Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa - Trần thị Hồng Nhung

Tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa - Trần thị Hồng Nhung: 106 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0075 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 106-115 This paper is available online at TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN TỈNH KHÁNH HÒA Trần Thị Hồng Nhung Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong những năm qua, vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu (BĐKH). Hiện tượng mang tính toàn cầu này đặc biệt tác động đến nông nghiệp, một sinh kế quan trọng của người dân vùng ven biển. Diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi cả lũ lụt và hạn hán, hệ thống thủy lợi bị xuống cấp bởi những yếu tố thời tiết cực đoan khiến nguồn vốn sinh kế của người dân bị tác động theo hướng tiêu cực. Và từ đó, hoạt động sinh kế nông nghiệp của người dân gặp nhiều khó khăn: nguy cơ dịch bệnh tăng, diện tích và sản lượng cây trồng giảm, chi phí sản xuất tăng khiến cho hiệu quả của sản xuất nông nghiệp vốn thấp lại càng suy giảm. T...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa - Trần thị Hồng Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
106 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0075 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 106-115 This paper is available online at TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN TỈNH KHÁNH HÒA Trần Thị Hồng Nhung Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong những năm qua, vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu (BĐKH). Hiện tượng mang tính toàn cầu này đặc biệt tác động đến nông nghiệp, một sinh kế quan trọng của người dân vùng ven biển. Diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi cả lũ lụt và hạn hán, hệ thống thủy lợi bị xuống cấp bởi những yếu tố thời tiết cực đoan khiến nguồn vốn sinh kế của người dân bị tác động theo hướng tiêu cực. Và từ đó, hoạt động sinh kế nông nghiệp của người dân gặp nhiều khó khăn: nguy cơ dịch bệnh tăng, diện tích và sản lượng cây trồng giảm, chi phí sản xuất tăng khiến cho hiệu quả của sản xuất nông nghiệp vốn thấp lại càng suy giảm. Trong khi đó, những biện pháp ứng phó của người dân và chính quyền địa phương còn mang tính thụ động. Vì vậy rất cần những giải pháp mang tính chủ động, tích cực hơn cho khu vực này để giảm thiểu thiệt hại và nâng cao khả năng thích ứng của sinh kế nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH. Từ khóa: BĐKH, sinh kế nông nghiệp, vùng ven biển, Khánh Hòa. 1. Mở đầu BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người [[9]]. Khánh Hoà là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên 5.197 km2, có bờ biển dài và nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, khoảng 200 đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.222.190 người (năm 2017), mật độ trung bình 235 người/km2. Dân số tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố ven biển bao gồm: huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, huyện Cam Lâm, huyện Trường Sa, thành phố Cam Ranh và thành phố Nha Trang, với tổng dân số 1.020.996 người, chiếm 83,5% dân số toàn tỉnh [[2]]. Trong những năm gần đây, khu vực này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi của điều kiện thời tiết và khí hậu. Những tác động của BĐKH đối với Khánh Hòa đã được một số tác giả nghiên cứu như sự thay đổi hệ sinh thái vùng cửa sông, ven biển (Trần Đăng Hồng [[3]] và Nguyễn Kì Phùng [[5]]) hay các khu vực đô thị (Bùi Chí Nam [[4]]) và cơ sở hạ tầng của địa phương (Trần Ngọc Anh [[1]]). Tuy nhiên, ảnh hưởng của BĐKH đối với đời sống và sinh kế của người dân chưa được chú ý đến. Thực tế cho thấy nông nghiệp là sinh kế quan trọng của người dân vùng ven biển. Những năm gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn, sự thay đổi rõ rệt của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa), sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão lũ, hạn hán) đã khiến cho sản xuất nông nghiệp của cư dân địa phương ngày càng trở nên bấp bênh và các tổn Ngày nhận bài: 19/6/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 2/8/2018. Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa 107 Tác giả liên hệ: Trần Thị Hồng Nhung. Địa chỉ e-mail: trannhungvnh@gmail.com thương ngày càng rõ rệt. Do vậy, ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế nông nghiệp của cộng đồng dân cư ven biển cần được nghiên cứu nhằm đề xuất kế hoạch thích ứng, ứng phó có hiệu quả. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về tình hình BĐKH ở tỉnh Khánh Hòa Theo kết quả tính toán và dự báo tình hình BĐKH ở Khánh Hòa trong giai đoạn 2030 – 2100, BĐKH ở Khánh Hòa diễn ra tương đối rõ rệt cả về nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng theo các kịch bản Bảng 1. Một số đặc trưng BĐKH khu vực ven bờ tỉnh Khánh Hòa TT Kịch bản Mực nước biển dâng (cm) Biến đổi nhiệt độ trung bình (oC) Biến đổi lượng mưa trung bình (%) 1 RCP 4.5 – 2030 12 0,7 9,1 2 RCP 4.5 – 2050 23 1,4 14,4 3 RCP 4.5 – 2100 54 1,8 11,0 4 RCP 8.5 – 2030 12 0,8 16,1 5 RCP 8.5 – 2050 25 1,8 8,1 6 RCP 8.5 – 2100 74 3,2 5,4 (Nguồn: [[7]]) Tại vùng ven biển Khánh Hòa, nhiệt độ tăng dẫn đến bốc hơi tăng, kết hợp với mưa mùa khô giảm làm cho dòng chảy kiệt giảm, hiện tượng hạn hán có thể xảy ra. Ngoài ra, nước biển dâng vừa làm ngập lụt những vùng trũng thấp ven biển, vừa làm gia tăng các hiện tượng xâm nhập mặn ở tầng nước mặt cũng như nước ngầm, gây tác động xấu đến hệ sinh thái và hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương. Vào mùa mưa, với xu thế lượng mưa tập trung nhiều vào tháng lớn nhất, hệ quả là sự gia tăng các trận mưa cực đoan hoặc cường độ mưa, dẫn đến các hiện tượng ngập lụt xảy ra thường xuyên hơn. Xu thế này kết hợp với mực nước biển dâng cao gây ngập lụt sâu hơn, thời gian duy trì ngập dài hơn. Mặt khác, do sự gia tăng của mực nước biển, đường bờ biển có xu thế tiến vào đất liền, làm cơ sở cho các tác động trực tiếp khác như: nước dâng do bão, áp thấp nhiệt đới sẽ tác động sâu hơn trong đất liền; sóng biển sẽ có thể có tác động trực tiếp lên các công trình hiện đang nằm sâu trong đất liền qua đó làm giảm tuổi thọ công trình, gây khó khăn trong quá trình hoạt động của công trình sản xuất cũng như sinh hoạt. 2.2. Tác động của BĐKH đối với sinh kế nông nghiệp 2.2.1. Tác động của BĐKH tới nguồn vốn sinh kế nông nghiệp a. Nguồn vốn tự nhiên BĐKH với đặc trưng là nước biển dâng đã gây nên hiện tượng ngập lụt ở tất cả các huyện, thị ven biển của tỉnh Khánh Hòa. Bảng 2: Diện tích ngập tiềm năng do nước biển dâng tại Khánh Hòa đến 2100 TT Đơn vị Diện tích ngập tiềm năng (ha) RCP 4.5 RCP 8.5 RCP 4.5 + bão RCP 8.5 + bão 1 Vạn Ninh 402,1 521,7 970,8 1438,0 2 Ninh Hòa 1518,0 1840,0 1925,0 2323,0 3 Nha Trang 546,6 774,9 1980,0 2243,0 Trần Thị Hồng Nhung 108 TT Đơn vị Diện tích ngập tiềm năng (ha) RCP 4.5 RCP 8.5 RCP 4.5 + bão RCP 8.5 + bão 4 Cam Lâm 1837,0 1929,0 2330,0 2519,0 5 Cam Ranh 832,9 1000,0 2021,0 2043,0 (Nguồn: [[3]]) Theo các kịch bản, hai địa phương có diện tích ngập lớn nhất là Ninh Hòa và Cam Lâm, sau đó là Nha Trang. Tuy nhiên, khi cộng thêm với hiện tượng nước dâng do bão thì diện tích ngập của các huyện tăng lên nhiều. Diện tích ngập này ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Trong các loại đất đã được sử dụng, đất trồng lúa có tỉ lệ bị ngập cao nhất, khoảng 13,6% đến năm 2050 theo RCP 8.5 [[4]]. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng lương thực. Bên cạnh đó, nước biển dâng còn là nhân tố thúc đẩy quá trình xâm nhập mặn tiến sâu vào đất liền. Nhiều diện tích không bị ngập nhưng không thể tiếp tục canh tác lúa mà phải chuyển đổi sang các cây trồng hoặc mục đích sử dụng khác. b. Nguồn vốn vật chất: BĐKH tác động tới hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thật ngành nông nghiệp của Khánh Hòa ở cả hai chiều hướng: lũ lụt và hạn hán - Hạn hán: Đối với sản xuất nông nghiệp của Khánh Hòa, hạn hán là hiện tượng phổ biến và ảnh hưởng nặng nề nhất. Để cung cấp đủ nước tưới cho bà con nông dân, tỉnh Khánh Hòa đã tích cực đầu tư xây dựng các hồ thủy lợi nhưng lượng mưa quá ít vào mùa khô đã khiến cho hiệu suất của các hồ này giảm hẳn. Theo Chi cục Thủy lợi Khánh Hòa, đến đầu tháng 3/2017, 19 hồ thủy lợi mới tích được gần 141 triệu m3 nước, so với dung tích toàn bộ là gần 249 triệu m3, chỉ bằng 57% so với dung tích thiết kế. Hai hồ chứa có dung tích hàng đầu ở Khánh Hòa là hồ Đá Bàn (Ninh Hòa) với dung tích 75 triệu m3 nước, nhưng mới tích được hơn 15 triệu m3, chiếm hơn 20% tổng dung tích thiết kế; hồ Eakrong Rou (Ninh Hòa) dung tích gần 36 triệu m3, mới tích được 9,5 triệu m3 nước, bằng 27% so với dung tích thiết kế. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của các hồ chứa nước mà về lâu dài sẽ gây hại cho hệ thống thủy lợi trên địa bàn. - Lũ lụt, nước biển dâng vào bão Tình trạng mưa gia tăng vào mùa lũ đã gây nên tình trạng lũ lụt, thậm chí là lũ ống và lũ quét tại Khánh Hòa. Ngay tại các vùng ven biển, do địa hình dốc đứng, ăn sát ra biển nên tác động của lũ vẫn lớn. Cộng thêm tình trạng nước biển dâng, triều cường và ảnh hưởng của bão, những thiệt hại ngày càng lớn. Bảng 3. Mức độ tổn thương của một số công trình thủy lợi do nước biển dâng [7] TT Tên công trình Xã Mức độ tổn thương theo RCP 8.5 Mức độ tổn thương theo RCP 4.5 2 Trạm bơm Văn Định 3 Ninh Đông Trung bình Trung bình 3 Trạm bơm Tiền Phong Ninh Hiệp Trung bình Trung bình 4 Trạm bơm Vĩnh Phú Ninh Hiệp Trung bình Trung bình 5 Trạm bơm Ninh Đa Ninh Đa Trung bình Trung bình 6 Trạm bơm Cầu Mới Ninh Giang Trung bình Trung bình 7 Trạm bơm Ninh Hà Ninh Hà Trung bình Trung bình 8 Trạm bơm Bình Sơn Ninh Thọ Trung bình Trung bình Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa 109 Ảnh hưởng trước hết là hệ thống giao thông với hơn 16 km đường các loại theo RCP 4.5, trong đó chủ yếu là đường tỉnh lộ, đường xã và đường đất [[4]]. Và đây là các tuyến đường phục vụ chính cho nông nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi, là nhân tố hàng đầu cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt và nước biển dâng. Bão không thường xuyên xuất hiện tại Khánh Hòa, nhưng tính thất thường trong hoạt động của bão đã tạo nên sức tàn phá lớn mà nạn nhân trực tiếp chính là hệ thống cơ sở vật chất địa phương. Trong cơn bão số 13 năm 2013, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng nặng, ước thiệt hại hơn 88 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 1.600 m đê cấp IV trở xuống, đê bối, bờ bao bị sạt, nứt, vỡ; hơn 5.360 m kè bị sạt lở, hư hỏng; hơn 13.000 m kênh mương bị sạt, trôi, hư hỏng; 2 đập thủy lợi bị sạt lở 2.2.2. Tác động của BĐKH đến chiến lược sinh kế nông nghiệp a. Quy mô canh tác nông nghiệp Trong nông nghiệp Khánh Hòa, lúa vẫn là cây trồng chủ yếu nhất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích gieo trồng lúa thay đổi khá thất thường. (Nguồn: [[2]]) Biểu 1. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Khánh Hòa Từ năm 2012 đến nay, diện tích gieo trồng các loại cây của Khánh Hòa thường không đạt kế hoạch do tác động của hạn hán và lũ lụt. Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng của Khánh Hòa được 60.446,7 ha, bằng 74,2% kế hoạch, trong đó cây lương thực 31.369,6 ha, bằng 64,3%; cây chất bột có củ 5.744 ha, bằng 90,4%; cây thực phẩm 3.290,3 ha, bằng 53,2%; cây công nghiệp hàng năm 19.581,9 ha, bằng 97,3%. So với cùng kỳ năm trước, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm 1,3%, cây chất bột có củ giảm 4,9% (chủ yếu giảm diện tích trồng sắn 5,8%); cây công nghiệp hàng năm giảm 4,2% (trong đó diện tích mía giảm 4,5%). Diện tích lúa và ngô của Khánh Hòa thay đổi thất thường qua các năm, trong đó năm 2015 diện tích giảm mạnh nhất và nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là tình trạng hạn hán do BĐKH. Tình trạng khô hạn, thiếu nước đang xảy ra nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hơn 5.000 ha cây trồng trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015. Tình hình này lại tiếp tục trong năm 2016, Khánh Hòa có gần 10.000 đất lúa phải bỏ vụ. Riêng Ninh Hòa hiện đã có 1.800 ha đất lúa, khoảng 4.000 ha đất canh tác nguy cơ phải dừng sản xuất trong vụ hè thu do hồ Đá Bàn chỉ tích được gần 20% tổng dung tích nên không đáp ứng đủ nhu cầu nước [[7]]. Trần Thị Hồng Nhung 110 Để thích ứng với BĐKH, thay thế cho diện tích cây lương thực đang giảm xuống do hạn hán, người dân vùng ven biển Khánh Hòa đã tiến hành trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, rau đậu các loại và những năm gần đây là tỏi. Tuy nhiên, các loại cây này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Bảng 4: Diện tích một số loại cây ngắn ngày của Khánh Hòa TT Cây Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Mía Diện tích (ha) 17.714 18.231 19.804 19.870 18.984 18.652 Sản lượng (nghìn tấn) 914,3 970,4 1.002,4 934,6 827,2 928,4 2 Rau đậu Diện tích (ha) 5.937 5.916 6.058 5.972 6.109 6.481 Sản lượng (tấn) 65.008 65.328 67.626 65.020 64.320 67.319 3 Hànhtỏi Diện tích (ha) 446 416 405 369 Sản lượng (tấn) 73,39 72,86 75,31 75,88 (Nguồn: [[2]]) Các nhóm cây đều có diện tích tăng giảm khá thất thường tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và giá cả thị trường nhưng nhìn chung các giống cây trồng đều gặp nhiều khó khăn trong quá trình tăng trưởng do hiện tượng hạn hán. Trong điều kiện nước tưới thiếu, việc phát triển các cây lâu năm, nhất là cây xoài là một hướng lựa chọn của nông dân. Nhờ vậy diện tích xoài không ngừng tăng (trung bình 100 ha/năm), tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, đặc biệt là hiện tượng mưa trái mùa khiến cho năng suất xoài không ổn định. b. Tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình Đối với việc canh tác nông nghiệp ở các hộ gia đình, nguồn nước có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhất là trong điều kiện BĐKH, khi lượng mưa ngày càng chênh lệch giữa các mùa, việc đảm bảo nước tưới trở thành vấn đề cấp thiết. Biểu 2. Chất lượng nước cho sản xuất nông nghiệp so với 5 năm trước (%) (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra tháng 4/2017) Có tới 42,5% số hộ được hỏi cho rằng chất lượng nước cho sản xuất nông nghiệp xấu hơn so với trước đây. Và 50% số hộ thấy thiếu nước cho sản xuất. Nguyên nhân lý giải cho nhận định này là do tình trạng hạn hán ngày càng gia tăng do BĐKH (62,2%), lại cộng với điều kiện các hồ chứa nước chưa được cải tạo nên chức năng điều hòa nguồn nước còn kém hiệu quả (28,3%). Khó khăn thứ hai trong canh tác nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa là tình hình dịch bệnh. Có thể khẳng định những năm gần đây dịch bệnh trên các loại cây trồng, vật nuôi diễn biến khá phức tạp theo xu hướng tăng cả về diện ảnh hưởng và mức độ trầm trọng. Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa 111 Biểu 3. Tình hình dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp so với 5 năm trước (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra tháng 4/2017) Tất cả các ý kiến được hỏi đều thống nhất trong việc lý giải nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh trong nông nghiệp là diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu, đặc biệt là tình hình hạn hán kéo dài và nắng nóng ngày càng tăng. Điều kiện cung cấp nước khó khăn và dịch bệnh đã ảnh hưởng tới hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, đồng thời khiến cho các hộ gia đình phải thay đổi kĩ thuật sản xuất (62,2% số hộ) bằng cách áp dụng các phương pháp tưới tiết kiệm nước và do đó đã làm tăng chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Một số hộ khác lại lựa chọn việc thu hẹp diện tích lúa để trồng các cây ngắn ngày khác, vừa yêu cầu lượng nước tưới ít hơn, vừa có hiệu quả cao hơn. Thậm chí có tới 33,3% số hộ phải chuyển đổi hoàn toàn đối tượng sản xuất từ các loại cây trồng ưa nước như lúa sang các cây ngắn ngày tiết kiệm nước hơn như hành, tỏi. Sự thay đổi kĩ thuật sản xuất và đối tượng sản xuất kéo theo sự thay đổi về chi phí sản xuất. Kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy so với trước đây, chi phí sản xuất tăng lên tương đối nhiều. Quy mô Chi phí Biểu 4. Quy mô và chi phí sản xuất của các hộ so với 5 năm trước (%) (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra tháng 4/2017) Xu hướng chung là cả quy mô và chi phí sản xuất đều tăng trong những năm gần đây, trong đó mức tăng chi phí nhiều hơn so với quy mô. Có nhiều nguyên nhân dân đến việc gia tăng chi phí sản xuất, tuy nhiên nguyên nhân được đề cập tới nhiều nhất chính là tình trạng suy giảm chất lượng đất do hạn hán và thời tiết thất thường dẫn đến sâu bệnh diễn biến phức tạp. Như vậy, có tới hơn 90% số người được hỏi nhận thấy BĐKH đã tác động xấu và rất xấu đến việc sản xuất của gia đình họ. Theo họ, trong các lĩnh vực sinh kế của người dân vùng ven biển, nông nghiệp là lĩnh vực bị tác động nhiều nhất. Trần Thị Hồng Nhung 112 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra tháng 4/2017) Biểu 5. Mức độ tác động của BĐKH đến sản xuất của các gia đình 2.2.3. Tác động đến kết quả sinh kế a. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi bị suy giảm Năm 2017, năng suất lúa bình quân của Khánh Hòa giảm 2,53 tạ/ha, sản lượng giảm 7.878,84 tấn; ngô năng suất giảm 0,89 tạ/ha so với năm 2016. Tính chung tổng sản lượng lương thực năm 2017 toàn tỉnh được 222,685 tấn, giảm 5,9% so với năm trước. Bên cạnh đó, sản lượng nhiều loại cây trồng khác cũng giảm như sản lượng mía giảm 12%; sắn giảm 17,3% so với năm 2016. Bên cạnh đó, lũ lụt và bão là những hiện tượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp. Trong đợt mưa lũ tháng 12/2016, Khánh Hòa có 5.000 ha lúa (2.000 ha lúa mùa chưa kịp thu hoạch và 3.000 ha lúa đông xuân mới gieo sạ), 1.260 ha bắp, 280 ha rau màu các loại, 345,2 ha cây trồng lâu năm, 85 ha cây ăn quả tập trung, 1.205 ha cây trồng hàng năm khác bị thiệt hại. Đó là chưa kể, 1.150 ha cây ăn quả và cây công nghiệp bị thiệt hại ở mức tỷ lệ dưới 30% (trong đó, cây công nghiệp chiếm 700 ha) tập trung ở Ninh Hòa và Cam Lâm. Đối với tình hình thiệt hại của ngành chăn nuôi, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: “Thiệt hại về chăn nuôi là hơn 2,1 tỷ đồng, trong đó có 234 con gia súc và hơn 2.000 con gia cầm bị chết, bị lũ cuốn trôi. Lo nhất hiện nay là việc vệ sinh tiêu độc khử trùng để tái đàn, tái sản xuất nhằm đảm bảo cung ứng thực phẩm cho dịp Tết sắp đến”. Những con số ấy đã cho thấy rõ ràng nông nghiệp đang chịu tác động mạnh của BĐKH theo hướng tiêu cực. Trong những năm tiếp theo, chắc chắn ngành nông nghiệp Khánh Hòa tiếp tục gặp thêm nhiều khó khăn do BĐKH. Kết quả phân tích mô hình cây trồng của Viện Môi trường Nông nghiệp cho thấy, BĐKH có khả năng làm giảm năng suất của một số cây trồng chính. Cụ thể năng suất lúa Xuân sẽ giảm đi 405,8kg/ha vào năm 2030 và 716,6 kg/ha vào năm 2050. Năng suất lúa Hè Thu cũng suy giảm nhưng ở mức độ nhẹ hơn, khoảng 429kg/ha vào năm 2030 và 795kg/ha vào năm 2050. Năng suất ngô có nguy cơ giảm 444,5kg/ha vào năm 2030 và 781,9kg/ha vào năm 2050, nếu không có các giải pháp cải thiện về giống, biện pháp canh tác hoặc điều kiện sản xuất [[5]]. b. Thu nhập của người dân thay đổi Ảnh hưởng đến quy mô cũng như hiệu quả của sản xuất, BĐKH đã tác động đến tình hình thu nhập của các hộ gia đình Bảng 5. Mức độ thay đổi thu nhập của các hộ gia đình so với trước đây Xu hướng Giảm nhiều Giảm ít Không thay đổi Tăng ít Tăng nhiều Tỉ lệ 9,1 36,4 39,3 9,1 6,1 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 4/2017) Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa 113 Thu nhập từ nông nghiệp của các gia đình đang có xu hướng giảm, dù mức độ giảm không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nước, đặc biệt là vào mùa khô. Những hộ có thu nhập tăng lên hầu hết đều là các hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ lúa sang các loại cây cần ít nước tưới và hiệu quả cao hơn. Nhưng trong những năm gần đây, ngay cả những loại cây này cũng đang đứng trước khó khăn về nước tưới. Như vậy sinh kế nông nghiệp của các hộ gia đình tại vùng ven biển Khánh Hòa đang gặp nhiều khó khăn do BĐKH. Tình trạng thiếu nước tưới và xâm nhập mặn đã khiến cho diện tích trồng cấy suy giảm, năng suất và sản lượng cây trồng đã giảm sút khá nhiều. Dù người nông dân Khánh Hòa đã khá chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới để thích ứng với tình hình hiện tại nhưng hiệu quả thiếu bền vững do việc chạy theo phong trào khiến việc tìm kiếm đầu ra cho nông sản gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần những nghiên cứu và tính toán cẩn trọng hơn trong việc chuyển đổi sản xuất. 2.3. Những giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của với BĐKH 2.3.1. Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quản lý tưới tiêu - Trên cơ sở tính toán cân đối nguồn nước bố trí các loại cây trồng hợp lý. Đối với các vùng trồng lúa đảm bảo nguồn nước tưới suốt vụ thì chủ động gieo sạ tập trung thâm canh theo vùng để tiết kiệm nước; đối với diện tích không đủ nước trồng lúa thì chuyển sang cây trồng khác có nhu cầu nước ít hơn và thời gian ngắn hơn so với trồng lúa; diện tích không có nước chủ động tạm dừng gieo trồng. - Tăng cường công tác quản lý phân phối và sử dụng nguồn nước tiết kiệm (áp dụng phương pháp tưới luân phiên, phun mưa...), hạn chế thất thoát nước, đồng thời có biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình hạn hán đến tận nơi sản xuất nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân. - Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn ở các địa phương và của các đơn vị cung cấp nước. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn chặn, đắp, đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch tưới. 2.3.2 Tăng cường năng lực tưới tiêu để các địa phương có thể chủ động về nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp - Đối với khu vực hồ chứa nước, đập dâng: đầu tư lắp đặt các trạm bơm dầu dã chiến tại vị trí các cống lấy nước để bơm nước từ dung tích chết của các hồ và các vị trí dọc các sông, suối, tận dụng các bầu, ao ở gần hoặc lân cận khu tưới bị thiếu nước vào cuối vụ; sửa chữa các đập bối hiện có và đắp đập tạm để trữ nước. - Tổ chức nạo vét hệ thống kênh mương, cửa cống lấy nước, nạo vét khơi thông dòng chảy đảm bảo thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng tại các địa phương, đơn vị. - Ở những nơi có nước ngầm tiến hành thực hiện khoan giếng lấy nước ngầm và thực hiện đào ao trữ nước đọng phục vụ chống hạn; tu bổ, cải tạo các ao, giếng sẵn có tại các địa phương. - Rà soát và chủ động thực hiện việc nâng cấp, sửa chữa kênh mương, đập dâng có quy mô nhỏ nhằm tăng cường khả năng trữ nước và dẫn nước thông thoáng từ đầu mối đến mặt ruộng, tránh thất thoát nước. 2.3.3. Thay đổi kĩ thuật sản xuất nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp - Giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất thông qua quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù. Kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc xác định lượng dinh dưỡng có thể huy động từ đất; bón phân đúng với nhu cầu của cây trồng theo từng giai đoạn sinh trưởng; bón đúng tỷ lệ các chất dinh dưỡng để nâng cao hiệu suất sử dụng, giảm thất thoát ra môi trường, trong đó có phát thải N20; sử Trần Thị Hồng Nhung 114 dụng bảng so màu lá lúa để xác định đúng thời kỳ bón phân đạm; san hàng hoặc cấy thưa để cây trồng sinh trưởng tốt, huy động tối đa dinh dưỡng từ đất và phân bón. - Ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI). Với việc sử dụng mạ non (11 - 15 ngày); mở rộng hàng và cấy một dảnh, khóm hoặc có thể gieo sạ, thưa; giữ cho đất đủ ẩm, song không ngập; tăng lượng hữu cơ nhiều nhất có thể để tăng độ thoáng khí của đất tối đa. - Sử dụng kĩ thuật ủ phân hữu cơ để vừa hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học (là nguyên nhân phát thải khí nhà kính), vừa tận dụng lượng rơm rạ đã thu hoạch, tránh tình trạng đốt rơm ra như hiện nay, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường và tạo nhiều khí CO2. 2.3.4. Nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết - Cải thiện hệ thống dự báo, cảnh báo sớm và gắn kết hệ thống này với dịch vụ tư vấn nông nghiệp; xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển để có thể giải quyết được những thách thức mới nảy sinh của quá trình BĐKH. - Thúc đẩy thị trường bảo hiểm nông nghiệp, tăng cường khả năng ứng phó của nông dân đối với rủi ro, bảo đảm nông nghiệp ít có sự tác động xấu của BĐKH; các địa phương, nhất là các tỉnh ở vùng thấp cần có kế hoạch ứng phó kịp thời, bố trí sản xuất nông nghiệp phù hợp. 3. Kết luận Những tác động bất lợi của BĐKH đối với sinh kế nông nghiệp ở vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa được thể hiện cả ở nguồn vốn, chiến lược và kết quả sinh kế; ở cả quy mô cấp tỉnh, huyện (thị) cũng như từng hộ gia đình. Những khó khăn mà người nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất nông nghiệp sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn trong tương lai, khi hiện tượng BĐKH ngày càng phổ biến và sâu sắc hơn. Để có thể ứng phó một cách hiệu quả với hiện tượng này không chỉ là sự nỗ lực của mỗi hộ gia đình mà cần có sự hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng cũng như các cấp chính quyền, để không chỉ giảm thiểu thiệt hại cho người sản xuất mà tiến tới hạn chế nguy cơ gây BĐKH tại địa phương. Lời cảm ơn: Bài báo là kết quả của nghiên cứu thuộc đề tài Đánh giá tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học vùng biển ven bờ và đề xuất kế hoạch ứng phó nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Khánh Hòa, đề tài thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, do Trung tâm Động lực học và Thủy khí Môi trường, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Ngọc Anh, 2013. Xây dựng phương pháp đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng tới công trình hạ tầng kỹ thuật-thử nghiệm cho khu vực ven biển tỉnh Khánh Hòa. VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, v. 29, n. 4. [2] Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2018. Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa 2017. [3] Trần Đăng Hồng, 2015. Ảnh hưởng nước biển dâng cao lên Khánh Hòa. Nguồn:https://tdhong.page.tl/%26%237842%3Bnhh%26%23432%3B%26%237903%3Bngn%2 6%23432%3B%26%237899%3Bcbi%26%237875%3Bn-d%E2ng-cao-l%EAn-Kh%E1nh- H%F2a.html. [4] Nguyễn Kỳ Phùng, Bùi Chí Nam, Trần Tuấn Hoàng, 2012. Đánh giá tác động mực nước biển dâng do BĐKH đến một số đô thị ven biển (Tp. HCM, Khánh Hòa). Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam. [5] Nguyễn Kỳ Phùng, 2015. Nghiên cứu ảnh hưởng BĐKH đối với Khánh Hòa, các giải pháp thích ứng và ứng phó. Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam. Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa 115 [6] Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, 2016. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017. [7] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, 2013. Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực và địa phương ven biển. [8] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, 2018. Đánh giá tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học vùng biển ven bờ và đề xuất kế hoạch ứng phó nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Khánh Hòa. [9] United Nations, 1992. The United Nations Framework Convention on Climate Change. Nguồn: https://unfccc.int/process/the-convention/news-and-updates. ABSTRACT The impacts of climate change on agricultural livelihoods in the Coastal area of Khanh Hoa Province Tran Thi Hong Nhung Faculty of Vietnamese Studies, Hanoi National University of Education In recent years, the coastal area of Khanh Hoa province has been affected by climate change. This global phenomenon is particularly affecting agriculture, an important livelihood for coastal region. The agricultural land is affected by both floods and droughts, and the irrigation system is degraded by extreme weather factors. These resources make livelihood capitals in coastal area impacted negatively. And these also make the agricultural livelihoods more difficult: the risk of disease increase, the area and production of crops decrease, the cost of production increase, the efficiency of agricultural production is lower and lower. In that situation, the response measures of people and local authorities are relatively passive. There is therefore a need for more active solutions to this area to minimize the damage and improve the adaptability of agricultural livelihoods in the context of climate change. Keywords: Climate change, agricultural livelihoods, coastal areas, Khanh Hoa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5356_13_tran_thi_hong_nhung_1943_2122858.pdf
Tài liệu liên quan