỏi của thực tiễn đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở nông thôn nước ta hiện nay. 2. Một số kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng đô thị hóa ở Hải Dương Trong 5 năm 2001 - 2005, kinh tế Hải Dương tăng trưởng với tốc độ khá cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2005 tăng 67% so với năm 2000, bình quân tăng 10,8%/năm (thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân 9,2%/năm); trong đó giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%/năm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,4%/năm, khu vực dịch vụ tăng 10,6%/năm. Như vậy, so với cả nước, tốc 1 Đề tài nghiên cứu: “Biến đổi xã hội ở nông thôn dưới tác động của đô thị hóa và chính sách tích tụ ruộng đất - nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương” triển khai vào năm 2005 - 2007 do PGS.TS Vũ Hào Quang làm chủ nhiệm, đã tiến hành khảo sát tại 2 huyện của tỉnh Hải Dương là Chí Linh và Cẩm Giàng. Tại mỗi huyện chọn 2 xã để nghiên cứu, 4 xã được chọn là: Cộng Hòa, Tân Dân, Cẩm Phúc, Cao An. Cuộc nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: với với dung lượng mẫu là 1218 đối tượng được phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc, có 20 cuộc phỏng vấn sâu và 12 cuộc thảo luận nhóm, cùng với phương pháp phân tích tài liệu do các xã trên địa bàn nghiên cứu cung cấp và một số tại liệu của Tổng cục Thống kê, một số trang web. Tác động của đô thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 34 độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương cao hơn và xấp xỉ vùng Đồng bằng sông Hồng (cả nước 7,5%/năm, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 10,9%/năm). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng không ngừng tăng lên; từ năm 2001 đến 2005 lần lượt là 37,8%, 39,6%, 41,5%, 42,4%, 43,2%. Tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 28,0% năm 2000 lên 29,6% năm 2005. Môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh được cải thiện theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư; kinh tế nhà nước tiếp tục được củng cố, giữ vững vai trò chủ đạo; kinh tế tư nhân tăng mạnh và trở thành một nguồn lực quan trọng cho phát triển, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế. Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện, nâng lên rõ rệt. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, năm 2004 thu thập bình quân 1 người/tháng đạt 456 nghìn đồng, tăng 66,5% so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 650 nghìn đồng, tăng 69,7%; khu vực nông thôn đạt 420 nghìn đồng, tăng 63,5%. Hải Dương là một tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đã được xây dựng những năm gần đây. Tính đến hết năm 2004, diện tích đất thu hồi dành cho phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng của cả tỉnh đã chiếm tới 59,66% tổng diện tích người dân đang sử dụngP1F2P. Cụ thể, tại huyện Kim Thành, đất thu hồi chiếm 78,43%, thành phố Hải Dương: 69,44%, Huyện Chí Linh: 55,57%, Huyện Cẩm Giàng: 47,62%, huyện Nam Sách: 35,13%, Huyện Bình Giang: 33,24%. Đề tài đã chọn huyện Chí Linh và Cẩm Giàng để nghiên cứu vì hai huyện này có tốc độ đô thị hóa ở mức trên và cận trung bình so với các huyện khác trong toàn tỉnh Hải Dương. Tình hình thu hồi đất dành cho phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng dẫn tới hệ quả là thiếu việc làm hoặc mất việc làm của một bộ phận dân cư ở Hải Dương được thể hiện trong bảng 1 dưới đây. Bảng 1: Tình trạng việc làm của lực lượng lao động sau khi bị thu hồi đất (% số người ở độ tuổi lao động) STT Địa phương Đủ việc làm (%) Thiếu việc làm (%) Chưa có việc làm (%) 1 Thành phố Hải Dương 48,55 38,74 12,71 2 Huyện Cẩm Giàng 65,24 15,10 19,66 3 Huyện Bình Giang 76,97 20,91 2,12 4 Huyện Nam Sách 35,36 48,95 15,69 5 Huyện Kim Thành 53,47 34,93 11,60 6 Huyện Chí Linh 21,93 48,18 29,89 7 Chung 49,62 35,80 14,58 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương 2 Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, năm 2004, (Trích lại của TS Nguyễn Hữu Dũng trong báo cáo của đề tài: “Nghiên cứu thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu cộng đồng và lợi ích quốc gia”, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2006). Vũ Hào Quang Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 35 Như vậy, huyện Chí Linh là huyện tình trạng thiếu việc làm và chưa có việc làm có tỷ lệ cao nhất (21,93% số dân của huyện này có việc làm). Trong khi đó huyện Cẩm Giàng là huyện có diện tích đất bị thu hồi cũng tương đương với huyện Chí Linh (ở mức trung bình so với các huyện trong tỉnh Hải Dương) thì số người có việc làm lại chiếm tỷ lệ cao (65,24%). Huyện Bình Giang là huyện có quá trình đô thị hóa chậm nhất trong tỉnh Hải Dương thì lại có tỷ lệ những người có việc làm cao nhất. Rõ ràng là tỷ lệ những người có việc làm và không có việc làm không hoàn toàn lệ thuộc vào quá trình đô thị hóa nhanh hay chậm tại các địa phương mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác nữa. Trong đó có nhân tố liên quan tới tập quán lao động hay nói rộng ra là tiểu văn hóa của các huyện hay các xã thuộc tỉnh Hải Dương. ở đây có thể so sánh tập quán sản xuất tiêu dùng của 3 khu vực dân cư nơi diễn ra đô thị hóa với những mức độ khác nhau qua việc sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp như một thói quen chi tiêu của người dân (Xem bảng 2 dưới đây). Bảng 2: Tình hình sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp của các hộ gia đình(%) STT Tình hình sử dụng tiền đền bù Thành phố Hải Dương Huyện Cẩm Giàng Huyện Nam Sách Chung 1 Đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp 2,76 1,57 0,02 1,45 2 Đầu tư sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 39,04 38,08 35,35 37,49 3 Học nghề 7,47 2,86 15,74 8,69 4 Mua đồ dùng sinh hoạt 4,43 14,50 19,36 12,76 5 Xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa 18,22 24,22 20,63 21,02 6 Khác 28,08 18,77 8,90 18,59 7 Tổng 100.00 100.00 100.00 100.00 Nguồn: Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu cộng đồng và lợi ích quốc gia”, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2006. Bảng trên cho thấy, người dân ở cả 3 địa phương đầu tư cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp đều rất thấp. Người dân thành phố Hải Dương đầu tư cho kinh doanh nông nghiệp là 2,76% số tiền được đền bù do bị thu hồi đất nông nghiệp. Trong khi đó, người dân huyện Cẩm Giàng chỉ đầu tư cho lĩnh vực này là 1,57% và người dân huyện Nam Sách là 0,02%. Trong khi đó tỷ lệ đầu tư cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của cả 3 địa phương nói trên là tương tự như nhau (Tỷ lệ tương ứng là 39,4%; 38,08%; 35,35%). Sở dĩ việc đầu tư cho kinh doanh lĩnh vực phi nông nghiệp ở 3 địa phương nêu trên là tương đương bởi vì nhận thức của người dân về nhu cầu cho sản xuất thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp tại các địa phương đều tương tự như nhau. Về khía cạnh nhà ở, cũng thấy sự tương đồng đáng kể về mặt chi phí cho xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, người dân huyện Cẩm Giàng chi phí (24,22%) cho việc xây dựng nhà cửa nhiều hơn người dân thành phố Hải Dương (18,22%) và huyện Nam Sách (20,63%). Trong khi đó việc chi phí cho học nghề lại chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. Điều này cho thấy việc tính toán làm ăn lâu dài với một nghề mới sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong nhận thức của người dân là chưa cấp thiết. Tâm lý sản xuất nhỏ vẫn còn khá rõ nét trong người nông dân Hải Dương. Tác động của đô thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 36 2.2. Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến biến đổi cơ cấu nghề nghiệp xã hội Quá trình đô thị hóa gắn liền với việc thu hồi đất nông nghiệp để giành cho các khu công nghiệp, chế xuất, dịch vụ. Vấn đề đặt ra để nghiên cứu ở đây là hậu quả xã hội của việc thu hồi đất để lại cho người nông dân như thế nào, liệu họ có kịp thời chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp để thích ứng với điều kiện đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp hay không? Có rất nhiều câu hỏi đã đặt ra và sẽ còn xuất hiện về vấn đề đất đai, về mô hình quản lý và sử dụng nó. Do mất đất nên số lượng người không có việc làm ngày càng có xu hướng tăng lên. ở Hà Nội, trong 5 năm từ 2001 - 2005 đã có 104.000 người mất việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp. ở các tỉnh có dân số ít hơn Hà Nội, ví dụ, Hà Tây có 52.838, ở Hải Dương có12.000, ở Đà Nẵng có 20.000 người mất việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp. Số người mất việc do bị thu hồi đất nông nghiệp tỷ lệ thuận với diện tích đất bị thu hồi và mật độ dân số của từng địa phương. Hiện nay tỷ lệ số người mất việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp/tổng dân số cả nước là 0,32%, ở Hải Dương là 12.000/1722500 = 0,7%. Số hộ mất đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng cũng có xu hướng gia tăng từ năm 1993 đến 2002. Năm 1993 là 3,2%, năm 1998 là 3,0%. Năm 2002 là 14%. Tỷ lệ này cũng cho chúng ta thấy rằng quá trình đô thị hóa diễn ra ở đồng bằng sông Hồng rất mạnh ở giai đoạn 1998 - 2002 so với giai đoạn trước đó. Tại địa bàn khảo sát, có khoảng 36% số người bị mất đất với số lượng khác nhau. Điều này một lần nữa khẳng định qui mô của quá trình đô thị hóa và cường độ của quá trình xã hội hóa diễn ra trong những năm qua tại Hải Dương. Cơ cấu đất nông nghiệp ở Huyện Chí Linh đang bị giảm, đất lâm nghiệp ít biến đổi, đất chuyên dùng cho các khu công nghiệp dịch vụ tăng lên, nguồn dự trữ đất tự nhiên ngày càng giảm do khai thác sử dụng ngày càng tăng. Tình trạng đó khá phổ biến trong toàn huyện và lấy xã Tân Dân làm ví dụ minh họa dưới đây. Bảng 3: Cơ cấu đất nông nghiệp năm 2002 xã Tân Dân Cơ cấu đất nông nghiệp Xã Tân Dân 2002 (%) 2003 - 2004 (%) Đất nông nghiệp 57,61 50,14 Đất lâm nghiệp 3,15 3,15 Đất chuyên dùng 14,42 18,47 Đất ở 4,54 5,44 Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 20,28 16,8 Nguồn: Đề tài: Những biến đổi xã hội ở nông thôn dưới tác động của đô thị hóa và chính sách tích tụ ruộng đất. Trong thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ các nghề nghiệp ở 2 huyện Chí Linh và Cẩm Giàng được phân bố như sau: Nghề thuần nông: 65,6%; Nghề thuần túy kinh doanh dịch vụ: 2,3%; Nghề hỗn hợp: 32,1%. Vũ Hào Quang Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 37 Có sự tương đối phù hợp giữa số lượng những người làm nghề thuần nông (65,6%) với số lượng những người không tích tụ ruộng đất (65,1%). Từ đây có thể đưa ra suy lý rằng những người làm nghề thuần nông không chú ý đến việc tích tụ ruộng đất. Trong khi đó những người làm nghề hỗn hợp hoặc thuần túy kinh doanh dịch vụ lại là những người tích tụ ruộng đất. Phát hiện này của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho người nông dân. Có thể suy ra rằng những người làm nghề thuần nông không quan tâm nhiều đến năng suất cũng như thu nhập mà họ chỉ làm theo thói quen, theo cái mà bất cứ ai là nông dân cũng biết làm đó là lao động nông nghiệp chứ không phải bất cứ nghề gì khác. Có thể nói, cách suy nghĩ giản dị của người nông dân đã ngấm sâu vào đầu óc họ và chưa thay đổi. Điều này cũng có thể giải thích tại sao tư duy nông dân lại bảo thủ, chậm đổi mới. Nghiên cứu tại các huyện Chí Linh và Cẩm Giàng cho thấy, gần nửa số hộ đã có sự chuyển đổi nghề nghiệp dưới tác động của đô thị hóa và tích tụ ruộng đất tại địa phương. Trong đó có 25% số hộ có một người chuyển việc làm trong 3 năm gần đây; 14% số hộ có 2 người chuyển việc làm; 4,8% số hộ có 3 người trở lên chuyển việc làm. Còn lại 56,2% số hộ vẫn chưa chuyển đổi nghề nghiệp việc làm. Các hộ phải chuyển việc làm chủ yếu do thiếu đất canh tác và canh tác nông nghiệp không hiệu quả. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị thấp, người nông dân sản xuất một vụ lúa chỉ lãi 70.000đ/sào. Số hộ thuần túy làm nông nghiệp chiếm 65,6%; làm nghề hỗn hợp chiếm 32,1%; số hộ làm nghề kinh doanh dịch vụ hoàn toàn (phi nông nghiệp) chỉ chiếm có 2,3%. Số liệu trên cho thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa đất đai và nghề nghiệp. Số hộ thuần nông chiếm 65,6% cũng gần tương ứng với số hộ không bị mất đất nông nghiệp là 63,1%. Sở dĩ có sự sai số khoảng 2% là do số hộ có bị mất đất, tuy nhiên chưa bị mất hết đất sản xuất, trong khi họ chưa chuyển đổi được nghề nghiệp nên vẫn phải chấp nhận làm nông nghiệp thuần túy mà chưa có làm thêm nghề khác. Những người không có thêm nghề phụ, thường phải bán sức lao động của mình bằng các hình thức làm thuê làm mướn để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Trên thực tế chỉ có 4,8% số hộ hoàn toàn không còn đất nông nghiệp khi họ đang sống giữa nông thôn. Hơn nữa bình quân mỗi gia đình có 3,1 con với hơn 5 khẩu ăn trong khi đó thu nhập bình quân 3,59 triệu/đầu người/năm, không thể chỉ trông chờ vào nguồn nông nghiệp thuần túy. Do đó việc chuyển đổi từ nghề thuần nông sang hỗn hợp và phi nông là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên hiện nay vẫn có tới 65,6% số người nông dân chỉ có làm một nghề thuần nông. Tóm lại, ở đồng bằng sông Hồng nói chung và ở Hải Dương nói riêng yếu tố đô thị hóa tác động mạnh nhất đến xã hội nông thôn đó là việc thu hồi đất đai nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Đất nông nghiệp đang bị giảm mạnh từ năm 2000 đến 2005 và tiếp tục giảm mạnh đến năm 2010. Đến năm 2006, đã có 36% số hộ bị mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và tích tụ ruộng đất. Đất chuyên dùng tăng lên, đất ở cũng tăng lên là bằng chứng của đô thị hóa ở nông thôn. Nguồn dự trữ đất tự nhiên giảm đi chứng tỏ sự khai thác đất đai vào mục đích sản xuất và sinh sống ngày càng tăng lên. Tuy nhiên số người làm thuần nông vẫn còn khá cao (65,6%), số người làm nghề phi nông (Thuần túy kinh Tác động của đô thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 38 doanh, dịch vụ) chiếm tỷ lệ nhỏ (2,3%), số người làm nghề hỗn hợp chiếm 32,1%. Vì thế mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn chỉ đạt khoảng 3.9 triệu/năm (Tính tại thời điểm điều tra tháng 5, 6 năm 2006). Số người thiếu việc làm ngày càng tăng do đó họ phải di cư mùa vụ vào các khu đô thị để làm bất kỳ việc gì để có thu nhập nhằm tồn tại. 2.3. Tác động của các nhân tố khoa học công nghệ và cơ giới hóa đến biến đổi cơ cấu nghề nghiệp - xã hội Các nhân tố của quá trình đô thị hóa như sự gia tăng của các khu công nghiệp, các khu chế xuất thương mại đã làm giảm đất canh tác nông nghiệp. Các nhân tố tiến bộ của kỹ thuật và của khoa học công nghệ cũng tác động mạnh đến hệ thống cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. Việc sử dụng sức lao động hay cơ giới hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh là một trong những dấu hiệu đánh giá sự tác động của khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất ở nông thôn dẫn tới CNH, HĐH nông thôn. Hiện nay, về cơ bản tại Hải Dương, quá trình sản xuất đã được nửa cơ giới hóa và có nhiều qui trình đã được cơ bản cơ giới hóa như khâu làm đất. Bảng 4: Nghề nghiệp và tác động của công cụ sản xuất Nghề nghiệp Công cụ sản xuất Thuần nông % Thuần kinh doanh, dịch vụ % Hỗn hợp % Tổng % Hoàn toàn cơ giới 31.0% 14.4% .4% 45.8% Cơ giới hóa một nửa 45.2% 19.6% .6% 65.4% Cả sức người lẫn sức vật 7.3% 1.8% .0% 9.1% Sử dụng giống mới 57.5% 25.0% .9% 83.4% Nguồn: Đề tài: Những biến đổi xã hội ở nông thôn dưới tác động của đô thị hóa và chính sách tích tụ ruộng đất. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật tương đối cao trong khâu làm đất cũng như khâu giống mới cả đối với vật nuôi lẫn cây trồng. Do việc dồn ô đổi thửa đã tạo điều kiện cho việc đưa máy cày, máy bừa vào những thửa ruộng rộng mà trước đây bị chia thành nhiều thửa. Tại xã Cộng Hòa, theo số liệu thống kê của xã, trước 1993, bình quân mỗi hộ có khoảng 10 ô, thửa ruộng, nay chỉ còn khoảng 2 thửa. ở các xã khác tình hình dồn ô đổi thửa diễn ra cũng tương đối êm ả. Những xung đột và căng thẳng lớn trong việc dồn ô đổi thửa hầu như không có. Lý do là chính quyền địa phương đã ý thức được tính chất “nóng bỏng của đất đai” nên họ thường tổ chức các hình thức phân chia hợp lý. Tuy nhiên không phải không có những thiếu sót trong công tác này. Việc người dân chủ động áp dụng khoa học công nghệ và giống mới có năng suất cao chủ yếu dựa vào khả năng tự lập của họ là chính và có một phần hỗ trợ của chính quyền địa phương. Có tới 72,7% người làm nông nghiệp thuần túy cho rằng họ có thay đổi nhiều trong khâu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong khi đó đối với những hộ sản xuất hỗn hợp thì lại ít chú ý tới khâu thay đổi kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp vì đó không phải là nghề chính của họ. Những nghề kinh doanh dịch vụ thuần túy ở nông thôn mới được hình thành, nên qui mô sản xuất còn Vũ Hào Quang Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 39 nhỏ và kỹ thuật kinh doanh cũng ít được quan tâm. Các hộ làm nghề nông thuần túy cũng đánh giá sự quan tâm của nhà nước đến công việc sản xuất của họ cao hơn các hộ hỗn hợp và thuần túy kinh doanh dịch vụ (tỷ lệ tương ứng là 31,9%; 13,2%; 0,2%). Phần lớn những người sống ở khu vực nông thôn đều giống nhau ở một điểm là họ đánh giá cao vai trò của nhân tố tự học hỏi đối với việc thành công trong sản xuất kinh doanh. Có 71,8% người làm thuần nông; 63,9% làm nghề hỗn hợp và 42,9% người kinh doanh dịch vụ, tự cho rằng họ tự học hỏi ở những người khác về tri thức liên quan đến nghề nghiệp của mình. Hiện nay, đối với việc sản xuất nông nghiệp, người nông dân đã cơ giới hóa hoàn toàn được 45,8%, nửa cơ giới hóa cũng chiếm 29,8%. Người dân đã áp dụng giống mới trong sản xuất nông nghiệp vì nó có năng suất cao (75,3%) và ít bị sâu bệnh (44,3%), một số người khác không có nhận thức như vậy thì họ sản xuất theo kiểu bắt chước những người xung quanh (16,0%). Hệ số tương quan dưới đây chỉ ra rằng, có mối liên hệ giữa nhân tố lứa tuổi với các lý do sử dụng giống mới trong sản xuất. Với nguyên nhân “năng suất cao” trong tương quan với lứa tuổi chúng ta thấy rằng những người ở độ tuổi từ 35 đến 65 quan tâm nhiều hơn các nhóm tuổi khác, mặc dù các nhóm tuổi khác cũng đánh giá cao vai trò của nhân tố năng xuất cao trong việc sử dụng giống mới. Đối với lý do “ít bị sâu bệnh (cây cối) hoặc ít ốm đau (vật nuôi)”, thì nhóm tuổi 50 - 65 đánh giá cao (49,7%) hơn những nhóm tuổi khác. Ngoài ra, lý do bắt chước người khác cũng là một nhân tố tác động đến việc lựa chọn giống mới của các nhóm tuổi khác nhau. Để làm rõ sự thay đổi về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi của người dân địa phương đã thay đổi như thế nào so với 5 năm trước đây?” Kết quả thu được thể hiện ở bảng dưới đây. Bảng 5: Mức độ thay đổi kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi so với 5 năm trước Mức độ thay đổi Số lượng Tỷ lệ % Chưa thay đổi 82 6.7 Thay đổi ít 247 20.3 Thay đổi nhiều 838 68.8 Không phù hợp 51 4.2 Tổng 1218 100.0 Nguồn: Đề tài: Những biến đổi xã hội ở nông thôn dưới tác động của đô thị hóa và chính sách tích tụ ruộng đất. Số liệu bảng trên cho thấy chỉ có 6,7% cho rằng chưa có sự biến đổi nào cả, tuy nhiên, lại có tới 68,8% ý kiến cho rằng có biến đổi nhiều và 20,3% ý kiến thừa nhận có sự thay đổi. Nếu gộp 2 ý kiến đánh giá về biến đổi có tới 89,1% những người được hỏi cho rằng kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi có biến đổi so với 5 năm trước đây. Xét tương quan giữa lứa tuổi và đánh giá của họ về sự biến đổi kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi của người nông dân Hải Dương thì những người ở độ tuổi 35 - 50 đánh giá mức độ biến đổi loại “Thay đổi nhiều” cao hơn (70,8%) đánh giá của các nhóm tuổi khác. Những người được hỏi cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi Tác động của đô thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 40 trong kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt là do người nông dân tự học hỏi (68,6%), do “Nhà nước quan tâm hướng dẫn” là 45,3%, do “Học được qua sách báo và phương tiện truyền thông” là 10,9% và do sự bức xúc, khó khăn để tạo ra sự biến đổi về kỹ thuật canh tác, sản xuất chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ là 7,0%. Xét ở một bình diện khác, trong tương quan giữa nghề nghiệp chính và tác động của các nhân tố đến năng suất lao động, thì sách báo, phương tiện truyền thông đại chúng tác động đến các loại nghề nghiệp ở nông thôn là khác nhau. Có 35,2% người làm nghề thuần nông cho rằng truyền thông và sách báo tác động đến kết quả sản xuất của họ. Trong khi đó, đối với người làm nghề hỗn hợp là 25,3% và nghề thuần túy kinh doanh là 32,1%. Chương trình ti vi được nhiều người quan tâm là chương trình “Nông thôn ngày nay”, chương trình “Chào buổi sáng”, chuyên mục “Nhà nông làm giầu”. 2.4. Tác động của đô thị hóa tới mức sống của người dân nông thôn Quá trình đô thị hóa đã mang đến cho nông thôn nhiều nhân tố tích cực như cải thiện cơ bản chất lượng các khâu giao thông, điện khí hóa, xây dựng trường học, bệnh viện, trạm xá,v.v, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đồng thời tạo nhiều công việc mới cho nông dân tại các khu công nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên, do trình độ thấp, người dân chưa nắm bắt được những cơ hội đó một cách tốt nhất. Hơn nữa, hệ quả của việc thiếu đất dẫn tới thất nghiệp cũng là điều đáng lo ngại. Bên cạnh đó người dân chưa quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh môi trường và công trình cấp thóat nước cho các khu công nghiệp. Trên thực tế, họ còn có thể chấp nhận sự tranh chấp về vấn đề môi trường, nhưng khi khu công nghiệp càng phát triển, mâu thuẫn sẽ có nguy cơ gia tăng. Để làm rõ nhận thức của người nông dân khi họ phải đối mặt với thực tế là đất đai bị thu hồi và các doanh nghiệp, xí nghiệp về nông thôn sản xuất kinh doanh sẽ có những tác động gì đến đời sống xã hội của họ, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Những bất lợi nào là chủ yếu khi người nông dân phải bỏ đất đai nông nghiệp cho các doanh nghiệp, xí nghiệp?”. Kết quả khảo sát cho thấy khía cạnh “Dư thừa lao động, không có việc làm” được người dân quan tâm nhất, chiếm 48,3%. Người dân cho rằng đây là bất lợi nhất đối với họ khi doanh nghiệp xí nghiệp về địa phương. Người nông dân chưa thích ứng kịp với việc chuyển đổi nghề nghiệp dưới tác động của việc mất đất sản xuất vì họ đã quá quen với phong tục tập quán canh tác lúa nước và cuộc sống đơn giản ở nông thôn. Hệ lụy thứ hai của việc mất đất là “Ô nhiễm môi trường” (25,4%). Hệ lụy thứ ba là “Nhận tiền đền bù đất đai nhưng người dân không biêt sử dụng một cách hiệu quả” (23,9%). Hệ lụy thứ tư là “Các tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm, cờ bạc,) nảy sinh, phát triển” (14,4%). Xét về mặt tương quan giới tính với các vấn đề nêu trên, có 3 vấn đề có ý nghĩa trong tương quan giới tính, mặc dù mối tương quan này chưa hoàn toàn rõ nét. Khi phân tích tương quan giữa biến thực trạng kinh tế với biến số người có chuyển đổi nghề trong hộ gia đình, chúng tôi thấy rằng số hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những gia đình không có người chuyển đổi nghề và hộ gia đình càng có nhiều người chuyển đổi nghề thì tỉ lệ nghèo càng giảm. Có 11,30% những gia đình không có người chuyển đổi nghề thuộc diện nghèo, trong khi đó đối với những gia đình có ba Vũ Hào Quang Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 41 người chuyền đổi nghề trở lên thì không có gia đình nào thuộc diện nghèo. Ngược lại đối với những gia đình giàu và khá giả thì đa số là những gia đình có người chuyển đổi nghề. 6,9% những gia đình giàu có người chuyển đổi nghề, nhưng chỉ có 0,6% những gia đình không có người chuyển nghề thuộc diện giàu. Có thể khẳng định về mối tương quan giữa chuyển đổi nghề nghiệp và phân hóa giầu nghèo. Thay đổi cơ cấu ngành nghề có tác động tích cực đến hiện tượng phân hóa giầu nghèo. Địa vị kinh tế của gia đình không những phụ thuộc và số người chuyển đổi nghề nghiệp mà còn phụ thuộc vào nghề nghiệp chính của hộ gia đình. Số liệu khảo sát cho biết trong số những hộ gia đình có nghề nghiệp thuần tuý kinh doanh, dịch vụ có 10,70% gia đình thuộc diện giàu là những hộ có nghề nghiệp chính là kinh doanh, dịch vụ. Trong khi đó chỉ có 0,3% số gia đình thuần nông là gia đình giàu. Những hộ có nghề hỗn hợp có địa vị kinh tế giàu cũng chỉ chiếm 2,8%. Tuy nhiên tỷ lệ những người có nghề nghiệp kinh doanh dịch vụ ở nông thôn (địa bàn nghiên cứu) hiện nay chỉ chiếm có 2,3%; nghề hỗn hợp chiếm 32,1% và nghề thuần nông chiếm tỷ trọng cao nhất 65,6%. Những hộ khá giả làm nghề thuần nông chiếm 23,3%,trong khi loại hộ khá giả ở các hộ làm nghề kinh doanh dịch vụ là 32,1%. Với V = 0.156 và mức ý nghĩa P = 0.000 cho biết mối quan hệ giữa nghề nghiệp chính của gia đình và thực trạng kinh tế gia đình có mối liên hệ. Từ những phân tích trên chúng ta thấy, có mối liên hệ giữa sự chuyển đổi nghề nghiệp với địa vị kinh tế gia đình. Số lượng người chuyển đổi nghề nghiệp trong hộ gia đình tỷ lệ nghịch với số hộ nghèo đói, số hộ làm nghề kinh doanh dịch vụ tỷ lệ thuận với số hộ giầu, số hộ làm nghề hỗn hợp tỷ lệ thuận với số hộ có địa vị “trung bình”. Xu hướng những hộ gia đình làm nghề hỗn hợp ngày càng nhiều vì nó hợp với tâm thế “trung bình chủ nghĩa” của người nông dân. Tuy nhiên một nhóm nhỏ (khoảng 20%) sẽ vươn lên làm giàu bằng con đường kinh doanh, dịch vụ và kinh tế trang trại. 3. Kết luận Hải Dương là một tỉnh có nhiều thuận lợi về đất đai, khí hậu, giao thông vận tải và nhân lực đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Hải Dương lại nằm giữa trung tâm của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Những dấu hiệu của đô thị hóa như thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho công nghiệp, thương mại, dịch vụ và chế biến cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, điện khí hóa trong sản xuất nông nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp và các hoạt động lao động sản xuất trong nông nghiệp nông thôn. Quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi cả không gian sinh sống lẫn các quan hệ xã hội của người nông dân. Ruộng đất đã bị thay đổi ở một nhóm lớn nông dân, trong đó có 5% số hộ hoàn toàn không còn đất đai canh tác nông nghiệp. Thiếu đất canh tác nông nghiệp buộc người nông dân phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp. Cơ giới hóa, điện khi hóa, giống mới cũng góp phần quan trọng làm biến đổi không những cơ cấu nghề nghiệp, phân công lại lực lượng lao động mà còn dẫn tới sự phân tầng xã hội ở nông thôn. Kết quả khảo sát cho thấy những hộ thuần nông vẫn là những hộ nghèo, những hộ có nghề hỗn hợp thường là những hộ có địa vị kinh tế ở mức trung bình, những hộ giầu ở nông thôn hiện nay thường là những hộ thuần tuý kinh doanh, dịch vụ (phi nông nghiệp). Các hộ có Tác động của đô thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 42 chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong điều kiện đất đai bị thu hẹp dễ thích nghi với điều kiện sản xuất mới ở nông thôn và tránh được nghèo đói. Người nông dân mong đợi mô hình sản xuất mới khi đô thị tiến về nông thôn. Cụ thể họ sẵn sàng chuyển nhượng đất đai cho doanh nghiệp, thay vào đó họ mong muốn con cái họ được vào lao động ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do trình độ tay nghề thấp hoặc không có tay nghề trong lĩnh vực công nghiệp nên nhiều người vào doanh nghiệp lao động trong một thời gian rồi lại phải bỏ việc hoặc bị sa thải. Mặt khác nhiều doanh nghiệp chiếm dụng đất đai nông nghiệp lập cơ sở sản xuất chế biến nhưng thực tế chỉ là đầu cơ đất đai chứ không hoạt động sản xuất do đó xuất hiện mâu thuẫn giữa người bị thu hồi đất với các doanh nghiệp ở địa phương. Quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối mạnh nhưng tính qui hoạch và đồng bộ chưa đảm bảo nên chưa thực hiện được qui trình phát triển bền vững. Vấn đề ô nhiễm môi trường do kênh mương thuỷ lợi bị san lấp do quá trình xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, cùng với việc xả nước thải công nghiệp chưa xử lý xuống ao hồ, sông, mương đã dẫn tới hiện tượng ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Mầm mống của những xung đột giữa nông dân và doanh nghiệp đã dần hình thành trên địa bàn nông thôn Hải Dương. Việc xuất hiện nhiều ngành nghề mới đã giúp người nông dân có cơ hội chuyển đổi nghề và tổ chức sản xuất theo những mô hình mới, tuy nhiên tính chủ động của cá nhân vẫn chiếm ưu thế so với việc hoạch định hay định hướng nghề nghiệp của xã hội và chính quyền địa phương. Người lao động ở nông thôn tự liên hệ với nhau thành các nhóm nghề nghiệp để tổ chức sản xuất kinh doanh. Vai trò của các tổ chức chính quyền, đoàn thể dần trở thành nhân tố trung gian của quá trình sản xuất. Mô hình kinh doanh nhỏ và xã hội nông thôn đa nghề nghiệp đang thay đổi dần mô hình độc canh cây lúa. Nghề hỗn hợp đang có xu hướng phát triển mạnh nhưng chỉ để nhằm duy trì phương châm sống theo kiểu “trung bình chủ nghĩa”. Một số lượng không lớn những người làm nghề thuần túy kinh doanh dịch vụ đang nổi lên cùng với mô hình kinh tế trang trại và doanh nghiệp nhỏ. Dấu hiệu của sự chuyển đổi các giá trị từ nền văn minh lúa nước truyền thống sang thời kỳ “văn minh lúa nước thời hội nhập” đang hình thành nhưng chưa được định hình rõ ràng ở nông thôn hiện nay. Tài liệu tham khảo 1. American Journal of Sociology, Volume 111, number 4, January 2006, P.1266-1269. 2. Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh. “Đô thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh, Lý luận và Thực tiễn”. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2005. 3. Trịnh Duy Luân, “Xã hội học đô thị”. Nxb Khoa học xã hội, 2004. 4. Vũ Hào Quang, “Định hướng giá trị của sinh viên-con em cán bộ khoa học”. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001. 5. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso2_2008_vuhaoquang_5111.pdf
Tài liệu liên quan