Sulforaphane, thành phần isothiocyanate chính có trong bông cải xanh, kích hoạt sự sản xuất Nitric Oxide thông qua con đường tín hiệu Src, Akt và Enos trên tế bào nội mô mạch máu

Tài liệu Sulforaphane, thành phần isothiocyanate chính có trong bông cải xanh, kích hoạt sự sản xuất Nitric Oxide thông qua con đường tín hiệu Src, Akt và Enos trên tế bào nội mô mạch máu: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 391 SULFORAPHANE, THÀNH PHẦN ISOTHIOCYANATE CHÍNH CÓ TRONG BÔNG CẢI XANH, KÍCH HOẠT SỰ SẢN XUẤT NITRIC OXIDE THÔNG QUA CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU SRC, AKT VÀ ENOS TRÊN TẾ BÀO NỘI MÔ MẠCH MÁU Phạm Ngọc Khôi* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh lý xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Trong bệnh lý xơ vữa động mạch, sự trương lực mạch máu phụ thuộc vào các tế bào nội mô bị suy yếu và giãn mạch là một trong những sự kiện quan trọng trong đó endothelial nitric oxide synthase (eNOS) có chức năng điều hòa trong sinh lý mạch máu. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu những hợp chất thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật đã được chứng minh có vai trò ngăn ngừa hiệu quả mảng xơ vữa động mạch giúp bảo vệ thành mạch. Mục tiêu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hoạt chất sulforaphane (1-is...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sulforaphane, thành phần isothiocyanate chính có trong bông cải xanh, kích hoạt sự sản xuất Nitric Oxide thông qua con đường tín hiệu Src, Akt và Enos trên tế bào nội mô mạch máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 391 SULFORAPHANE, THÀNH PHẦN ISOTHIOCYANATE CHÍNH CĨ TRONG BƠNG CẢI XANH, KÍCH HOẠT SỰ SẢN XUẤT NITRIC OXIDE THƠNG QUA CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU SRC, AKT VÀ ENOS TRÊN TẾ BÀO NỘI MƠ MẠCH MÁU Phạm Ngọc Khơi* TĨM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh lý xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Trong bệnh lý xơ vữa động mạch, sự trương lực mạch máu phụ thuộc vào các tế bào nội mơ bị suy yếu và giãn mạch là một trong những sự kiện quan trọng trong đĩ endothelial nitric oxide synthase (eNOS) cĩ chức năng điều hịa trong sinh lý mạch máu. Bên cạnh đĩ, việc nghiên cứu những hợp chất thiên nhiên cĩ nguồn gốc từ thực vật đã được chứng minh cĩ vai trị ngăn ngừa hiệu quả mảng xơ vữa động mạch giúp bảo vệ thành mạch. Mục tiêu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hoạt chất sulforaphane (1-isothiocyanato-4-[methylsulfinyl]- butane), một loại isothiocyanate tự nhiên được tìm thấy trong các loại họ rau cải như bơng cải xanh, cải Brussels, súp lơ, bắp cải tác động hoạt hĩa con đường tín hiệu eNOS trên tế bào nội mơ mạch máu. Vật liệu và phương pháp: Tác dụng của sulforaphane lên sự phosphoryl hĩa biểu hiện của eNOS trong tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926 đã được nghiên cứu. Kết quả: Sulforaphane làm tăng phosphoryl eNOS và sản xuất nitric oxide (NO) theo liều lượng và thời gian thử thuốc thơng qua việc ức chế bởi PP2 (chất ức chế hoạt hĩa Src kinase) và LY294002 (chất ức chế hoạt hĩa Akt). Kết luận: Sulforaphane hoạt hĩa eNOS thơng qua con đường tín hiệu nội bào Src và Akt. Các kết quả trên đã cho thấy sulforaphane cĩ thể cĩ những hoạt động chống xơ vữa động mạch thơng qua hoạt hĩa sự biểu hiện eNOS trong các tế bào nội mơ mạch máu. Từ khĩa: Akt, eNOS, NO, Src, sulforaphane, xơ vữa động mạch. ABSTRACT SULFORAPHANE, A BROCCOLI ISOTHIOCYANATE, STIMULATES NO PRODUCTION VIA SRC, AKT AND ENOS IN HUMAN ENDOTHELIAL CELLS Pham Ngoc Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 391- 399 Introduction: Atherosclerosis is currently the leading factor of death in developed countries. It is now regarded as the underlying pathology of cardiovascular diseases, such as peripheral vascular disease, stroke and coronary heart disease. In atherosclerosis, the impaired endothelium-dependent vascular tone and vasodilatation are key events. Endothelial nitric oxide synthase (eNOS) has important regulatory functions in vascular physiology. In addition, these important health issues lead researchers to investigate new approaches to prevent and treat atherosclerosis. Good candidates are the phytochemical compounds that have been extensively studied in the field. Several agents have been proposed to have chemo preventive roles in atherosclerosis. Objective: Isothiocyanates are found in cruciferous vegetables such as broccoli, Brussels sprouts, cauliflower, and cabbage. Sulforaphane is an isothiocyanate found in cruciferous vegetables and is especially high in broccoli *Bộ mơn Mơ Phơi - Di truyền, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM Tác giả liên lạc: TS. Phạm Ngọc Khơi, ĐT: 0909097802, Email: pnkhoi@pnt.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 392 and broccoli sprouts via regulating eNOS in endothelial cells. Materials and methods: Herein, the effect of sulforaphane on eNOS phosphorylation in human endothelial ECV304 and EA.hy926 cells were investigated. Results: Sulforaphane increased the phosphorylation of eNOS and nitric oxide (NO) production in a dose- and time-dependent manner in endothelial cells. These sulforaphane-induced eNOS phosphorylation effects were partially suppressed by PP2 (Src kinase inhibitor) and LY294002 (Akt inhibitor). Conclusion: The aim of this study is to test whether sulforaphane, a potent inducer of antioxidant enzymes present in cruciferous vegetables, has enhanced the phosphorylation of Src and Akt activities. The above results suggest that sulforaphane may have anti-atherosclerotic activities via regulating eNOS in endothelial cells. Keyword: Akt, atherosclerosis, eNOS, NO, Src, sulforaphane MỞ ĐẦU Hiện nay, bệnh lý xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là yếu tố hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển(2), được xem là bệnh lý cơ bản của các bệnh về tim mạch, chẳng hạn như bệnh lý mạch máu ngoại biên, đột quỵ hay bệnh lý mạch vành. Xơ vữa động mạch là bệnh do sự tích tụ chất béo ở thành động mạch khiến động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường, bệnh cĩ thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây đột quỵ (rối loạn tuần hồn não), cơn đau tim và thiểu năng tuần hồn ở cẳng chân(14). Xơ vữa động mạch là một loại bệnh cĩ hệ thống gây tổn thương các động mạch lớn và trung bình của cơ thể. Xơ vữa động mạch thường gây hai biến chứng chủ yếu là co thắt mạch và huyết khối động mạch, nhất là động mạch của tim và động mạch não(12). Bệnh lý xơ vữa động mạch rất phức tạp, cĩ liên quan đến nhiều yếu tố cấu trúc nên thành động mạch, tiểu cầu, bạch cầu và thậm chí là các tế bào tham gia trong phản ứng viêm, chẳng hạn như bạch cầu mono và đại thực bào(1). Trong đĩ, tế bào nội mơ giữ vai trị rất quan trọng vì nĩ nằm tại giao diện giữa máu và các thành mạch, đĩng vai trị trong việc kiểm sốt trương lực mạch máu và cân bằng nội mơi, đặc biệt là trong việc xác định sự biểu hiện của các gen tạo nên mảng xơ vữa động mạch hoặc các gen chống lại các mảng xơ vữa động mạch(16). Đối với những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như bệnh xơ vữa động mạch như hiện nay buộc các nhà nghiên cứu phải điều tra ra các cách tiếp cận mới để ngăn ngừa và điều trị bệnh xơ vữa động mạch. Ứng cử viên tốt là những hợp chất thiên nhiên cĩ nguồn gốc từ thực vật đã được nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực này(9,21). Một số hoạt chất sinh học đĩ đã được chứng minh cĩ vai trị ngăn ngừa hiệu quả mảng xơ vữa động mạch. Trong các nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy các loại trái cây tươi và rau quả cĩ vai trị bảo vệ hệ tim mạch rất tốt ví dụ như isothiocyanate. Isothiocyanates được tìm thấy trong các loại họ rau cải như bơng cải xanh, cải Brussels, súp lơ, bắp cải. Sulforaphane là thành phần isothiocyanate chính được tìm thấy trong các loại rau họ cải và đặc biệt cao trong bơng cải xanh và súp lơ xanh. Các phát hiện gần đây cũng cho thấy rằng sulforaphane cĩ thể làm giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư(3), giúp điều trị bệnh béo phì và tiểu đường(15), chống oxy hĩa, giảm tăng huyết áp và viêm trong tuần hồn mạch máu(20). Bên cạnh đĩ, những nghiên cứu gần đây về mặt bệnh học phân tử của xơ vữa động mạch đã chứng minh cĩ liên quan trực tiếp đến sự biểu hiện của eNOS, tiền chất của việc sản xuất ra hợp chất NO (nitric oxide)(5,6,19). NO cĩ ảnh hưởng rõ rệt lên sự mở rộng của các mạch máu để giúp tăng dịng chảy của máu, đưa oxy và các chất dinh dưỡng vào tế bào cơ, điều khiển lưu lượng máu đến từng phần của cơ thể. Chính nhờ sự tác động của NO này mà việc hình thành mảng bám trên thành động mạch do chất béo và các cholesterol xấu được giảm thiểu, từ đĩ ngăn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 393 chặn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch trong cơ thể của con người. NO thúc đẩy sự giãn nở lành mạnh của các tĩnh mạch và động mạch nên máu cĩ thể di chuyển khắp cơ thể. Thêm vào đĩ, nĩ ngăn cản các tế bào hồng cầu dính lại với nhau, ngăn chặn sự hình thành và tắc nghẽn cục máu đơng. Cơ thể một cách tự nhiên cĩ thể tạo ra NO trong nội mạc lĩt thành mạch máu. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của bệnh động mạch, phần nội mạc lĩt này bị hư hỏng, trong đĩ chúng khơng sản xuất được NO, làm cho các mạch máu dễ bị viêm nhiễm và các yếu tố tiêu cực khác(8,10). MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Vì thế, mục đích của nghiên cứu này là để khảo sát tác động chống xơ vữa động mạch của sulforaphane trên hai dịng tế bào nội mơ mạch máu nhằm xác định các cơ chế cơ bản của quá trình chống xơ vữa động mạch của sulforaphane tạo ra sự sản xuất của hợp chất NO thơng qua con đường tín hiệu nội bào Src/Akt/eNOS. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hĩa chất Sulforaphane (1-isothiocyanato-4- [methylsulfinyl]-butane) và các hĩa chất cần thiết sử dụng trong nghiên cứu này được cung cấp từ hãng Sigma-Aldrich (Missouri, Hoa Kỳ). Kháng thể dùng trong thử nghiệm sự biểu hiện protein được cung cấp từ hãng Cell Signaling Technology (Beverly, MA, Hoa Kỳ). Nuơi cấy tế bào nội mơ mạch máu Hai dịng tế bào nội mơ mạch máu của người là ECV304 và EA.hy926 được cung cấp từ American Type Culture Collection (ATCC) (Manassas, VA, Hoa Kỳ) được nuơi cấy trong mơi trường Dulbecco’s modified Eagle’s medium (DMEM) cĩ bổ sung thêm 10% huyết thanh thai bị (fetal bovine serum, FBS) và 1% penicillin-streptomycin ở nhiệt độ 37oC trong tủ cấy với 5% CO2. Thử nghiệm MTT Dùng để đánh giá khả năng gây độc tế bào của tác nhân nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên hoạt động của enzyme dehydrogenase của ty thể trong các tế bào sống. Tế bào được nuơi trong đĩa 96 giếng. Sau khi ủ 24 giờ, tế bào được xử lý với thuốc ở những nồng độ khác nhau trong 48 giờ. Sau đĩ, dung dịch MTT 0,5 mg/ml và isopropanol:HCl (1:1) lần lượt được thêm vào. Số lượng tinh thể formazan tạo thành được đánh giá bằng phương pháp đo mật độ quang OD ở bước sĩng 570 nm, sẽ phản ánh số lượng tế bào sống trong dịch nuơi cấy(17). Đo sự sản xuất nitric oxide (NO) Sự sản xuất NO trong tế bào được đo bằng cách sử dụng probe 5,6-diaminofluorescein diacetate (DAF-2DA, Molecular Probes, Eugene, OR, Hoa Kỳ) theo các nghiên cứu đã mơ tả trước đĩ (7,11). Western blot Kháng thể eNOS, phospho-eNOS, Akt, phospho-Akt, phospho-Src và β-actin (chứng nội tại) (Cell Signaling Technology, Beverly, MA) được sử dụng trong nghiên cứu này với tỷ lệ pha lỗng 1:1000 và được phát hiện dựa vào bộ kit ECL (Amersham, Franklin Lakes, NJ, Hoa Kỳ). Xử lý thống kê Số liệu được hiển thị thống kê dưới dạng trung bình ±SD và thí nghiệm được lặp lại ít nhất ba lần riêng biệt cho mỗi thí nghiệm. Sự khác biệt của tập hợp dữ liệu được xác định bởi kiểm định Student's t-test. Sự khác biệt này được mơ tả với P < 0.05. KẾT QUẢ Sự ảnh hưởng của sulforaphane lên khả năng sống của tế bào nội mơ ECV304 Tế bào nội mơ ECV304 được ủ với hoạt chất sulforaphane (0-100 μM) (hình 1A) trong vịng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 394 24 giờ để khảo sát hoạt tính gây độc tế bào. Sau khi ủ, thử nghiệm MTT được thực hiện. Kết quả cho thấy sulforaphane (0-50 μM) khơng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hay gây độc cho tế bào nội mơ (hình 1B). Tuy nhiên ở nồng độ 100 μM cho thấy sulforaphane đã ức chế tăng trưởng tế bào khoảng 30% so với đối chứng âm. Vì thế, trong nghiên cứu này chúng ta đã sử dụng nồng độ tối đa cho phép ở các thử nghiệm là 50 μM sulforaphane. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần với ±SD. A. B. Hình 1: Sự ảnh hưởng của sulforaphane lên khả năng sống của tế bào nội mơ ECV304. Sulforaphane kích thích sản xuất NO trên các dịng tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926 Khi tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926 được xử lý với sulforaphane (0-50 μM) cho thấy tăng sự sản xuất hợp chất NO và được xử lý số liệu thơng qua máy đọc kết quả cường độ huỳnh quang (hình 2A và 2B). Để kiểm tra con đường tín hiệu của sự sản xuất NO, chúng tơi sử dụng chất ức chế của eNOS là L-NAME (100 μM) cũng cho thấy khả năng ức chế sự sản xuất NO, điều này chứng tỏ vai trị của eNOS trong sự điều hịa sản xuất NO (hình 2C). A. B. C. Hình 2: Sulforaphane kích thích sản xuất NO trên các dịng tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 395 Như vậy, con đường truyền tin ban đầu sẽ là: sulforaphane → eNOS → NO → chống xơ vữa động mạch. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần với ± SD. Sulforaphane hoạt hĩa sự biểu hiện của eNOS trên các dịng tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926 Khi tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926 được xử lý với sự thay đổi của sulforaphane theo liều lượng (0-50 μM, 120 phút) (hình 3A và 3C) và theo thời gian (0-120 phút, 50 μM) (hình 3B và 3D) đều cho thấy sự hoạt hĩa phospho-eNOS để giúp khẳng định giả thiết ban đầu về con đường truyền tin: sulforaphane → eNOS → NO → chống xơ vữa động mạch là đúng. Kết quả trên cịn cho thấy hàm lượng 50 μM và xử lý sulforaphane trong 120 phút sẽ cho kết quả hoạt hĩa phospho-eNOS là tối ưu nhất trên cả hai dịng tế bào nội mơ mạch máu sử dụng trong nghiên cứu này. A. B. C. D. Hình 3: Sulforaphane hoạt hĩa sự biểu hiện của eNOS trên các dịng tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926. Sulforaphane hoạt hĩa sự biểu hiện của Akt trên các dịng tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926 Tiếp tục tìm hiểu con đường truyền tin tế bào trong nghiên cứu này, tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926 được xử lý với sự thay đổi của sulforaphane theo liều lượng (0-50 μM, 120 phút) (hình 4A và 4C) và theo thời gian (0-120 phút, 50 μM) (hình 4B và 4D) đều cho thấy sự hoạt hĩa phospho-Akt. A. B. C. D. E. F. Hình 4: Sulforaphane hoạt hĩa sự biểu hiện của Akt trên các dịng tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 396 Để kiểm tra con đường tín hiệu của eNOS, chúng tơi sử dụng chất ức chế của Akt là LY294002 (10 μM) cũng cho thấy khả năng ức chế phospho-eNOS và sản xuất NO (hình 4E và 4F). Như vậy, con đường truyền tin đến lúc này sẽ là: sulforaphane → Akt → eNOS → NO → chống xơ vữa động mạch. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần với ±SD. Sulforaphane hoạt hĩa sự biểu hiện của Src trên các dịng tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926 Tương tự như cách tiến hành nghiên cứu ở hình 4, tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926 được xử lý với sự thay đổi của sulforaphane theo liều lượng (0-50 μM, 120 phút) (hình 5A và 5C) và theo thời gian (0-120 phút, 50 μM) (hình 5B và 5D) đều cho thấy sự hoạt hĩa phospho-Src. Để kiểm tra con đường tín hiệu của Akt và eNOS, chúng tơi lại tiếp tục sử dụng chất ức chế của Src là PP2 (10 μM) cũng cho thấy khả năng ức chế phospho-Akt và phospho-eNOS và sản xuất NO (hình 5E và 5F). Như vậy, con đường truyền tin cuối cùng trong nghiên cứu này được kết luận là: sulforaphane → Src → Akt → eNOS → NO → chống xơ vữa động mạch. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần với ±SD. A. B. C. D. E. F. Hình 5: Sulforaphane hoạt hĩa sự biểu hiện của Src trên các dịng tế bào nội mơ ECV304 và EA.hy926. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 397 Hình 6: Sulforaphane kích thích sự sản xuất NO giúp chống xơ vữa động mạch thơng qua con đường tín hiệu hoạt hĩa Src/Akt/eNOS. BÀN LUẬN Xơ vữa động mạch là một bệnh lý thường xuất hiện rất sớm, nhưng tiến triển lặng lẽ cho tới khi phát lộ những dấu hiệu đầu tiên của động mạch vành hay động mạch não. Cĩ khá nhiều yếu tố gây bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, bệnh van tim, cơ tim, thiếu máu não cục bộ tạm thời, đột quỵ não(4). Đặc biệt tăng huyết áp và đái tháo đường cịn gây đột quỵ kiểu nhồi máu não dạng lỗ khuyết (các ổ tế bào não bị hủy hoại do thiếu máu nuơi dưỡng) do thối hĩa hyalin ở các mạch máu nhỏ. Nghiện thuốc lá, thuốc lào sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và đột quỵ não. Xơ vữa động mạch thường gây hai biến chứng chủ yếu là co thắt mạch và huyết khối động mạch, nhất là động mạch của tim và động mạch não. Tùy theo vị trí của đoạn động mạch bị xơ vữa mà cĩ những biểu hiện lâm sàng khác nhau. NO là một phân tử tín hiệu mới được phát hiện trong thập kỷ 1980 trong hệ thống sinh học của cơ thể người. Nĩ đĩng vai trị quan trọng trong cơ chế cầm máu và trong tế bào cơ trơn (đặc biệt là cơ trơn mạch máu), neuron và hệ thống dạ dày ruột. Do vậy, NO tham gia hầu hết các quá trình sống của chúng ta như sự tỉnh thức, tiêu hĩa, chức năng sinh dục, cảm giác đau, cảm giác hài lịng, gợi kí ức và giấc ngủ. Quan trọng hơn cả, cách thức hoạt động của nĩ sẽ quyết định đến quá trình lão hĩa của chúng ta. Nĩ gần như đĩng vai trị quan trọng trong các trường hợp chúng ta chết do bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Các triển vọng mới trong khả năng kiểm sốt khả năng của NO mang lại kì vọng cho khả năng nâng cao chất lượng sống của con người trong tương lai(13,16,18,22). Sulforaphane là một phân tử trong nhĩm isothiocyanate của các hợp chất sulfur hữu cơ. Nĩ thể hiện đặc tính chống ung thư và kháng khuẩn trong các mơ hình thực nghiệm. Nồng độ cao nhất của sulforaphane đã được xác định trong mầm bơng cải xanh. Trong nghiên cứu này khi tăng hàm lượng và thời gian xử lý sulforaphane lên các dịng tế bào nội mơ đều cho Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 398 thấy sự gia tăng sản xuất hợp chất NO thơng qua sự hoạt hĩa phân tử eNOS, đặc biệt là ở nồng độ 50 μM trong thời gian 120 phút cho kết quả tối ưu nhất. Ngồi ra thơng qua việc sử dụng các chất ức chế đặc hiệu như PP2, LY, L-NAME thì nghiên cứu này cịn chứng minh được con đường tín hiệu tế bào mà sulforaphane cĩ thể hoạt hĩa trên tế bào nội mơ lần lượt là Src → Akt → eNOS → NO. Từ những điểm mạnh của nghiên cứu này đã chứng minh được thì triển vọng phát triển các sản phẩm chứa hoạt chất sulforaphane trong bơng cải xanh dùng trong cơng nghệ dược phẩm và thực phẩm chức năng là rất lớn, nhất là trong việc phịng chống xơ vữa động mạch, một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên, vai trị của sulforaphane trong việc kích hoạt sự biểu hiện của eNOS đã được chứng minh mà hiệu quả là làm gia tăng sản xuất NO cĩ thể giúp bảo vệ thành mạch trong bệnh lý xơ vữa động mạch khi thực hiện trên nhiều dịng tế bào nội mơ mạch máu ở người. Nghiên cứu của chúng tơi kết luận rằng con đường truyền tin của sulforaphane ức chế xơ vữa động mạch sẽ là: sulforaphane → Src → Akt → eNOS → NO → chống xơ vữa động mạch (hình 6). Do đĩ, bơng cải xanh giàu sulforaphane hứa hẹn đem đến những tiềm năng trong điều trị xơ vữa động mạch trong tương lai. Lời cảm ơn: Chúng tơi rất biết ơn GS.TS. Young Do Jung (Bộ mơn Hĩa Sinh, Khoa Y, Đại học Quốc gia Chonnam, Gwangju, Hàn Quốc) đã cố vấn khoa học, giúp đỡ về trang thiết bị thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu này được tài trợ từ Chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản của Bộ Giáo dục, Khoa học và Cơng nghệ Hàn Quốc (2010-0009910) và từ Trung tâm Nghiên cứu Y học (2011-0030731) của Tổ chức Khoa học và Cơng nghệ Hàn Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chatterjee A, Black SM, Catravas JD (2008). Endothelial nitric oxide (NO) and its pathophysiologic regulation. Vascul. Pharmacol., 49: 134 - 140. 2. Chi Z, Melendez AJ (2007). Role of cell adhesion molecules and immune-cell migration in the initiation, onset and development of atherosclerosis. Cell Adh. Migr., 1: 171 - 175. 3. Clarke JD, Dashwood RH, Ho E (2008). Multi-targeted prevention of cancer by sulforaphane. Cancer Lett., 269: 291 - 304. 4. Feingold KR, Grunfeld C (2016). Effect of inflammation on HDL structure and function. Curr. Opin. Lipidol., 27: 521 - 530. 5. Fleming I (2010). Molecular mechanisms underlying the activation of eNOS. Pflugers. Arch., 459: 793 - 806. 6. Fleming I, Busse R (2003). Molecular mechanisms involved in the regulation of the endothelial nitric oxide synthase. Am. J. Physiol. Regul. Integr. Comp. Physiol., 284: R1 - 12. 7. Formoso G, Chen H, Kim JA, Montagnani M, Consoli A, Quon MJ (2006). Dehydroepiandrosterone mimics acute actions of insulin to stimulate production of both nitric oxide and endothelin 1 via distinct phosphatidylinositol 3-kinase- and mitogen-activated protein kinase-dependent pathways in vascular endothelium. Mol. Endocrinol., 20: 1153 - 1163. 8. Forstermann U, Sessa WC (2012). Nitric oxide synthases: regulation and function. Eur. Heart J., 33: 829 - 837, 837a - 837d. 9. He XW, Yu D, Li WL, Zheng Z, Lv CL, Li C, Liu P, Xu CQ, Hu XF, Jin XP (2016). Anti-atherosclerotic potential of baicalin mediated by promoting cholesterol efflux from macrophages via the PPARγ-LXRα-ABCA1/ABCG1 pathway. Biomed. Pharmacother., 83: 257 - 264. 10. Lee E (2016). Effects of nitric oxide on carotid intima media thickness: a pilot study. Altern. Ther. Health Med., 2: 32 - 34. 11. Leikert JF, Rathel TR, Muller C, Vollmar AM, Dirsch VM (2001). Reliable in vitro measurement of nitric oxide released from endothelial cells using low concentrations of the fluorescent probe 4,5-diaminofluorescein. FEBS Lett., 506: 131 - 134. 12. Munnur RK, Nerlekar N, Wong DT (2016). Imaging of coronary atherosclerosis in various susceptible groups. Cardiovasc. Diagn. Ther., 6: 382 - 395. 13. Napoli C, de Nigris F, Williams-Ignarro S, Pignalosa O, Sica V, Ignarro LJ (2006). Nitric oxide and atherosclerosis: an update. Nitric Oxide, 15: 265 - 279. 14. Otsuka F, Yasuda S, Noguchi T, Ishibashi-Ueda H (2016). Pathology of coronary atherosclerosis and thrombosis. Cardiovasc. Diagn. Ther. 6: 396 - 408. 15. Riboldi BP, Hansen F, Moreira JD, Souza DG, de Assis AM, Brum LM, Perry ML, Souza DO (2013). Chronic sulforaphane oral treatment accentuates blood glucose impairment and may affect GLUT3 expression in the cerebral cortex and hypothalamus of rats fed with a highly palatable diet. Food Funct., 4: 1271 - 1276. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 399 16. Sessa WC (2005). Regulation of endothelial derived nitric oxide in health and disease. Mem. Inst. Oswaldo Cruz., 100: 15 - 18. 17. Stockert JC, Blázquez-Castro A, Cađete M, Horobin RW, Villanueva A (2012). MTT assay for cell viability: intracellular localization of the formazan product is in lipid droplets. Acta. Histochem., 114: 785 - 796. 18. Su Y, Liu XM, Sun YM, Jin HB, Fu R, Wang YY, Wu Y, Luan Y (2008). The relationship between endothelial dysfunction and oxidative stress in diabetes and prediabetes. Int. J. Clin. Pract., 62: 877 - 882. 19. Victorio JA, Fontes MT, Rossoni LV, Davel AP (2016). Different anti-contractile function and nitric oxide production of thoracic and abdominal perivascular adipose tissues. Front Physiol. 7: 295, eCollection 2016. 20. Wu L, Noyan Ashraf MH, Facci M, Wang R, Paterson PG, Ferrie A, Juurlink BH (2004). Dietary approach to attenuate oxidative stress, hypertension, and inflammation in the cardiovascular system. Proc. Natl. Acad. Sci. USA, 101: 7094 - 7099. 21. Yao ZH, Qin ZF, Dai Y, Yao XS (2016). Phytochemistry and pharmacology of Allii Macrostemonis Bulbus, a traditional Chinese medicine. Chin. J. Nat. Med., 14: 481 - 498. 22. Zeiher AM, Fisslthaler B, Schray-Utz B, Busse R (1995). Nitric oxide modulates the expression of monocyte chemoattractant protein 1 in cultured human endothelial cells. Circ. Res., 76: 980 - 986. Ngày nhận bài báo: 15/01/2018 Ngày phản biện bài báo: 02/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsulforaphane_thanh_phan_isothiocyanate_chinh_co_trong_bong_c.pdf
Tài liệu liên quan