Tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến một số khía cạnh xã hội tỉnh Vĩnh Long - Trần Thị Thúy: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 65 (5/2019) No. 65 (5/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
33
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ KHÍA CẠNH
XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
Assessment of climate change impacts to some social aspects in Vinh Long
Province
ThS. Trần Thị Thúy(1), TS. Lê Ngọc Tuấn(2)
(1)Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường
(2)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến một số khía cạnh
xã hội tại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, bao gồm sức khỏe, nơi cư trú, văn hóa, giáo dục. Các yếu tố
tác động được xem xét bao gồm ngập lụt do triều, xâm nhập mặn (XNM), hạn hán, sạt lở, giông lốc,
nhiệt độ và lượng mưa. Bằng phương pháp thu thập và xử lý số liệu, GIS, ma trận đánh giá rủi ro và
tham vấn chuyên gia, kết quả nghiên cứu cho thấ...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến một số khía cạnh xã hội tỉnh Vĩnh Long - Trần Thị Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 65 (5/2019) No. 65 (5/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
33
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ KHÍA CẠNH
XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
Assessment of climate change impacts to some social aspects in Vinh Long
Province
ThS. Trần Thị Thúy(1), TS. Lê Ngọc Tuấn(2)
(1)Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường
(2)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến một số khía cạnh
xã hội tại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, bao gồm sức khỏe, nơi cư trú, văn hóa, giáo dục. Các yếu tố
tác động được xem xét bao gồm ngập lụt do triều, xâm nhập mặn (XNM), hạn hán, sạt lở, giông lốc,
nhiệt độ và lượng mưa. Bằng phương pháp thu thập và xử lý số liệu, GIS, ma trận đánh giá rủi ro và
tham vấn chuyên gia, kết quả nghiên cứu cho thấy ngập lụt là vấn đề đáng quan tâm nhất tại địa phương,
sức khỏe cùng nơi cư trú là những khía cạnh có khả năng chịu nhiều tác động do BĐKH và thiên tai,
các khu vực cần quan tâm nâng cao năng lực thích ứng bao gồm huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và thành
phố Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược ứng phó BĐKH
tại địa phương, góp phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, ngập lụt, xâm nhập mặn
ABSTRACT
This work aimed at assessing impacts of climate change to some social aspects in Vinh Long province
till 2020 related to health, residence, culture, and education. Considered impact factors were inundation,
saltwater intrusion, landslide, storm, temperature, and precipitation. By data collecting and analysis,
GIS, risk assessment matrix, and expert methods, inundation was found as the most concern issue in the
local. Health and residence of community should be significantly affected by climate change and
disasters. Areas needing improving adaptive capacity to climate change would include Vung Liem, Tra
On districts and Vinh Long city. This work would provide certain basis for planning strategies to cope
with climate change in the local, contributing to goals of sustainable development.
Keywords: climate change, inundation, saltwater intrusion
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu (BĐKH) - mà trước
hết là nóng lên toàn cầu và nước biển dâng
(NBD) - là một thách thức lớn đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện
tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng
là mối lo ngại hàng đầu của nhiều quốc gia,
trong đó có Việt Nam, đặc biệt là các vùng
đồng bằng và dải ven biển như đồng bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL) với nguy cơ
ngập lụt khoảng 39% diện tích nếu NBD
1m vào cuối thế kỉ 21 [1]. Theo đó, tác
Email: lntuan@hcmus.edu.vn
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019)
34
động của BĐKH đến các ngành kinh tế
cũng như lĩnh vực xã hội cần được đánh
giá -cung cấp cơ sở để thực hiện các quy
hoạch, kế hoạch, giám sát góp phần nâng
cao năng lực thích ứng của hệ thống.
Tác động của BĐKH đến lĩnh vực xã
hội được chú trọng ở nhiều khía cạnh [2]:
(i) Di dân [3-5]; (ii) Sức khỏe cộng đồng
và y tế [6-8]; (iii) Cơ sở hạ tầng xã hội như
trường học, di tích văn hóa lịch sử [9-
13]. Nhìn chung, tùy vào mục tiêu và quy
mô nghiên cứu, các khía cạnh trên được
lựa chọn đánh giá đơn lẻ hoặc kết hợp một
cách phù hợp.
Vĩnh Long là khu vực được cảnh báo
ngập lụt nặng nhất trong bối cảnh nước
biển ngày càng dâng cao [1]. Bên cạnh đó,
xâm nhập mặn (XNM) cũng là vấn đề đáng
quan tâm khi diễn biến độ mặn cực đại
theo không gian trên các con sông chính
tỉnh Vĩnh Long tăng dần qua các năm
(2007-2016) và ngày càng lấn sâu vào nội
địa. Ngoài ra, các thiên tai như sạt lở,
giông lốc, hạn hán cũng xảy ra khá
thường xuyên [14], theo đó là nguy cơ gây
tác động nghiêm trọng đến đời sống xã hội
tại địa phương, đặc biệt trong bối cảnh
BĐKH.
Vì vậy, việc đánh giá tác động của
BĐKH đến lĩnh vực xã hội tỉnh Vĩnh Long
đóng vai trò quan trọng, cung cấp cơ sở
hoạch định các chính sách, chiến lược, biện
pháp thích ứng phù hợp trong từng điều
kiện cụ thể, góp phần giảm thiểu rủi ro,
đảm bảo phát triển bền vững tại địa
phương.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện đánh giá tác
động của BĐKH thông qua các yếu tố có
liên quan (như ngập lụt, XNM, hạn hán,
giông lốc, lượng mưa và nhiệt độ) đến một
số khía cạnh xã hội (sức khỏe, nơi cư trú,
văn hóa, giáo dục) trên toàn địa bàn tỉnh
Vĩnh Long (gồm Tp Vĩnh Long, huyện
Vũng Liêm, Mang Thít, Trà Ôn, Tam Bình,
Bình Tân, Bình Minh và Long Hồ).
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu và
xử lý số liệu
Các tài liệu, số liệu liên quan đến lĩnh
vực xã hội, tình hình BĐKH tỉnh Vĩnh
Long, kế hoạch ứng phó với BĐKH
được thu thập, sau đó xử lý bằng phần
mềm Excel. Bên cạnh đó, nghiên cứu
hướng đến việc đánh giá tác động do
BĐKH nên các kết quả mô phỏng kịch bản
BĐKH bằng phần mềm SIMCLIM theo
tiếp cận trong báo cáo AR4 của IPCC,
nguy cơ XNM và ngập lụt do triều (sau đây
gọi là ngập lụt) trong bối cảnh BĐKH
được kế thừa [15] (Bảng 1 và Hình 1).
Bảng 1: Kịch bản BĐKH năm 2020 cho tỉnh Vĩnh Long [15]
Kịch bản Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (oC) Nước biển dâng (cm)
B2 1491,80 27,64 9
A1FI 1492,86 27,67 9
B2 – Kịch bản phát thải trung bình; A1FI – Kịch bản phát thải cao
TRẦN THỊ THÚY - LÊ NGỌC TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
35
(a)
(b)
Hình 1: Nguy cơ (a) xâm nhập mặn và (b) ngập lụt do triều năm 2020 – AIFI [15]
2.2. Phương pháp GIS (Geographic
Information System – Hệ thống thông tin
địa lý)
Phần mềm Mapinfo 11.5 và ArGIS
được sử dụng để thành lập bản đồ tác động,
bản đồ rủi ro do các yếu tố liên quan đến
BĐKH như ngập lụt, XNM, nhiệt độ,
lượng mưa gây ra đối với các lĩnh vực
xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
2.3. Phương pháp ma trận đánh giá
rủi ro do BĐKH
Được sử dụng để đánh giá tính rủi ro
do BĐKH, qua đó, xác định khu vực có
các lĩnh vực xã hội đáng quan tâm và yếu
tố BĐKH cần thích ứng. Tính rủi ro tổng
hợp được xác định trên cơ sở tính rủi ro
của từng yếu tố BĐKH cụ thể, gọi là rủi
ro thành phần. Tùy vào khả năng xảy ra
và các thiệt hại liên quan, tính rủi ro bởi
một yếu tố BĐKH tại mỗi địa phương
được đánh giá và phân cấp theo thang
điểm sau:
Bảng 2: Thang đánh giá tính rủi ro do BĐKH
0 < RR ≤ 1 1 < RR ≤ 2 2 < RR ≤ 3 3 < RR ≤ 4 4 < RR ≤ 5
Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao
2.4. Phương pháp chuyên gia
Mối quan hệ giữa các lĩnh vực xã hội và
các yếu tố BĐKH là khác nhau, do vậy, việc
xác định trọng số của 07 yếu tố BĐKH được
xét là cần thiết. Các bước thực hiện như sau:
- Tham vấn 20 chuyên gia trong lĩnh
vực môi trường và BĐKH (từ các trường
đại học, viên nghiên cứu) để xếp hạng
tầm quan trọng của các yếu tố (yếu tố càng
quan trọng, điểm xếp hạng càng cao).
- Xác định điểm xếp hạng của mỗi yếu
tố: mi = Tổng điểm của yếu tố i / Tổng số
phiếu câu hỏi
- Tính trọng số trung gian của mỗi yếu
tố (wi'):
(i) Chấp nhận mi nhỏ nhất có wi’ bằng 1;
(ii) Tính wi’ của các yếu tố khác bằng
công thức:
i
i
i
m
m
w
(min)
'
- Tính trọng số chính thức của mỗi yếu
tố: wi =
n
i
i
w
w
1
'
'
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019)
36
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Tác động của biến đổi khí hậu
đến lĩnh vực xã hội tỉnh Vĩnh Long
3.1.1. Sức khỏe cộng đồng
Nhiệt độ
Nhiệt độ tối cao tỉnh Vĩnh Long dao
động trong khoảng 35oC – 36,5oC (giai đoạn
1986 – 2005) là điều kiện thuận lợi cho các
loài vi khuẩn, nấm mốc phát triển, tăng khả
năng gây ra dịch bệnh, nhất là sự bùng phát
dịch bệnh liên quan đến nước sạch và vệ sinh
môi trường như tiêu chảy, sốt xuất huyết, đau
mắt, sốt rét, bệnh giun sán ký sinh trùng, suy
dinh dưỡng trẻ em, ngộ độc thức ăn sốt rét,
sốt xuất huyết, viêm màng não, các bệnh
đường ruột, suy dinh dưỡng.v.v.
Lượng mưa
Nhiệt độ ngày càng tăng cao cùng với
sự thay đổi thất thường của lượng mưa
trong các mùa góp phần gây nên các bệnh
về đường tiêu hóa. Đây cũng là điều kiện
thuận lợi cho muỗi phát triển gây ra các
bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh
truyền nhiễm khác.
Sạt lở, giông lốc, xâm nhập mặn
Giai đoạn 2011 – 2014 ghi nhận những
tác động do sạt lở, giông lốc và xâm nhập
mặn trên địa bàn tỉnh: lần lượt gây thương
vong cho 03 người tại Thành phố Vĩnh
Long, 01 người tại huyện Trà Ôn [14] và
nhiễm mặn nguồn nước ở các huyện phía
nam của tỉnh (Hình 2).
Ngập lụt
BĐKH còn ảnh hưởng đến cơ sở hạ
tầng y tế thể hiện qua số lượng cơ sở y tế bị
ngập. Bảng 3 và Hình 3a trình bày hiện
trạng số cơ sở y tế nằm trong diện tích đất
bị ngập phân theo các huyện/thành phố trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Tình hình ngập lụt
ở Vĩnh Long năm 2020 theo kịch bản A1FI
có xu thế tăng so với hiện trạng (Hình 3b).
Bên cạnh đó, theo quy hoạch, diện tích đất
y tế năm 2020 gia tăng đáng kể so với hiện
trạng (2,65 lần), theo đó gia tăng mối quan
tâm đối với vấn đề ngập lụt các khu vực
phục vụ y tế tại địa phương.
Tóm lại, nhiệt độ, lượng mưa và ngập
lụt là 3 yếu tố có khả năng gây nhiều tác
động đến sức khỏe cộng đồng tỉnh Vĩnh
Long, trong khi XNM, hạn hán chưa có
biểu hiện ảnh hưởng. Diện tích đất y tế
huyện Trà Ôn có nguy cơ bị ảnh hưởng cao
nhất, sau đó là Thị xã Bình Minh và Thành
phố Vĩnh Long.
Bảng 3: Hiện trạng số cơ sở y tế trong vùng có nguy cơ ngập lụt trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long
TT Huyện/TP Số cơ sở y tế bị ngập TT Huyện/TP Số cơ sở y tế bị ngập
1 Tam Bình 7/12 5 Bình Tân 4/10
2 Vĩnh Long 8/12 6 Bình Minh 4/6
3 Mang Thít 8/11 7 Trà Ôn 6/13
4 Vũng Liêm 10/18 8 Long Hồ 10/13
TRẦN THỊ THÚY - LÊ NGỌC TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
37
Hình 2: Xâm nhập mặn (năm 2020-A1FI) và vị trí các cơ sở y tế tỉnh Vĩnh Long
(a) (b)
Hình 3: Cơ sở y tế trong vùng có nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Vĩnh Long: (a) Hiện trạng, (b)
2020 – A1FI
3.1.2. Nơi cư trú
Vĩnh Long là tỉnh chịu đồng thời tác
động của chế độ lũ ở thượng nguồn và mực
nước triều biển Đông. Trong khi đó, cộng
đồng dân cư chủ yếu tập trung ở vùng đồng
bằng ven sông nên ảnh hưởng của BĐKH và
NBD đến đời sống người dân tương đối lớn,
đặc biệt là ngập lụt nơi cư trú.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019)
38
Bảng 4: Thống kê diện tích đất ở bị ngập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
STT
Huyện/
thành phố
Hiện trạng Năm 2020–B2
Diện tích đất ở
bị ngập (km2)
Tỷ lệ*
(%)
Diện tích đất ở
bị ngập (km2)
Tỷ lệ*
(%)
1 Tam Bình 1.045,62 16,4 1381,69 18,8
2 Vĩnh Long 785,86 53,4 1405,77 61,2
3 Mang Thít 724,77 21,5 1211,17 29,2
4 Vũng Liêm 1.668,77 23,7 2927,52 35,4
5 Bình Tân 423,62 18,6 640,38 20,8
6 Bình Minh 774,13 41,0 1296,34 50,5
7 Trà Ôn 938,38 15,3 1479,02 20,6
8 Long Hồ 1.412,83 29,3 2415,79 41,6
*: Tỷ lệ diện tích đất bị ngập/tổng diện tích đất tự nhiên
Bảng 4 cho thấy Thành phố Vĩnh Long
là khu vực có tỷ lệ diện tích đất ở bị ngập
nhiều nhất (53,4% vào 2014 và 61,2% vào
2020-B2). Các khu vực ít bị ảnh hưởng bởi
ngập lụt là huyện Bình Tân, Tam Bình, Trà
Ôn, Mang Thít. Năm 2020, tình hình ngập
lụt có xu hướng gia tăng, dẫn đến diện tích
đất ở cũng bị ngập nhiều hơn. Bên cạnh ngập
lụt, nơi ở của người dân tỉnh Vĩnh Long còn
bị ảnh hưởng bởi giông, lốc xoáy.
3.1.3. Văn hóa – Giáo dục
Đối với lĩnh vực giáo dục
BĐKH đa phần ảnh hưởng đến cơ sở
vật chất giáo dục. Nhiều cơ sở giáo dục
(CSGD) trên địa bàn có nguy cơ bị ngập
như trình bày ở Bảng 5 và Hình 4.
Bảng 5: Hiện trạng số cơ sở giáo dục trong vùng ngập tại tỉnh Vĩnh Long
TT Huyện/TP Số CSGD bị ngập TT Huyện/TP Số CSGD bị ngập
1 Tam Bình 37/75 5 Bình Tân 11/27
2 Vĩnh Long 23/28 6 Bình Minh 13/22
3 Mang Thít 45/62 7 Trà Ôn 45/93
4 Vũng Liêm 99/133 8 Long Hồ 52/73
TRẦN THỊ THÚY - LÊ NGỌC TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
39
Năm 2020, độ sâu và phạm vi ngập lụt
ở các huyện thay đổi [15], tuy nhiên quy
hoạch các CSGD trên địa bàn đến năm
2020 không thay đổi nhiều, do đó các tác
động liên quan có khả năng thay đổi không
đáng kể.
Đối với lĩnh vực văn hóa
BĐKH và NBD làm ngập các khu di
tích, văn hóa nằm ở các khu vực đất thấp
của tỉnh Vĩnh Long như Văn Thánh Miếu,
Chùa Phước Hậu, Chùa Tiên Châu, Đình
Long Thanh, Đình Tân Hoa (Đình Cái
Đôi), Lăng Ông Tiền quân thống chế điều
bát Nguyễn Văn Tồn, Miếu Công Thần,
Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang, Thất Phủ
miếu (chùa Ông), sẽ ít nhiều làm ảnh
hưởng đến đời sống tinh thần, nét văn hóa
đặc trưng của tỉnh.
Tóm lại, BĐKH đang có xu hướng gia
tăng, thể hiện khá rõ qua các yếu tố nhiệt
độ, lượng mưa, giông lốc, XNM đáng
quan tâm nhất là ngập lụt. Sức khỏe và nơi
cư trú là các khía cạnh xã hội có khả năng
chịu nhiều tác động do BĐKH và thiên tai,
theo đó cần quan tâm thích ứng. Các đối
tượng tác động chủ yếu là ngập lụt và
giông lốc. Lĩnh vực xã hội của Thành phố
Vĩnh Long có khả năng bị ảnh hưởng bởi
BĐKH nhiều nhất (ngược lại là huyện
Bình Tân). Dự báo năm 2020, tác động của
BĐKH đến lĩnh vực xã hội tỉnh Vĩnh Long
sẽ gia tăng, đặc biệt tại các huyện Long
Hồ, Trà Ôn, Tam Bình, Mang Thít và
TP.Vĩnh Long.
(a)
(b)
Hình 4: Cơ sở giáo dục có nguy cơ bị ngập tại tỉnh Vĩnh Long: (a) hiện trạng,
(b) năm 2020 (A1FI)
3.2. Xác định đối tượng tác động và
khu vực đáng quan tâm
Như đã đề cập, ngập lụt gây nhiều
tác động đến sức khỏe, đời sống, văn hóa
giáo dục trên địa bàn nên mức độ rủi ro
do hiện tượng này cũng cao hơn; theo sau
là giông bão, lốc xoáy, nhiệt độ và hạn
hán. Chỉ số rủi ro do BĐKH đối với lĩnh
vực xã hội tỉnh Vĩnh Long được trình bày
ở Bảng 6, trong đó, huyện Vũng Liêm,
Trà Ôn và Thành phố Vĩnh Long là các
khu vực đáng quan tâm (Hình 5).
Đến năm 2020, mức độ rủi ro bởi
BĐKH có xu hướng gia tăng do sự tăng
cường XNM, đặc biệt tại Vũng Liêm,
Mang Thít, Trà Ôn (Hình 6, Bảng 6).
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019)
40
(a) (b)
Hình 5: Hiện trạng chỉ số rủi ro do BĐKH tỉnh Vĩnh Long: (a) Trung bình; (b) Cực đại
Bảng 6: Chỉ số rủi ro do BĐKH đối với lĩnh vực xã hội tỉnh Vĩnh Long
Nhiệt
độ
Lượng
mưa
Ngập
lụt
XNM
Hạn
hán
Sạt lở
Giông
bão, lốc
xoáy
TB Max
Trọng số 0,20 0,11 0,20 0,05 0,15 0,14 0,15
Tx Bình Minh
Hiện trạng 1 1 2 0 1 0 1 1,01 2
Năm 2020 1 1 2 0 1 0 1 1,01 2
Bình Tân
Hiện trạng 1 1 1 0 1 0 1 0,81 1
Năm 2020 1 1 1 0 1 0 1 0,81 1
Long Hồ
Hiện trạng 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Năm 2020 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Mang Thít
Hiện trạng 1 1 1 1 1 0 1 0,86 1
Năm 2020 1 1 1 2 1 0 1 0,91 2
Tam Bình
Hiện trạng 1 1 1 0 1 1 1 0,95 1
Năm 2020 1 1 1 0 1 1 1 0,95 1
Trà Ôn
Hiện trạng 2 1 1 0 1 1 2 1,3 1
Năm 2020 2 1 1 2 1 1 2 1,4 2
Tp Vĩnh Long
Hiện trạng 1 1 2 1 1 2 0 1,19 2
Năm 2020 1 1 2 1 1 2 0 1,19 2
Vũng Liêm
Hiện trạng 2 1 2 2 1 0 2 1,46 2
Năm 2020 2 1 2 3 1 0 2 1,51 3
TRẦN THỊ THÚY - LÊ NGỌC TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
41
(a)
(b)
Hình 6: Chỉ số rủi ro do BĐKH tỉnh Vĩnh Long năm 2020-B2: (a) Trung bình; (b) Cực đại
4. Kết luận
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá
tác động của BĐKH đến một số khía cạnh
xã hội tỉnh Vĩnh Long. Kết quả cho thấy
sức khỏe và nơi cư trú có khả năng chịu
nhiều tác động do BĐKH và thiên tai, đặc
biệt do ngập lụt ở cả hiện tại và tương lai
(2020). Đối với tính rủi ro do BĐKH, trong
số 7 yếu tố được xét, ngập lụt và nhiệt độ
chiếm tỷ trọng cao; đáng quan tâm tại
huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và Thành phố
Vĩnh Long. Đến năm 2020, xu hướng ngập
lụt và XNM gia tăng, theo đó là sự gia tăng
mức độ rủi ro do BĐKH tại hầu hết các địa
phương, đòi hỏi hoạch định các giải pháp
ứng phó tương thích, góp phần đảm bảo
hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và mục tiêu
phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng
cho Việt Nam
[2] Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011. Tài liệu hướng dẫn Đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng. Nhà xuất bản
Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
[3] Lê Anh Tuấn, 2010. Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng
sinh học và xu thế di dân vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo
khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển tỉnh
Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, tr1-9.
[4] Black, Richard, Stephen R.G. Bennett, Sandy M. Thomas & John R. Beddington.
2011. Climate change: Migration as adaptation. Nature 478: 447-449.
[5] Lương Ngọc Thúy, Phan Đức Nam, 2015. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp và di cư của người nông dân. Tạp chí Xã hội học số 1
(129), tr 82-92.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019)
42
[6] Wlokas HL, 2008. The impacts of climate change on food security and health in
Southern Africa. Journal of Energy in Southern Africa, Vol. 19 (4), 12-20
[7] Hales, S., et al., 2002. Potential effect of population and climate changes on global
distribution of dengue fever: an empirical model. Lancet, 360, 830-834.
[8] Ahern M., R.S. Kovats, P. Wilkinson, R. Few, and F. Matthies (2005), Global health
impacts of floods: epidemiologic evidence, Epidemiologic Reviews, Vol. 27, 36–46.
[9] Adger, W.N., Kelly, P.M., 1999. Social vulnerability to climate change and the
architecture of entitlements. Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change,
4, 253–266.
[10] Adger, W.N., 1999. Social Vulnerability to Climate Change and Extremes in Coastal
Vietnam. World Development Vol. 27, No. 2, pp. 249-269
[11] Dolan, A.H., Walker I.J., 2006. Understanding Vulnerability of Coastal Communities
to Climate Change Related Risks, Journal of Coastal Research, Special Issue No. 39.
Proceedings of the 8th International Coastal Symposium (ICS 2004), Vol. III (Winter
2006), pp. 1316-1323.
[12] Handmer, J.W., Dovers S., Downing T.E, 1999. Societal Vulnerability to Climate
Change and Variability, Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change 4,
267-281.
[13] Katharine Vincent, 2004. Creating an Index of Social Vulnerability to Climate Change
for Africa, Tyndall Centre for Climate Change Research, Working Paper 56.
[14] Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Long, 2015. Báo cáo kết quả phòng chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long 2015.
[15] Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, 2016. Cập nhật kế hoạch hành động ứng phó biến
đổi khí hậu tỉnh Vĩnh Long.
Ngày nhận bài: 07/5/2017 Biên tập xong: 15/5/2019 Duyệt đăng: 20/5/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21_7844_2214926.pdf