Tài liệu Sulforaphane ức chế pma hoạt hóa sự biểu hiện của phân tử kết dính liên bào (ICAM-1) trên tế bào nội mô ECV304 thông qua con đường tín hiệu ROS, NF-ΚB và AP-1: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 168
SULFORAPHANE ỨC CHẾ PMA HOẠT HÓA SỰ BIỂU HIỆN
CỦA PHÂN TỬ KẾT DÍNH LIÊN BÀO (ICAM-1) TRÊN TẾ BÀO NỘI MÔ
ECV304 THÔNG QUA CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU ROS, NF-ΚB VÀ AP-1
Phạm Ngọc Khôi*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh lý xơ vữa động mạch là một bệnh do quá trình viêm lâu dài xảy ra trên thành động mạch.
Sự hoạt động của tế bào nội mô thành động mạch trong bệnh lý xơ vữa đã được chứng minh trong nhiều năm có
liên quan trực tiếp đến sự biểu hiện của phân tử kết dính liên bào (intercellular adhesion molecule-1, ICAM-
1), được xem như là nguyên nhân gây tăng sự kết dính nội bào làm tổn thương lòng động mạch trong bệnh lý
trên. Vì vậy, việc ức chế chức năng của phân tử ICAM-1 được xem là một mục tiêu quan trọng trong điều trị
bệnh lý viêm của xơ vữa động mạch.
Mục tiêu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát sự ảnh hưởng của sulforaphane,...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sulforaphane ức chế pma hoạt hóa sự biểu hiện của phân tử kết dính liên bào (ICAM-1) trên tế bào nội mô ECV304 thông qua con đường tín hiệu ROS, NF-ΚB và AP-1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 168
SULFORAPHANE ỨC CHẾ PMA HOẠT HÓA SỰ BIỂU HIỆN
CỦA PHÂN TỬ KẾT DÍNH LIÊN BÀO (ICAM-1) TRÊN TẾ BÀO NỘI MÔ
ECV304 THÔNG QUA CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU ROS, NF-ΚB VÀ AP-1
Phạm Ngọc Khôi*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh lý xơ vữa động mạch là một bệnh do quá trình viêm lâu dài xảy ra trên thành động mạch.
Sự hoạt động của tế bào nội mô thành động mạch trong bệnh lý xơ vữa đã được chứng minh trong nhiều năm có
liên quan trực tiếp đến sự biểu hiện của phân tử kết dính liên bào (intercellular adhesion molecule-1, ICAM-
1), được xem như là nguyên nhân gây tăng sự kết dính nội bào làm tổn thương lòng động mạch trong bệnh lý
trên. Vì vậy, việc ức chế chức năng của phân tử ICAM-1 được xem là một mục tiêu quan trọng trong điều trị
bệnh lý viêm của xơ vữa động mạch.
Mục tiêu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát sự ảnh hưởng của sulforaphane, một hợp chất
isothiocyanate được tìm thấy trên rau cải xanh, lên sự biểu hiện của ICAM-1 trong nuôi cấy tế bào nội mô mạch
máu ở người.
Phương pháp nghiên cứu: Kỹ thuật nuôi cấy tế bào nội mô, khảo sát sự biểu hiện gen và protein ICAM-1
cũng như thí nghiệm kiểm tra sự bám dính tế bào đã được sử dụng trong nghiên cứu này khi thử nghiệm với
sulforaphane và đối chứng âm.
Kết quả: Chích thử nghiệm sulforaphane (0 - 50 μM) trong 1 giờ lên trên tế bào nội mô mạch máu cho thấy
giảm sự biểu hiện rõ rệt của phorbol 12-myristate 13-acetate (PMA) lên sự bám dính của tế bào bạch cầu mono
THP-1 lên trên tế bào nội mô thông qua cơ chế giảm biểu hiện của gen và protein ICAM-1. Bên cạnh đó,
sulforaphane còn ức chế PMA tạo ra reactive oxygen species (ROS) nội bào, ức chế sự hoạt hóa của con
đường tín hiệu nội bào NF-κB và AP-1.
Kết luận: Nghiên cứu này đã chứng minh sulforaphane có khả năng ức chế sự bám dính tế bào lên trên
tế bào nội mô ECV304 và giảm sự biểu hiện của PMA tạo ra tín hiệu ICAM-1 thông qua việc kìm hãm
sự sản xuất ROS nội bào, con đường tín hiệu NF-κB và AP-1. Vì thế, sulforaphane có thể có hiệu quả tốt
trong việc giảm viêm trong bệnh lý xơ vữa động mạch.
Từ khóa: Sulforaphane, ICAM-1, ROS, NF-κB, AP-1, tế bào nội mô.
ABSTRACT
SULFORAPHANE INHIBITS PMA INDUCED INTERCELLULAR ADHESION MOLECULE-1 (ICAM-1)
EXPRESSION IN HUMAN ECV304 ENDOTHELIAL CELLS: EFFECTS ON ROS, NF-κB
AND AP-1 ACTIVATION PATHWAYS
Pham Ngoc Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 168 - 174
Background: Atherosclerosis is a long-term inflammatory disease of the arterial wall. Endothelial
activation, identified by intercellular adhesion molecule-1 (ICAM-1) expression, is present in atherosclerotic,
and is considered to increase neointima or atherosclerotic lesion formation. Therefore, the functional inhibition of
adhesion molecules could be a critical therapeutic target of inflammatory disease.
*Bộ môn Mô Phôi - Di truyền, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. Phạm Ngọc Khôi ĐT: 0909 097 802 Email: pnkhoi@pnt.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 169
Objectives: In the present study, we investigate the effect of sulforaphane, an isothiocyanate found in
cruciferous vegetables, on the expression of ICAM-1 induced by phorbol 12-myristate 13-acetate (PMA) in
cultured human endothelial cell line.
Methods: Human ECV304 endothelial cells culture, ICAM-1 gene and protein expression, inhesion assay
are used for this study.
Results: Pretreatment of human ECV304 endothelial cell for 1 h with sulforaphane (0 - 50 μM) dose-
dependently inhibited PMA-induced adhesion of THP-1 monocytic cells, gene and protein expression of
ICAM-1. Furthermore, sulforaphane also suppressed PMA-induced production of intracellular ROS, NF-
κB and AP-1 activation.
Conclusions: This study suggested that sulforaphane inhibited the adhesive capacity of ECV304 and down
regulates the PMA-mediated induction of ICAM-1 in ECV304 by inhibiting intracellular ROS production, NF-
κB and AP-1 signaling pathways. Thus, sulforaphane may have beneficial effects to suppress inflammation
within the atherosclerotic lesion.
Keywords: Sulforaphane, ICAM-1, ROS, NF-κB, AP-1, endothelial cell.
MỞ ĐẦU
Xơ vữa động mạch là tình trạng động mạch bị
xơ cứng và lòng mạch bị tắc hẹp bởi những
mảng xơ vữa làm hạn chế lưu lượng máu dẫn
đến thiếu máu nuôi các cơ quan trong cơ thể.
Đây là một bệnh lý diễn tiến chậm, âm ỉ qua
nhiều năm, nguyên nhân chủ yếu là do chất mỡ
thặng dư đọng vào thành mạch, qua nhiều cơ
chế phức tạp, lâu dần đọng thêm calci tạo thành
những mảng xơ vữa ổn định hoặc không ổn
định(2,9). Cơ chế tạo mảng xơ vữa cũng đã giải
thích là do các tế bào nội mô mạch máu điều hòa
sự di chuyển của bạch cầu vào tổ chức thông qua
các phân tử kết dính. Các phân tử này điều chỉnh
sự kết dính bạch cầu với nội mô mạch máu bằng
cách gắn các kích thích (ligand) đặc hiệu lên bạch
cầu. Lúc này, tế bào nội mô mạch máu sẽ tiết ra
E-selectin, P-selectin, phân tử kết dính liên bào
loại 1 (intercellular adhesion molecule-1, ICAM-
1) và phân tử kết dính tế bào mạch máu loại 1
(vascular cell adhesion molecule, VCAM-1) để
kết dính bạch cầu với nội mô mạch máu tạo nên
mảng xơ vữa(3,2,5). Vì thế, ICAM-1 được xem như
một dấu hiệu tiên lượng xấu cho bệnh lý xơ vữa
động mạch.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học
đã quan tâm nghiên cứu và nhận thấy rằng
những hoạt chất sinh học chiết xuất từ thảo dược
tự nhiên như trà xanh(7), olive(6), có thể phối
hợp tác động toàn diện, giãn mạch, cải thiện
tuần hoàn mạch vành, giảm cholesterol máu,
chống viêm và thậm chí là ức chế stress nhờ tạo
ra mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp hỗ
trợ điều trị bệnh mạch vành, giảm đau thắt ngực
và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim hiệu
quả. Bên cạnh đó, trong những nghiên cứu dịch
tễ học gần đây đã cho thấy các loại trái cây tươi
và rau quả cũng có vai trò bảo vệ hệ tim mạch
rất tốt ví dụ như hợp chất isothiocyanate được
tìm thấy trong các loại họ rau cải như bông cải
xanh, cải Brussels, súp lơ, bắp cải. Sulforaphane
là thành phần isothiocyanate chính được tìm
thấy trong số các loại rau họ cải đó và đặc biệt có
hàm lượng rất cao trong bông cải xanh và súp lơ
xanh đã được chứng minh trong những nghiên
cứu gần đây có thể làm giảm nguy cơ của nhiều
loại ung thư(1), giúp điều trị bệnh béo phì và tiểu
đường(10), chống oxy hóa, giảm tăng huyết áp và
viêm trong tuần hoàn mạch máu(11).
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm khảo sát vai trò của
hợp chất sulforaphane, một hợp chất
isothiocyanate quan trọng được tìm thấy trong
rau cải, bông cải xanh ảnh hưởng lên sự biểu
hiện của phân tử kết dính liên bào ICAM-1 trong
nuôi cấy tế bào nội mô ở người.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 170
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hóa chất
Sulforaphane (1-isothiocyanato – 4 -
[methylsulfinyl] - butane) và các hóa chất cần
thiết sử dụng trong nghiên cứu này được cung
cấp từ hãng Sigma-Aldrich (Missouri, Hoa Kỳ).
Kháng thể dùng trong thử nghiệm sự biểu hiện
protein ICAM-1 được cung cấp từ hãng Cell
Signaling Technology (Beverly, MA, Hoa Kỳ).
Nuôi cấy tế bào nội mô mạch máu
Dòng tế bào nội mô mạch máu ECV304
được cung cấp từ American Type Culture
Collection (ATCC) (Manassas, VA, Hoa Kỳ)
được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng
Dulbecco’s modified Eagle’s medium (DMEM)
có bổ sung thêm 10% huyết thanh thai bò
(fetal bovine serum, FBS) và 1% penicillin -
streptomycin ở nhiệt độ 37 oC trong tủ cấy với
5% CO2.
Reverse transcription-polymerase chain
reaction (RT-PCR)
Các cặp primer được đưa vào lựa chọn trong
nghiên cứu này đều dựa trên trình tự các cặp
mồi đã được công bố trên ngân hàng gen NCBI
(Hoa Kỳ). Trình tự mẫu dò dùng trong nghiên
cứu này bao gồm: ICAM-1 sense, 5’- CGA CTG
GAC GAG AGG GAT TG -3’, ICAM-1 antisense,
5’- TTA TGA CTG CGG CTG CTA CC -3’ (289
bp); GAPDH sense, 5’-TTG TTG CCA TCA ATG
ACC CC-3’; GAPDH antisense, 5’-TGA CAA
AGT GGT CGT TGA GG-3’ (836 bp) (GAPDH
được sử dụng như chứng nội tại của các phản
ứng PCR trong nghiên cứu này).
Western blot
Kháng thể ICAM-1, β-actin (chứng nội tại)
(Cell Signaling Technology, Beverly, MA) được
sử dụng trong nghiên cứu này với tỷ lệ pha
loãng 1:1000 và được phát hiện dựa vào bộ kit
ECL (Amersham, Franklin Lakes, NJ, Hoa Kỳ).
Đo sự bám dính tế bào bằng tín hiệu
huỳnh quang
Thí nghiệm đo sự bám dính của tế bào bạch
cầu mono THP-1 lên trên tế bào nội mô ECV304
được thực hiện bằng bộ kit 10 ng/mL calcein-AM
(Molecular Probes, The Netherlands) theo
nghiên cứu trước đó (Park và cộng sự, 2009)(8).
Đo sự sản xuất reactive oxygen species
(ROS)
Sự sản xuất ROS trong tế bào được quan sát
bằng kính hiển vi đồng tiêu (confocal
microscopy) sử dụng probe 5- và 6-carboxyl-2’,
7’-dichlorodihydrofluorescein diacetate
(DCFDA, Molecular Probes, Eugene, OR, Hoa
Kỳ) theo nghiên cứu trước đó của cùng tác giả
(Khoi và cộng sự., 2013)(4).
Đo sự hoạt động của gen báo cáo NF-κB
và AP-1
Tế bào nội mô ECV304 lần lượt được chuyển
vector mang 1 μg gen báo cáo pGL3-NF-κB và
pGL3-AP-1 bằng phương pháp sử dụng
Lipofectamine 2000 (Invitrogen). Các promoter
này được sử dụng nhằm đo lường sự hoạt động
của NF-κB và AP-1 luciferase khi tế bào được xử
lý với sulforaphane.
Xử lý thống kê
Số liệu được hiển thị thống kê dưới dạng
trung bình ±SD và thí nghiệm được lặp lại ít nhất
ba lần riêng biệt cho mỗi thí nghiệm. Sự khác
biệt của tập hợp dữ liệu được xác định bởi kiểm
định Student's t-test. Sự khác biệt này được mô
tả với P < 0.05.
KẾT QUẢ
Ảnh hưởng của sulforaphane lên sự biểu
hiện của ICAM-1 trên tế bào nội mô
ECV304
Dòng tế bào nội mô ECV304 được xử lý với
hoạt chất sulforaphane (30 μM) (hình 1A) trong
0 - 12 giờ, tế bào nội mô được thu hoạch sau thời
gian xử lý để kiểm tra sự biểu hiện của gen và
protein ICAM-1 bằng phản ứng RT-PCR và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 171
western blot. Kết quả cho thấy, sulforaphane ức
chế sự biểu hiện gen và protein ICAM-1 tỷ lệ
thuận với thời gian xử lý mẫu (hình 1B và 1C).
A
B
C
D
E
Hình 1: Ảnh hưởng của sulforaphane lên sự biểu hiện
của ICAM-1 trên tế bào nội mô ECV304
A
B
Hình 2: Sulforaphane ngăn chặn sự lên sự bám dính của tế bào bạch cầu mono THP-1 lên trên tế bào nội mô
ECV304 thông qua cơ chế giảm biểu hiện của phân tử bám dính ICAM-1.
Tương tự như cách làm trên, tế bào nội mô
ECV304 được xử lý trước với hoạt chất
sulforaphane (0 - 50 μM) trong vòng 1 giờ rồi sau
đó được xử lý với PMA trong vòng 4 giờ ở nồng
độ 100 nM. PMA được xem như là một chất gây
viêm cho tế bào nội mô trong bệnh lý xơ vữa
động mạch; sau khi ủ, phản ứng RT-PCR và
western blot cũng được tiến hành nhằm kiểm tra
sự biểu hiện của gen và protein ICAM-1 trong
trường hợp này.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 172
A.
B.
C
Hình 3: Sulforaphane ngăn chặn sự biểu hiện của ICAM-1 thông qua con đường hoạt hóa tín hiệu của sự sản
xuất ROS nội bào, kích hoạt yếu tố phiên mã NF-κB và AP-1 trên tế bào nội mô ECV304
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 173
Kết quả cũng cho thấy sulforaphane ức chế
PMA tạo ra tín hiệu ICAM-1 trên tế bào nội mô
theo liều lượng sử dụng từ 0 - 50 μM (hình 1D và
1E).
Sulforaphane ngăn chặn sự lên sự bám dính
của tế bào bạch cầu mono THP-1 lên trên tế bào
nội mô ECV304 thông qua cơ chế giảm biểu hiện
của phân tử bám dính ICAM-1.
Nuôi cấy tế bào nội mô ECV304 trong điều
kiện có xử lý trước với sulforaphane (0 - 50 μM)
và PMA (100 nM), rồi tiến hành bổ sung vào môi
trường nuôi cấy tế bào nội mô dòng bạch cầu
mono THP-1 để chứng minh sự bám dính của
bạch cầu mono trên tế bào nội mô. Kết quả cho
thấy sulforaphane làm giảm rõ rệt sự bám dính
của bạch cầu mono trên tế bào nội mô khi chụp
dưới kính hiển vi đồng tiêu (hình 2A) và được
xử lý số liệu thông qua máy đọc kết quả phát
huỳnh quang (hình 2B). Thí nghiệm được lặp lại
3 lần với ±SD. Sự khác biệt của tập hợp dữ liệu
được xác định bởi kiểm định Student's t-test. Sự
khác biệt này được mô tả với P < 0.05 có ý nghĩa
về mặt thống kê.
Sulforaphane ngăn chặn sự biểu hiện của
ICAM-1 thông qua con đường hoạt hóa tín hiệu
của sự sản xuất ROS, kích hoạt yếu tố phiên mã
NF-κB và AP-1 trên tế bào nội mô ECV304.
Để kiểm tra con đường tín hiệu ROS nội bào,
chúng tôi sử dụng nồng độ thay đổi của hoạt
chất sulforaphane (0 - 50 μM) trong nuôi cấy tế
bào nội mô ECV304 và tiến hành đo tín hiệu ROS
nội bào được tạo ra trong đĩa nuôi cấy thông qua
định lượng bằng máy đọc kết quả phát huỳnh
quang, kết quả cho thấy sulforaphane có khả
năng ức chế sự biểu hiện của ICAM-1 thông qua
con đường tín hiệu tạo ROS nội bào (hình 3A).
Bên cạnh đó, để kiểm tra sulforaphane có ức chế
ICAM-1 theo con đường NF-κB và/hay AP-1 hay
không, tế bào nội mô ECV304 được tiếp tục thử
thuốc với nồng độ sulforaphane (0 - 50 μM) và
lần này là kiểm tra độ hoạt động của NF-κB và
AP-1 luciferase tương đối (hình 3B và 3C) đã
chứng minh rằng yếu tố phiên mã NF-κB và AP-
1 có liên quan mật thiết đến sự ức chế biểu hiện
ICAM-1 của sulforaphane trong chuỗi truyền tín
hiệu trong nội bào. Như vậy, con đường ức chế
sự hoạt hóa biểu hiện của ICAM-1 bằng
sulforaphane có thể sẽ theo con đường tín hiệu
nội bào ROS, yếu tố phiên mã NF-κB và AP-
1.Thí nghiệm được lặp lại 3 lần với ±SD. Sự khác
biệt của tập hợp dữ liệu được xác định bởi kiểm
định Student's t-test. Sự khác biệt này được mô
tả với P < 0.05 có ý nghĩa về mặt thống kê.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên, vai trò
của hoạt chất sulforaphane đã được chứng
minh trong việc ức chế sự biểu hiện của phân
tử kết dính liên bào ICAM-1 mà hiệu quả có
được là hoạt chất này có ý nghĩa trong việc
bảo vệ thành mạch trong những bệnh lý xơ
vữa động mạch khi thực hiện trên dòng tế bào
nội mô mạch máu ECV304 ở người. Nghiên
cứu của chúng tôi còn kết luận rằng con
đường truyền tín hiệu nội bào của
sulforaphane ức chế sự biểu hiện của ICAM-1
nhằm chống xơ vữa động mạch sẽ là: ROS,
NF-κB và AP-1. Do đó, khẩu phần ăn bông cải
xanh có chứa nhiều hàm lượng hoạt chất
sulforaphane được khuyến cáo hứa hẹn sẽ
đem đến những tiềm năng mới trong phòng
ngừa và điều trị bệnh lý xơ vữa động mạch
trong tương lai gần.
Lời cảm ơn: Chúng tôi rất biết ơn GS.TS. Young Do Jung (Bộ
môn Hóa Sinh, Khoa Y, Đại học Quốc gia Chonnam,
Gwangju, Hàn Quốc) đã cố vấn khoa học, giúp đỡ về trang
thiết bị thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu này được tài
trợ từ Quỹ Nghiên cứu (0720570) của Trung tâm ung thư
Quốc gia (Hàn Quốc), từ Chương trình nghiên cứu khoa học
cơ bản của Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc
(2010-0009910) và từ Trung tâm Nghiên cứu Y học (2011-
0030731) của Tổ chức Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Clarke JD, Dashwood RH, Ho E. (2008). Multi-targeted
prevention of cancer by sulforaphane. Cancer Lett., 269, 291 -
304.
2. Jakab L. (2003). The pathogenesis of atherosclerosis. Orv. Hetil.,
144, 1121 - 1128.
3. Jensen HA, Mehta JL. (2016). Endothelial cell dysfunction as a
novel therapeutic target in atherosclerosis. Expert Rev.
Cardiovasc. Ther., 14, 1021 - 1033.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 174
4. Khoi PN, Park JS, Kim NH, Jung YD. (2012). Nicotine
stimulates urokinase-type plasminogen activator receptor
expression and cell invasiveness through mitogen-activated
protein kinase and reactive oxygen species signaling in ECV304
endothelial cells. Toxicol. Appl. Pharmacol., 259, 248 - 256.
5. Kim JY, Park HJ, Um SH, Sohn EH, Kim BO, Moon EY, Rhee
DK, Pyo S. (2012). Sulforaphane suppresses vascular adhesion
molecule-1 expression in TNF-α-stimulated mouse vascular
smooth muscle cells: involvement of the MAPK, NF-κB and
AP-1 signaling pathways, Vascul. Pharmacol., 56, 131 - 141.
6. Loffredo L, Perri L, Nocella C, Violi F. (2017). Antioxidant and
antiplatelet activity by polyphenol-rich nutrients: focus on extra
virgin olive oil and cocoa. Br. J. Clin. Pharmacol., 83, 96 - 102.
7. Myasoedova VA, Kirichenko TV, Melnichenko AA, Orekhova
VA, Ravani A, Poggio P, Sobenin IA, Bobryshev YV, Orekhov
AN. (2016). Anti-atherosclerotic effects of a phytoestrogen-rich
herbal preparation in postmenopausal women. Int. J. Mol. Sci.,
17, E1318.
8. Park JS, Kim KM, Kim MH, Chang HJ, Baek MK, Kim SM,
Jung YD (2009). Resveratrol inhibits tumor cell adhesion to
endothelial cells by blocking ICAM-1 expression. Anticancer
Res., 29, 355 - 362.
9. Reiner Z, Tedeschi-Reiner E. (2001). New information on the
pathophysiology of atherosclerosis. Lijec Vjesn., 123, 26 - 31.
10. Souza CG, Riboldi BP, Hansen F, Moreira JD, Souza DG., de
Assis AM., Brum LM., Perry ML, Souza DO (2013). Chronic
sulforaphane oral treatment accentuates blood glucose
impairment and may affect GLUT3 expression in the cerebral
cortex and hypothalamus of rats fed with a highly palatable
diet. Food Funct., 4, 1271 - 1276.
11. Wu L, Noyan Ashraf MH, Facci M, Wang R, Paterson PG,
Ferrie A, Juurlink BH. (2004). Dietary approach to attenuate
oxidative stress, hypertension, and inflammation in the
cardiovascular system. Proc. Natl. Acad. Sci. USA., 101, 7094 -
7099.
Ngày nhận bài báo: 02/01/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/01/2017
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sulforaphane_uc_che_pma_hoat_hoa_su_bieu_hien_cua_phan_tu_ke.pdf