Tác động của các công ty đa quốc gia đến nền kinh tế Việt Nam

Tài liệu Tác động của các công ty đa quốc gia đến nền kinh tế Việt Nam: 38 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Bùi Thị Bích Hằng Khoa Kế toán Tài chính Email: hangbtb@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 01/8/2017 Ngày PB đánh giá: 07/9/2017 Ngày duyệt đăng: 18/9/2017 TÓM TẮT Hiện nay, Công ty đa quốc gia – MNC (Multinational corporation)/MNE (Multinational Enterprises) là thuật ngữ khá quen thuộc bởi sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của nó ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, các công ty đa quốc gia đã và đang tạo ra những chuyển biến mới cho nền kinh tế nước ta với những đóng góp về nguồn vốn, khoa học- công nghệ, việc làmBên cạnh đó, các công ty này cũng gây ra những tác động tiêu cực trong quá trình hoạt động. Bài báo tập trung làm rõ đặc điểm hoạt động, chỉ ra những tác động của các công ty đa quốc gia đến nền kinh tế Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty này. Từ khóa : Công ty đa quốc gia, tác động, nền kinh tế Việt Nam. TH...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của các công ty đa quốc gia đến nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Bùi Thị Bích Hằng Khoa Kế toán Tài chính Email: hangbtb@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 01/8/2017 Ngày PB đánh giá: 07/9/2017 Ngày duyệt đăng: 18/9/2017 TÓM TẮT Hiện nay, Công ty đa quốc gia – MNC (Multinational corporation)/MNE (Multinational Enterprises) là thuật ngữ khá quen thuộc bởi sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của nó ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, các công ty đa quốc gia đã và đang tạo ra những chuyển biến mới cho nền kinh tế nước ta với những đóng góp về nguồn vốn, khoa học- công nghệ, việc làmBên cạnh đó, các công ty này cũng gây ra những tác động tiêu cực trong quá trình hoạt động. Bài báo tập trung làm rõ đặc điểm hoạt động, chỉ ra những tác động của các công ty đa quốc gia đến nền kinh tế Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty này. Từ khóa : Công ty đa quốc gia, tác động, nền kinh tế Việt Nam. THE EFFECT OF MULTINATIONAL CORPORATIONS ON VIETNAMESE ECONOMY ABSTRACT Today, Multinational Corporation (MNC)/Multinational Enterprise (MNE) has become a popular term due to its presence and development in all parts of the world. In Vietnam, these multinational corporations have been creating many changes in our economy with the contributions about sources of capital, science and technology, employment.... Besides, they have also caused various negative influences in their operation process. This paper specifies the MNCs‟ operational characteristics, points out their effects on Vietnamese economy and puts forward some solutions to improve the performance of these corporations. Keywords: Multinational corporation (MNC), effect, Vietnamese economy 1. MỞ ĐẦU Công ty đa quốc gia (MNC) là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Với phạm vi hoạt động rộng như vậy, các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia và tạo ra những ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia [1]. 39 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, sự xuất hiện và phát triển của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam cũng như những ảnh hưởng của nó ngày càng trở nên rõ nét. Sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia ngày càng nhiều vào nền kinh tế Việt Nam là một xu hướng tất yếu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời cũng đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức, những trở ngại nhất định. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm hoạt động của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam - Các công ty đa quốc gia chủ yếu có công ty mẹ tại các nước châu Á. Hiện nay, các quốc gia có vốn đầu tư vào Việt Nam hầu hết đều đến từ châu Á. Cụ thể, phải kể đến các quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,... Qua báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, trên 70% các công ty đa quốc gia có mặt tại Việt Nam đều thuộc các nước châu Á. Bảng 1. Đầu tư của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam theo đối tác. Đơn vị tính: % Khu vực Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Châu Á 86.44 71.38 78.55 2. Các quốc gia khác 13.56 28.62 21.45 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Giai đoạn 2014-2016, đầu tư của các MNC vào Việt Nam tăng mạnh mẽ. Các nước thuộc khu vực châu Á đã trở thành đối tác đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2016, các MNC từ các nền kinh tế châu Á đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 19,145 tỷ USD, tăng 11,21% so với năm 2015. Trong đó MNC từ các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản đóng góp tới 9,627 tỷ USD vào sự tăng trưởng đó. Tuy có sự sụt giảm nhẹ trong tỷ trọng qua từng năm nhưng các MNC từ châu Á vẫn chiếm hơn 70% trong tổng vốn đầu tư tại Việt Nam [5]. Mặt khác, qua khảo sát bảng xếp hạng VNR500 – Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo mô hình của FORTUNE 500 trong những năm gần đây cho thấy, trên 80% các công ty đa quốc gia lớn có mặt tại Việt Nam đều thuộc các nước châu Á. Như vậy, có thể thấy, đa số các công ty đa quốc gia lớn có mặt tại Việt Nam cũng có nguồn gốc từ các nước châu Á. Trong các quốc gia châu Á này thì Hàn Quốc, Nhật Bản là 2 nước có số lượng công ty đa quốc gia nhiều nhất tại Việt Nam. Nếu xét theo số lượng doanh nghiệp có quy mô lớn thì Nhật Bản dẫn đầu, sau đó là Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore - Các MNC tại Việt Nam đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài là chủ yếu: Tính đến hết năm 2016 đã có 18624 dự án 100% vốn nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 209,33 tỷ USD, chiếm 82,74% số dự án và 71,38% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Hình thức đầu tư này tăng lên nhanh chóng qua các năm, tỷ trọng về tổng vốn đầu tư đã vượt xa các hình đầu tư khác và luôn ổn định ở mức trên 80% trong tổng số dự án đầu từ vào Việt Nam. Với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, quyền điều hành hoàn toàn thuộc về các MNC. Vì vậy tạo tâm lý thoải mái, tự chủ, không chịu sự rằng buộc, qua đó đem lại kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất cho các MNC. 40 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Các MNC đầu tư vào Việt Nam với các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản là chủ yếu Công nghiệp chế biến chế tạo và kinh doanh bất động sản là hai lĩnh vực đầu tư lớn nhất của các MNC vào Việt Nam. Riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo qua các năm đã chiếm tỷ trọng hơn 55% trong tổng vốn đầu tư của các MNC và vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc tham gia vào phần gia công, lắp ráp, kiểm thử. Biểu đồ 1. Tỷ trọng lĩnh vực hoạt động của các MNC tại Việt Nam (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - MNC có công ty mẹ tại Việt Nam đã hình thành và có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới. Trong số các công ty đa quốc gia có công ty mẹ ở Việt Nam phải kể đến Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk. Đây là thương hiệu chiếm lĩnh thị trường sữa với thị phần khoảng 55% thị trường quốc nội. Hiện nay, ngoài 10 trang trại và 13 nhà máy trong nước, Vinamilk còn có 3 nhà máy tại Mỹ, New Zeland, Campuchia, 1 công ty con tại Ba Lan và đang xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường mới như Thái Lan, Myanmar và châu Phi. Vinamilk đã đầu tư 22,8% vốn cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zeland), đầu tư 100% cổ phần vào nhà máy Drifwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu tư nhà máy Angkor Milk tại Campuchia và công ty con tại Ba Lan để làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Ngoài ra phải kể đến tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, có thương hiệu quốc tế, đã có mặt ở thị trường viễn thông 10 quốc gia, khởi đầu bằng việc khai trương 2 mạng di động tại Campuchia (mạng Metfone, tháng 2 năm 2009), Lào (mạng Unitel, tháng 10 năm 2009) tiếp đến là Mozambique, Peru và Haiti,... 2.2. Tác động tích cực của MNC tại Việt Nam 2.2.1.Thúc đẩy thương mại Việt Nam phát triển 41 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 Biểu đồ 2. Tỷ trọng của nhóm MNC trong kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2014-2016 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Đóng góp của các công ty đa quốc gia trong hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước có sự chuyển biến tăng rõ rệt cả về giá trị và tỷ trọng. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong năm 2016 ước đạt 125,9 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 71,55% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong năm 2016 đạt 123,55 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ 2015 và chiếm 70,2% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính trong năm 2016 đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 58,9% kim ngạch nhập khẩu [5]. Tính chung trong năm 2016, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 23,7 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 21,35 tỷ USD không kể dầu thô. 2.2.2. Thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam Theo số liệu của Hệ thống thông tin quốc gia về Đầu tư nước ngoài, tính đến hết năm 2016 cả nước có 2.556 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 15,18 tỷ USD, tăng 27% về số dự án và bằng 97,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Có 1.225 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,76 tỷ USD, tăng 50,5% về số dự án và bằng 80,3% về vốn tăng thêm so với cùng kỳ. Cũng trong năm 2016, có 2.547 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện với tổng vốn đầu tư là 3,425 tỷ USD. Như vậy, tính đến hết năm 2016, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần đạt 24,4 tỷ USD. 42 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Như vậy, có thể thấy quy mô vốn đầu tư từ các công ty đa quốc gia liên tục tăng trong những năm gần đây cả về vốn giải ngân và vốn đăng ký. Tính đến ngày hết năm 2016, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 15.800 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay. Số vốn đăng ký năm 2014 là 21.922 triệu USD, đến năm 2015 biến động tăng và đạt giá trị 22.757 triệu USD. Năm 2016, số vốn đăng ký là 24.373 triệu USD tăng 7,1% so với năm 2015 Bảng 2. Tình hình đầu tư nước ngoài giai đoạn 2014-2016 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Vốn thực hiện triệu USD 12.500 14.500 15.800 2 Vốn đăng ký triệu USD 21.922 22.757 24.373 2.1 Đăng ký cấp mới triệu USD 16.504 15.578 15.182 2.2 Đăng ký tăng thêm triệu USD 5.418 7.180 5.765 2.3 Góp vốn, mua cổ phần triệu USD 3.425 3 Số dự án 3.1 Cấp mới dự án 1.843 2.013 2.556 3.2 Tăng vốn lượt dự án 749 814 1.225 3.3 Góp vốn mua cổ phần dự án 2.547 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Về số dự án cấp mới và tăng vốn trong 3 năm gần đây có thể thấy rõ xu hướng biến động tăng, đặc biệt là năm 2016. Số dự án cấp mới tăng từ 2013 dự án năm 2015 lên 2556 dự án năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 27%. Trong khi đó, số dự án tăng vốn từ 814 dự án tăng lên 1225 dự án, tương ứng với tỷ lệ tăng khá lớn 50,5%. Những số liệu trên đây cho thấy, Việt Nam đã và đang tiếp tục có sức hút đối với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia. Sự có mặt của nhiều tập đoàn, các công ty đa quốc ngày một nhiều hơn, cải thiện rõ rệt tình hình đầu tư vào nước ta. Trong số đó có thể kể đến một số dự án của tập đoàn, công ty đa quốc gia như: Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/4/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display Co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư; dự án điện BOT Nghi Sơn 2, vốn 2,5 tỷ USD và dự án điện Vũng Áng 2, vốn 2,5 tỷ USD được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm Có thể khẳng định rằng, các công ty đa quốc gia có mặt tại Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng lao động, tạo việc làm cho số 43 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 lượng lớn người lao động nước ta. Để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng những vị trí có thu nhập cao, người lao động buộc phải hoàn thiện rất nhiều kỹ năng: ngoại ngữ, tin học, khả năng làm việc nhóm, khả năng đàm phán, Theo khảo sát của mạng việc làm Jobstreet, top 10 công ty được người lao động mong muốn làm việc nhất năm 2016 tại Việt Nam hầu hết là những công ty đa quốc gia. Số người tham gia lao động trong khu vực này đã tăng đáng kể từ năm 2014 đến năm 2015. Tỷ trọng lao động làm việc trong các công ty đa quốc gia đã tăng từ 3,9% năm 2014 lên 4,17% năm 2015. Trong khi tổng số lao động cả nước chỉ tăng 0,18% thì số lao động trong các công ty này đã tăng tới 7,13%, cho thấy số người người tham gia lao động vào khu vực này đang có xu hướng tăng rõ rệt. 2.3. Tác động tiêu cực của MNC đến Việt Nam 2.3.1. Gây thất thu thuế do chuyển giá. Trong những năm gần đây, hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã trở nên phổ biến. Với nhiều hình thức khác nhau, có doanh nghiệp đã phù phép cho tổng chi phí về thuế trên toàn cầu của mình ở mức thấp nhất để tìm tới lợi nhuận cao nhất. Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá ngày càng gia tăng. Bảng 3. Tình hình trốn thuế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 Năm Số MNC bị thanh tra thuế (doanh nghiệp) Điều chỉnh giảm lỗ (tỷ đồng) Truy thu và phạt (tỷ đồng) Năm 2011 921 6.617 1.669 Năm 2012 2.027 3.703,6 683,5 44 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Năm 2013 2.110 4.192 988 Năm 2014 2.866 5.830 1.701 Năm 2015 4.751 10.050 1.063 Năm 2016 329 5.162,21 607,52 (Nguồn: Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính) Thống kê những năm qua cho thấy, cả nước có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp. Nghiên cứu tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - là thành phố lớn với số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất Việt Nam cho thấy có tới gần 60% trong số trên 3.500 doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm. 2.3.2. Làm gia tăng sự phụ thuộc kinh tế của Việt Nam vào các quốc gia khác Sự phụ thuộc kinh tế ở đây cụ thể là phụ thuộc về vốn, kỹ thuật - công nghệ và mạng lưới sản xuất. Các công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư, xây dựng nhiều nhà máy sản xuất tại Việt Nam với số vốn đầu tư rất lớn nhưng các quy trình đều do các Công ty mẹ nắm giữ và được chuyển giao cho công ty con tại Việt Nam. Các công ty con phải phụ thuộc nhiều vào máy móc, thiết bị, linh phụ kiện hơn so với các công ty trong nước. Đơn cử như Samsung Việt Nam là một trong những doanh nghiệp FDI đầu tư lớn tại Việt Nam với hệ thống 80 nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng đến từ 9 quốc gia. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng cho Samsung hiện còn thấp, chiếm chưa đến 10%. 2.3.3. Gây ô nhiễm cho môi trường Các công ty đa quốc gia nhiều lúc vẫn chưa chấp hành đúng các quy định của Việt Nam về bảo vệ môi trường. Trong khai thác hay chế biến sản xuất, nhiều công ty đa quốc gia vẫn còn xem nhẹ trách nhiệm bảo vệ môi trường, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường sinh thái, và môi trường sống của dân cư. Các trường hợp của công ty Formosa Hà Tĩnh (năm 2016) hay Vedan Việt Nam (năm 2008) là những trường hợp điển hình gây những thiệt hại lớn. 2.3.4. Tác động tiêu cực đến các công ty trong nước. Sự đầu tư của Công ty đa quốc gia vào Việt Nam đã mang các mặt hàng kinh tế vào thị trường Việt Nam. Các mặt hàng này có thể có chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn bởi vì họ dùng công nghệ cao hơn sẽ chèn ép, cạnh tranh với các mặt hàng trong nước, làm cho sức tiêu thụ của các mặt hàng trong nước giảm dần và dần thay thế các mặt hàng trong nước. Có thể thấy rõ điều này qua một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sau: - Ngành dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận (logistics): Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Việt Nam có hơn 1.300 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Số doanh nghiệp nội địa chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp logistics ở Việt Nam nhưng chỉ chiếm gần 25% thị phần. Số lượng các tập đoàn lớn trên thế giới xuất hiện và hoạt động ngày 45 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 càng nhiều (APL Logistics, Maersk Logistics, NYK Logistics, Schenker, BirKart, ) có nguồn tài chính mạnh, dồi dào, nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyên nghiệp đang chiếm lĩnh tới 75% thị phần. Chính điều này sẽ gây sức ép cho các doanh nghiệp trong nước bởi áp lực cạnh tranh với các đối thủ rất lớn. - Ngành sản xuất nước giải khát: Khi chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì Coca- cola và Pepsi đã giảm giá về mức thấp nhất để hạ các đối thủ trong nước bởi họ có lợi thế về công nghệ, vốn lớn nên dễ dàng chấp nhận lỗ ban đầu, còn các doanh nghiệp trong nước thì nhỏ bé về tài chính, về công nghệ thì lạc hậu nên không cạnh tranh nổi. Sau khi giành được thị trường thì mặt hàng này lập tức tăng giá. - Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời gian vừa qua, việc công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc là C.P Pokphand (CPP) mua và kiểm soát Công ty Cổ phần chăn nuôi Việt Nam dẫn đến mối lo ngại thị trường chăn nuôi bị nước ngoài thao túng. 2.4. Một số kiến nghị và giải pháp - Tạo lập đối tác đầu tƣ trong nƣớc có năng lực, có khả năng hợp tác với nƣớc ngoài. Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy, trong các liên doanh nước ngoài, nếu đối tác có năng lực, có vốn góp thì thường thu hút thêm được vốn mở rộng dự án đầu tư, ngược lại thì bị thu hẹp quy mô, phải chuyển hình thức đầu tư, hoặc bị rút giấy phép. Vì thế, Việt Nam cần phải tiếp tục củng cố, phát triển và xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, khuyến khích đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế. Trong đó, việc xây dựng và phát triển các doanh nghiệp mạnh vừa có ý nghĩa trong việc thu hút, tiếp nhận đầu tư từ các MNC, vừa là cách tốt nhất để thực hiện đầu tư ra nước ngoài. - Phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế – kĩ thuật. Giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, chính trị với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức kinh tế quốc tế để có được những khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư vào các đề án xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế bao gồm: khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu công nghệ cao với quy mô thích hợp để tiếp cận các nguồn vốn và kỹ thuật cao của nước ngoài. - Đẩy mạnh các biện pháp chống chuyển giá. + Hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá, có những văn bản luật về chống chuyển giá được tách rời. Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế trong hoạt động chống chuyển giá. + Để hạn chế tình trạng chuyển giá, Nhà nước cần có những biện pháp giảm thiểu ưu đãi về thuế, song cần cân nhắc các cách thức khác để điều tiết các vấn đề kinh tế. Chỉ sử dụng ưu đãi thuế trong những trường hợp đó là hình thức có lợi nhất so với các hình thức ưu đãi khác, chẳng hạn như trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng. + Hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người nộp thuế. Có hai việc quan trọng cần làm để hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người nộp thuế là: 46 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Mở rộng nguồn thu thập thông tin bằng các hoạt động nghiệp vụ của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế mà đặc biệt là của bộ phận tình báo thuế. Đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, đảm bảo sự kết nối và trao đổi thông tin tự động giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác. - Hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Một là, tiến hành rà soát, đánh giá, khoanh vùng các nguồn thải lớn, rủi ro gây ra sự cố môi trường (quan trắc, lấy mẫu tự động, hồ điều hòa lưu giữ nước thải sau xử lý, sử dụng chỉ thị sinh học, camera tự động để giám sát). Tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cảnh báo nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hai là, xây dựng và ban hành quy chế ứng phó sự cố môi trường theo hướng quy định rõ quy trình, các bước thực hiện, trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương theo hướng Trung ương chỉ đạo thống nhất và địa phương xây dựng năng lực tự ứng phó theo phương châm “ba tại chỗ” (nhân lực, thiết bị, nguồn lực). Quy chế này cũng được áp dụng cho việc xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường đang bùng phát cùng lúc ở nhiều địa phương trên cả nước. Ba là, quán triệt quan điểm đầu tư phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá; cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, quy chuẩn, các hàng rào kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn, sàng lọc có hiệu quả, không để lọt các loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất lạc hậu, các dự án đầu tư tiêu tốn tài nguyên, năng lượng, gây ô nhiễm môi trường vào nước ta, đặc biệt là vào các vùng, khu vực nhạy cảm về môi trường. Bốn là, xem xét kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng lớn, phức tạp và sự bùng phát các sự cố gây ô nhiễm môi trường. 3. KẾT LUẬN Sự hình thành và phát triển của các công ty đa quốc gia là một tất yếu khách quan trong xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, đẩy nhanh quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác kinh tế giữa các quốc gia và càng quan trọng hơn với nước đang phát triển như Việt Nam. Việc nghiên cứu tác động của các công ty đa quốc gia cho thấy được tầm ảnh hưởng của chúng đến mọi mặt của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Chính vì thế, Chính phủ, các ban ngành, các nhà hoạch định chiến lược cần phải chuẩn bị làm quen để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát huy mạnh mẽ những tác động tích cực, khắc phục dần những khó khăn, phải phối hợp chặt chẽ với nhau giảm thiểu các tác động tiêu cực của các công ty đa quốc gia đến Việt Nam để mang lại lợi ích lớn nhất cho đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường hội nhập sâu rộng. 47 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Thị Thúy Giang (2013), Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 2. Phan Duy Minh (2010), Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, Nhà xuất bản Tài chính. 3. Việt Tuấn (2017), Năm 2016 ngành Thuế thu NSNN đạt 884.399 tỷ đồng, vượt 9,3% dự toán, Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính – Thanh tra tài chính, 12/3/2017, KZwyX8JvJTGYpYznWxX5nVtJsTTWs0nSGlJWdwTwcjlKlcD1v!1890208324!212708 4389?dDocName=MOFUCM095496&dID=98845&_afrLoop=14843405202620580#!%4 0%40%3FdID%3D98845%26_afrLoop%3D14843405202620580%26dDocName%3DM OFUCM095496%26_adf.ctrl-state%3Dmq6ena5za_4 4. Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tình hình đầu tư nước ngoài 12 tháng năm 2015, Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài, 30/20/2016, 5. Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tình hình đầu tư nước ngoài 12 tháng năm 2016, Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài, 2/4/2017, 6. Tổng cục Hải quan, Chỉ tiêu thống kê mới nhất, Hải quan Việt Nam, 15/4/2017, https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/SoLieuThongKe.aspx?Group=S%E 1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA 7. Tổng cục thống kê, Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thống kê, 20/3/2017, 8. Hoàng Oanh (2017), Thanh tra chống chuyển giá tại 329 doanh nghiệp, Diễn đàn doanh nghiệp, 23/1/2017, 105823.html 9. World investment report 2016, United nations conference on trade and development, 25/2/2017,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7_6529_2154186.pdf