Tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Bến Tre – thực trạng và các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng: 461
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE – THỰC TRẠNG VÀ CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CHO CỘNG ĐỒNG
ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy
TÓM TẮT
Tỉnh Bến Tre nằm cuối nguồn sông Cửu Long tiếp giáp với biển Đông,
được bao bọc bởi mạng lưới sông rạch chằng chịt và nhiều vùng đất ven sông,
ven biển có độ cao dưới một mét so với mực nước biển, nên địa phương có điều
kiện tự nhiên chịu tác động đồng thời của cả yếu tố sông và biển, tạo nên môi
trường có tính nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Cũng từ vị trí địa lý đặc biệt này đã
tác động và hình thành nên nguồn kinh nghiệm dân gian/tri thức bản địa phong
phú, hữu ích trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của cộng đồng cư dân ba
huyện ven biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Hiện nay, biến đổi khí hậu
(BĐKH) và nước biển dâng là thách thức lớn cho khu vực ven biển khi điều
kiệ...
19 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Bến Tre – thực trạng và các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
461
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE – THỰC TRẠNG VÀ CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CHO CỘNG ĐỒNG
ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy
TÓM TẮT
Tỉnh Bến Tre nằm cuối nguồn sông Cửu Long tiếp giáp với biển Đông,
được bao bọc bởi mạng lưới sông rạch chằng chịt và nhiều vùng đất ven sông,
ven biển có độ cao dưới một mét so với mực nước biển, nên địa phương có điều
kiện tự nhiên chịu tác động đồng thời của cả yếu tố sông và biển, tạo nên môi
trường có tính nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Cũng từ vị trí địa lý đặc biệt này đã
tác động và hình thành nên nguồn kinh nghiệm dân gian/tri thức bản địa phong
phú, hữu ích trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của cộng đồng cư dân ba
huyện ven biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Hiện nay, biến đổi khí hậu
(BĐKH) và nước biển dâng là thách thức lớn cho khu vực ven biển khi điều
kiện tự nhiên liên tục bị tác động, thay đổi. Bài viết chứng minh, phân tích
những biểu hiện, tác động điển hình của BĐKH tại các huyện Ba Tri, Bình Đại
và Thạnh Phú, tiếp đó phân tích sự ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây. Với sinh kế phụ thuộc vào các ngành
nông nghiệp, những sáng kiến trong canh tác, sản xuất của cư dân vùng ven
biển Bến Tre nhằm thích ứng với BĐKH là sự đúc kết, phát triển dựa trên kinh
nghiệm dân gian/tri thức bản địa rất thú vị, vừa đem lại hiệu quả sản xuất cao
vừa thể hiện sự ứng xử thân thiện với môi trường, có ý thức tôn trọng và bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên. Với quá trình thực địa địa bàn, tác giả thu thập, phân
tích các sáng kiến sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng tri thức bản địa trong
hình thành năng lực thích ứng của nông dân ba huyện ven biển. Từ đó đánh giá
khả năng thích ứng khác nhau của cộng đồng khi có trình độ văn hóa, yếu tố
kinh tế hộ gia đình, giới tính và các loại hình sinh kế khác nhau. Cuối cùng, đề
xuất một số giải pháp khai thác, phát huy giá trị của tri thức bản địa nhằm nâng
cao năng lực cho cộng đồng thích ứng với BĐKH, hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững.
Trung tâm nghiên cứu Biển và Đảo, Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM
462
rong bối cảnh Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng của BĐKH với diện tích đất ngập lụt lên đến
20.000km2 1 và hơn 14 triệu dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp về
sinh kế, chỗ ở, an ninh lương thực,2. Trong đó, tỉnh Bến Tre - với địa hình
thấp và bị chia cắt bởi bốn con sông lớn - là nơi mà dân cư luôn phải đứng
trước những thách thức ứng phó và thích ứng với BĐKH. Vốn là tỉnh có cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo (42%)3, nền kinh tế của Bến
Tre dựa vào nguồn tài nguyên đất đai, tài nguyên tự nhiên với sự đa dạng về tài
nguyên đất nông nghiệp, kinh tế phát triển chủ yếu là kinh tế vườn (trồng trọt)
và kinh tế biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản).
Ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre gồm: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú
có địa hình khá bằng phẳng với các cồn cát rải rác xen kẽ với ruộng vườn. Hai
tác động chính của BĐKH tại đây bao gồm: (1) xâm nhập mặn vào nội đồng
ngày càng diễn biến phức tạp với các đợt hạn hán kéo dài và (2) ngập lụt do
bão lũ, triều cường, nước biển dâng xảy ra vào mùa mưa. Cơ cấu kinh tế của cả
ba huyện đều chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp và thủy sản - là những ngành
phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên - cụ thể: huyện Thạnh Phú có cơ cấu
ngành nông nghiệp chiếm 45% và thủy sản chiếm 34,4%, huyện Bình Đại lần
lượt là 43% và 28,2%, huyện Ba Tri là 60,2% và 11,7%4. Do đó, BĐKH làm
biến đổi điều kiện tự nhiên theo hướng tiêu cực đã gây tác động nghiêm trọng
đến năng suất, sản lượng của cả cây trồng và vật nuôi. Các hiện tượng như: mất
diện tích đất canh tác (đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở, xói mòn), tình trạng
khan hiếm nước ngọt phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu vào mùa khô (hạn hán và
hiện tượng nước mặt/nước ngầm bị nhiễm mặn), hiện tượng lúa và hoa màu
chết/giảm năng suất, nghêu chết hàng loạt, diễn ra ngày càng nhiều về tần
suất và quy mô. Từ đó làm xáo trộn, đe dọa nghiêm trọng đến sinh kế và đời
1 Waibel, Michael, 2008, “Implications and Challenges of Climate Change for Vietnam.”
Pacific News 29 (January/February):26-27
2 Asian Disaster Preparedness Center (ADPC), 2003, Climate Protection Programme Climate
Change and Development in Vietnam: Agriculture and Adaptation for the Mekong Delta Region
Published by: Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH Division 44 -
Environment and Infrastructure PN 01.2184.8
3 Trần Long, 2016, Tổng Bí thư: Bến Tre có cơ cấu kinh tế nông nghiệp 42% là quá lớn!,
qua-lon.html, truy cập ngày 04/04/2018
4 Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bến Tre, 2014, Khung kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH tỉnh Bến Tre trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia
T
463
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
sống của cộng đồng dân cư nghèo sinh sống tại các vùng đất thấp và ven biển
ba huyện trên.
Trước tình hình tần suất, quy mô và mức độ ảnh hưởng của BĐKH ngày
càng tăng. Trong khi Nhà nước và các cơ quan làm chính sách tỉnh Bến Tre
khẩn trương xây dựng chương trình hành động nhằm ứng phó, thích ứng với
những tác động của BĐKH lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế xã
hội thì đời sống và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư nghèo ven biển
vẫn đang diễn ra hàng ngày với nhiều khó khăn, thiếu thốn về nguồn lực. Do
vậy, người nông dân phải “tự cứu lấy mình” bằng cách đưa ra các sáng kiến để
thích ứng, giảm nhẹ những rủi ro có thể xảy đến trước khi có sự can thiệp, hỗ
trợ từ bên ngoài.
Những sáng kiến này chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn kinh nghiệm
dân gian/tri thức bản địa tự tích lũy qua nhiều thế hệ, đây là nguồn thông tin
cứu cánh, là kinh nghiệm tự vệ của các nông hộ khi đối mặt với những thiên tai,
rủi ro trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, các hành động ứng phó xuất phát
từ kinh nghiệm dân gian/tri thức bản địa này vẫn chỉ là những giải pháp tạm
thời, mang tính chống chế, hiệu quả chưa thực sự cao và chưa mang tính bền
vững. Nông dân không những vẫn chịu những tổn thất về mùa màng mà vẫn
tiếp tục bị mất đất ở, mất đất canh tác, đời sống và sinh kế gặp rất nhiều khó
khăn. Có thể nói, ứng phó với BĐKH đang là vấn đề cấp bách cần được nghiên
cứu sâu rộng hơn để tìm ra các giải pháp hỗ trợ, tăng cường năng lực thích ứng
cho cộng đồng dân cư tỉnh Bến Tre.
1. Các tác động điển hình của BĐKH tại vùng ven biển tỉnh Bến Tre
1.1. Hiện tượng xâm nhập mặn
Theo kết quả quan trắc 10 năm từ năm 1982 đến 1993 về ranh mặn trên
địa bàn tỉnh (nguồn: cho thấy, nồng độ mặn cao nhất
thường diễn ra vào các tháng 2, 3, 4 – những tháng đỉnh điểm của mùa khô.
Vào mùa khô, bốn sông lớn phân bố trên địa bàn tỉnh Bến Tre bao gồm: Mỹ
Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên chịu tác động của thủy triều biển Đông
đẩy mạnh vào sâu các sông, mặn theo nước thủy triều xâm nhập sâu vào nội
đồng gây nhiễm mặn, nhiễm phèn cho đất sản xuất nông nghiệp và nguồn nước
(cả nước ngầm lẫn nước mặt). Mức độ xâm nhập mặn tại các con sông trên địa
bàn tỉnh cho thấy, Sông Ba Lai là sông có độ dài xâm nhập mặn lớn nhất và
sớm nhất, nguyên nhân là do lượng nước từ thượng nguồn về quá nhỏ, không
464
đẩy mặn ra xa được, kế đến là cửa sông Đại, sông Cổ Chiên và cuối cùng là
sông Hàm Luông.
Hình 1. Tình hình xâm nhập mặn tại Bến Tre năm 2012
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bến Tre, 2016)
Ranh mặn 6‰ vào tháng 12 xuất hiện cách huyện Ba Tri 6km, qua các xã
Bình Thới (huyện Bình Đại), Mỹ Nhơn (huyện Ba Tri). Đường đẳng mặn tiến
dần về phía thị xã Bến Tre, cách bờ biển Ba Tri 23 km vào tháng 4, qua các xã
Vang Quới (huyện Bình Đại), Tân Hào (huyện Giồng Trôm), Hương Mỹ (huyện
Mỏ Cày).
Ranh mặn 20‰ vào tháng 7 xuất hiện cách bờ biển Ba Tri 2km, qua các
xã Thạnh Trị (huyện Bình Đại), Tân Xuân (huyện Ba Tri), An Qui (huyện
Thạnh Phú) tiến dần về phía thị xã Bến Tre, cách bờ biển Ba Tri 17km. Vào
tháng 4, qua các xã Lộc Thuận (huyện Bình Đại), Bình Thành (huyện Giồng
Trôm), Quới Điền (huyện Thạnh Phú).
Ranh mặn 20‰ vào tháng 4 cách bờ biển Ba Tri 5km. Trong những năm
gần đây, do thâm canh tăng vụ ở thượng nguồn, lượng nước đổ về phía biển
giảm, nên mặn có xu hướng ngày càng xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Ranh
mặn 4‰ cuối mùa khô đã vượt qua khỏi thị xã, lên đến các xã Phú Túc, Phú
Đức (phía sông Cửa Đại) và Cái Mơn (phía sông Cổ Chiên).
465
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Tình hình xâm nhập mặn xảy ra ngày càng gay gắt cùng với các đợt hạn
hán dài ngày hơn. Năm 2010, ranh mặn 4‰ xâm nhập các sông chính lên tới
60km, ranh mặn 1‰ gần như bao phủ toàn tỉnh. Năm 2013, ranh mặn 1‰ trên
3 sông lớn là Hàm Luông, Cửa Đại và Cổ Chiên vào sâu trong đất liền từ 57 -
68km, gần như toàn bộ diện tích tỉnh Bến Tre chìm trong nước mặn, trên sông
Hàm Luông ranh mặn 4‰ vào sâu 50km; thậm chí độ mặn 1 - 3‰ trên sông
Hàm Luông đã tấn công vào tận huyện Chợ Lách – huyện nằm sâu nhất trong
đất liền của tỉnh Bến Tre. Năm 2016, năm cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề của
hiện tượng El-Nino thì hiện tượng xâm nhập mặn tại Bến Tre diễn ra cực kỳ
nghiêm trọng, 155/164 xã, phường, thị trấn của tỉnh đều bị nước mặn “bủa vây”
với độ mặn 1g/lít1. Toàn bộ các tầng nước ngầm và nước mặt ở các huyện ven
biển Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú đều bị nhiễm mặn, nước ngọt trở nên cực kỳ
khan hiếm. Đây cũng là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long công bố
thiên tai hạn mặn và phải đề nghị Trung ương hỗ trợ khẩn cấp 80 tỷ đồng để
đắp hàng loạt đập tạm ngăn mặn.
Tóm lại, mức độ xâm nhập mặn trên địa bàn Bến Tre chịu tác động bởi
ba yếu tố: dòng chảy kiệt sông Tiền ở mức thấp, sự xuất hiện của gió chướng
nhiều đợt trong mùa khô và thủy triều ở biển Đông ở mức cao (triều cường). Ba
huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú có độ mặn luôn ở mức từ 2‰ trở lên. Độ
mặn lớn nhất (lên đến 20-25‰) thường xuất hiện vào tháng 4 (tháng đỉnh điểm
của mùa khô, có lượng nước ngọt ít nhất).
1.2. Hiện tượng bão lũ, ngập lụt và nước biển dâng
Theo các kịch bản BĐKH của IPCC (2007) và Bộ Tài nguyên và Môi
trường Việt Nam (VN) (2009), ba huyện trên nằm trong khu vực chịu ảnh
hưởng nặng nề của BĐKH. Theo kịch bản B2 (kịch bản trung bình nước biển
dâng), đến năm 2050, nước biển dâng 30cm, có đến 60,27km2 diện tích tự nhiên
của huyện Bình Đại bị ngập (chiếm 16,23% diện tích của huyện). Thạnh Phú là
60,01km2 (chiếm 16,61%) và Ba Tri là 47,43km2 (chiếm 14,32%)2. Theo kịch
bản mới nhất (năm 2016) của Bộ Tài nguyên và môi trường, nếu mực nước biển
dâng 50cm thì 6,21% diện tích tỉnh Bến Tre có nguy cơ ngập, nước biển dâng
80cm là 12,8% và ngập 22,2% khi nước biển dâng 100cm. Trong đó, các huyện
1 Minh Anh, 2016, Nước nhiễm mặn bao vây xứ dừa Bến Tre, https://news.zing.vn/mien-tay-
chiu-han-nghiem-trong-nhat-trong-100-nam-post627178.html, truy cập ngày 02/04/2018.
2 Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho VN
466
có diện tích ngập lớn nhất tỉnh là Ba Tri (45,91% diện tích), Bình Đại
(34,16%), Thạnh Phú (47%).1
Hình 2. Vùng ngập 75cm và vùng ngập 100cm tại Bến Tre
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bến Tre, 2016)
Từ năm 1996 đến 2010, Bến Tre có khoảng 9 đợt lũ và nước dâng do
triều cường. Các đợt lũ ở Bến Tre là “lũ mặn”, hàng năm vào mùa mưa khi gió
chướng xuất hiện kết hợp với triều cường đẩy nước mặn vào sâu trong nội đồng
gây tình trạng ngập lụt cục bộ và xói lở bờ biển. Ba huyện ven biển hứng chịu
“lũ mặn” nặng nề nhất do nằm sát biển và cuối nguồn các con sông. Gió
chướng kết hợp với triều cường là nguyên nhân chính gây tình trạng ngập lụt,
bão và áp thấp nhiệt đới tuy xảy ra không thường nhưng mức độ thiệt hại mùa
màng và ghe tàu đánh bắt thủy sản nghiêm trọng.
Bão, áp thấp nhiệt đới thường gây ra những trận mưa lớn, kết hợp triều
cường, gây tình trạng ngập lụt, sạt lở đê bao, thiệt hại mùa màng, ghe tàu đánh
bắt, rừng ngập mặn bị tàn phá, hư hỏng đường giao thông và nhiều công trình
khác. Các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Bến Tre bao gồm: bão số 5 -
Linda (năm 1997), bão số 7- Dawn (1998) và siêu bão số 9 – Durian (2006).
Bão Durian với sức gió mạnh 150 km/giờ giật trên 185 km/giờ, gió, lốc xoáy,
“lũ mặn” đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của các nông
hộ, đã làm 989 ha hoa màu hư hại nặng, các hộ nuôi tôm bị tràn bờ, các hoạt
động diêm nghiệp, đánh bắt đình trệ. Thiệt hại nặng nề nhất là tại 3 huyện vùng
ven biển:
1 Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho VN
467
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Tại huyện Thạnh Phú, toàn bộ hệ thống điện của huyện bị mất hoàn toàn.
Có 1.096 ngôi nhà bị tốc mái, 285 ngôi nhà bị sập. Tại huyện Ba Tri, sập hoàn
toàn 4.338 căn nhà, tốc mái hư hỏng 16.403 căn, làm 2 người chết, 99 người bị
thương, chìm 10 chiếc tàu. Định mức thiệt hại toàn huyện trên 282,67 tỷ đồng.
Tại huyện Bình Đại, có 7 người chết do nhà sập, cây đè. 60 người bị thương.
Sập hoàn toàn 2.753 căn nhà và tốc mái 24.534 căn. Toàn huyện mất điện và hệ
thống thông tin liên lạc ngừng hoạt động.1
Bên cạnh bão, áp thấp nhiệt đới, mực nước ở các sông ngày càng cao
cũng góp phần làm cho tình hình ngập lụt trên địa bàn khảo sát ngày thêm
nghiêm trọng. Tốc độ dâng lên của mực nước trung bình năm tại các trạm An
Thuận, Bình Đại, Bến Trại và Mỹ Hoá dao động trong khoảng 0,454 -
1,076cm/năm. Theo chi tiết kịch bản BĐKH tỉnh Bến Tre (2015), kịch bản B2
(phát thải trung bình), diện tích ngập lụt do nước biển dâng ở ba huyện ven
biển của tỉnh đến năm 2030 là 135,1km2, vào năm 2100 là 430,31km2. Thạnh
Phú là huyện có diện tích bị ngập lụt nhiều nhất vào năm 2020 và năm 2030.
Từ năm 2050 đến năm 2100, Bình Đại lại là huyện có diện tích ngập lụt cao
nhất.2
Khảo sát địa bàn cho thấy dân cư mà đặc biệt là người nông dân đều cảm
nhận có sự thay đổi về thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây. Các hiện
tượng do BĐKH gây nên như: nhiệt độ cao, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập do
triều cường, bão, xói lở đất, là mối quan tâm của tất cả các hộ dân tham gia
khảo sát. Bảng 1 liệt kê thời điểm xuất hiện của một số hiện tượng thời tiết cực
đoan tác động lớn đến sinh kế và đời sống xã hội của cộng đồng địa phương
như sau:
Hiện tượng/tháng xuất
hiện
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hạn hán X X
Mưa trái mùa X X
1 Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bến Tre, 2014, Khung kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH tỉnh Bến Tre trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia
2 Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, 2015, Kịch bản BĐKH và nước biển dâng tỉnh Bến Tre
468
Mùa mưa X X X X X X
Hạn bà chằn X
Áp thấp, bão X X X X X
Triều cường X X X X X
Sạt lở đất X X X X X
Lốc xoáy X X X X
Bảng 1. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thời điểm xuất hiện tại
vùng ven biển tỉnh Bến Tre trong năm Nguồn: Khảo sát thực địa, 2013)
2. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và khả năng thích ứng
của nông dân vùng ven biển Bến Tre trong bối cảnh BĐKH
2.1. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp
Là nơi giao lưu sông biển, Bến Tre hình thành 3 vùng sinh thái: mặn,
ngọt và lợ với khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú tạo
nền nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao và có khả năng chế biến
xuất khẩu. Ba huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú thuộc khu vực phân bố chủ
yếu của vùng sinh thái lợ và mặn với các ngành sản xuất nông nghiệp: trồng
màu trên đất giồng cát (chủ yếu dưa hấu, sắn và đậu phộng); nuôi trồng thủy
hải sản (tôm, cua xen rừng ngập mặn; nuôi nghêu, sò huyết ở vùng ngập triều,
bãi bùn, cồn cát) và đánh bắt thủy sản vùng cửa sông. Trong đó, trồng màu,
đánh bắt và nuôi thủy sản là sinh kế chính của các nông hộ nơi đây, chăn nuôi
gia súc, gia cầm có qui mô nhỏ lẻ mang tính hộ gia đình. Hoạt động sản xuất
nông nghiệp có qui mô nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình, nên mùa vụ (thời gian
xuống giống, thu hoạch) của vật nuôi, cây trồng phụ thuộc vào kinh nghiệm sản
xuất từng nông hộ là chính (Xem bảng 2). Với cách thức sản xuất chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm, phụ thuộc thiên nhiên thì sự ảnh hưởng của các hiện tượng
thời tiết cực đoan do BĐKH gây nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất
mùa màng.
469
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Các ngành sản xuất nông
nghiệp/tháng gieo trồng (nuôi
thả)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0
1
1
12
Trồng màu
Dưa hấu X X X X X X
Đậu phộng X X X X
Sắn X X X X X X X X X
Chăn nuôi gia
súc, gia cầm
Nuôi heo X X X X X X X X X X X X
Nuôi bò X X X X X X X X X X X X
Nuôi gà X X X X X X X X X X X X
Nuôi thủy sản
Tôm thẻ chân trắng X X X X X
Tôm sú quảng canh X X X X X
Tôm sú thâm canh X X X X X X
Nuôi cua X X X X X X X X X X
Nuôi cua luân canh
trong ao tôm
X X X X X X
Nuôi sò huyết X X X X X X X X X X X X
Nuôi nghêu X X X X X
Đánh bắt hải sản (gần bờ) X X X X X X X X X X X X
Bảng 2. Các ngành nghề sản xuất nông nghiệp là sinh kế chính
của các huyện vùng ven biển tỉnh Bến Tre và các tháng sản xuất trong
năm
(Nguồn: Khảo sát thực địa, 2013)
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong thời gian này,
các đợt nắng nóng kéo dài thường diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4, trong đó
tháng 3 và 4 là hai tháng có nhiệt độ rất cao vào ban ngày, hạn mặn lên đến
470
đỉnh điểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế và đời sống các hộ trồng
màu. Một số hộ trồng màu phản ảnh, do thời tiết nắng nóng, xuất hiện nhiều
sương muối, một số diện tích trồng màu do thiếu nước, lá bị vàng úa và chết.
Nơi còn sống sót thì năng suất trái, củ giảm đi đáng kể. Ngoài đợt hạn kéo dài
trong mùa khô, địa phương còn chịu hạn bà chằn. Đây là đợt hạn xảy ra trong
mùa mưa, thường xuất hiện vào tháng 8 hàng năm, khi gió mùa Đông Nam lấn
tới đẩy lùi gió Tây mang hơi nước gây ra các đợt hạn liên tục, mỗi đợt kéo dài
từ 5 đến 7 ngày, có khi đến 15 ngày. Hạn bà chằng có thể làm nước sông cạn
kiệt, gây tình trạng thiếu nước tưới tiêu, làm giảm năng suất cây trồng. Khí hậu
thay đổi thất thường, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ thay đổi đột ngột giữa ngày
và đêm làm tôm, nghêu và sò huyết bị sốc nhiệt và chết hàng loạt
Hiện tượng mưa trái mùa thường xuất hiện vào tháng 1 hoặc tháng 4
hàng năm. Đây là thời điểm các cây màu còn khá non nớt hoặc sắp đến thời
điểm thu hoạch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các hộ
trồng màu. Đối với các hộ nuôi thủy sản cũng gây tổn thất không nhỏ, do thời
tiết đang nắng nóng gặp mưa trái vụ làm thay đổi nồng độ của nước đột ngột
làm tôm, nghêu sò dễ bị sốc và chết.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, trong khoảng thời gian
này, áp thấp nhiệt đới, bão thường xuất hiện vào các tháng 8, 9, 10 và 11, gây
mưa to. Triều cường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau làm ngập úng cục
bộ một số nơi. Tình trạng sạt lở đất diễn ra thường xuyên, nhất là vùng cửa
sông và ven biển từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Lốc xoáy xảy ra vào
khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Hậu quả của bão, áp thấp
nhiệt đới không chỉ gây tổn thất ngay thời điểm xảy ra mà nó còn làm ảnh
hưởng đến các vụ trồng trọt và nuôi thuỷ sản ở các mùa vụ ở những năm tiếp
theo. Thêm vào đó, nước tràn vào nhà gây ô nhiễm môi trường, phát sinh bệnh
tật. Ngoài ra, mưa bão còn làm hệ thống đê biển dễ bị phá vỡ, đe dọa các công
trình ven biển, tàn phá rừng ngập mặn, sạt lở, xói mòn đất.
2.1. Hiện trạng thích ứng của nông dân vùng ven biển Bến Tre trong
bối cảnh BĐKH
Trong bối cảnh các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai diễn ra ngày
càng nhiều và diễn biến phức tạp, các huyện ven biển tỉnh Bến Tre đa số lại là
những huyện, xã nghèo, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hạ tầng nông
thôn còn hạn chế. Cho đến nay, mặc dù có nhiều chương trình, dự án nâng cao
471
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng tại tỉnh, nhưng đa số tập
trung vào giải pháp công trình. Một số chương trình tập huấn, tuyên truyền chủ
yếu mang tính phong trào và chưa sâu sát. Cho đến năm 2017, có khá nhiều dự
án, chương trình hoạt động trực tiếp hướng tới cộng đồng tại địa bàn ba huyện
ven biển Bến Tre: dự án của Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại VN thuộc
Quỹ môi trường toàn cầu (GEFSGP) (năm 2008); Dự án Xây dựng khả năng
ứng phó, phục hồi và thích nghi với rủi ro thảm họa và biến đổi khí hậu cho
phụ nữ và nam giới (RADCC) (năm 2013 – 2017); chương trình tập huấn của
Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Bến Tre. Trong đó, dự án có quy mô
lớn nhất cả về vốn, thời gian và tầm ảnh hưởng (địa bàn triển khai) là dự án
ADM Bến Tre1 (Dự án Thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long tại tỉnh Bến Tre) của Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD)2
(năm 2014 – 2020).
Khảo sát thực tế địa bàn cho thấy sự hỗ trợ kiến thức khoa học, công
nghệ kỹ thuật từ các dự án trên là khá lớn nhưng vẫn chưa được người nông dân
áp dụng đầy đủ trong canh tác, sản xuất nông nghiệp. Ở một số mặt nhất định,
nông dân có sự tiếp nhận các ứng dụng khoa học vào sản xuất như chuyển đổi
mô hình sản xuất, nhân rộng mô hình trồng dưa hấu và mô hình chăn nuôi bò.
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận các kiến thức khoa học này, người dân vẫn
bản địa hóa cho phù hợp với tập quán sản xuất lâu đời của cộng đồng. Với việc
sử dụng tri thức bản địa quen thuộc từ lâu đời dẫn đến khó thay đổi, thêm vào
đó, việc ứng dụng, phát triển của tri thức khoa học tại địa phương chưa thực sự
phù hợp với tập quán sinh hoạt, sản xuất cũng như trình độ tiếp nhận của nông
dân nơi đây khiến cho tri thức bản địa vẫn tiếp tục được duy trì, đóng vai trò
quan trọng trong hình thành nên sáng kiến sinh kế của nông dân vùng ven biển
Bến Tre (Xem bảng 3). Có thể nói cho đến hiện nay, kinh nghiệm dân gian/tri
thức bản địa vẫn là nền tảng chính để người dân đưa ra những quyết định về
cách thức khai thác tự nhiên, hệ thống canh tác, tìm kiếm nguồn nước và thích
ứng với những thay đổi của môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
1. 1 Nguyễn Sơn, 2014, Bến Tre triển khai Dự án “Thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông
Cửu Long (AMD),
doi-khi-hau-vung-dong-bang-song-cuu-long-amd, truy cập ngày 28/03/2018
2 Thông tấn xã Việt Nam, 2014, Khởi động kỹ thuật Dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng
ĐBSCL,
vung-DBSCL.html, truy cập ngày 28/03/2018
472
Các hiện tượng Sáng kiến sinh kế
Sạt lở, xói mòn đất - Trồng bần, mắm, lau sậy, dừa nước giữ đất, chống
xói lở
- Trồng rừng, khôi phục rừng ngập mặn
Hạn hán - Thiếu nước ngọt sinh hoạt
. Trữ nước mưa trong lu, can nhựa xài dần
. Khai thác nước ngầm đất giồng cát phục vụ sinh hoạt
. Xây dựng bể trữ nước mưa
. Dùng vôi sống để lóng phèn
. Đào mương tích trữ nước trong vườn, xây dựng mô
hình sản xuất vườn - ao - chuồng.
- Nắng nóng, thiếu nước ngọt cho tưới tiêu
+ Trồng màu:
. Đào giếng ngay đồng ruộng phục vụ tưới tiêu
. Phủ bạt chống thất thoát nước, sâu bệnh
. Vòi tưới nước tiết kiệm
. Chuyển đổi cây trồng từ lúa sang màu
+ Nuôi tôm, nghêu:
. Dùng lưới chống nắng che cho các bãi ươm
. San thưa nghêu với mật độ vừa phải
. Mật độ nuôi tôm thưa, trung bình
. Chọn giống tốt, ít bệnh
. Vệ sinh ao hồ, mực nước nuôi phù hợp
Ngập lụt,
nhiễm mặn
- Làm đê bao ngăn mặn, ngập lụt
- Làm liếp chống ngập, mương thoát nước dễ dàng
khi mưa to
- Cơi nới chuồng trại, chống ngập cho vật nuôi
473
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
- Chuyển đổi từ trồng màu sang nuôi tôm
Bão,
áp thấp nhiệt đới
- Chằng chéo nhà cửa chống tốc mái
- Đặt bao cát lên mái nhà
- Neo đậu tàu thuyền, không ra khơi đánh bắt
- Xây dựng đê bao ven biển hạn chế tác động sóng
gió, bão từ biển
- Nạo vét kênh rạch làm nơi tránh bão
Hạn bà chằn - Thu hoạch, làm đất cho vụ sau
Mưa trái mùa - Không có sáng kiến
Gió mạnh, lốc
xoáy
- Trồng lau sậy, chuối chắn gió quanh ruộng vườn
- Đặt bao cát lên mái nhà
Bảng 3. Sáng kiến ứng phó của các nông hộ trước tác động của
BĐKH. (Nguồn: Khảo sát thực địa, 2013)
Trong sinh kế, nhiều nông hộ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
từ trồng lúa (cần nhiều nước, cho năng suất kém) sang cây màu (có thể chịu
được hạn tốt, cho năng suất cao) như mô hình trồng dưa hấu, đậu phộng, sắn,
Ngoài ra, để tránh tình trạng bốc hơi nước, gần đây mô hình trồng dưa phủ bạt
góp phần tiết kiệm được nguồn nước tưới, mặt khác hạn chế được cỏ dại, tránh
xói mòn đất và giúp ngăn ngừa sâu rầy. Mô hình trồng dưa hấu phủ bạt được
các nông hộ ưa chuộng bởi tính hiệu quả kinh tế và phù hợp với vùng đất địa
phương. Bên cạnh đó, người nông dân còn tìm cách tưới tiết kiệm nước, sáng
kiến vòi tưới tiết kiệm nước do ông Lưu Huỳnh Em, người dân xã An Thủy đã
tạo ra nhằm giảm bớt lượng nước thất thoát khi tưới đã được ông vận dụng rất
hiệu quả. Đối với các hộ nuôi thủy sản, nhằm làm giảm các đợt nắng nóng gây
chết sò, nhiều hộ đã dùng lưới chống nắng che cho các bãi ươm. Đối với vùng
đất nhiễm mặn nặng, khó canh tác, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi tôm, đem
lại hiệu quả rất cao.
Ứng phó với tình trạng ngập úng, các nông hộ trồng hoa màu làm liếp
cùng các mương thoát nước, tránh ngập úng khi mưa to, triều cường. Ngoài ra,
hướng liếp cũng được bà con chú ý làm song song hoặc vuông góc với hướng
474
đê bao để thuận tiện trong việc điều tiết nước.
3. Đánh giá khả năng thích ứng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực
cho cộng đồng
3.1. Đánh giá khả năng thích ứng của cộng đồng
Năng lực thích ứng, ứng phó của cộng đồng trước BĐKH, cụ thể là tình
hình xâm nhập mặn và ngập lụt diễn ra trên địa bàn nghiên cứu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tri thức bản địa được tích lũy theo thời gian, trình độ văn hóa,
yếu tố kinh tế hộ gia đình (nghèo, trung bình, khá giả), giới và các loại hình
sinh kế trước sự thay đổi của đặc điểm thời tiết, khí hậu cùng các hiện tượng
thời tiết cực đoan.
Khả năng thích ứng
Cao Trung
bình
T. bình-
thấp
Thấp
Loại hình sinh kế
1- Trồng màu
2- Nuôi nghêu, sò huyết
3- Nuôi tôm
4- Đánh bắt thủy hải sản
Trình độ học vấn
1- Từ cấp 2 trở lên
2- Cấp 1 – cấp 2
3- Dưới cấp 1
Kinh tế hộ gia đình
1- Giàu
475
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
2- Khá
3- Trung bình
4- Nghèo
Giới tính
1- Nam
2- Nữ
Bảng 4. Khả năng thích ứng của người dân địa phương. (Nguồn:
Khảo sát thực địa, 2013)
Kết quả khảo sát cho thấy, các hộ trồng màu có năng lực thích ứng, ứng
phó dưới tác động của xâm nhập mặn, ngập lụt và các hiện tượng thời tiết cực
đoan tốt hơn các loại hình sinh kế khác (nuôi thủy sản, đánh bắt ven bờ).
Những hộ này có tính linh hoạt cao trong việc điều chỉnh lịch mùa vụ một cách
hiệu quả và đưa ra những giải pháp ứng phó kịp thời, có tác dụng không chỉ
trong thời điểm hiện tại mà còn có thể áp dụng lâu dài trong tương lai. Mặc dù
thuộc nhóm sinh kế có nhiều sáng kiến thích ứng, ứng phó với sự thay đổi của
đặc điểm thời tiết, khí hậu, đây cũng là nhóm dễ bị tổn thương nhất do loại hình
sinh kế phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tự nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu.
Một số giải pháp ứng phó hiện tại của các nông hộ hiện nay là đa dạng hóa các
loại rau màu nhằm giảm thiểu tình trạng mất mùa, đặt biệt chú ý tới khâu chọn
giống tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thời tiết, khí hậu địa phương, áp
dụng mô hình phủ bạt nhằm tránh bốc hơi, giảm dịch bệnh
Năng lực thích ứng của các hộ nuôi nghêu, sò huyết ở mức độ trung bình.
Những hộ này cũng có tính linh hoạt cao trong việc điều chỉnh lịch mùa vụ,
chuyển đổi giống nuôi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có khả năng
phục hồi từ từ khi gặp phải những thay đổi thất thường của thời tiết. Tuy nhiên,
so với các hộ trồng màu, các giải pháp ứng phó của các hộ nuôi nghêu, sò huyết
còn nhiều hạn chế, chưa tìm ra được cách giải quyết hiệu quả và do vậy các
hành động ứng phó chỉ mang tính chống chế, ít khả thi. Một trong những giải
pháp đang được các nông hộ này thực hiện nhằm giảm bớt rủi ro là dùng lưới
chống nắng để bảo vệ các khu nuôi ươm sò huyết.
Các hộ nuôi tôm có khả năng thích ứng vào loại trung bình thấp. Nhóm
476
sinh kế này cũng linh hoạt trong việc điều chỉnh lịch mùa vụ, chuyển đổi giống
nuôi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có khả năng phục hồi từ từ khi
gặp phải những thay đổi thất thường của thời tiết. Tuy nhiên, sinh kế nuôi tôm
phụ thuộc nhiều vào nguồn nước, nhưng nhóm này chưa có giải pháp ứng phó
mang tính khả thi trong tương lai khi thời tiết khí hậu thay đổi thất thường. Một
trong những giải pháp đang được nhóm nông hộ này thực hiện nhằm giảm bớt
rủi ro là chuyển mô hình nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Thời gian
thu hoạch tôm thẻ chân trắng ngắn hơn so với tôm sú và mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học về thủy sản và môi trường, mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng không bền vững do số lượng và chất lượng con
giống hạn chế, bệnh dịch và hàm lượng chất thải phân hóa học và thuốc trừ sâu
được dùng quá nhiều gây tác động xấu tới môi trường.
Các hộ đánh bắt thủy hải sản là nhóm có khả năng thích ứng vào loại
thấp. Họ hầu như bị động hoàn toàn trước tác động của BĐKH. Khi nhận được
thông tin bất thường về thời tiết, khí hậu, họ neo đậu tàu thuyền cho đến khi
thời tiết trở về trạng thái bình thường.
Xét về trình độ văn hóa, năng lực thích ứng của những nông hộ có trình
độ học vấn trên cấp 3 cao hơn các hộ có trình độ văn hóa cấp 1, cấp 2. Những
hộ này có khả năng nắm bắt và vận dụng các thông tin khoa học kỹ thuật vào
hoạt động sinh kế dễ dàng hơn và vì vậy, họ có thể có nhiều sáng kiến hơn các
hộ có trình độ văn hóa thấp.
Năng lực thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng có sự khác
biệt rõ về giới tính. Nữ giới ít có cơ hội tiếp cận thông tin, hầu như mọi chuyện
trong gia đình do nam giới quyết định, do vậy, khả năng thích ứng, ứng phó của
nữ giới khi có sự thay đổi thất thường về thời tiết, khí hậu thấp hơn nhiều so
với nam giới.
Kết quả khảo sát các nông hộ cho thấy, khả năng thích ứng với tác động
của BĐKH của những hộ có khả năng tài chính dồi dào cao hơn các hộ khá,
trung bình và nghèo. Bởi họ có thể chủ động về tài chính nên có những hành
động, giải pháp ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra. Trong khi đó, những hộ
nghèo bị động hoàn toàn. Hầu hết các nông hộ khảo sát đều tự xoay sở, một số
ít nhờ vào hội đoàn giúp đỡ như hội phụ nữ, hội nông dân.
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng
Ta thấy, mặc dù tri thức bản địa hiện vẫn tác động lớn đến đời sống và
477
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
sản xuất nông nghiệp của người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên,
trước tình hình tác động của BĐKH ngày càng mạnh làm cho thời tiết bất ổn,
môi trường tự nhiên biến đổi ngày càng nhanh. Lúc này, những kiến thức kinh
nghiệm/tri thức bản địa của người dân sẽ khó thay đổi kịp với diễn biến của
môi trường. Vì vậy, cần có những giải pháp đưa kiến thức khoa học, công nghệ
và kỹ thuật vào cuộc sống của cộng đồng nhằm nâng cao năng lực thích ứng,
giúp họ ổn định sinh kế hướng tới phát triển bền vững. Một số giải pháp đề
xuất như sau:
+ Cần có sự nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về tri thức bản địa để đánh giá
đầy đủ giá trị của tri thức bản địa. Từ đó tìm ra những điểm tối ưu để kết hợp
giữa tri thức khoa học với tri thức bản địa thích hợp với hoàn cảnh địa phương
cũng như mức độ tiếp nhận của nông dân.
+ Xác định tri thức bản địa là một trong những căn cứ để xây dựng chính
sách phát triển ngắn hạn cũng như dài hạn cho địa phương.
+ Các dự án, công trình nghiên cứu về thích ứng với BĐKH tại địa bàn
cần chú trọng khảo sát cộng đồng, tìm hiểu những khó khăn, nguyện vọng của
nông dân. Từ kết quả nghiên cứu khoa học có sự đối chiếu, tham vấn với ý kiến
của người dân để xây dựng giải pháp thiết thực, phù hợp với thực tiễn về trình
độ nhận thức, vốn, và các nguồn lực đầu vào của nông dân.
+ Nghiên cứu gắn liền với chuyển giao kết quả có sự tham gia của 4 nhà:
Nhà nước (chính quyền địa phương), nhà nghiên cứu, nhà nông và nhà doanh
nghiệp.
+ Cùng xây dựng, hỗ trợ và hướng dẫn phát triển mô hình sản xuất mẫu
(các mô hình sản xuất, chăn nuôi tiên tiến như mô hình HTX trồng màu, mô
hình trồng dưa phủ bạt, mô hình nuôi tôm hiệu quả ngay tại địa phương). Với
mô hình sản xuất thành công tại một số nông hộ tiêu biểu sẽ là cách thức tập
huấn hiệu quả, gần gũi, nhanh chóng với cộng đồng xung quanh.
+ Tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề về các mô hình sản
xuất nông nghiệp tiên tiến, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất những sáng
kiến vận dụng kinh nghiệm dân gian và khoa học kỹ thuật vào tình hình thực
tiễn tại địa phương.
+ Tổ chức các chuyến tham quan, tìm hiểu về các mô hình sản xuất hiệu
quả ở các địa phương lân cận để nông dân dễ dàng tiếp thu và nắm bắt thông
478
tin, kích thích sự tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu thử nghiệm từ đó vận dụng
vào sản xuất.
+ Có chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi cho những nông hộ chuyển đổi mô
hình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng/ vật nuôi, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất.
+ Đầu tư cho giáo dục, nâng cao trình độ dân trí của cộng đồng, nâng cao
hiểu biết về BĐKH.
+ Có chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao
quay về phục vụ địa phương. Họ vừa có sự am hiểu về địa bàn, vừa là lực lượng
nòng cốt trong tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
4. Kết luận
BĐKH là thách thức to lớn, để có thể giải quyết thiệt hại do BĐKH gây
ra cần huy động rất nhiều nguồn lực. Kinh nghiệm dân gian/tri thức bản địa như
một nguồn tài nguyên đã và đang giúp ích rất nhiều cho cộng đồng cư dân ven
biển tỉnh Bến Tre trong sản xuất và canh tác nông nghiệp, từ đó phát triển sinh
kế hiệu quả, tăng thu nhập, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên. Phát triển
cộng đồng dựa trên sự am hiểu của cộng đồng về quy luật tự nhiên, ứng xử sao
cho phù hợp với tự nhiên là nền tảng của phát triển bền vững, điều này là hoàn
toàn phù hợp với cộng đồng có vốn tri thức bản địa phong phú, đang là nền
tảng cho ứng phó với BĐKH như cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre. Là
nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn tương đối khó khăn, để phát triển bền
vững ba huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú trước hết cần đẩy mạnh mục tiêu
phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế, cần phát huy mọi tiềm năng
sáng tạo, các sáng kiến, kinh nghiệm dân gian kết hợp với khoa học kỹ thuật,
tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ
năng lực tài chính, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật
để giúp người dân sản xuất kinh tế hiệu quả hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asian Disaster Preparedness Center (ADPC). 2003. Climate Protection
Programme Climate Change and Development in Vietnam: Agriculture and
Adaptation for the Mekong Delta Region Published by: Deutsche
479
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH Division 44 -
Environment and Infrastructure PN 01.2184.8
2. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2009, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho VN
3. Minh Anh, 2016, Nước nhiễm mặn bao vây xứ dừa Bến Tre,
https://news.zing.vn/mien-tay-chiu-han-nghiem-trong-nhat-trong-100-nam-
post627178.html, truy cập ngày 02/04/2018.
4. Nguyễn Sơn, 2014, Bến Tre triển khai Dự án “Thích ứng biến đổi khí hậu
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (AMD),
tinh/ben-tre-trien-khai-du-an-thich-ung-bien-doi-khi-hau-vung-dong-bang-
song-cuu-long-amd, truy cập ngày 28/03/2018
5. Thông tấn xã Việt Nam, 2014, Khởi động kỹ thuật Dự án thích ứng biến
đổi khí hậu vùng ĐBSCL,
thuat-Du-an-thich-ung-bien-doi-khi-hau-vung-DBSCL.html, truy cập ngày
28/03/2018
6. Trần Long, 2016, Tổng Bí thư: Bến Tre có cơ cấu kinh tế nông nghiệp 42%
là quá lớn!,
co-co-cau-kinh-te-nong-nghiep-42-la-qua-lon.html, truy cập ngày
04/04/2018
7. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bến Tre, 2014, Khung kế hoạch hành
động ứng phó với BĐKH tỉnh Bến Tre trong khuôn khổ chương trình mục
tiêu quốc gia
8. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, 2015, Kịch bản BĐKH và nước biển dâng
tỉnh Bến Tre
9. Waibel, Michael, 2008, “Implications and Challenges of Climate Change
for Vietnam.” Pacific News 29 (January/February):26-27
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36_7893_2207253.pdf