Suy diễn trong hội thoại tiếng Việt (trên cứ liệu 100 truyện cười chọn lọc) - Đoàn cảnh Tuấn

Tài liệu Suy diễn trong hội thoại tiếng Việt (trên cứ liệu 100 truyện cười chọn lọc) - Đoàn cảnh Tuấn: 12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy diễn là một vấn đề còn khá mới trong giới dụng học nói riêng và ngữ học nói chung. Vấn đề suy diễn trước đó cũng đã được đề cập đến trong một vài công trình nghiên cứu, tuy nhiên bị bao gộp chung trong các thuật ngữ, chẳng hạn suy ý hay suy lý trong Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức (Nguyễn Đức Dân), Logic – Ngôn ngữ học (Hoàng Phê) hay Giáo trình Logic hình thức (Bùi Thanh Quất). Nhìn chung, các tác giả đều có cùng quan điểm coi suy diễn là một loại suy luận hay suy lý và xuất phát theo hướng tiếp cận của logic hình thức. Cách tiếp cận này đi theo hai chiều hướng: hoặc coi suy diễn là suy luận hay suy lý hai tiền đề “suy diễn chính là phép suy luận hai tiền đề hay đó chính là hệ thống suy diễn tiền đề ĐOÀN CẢNH TUẤN* *Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,  doancanhtuana3@gmail.com Ngày nhận bài: 18/4/2018; ngày sửa chữa: 16/5/2018; ngày duyệt đăng: 20/6...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy diễn trong hội thoại tiếng Việt (trên cứ liệu 100 truyện cười chọn lọc) - Đoàn cảnh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy diễn là một vấn đề còn khá mới trong giới dụng học nói riêng và ngữ học nói chung. Vấn đề suy diễn trước đó cũng đã được đề cập đến trong một vài công trình nghiên cứu, tuy nhiên bị bao gộp chung trong các thuật ngữ, chẳng hạn suy ý hay suy lý trong Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức (Nguyễn Đức Dân), Logic – Ngôn ngữ học (Hoàng Phê) hay Giáo trình Logic hình thức (Bùi Thanh Quất). Nhìn chung, các tác giả đều có cùng quan điểm coi suy diễn là một loại suy luận hay suy lý và xuất phát theo hướng tiếp cận của logic hình thức. Cách tiếp cận này đi theo hai chiều hướng: hoặc coi suy diễn là suy luận hay suy lý hai tiền đề “suy diễn chính là phép suy luận hai tiền đề hay đó chính là hệ thống suy diễn tiền đề ĐOÀN CẢNH TUẤN* *Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,  doancanhtuana3@gmail.com Ngày nhận bài: 18/4/2018; ngày sửa chữa: 16/5/2018; ngày duyệt đăng: 20/6/2018 SUY DIỄN TRONG HỘI THOẠI TIẾNG VIỆT (TRÊN CỨ LIỆU 100 TRUYỆN CƯỜI CHỌN LỌC) cổ xưa nhất: tam đoạn luận Aristotote” (Nguyễn Đức Dân, 2005, tr.147) hoặc đồng nhất suy diễn với suy luận và cho rằng suy diễn cũng vận dụng những quy tắc của suy luận logic nhưng còn mang một số quy tắc đặc trưng riêng của nó: “Suy ý là suy luận để biết đến cái ý của người nói. Suy ý cũng vận dụng những quy tắc của suy luận logic, nhưng đồng thời nó còn có một số quy tắc đặc trưng của nó” (Hoàng Phê, 2003, tr.103),“Phép suy diễn là một suy lý gián tiếp mà tiền đề là hai phán đoán đơn” (Bùi Thanh Quất, 1994, tr.125). Mặc dù kế thừa quan điểm của các tác giả đi trước về vấn đề này theo hướng tiếp cận logic hình thức nhưng chúng tôi tập trung sâu vào phân tích hội thoại dựa trên cứ liệu 100 truyện cười (kết hợp các thủ pháp thống kê, phân loại, so sánh – đối TÓM TẮT Bài viết bước đầu miêu tả, phân tích một vài đặc trưng của suy diễn trong hội thoại tiếng Việt – những suy diễn được tạo tác trong tư duy, được biểu hiện trong giao tiếp hàng ngày của người Việt; xác định sự tồn tại của suy diễn, trên cơ sở đó, đi đến phân loại và mô hình hóa suy diễn cũng như các phương thức cấu thành nên chúng. Dưới con mắt của dụng học, chúng tôi đã khái quát hóa mối quan hệ giữa suy diễn với các nhân tố thuộc về ngữ cảnh cũng như cá nhân đối tượng tham gia vào giao tiếp (những yếu tố kinh nghiệm, tâm lý cá nhân). Bên cạnh đó, nhấn mạnh vai trò không chỉ của người nói hay người viết mà còn cả người nghe hay người đọc trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Từ khóa: cá nhân, giao tiếp, kinh nghiệm, ngữ cảnh, suy diễn 13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v chiếu, đánh giá tổng hợp), để trên cơ sở đó, bước đầu chỉ ra những phương thức cấu thành nên suy diễn, các loại suy diễn khác nhau. Đồng thời chỉ ra những đặc trưng khái quát nhất của suy diễn trong hội thoại tiếng Việt. 2. NỘI DUNG 2.1. Các phương thức cấu thành suy diễn Qua quá trình khảo cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, về bản chất, suy diễn được hình thành, tạo tác trong tư duy và được hiện thực hóa qua ngôn ngữ theo hai con đường sau: 2.1.1. Gián tiếp giới hạn ngữ cảnh có thể tạo sinh trong tư duy từ một diễn ngôn X nào đó (vô tình hiểu sai X) Một quá trình giao tiếp thông thường sẽ bao gồm bên phát (bên truyền đi thông điệp) và bên nhận (bên thụ đắc thông điệp). Nói khác đi, giao tiếp là chu trình truyền và phát đi thông điệp giữa hai bên, một bên là người nói hay người viết và bên còn lại là người nghe hay người đọc. Tuy nhiên, khi thụ đắc ngôn ngữ, người nghe (người đọc) đi theo một quy luật suy ý riêng, dựa trên kinh nghiệm, nhận thức chủ quan của bản thân mà vô tình hiểu sai hàm ý của chủ thể tạo ra phát ngôn hoặc do người thuyết giải thông tin (người nghe/ người đọc) xuất phát từ một tiền đề sai. Điều đó có nghĩa tuy chưa có đủ “cơ sở, căn cứ, lý lẽ xác đáng” mà đã vội kết luận về nội dung của sự tình. Tư duy qua quá trình “khúc xạ” bởi yếu tố thuộc về bản ngã (về cá nhân) đồng nhất tất cả các hình thức suy ý còn lại làm một, khiến sản sinh ra bộ phận suy ý sai, cái được gọi là suy diễn. Giả sử, cho các cặp tiên đề (a; b), (c; d), (e; f), trong đó, các tiên đề b, d, f lần lượt là thuộc tính đặc trưng, bản chất của các sự vật a, c, e. Ở các cặp tiên đề đó, hiển nhiên ta có quy ước: a => b; c => d; e => f Thử phân tích ví dụ dưới đây: Hai em nhỏ ngồi chơi với nhau. Cậu anh hỏi: “Con gà kêu như thế nào?” - Cục ta cục tác. - Con chó kêu như thế nào? - Gâu gâu. - Thế con bò kêu như thế nào? - “Trăm phần trăm, trăm phần trăm, trăm phần trăm Chúng tôi là những con bò”. (Khái Hưng, Tuyển tập Tiếu lâm Việt Nam) Xét từ thực tế khách quan và theo như quy ước trên (a => b; c => d; e => f) thì: Con gà sẽ kêu cục ta cục tác a b Con chó sẽ kêu gâu gâu c d còn con bò sẽ kêu bò...ò...ò e f Tuy nhiên, trong cuộc thoại trên, đặc trưng, thuộc tính f về tiếng kêu của con bò lại là trăm phần trăm, trăm phần trăm... Chúng tôi là những con bò. Từ giả thuyết đã cho, rõ ràng, các mệnh đề đi kèm trong các cặp tiên đề b, d, f phải là các thuộc tính đặc trưng, bản chất của sự vật, hiện tượng được đề cập đến, nhưng ở đây, e không suy ra f mà người nghe khi tiếp nhận phát ngôn từ chủ thể tạo ra phát ngôn lại suy ra một mệnh đề khác hoàn toàn với chuỗi suy luận ban đầu. Quá trình lý giải vẫn phải tiếp tục, tại không gian, thời gian thuyết giải thông tin, bằng kinh nghiệm thực chứng, bằng nhận thức tương đối của bản thân. Người đối thoại vẫn phải trả lời nhưng không còn tuân theo quy luật logic nữa mà suy diễn sang một hướng khác. Trở lại câu chuyện về tiếng kêu của các con vật, tại sao theo tri nhận của em nhỏ trong câu chuyện này, con bò lại kêu “Trăm phần trăm... trăm phần trăm...chúng tôi là những con bò.”? Lý giải về điều này, có lẽ phải viện đến các quảng cáo sữa trên một số phương tiện truyền thông ở Việt Nam hiện nay. Đối với rất nhiều em nhỏ, đặc biệt là những em nhỏ sống ở thành phố, từ bé, các em đã không có hoặc ít có cơ hội trải nghiệm thực tế về cuộc sống ở nông thôn, ít có cơ hội được tiếp xúc với các con vật nhà nông như trâu, bò, lợn,... 14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH mà chủ yếu, nếu có, các em thường tiếp xúc với những con vật nuôi nhỏ trong gia đình như con chó, con mèo hay con gà. Do vậy, khi hỏi các em con chó kêu như thế nào hay con gà kêu như thế nào thì các bạn nhỏ không ngần ngại gì khi trả lời con chó thì kêu gâu gâu, con gà thì kêu cục ta cục tác. Chính từ sự thiếu trải nghiệm thực tế của các em nhỏ, các em nếu có cũng chỉ chứng kiến con bò trên tivi, tranh ảnh, sách báo mà chưa hề được nghe tiếng kêu của chúng nên sau khi xem các quảng cáo sữa trên tivi thì nghiễm nhiên mặc định rằng con bò kêu “Trăm phần trăm trăm phần trăm chúng tôi là những con bò”. Như vậy, phát ngôn rằng một con chó thì sủa gâu gâu, một con gà sẽ kêu cục ta cục tác chắc chắn đúng nhưng không thể có một con bò biết nói tiếng người. Do đó, suy diễn trong trường hợp này bị chính ảnh hưởng của kiến thức, của kinh nghiệm chi phối, tác động và dẫn đến những khúc xạ khác nhau trong tư duy. 2.1.2. Trực tiếp giới hạn ngữ cảnh có thể tạo sinh trong tư duy từ một diễn ngôn X nào đó (cố ý hiểu sai X) Bên cạnh cách thức gián tiếp giới hạn các ngữ cảnh tình huống có thể tạo tác trong tư duy từ một diễn ngôn X nào đó thì suy diễn cũng có thể được hình thành do chủ thể luận giải cố tình hiểu sai hàm ý (ý nghĩa n ẩn tàng trong phát ngôn của chủ thể) của diễn ngôn bởi lẽ người luận giải diễn ngôn muốn biến suy diễn thành công cụ để đạt được mục đích của mình. Mặc dù có thể thuyết giải được thông tin X nhưng vì động cơ Y nào đó của anh ta nên anh ta không tuân thủ quy tắc suy luận logic, triệt tiêu chúng đi, tạo điều kiện cho suy diễn được hình thành và được hiện thực hóa thông qua ngôn ngữ. Điều này thể hiện rất rõ trong truyện cười dưới đây: Một thực khách tức giận gọi bồi bàn đến: - Tại sao trong bát phở của tôi lại có đến ba con ruồi nằm thẳng cẳng thế này? - Vâng, đây thực sự là một bi kịch thưa ông! - Thế à? Nhà hàng lại mất vệ sinh đến thế kia à? - Dù chúng tôi đã rất cố gắng can ngăn, nhưng chuyện tình tay ba thường kết thúc bi thảm như thế đấy ạ! - ?!! (Khái Hưng, Tuyển tập Tiếu lâm Việt Nam) Ở truyện cười trên, thực khách muốn nói tới một thực tế hiển nhiên “Trong bát phở có đến ba con ruồi” mà điều đó đáng lí bất kì một nhân viên bán hàng nào khi nghe đều nhận ra người khách đang muốn phê bình vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của quán. Cái hàm ngôn ở đây không khó nhận thấy. Câu hỏi “tại sao” chẳng qua nhằm xác nhận thông tin và muốn nghe một lời giải thích. Rất nhanh trí, bồi bàn đã lấp liếm đi thực tế về vấn đề vệ sinh của quán anh ta bằng một lối suy diễn hết sức “có lý”. Cái có lý ấy đáng phải xem xét. Có lý ở đây là sự hợp lý về mặt liên hệ với trực quan sinh động, hình ảnh “ba con ruồi” với hình ảnh “tình tay ba”. Nhưng về mặt logic, suy luận ấy là vô lý. Người nghe (bồi bàn) cố tình hiểu sai ý thực khách trong khi đó không phải cái hàm ý mà người nói (thực khách) hướng tới. Kết thúc đoạn truyện cười ở trên, đúng với ý của bồi bàn (chủ thể tiếp nhận thông tin từ thực khách), bằng cái lối suy diễn tài tình của mình, anh ta đã dập tắt hội thoại, khiến cho sự tức giận của thực khách không những mất đi mà còn tạo tình tiết gây cười, gây thú vị cho khách hàng của quán. Từ đối tượng “có lỗi” do không tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm mà bỗng “những kẻ gây lỗi” biến thành những người bị động – những nạn nhân “rất tiếc vì đã gắng sức nhưng không thể can ngăn cuộc chiến bi kịch của ba con ruồi” xảy ra. Quá trình thuyết giải thông tin của bồi bàn theo như Grice trong Logic và hội thoại rõ ràng đã vi phạm phải ba kiểu không tôn trọng trong phương châm. Đó là chối bỏ phương châm (opt out of a maxim), xúc phạm phương châm (flout) và vi phạm phương châm (violate). Sau này Grice bổ sung thêm phạm lỗi phương châm (infring) và các nhà ngôn ngữ học bổ sung thêm kiểu treo phương châm (suspend). Nếu phạm lỗi phương châm là do 15KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v người nói vụng về, không tuân thủ phương châm một cách vô tình, không cố ý thì xúc phạm, vi phạm, chối bỏ phương châm lại là những việc làm có ý thức của người nói, cố ý gài đằng sau những phát ngôn trực tiếp của mình những hàm ngôn nhằm tạo ra ý nghĩa không tự nhiên. Cần lưu ý rằng, cái gọi là người nói và người nghe trong một cuộc hội thoại ở đây chỉ mang tính chất tương đối. Vai trò của chủ thể tham gia giao tiếp trong một diễn ngôn luân phiên nhau, tương tác qua lại với nhau. Quá trình luân phiên lượt lời diễn ra, vai “người nói” hay “người nghe” thay đổi tùy vào trực chỉ. 2.2. Mô hình suy diễn Từ hai phương thức cấu thành suy diễn trên, con đường hình thành nên suy diễn có thể được khái quát hóa qua mô hình 1 dưới đây. Chúng tôi tạm gọi đó là mô hình suy diễn. người phát muốn truyền tải đến nhưng vì một mục đích, một động cơ cá nhân nào đó nên “anh ta” cố tình liên tưởng sai lệch đi để phục vụ cho mục đích nhất định của bản thân anh ta. Điều đó khiến cho thông điệp X ban đầu trở thành một thông điệp Y nào đó – cái thông điệp mà người nói không cố tình đề cập tới. Như vậy, suy diễn được tạo nên bởi trong quá trình luận giải thông tin, người nhận đã gắn diễn ngôn ban đầu với một ngữ cảnh cụ thể nào đó – cái ngữ cảnh mà người phát và người nhận không thống nhất, không hình thành trên cùng một phông nền dẫn đến hiểu sai ý của nhau. Quá trình luận giải thông tin của người phát đôi khi còn gắn với nhận thức cảm tính, gắn với trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân. Quả đúng như R. Nisbett đã từng nhận định“Dường như sự khác nhau trong cách tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh là hệ quả của những nền văn hóa khác nhau mà con người được giáo dục trong đó” (Lý Toàn Thắng, 2008, tr.185), quá trình luận giải không chỉ gắn với yếu tố cá nhân mà còn gắn với điều kiện xã hội riêng biệt, sự ảnh hưởng của những nền văn hóa khác nhau. Đó đều là những nhân tố hình thành nên suy diễn. 2.3. Phân loại suy diễn Qua khảo sát 100 truyện cười chọn lọc (những truyện cười Việt Nam có chứa yếu tố suy diễn), theo chúng tôi, suy diễn gồm 2 nhóm: nhóm suy diễn qua ngôn từ và nhóm suy diễn cá nhân hóa tâm lý xã hội. Trong đó, nhóm suy diễn cá nhân hóa tâm lý xã hội lại được tách bạch làm 3 loại nhỏ hơn: đó là suy diễn có động cơ, suy diễn qua niềm tin và suy diễn cực đoan hóa. Kết quả thống kê được thể hiện trong bảng số liệu 1. Kết quả khảo sát cho thấy, suy diễn qua ngôn từ là loại suy diễn khá phổ biến, tuy nhiên chiếm số lượng vượt trội là nhóm suy diễn cá nhân hóa kinh nghiệm tâm lý xã hội. Trong khi nhóm suy diễn qua ngôn từ chỉ có mặt ở 32 truyện (chiếm 29,91%) thì suy diễn cá nhân hóa kinh nghiệm tâm Mô hình 1: Mô hình suy diễn Người phát trong diễn ngôn ban đầu truyền đi một thông điệp X đến người nhận. Tuy nhiên, do trong quá trình luận giải thông tin, người nhận chịu sự chi phối của các yếu tố như kinh nghiệm cá nhân, yếu tố tâm lý, xã hội khác và đặc biệt là tác động của sự giới hạn nhân tố ngữ cảnh đã khiến người nhận hiểu sai “thông điệp” mà người phát muốn hướng tới. Ngữ cảnh giới hạn tạo sinh suy diễn có thể do người nhận cố tình dù đã hiểu thông điệp X mà 16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH lý xã hội lại xuất hiện ở 75 truyện trên tổng số 100 truyện cười (trong đó có 7 truyện cười chứa đựng cả hai hình thức suy diễn). Điều đó chứng tỏ rằng, suy diễn chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố tâm lý xã hội, yếu tố kinh nghiệm cá nhân bên cạnh ảnh hưởng của ngôn ngữ. Các loại suy diễn này cũng phần nào phản ánh tư duy của một bộ phận người Việt và nhận thức của chúng ta về thế giới khách quan sẽ biến đổi như thế nào trong tư duy khi có các nhân tố bên ngoài ngôn ngữ tác động. Riêng nhóm suy diễn qua ngôn từ, có thể được hình thành do tính đa nghĩa hay mập mờ về nghĩa trong từ ngữ mà người nói (người viết) tạo ra, đồng thời không có đủ yếu tố ngữ cảnh cần thiết để luận suy một cách logic chặt chẽ bởi lẽ trong ngôn từ (từ, ngữ, câu, diễn ngôn) có tồn tại một bộ phận gọi là ngụ ý hay ẩn ý. Ngụ ý không dễ dàng nhận ra và không phải bất cứ một người nghe (người đọc) nào cũng có thể hiểu được cho nên đôi khi phát sinh ra những suy diễn. Thậm chí, có những kẻ dựa vào ngụ ý để lừa phỉnh những cá nhân không có năng lực thuyết giải thông tin (từ ngụ ý hình thành các suy diễn tiêu cực mà thực chất người nói/viết không có ý hướng đến người nghe/đọc) nhằm đạt mục đích cá nhân nào đó của mình. Trong một diễn ngôn, người nói (người viết) có sử dụng từ (ngữ, câu, diễn ngôn) nào đó có tính chất đa nghĩa hay dễ gây hiểu lầm do sự mập mờ về nghĩa thì nhất định phải sử dụng yếu tố ngữ cảnh cần thiết trong khi sử dụng để tránh suy diễn. Giả sử, trong diễn ngôn, có một từ hay một ngữ X nào đó bao gồm rất nhiều nghĩa (a 1 ,a 2 ,a 3 ,a 4 ,, a n ). Khi người nói hay người viết (A) sử dụng từ (ngữ) đó với nghĩa a 1 trong đúng ngữ cảnh a 1 của nó thì khi người nghe/người đọc (B) thuyết giải thông tin, họ sẽ hiểu đúng cái nghĩa a 1 ban đầu mà người nói/người viết hướng tới (suy luận logic). Nhưng khi người nói/người viết sử dụng từ (ngữ) với nghĩa a 1 mà không đặt nó trong bất cứ ngữ cảnh nào hoặc khi anh ta sử dụng từ hay ngữ X nhưng lại kèm theo cả ẩn ý (ngụ ý) sẽ làm cho suy luận logic phần nào bị cản trở, tạo môi trường thuận lợi để hình thành suy diễn. Bởi lẽ, người nghe/người đọc có thể viện tới bất kì một khái niệm hay một nghĩa am nào đó thuộc về từ (ngữ) X do không có ngữ cảnh chính xác . Trên cơ sở đó, khi người nghe/người đọc (B) luận giải thông tin từ người nói/người viết (A) chính bởi không hiểu ngụ ý (ẩn ý) xuất phát từ phía A nên suy diễn để luận giải thông tin về từ/ngữ X này. Từ/ngữ X cũng có thể bị người nói phát âm sai hoặc người viết viết sai so với quy chuẩn chính tả dẫn đến khi luận giải thông tin, người nghe/người đọc dễ suy diễn khác đi so với những gì người nói/người viết đích thị muốn hướng đến. Điển hình về loại suy diễn dựa trên tính đa nghĩa của từ ngữ được minh họa thông qua ví dụ sau: Bảng 1: Các loại suy diễn trong hội thoại tiếng Việt chọn lọc TT Loại suy diễn Số lượng 1 Suy diễn qua ngôn từ 32 (29,91%) 2 Suy diễn cá nhân hóa kinh nghiệm tâm lý xã hội Suy diễn qua niềm tin 30 (28,04%) Suy diễn cực đoan hóa 23 (21,49%) Suy diễn có động cơ 22 (20,56%) Mô hình 2: Các nhân tố hình thành suy diễn 17KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v Ví dụ: Mất rồi Một người sắp đi chơi xa dặn con: - Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố đi vắng nhé! Sợ con mải chơi quên mất, lại cẩn thận lấy bút viết vào tờ giấy rồi bảo: - Có ai hỏi thì con cứ đưa cái giấy này! Con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, sẵn có ngọn đèn, nó lấy giấy ra xem, vô ý thế nào lại để giấy cháy mất. Hôm sau, có người đến chơi, hỏi: - Bố cháu có nhà không? Nó ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ túi không thấy giấy, liền nói: - Mất rồi! Khách giật mình hỏi: - Mất bao giờ? - Tối hôm qua. - Sao mà mất? - Cháy !!! (Khái Hưng, Tuyển tập Tiếu lâm Việt Nam) Từ “mất” có một số nghĩa sau đây1: Nghĩa động từ: (1) Mất: không có, không thấy, không còn tồn tại nữa. Ví dụ: mất điện, mất vui, biến mất, (2) Mất: không còn là của mình, thuộc về mình nữa (cái vẫn tiếp tục tồn tại). Ví dụ: mất cái ví, mất cắp, mất tiền, (3) Mất: không còn ở mình nữa. Ví dụ: người thương binh mất một chân, mất danh dự, nghỉ mất sức, (4) Mất: dùng hết thời gian, công sức hoặc tiền của vào việc gì. Ví dụ: phải mất một hai hôm nữa mới làm xong, mất rất nhiều công sức, mất thời gian vô ích, (5) Mất: không còn sống nữa, chết (một cách nói giảm nói tránh, hàm ý thương tiếc). Ví dụ: Ông cụ đều mất sớm, bố mẹ đã mất mấy năm, Khi “mất” đóng vai trò như một trợ từ: (6) Mất: biểu thị ý thương tiếc về điều không hay đã xảy ra hoặc có thể xảy ra Ví dụ: quên bẵng đi mất, thế mà lại muộn mất rồi, lỡ mất cơ hội, (7) Mất: biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ một của tình cảm mà cảm thấy không sao kìm giữ được. Ví dụ: Buồn quá đi mất, sướng phát điên lên mất, Chỉ một từ “mất” mà có bảy nghĩa như trên, nhưng khi sử dụng, cậu bé trong truyện lại không cung cấp đầy đủ ngữ cảnh (chuỗi từ kết hợp bao xung quanh từ “mất” đủ làm cho nó xác định về nghĩa) để người khách đến chơi nhà luận giải thông tin từ sự tình. Cái gọi là “mất” mà em bé sử dụng là với nghĩa “không có, không thấy, không còn tồn tại nữa”, “mất rồi” ở đây là “mất” tờ giấy mà bố cậu bé đã đưa cho cậu ta trước khi đi xa nhà bởi cậu bé này đã làm cháy tờ giấy ấy. Ngược lại, ông khách lại thuyết giải thông tin của sự tình với nghĩa “không còn sống nữa, chết” và tưởng như cậu bé dùng từ “mất” để bày tỏ sự thương tiếc trước “sự ra đi đột ngột” của người bố cậu ta. Nhưng rõ ràng chính tính đa nghĩa của từ “mất” và sự biểu thị mập mờ của cậu bé trong truyện đã làm người nghe (ông khách) suy diễn với một hiện thực khác bởi ông ta đã viện tới một ngữ cảnh khác khi sử dụng ngôn ngữ (cụ thể từ “mất” trong trường hợp này). 18 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018 v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH 3. KẾT LUẬN Nhìn chung, suy diễn chính là hình thức thuyết giải thông tin của các chủ thể tham gia vào giao tiếp khi tiếp nhận một thông tin nào đó, đi ngược lại với quy luật của suy luận logic. Hay nói khác đi, suy diễn là cách thức liên tưởng của người nghe (người đọc) khi tiếp nhận thông tin tuân theo một số quy tắc nhất định. Suy diễn được tạo thành do trực tiếp hay gián tiếp giới hạn ngữ cảnh có thể tạo sinh trong tư duy từ một diễn ngôn X. Với hai phương thức cấu thành như vậy, suy diễn có thể được tách bạch ra làm hai nhóm: nhóm suy diễn qua ngôn từ và nhóm suy diễn cá nhân hóa tâm lý xã hội (bao gồm các suy diễn qua niềm tin, suy diễn cực đoan hóa và suy diễn có động cơ)./. Chú thích: 1. Theo < M%E1%BA%A5t> Tài liệu tham khảo: A. G. Kavaliôp (1976), Tâm lý xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội. G. Brown, G. Yule (2002), Phân tích diễn ngôn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. G. Yule (2003), Dụng học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở Ngữ dụng học (tập 1), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn Logic hình thức và Logic phi hình thức, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Khái Hưng (2010), Tuyển tập Tiếu lâm Việt Nam, NXB Thời đại, Hà Nội. Hoàng Phê (2003), Logic – Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Đà Nẵng. Bùi Thanh Quất (1994), Giáo trình Logic hình thức, NXB Đại học Tổng hợp, Hà Nội. Lý Toàn Thắng (2008), “Thử nhìn lại một số vấn đề cốt yếu của ngôn ngữ học tri nhận”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 24, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. DEDUCTION IN VIETNAMESE CONVERSATIONS (ON THE EVIDENCE OF 100 SELECTED COMIC STORIES) DOAN CANH TUAN Abstract: We initially analyzed, described the features of deduction formed through communication and in thinking, confirmed the existence of deduction and gradually came to categorize deduction as well as determine their mode of formation. In pragmatics’s perspective, we would like to generalize the relationship between deduction and the context factor as well as the factors (experience, psychology, society) belonging to the individual - the person who receives the communicative message. Moreover, we emphasized the extremely important role of both the speakers and the listeners in communication; When the speakers adhere to and apply the principles of conversation, they will fundamentally achieve their aims of communication. Keywords: context, communicate, deduction, individual, principles of coversation. Received: 18/4/2018; Revised: 16/5/2018; Accepted for publication: 20/6/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhnnqs_14_7_2018_12_18_doan_canh_tuan_2114_2136229.pdf
Tài liệu liên quan