Tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nước lợ ven biển vùng bắc trung bộ và đề xuất giải pháp ứng phó - Cao Lệ Quyên: 3
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NUÔI TÔM NƯỚC LỢ VEN BIỂN
VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
TS. Cao Lệ Quyên
Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản (VIFEP)
Mở đầu
Vùng duyên hải Bắc Trung bộ (BTB), bao gồm 6 tỉnh ven
biển là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế là khu vực có hoạt động nuôi trồng thủy sản
(NTTS) ven biển nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng phát
triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh
tế - xã hội của người dân ven biển. Tuy nhiên, trong bối cảnh
biến đổi khí hậu (BĐKH) đang và sẽ tiếp tục diễn ra hết sức
phức tạp thì hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển của khu vực
cũng là một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn từ BĐKH
và các tác động này nếu không có biện pháp can thiệp, có thể đe
dọa các mục tiêu tăng trưởng bền vững của thuỷ sản trong vùng
đã được xác định trong Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch tổng thể phá...
70 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nước lợ ven biển vùng bắc trung bộ và đề xuất giải pháp ứng phó - Cao Lệ Quyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NUÔI TÔM NƯỚC LỢ VEN BIỂN
VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
TS. Cao Lệ Quyên
Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản (VIFEP)
Mở đầu
Vùng duyên hải Bắc Trung bộ (BTB), bao gồm 6 tỉnh ven
biển là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế là khu vực có hoạt động nuôi trồng thủy sản
(NTTS) ven biển nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng phát
triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh
tế - xã hội của người dân ven biển. Tuy nhiên, trong bối cảnh
biến đổi khí hậu (BĐKH) đang và sẽ tiếp tục diễn ra hết sức
phức tạp thì hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển của khu vực
cũng là một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn từ BĐKH
và các tác động này nếu không có biện pháp can thiệp, có thể đe
dọa các mục tiêu tăng trưởng bền vững của thuỷ sản trong vùng
đã được xác định trong Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển
ngành thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Tuy nhiên, hiện chưa có các đánh giá đầy đủ về tác động của
BĐKH đến diện tích, cơ sở hạ tầng (CSHT) và sản lượng tôm
nuôi nước lợ ven biển BTB theo các kịch bản BĐKH quốc gia.
Hiện tại, mới chỉ có một số nghiên cứu tác động của biến đổi
khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản được thực hiện ở đồng bằng
4
sông Cửu Long (ĐBSCL) và một số vùng khác, như nghiên cứu
của Kam và các cộng sự (2010) về tác động của BĐKH đến
nuôi tôm và cá tra ở ĐBSCL, nghiên cứu của Phạm Quang Hà
và cộng sự (2011) về tác động của BĐKH đến nông nghiệp và
thủy sản tại một số tỉnh, nghiên cứu của Viện Kinh tế và Quy
hoạch Thuỷ sản (VIFEP) phối hợp với Trung tâm Nghề cá thế
giới (WorldFish) (2015) về tình trạng dễ bị tổn thương với
BĐKH của lĩnh vực NTTS; hoặc nghiên cứu của Viện Nghiên
cứu NTTS 1 (RIA 1) (2014) về xây dựng mô hình NTTS ven
biển ứng phó với BĐKH thực hiện ở khu vực đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH). Đối với khu vực duyên hải Bắc bộ và BTB, mới
chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thanh và các cộng sự
(2015) về thiệt hại bằng tiền của lĩnh vực NTTS trước tác động
của BĐKH tại một số tỉnh. Bởi vậy, rất cần thiết phải thực hiện
nghiên cứu về tác động của BĐKH đến một số yếu tố quan
trọng của nuôi tôm nước lợ tại vùng BTB như yếu tố về diện
tích, CSHT và sản lượng tôm nuôi theo kịch bản BĐKH đã
được ban hành.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các tác động của BĐKH
đến NTTS có thể được giảm nhẹ thông qua các biện pháp thích
ứng hiệu quả của người nuôi và các tổ chức cộng đồng thông
qua việc quản lý trang trại hiệu quả về mùa vụ, môi trường
nuôi... cũng như tuân thủ tốt kỹ thuật nuôi và sử dụng hợp lý
các loại vật tư đầu vào như thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh
học, thuốc thú y và năng lượng trong hoạt động nuôi. Bởi vậy,
việc tiến hành triển khai một số mô hình NTTS để thử nghiệm
một số giải pháp thích ứng cũng là những thực hành tốt để cho
cộng đồng xem xét học tập. Kết quả của mô hình sẽ củng cố
thêm cơ sở thực tiễn để nâng cấp các giải pháp mang tính đồng
5
bộ và khả thi hơn để giải quyết được các khâu từ kỹ thuật cho
đến tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong ứng
phó với BĐKH.
Từ các lý do trên cho thấy, rất cần thiết phải có đánh giá
mang tính dự báo về tác động của BĐKH đến diện tích nuôi,
CSHT kèm theo và sản lượng tôm nuôi nước lợ theo các kịch
bản về BĐKH đã được Chính phủ ban hành năm 2012 cũng như
triển khai mô hình thử nghiệm một số giải pháp ứng phó với
BĐKH ở cấp độ cộng đồng địa phương, làm cơ sở đề xuất các
giải pháp thích ứng tổng hợp và nhân rộng trong thực tiễn.
1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ
ven biển vùng BTB và đề xuất được các giải pháp thích ứng
tổng hợp, nhằm góp phần phát triển NTTS ven biển bền vững
trong bối cảnh BĐKH.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tác động của BĐKH đến diện tích, CSHT và
sản lượng nuôi tôm nước lợ ven biển BTB;
- Xây dựng được mô hình thử nghiệm nuôi tôm nước lợ ven
biển ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số địa phương;
- Xây dựng được các giải pháp ứng phó tổng hợp để quản lý
và phát triển nuôi tôm nước lợ ven biển bền vững ứng phó với
biến đổi khí hậu;
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong các đối tượng nuôi trồng thủy sản ven biển, tôm nước
6
lợ, nhuyễn thể và cá biển là 3 nhóm đối tượng quan trọng được
xác định là những nhóm nuôi mặn, lợ chủ lực của ngành thủy
sản. Trong đó, tôm nuôi nước lợ (mà chủ yếu là tôm sú và tôm
thẻ chân trắng) chiếm vị trí quan trọng trong giá trị và kim
ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản. Năm 2016, trong tổng số
0,85 triệu ha nuôi mặn lợ trên toàn quốc, diện tích nuôi tôm
nước lợ là 0,7 triệu ha, chiếm tới 82,4% (Tổng cục Thuỷ sản,
2016). Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu chính của nhiệm vụ
này được xác định là tôm nuôi nước lợ ven biển với hai đối
tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại các vùng nuôi tôm nước
lợ thuộc 6 tỉnh ven biển của vùng BTB, bao gồm: Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Trong đó, việc đánh giá tác động được thực hiện cho cả vùng
duyên hải BTB gồm 6 tỉnh, còn việc xây dựng mô hình thử
nghiệm được thực hiện tại 2 tỉnh là Thanh Hoá và Hà Tĩnh, thử
nghiệm với đối tượng tôm sú và tôm chân trắng trong 04 mô
hình: 02 mô hình tôm sú tại Thanh Hóa và 02 mô hình tôm chân
trắng tại Hà Tĩnh.
3. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Dựa trên phương pháp tiếp cận của Uỷ ban Liên chính phủ
về BĐKH (IPCC, 2007) về đánh giá tác động của BĐKH, đã có
một số nghiên cứu liên quan đến đánh giá ảnh hưởng của
BĐKH đến NTTS ven biển. Nghiên cứu của Chen (2011) tại
Đài Loan về tác động của nhiệt độ bề mặt nước biển đến sản
lượng cá măng đã áp dụng mô hình nhiệt độ phi tuyến tính theo
thời gian để xây dựng mối quan hệ giữa nhiệt độ trung bình năm
7
và nhiệt độ nhỏ nhất trong mùa đông (tháng 1-3 hằng năm) với
sản lượng cá măng nuôi trên biển. Trong nghiên cứu này, dữ
liệu để chạy mô hình là sản lượng cá măng được thu thập trong
giai đoạn năm 1982-2008 từ Cục Nông nghiệp của thành phố
Cao Hùng (Đài Loan) và số liệu nhiệt độ bề mặt nước biển từ
năm 1960-2008.
Kết quả nghiên cứu của Chen (2011) cho thấy, nhiệt độ bề
mặt nước biển trung bình năm không có ảnh hưởng ở mức đáng
kể đến sản lượng cá măng. Thay vào đó thì nhiệt độ thấp nhất
trong các tháng mùa đông có tác động tiêu cực đáng kể đến sản
lượng cá măng nuôi tại khu vực nghiên cứu. Đây là một hướng
nghiên cứu tiềm năng được xem xét chỉnh lý, phát triển và áp
dụng vào việc lượng hóa các tác động của BĐKH đến sản lượng
nuôi tôm nước lợ trong phạm vi nghiên cứu này.
Trong nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế vùng Châu Mỹ La tinh
và Caribe (ECLAC, 2011) về tác động của BĐKH đến lĩnh vực
nông nghiệp Guyana, trong đó có thủy sản, mô hình kinh tế
lượng đã được áp dụng để lượng hóa mối quan hệ này. Trong
mô hình, nhóm tác giả đã xây dựng được mối quan hệ về sự phụ
thuộc của sản lượng hải sản (bao gồm cả khai thác và NTTS
trên biển) với các yếu tố như giá hải sản xuất khẩu, nhiệt độ bề
mặt nước biển (SST) và lượng mưa năm (Rain) theo 3 kịch bản
BĐKH đến năm 2050 của IPCC xây dựng (kịch bản đối chứng -
BAU, kịch bản B2 và A2). Mô hình kinh tế lượng được xây
dựng cho thấy, mối quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng thủy sản
của Guyana với sự thay đổi của lượng mưa và nhiệt độ bề mặt
nước biển được dự báo trong kịch bản BĐKH của IPCC (2007).
Khi lượng mưa trong tương lai tăng lên 0,1 m (100 mm) thì sản
lượng thủy sản Guyana sẽ giảm đi khoảng 1,3%. Mối liên hệ
8
này cũng phù hợp với giả thiết là lượng mưa tăng sẽ làm giảm
cường độ khai thác và gây thiệt hại cho các công trình cơ sở hạ
tầng có liên quan đến nghề cá. Tương tự như vậy với nhiệt độ
bề mặt nước biển, cũng có mối quan hệ nghịch với sản lượng
thủy sản, tuy không lớn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các
tác giả đã không xem xét đồng thời tác động của các yếu tố kỹ
thuật (công nghệ nuôi, sử dụng con giống, thức ăn, hóa chất,...)
đến sản lượng thủy sản, cũng như tần suất và cường độ các cơn
bão, lũ lụt hoặc hạn hán có thể xảy ra trong cả thời kỳ nghiên
cứu nên kết quả mô hình cần được xem xét thêm. Tuy nhiên,
đây cũng là một hướng nghiên cứu được xem xét và điều chỉnh
để áp dụng vào việc lượng hóa các tác động của BĐKH đến
nuôi tôm nước lợ trong nghiên cứu này.
Đến nay, mặc dù hiện tượng BĐKH toàn cầu do con người
gây ra đã được thừa nhận, nhưng từ phương diện nghiên cứu
khoa học, thông tin liên quan đến BĐKH còn chứa nhiều yếu tố
không chắc chắn. Nghiên cứu tổng quan của De Silva và Soto
(2009), De Silva (2012), Cochrane et al. (2009), Badjeck et al.
(2010) về tác động tiềm tàng của BĐKH đến ngành thủy sản
cho thấy, các nghiên cứu tác động BĐKH trong ngành thủy sản
đều chứa đựng yếu tố không chắc chắn, thường dựa trên các
tính chất đặc thù của giống loài thủy sản và mối tương quan với
môi trường tự nhiên để phán đoán. Đây là những điểm cần lưu ý
khi thực hiện đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất, sản
lượng, diện tích và CSHT hoạt động nuôi tôm nước lợ trong
nghiên cứu này.
3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Do ảnh hưởng của BĐKH mang tính toàn cầu, rất phức tạp
và khó dự báo, nghiên cứu về BĐKH nói chung và BĐKH trong
9
NTTS nói riêng luôn phức tạp và mang tính không chắc chắn.
Bởi vậy, theo Trần Văn Nhường và các cộng sự (2014), khi
triển khai nghiên cứu ở cấp ngành hoặc các quy mô nhỏ hơn
như hộ gia đình và cộng đồng thì việc nhận thức và tách biệt tác
nhân BĐKH ra khỏi các tác nhân khác để nghiên cứu theo
phương pháp nghiên cứu khoa học thuần túy gặp rất nhiều khó
khăn. Ở Việt Nam, phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên
cứu BĐKH đã được áp dụng, từ nghiên cứu định tính để giúp
nhận diện các biểu hiện của BĐKH đến các phương pháp
nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH và đề xuất giải pháp
thích ứng cho đối tượng nghiên cứu. Năm 2011, Viện Khoa học
Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN, 2011) đã ban
hành tài liệu hướng dẫn “Đánh giá tác động của BĐKH và xác
định các giải pháp thích ứng” làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa
phương áp dụng trong đánh giá tác động của BĐKH đến từng
lĩnh vực cụ thể. Quy trình hướng dẫn của IMHEN (2011) nhấn
mạnh phương pháp tiếp cận hệ thống trong đánh giá tác động
của BĐKH (bao gồm 7 bước) và được kế thừa một phần trong
đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ trong
nghiên cứu này.
Thời gian qua, tại Việt Nam đã có một số hoạt động nghiên
cứu, đánh giá được thực hiện nhằm đánh giá các tác động của
BĐKH đến sản xuất NTTS và đề xuất các giải pháp ứng phó.
Các nghiên cứu được tiến hành rải rác trên khắp các vùng miền,
nhưng chủ yếu tập trung tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) và đồng bằng sông Hồng, một số tập trung phân tích
các tác động trong quá khứ đã xảy ra, hoặc đánh giá định tính
để nhận diện các tác động, một số tập trung phân tích khía cạnh
10
kinh tế của thích ứng hoặc tính toán chỉ số dễ bị tổn thương của
đối tượng nghiên cứu (Cao Lệ Quyên và nnk, 2014).
Các tác động của BĐKH đến NTTS ven biển cũng được Mai
Văn Tài và nnk (2014) nhận diện thông qua việc áp dụng mô
hình Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Ứng phó
(DPSIR). Bốn yếu tố BĐKH có tác động lớn đến NTTS ven
biển là (1) Nước biển dâng; (2) Thay đổi nhiệt độ theo mùa và
nhiệt độ cực đoan; (3) Kiểu mưa và lượng mưa thay đổi; và (4)
Bão và tố lốc.
Thông qua các cuộc tham vấn với các bên liên quan như
người nuôi tôm, chính quyền địa phương, và các nhà khoa học
trong và ngoài nước, Vũ Vi An và nnk (2014) đã đánh giá nhận
thức về tác động của BĐKH cũng như xác định được 5 yếu tố
liên quan đến biến đổi khí hậu có tác động đến nghề nuôi tôm ở
ĐBSCL, bao gồm: nhiệt độ tăng, nước biển dâng, mưa to và trái
mùa, bão tố. Lý thuyết tiếp cận hệ thống cũng được Trần Hoài
Giang và nnk (2014) áp dụng để nghiên cứu sơ bộ về khả năng
phục hồi, thích ứng và chuyển hóa của các hệ thống nuôi trồng
thủy sản (NTTS) ven biển ĐBSCL đối với BĐKH. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, BĐKH có tác động đa phương diện đến
nghề NTTS ven biển trong vùng và theo cả hai chiều hướng tiêu
cực lẫn tích cực, được dự đoán ngày càng gia tăng trong tương
lai, như làm tăng diện tích sản xuất thủy sản nước lợ và giảm
diện tích sản xuất thủy sản nước ngọt; giảm diện tích nuôi các
loài nhuyễn thể; giảm năng suất NTTS và tăng nguy cơ dịch
bệnh; gây thiệt hại về người, tải sản và cơ sở hạ tầng NTTS.
Khả năng phục hồi của các hệ thống NTTS trong vùng ĐBSCL
đối với BĐKH chưa cao, đồng thời khả năng thích ứng và
chuyển hóa với BĐKH còn thấp. Nguyên nhân là do các biện
11
pháp nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH từ cấp quản lý
đến cộng đồng người nuôi chưa được chủ động và còn nhiều bất
cập.
Đối với hoạt động nuôi tôm nước lợ tại Thanh Hoá, trong
luận án tiến sỹ về Khoa học môi trường, tác giả Cao Lệ Quyên
(2016) đã bước đầu phân tích, làm sáng tỏ và vận dụng cơ sở lý
thuyết và thực tiễn trong xây dựng mô hình tương quan hồi quy
đa biến về mối quan hệ giữa sản lượng tôm nuôi nước lợ với các
yếu tố BĐKH để dự báo được tác động của BĐKH đến nuôi
tôm tại Thanh Hóa ở cả hai cấp độ: cộng đồng người nuôi tôm
địa phương và cấp tỉnh. Theo kết quả luận án, phần lớn các yếu
tố biểu hiện của BĐKH có ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng
tôm nuôi nước lợ ở tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các yếu tố về số
cơn bão và số ngày nắng nóng trên 35°C trong năm. Kết quả
này góp phần khẳng định nghiên cứu của các tác giả Staples và
Heales (1991), Fast & Boyd (1992), Bùi Quang Tề (2003)1 và
Ngô Đăng Nghĩa (2008) khi cho rằng, nhiệt độ tăng cao trên
35°C làm cho tôm nuôi giảm ăn hoặc thậm chí bỏ ăn, suy giảm
sức đề kháng, dễ bị nhiễm bệnh và giảm tốc độ tăng trưởng.
Điều này cũng đã được đề cập trong nghiên cứu của Bùi Quang
Tề (2003) khi phân tích hiện tượng tôm nuôi bị chết tới 57%
trong tổng số diện tích thả tôm tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu
và Cà Mau năm 2002. Tác giả này đã khẳng định, nguyên nhân
1Đối với tôm sú nuôi thương phẩm, nhiệt độ thích hợp nhất là 28-320C. Khi nhiệt độ
nước trong ao là 350C tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) là 100%, nhưng ở
nhiệt độ 37,50C tôm chỉ còn sống 60%, nhiệt độ 400C tỷ lệ tôm sống là 40%. Với tôm
lớt (Panaeus merguiensis) ở 340C tỷ lệ sống 100%; ở 360C chỉ còn 50% tôm hoạt động
bình thường, 5% tôm chết; ở 380C thì 50% tôm chết, ở 400C thì 75% tôm chết (Bùi
Quang Tề, 2003). Như vậy, có thể thấy mức nhiệt độ nước 350C chính là ngưỡng chịu
đựng của tôm nuôi.
12
chính của thiệt hại năm 2002 là do hiện tượng El-Nino hoạt
động mạnh trong năm 2002 đã làm nhiệt độ không khí tại khu
vực Nam bộ tăng cao với thời lượng nắng nóng kéo dài hơn
mức bình thường, “dẫn đến nhiệt độ nước ở các đầm nuôi tôm
cũng tăng cao, chúng đã gây sốc cho tôm, làm cho tôm yếu, dễ
bị bệnh và chết” (Bùi Quang Tề, 2003).
Do tác động trên diện rộng, nên các yếu tố này có ảnh hưởng
kéo dài tới hai, ba năm sau; gây ra những thiệt hại lớn về môi
trường nuôi và cơ sở hạ tầng quan trọng trong vùng nuôi tôm.
Thông qua kết quả chạy tương quan giữa nhiệt độ nước và nhiệt
độ không khí ở khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa tại các trạm
Tĩnh Gia và Sầm Sơn với hệ số tương quan (r) giữa nhiệt độ
không khí và nhiệt độ nước trong cả 2 trường hợp lần lượt là
0,995 và 0,972 (trạm Tĩnh Gia); 0,99 và 0,941 (trạm Sầm Sơn)
(đều cao gần bằng 1), với giá trị sig. < 0.05, luận án đã cho thấy
mối tương quan giữa 2 biến số nhiệt độ không khí và nhiệt độ
nước có ý nghĩa thống kê với tương quan thuận chiều chặt chẽ
với nhau. Bởi vậy, luận án của Cao Lệ Quyên (2016) đã chứng
minh được việc sử dụng biến nhiệt độ không khí như là một
biến “gián tiếp” thay thế cho biến nhiệt độ nước trong mô hình
hồi quy dự báo tác động của BĐKH là có cơ sở khoa học đáng
tin cậy.
Trong nghiên cứu của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
(2012), đã xác định hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp bao
gồm các công trình thủy lợi nội đồng; công trình đê đập và các
công trình ngăn mặn, giữ ngọt. Trong nghiên cứu này, các tác
giả đã nhận diện được các tác động của BĐKH đến hệ thống cơ
sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn trong cả nước: Các hiện
tượng khí hậu cực đoan bão, lũ quét và hạn hán làm hư hại các
13
công trình thủy lợi, các tác động của mực nước biển dâng cản
trở thoát nước và tăng xâm nhập mặn. Trong nghiên cứu này,
các phương pháp xác định thiệt hai do thiên tai, biến đổi khí hậu
đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp được áp dụng bao gồm: phương
pháp dự kiến ảnh hưởng; phương pháp tương tự thực nghiệm;
phương pháp xác định thiệt hại do biến đổi khí hậu; và một số
phương pháp khác. Ngoài ra, nghiên cứu của Viện Nước, Tưới
tiêu và Môi trường (2012) cũng sử dụng phần mềm MapInfor để
phục vụ cho việc xây dựng cảnh báo ảnh hưởng của BĐKH đến
hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và được kế thừa
một phần trong xây dựng phương pháp nghiên cứu của nhiệm
vụ này.
Trong nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) do
Kam và cộng sự (2010) thực hiện ở ĐBSCL, nhóm tác giả đã sử
dụng các công cụ kinh tế để tính toán chi phí của các giải pháp
thích ứng với BĐKH của các hệ thống nuôi tôm trong khu vực.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, nếu không có giải pháp
thích ứng, thu nhập của các hộ nuôi tôm có thể giảm 130 triệu
đồng/ha vào năm 2020 và lên đến 950 triệu đồng/ha năm 2050.
Chi phí thích ứng với BĐKH trong nuôi tôm có thể sẽ tăng bao
gồm gia tăng chi phí bơm nước và lấy nước tại các đầm nuôi
tôm, và có thể chiếm khoảng 2,4% tổng chi phí hằng năm (giai
đoạn 2010-2050). Nghiên cứu này mới tập trung đánh giá khía
cạnh kinh tế do BĐKH ở quy mô cấp hộ gia đình tại vùng
ĐBSCL, chưa đánh giá được tác động của BĐKH đến sản lượng
tôm nuôi nước lợ trong vùng.
Tại vùng Bắc bộ và BTB, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Thanh và các cộng sự (2015), thông qua việc áp dụng mô hình
hàm sản xuất Cobb-Douglas, cũng đã lượng giá tác động của
14
BĐKH đến NTTS (cả nước ngọt và mặn lợ) của 10 tỉnh thuộc
khu vực Bắc bộ và BTB. Theo kết quả nghiên cứu này, đến năm
2050, với giá so sánh năm 2012 và tỷ lệ chiết khấu là 3%/năm
thì biến động của nhiệt độ theo kịch bản BĐKH có thể gây thiệt
hại cho sản xuất NTTS tại đây khoảng gần 460 tỷ đồng, sự thay
đổi của lượng mưa gây thiệt hại gần 60 tỷ đồng và 65 tỷ đồng là
thiệt hại do bão (Nguyễn Ngọc Thanh và các cộng sự, 2015).
Tuy nhiên, do nghiên cứu này có phạm vi lượng giá tác động
đối với thủy sản của toàn khu vực Bắc Bộ với tổng số 10 tỉnh,
thành và cho cả lĩnh vực khai thác và NTTS nên chưa thể đánh
giá chi tiết về tác động của BĐKH đến lĩnh vực nuôi tôm nước
lợ. Nghiên cứu này sẽ xem xét kế thừa cách tiếp cận của
Nguyễn Ngọc Thanh và các cộng sự (2015) trong việc áp dụng
hàm Cobb-Douglas để lượng hóa được tác động của BĐKH đến
sản lượng nuôi tôm nước lợ của vùng duyên hải BTB.
Áp dụng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
với BĐKH của IPCC (2007) và kế thừa phương pháp đánh giá
của nhóm tác giả Kam và cộng sự (2010), nghiên cứu của Viện
Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (VIFEP) phối hợp với Trung
tâm Nghề cá Thế giới (2015) cũng đã áp dụng phương pháp xây
dựng chỉ số tổn thương và tiếp cận không gian với sự hỗ trợ của
GIS và các công cụ khác để so sánh mức độ tổn thương của lĩnh
vực NTTS với BĐKH giữa các tỉnh. Theo đó, những tỉnh ven
biển của 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL là những vùng có mức độ dễ
bị tổn thương cao. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng vẫn chưa tập
trung đánh giá sâu cho lĩnh vực nuôi tôm nước lợ do phạm vi
nghiên cứu trải rộng trên toàn quốc nên việc phân tích đánh giá
khó có thể thực hiện sâu cho từng lĩnh vực. Tuy nhiên, đây cũng
là hướng nghiên cứu được xem xét kế thừa, áp dụng trong việc
15
đánh giá tác động của BĐKH đến diện tích nuôi tôm nước lợ
trong nghiên cứu này.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp kế thừa
Thu thập, phân tích và kế thừa các tài liệu, số liệu, báo cáo
nghiên cứu có liên quan như: Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác
động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng (IMHEN,
2011), các quy hoạch phát triển NTTS ven biển của 6 tỉnh
duyên hải BTB, các quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch sử
dụng đất của địa phương, các tài liệu về điều kiện tự nhiên cho
phát triển nuôi tôm nước lợ ven biển của 6 tỉnh, chiến lược và
quy hoạch phát triển thủy sản toàn quốc, các báo cáo đánh giá
tác động và đề xuất giải pháp thích ứng trong NTTS của các tác
giả trong và ngoài nước và các tài liệu khác có liên quan.
Thông tin thứ cấp còn được thu thập để phục vụ cho việc
chạy mô hình hồi quy đa biến nhằm lượng hoá và dự báo được
tác động của BĐKH đến sản lượng tôm nuôi nước lợ ở cấp tỉnh.
Dữ liệu sử dụng cho mô hình là số liệu thứ cấp được thu thập từ
các nguồn khác nhau như: các quy hoạch phát triển NTTS 6
tỉnh, các Niên giám thống kê của tỉnh hoặc của ngành nông-
lâm-thủy sản, các số liệu quan trắc về khí tượng, thủy văn của
Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia và Đài Khí tượng Thủy
văn các tỉnh.
Dữ liệu theo chuỗi thời gian từ 1990-2013 của các tỉnh trong
vùng BTB (riêng tỉnh Thanh Hoá, chuỗi số liệu được thu thập từ
năm 1972-2015) của sản lượng tôm nuôi, diện tích nuôi, vốn
đầu tư, lao động, nhiệt độ trung bình năm, số ngày có nhiệt độ
trên 35°C tại các trạm đo ven biển, lượng mưa năm vùng ven
16
biển và số lượng các cơn bão có ảnh hưởng đến các tỉnh được
thu thập và phân tích trong mô hình hồi qui.
4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập qua tham vấn cán bộ địa
phương và thảo luận nhóm PRA với các cộng đồng người nuôi
tôm địa phương trong việc thiết kế, triển khai mô hình thử
nghiệm và đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH.
Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nên nhiệm vụ đã xác
định lựa chọn và thử nghiệm 4 mô hình với 2 cấp độ là cấp độ
cộng đồng (hỗ trợ CSHT cho vùng nuôi và tập huấn nâng cao
năng lực cho cộng đồng của vùng nuôi) và cấp độ trang trại (hỗ
trợ CSHT cho trang trại nuôi và quy trình kỹ thuật cho hộ gia
đình) ở 2 tỉnh Thanh Hóa (xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hoá)
và Hà Tĩnh (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà).
4.3. Phương pháp thống kê trong xây dựng mô hình
hồi qui đa biến để lượng hóa tác động của BĐKH đến sản
lượng NTTS
Áp dụng mô hình tương quan hồi quy đa biến để xây dựng
mối quan hệ giữa sản lượng tôm nuôi nước lợ tại các tỉnh vùng
BTB với các biến đầu vào: diện tích, lao động, vốn đầu tư, nhiệt
độ trung bình mùa hè theo năm, số ngày có nhiệt độ trên 35°C
trong năm tại các trạm đo ven biển, lượng mưa TB năm và
lượng mưa mùa hè, và số lượng cơn bão có ảnh hưởng trong
năm để lượng hóa tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ.
Mô hình nghiên cứu khung có dạng như sau:
Y= β0 + β1X1 + β2x2 ++ β6x6+ t (I)
Trong đó:
Y: Là sản lượng tôm nuôi
17
β0, β1, β2,, β6: Là hệ số biến thiên của các yếu tố đầu vào
của sản xuất và các yếu tố BĐKH và được ước lượng bằng
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Các thông số này
cho biết mỗi khi a1, a2,,a6 tăng lên một đơn vị sẽ làm cho x1,
x2,,x6 tăng lên bao nhiêu đơn vị.
x1, x2,,x6: Là các biến đầu vào của sản xuất và biến BĐKH
(diện tích, lao động, vốn đầu tư, nhiệt độ, lượng mưa, số lượng
cơn bão).
Để ứng dụng được phương pháp này cần có 07 chuỗi số liệu
về nuôi tôm và BĐKH ở các tỉnh nghiên cứu trong giai đoạn
1990-2013 (riêng tỉnh Thanh Hoá, chuỗi số liệu được thu thập
từ năm 1972-2015) như sau: Y (Sản lượng nuôi tôm của tỉnh
theo từng năm); a1 (diện tích nuôi tôm của tỉnh theo từng năm);
a2 (năng suất nuôi tôm của tỉnh theo từng năm); a3 (nhiệt độ
mùa hè của tỉnh theo từng năm); a4 (tổng lượng mưa mùa hè của
tỉnh theo từng năm); a5 (số lượng cơn bão và áp thấp đổ bộ vào
tỉnh theo từng năm); a6 (tổng lượng mưa cả năm); t (biến xu thế
thời gian) (riêng tỉnh Thanh Hoá được bổ sung thêm biến a5 về
số ngày có nhiệt độ nắng nóng trên 35°C trong năm).
4.4. Phương pháp tiếp cận không gian (spatial
approach) trong đánh giá tác động đến diện tích và
CSHT
Áp dụng phương pháp tiếp cận không gian (spatial
approach) và các công cụ hỗ trợ như GIS và viễn thám trong
đánh giá tác động của BĐKH đến diện tích nuôi và CSHT kèm
theo.Các tác động chính của BĐKH đến diện tích nuôi tôm
nước lợ và CSHT được thể hiện qua bảng sau:
18
Bảng 1: Tóm tắt các tác động chính của BĐKH
đến nuôi tôm và phương pháp đánh giá
Các yếu tố
khí hậu
Đối tượng bị
tác động
Tác động, rủi ro
Phương pháp
đánh giá
Thay đổi
lượng mưa,
NBD
Diện tích
nuôi tôm
nước lợ
Gây ngập lụt làm
giảm diện tích
Lập bản đồ các
vùng ngập
Nước biển
dâng
Diện tích
nuôi tôm
nước lợ
Xâm nhập mặn
sâu, mở rộng
diện tích tiềm
năng chuyển đổi
sang nuôi tôm
nước lợ
Phương pháp
GIS chồng lấp
bản đồ để phân
vùng ảnh
hưởng
Các hiện
tượng khí
hậu cực đoan
khác:
Bão, áp thấp
nhiệt đới
Cơ sở hạ
tầng nuôi
tôm nước lợ
Tàn phá, làm hư
hỏng CSHT nuôi
trồng thủy hải
sản
Thống kê, đánh
giá và dự báo
thiệt hại
Nguồn: Chỉnh lý từ IMHEN (2011)
Các bước triển khai đánh giá tác động của BĐKH, NBD đến
diện tích nuôi tôm sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng Cơ sở dữ liệu không gian (geodatabase)
khu vực nghiên cứu.
Cơ sở dữ liệu không gian bao gồm các lớp bản đồ được phân
tích, biên tập đưa về thống nhất cùng một hệ tọa độ, hệ quy
chiếu, bao gồm:
- Lớp bản đồ hành chính: tỉnh, huyện, xã, thôn/xóm/ấp, ghi
19
chú địa danh;
- Lớp bản đồ thủy văn: hệ thống sông, cửa sông;
- Lớp bản đồ hải văn: nền biển, đường đẳng sâu;
- Lớp bản đồ địa hình: bình độ cái, bình độ con, ghi chú địa
danh;
- Lớp bản đồ các tuyến đê chính: đê các cấp, kè, công trình đê
điều;
- Lớp bản đồ các công trình thủy lợi chính: cống, kênh
mương;
- Lớp bản đồ các điểm độ cao;
- Lớp bề mặt địa hình (dạng raster) được xây dựng từ mô
hình địa hình TIN; kết xuất từ hệ thống điểm độ cao;
- Lớp bản đồ ảnh vệ tinh.
Bước 2: Xây dựng bản đồ hiện trạng diện tích nuôi tôm nước
lợ và cơ sở hạ tầng tương ứng.
Hiện trạng vùng nuôi tôm nước lợ được xây dựng thành lớp
bản đồ dạng vectơ (polygon) và nhập vào CSDL.
Bước 3: Xác định kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho địa
phương.
Bước 4: Đánh giá tác động BĐKH, nước biển dâng cho các
vùng hiện trạng (diện tích nuôi tôm nước lợ) bằng phương pháp
GIS, phương pháp đánh giá và dự báo thiệt hại. Do vùng BTB đã
có hệ thống đê ngăn mặn được đầu tư trong nhiều năm qua nên
tác động của NBD đến XNM và mức độ ngập lụt tại vùng này
chủ yếu là diễn ra ở khu vực ngoài đê biển - nơi chủ yếu diễn ra
hoạt động nuôi tôm quảng canh cải tiến. Bởi vậy, việc đánh giá
tác động của BĐKH và NBD đến diện tích và CSHT của các
20
vùng nuôi tôm BTB sẽ chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài đê
biển.
Ngoài ra, việc đánh giá còn được phản ánh gián tiếp thông qua
việc tính toán chỉ số điều kiện phơi lộ (Exposure - E) cho các
vùng nuôi tôm nước lợ. Các phương pháp GIS được sử dụng trên
cơ sở kế thừa bản đồ chỉ số E do nhóm tác giả Viện Kinh tế và
Quy hoạch Thủy sản và Trung tâm Nghề cá Thế giới (2015) xây
dựng được trong nhiệm vụ “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
với biến đổi khí hậu làm cơ sở xây dựng các chính sách và hoạt
động hỗ trợ”. Lớp bản đồ các vùng nuôi tôm nước lợ được xây
dựng dưới dạng vector, được chồng lớp lên lớp bản đồ chỉ số E –
dạng raster. Các giá trị chỉ số E của toàn bộ các picxel nằm trong
một vùng nuôi được tổng hợp qua phép giao cắt với đối tượng
polygon của vùng nuôi và lấy giá trị trung bình. Giá trị trung bình
này được gán thành thuộc tính cho vùng nuôi tương ứng.
Từ kết quả chồng lớp bản đồ cho thấy các hệ thống CSHT
kèm theo trên diện tích đó cũng bị ảnh hưởng ở các mức độ khác
nhau (từ rất thấp đến rất cao). Vì vậy mức độ thiệt hại do ảnh
hưởng của BĐKH đến CSHT tại các vùng nuôi cũng được xác
định thông qua một biến gián tiếp. Đó là tính toán tỷ lệ giữa diện
tích nuôi tôm bị tác động do BĐKH (có kèm theo hệ thống
CSHT trong vùng) ở mức độ từ thấp đến rất cao và tổng diện tích
nuôi tôm của từng tỉnh và của cả vùng. Trên cơ sở đó luận giải và
đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đến cơ sở hạ tầng của
từng tỉnh và toàn vùng.
Các giá trị được quy đổi về thang từ 0 đến 1 thông qua công
thức sau:
Chỉ số E quy đổi = (giá trị thực - giá trị MIN)/ (giá trị MAX-
giá trị Min)
21
Sau đó, kết quả tính toán được tham chiếu theo bảng phân loại
như sau:
Bảng 2: Phân loại các mức độ về điều kiện tác động (E)
STT Chỉ số điều kiện tác động Mức độ tác động
1 0 - 0,2 Rất thấp
2 0,2- 0,4 Thấp
3 0,4 - 0,6 Trung bình
4 0,6-0,8 Cao
5 0,8 - 1 Rất cao
Nguồn: Iyengar và Sudarshan (1982).
Dựa trên kết quả tính toán các chỉ số, chỉ những diện tích được
xác định ở mức độ bị tác động từ thấp, trung bình đến rất cao mới
được đánh giá là chịu tác động của BĐKH, còn những diện tích
có chỉ số điều kiện bị tác động “rất thấp” thì coi như chưa bị ảnh
hưởng của BĐKH.
Sau đó, kết quả tính chỉ số điều kiện phơi lộ E được chồng lớp
lên bản đồ diện tích nuôi tôm của vùng BTB và các tỉnh trong
vùng (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế) để có được bức tranh tổng quát về mức độ tác
động đến diện tích nuôi và CSHT kèm theo.
4.5. Phương pháp chuyên gia
Áp dụng phương pháp chuyên gia (hội thảo tham vấn, trao đổi
trực tiếp, gửi báo cáo xin ý kiến) để tham vấn về phương pháp
nghiên cứu, công cụ nghiên cứu và kết quả của nghiên cứu.
22
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Dự báo tác động của BĐKH đến sản lượng nuôi tôm
nước lợ ven biển theo kịch bản BĐKH
5.1.1. Mối quan hệ giữa sản lượng tôm nuôi và các yếu tố
BĐKH
Áp dụng mô hình khung hàm sản xuất số (I) ở trên trong đánh
giá tác động của BĐKH đến sản lượng tôm nuôi của 6 tỉnh BTB,
kết quả đã xây dựng được mối tương quan giữa sản lượng tôm
nuôi tại các tỉnh với các yếu tố BĐKH như sau:
Bảng 3: Hàm số về mối tương quan giữa sản lượng tôm nuôi
tại các tỉnh với yếu tố BĐKH
TT Tỉnh Hàm số về mối tương quan
1 Thanh
Hoá
Ln(SLt) = -0,099 +0,019T + 0,643Ln(SLt-2) -
0,097Ln(DTt) – 0,294Ln(DTt-2) + 0,356Ln(DTt-3) +
0,079Ln(VDTt) + 0,204Ln(VDTt-1) –
0,168Ln(VDTt-3) - 0,221Ln(LDt) + 0,054NDt–
0,00006LMt +0,007SCBt – 0,025SCBt-1 -
0,029SCBt-2 – 0,001NDtren35t – 0,004NDtren35t-1
– 0,006NDtren35t-2 – 0,004NDtren35t-3 + 0,133D1
2 Nghệ An Y = 7478,29 + 1,77Acreage + 758,71Prod –
211,50Rain – 3,66Temp – 64,14Storm
3 Hà Tĩnh LnY = 5,451 + 2,091Ln(Acreage) +
3,439Ln(Capital) + 1,209Ln(Labour) – 0,008(Rain)
– 0,093(Temp) – 0,032(Storm) + 0,161(T)
4 Quảng
Bình
Y = 1326,20 + 0,90Acreage + 1233,90Prod -
11,02Rain - 16,69Temp - 331,28Storm
5 Quảng Trị Y = 22142,19 + 1,47Acreage+ 1107,55Prod –
583,40Rain – 86,44Temp – 75,89Storm +
39,05Rain2 – 90,82(T)
6 Thừa
Thiên-Huế
lnY = 3,98 + 1,20Ln(Acreage) + 0,83Ln(Labour) +
0,67Ln(Capital) - 0,15(Temp)- 0,00013(Rain) (6)
23
Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa sản lượng tôm nuôi và
các yếu tố đầu vào tại phương trình (1) (3) (6) trong bảng số 3 ở
trên cho thấy, nếu lao động nuôi tôm nước lợ tăng 1% thì sản
lượng tôm nuôi các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế tăng trung
bình lần lượt khoảng 0,07%,1,2% và 0,8%. Diện tích là một yếu
tố đầu vào quan trọng của sản xuất. Sản lượng tôm nuôi phụ
thuộc vào diện tích nuôi trồng qua các năm. Nếu diện tích nuôi
tôm tăng 1% sẽ làm cho sản lượng tôm tỉnh Hà Tĩnh và Thừa
Thiên – Huế tăng lên đáng kể, khoảng 2,1% và 1,2%. Riêng đối
với mô hình tại Thanh Hoá cho thấy, nếu diện tích nuôi tôm năm
nay tăng lên 1% sẽ làm sản lượng tôm nuôi hai năm sau giảm đi
khoảng 0,3%, nhưng sản lượng tôm nuôi ba năm sau đó lại tăng
lên khoảng 0,4%. Điều này có thể giải thích là diện tích nuôi tôm
tại địa phương đã biểu hiện xu hướng tới hạn, nếu tăng diện tích
nuôi nữa sẽ vượt ngưỡng sức tải môi trường, dẫn đến giảm năng
suất và sản lượng nuôi (Cao Lệ Quyên, 2014). Đối với các tỉnh
còn lại, nếu tăng 1 ha nuôi tôm, sản lượng tôm nuôi tỉnh Nghệ
An, Quảng Bình và Quảng Trị tăng lên lần lượt 1,77; 0,9; 1,47
tấn. Vốn đầu tư cũng góp phần vào tăng sản lượng tôm nuôi. Nếu
vốn đầu tư tăng 1%, sản lượng tôm Hà Tĩnh tăng cao, khoảng
3,4%, trong khi tỉnh Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế tăng ít, lần
lượt 0,2% và 0,7%. Năng suất cũng ảnh hưởng đến sản lượng
tôm nuôi. Khi năng suất nuôi tôm các tỉnh Nghệ An, Quảng
Bình, Quảng Trị tăng lên 1 tấn/ha thì sản lượng tôm tăng lên
758,7; 1233,9; 1107,5 tấn.
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng không nhỏ và tiêu cực
đến sản lượng nuôi tôm các tỉnh vùng BTB. Nắng nóng ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm. Khi nhiệt độ tỉnh
Hà Tĩnh và Thừa Thiên-Huế tăng 1°C làm cho sản lượng giảm
24
tương ứng 0,09% và 0,15%. Khi đó, sản lượng tôm nuôi tỉnh
Quảng Trị giảm đáng kể, xấp xỉ 86,4 tấn còn sản lượng tỉnh Nghệ
An và Quảng Bình giảm đi lần lượt 3,6 và 16,7 tấn. Riêng đối với
tỉnh Thanh Hóa, số lượng ngày nắng nóng trên 35°C ảnh hưởng
tiêu cực tới sản lượng nuôi tôm. Theo kết quả mô hình tại Thanh
Hoá, số lượng ngày nắng cao trong năm có ảnh hưởng tới tôm
nuôi kéo dài tới ba năm. Nếu số ngày nắng trên 35°C tăng lên
một ngày sẽ làm cho sản lượng tôm nuôi năm sau tương ứng
giảm đi 0,4%, hai năm sau giảm đi 0,6% và ba năm sau tiếp tục
giảm 0,4%. Điều này có thể giải thích là do nắng nóng kéo dài đã
làm giảm sức đề kháng của tôm, phát sinh dịch bệnh, suy giảm
chất lượng môi trường và làm nghèo dinh dưỡng tự nhiên trong
thủy vực. Đồng thời, nắng nóng kéo dài có thể gây ảnh hưởng
đến nguồn tôm sú bố mẹ (vốn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi
tôm sú tự nhiên) và hoạt động sản xuất giống tôm sú, dẫn đến
ảnh hưởng đến chất lượng giống tôm sú thả nuôi trong các năm
tiếp theo. Kết quả tổng quan cho thấy, một năm tại Thanh Hóa có
trung bình khoảng 24,5 ngày có nhiệt độ nắng nóng trên 35°C,
tập trung chủ yếu trong các tháng mùa hè (tháng 4-tháng 7). Như
vậy, thiệt hại do tác động của yếu tố này gây ra với hoạt động
nuôi tôm hằng năm tại địa phương là tương đối lớn và đây cũng
là điểm cần lưu ý trong việc đề xuất giải pháp thích ứng với các
biến động của yếu tố nhiệt độ ở phần sau.
Bên cạnh đó, lượng mưa và số cơn bão trong năm có ảnh
hưởng tiêu cực đến sản lượng tôm nuôi. Khi lượng mưa tăng lên
1mm thì sản lượng tôm nuôi các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế
giảm tương ứng 0,008% và 0,00013%; còn các tỉnh Nghệ An,
Quảng Bình, Quảng Trị giảm lần lượt 211,50; 11,02 và 583,4 tấn
tôm nuôi. Nếu số lượng cơn bão tăng lên 1 cơn thì sản lượng tôm
25
nuôi tại Hà Tĩnh giảm 0,032%; còn các tỉnh Nghệ An, Quảng
Bình, Quảng Trị giảm lần lượt 64,14; 331,28 và 75,89 tấn tôm
nuôi. Riêng đối với tỉnh Thanh Hoá, nếu số lượng cơn bão năm
nay tăng lên 1 cơn sẽ làm cho sản lượng tôm nuôi năm sau giảm
2,5% và năm sau nữa giảm 2,9%. Điều này có thể giải thích là do
bão đã làm suy giảm chất lượng môi trường trong và xung quanh
khu vực nuôi, xáo trộn môi trường của các thủy vực nước cấp.
Đồng thời bão cũng làm hư hỏng, thiệt hại CSHT quan trọng cho
nuôi tôm như đê, kè, bờ bao, lều trại, máy móc, thiết bị... đòi hỏi
nhiều thời gian và nguồn lực lớn để có thể khắc phục.
5.1.2.Kiểm định các mô hình hồi qui
Kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định
Breusch-Godfrey cho thấy, p-value của Chi bình phương trong
mô hình (1) (2) (3) (4) (5) lần lượt là 0,54; 0,1295; 0,073; 0,9732;
0,578 lớn hơn so với α=0,05. Như vậy, các mô hình trên không
có hiện tượng tự tương quan. Mô hình (6) tại Thừa Thiên - Huế
có D=1,929 ≈ 2 (nằm trong phạm vi 1 < d < 3) nên mô hình này
cũng không có hiện tượng tự tương quan.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thông qua kiểm định
hệ số VIF cho thấy, các biến đầu vào của mô hình vẫn còn hiện
tượng đa cộng tuyến do hệ số VIF đều >2. Cụ thể, trong mô hình
(3) (6) biến Acreage có giá trị VIF = 16,253;82,19. Biến Labour
có VIF = 8,924; 332,49. Biến Captial có VIF = 86,648; 133,12.
Mô hình (2) (4) (5) hệ số VIF của biến (Acreage, Prod) tương
ứng bằng (2,335; 2,201); (2,639; 4,628); (10,07; 4,15). Để khắc
phục hiện tượng đa cộng tuyến ta cần loại bỏ các biến có VIF >
2. Tuy nhiên, đây lại là những biến đầu vào quan trọng của hàm
sản xuất, bản thân các biến này có mối quan hệ rất chặt với nhau,
bởi vậy, các biến này vẫn được đưa vào mô hình và sử dụng để
26
dự báo.
Riêng đối với mô hình số (1) tại Thanh Hoá, khi kiểm tra hiện
tượng phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định ARCH. Kết quả
chỉ ra rằng, mô hình này không có hiện tượng phương sai sai số
thay đổi do p-value của Chi bình phương bằng 0,31 lớn hơn so
với 0,05.
Sử dụng kiểm định Ramsey RESET kiểm tra hiện tượng đa
cộng tuyến của mô hình số (1) cũng cho thấy, giá trị p-value của
F-statistic bằng 0,78 là lớn hơn so với α = 0,05. Có thể nói rằng
mô hình số (1) không có hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy, mô
hình số (1) tại Thanh Hoá có độ tin cậy cao nhất so với 5 mô hình
còn lại. Nguyên nhân có thể là do chuỗi số liệu đầu vào để chạy
mô hình được thu thập dài hơn (với 44 quan sát, từ 1972-2015)
và có độ tin cậy lớn hơn so với các mô hình còn lại. Biến đầu vào
về số lượng ngày nắng nóng trên 35°C trong năm cũng được thu
thập để chạy trong mô hình của Thanh Hoá và biến này có ý
nghĩa thống kê.
5.1.3.Dự báo tác động của BĐKH đến sản lượng tôm nuôi
theo kịch bản
Kịch bản BĐKH và nước biển dâng (NBD) các tỉnh vùng
BTB của Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) xây dựng
trong kịch bản chung của quốc gia đến năm 2100 với các mốc
thời gian 10 năm tính từ năm 2020 (Bộ TN&MT, 2012) và kịch
bản phát thải trung bình (B2) được khuyến nghị áp dụng trong
đánh giá tác động. Dựa trên sự thay đổi của nhiệt độ và lượng
mưa trong kịch bản đó, giả định các yếu tố đầu vào không thay
đổi, ta dự báo được tác động của BĐKH đến sản lượng tôm nuôi
như sau:
27
Đối với tỉnh Thanh Hóa, khi không có các giải pháp thích ứng,
so với sản lượng tôm kỳ vọng đạt được khi chưa cân nhắc đến
các tác động của BĐKH là 4.510 tấn năm 2020 và 8.940 tấn năm
2030, thì các tác động của BĐKH theo kịch bản đã làm giảm
8,6% và 13,2% sản lượng tôm nuôi nước lợ tại địa phương trong
giai đoạn đến năm 2020 và 2030 (Hình 1).
Hình 1: So sánh sản lượng tôm nuôi kỳ vọng và sản lượng
tôm nuôi đạt được dưới tác động của BĐKH (khi không có các giải
pháp thích ứng) tại Thanh Hoá
Từ Hình 1 cho thấy, thiệt hại do tác động của BĐKH theo kịch
bản thể hiện xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2030
khi khoảng cách giữa sản lượng tôm nuôi kỳ vọng và sản lượng
tôm nuôi đạt được dưới tác động của BĐKH (khi không áp dụng
các giải pháp thích ứng) có xu hướng dãn rộng theo thời gian.
Đối với tỉnh Nghệ An, năm 2020 khi lượng mưa trung bình
mùa hè tăng lên 1,2mm và nhiệt độ trung bình mùa hè tăng lên
28
0,5
0C thì sản lượng tôm nuôi của tỉnh Nghệ An bị thiệt hại
khoảng 110 tấn và thiệt hại tăng lên đêns 154 tấn năm 2030 khi
lượng mưa trung bình mùa hè tăng lên 1,7mm và nhiệt độ trung
bình mùa hè tăng lên ở mức 0,70C. Tương tự, theo kịch bản đó,
đến năm 2040 và 2050, thiệt hại sản lượng tôm nuôi do BĐKH
tại Nghệ An khoảng 241 tấn và 307 tấn.
Đối với tỉnh Hà Tĩnh, đến năm 2020 nếu lượng mưa trung
bình mùa hè ở Hà Tĩnh tăng lên khoảng 1,3mm và nhiệt độ trung
bình mùa hè tăng lên khoảng 0,70C thì sản lượng tôm thiệt hại
khoảng 7,5% và tăng lên 10,82% đến năm 2030. Tương tự, đến
năm 2040 nếu lượng mưa trung bình mùa hè ở Hà Tĩnh tăng lên
khoảng 2,6mm và nhiệt độ trung bình mùa hè tăng lên khoảng
1,4
0C thì sản lượng tôm thiệt hại khoảng 15,1% và thiệt hại tăng
lên đến 20,4% vào năm 2050.
Tại Quảng Bình, đến năm 2020 nếu lượng mưa trung bình
mùa hè tăng lên khoảng 0,9mm và nhiệt độ trung bình mùa hè
tăng lên khoảng 0,60C thì sản lượng tôm nuôi của tỉnh Quảng
Bình bị thiệt hại khoảng 18,74 tấn và tăng lên 30,13 tấn năm
2030 khi lượng mưa trung bình mùa hè tăng lên 1,4mm và nhiệt
độ trung bình mùa hè tăng lên 10C. Đến năm 2040, thiệt hại do
BĐKH theo kịch bản là khoảng 40,06 tấn và tăng lên 52,55 tấn
năm 2050.
Đối với tỉnh Quảng Trị, năm 2020 nếu lượng mưa trung bình
mùa hè ở Quảng Trị tăng lên 1,6mm và nhiệt độ trung bình mùa
hè tăng lên 0,60C thì sản lượng tôm nuôi của tỉnh Quảng Trị bị
thiệt hại khoảng 985 tấn tôm và tăng lên 1.478 tấn năm 2030.
Theo kịch bản đó, năm 2040 nếu lượng mưa trung bình mùa hè ở
Quảng Trị tăng lên 3,3mm và nhiệt độ trung bình mùa hè tăng lên
1,3
0C thì sản lượng tôm nuôi của tỉnh Quảng Trị bị thiệt hại
khoảng 2.038 tấn và thiệt hại tăng lên đến 2.656 tấn năm 2050.
29
Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, đến năm 2020 nếu lượng mưa
trung bình tăng thêm 1,4mm và nhiệt độ trung bình tăng lên
0,5
0C thì sản lượng tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 9,3% tổng sản
lượng tôm nuôi của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2030,
2040, 2050, sản lượng tôm nuôi thiệt hại lần lượt là 14,7%;
20,3% và 25,9% tổng sản lượng tôm nuôi.
Như vậy, việc ứng dụng hàm sản xuất vào đánh giá tác động
của BĐKH đến sản lượng tôm nuôi cho các tỉnh khu vực BTB
còn khá mới về cách tiếp cận và phương pháp đánh giá. Mặc dù
hạn chế về số liệu theo chuỗi thời gian, nhưng bước đầu kết quả
đã phản ánh được tác động của BĐKH đến sản lượng nuôi tôm
nước lợ của các tỉnh trong vùng.
Theo dự báo, đến năm 2020, sản lượng và năng suất nuôi tôm
do BĐKH giảm lần lượt cho các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa
Thiên Huế khoảng 8,6%, 7,5%, 9,3% và thiệt hại này tăng lên
mức13,2%, 25,39%, 25,9% năm 2050. Đối với các tỉnh Nghệ An,
Quảng Bình, Quảng Trị, thiệt hại sản lượng tôm nuôi do BĐKH
ở mức tương ứng 110 tấn, 18,74 tấn và 985 tấn năm 2020. Đến
năm 2050, thiệt hại này sẽ tăng đáng kể lên mức 307 tấn, 52,55
tấn và 2.656 tấn.
Mô hình đã qua các bước kiểm định cơ bản, tuy nhiên, vẫn
còn hiện tượng đa cộng tuyến vì vậy còn có những sai số nhất
định, do hạn chế về nguồn số liệu đầu vào và tính không chắc
chắn mang tính đặc thù của các nghiên cứu về BĐKH. Trong bối
cảnh các mảng số liệu thống kê của ngành vẫn còn trống và thiếu
các số liệu thống kê theo chuỗi thời gian, việc thu thập số liệu
lịch sử về ngành trong thời gian dài gặp rất nhiều khó khăn. Với
đặc thù về ảnh hưởng của BĐKH, yêu cầu chạy mô hình thống
kê trên phải có tối đa trên 30 năm, tuy nhiên đối với ngành nuôi
tôm ở các tỉnh trong vùng BTB, việc thống kê về hoạt động sản
30
xuất mới chỉ được thực hiện trong khoảng hơn 10 năm trở lại
đây, vì vậy kết quả của mô hình vẫn còn những hạn chế nhất
định. Chỉ riêng đối với tỉnh Thanh Hoá, do chuỗi số liệu đầu vào
để chạy mô hình được thu thập dài hơn (với 44 quan sát, từ 1972-
2015) và yếu tố số lượng ngày nắng nóng trên 35°C trong năm
cũng được thu thập để đưa vào trong mô hình nên việc dự báo tác
động tại tỉnh Thanh Hoá có độ tin cậy lớn hơn so với các mô hình
còn lại.
5.2. Dự báo tác động của BĐKH đến diện tích và CSHT
nuôi tôm ven biển vùng BTB
5.2.1. Dự báo tác động của BĐKH đến diện tích nuôi tôm ven
biển
Áp dụng phương pháp tiếp cận không gian (spatial approach)
và các công cụ hỗ trợ như GIS và viễn thám trong đánh giá tác
động của BĐKH đến diện tích nuôi (như được trình bày trong
phần Phương pháp nghiên cứu) cho thấy, tổng diện tích nuôi tôm
nước lợ vùng BTB chịu tác động do BĐKH là 14.685 ha, chiếm
70,1% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ trong vùng. Trong đó,
diện tích chịu tác động ở mức rất cao là 7.370 ha, chiếm 35,2%,
còn lại là chịu tác động ở mức cao và trung bình. Diện tích tác
động rất cao tập trung chủ yếu trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An và Thừa Thiên-Huế. Hai tỉnh Thanh Hóa và Thừa
Thiên-Huế cũng là 2 tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ có nguy
cơ bị ngập nước lớn nhất khi nước biển dâng 1m. Đặc biệt,
Quảng Trị là tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ chịu tác động của
biến đổi khí hậu ít nhất nhưng phần lớn diện tích này chịu tác
động ở mức rất cao. Vì vậy, diện tích nuôi tôm nước lợ có nguy
cơ bị ngập nước khi nước biển dâng 1m tại Quảng Trị chiếm hơn
75% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị tác động bởi biến đổi khí
hậu của tỉnh, cao hơn các tỉnh khác trong vùng.
31
Bảng 3: Tác động của BĐKH đến diện tích các vùng nuôi tôm
nước lợ vùng BTB
Đơn vị tính: ha
Mức
tác
động
Tỉnh
T
ổ
n
g
D
T
n
u
ôi
tô
m
n
ư
ớ
c
lợ
D
T
kh
ôn
g
bị
ản
h
hư
ởn
g
D
T
bị
ản
h
hư
ởn
g
th
ấp
DT bị ảnh
hưởng
trung bình
DT bị
ảnh
hưởng
cao
DT bị ảnh
hưởng rất
cao
Tổ
ng
D
T
bị
ản
h
hư
ởn
g
(h
a)
Tỷ
tr
ọn
g
bị
ản
h
hư
ởn
g
(
%
)
Than
h Hóa
7.
5
0
8
1.
52
3
2.
38
3
1.002 0 2.600
5.
98
5
79
,7
1
Nghệ
An
2.
9
9
9
16
0
72 230 658 1.879
2.
83
9
94
,6
6
Hà
Tĩnh
2.
2
2
8
50 32
8
204 696 951
2.
17
9
97
,8
0
Tỷ
trọng
(%)
29
,9
21
,2
3
6,85 6,82 35,16
32
Xét về tỷ trọng của từng loại tác động, với tỉnh Thanh Hóa:
Diện tích vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh chịu tác động ở mức rất
cao là 34,63%, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Nga Sơn và
huyện Hoằng Hóa. Diện tích nuôi tôm nước lợ bị ngập hoàn toàn
khi nước biển dâng 1m theo kịch bản BĐKH cũng ở mức cao,
chiếm tới 34,7% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh Thanh
Hóa, phần lớn cũng tập trung ở huyện Hoằng Hóa và huyện Nga
Sơn.
Với tỉnh Nghệ An: Phần lớn diện tích nuôi tôm nước lợ tỉnh
Nghệ An chịu tác động của BĐKH ở mức rất cao (chiếm 62,65%
diện tích nuôi tôm của tỉnh) trong đó, tập trung chủ yếu tại huyện
Quỳnh Lưu. Thị xã Cửa Lò là địa phương có diện tích nuôi tôm
nước lợ chịu ảnh hưởng ít nhất (chỉ chiếm 0,27% tổng diện tích
nuôi tôm nước lợ của toàn tỉnh). Diện tích nuôi ngoài đê bị ngập
hoàn toàn do nước biển dâng của tỉnh không quá lớn, chủ yếu tập
trung tại huyện Diễn Châu (39,6%).
Còn tại Hà Tĩnh, diện tích vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh
chịu tác động ở mức cao và rất cao, tập trung chủ yếu trên địa
bàn huyện Nghi Xuân, huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên.
Diện tích nuôi tôm nước lợ bị ngập hoàn toàn khi nước biển dâng
1m theo kịch bản BĐKH ở mức rất thấp chỉ chiếm 3,77% tổng
diện tích nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh, và vùng chịu ảnh hưởng ít
nhất là huyện Lộc Hà.
Tại Quảng Bình: đây là tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ bị
tác động cao hoặc rất cao từ BĐKH không nhiều. Phần CSHT và
diện tích chịu tác động ở mức rất cao thuộc huyện Lệ Thủy. Tuy
nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ có nguy cơ ngập do tác động
của nước biển dâng tỉnh Quảng Bình là tương đối lớn tập trung
chủ yếu thuộc huyện Bố Trạch.
33
Ngược lại, Quảng Trị lại là tỉnh có mức thiệt hại cao về
diện tích nuôi, khi có tới 70,27% diện tích nuôi tôm chịu tác
động ở mức rất cao, tập trung trên địa bàn huyện Triệu Phong.
Diện tích nuôi tôm nước lợ chịu ảnh hưởng khi nước biển dâng
1m theo kịch bản BĐKH ở mức trung bình, chỉ bằng ½ tổng
diện tích nuôi tôm nước lợ của toàn tỉnh, phần lớn diện tích tập
trung tại huyện Triệu Phong với hơn 300 ha (70,04%).
Tại Thừa Thiên-Huế: 21,2% diện tích nuôi tôm chịu tác
động ở mức rất cao, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện
Quảng Điền. Diện tích nuôi tôm nước lợ chịu ảnh hưởng khi
nước biển dâng 1m theo kịch bản BĐKH ở mức thấp chỉ chiếm
tới 30,75% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh Thừa
Thiên Huế, tập trung tại chủ yếu tại 2 huyện Phú Lộc và huyện
Phú Vang.
Như vậy, khi không có các giải pháp thích ứng, với kịch
bản nước biển dâng lên 1m, diện tích vùng nuôi tôm nước lợ
ngoài đê khu vực BTB có nguy cơ bị ngập hoàn toàn là khoảng
4.505 ha, trong đó, Thanh Hóa bị ngập lớn nhất là 2.605 ha,
sau đó đến Thừa Thiên-Huế bị ngập 1.900 ha, còn lại Nghệ An
246 ha, Hà Tĩnh 84 ha, Quảng Bình 825 ha và Quảng Trị 409
ha.
5.2.2. Dự báo tác động của BĐKH đến CSHT nuôi tôm ven
biển
Sau khi đã có CSDL về hệ thống CSHT và diện tích các
vùng nuôi tôm nước lợ của toàn vùng, thực hiện chồng lớp các
bản đồ để thấy được các hệ thống CSHT kèm theo trên diện
tích nuôi bị ảnh hưởng do BĐKH ở các mức độ khác nhau (từ
rất thấp đến rất cao). Nghiên cứu đã xác định 3 nhóm hạng
mục CSHT chính của các vùng nuôi tôm là hệ thống thủy lợi,
34
giao thông và hệ thống điện với 6 chỉ số đánh giá chính là: (1)
Số xã nuôi tôm có hệ thống điện bị ảnh hưởng; (2) Số xã có
đường trục xã, liên xã kết nối với vùng nuôi tôm bị thiệt hại;
(3) Số xã có đường trục trong thôn được trải nhựa hoặc bê
tông hóa bị ảnh hưởng; (4) Số kilomet kênh mương thủy lợi
chưa được kiên cố hoá bị ảnh hưởng; (5) Số kilomet kênh
mương kiên cố hóa bị ảnh hưởng và (6) Số trạm bơm nước
phục vụ sản xuất NTTS trên địa bàn xã bị ảnh hưởng.
Kết quả đánh giá của các tỉnh trong vùng cho thấy: Trong
điều kiện không có giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu,
22,8% số xã nuôi tôm của vùng BTB có hệ thống điện bị thiệt
hại do BĐKH; 22,4% số xã có đường trục xã, liên xã kết nối
với vùng nuôi tôm bị ảnh hưởng; 22,3% số xã có đường trục
bê tông trong thôn bị thiệt hại; 20,1% số kilomet kênh mương
thủy lợi trong các vùng nuôi chưa được kiên cố hoá bị sạt lở
hoặc cuốn trôi; 20,2% số kilomet kênh mương đã kiên cố hóa
nhưng vẫn bị sạt lở và 22,5% số trạm bơm nước phục vụ sản
xuất NTTS trên địa bàn các xã có nuôi tôm bị hư hỏng do lụt
bão. Trong đó, Nghệ An và Hà Tĩnh là 2 tỉnh có cơ sở hạ tầng
vùng nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại lớn hơn so với các tỉnh khác
trong vùng. Quảng Bình và Quảng Trị là 2 tỉnh có diện tích
nuôi tôm nước lợ và các hạng mục CSHT kèm theo chịu tác
động của biến đổi khí hậu nhỏ nhất so với 5 tỉnh còn lại và chủ
yếu chịu tác động ở mức rất thấp và thấp.
35
Bảng 4: Ảnh hưởng về CSHT tại các xã nuôi tôm do BĐKH
Tỉnh Tổn
g số
xã
nuôi
tôm
ven
biển
(xã)
Xã có
hệ
thống
điện
bị ảnh
hưởn
g (%)
Xã có
đường
trục/liê
n xã bị
ảnh
hưởng
(%)
Xã có
đường bê
tông/nhự
a bị ảnh
hưởng
(%)
Số km
kênh
mươn
g
(chưa
được
kiên
cố
hoá) bị
ảnh
hưởng
(%)
Số km
kênh
mươn
g (đã
được
kiên
cố
hoá) bị
ảnh
hưởng
(%)
Số
trạm
bơm
nước
phục
vụ
sản
xuất
NTTS
bị ảnh
hưởn
g (%)
Thanh
Hoá
229 39,73 39,96 41,14 41,15 44,28 37,88
Nghệ
An
117 96,49 96,49 96,19 96,52 96,36 95,97
Hà
Tĩnh
123 88,40 88,29 88,04 90,68 88,61 81,02
Quản
g
Bình
107 24,30 24,0 21,95 23,65 24,02 58,75
Quản
g Trị
75 24,30 21,73 23,65 33,58 29,72 47,33
Huế 74 42,85 41,60 42,06 50,54 56,04 60,46
Toàn
vùng
725 22,75 22,42 22,28 20,11 20,17 22,52
Ghi chú: Các hệ thống CSHT trong bảng trên đều kết nối với
các vùng nuôi tôm.
36
Mức độ thiệt hại của cơ sở hạ tầng nuôi tôm nước lợ vùng
BTB do BĐKH cũng được thể hiện qua các biểu đồ sau:
Hình 2: Ảnh hưởng về CSHT các vùng nuôi tôm
do BĐKH tại các tỉnh BTB
37
Ghi chú:
a) Trục tung trong sơ đồ trên là số lượng của từng chỉ tiêu CSHT
bị thiệt hại do BĐKH.
b) Trục hoành: thể hiện các loại hạng mục CSHT bị thiệt hại do
BĐKH theo các ký hiệu sau đây:
1 – Số xã có hệ thống điện cung cấp cho NTTS trong xã bị thiệt hại
(đơn vị tính là số xã)
2 – Số xã có hệ thống đường trục xã, liên xã bị thiệt hại (đơn vị tính
là số xã)
3 – Số xã có hệ thống đường trục thôn được nhựa/bê tông hóa bị
thiệt hại (đơn vị tính là số xã).
4 – Chiều dài kênh mương thủy lợi bị thiệt hại (đơn vị tính là số
kilomet)
5 – Chiều dài kênh mương kiên cố hóa bị thiệt hại (đơn vị tính là số
kilomet)
6 – Số trạm bơm nước phục vụ sản xuất NTTS bị thiệt hại (đơn vị
tính là số trạm bơm nước).
Trong đó, đáng lưu ý là: Khi không có các giải pháp thích
ứng, hệ thống cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tôm nước lợ tại các
huyện Diễn Châu, Nghi Lộc và Quỳnh Lưu (Nghệ An) và Cẩm
Xuyên, Kỳ Anh, Nghi Xuân và Thạch Hà (Hà Tĩnh) có thể bị
thiệt hại lớn trong điều kiện NBD cao lên 1m. Điều này được thể
hiện qua số liệu thiệt hại, khi trên 95% số xã của Nghệ An và hơn
81% của Hà Tĩnh có cả 6 hạng mục CSHT liên quan đến các
vùng nuôi tôm nước lợ bị ảnh hưởng do NBD và gia tăng cường
độ, tần suất bão, lũ..
38
5.3.Kết quả thử nghiệm mô hình nuôi tôm nước lợ ứng
phó với BĐKH tại Thanh Hoá và Hà Tĩnh
5.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong lựa chọn giải pháp và
mô hình thử nghiệm
5.3.1.1. Cơ sở khoa học
BĐKH làm các yếu tố môi trường nuôi thay đổi, do đó cần có
sự đa dạng loài nuôi để thích ứng với những thay đổi đó. Vì vậy,
việc thay đổi cơ cấu loài nuôi tại Thanh Hoá theo hướng đa dạng
hơn trong mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến là giải pháp đầu
tiên được đưa vào thử nghiệm.
Đối tượng: “Tôm, cua, cá” sinh vật sống dưới nước và là động
vật biến nhiệt cho nên sự tăng, giảm nhiệt độ của môi trường
sống (môi trường nước) có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng,
phát triển. Mỗi loài tôm, cua, cá đều có một ngưỡng nhiệt độ
thích hợp cho sinh trưởng và phát triển. Nếu mức nhiệt độ vượt
ngưỡng (quá thấp hoặc quá cao) sẽ làm ảnh hưởng tới sinh
trưởng của đối tượng nuôi hoặc thậm chí gây chết tôm cá nuôi.
Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất, nhịp độ sinh
sản và phát triển của thủy sinh vật. Trong giới hạn sinh thái, tốc
độ trao đổi chất của sinh vật tăng khi nhiệt độ tăng, ngược lại, tốc
độ đó giảm khi nhiệt độ giảm. Khoảng thích hợp của nhiệt độ đối
với hệ động vật nhiệt đới là từ 14-15oC đến 32-35oC (Ngô Đăng
Nghĩa, 2008). Mỗi loài khác nhau có biên độ thích hợp khác
nhau. Đối với cá rô phi vằn từ 20-32oC; đối với tôm sú, nhiệt độ
thích hợp ở các giai đoạn phát triển khác nhau đã được Staples và
Heales (1991), Fast & Boyd (1992) và Bùi Quang Tề (2003)
nghiên cứu: Tôm sú có khả năng chịu được ngưỡng nhiệt độ cao
tới 35oC nhưng ở nhiệt độ thấp 12oC tôm chết và nhiệt độ thích
hợp là từ 28-32oC (Bùi Quang Tề, 2003).
39
Thay đổi nhiệt độ đột ngột còn gia tăng nguy cơ bùng phát
bệnh dịch trên đối tượng nuôi. Nhiều tác nhân gây bệnh tồn tại
trong môi trường nước nuôi ở dạng tiềm ẩn. Thay đổi nhiệt độ
còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các
loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi,
môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của các loài vi sinh vật gây hại. Bệnh dịch trên tôm, cá nuôi
ở các tỉnh thuộc Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng có liên
quan đến việc thay đổi môi trường nuôi do biến động nhiệt độ
quá ngưỡng thích hợp của đối tượng nuôi. Trong những năm gần
đây, do môi trường nuôi bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc
nghiệt của thời tiết đã gây ra hiện tượng tôm sú chết hàng loạt ở
hầu hết các tỉnh. Các bệnh này thông thường xảy ra và lan truyền
rất nhanh và rộng, khó chữa nên mức độ gây rủi ro rất lớn. Chính
vì vậy, giải pháp hỗ trợ cộng đồng người nuôi về củng cố cơ sở
hạ tầng như kênh mương thuỷ lợi, cống cấp, thoát nước, thiết bị
sục khí để khống chế nhiệt độ nước trong ao cũng là một giải
pháp quan trọng được áp dụng. Đồng thời, việc tăng cường năng
lực cho cộng đồng về thiết bị đo đạc môi trường và khả năng theo
dõi, giám sát môi trường ao nuôi cùng được thực hiện.
Yếu tố mùa vụ (thời điểm thả giống) có tác động trực tiếp đến
kết quả nuôi trồng thủy sản. Việc người nuôi thả giống sớm hoặc
muộn đều có những bất lợi như gặp lũ tiểu mãn, nắng nóng hay
rét đậm kéo dài, các yếu tố này làm giảm khả năng tăng trưởng
của đối tượng nuôi. Khi sức khỏe của đối tượng nuôi suy giảm
dưới tác động của các yếu tố thời tiết bất lợi cộng với sự tấn công
của tác nhân gây bệnh sẽ làm phát sinh bệnh dịch và chết hàng
loạt. Bởi vậy, điều chỉnh mùa vụ phù hợp cũng là một giải pháp
được thử nghiệm tại Thanh Hoá và Hà Tĩnh.
40
Nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định cho sự
thành công cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng nắng
nóng kéo dài đã làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, làm tăng mức độ
bốc hơi nước trong các ao nuôi. Nhiều ao nuôi tôm cá đã bị bỏ
hoang vì không có nước để cung cấp trong quá trình nuôi. Một số
ao nuôi chưa đến thời gian thu hoạch đã bị cạn kiệt nguồn nước
trong ao, nên người dân phải thu hoạch sớm hoặc bỏ nuôi. Tôm
cá chưa đến kích thước thương phẩm bán với giá quá rẻ hoặc làm
thức ăn cho gia súc và gia cầm.
Khô hạn có thể cung cấp nước, nhưng lũ lụt thì rất khó chống.
Nhiều ao nuôi đã được chuẩn bị đê bao kiên cố, cao để chống
nước dâng cao vào mùa mưa, nhưng rất khó để chống được lũ
lụt. Đối với nghề nuôi thủy sản mặn lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy
ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt
ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm
lớn. Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gần bờ như các
cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong câu
vùng cửa sông đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to gió lớn. Bão đã gây ra
những cơn sóng dữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao
của các ao nuôi, lồng bè trên biển, vì vậy tổn thất là điều khó
tránh khỏi. Có thể nói rằng, hiện tượng khắc nghiệt của biến đổi
khí hậu này ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề không chỉ riêng
nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng ven biển, nơi mà cộng đồng cư
dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu bão
xảy ra thì thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi, sinh kế của
họ sẽ bị mất đi.
41
Mặc dù các loài thủy sản nuôi nói riêng và các loài động vật
nuôi nói chung đều có khả năng thích ứng nhất định với sự thay
đổi từ từ của các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, khi sự thay đổi
các yếu tố môi trường diễn ra đột ngột dưới tác động của biến đổi
khí hậu như nắng nóng kéo dài, mưa lớn tập trung trong thời gian
ngắn,... vượt quá “ngưỡng” (ngưỡng chịu đựng của đối tượng
nuôi tùy thuộc vào đặc điểm sinh học của từng loài) thì việc bùng
phát bệnh dịch, chậm lớn, chết hàng loạt của thủy sản nuôi sẽ
không tránh khỏi.
Như vậy, hoạt động nuôi trồng thủy sản cần phải tìm ra các
giải pháp cụ thể cho từng mô hình nuôi để thích ứng với điều
kiện BĐKH, tránh những thay đổi khắc nghiệt của khí hậu. Việc
xác định vị trí và thiết kế công trình ao nuôi phù hợp cũng có thể
tránh được hiện tượng hạn hán kéo dài, mưa lũ, nồng độ muối
trong ao nuôi tăng hoặc giảm quá mức. Giải pháp lựa chọn đối
tượng nuôi phù hợp, mùa vụ, mô hình nuôi phù hợp nhằm tăng
khả năng thích ứng tốt đối với một số yếu tố môi trường (nhiệt
độ, độ mặn); Xác định thời gian (thả giống, chăm sóc, thu
hoạch) phù hợp cho các đối tượng cho mỗi vùng có thể là
những lựa chọn tốt giúp tăng khả năng thích ứng với các thay đổi
của thời tiết, khí hậu.
Bởi vậy, trong 2 mô hình thử nghiệm tại Hoằng Hóa, Thanh
Hóa và Lộc Hà, Hà Tĩnh, các đối tượng nuôi được bổ sung vào
các vùng nuôi hiện có để thích ứng với sự biến động về độ mặn
trong mùa mưa lũ, biến động nhiệt độ ngày đêm trong mùa hè và
XNM ngày càng tăng tại các vùng nuôi là đối tượng cá rô phi và
tôm thẻ chân trắng. Các giải pháp về điều chỉnh mùa vụ nuôi,
quản lý môi trường ao nuôi, nâng cấp cơ sở hạ tầng ao nuôi và cơ
42
chế đồng quản lý trong vùng nuôi cũng được áp dụng thử
nghiệm.
5.3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trước sức ép tác động của môi trường, biến đổi khí hậu và
phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi người dân phải có những hoạt
động thích ứng tự phát để sản xuất ổn định. Ví dụ như điều chỉnh
kỹ thuật nuôi, mùa vụ nuôi, quản lý chăm sóc,... Tuy nhiên, đây
là thích ứng tự phát và chưa được thực hiện bài bản, đồng bộ.
Việc tư liệu hóa và hệ thống hóa các kinh nghiệm này của người
dân chưa được thực hiện. Bởi vậy, với điều kiện đặc thù của ven
biển BTB, trong nhiệm vụ này, đã chọn thử nghiệm một số mô
hình và đối tượng nuôi mới để bổ sung vào mô hình tôm sú
truyền thống của vùng Thanh Hóa và Hà Tĩnh nhằm thích ứng
với BĐKH. Các giải pháp được thử nghiệm bao gồm nuôi xen
ghép tôm sú với các đối tượng khác như cá rô phi, cá đối, cua,
rong câu tại Thanh Hóa và nuôi thử nghiệm tôm chân trắng thâm
canh tại Hà Tĩnh; thay đổi mùa vụ nuôi, sử dụng hợp lý các
nguyên liệu đầu vào như thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học để
giảm phát thải, tăng cường trang thiết bị như sục khí và thay đổi
mức nước ao, độ sâu ao để điều chỉnh nhiệt độ trong những ngày
nắng nóng, bố trí thiết kế lại ao nuôi và hệ thống cống để tạo điều
kiện cho việc sục khí, cấp và tiêu thoát nước hiệu quả Việc lựa
chọn này xuất phát từ các cơ sở thực tiễn như sau:
a) Mô hình nuôi xen ghép và luân canh rô phi đơn tính với
tôm sú trong ao đầm nước lợ tại Thanh Hóa.
Cá rô phi là đối tượng nuôi nước ngọt nhưng lại có khả năng
thích ứng với khoảng độ mặn tương đối rộng (0-10‰). Việc
thuần hóa cá rô phi để sống trong môi trường nước lợ nhạt 0-
12‰ có thể được thực hiện trong thực tiễn. Bởi vậy, có thể thử
43
nghiệm nuôi xen ghép hoặc luân canh cá rô phi với tôm sú trong
ao, đầm nước lợ tại Thanh Hóa. Trong những năm gần đây, diễn
biến lượng mưa tại Thanh Hóa có sự thay đổi với tần suất mưa
giảm, song cường độ mưa lớn hơn và tập trung trong thời gian
ngắn đã dẫn đến những biến động mạnh về độ mặn trong ao nuôi.
Đồng thời, mùa lũ “Tiểu Mãn” vào tháng 7 hằng năm cũng có
những biến động bất thường về thời điểm xuất hiện và cường độ.
Bởi vậy, độ mặn trong ao nuôi thấp, nhiều đầm nuôi chỉ duy trì ở
mức 2-5‰ trong các tháng 7-8-9, không phù hợp cho con tôm sú
sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời, nhiệt độ nước cũng có sự
biến động lớn giữa ngày và đêm trong một số tháng mùa hè, gây
bất lợi và phát sinh dịch bệnh cho việc nuôi tôm sú chuyên canh.
Chính vì vậy, từ thời điểm tháng 7, khi độ mặn trong ao bắt
đầuxuống thấp, không thích hợp cho nuôi tôm sú, đòi hỏi phải có
đối tượng nuôi thích hợp thay thế để giúp duy trì sinh kế, tạo thu
nhập cho người dân địa phương và hỗ trợ phục hồi, làm sạch ao
nuôi sau 1 vụ nuôi tôm.
Hình 3: Sự biến động nhiệt độ và độ mặn trong năm tại vùng nuôi tôm
xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
44
Với đặc điểm sinh học và khả năng chống chịu tốt hơn với
điều kiện thay đổi môi trường về nhiệt độ và độ mặn, cá rô phi
đơn tính được thuần hóa để nuôi trong ao, đầm nước lợ sau vụ
nuôi tôm (từ tháng 7 – tháng 10) nhằm đa dạng hóa đối tượng
nuôi của vùng triều, giảm thiểu rủi ro và tăng nguồn thu nhập cho
các nông hộ. Ngoài ra, với mục tiêu cải thiện môi trường ao nuôi,
cá rô phi được thả với mật độ thấp, tận dụng thức ăn tự nhiên,
rong tạp, chất thải trong ao nuôi từ vụ tôm và để giảm chi phí
thức ăn công nghiệp bổ sung.
Bởi vậy, kỹ thuật triển khai mô hình nuôi xen ghép và luân
canh tôm sú, cua và cá rô phi nước lợ trong ao đầm QCCT tại
khu vực xã Hoàng Phong (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã
được xây dựng và thử nghiệm dựa trên đặc điểm sinh học của các
đối tượng nuôi và trong điều kiện khí hậu thay đổi.
Thực tế cho thấy, nuôi xen ghép là hình thức nuôi nhiều đối
tượng trong một ao nuôi để tận dụng tháp năng lượng trong ao
nuôi, sử dụng hiệu quả hơn nguồn thức ăn có sẵn trong ao nuôi ở
các tầng nước khác nhau và ở nền đáy ao. Do các loài thủy sản
khác nhau có tập tính sống khác nhau, sống các tầng nước khác
nhau, và ăn các loại thức ăn khác nhau nên việc nuôi ghép có khả
năng sử dụng hiệu quả năng sản xuất sinh học của ao nuôi và như
vậy sẽ làm tăng sinh khối sản phẩm nuôi trên một đơn vị diện
tích của ao nuôi.
Đối tượng thủy sản xen ghép hoặc luân canh ở trong mô hình
là: Tôm sú, cua xanh, cá rô phi nước lợ. Nuôi xen ghép giúp
thích ứng tốt hơn với thời tiết, môi trường và giảm rủi ro mất
mùa vì đa dạng loài nuôi. Khi các yếu tố môi trường thay đổi,
mỗi loài có một ngưỡng khác nhau nên hạn chế nguy cơ bị mất
trắng (ví dụ nắng quá, mưa quá có thể tôm sú bị chết nhưng cá rô
45
phi, cua khả năng chịu tốt hơn nên vẫn có thể đem lại thu nhập
nhất định cho nông dân). Đồng thời, nuôi xen ghép còn giúp hạn
chế bệnh dịch thủy sản thông qua quan hệ địch hại - con mồi.
Hình 4: Mô hình nuôi thử nghiệm luân canh, xen canh tôm sú,
cua và rô phi tại Hoàng Phong (Thanh Hoá).
b) Thử nghiệm mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng
với các can thiệp kỹ thuật để giảm sử dụng vật tư đầu vào, ứng
phó với BĐKH tại Hà Tĩnh.
Vùng nuôi trồng thủy sản xã Hộ Độ - huyện Lộc Hà - tỉnh
Hà Tĩnh đã được quy hoạch thành vùng NTTS tập trung từ
năm 2000 với các điều kiện thuận lợi như: có dân cư thưa, có
hệ thống đường giao thông nối từ đường tỉnh lộ đến dự án với
chiều rộng đủ cho các xe vận tải lưu thông. Vị trí nằm gần ven
46
bờ sông, có hệ thống đê bao quanh và sông nước lợ chảy qua
thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh.
Từ năm 2000 đến nay vùng nuôi trồng thủy sản tập trung
Bình Hà - xã Hộ Độ đã phát triển nuôi các đối tượng: tôm sú,
tôm thẻ chân trắng và cua. Tuy nhiên, những năm gần đây,
tình trạng dịch bệnh, tôm chết do môi trường xấu, biến đổi khí
hậu và thời tiết bất thường thường xuyên xảy ra gây thiệt hại
lớn cho người nuôi. Hậu quả thất thu của nhiều năm làm nhiều
hộ không còn vốn để đầu tư cho vụ nuôi tiếp theo nên khó
khăn càng kéo dài.
Một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến kết
quả sản xuất nêu trên là các công trình hạ tầng vùng nuôi chưa
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
như thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa lớn gây ngập lụt ao hồ,
làm công trình nuôi nhanh hư hỏng, xuống cấp; ý thức của
người nuôi về bảo vệ môi trường, ứng phó với thời tiết diễn
biến bất thường chưa cao. Bởi vậy, mô hình nuôi thâm canh
tôm thẻ chân trắng ứng phó với BĐKH đã được lựa chọn thử
nghiệm tại đây. Mô hình thử nghiệm được xây dựng nhằm
giúp tư vấn, hỗ trợ người nuôi nâng cấp CSHT ao nuôi (bố trí
lại cống cấp và tiêu thoát nước, lót bạt, vỗ bờ bằng xi măng để
chống rò rỉ nước, nâng cấp lều, trại...), thiết kế lại ao nuôi để
tăng hiệu quả sục khí và theo dõi môi trường nuôi, theo dõi
quản lý ao và đối tượng nuôi hiệu quả để giảm hệ số thức ăn,
giảm sử dụng hóa chất và chế phẩm sinh học...
47
Hình 5: Ao nuôi trong mô hình tại xã Hộ Độ (Hà Tĩnh)
đang được cải tạo và thiết kế lại.
Hình 6: Ao nuôi trong mô hình
tại Hà Tĩnh trước khi được cải
tạo (diện tích 1,4 ha).
Hình 7: Ao nuôi trong mô hình
sau khi được cải tạo (chia làm
2 ao nhỏ, mỗi ao 0,7 ha).
48
Đối tượng tôm chân trắng được lựa chọn tại Hộ Độ vì vùng
nuôi này có khả năng hoàn thiện được cơ sở hạ tầng theo
hướng nuôi công nghiệp và đây cũng là đối tượng nuôi mang
lại hiệu quả kinh tế, có khả năng thích nghi tốt với các yếu tố
môi trường tại đây; thời gian nuôi ngắn có khả năng hạn chế
được những tác động tiêu cực từ yếu tố thời tiết và môi trường.
Các ưu điểm của tôm chân trắng cũng được cân nhắc trong
việc lựa chọn đối tượng nuôi thử nghiệm tại đây với các ưu
điểm chính như: mức độ thích nghi cao, đã được chọn giống
nên có thể đạt 40con/kg, thức ăn yêu cầu hàm lượng protein
thấp, chu kỳ nuôi ngắn hơn tôm sú, có thể nuôi thâm canh và
siêu thâm canh; bán phổ biến trên thị trường phù hợp với đại
đa số người tiêu dùng trung bình.
5.3.2. Kết quả mô hình
(1) Kết quả mô hình nuôi tôm sú QCCT xen ghép hoặc luân
canh với cá rô phi nước lợ ứng phó với BĐKH tại khu vực xã
Hoàng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đạt tổng thu
trên 105 triệu đồng/ha, sau khi trừ các chi phí còn lãi trên 56
triệu đồng/ha, cao hơn so với nuôi tôm sú thông thường
khoảng 15-20 triệu/ha. Đây chính là phần thu tăng thêm từ thu
hoạch cá rô phi đơn tính xen ghép hoặc luân canh trong ao
nuôi tôm sú. Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh cải
tiến xen ghép hoặc luân canh với cua và cá rô phi trong ao đầm
nước lợ thân thiện với môi trường và rất phù hợp với điều kiện
nuôi của địa phương, thích ứng với điều kiện BĐKH.
(2) Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ứng phó với
BĐKH phù hợp với điều kiện nuôi của xã Hộ Độ-huyện Lộc
Hà –tỉnh Hà Tĩnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng thu từ
49
mô hình đạt trên 585 triệu đồng/1,4 ha (diện tích mô hình), sau
khi trừ các chi phí còn lãi trên 207 triệu đồng/1,4 ha (148 triệu
đồng/ha). Đây là đối tượng nuôi có thể thay thế cho đối tượng
tôm sú tại một số khu vực có điều kiện phù hợp tại huyện Lộc
Hà (tỉnh Hà Tĩnh) hiện nay.
(3) Kết quả theo dõi mô hình nuôi tôm QCCT ứng phó với
BĐKH tại khu vực xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa cho thấy: Việc nuôi xen ghép, thực hiện đa dạng
hóa đối tượng nuôi (tôm sú, cua biển, cá rô phi, rong câu....),
kết hợp với việc áp dụng các giải pháp tổng hợp có thể giúp
làm giảm phần nào những tác động của BĐKH và tăng hiệu
quả kinh tế cho người nuôi địa phương. Nuôi xen ghép giúp
thích ứng tốt hơn với thời tiết, môi trường vì đa dạng loài nuôi,
đồng nghĩa với an toàn hơn khi các yếu tố môi trường thay đổi,
mỗi loài có một ngưỡng khác nhau nên hạn chế nguy cơ bị mất
trắng. Rô phi đơn tính được đưa vào ao nuôi tôm góp phần
giảm đáng kể các loại rong tạp tự nhiên trong ao do đây là một
trong các nguồn thức ăn tự nhiên cho cá rô phi. Đồng thời,
giúp người nông dân tiết kiệm chi phí chuẩn bị ao nuôi vì làm
giảm đáng kể chi phí thuê công lao động cho việc dọn các loại
rong tạp này cho vụ nuôi tiếp theo. Theo ước tính, mỗi vụ,
người nuôi có thể tiết kiệm được 27 công lao động tẩy dọn ao,
tương đương với khoảng 5 triệu/vụ nuôi.
Nuôi xen ghép còn giúp hạn chế bệnh dịch thủy sản; giúp
đa dạng hóa nguồn thu và tăng lợi nhuận cho người nông dân.
Kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm QCCT cho thấy, có thể
phát triển và mở rộng ra tại vùng nuôi tôm QCCT ở Thanh
Hóa và các tỉnh khác trong vùng BTB trong thời gian tới. Đây
50
là mô hình nuôi vừa mang tính thích ứng, vừa mang tính giảm
thiểu BĐKH.
(4) Kết quả theo dõi mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh ứng
phó với BĐKH tại khu vực xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà
Tĩnh cho thấy: Việc thay đổi đối tượng nuôi tôm sú bằng tôm
chân trắng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với tôm sú
do vùng này độ mặn cao và thời tiết khắc nghiệt hơn; thời gian
nuôi tôm thẻ ngắn, có khả năng thích ứng với những biến đổi
môi trường tốt hơn tôm sú. Mô hình nuôi tôm chân trắng thâm
canh hiện nay có thể ứng phó với BĐKH và thay thế mô hình
nuôi tôm sú tại xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
(4) Kết quả cải tiến công nghệ nuôi: Trong bối cảnh BĐKH
có xu hướng ngày một gia tăng theo thời gian, việc áp dụng
các tiến bộ KHCN vào sản xuất, ứng dụng quy trình nuôi thâm
canh, cũng là một giải pháp để thích ứng với BĐKH. Việc áp
dụng các quy trình nuôi theo các tiêu chuẩn đảm bảo ATTP và
thân thiện môi trường (tiêu chuẩn VietGAP) sẽ vừa trực tiếp
sử dụng đầu vào an toàn, hiệu quả, vừa gián tiếp làm giảm
phát thải do quản lý tốt môi trường (chất thải), sử dụng hợp lý
thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học cho ao nuôi. Các giải
pháp tổng hợp và những tác động can thiệp vào quy trình kỹ
thuật như: thay đổi thiết kế cơ sở hạ tầng ao nuôi, mùa vụ
nuôi, đối tượng nuôi và quy trình quản lý chăm sóc đã góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với điều kiện
BĐKH, giảm thiểu BĐKH.
(5) Việc nâng cao ý thức và năng lực của cộng đồng đối với
các yếu tố BĐKH và những tác động mà BĐKH có thể gây ra
51
cho nuôi trồng thuỷ sản đã giúp người dân có ý thức tốt về
phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH.
5.3.3. Giải pháp nhân rộng mô hình nuôi tôm ứng phó với
BĐKH
Qua 2 năm triển khai, mô hình nuôi tôm nước lợ ven biển
ứng phó với BĐKH tại Thanh Hóa và Hà Tĩnh đã được thí
điểm thành công, mang lại những hiệu quả tích cực, được thị
trường đón nhận và đánh giá cao, nhưng để nhân rộng những
mô hình này tại các địa phương, trên những vùng đất thích hợp
thì cần có các giải pháp mang tính tổng hợp và khả thi. Kết
quả từ thực tế cho thấy, hầu hết các mô hình đều thành công
nhưng việc nhân rộng sẽ không dễ dàng do chưa có cơ chế hỗ
trợ sau mô hình, định mức kinh phí cho công tác chuyển giao
trong mô hình quá thấp, thiếu con giống cá rô phi đơn tính
đảm bảo chất lượng, vấn đề về thị trường như chưa mở được
thị trường xuất khẩu cá rô phi đơn tính... Bên cạnh đó, khi các
mô hình mới được triển khai thực hiện, các hộ nông dân đều
được hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật, nên xảy ra tình trạng
nhiều nông dân tham gia mô hình cốt để được nhận hỗ trợ,
xuất hiện tư tưởng ỷ lại và trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước,
sau khi kết thúc chương trình hỗ trợ sẽ không tiếp tục bỏ vốn
để sản xuất, dù đã có hiệu quả rất cao bước đầu. Ngoài ra, còn
một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc nhân rộng các mô
hình sản xuất mới như cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn
thiếu và yếu, nông dân gặp khó khăn khi mua giống về sản
xuất và bán nông sản do việc thông tin thị trường cung ứng
giống, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm. Từ thực trạng
nêu trên và từ kết quả triển khai thí điểm các mô hình NTTS
52
ven biển ứng phó với BĐKH tại hai tỉnh Thanh Hóa và Hà
Tĩnh, một số giải pháp nhân rộng mô hình NTTS ven biển
trong bối cảnh BĐKH nên được cân nhắc như sau: (1) Nâng
cao chất lượng con giống cá rô phi đơn tính để chủ động cung
cấp cho thực tế sản xuất; (2) Thực hiện nghiên cứu chuỗi giá
trị, đánh giá thị trường, kết nối thị trường cho các sản phẩm
được thử nghiệm trong mô hình như tôm sú chất lượng cao, cá
rô phi đơn tính nước lợ... (3) Thực hiện tuyên truyền tập huấn
nhân rộng mô hình, tư liệu hóa tất cả những thông tin, các hoạt
động của mô hình, kết quả và bài học kinh nghiệm nhằm tuyên
truyền quảng bá rộng rãi; (4) Thực hiện chính sách tín dụng,
đầu tư theo chuỗi và chính sách khuyến khích doanh nghiệp
tham gia vào hoạt động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh liên kết
giữa người sản xuất và doanh nghiệp; (5) Nghiên cứu và khảo
nghiệm các giống mới có khả năng chống chịu tốt hơn với
BĐKH, cải tiến kỹ thuật nuôi, nâng cao hiệu quả của hệ thống
thủy lợi; (6) Thực hiện quảng bá, thu hút sự quan tâm của các
nhà nhập khẩu, người tiêu dùng về các sản phẩm bền vững,
ứng phó “thông minh” với BĐKH; và (7) Giải pháp về tổ chức
quản lý trong nhân rộng mô hình, tập trung vào làm rõ vai trò
của các cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương, địa phương,
các cơ quan khuyến nông, khuyến ngư, các tổ chức tín dụng,
các hiệp hội ngành hàng, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cộng
đồng người sản xuất.
5.4. Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH trong
nuôi tôm nước lợ ven biển BTB
Dựa trên kết quả đánh giá tác động do BĐKH gây ra đối với
lĩnh vực nuôi tôm nước lợ khu vực ven biển BTB và kết quả
53
thử nghiệm 2 mô hình nuôi tôm ứng phó với BĐKH tại Thanh
Hoá và Hà Tĩnh cho thấy, BĐKH có tác động đến nuôi tôm
nước lợ trong vùng về các khía cạnh: (i) Tác động đến đối
tượng nuôi, môi trường ao nuôi và diện tích nuôi tôm; (ii) Tác
động đến các hệ sinh thái liên quan; và (iii) Tác động đến điều
kiện KTXH của cộng đồng người nuôi và cơ sở hạ tầng vùng
nuôi. Các yếu tố BĐKH có tác động đến nuôi tôm cũng đã
được xác định bao gồm sự thay đổi nhiệt độ trong năm (đặc
biệt là số ngày nắng nóng trên 350C kéo dài), thay đổi lượng
mưa, NBD và thay đổi cường độ và tần suất của bão, lũ lụt.
Chính vì vậy, các giải pháp thích ứng cũng được đề xuất
tương ứng 3 nhóm tác động ở trên. Giải pháp đề xuất sẽ tập
trung vào giải quyết các vấn đề: đa dạng hóa đối tượng nuôi;
thay đổi kỹ thuật nuôi; đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng;
quản lý và giám sát môi trường ao nuôi, và nâng cao nhận thức
của cộng đồng về BĐKH và phòng chống thiên tai để góp
phần giảm nhẹ tác động của BĐKH tại địa phương. Các giải
pháp này được phân thành 4 nhóm chính: (i) Giải pháp thích
ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa; (ii) Thích ứng
với sự thay đổi tần suất và cường độ bão, lũ và NBD; (iii)
Giám sát môi trường, dịch bệnh và quản lý chất thải; và (iv)
Nâng cao nhận thức về BĐKH cho cộng đồng.
Để xếp loại ưu tiên các giải pháp thích ứng, nghiên cứu dựa
trên mức độ tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi tôm nước
lợ được cộng đồng địa phương xác định qua thảo luận nhóm
cũng như qua các mô hình thống kê kinh tế lượng ở phần 5.1 ở
trên. Theo đó, đã xác định được đối tượng tôm nuôi, cụ thể là
sức khỏe của tôm nuôi như: sức đề kháng, khả năng nhiễm
54
bệnh và môi trường trong ao nuôi bị ảnh hưởng lớn nhất do tác
động của nhiệt độ tăng trong mùa hè và thay đổi lượng mưa
trong mùa mưa. Bởi vậy, cần có sự thay đổi và đa dạng hóa
đối tượng nuôi để giảm bớt các tác động bất lợi, thích nghi tốt
hơn với điều kiện khí hậu, thời tiết thay đổi. Chính vì vậy, giải
pháp về điều chỉnh đối tượng nuôi và kỹ thuật nuôi được ưu
tiên thực hiện đầu tiên, sau đó đến giải pháp về nâng cấp
CSHT, giám sát môi trường và nâng cao nhận thức về BĐKH
của cộng đồng.
5.4.1. Giải pháp thích ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và
lượng mưa
a) Điều chỉnh cơ cấu loài nuôi
Kết quả đánh giá tác động cho thấy, BĐKH làm môi trường
nuôi thay đổi do tác động của nhiệt độ tăng trong mùa hè (đặc
biệt là số ngày nắng nóng trên 350C kéo dài) và thay đổi lượng
mưa trong mùa mưa. Vì vậy, cần có nhiều loài nuôi phù hợp
hơn với những thay đổi như vậy, bên cạnh đối tượng tôm sú
truyền thống, cần đa dạng hóa cơ cấu loài nuôi để thích ứng
với BĐKH. Căn cứ vào hiện trạng và định hướng phát triển
tôm nước lợ tại các tỉnh trong vùng BTB và kết quả đánh giá
tác động của BĐKH, hiệu quả của các giải pháp thích ứng hiện
tại, tác giả đề xuất giải pháp đa dạng hóa cơ cấu loài nuôi tại
địa phương. Ngoài đối tượng tôm sú, có thể phát triển thêm
các đối tượng nuôi mới có khả năng chống chịu tốt với điều
kiện khí hậu thay đổi như tôm thẻ chân trắng nuôi chuyên
canh, cá rô phi nước lợ, rong câu nuôi luân canh, xen canh
trong vụ chính hoặc vụ phụ với tôm sú. Trong đó, tôm chân
trắng là đối tượng nuôi mới được nhập nội vào Việt Nam (từ
55
năm 2005) với ưu điểm là có khả năng chống chịu với môi
trường tốt hơn, có biên độ nhiệt rộng hơn và thời gian nuôi
ngắn hơn tôm sú nên có thể cân nhắc để phát triển nuôi tại
những vùng bị tác động của BĐKH nhiều hơn. Ngoài ra, cần
tập trung nghiên cứu, thử nghiệm để du nhập và thuần hóa tôm
thẻ chân trắng nuôi trong các vùng bị xâm nhập mặn có độ
mặn thấp hoặc giáp ranh với vùng nước ngọt.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi đối tượng nuôi sang tôm thẻ
chân trắng tại vùng nghiên cứu, cần tuân thủ quy định của Bộ
Nông nghiệp &PTNT về việc chỉ nuôi tôm thẻ chân trắng theo
hình thức thâm canh và theo quy hoạch, đồng thời không nuôi
chung tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong cùng một ao nuôi
(Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc phát triển nuôi tôm
thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh và theo quy hoạch) để
tránh tình trạng lây nhiễm bệnh có thể xảy ra giữa 2 đối tượng
tôm này.
Ngoài ra, việc đa dạng đối tượng nuôi như cá rô phi nước
lợ, rong câu sẽ góp phần giảm rủi ro so với nuôi đơn canh,
thích ứng với môi trường thay đổi, giảm thiểu sử dụng vật tư
đầu vào như thức ăn, hóa chất, tận dụng nguồn thức ăn tự
nhiên, thân thiện với môi trường; nâng cao hiệu quả kinh tế và
giảm lãng phí trong sử dụng đất (khi nuôi trong vụ phụ).
b) Cải tiến công nghệ nuôi
BĐKH làm cho lượng mưa tăng bất thường dẫn đến nguy
cơ thay đổi độ mặn đột ngột trong ao nuôi, gây “sốc ngọt” cho
đối tượng nuôi. Nhiệt độ thay đổi theo hướng tăng và kéo dài
gây tác động lớn nhất đến sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi
56
và hiệu quả của vụ nuôi. Ảnh hưởng của nhiệt độ tăng được
cộng đồng quan sát qua số đợt nắng nóng có nhiệt độ hơn 350C
tăng lên, hoặc nắng nóng kéo dài hằng tháng (Cao Lệ Quyên,
2015). Kết quả chạy mô hình hồi qui tại các tỉnh cũng cho
thấy, số lượng ngày nắng nóng trên 350C kéo dài trong năm có
ảnh hưởng tới tôm nuôi không chỉ trong năm xuất hiện, mà
còn kéo dài tới hai, ba năm sau. Chính vì vậy, cần áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để thích ứng với nắng nóng kéo
dài như thiết kế ao nuôi phù hợp, giữ nước trong ao nuôi ở độ
sâu ao hợp lý từ 1,2-1,5m, cải tiến hệ thống tiêu thoát nước
hiệu quả để bổ sung thêm nước khi nhiệt độ tăng cao, lắp đặt
và vận hành hệ thống sục khí để giảm bớt nhiệt độ nước ao
nuôi, chăm sóc và theo dõi đối tượng nuôi theo đúng hướng
dẫn của cán bộ kỹ thuật...
5.4.2. Giải pháp thích ứng với sự thay đổi tần xuất và
cường độ bão, lũ và NBD
a) Qui hoạch lại vùng nuôi
Hiện nay, phần lớn Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản
các tỉnh đến năm 2015 hoặc 2020 và định hướng 2020 hoặc
2025 đã được xây dựng và thực hiện. Tuy nhiên, các quy
hoạch này vẫn chưa lồng ghép các kịch bản BĐKH và NBD
của tỉnh vào trong các phương án quy hoạch. Việc đánh giá
tình hình thực hiện quy hoạch trong giai đoạn vừa qua và điều
chỉnh lại các phương án quy hoạch trong bối cảnh khí hậu
đang thay đổi và các xu hướng về thị trường và hội nhập trong
giai đoạn 5 năm tới sẽ giúp cho ngành thủy sản tại địa phương
thích ứng tốt hơn với BĐKH.
57
Khi NBD, bên cạnh các tác động bất lợi, thì NBD cũng
mang lại những lợi ích tích cực cho ngành thủy sản của địa
phương như mở rộng diện tích nuôi mặn, lợ tại các xã, huyện
ven biển (Cao Lệ Quyên, 2015). Chính vì vậy, các địa phương
cần xây dựng quy hoạch chi tiết cho các vùng nuôi tôm nước
lợ trọng điểm tại các huyện ven biển trên cơ sở dự báo về mở
rộng diện tích mặn, lợ do NBD để tạo cơ sở cho việc đầu tư
nâng cấp CSHT như kênh, mương, đường, điện cũng như xác
định các đối tượng nuôi và công nghệ nuôi phù hợp cho mỗi
vùng.
b) Cải thiện hệ thống giao thông và điện lưới
Biến đổi khí hậu làm tăng tần suất và cường độ của bão, lũ
lụt, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến hệ thống CSHT của vùng nuôi
như gây sạt lở đê bao, kênh mương, đường nội vùng, hư hỏng
hệ thống điện lưới của khu nuôi. Kết quả chạy mô hình hồi qui
cho thấy, nếu số lượng cơn bão năm nay tăng lên 1 cơn sẽ làm
cho sản lượng tôm nuôi năm sau giảm 2,5% và năm sau nữa
giảm 2,9%. Bởi vậy, việc nâng cấp hệ thống CSHT vùng nuôi
là rất cần thiết để ứng phó kịp thời với sự thay đổi của bão, lũ.
Giao thông ở vùng nuôi tôm nào càng thuận tiện bao nhiêu
thì khả năng ứng phó với bão, lũ càng tốt bấy nhiêu và ngược
lại. Giao thông thuận lợi sẽ giúp cộng đồng thu hoạch và tiêu
thụ sản phẩm nhanh hơn và tìm nơi trú ẩn nhanh hơn (trong
tình huống khẩn cấp) so với các vùng nuôi khác không có hệ
thống giao thông thuận lợi (Mai Văn Tài và các cộng sự,
2014a).
Hệ thống điện quan trọng cho cả sinh hoạt và sản xuất của
người dân, điện giúp thắp sáng trông coi đầm tôm và giúp chạy
58
máy sục khí (quạt nước) để điều hòa nhiệt độ, độ mặn của
nước ao nuôi khi thời tiết nắng nóng hoặc mưa to (để tránh
hiện tượng phân tầng nước).
c) Nâng cấp hệ thống thủy lợi
Sự thay đổi tần suất và cường độ của bão và lũ lụt sẽ làm
cho hoạt động nuôi tôm trở nên rủi ro hơn. Hệ thống thủy lợi
tốt chính là một giải pháp quan trọng để giúp các vùng nuôi
ứng phó trong mùa mưa bão. Hệ thống thủy lợi tốt giúp cung
cấp và điều hòa nước tốt cho vùng nuôi, giúp điều hòa nhiệt độ
trong ao nuôi khi trời nắng nóng kéo dài, giảm hiện tượng
phân tầng độ mặn trong ao nuôi gây “sốc ngọt” khi mưa lũ,
cũng như tiêu và thoát nước tốt trong mùa mưa bão.
Ngoài ra, hệ thống thủy lợi còn giúp quản lý tốt môi trường
nuôi tại các vùng. Khi có kênh cấp nước và thoát nước thải từ
đầm nuôi riêng thì sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường ao
nuôi, hạn chế lây nhiễm dịch bệnh. Bởi vậy, các vùng nuôi
chưa có hệ thống kênh cấp và thải riêng cần được đầu tư nâng
cấp để tăng hiệu quả tiêu thoát nước và điều hòa các yếu tố
môi trường như nhiệt độ, độ mặn trong các ao nuôi.
d) Nâng cấp cơ sở vật chất các trang trại nuôi
Cơ sở vật chất của trang trại nuôi bao gồm: nhà, lều canh
giữ an toàn với gió bão (nhà lều càng an toàn, tính mạng và
sức khỏe người nuôi càng được đảm bảo), độ sâu ao nuôi đảm
bảo (ao đầm đảm bảo được độ sâu góp phần ổn định môi
trường, tránh sốc “nhiệt-muối” cho tôm nuôi), bờ bao chống
được sạt lở (nếu được lót bạt hoặc kè xi măng), hệ thống quạt
nước hoặc sục khí (thể hiện khả năng ứng phó khi môi trường
59
nước gặp bất lợi về nhiệt độ, độ mặn và các yếu tố môi trường
khác), thuyền nhỏ và áo phao cứu hộ.
Ngoài ra, cần nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp thoát nước ở
các ao nuôi như cống, ao chứa, ao lắng và ao xử lý để có thể
xử lý kịp thời khi mưa lớn, lũ lụt hoặc môi trường xung quanh
có dấu hiệu ô nhiễm.
Khả năng chống chịu với gió bão của nhà, lều: Thường khi
có gió bão nhỏ (gió cấp 6-8), người nuôi hay đại diện của cộng
đồng thường vẫn bám trụ trong khu vực nuôi. Khi đó, nhà
chung của cộng đồng hay trang trại có điều kiện nhà lều chắc
chắn hơn sẽ là nơi trú ẩn tạm thời. Nơi trú ẩn tạm thời này cần
chịu được gió giật cấp 12 do tính bất thường của bão cho dù
bão được dự báo chỉ có gió cấp 8.
5.4.3. Giải pháp giám sát môi trường, dịch bệnh và quản lý
chất thải
a) Giải pháp giám sát môi trường và dịch bệnh
Giám sát môi trường và bệnh vừa là thích ứng, vừa giúp
giảm thiểu. Bởi vậy, vùng nuôi nào giám sát tốt thì sẽ thích
ứng tốt với BĐKH và ngược lại (Mai Văn Tài và các cộng sự,
2014b). Việc hỗ trợ cộng đồng xây dựng Quy chế cộng đồng
thông qua các tổ chức cộng đồng (như Hợp tác xã, Tổ cộng
đồng, Câu lạc bộ NTTS...), trong đó đề cập đến việc ‘tự quản
lý môi trường’ và bệnh tôm ở vùng nuôi là một trong những
giải pháp hiệu quả và ít tốn chi phí khi thực hiện tại các vùng
nuôi (Cao Lệ Quyên và các cộng sự, 2014b). Dựa trên Quy chế
như vậy, cộng đồng sẽ thực hiện hoạt động theo dõi hỗ trợ
nhau trong xử lý sự cố môi trường và bệnh của tôm nuôi.
60
Việc hỗ trợ cộng đồng các trang thiết bị giám sát môi
trường để dùng chung cũng là một giải pháp cần thiết. Một bộ
Test-kit theo dõi, giám sát môi trường và dịch bệnh tại vùng
nuôi với các dụng cụ cơ bản như máy đo độ muối, pH, nhiệt
kế, kiềm, nitrit không cần quá nhiều kinh phí để đầu tư nhưng
lại mang lại hiệu quả đáng kể cho cộng đồng người nuôi, giúp
họ tham gia cảnh báo sớm và thể hiện trách nhiệm với hoạt
động nuôi tôm của chính mình. Tại khu vực BTB, hầu hết các
vùng nuôi tôm nước lợ đã thành lập được HTX Dịch vụ NTTS
hoặc Tổ cộng đồng vùng nuôi. Bởi vậy, nên giao bộ dụng cụ
giám sát môi trường cho các tổ chức này để quản lý sử dụng
chung cho các thành viên của cộng đồng.
Tăng cường khả năng tự theo dõi của hộ nuôi cũng là một
giải pháp quan trọng. Sự quan tâm và thực hành quản lý chất
lượng nước, chất đáy và theo dõi động vật nuôi trong các trang
trại nuôi cần được củng cố, đặc biệt là về việc ghi chép chất
lượng nước, các hiện tượng thời tiết, khí hậu, biến đổi màu,
mùi, vị của nước và chất đáy trong ao nuôi, cũng như biểu hiện
hoạt động của tôm nuôi và bệnh tôm. Chính vì vậy, việc hỗ trợ
cộng đồng Xây dựng Sổ nhật ký ghi chép, theo dõi vụ nuôi và
hướng dẫn bà con cách ghi chép là một hoạt động đơn giản
nhưng mang lại hiệu quả cao (Cao Lệ Quyên và các cộng sự,
2014b). Các vấn đề về chất lượng nước, khí hậu, thời tiết bất
thường và động vật nuôi được theo dõi và hỗ trợ xử lý kịp thời
khi có sổ ghi chép theo dõi.
b) Giải pháp quản lý chất thải
Nuôi tôm phải sử dụng một lượng lớn thức ăn, thuốc và hóa
chất các loại vì vậy trong quá trình nuôi sẽ thải ra một lượng
61
không nhỏ chất thải như bao bì, chai lọ các loại, tôm nuôi khi
bị chết vì dịch bệnh, bùn thải và chất thải sinh hoạt của người
nuôi tại trang trại. Lượng chất thải này nếu không được thu
gom xử lý sẽ tác động rất lớn đến môi trường sinh thái vùng
nuôi. Vì vậy, Ban Quản lý cộng đồng cần tìm địa điểm phù
hợp để thu gom chất thải, sau đó vận chuyển đến nơi xử lý phù
hợp tại địa phương. Hiện nay, bùn thải sau nuôi thường được
bơm hút thẳng ra kênh mương chung mà chưa qua xử lý. Để
giảm ô nhiễm môi trường nước xung quanh, có thể áp dụng
biện pháp xử lý tại chỗ, như xẻ bờ ao nuôi (với ao bờ đất) để
chứa một lượng bùn nhất định, sau đó lấp lại để xử lý tự nhiên,
hoặc hút bùn vào ao hay bãi xử lý tập trung để tiến hành xử lý.
5.4.4. Giải pháp nâng cao nhận thức về BĐKH và ý thức
phòng chống thiên tai
Các giải pháp thích ứng với BĐKH sau khi được xây dựng
sẽ do cộng đồng người nuôi thực hiện trong thực tế sản xuất.
Bởi vậy, cộng đồng người nuôi tôm ở địa phương với sự
hướng dẫn, quản lý và chỉ đạo của cơ quan quản lý chuyên
ngành địa phương, chính là nhân tố trung tâm trong quá trình
thực hiện các giải pháp thích ứng. Chính vì vậy, nhận thức của
họ về BĐKH và phòng chống thiên tai đóng vai trò quan trọng
trong việc thích ứng với BĐKH. Thực tế nghiên cứu cho thấy,
khi thay đổi nhận thức thì hành vi thay đổi, và người dân sẽ
chuyển từ ‘đối phó thụ động sang tự giác và chủ động ứng
phó’ với các tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi tôm. Khi
đó, hoạt động thích ứng của cộng đồng sẽ trở thành thích ứng
có kế hoạch thay vì “thích ứng tự phát”. Những điều chỉnh
trong hoạt động sản xuất nuôi tôm hoặc kể cả các sinh kế khác
62
sẽ được lập kế hoạch, có tính chiến lược và mang tính dài hạn
với sự hỗ trợ về chính sách và nguồn lực bên ngoài.
Việc nâng cao năng lực và ý thức phòng chống tác động của
BĐKH có thể được thực hiện thông qua tập huấn, tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tập trung vào các
vấn đề về biểu hiện của thời tiết, thiên tai và BĐKH ở các mức
độ khác nhau như rét hại, nắng nóng kéo dài; hạn hán, lũ lụt;
bão, NBD, hay các hoạt động liên quan đến sản xuất tôm chịu
tác động của BĐKH như CSHT, vật nuôi, công nghệ nuôi, mùa
vụ, môi trường, người nuôi Đây là những đối tượng phổ
biến trong cộng đồng và trang trại chịu tác động của các yếu tố
BĐKH.
Tương tự như nhận thức về BĐKH, ở vùng nuôi nào người
dân có ý thức tốt về phòng chống thiên tai ở nơi đó có khả
năng thích ứng tốt với BĐKH và ngược lại. Vì vậy, người dân
cần được trang bị các phương tiện theo dõi thông tin bão lũ
như Radio dùng bằng pin, điện thoại, vô tuyến ở trong lều trại
khu nuôi để theo dõi thông tin bão lũ, thời tiết; và phao cứu
sinh để đảm bảo bảo an toàn trong khi có bão, lũ hay gió to
xảy ra. Khi đó người nuôi có thể phải đi tuần tra bằng thuyền
bè, tiến hànhgia cố bờ cống, chằng chống lều trại, thu hoạch
khẩn cấp và cần mặc áo phao cứu sinh phòng khi bị rơi xuống
nước.
63
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Các kết quả chính mà nghiên cứu đạt được như sau:
1. Đã áp dụng thành công mô hình kinh tế lượng (hồi qui đa
biến) và tiếp cận không gian với các công cụ GIS và viễn thám
để đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đến sản lượng, cơ sở hạ
tầng và diện tích nuôi tôm nước lợ tại 6 tỉnh ven biển BTBlà
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên – Huế.
2. Theo kịch bản phát thải trung bình (B2), khi không có các
giải pháp ứng phó (nghĩa là giữ nguyên các yếu tố đầu vào của
hoạt động sản xuất như công nghệ, vốn, lao động, diện tích, và
các yếu tố ảnh hưởng ngoài BĐKH), đến năm 2020, tác động của
BĐKH sẽ làm sản lượng nuôi tôm nước lợ tại các địa phương
giảm đi khoảng 8,6%, 7,5%, 9,3% lần lượt cho các tỉnh Thanh
Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và thiệt hại này tăng lên mức
13,2%, 25,4%, 25,9% đến năm 2050. Đối với các tỉnh Nghệ An,
Quảng Bình, Quảng Trị, thiệt hại về sản lượng tôm nuôi do
BĐKH ở mức tương ứng 110 tấn, 18,74 tấn và 985 tấn năm 2020
và đến năm 2050, thiệt hại này sẽ tăng đáng kể lên mức 307 tấn,
52,55 tấn và 2.656 tấn.
3. Về tác động đến diện tích và CSHT nuôi tôm nước lợ: nếu
không có các giải pháp thích ứng thì đến năm 2030, BĐKH sẽ
gây thiệt hại lớn cho khoảng 14.685 ha nuôi tôm nước lợ, tương
ứng với 70,1% diện tích nuôi tôm của cả vùng BTB. Khi nước
biển dâng lên 1m thì khoảng 4.505 ha diện tích nuôi tôm của
vùng sẽ bị ngập hoàn toàn. Khoảng 22,8% số xã nuôi tôm của
64
vùng BTB có hệ thống điện bị thiệt hại do BĐKH; 22,4% số xã
có đường trục xã, liên xã kết nối với vùng nuôi tôm bị ảnh
hưởng; 22,3% số xã có đường trục trong thôn được nhựa/bê tông
hóa bị thiệt hại; 20,1% số kilomet kênh mương thủy lợi trong các
vùng nuôi chưa được kiên cố hoá bị sạt lở hoặc cuốn trôi; 20,2%
số kilomet kênh mương đã kiên cố hóa nhưng vẫn bị sạt lở và
22,5% số trạm bơm nước phục vụ sản xuất NTTS trên địa bàn
các xã có nuôi tôm bị hư hỏng do lụt bão.
4. Bốn (04) mô hình thử nghiệm ở 2 cấp độ cộng đồng và
trang trại tại 2 tỉnh Thanh Hoá và Hà Tĩnh đã được triển khai: Mô
hình nuôi thâm canh tôm chân trắng (Hà Tĩnh) và nuôi QCCT kết
hợp tôm sú với các đối tượng như cá nước lợ, cua và rong biển
(tại Thanh Hoá). Việc nuôi xen ghép, thực hiện đa dạng hóa đối
tượng nuôi (tôm sú, cua biển, cá rô phi,...), kết hợp với việc áp
dụng các giải pháp tổng hợp có thể giúp làm giảm phần nào
những tác động của BĐKH và tăng hiệu quả kinh tế cho người
nuôi. Mô hình nuôi QCCT luân canh giữa tôm sú với rô phi nước
lợ ứng phó với BĐKH đã được cộng đồng địa phương chấp nhận
và tự nhân rộng tại một số xã bên cạnh như Hoằng Yến, Hoằng
Châu, Hoằng Lưu, Quảng Chính,...
5. Để lĩnh vực nuôi tôm nước lợ ven biển của vùng BTB thích
ứng tốt hơn với BĐKH, các nhóm giải pháp sau cần được thực
hiện: điều chỉnh cơ cấu loài nuôi, cải tiến công nghệ nuôi để
thích ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa; nâng cao
hiệu quả thực hiện quy hoạch, nâng cấp hệ thống giao thông, điện
và hệ thống thủy lợi và cơ sở vật chất các trang trại nuôi để thích
ứng với sự thay đổi của tần suất và cường độ bão, lũ và NBD;
thực hiện giám sát môi trường, dịch bệnh và quản lý chất thải; và
nâng cao nhận thức về BĐKH và phòng chống thiên tai của cộng
65
đồng người nuôi.
Ngoài các kết quả đạt được như trên, nghiên cứu này vẫn còn
bộc lộ một số điểm hạn chế cần được tiếp tục giải quyết trong các
nghiên cứu tiếp theo như sau:
Do việc đánh giá gắn với yếu tố BĐKH (là sự biến đổi trạng
thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu
duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ
hoặc hơn, khoảng 30 năm), nên số liệu đầu vào cho việc chạy mô
hình (ví dụ như mô hình kinh tế lượng trong cách tiếp cận kinh tế
học) để nghiên cứu tác động của BĐKH đến sản lượng nuôi tôm
nước lợ thường đòi hỏi chuỗi số liệu thời gian dài (khoảng 30
năm). Tuy nhiên, nghề nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam nói chung
và vùng duyên hải BTB nói riêng, mặc dù đã bắt đầu từ những
năm 60-70s của thế kỷ trước nhưng việc thống kê số liệu về hoạt
động sản xuất mới chỉ được thực hiện khoảng hơn 20 năm trở lại
đây (trừ tỉnh Thanh Hoá trong nghiên cứu này đã thu thập được
số liệu trong 44 năm). Bắt đầu từ đầu những năm 1990, hoạt
động nuôi tôm chủ yếu là quảng canh (giữ giống tôm rảo tự nhiên
trong ao, đầm, bảo vệ và thu hoạch, không sử dụng thức ăn và
không bổ sung con giống), sau đó từ những năm 1999 trở đi khi
công nghệ cho sinh sản nhân tạo tôm sú giống đã được phổ biến
tại các địa phương thì phong trào nuôi tôm sú mới được mở rộng
và phát triển. Đối với hệ thống nuôi tôm thâm canh thì mới chỉ
phát triển từ những năm 2005 trở lại đây (đặc biệt là nuôi tôm thẻ
chân trắng). Chính vì vậy, chuỗi số liệu lịch sử thu được để chạy
mô hình không dài (dưới 20 năm). Đồng thời, sự đầy đủ và chính
xác của chuỗi số liệu thu được cũng còn những vấn đề đáng bàn.
Do đó, các khó khăn này cũng đã có những tác động đến tính
chính xác của các mô hình trong nghiên cứu.
66
Khuyến nghị
1. Do NTTS là lĩnh vực sản xuất năng động và phụ thuộc lớn
vào nhu cầu thị trường. Các sản phẩm nuôi thủy sản thường là
những sản phẩm chịu sự điều tiết của thị trường (cả trong nước và
xuất khẩu) về các mặt chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm,
các quy định về môi trường có liên quan. Chính vì vậy, theo nhiều
tác giả thì BĐKH không phải là yếu tố chủ chốt duy nhất tác động
lên sự phát triển của lĩnh vực NTTS, mà lĩnh vực này chịu sự chi
phối rất lớn từ các yếu tố khác như cung cầu của thị trường, các
yêu cầu về chất lượng từ nước nhập khẩu, người tiêu dùng, các
tiến bộ về công nghệ nuôi trồng, các vấn đề về sử dụng bền vững
nguồn nước ngọt cho NTTS. Chính vì vậy với các nhà quy hoạch,
để dự báo cho thời gian hơn 20 năm tới thì BĐKH không chỉ là
yếu tố duy nhất có tác động lên sản xuất thủy sản, thậm chí BĐKH
còn là yếu tố được xem là phụ bên cạnh những yếu tố khác do chủ
quan con người tạo ra. Chính vì vậy, các nhà quy hoạch cần lưu ý
cân nhắc thêm những yếu tố khác bên cạnh BĐKH cũng có ảnh
hưởng tới đối tượng nghiên cứu.
2. Yếu tố NBD chưa được xem xét trong mô hình tương quan
hồi qui lượng hóa tác động của BĐKH, cho thấy mô hình vẫn
còn có mặt hạn chế. Cần định hướng xem xét trong các nghiên
cứu tiếp theo, trong đó cần ưu tiên tiến hành thu thập thêm tài
liệu, bổ sung biến số và dữ liệu để phân tích và kiểm tra, từ đó
ước lượng mô hình sẽ có ý nghĩa hơn.
3. Việc dự báo các biến số đầu vào để phục vụ cho dự báo tác
động của BĐKH đến sản lượng tôm nuôi trong tương lai vẫn còn
chứa đựng yếu tố không chắc chắn. Cần nghiên cứu thêm các giả
định mang tính khoa học chặt chẽ hơn nữa trong các nghiên cứu
sau./.
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Vũ Vi An và các cộng sự (2014), “Nhận thức về tác động
của BĐKH và biện pháp thích ứng đối với nghề nuôi tôm vùng
ĐBSCL”,Trong: Trần Văn Nhường và Nguyễn Thanh Tùng
(Biên tập), Phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá
biến đổi khí hậu trong ngành thủy sản, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội, tr.100-110.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường(2012),Kịch bản BĐKH và
Nước biển dâng cho Việt Nam,NXB Tài nguyên – Môi trường
và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
3. Chi cục Thống kê các tỉnh, thành phố vùng BTB (2012),
Số liệu thống kê nông, lâm và thủy sản giai đoạn 1990-2012.
4. Trần Hoài Giang và nnk (2014), “Kết quả nghiên cứu sơ
bộ về khả năng đàn hồi, thích ứng và chuyển hoá của các hệ
thống NTTS ven biển Đồng bằng sông Cửu Long”, Trong:
Trần Văn Nhường và Nguyễn Thanh Tùng (Biên tập), Phương
pháp và kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá biến đổi khí hậu
trong ngành thủy sản,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
tr.110-125.
5. Tưởng Phi Lai và Ðinh Xuân Lập (2013), Xây dựng mô
hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu và sử
dụng hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn hướng tới phát triển
bền vững nuôi trồng thủy sản tại xã Hoằng Châu, huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, Hội
Nghề cá tỉnh Thanh Hoá, TP. Thanh Hoá.
68
6. Trần Văn Nhường, Kam Suan Pheng, Douglas Beare và
Cao Lệ Quyên (2014), “Một số vấn đề phương pháp luận về
nghiên cứu đánh giá BĐKH trong ngành thủy sản”, Trong:
Trần Văn Nhường và Nguyễn Thanh Tùng (Biên tập), Phương
pháp và kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá BĐKH trong ngành
thủy sản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.14-27, Hà Nội.
7. Phạm Quang Hà, Bùi Thị Phương Loan, Mai Văn Trịnh
và Vũ Thị Hằng (2012), Đánh giá tác động, xác định các giải
pháp ứng phó và triển khai các kế hoạch hành động trong lĩnh
vực nông nghiệp và thuỷ sản, Viện Môi trường Nông nghiệp,
Bộ NN&PTNT.
8. Ngô Đăng Nghĩa (2008), Đánh giá tác động môi trường
sinh thái liên quan tới nghề nuôi trồng thủy sản và ngược lại
tại 9 tỉnh ven biển Trung Bộ, Đề tài Nghiên cứu Khoa học
Công nghệ cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III,
Nha Trang.
9. Cao Lệ Quyên (2016), Nghiên cứu tác động của biến đổi
khí hậu đến nuôi tôm nước lợ ven biển tỉnh Thanh Hóa ,Luận
án tiến sỹ về Khoa học Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ld_05_2017_4791_2207591.pdf