Sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

Tài liệu Sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017 111 Sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Locomotion of autobiographical novels in Vietnamese literature in the first half of the 20 th century ThS.NCS. Nguyễn Văn Tổng, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, Phú Yên Nguyen Van Tong, M.A. Ph.D. student, Nguyen Truong To High School, Phu Yen Province Tóm tắt Sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học những thập niên đầu thế kỷ XX. So với một số thể loại khác, thể tiểu thuyết này xuất hiện hơi muộn và chiếm vị trí khá khiêm tốn trong sự lớn mạnh của tiểu thuyết. Tuy nhiên sự ra đời của nó đã cắm một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành của thể loại tiểu thuyết trên con đường hội nhập vào nền văn học hiện đại. Từ khóa: tiểu thuyết, sự vận động của tiểu thuyết, tính chất tự truyện. Abstract The formation...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017 111 Sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Locomotion of autobiographical novels in Vietnamese literature in the first half of the 20 th century ThS.NCS. Nguyễn Văn Tổng, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, Phú Yên Nguyen Van Tong, M.A. Ph.D. student, Nguyen Truong To High School, Phu Yen Province Tóm tắt Sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học những thập niên đầu thế kỷ XX. So với một số thể loại khác, thể tiểu thuyết này xuất hiện hơi muộn và chiếm vị trí khá khiêm tốn trong sự lớn mạnh của tiểu thuyết. Tuy nhiên sự ra đời của nó đã cắm một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành của thể loại tiểu thuyết trên con đường hội nhập vào nền văn học hiện đại. Từ khóa: tiểu thuyết, sự vận động của tiểu thuyết, tính chất tự truyện. Abstract The formation and development of the autobiographical novels in Vietnam is associated with the process of literary modernization in decades of the first half of the twentieth century. Compared to a number of other literary genres, this novel genre has appeared in Vietnam slightly later and has occupied a relatively humble position in the novel’s growth. However, the birth of autobiographical novels has planted a milestone, marking the maturity of the novel genre on the road of integration into the modern literature. Keywords: novel, locomotion of novels, autobiographical nature. Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX đã tạo điều kiện cho nhiều thể loại văn học phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Trong thành tựu chung ấy, mặc dù thể tiểu thuyết mang tính chất tự truyện xuất hiện hơi muộn và chỉ chiếm một vị trí khá khiêm tốn so với sự lớn mạnh của thể tiểu thuyết nhưng sự hiện diện thể tiểu thuyết này đã đánh dấu bước tiến mới trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết, góp phần đưa thể loại tiểu thuyết tiến nhanh trên con đường hiện đại. 1. Trước khi có khái niệm về hệ thống thể loại nghệ thuật tự sự có nguồn gốc từ phương Tây như: tiểu thuyết, tự truyện, tiểu thuyết tự truyện, truyện ngắnra đời, văn học Việt Nam cũng đã có cả một hệ thống thể loại tự sự được định hình trong suốt chiều dài của nền văn học trung đại. Trong khoảng thời gian ấy, các loại hình thơ gần như chiếm thế đứng thượng phong với danh xưng thể loại trung tâm, còn các thể loại văn tự sự ít có điều kiện để phát triển. Chưa bao giờ thể tự sự được xếp đứng ở vị trí ngang hàng với thơ, thậm chí SỰ VẬN Đ NG CỦA TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUY N TRONG VĂN HỌC VI T NAM 112 đôi khi nó tồn tại trong tình trạng “nguyên hợp đặc thù”, mang tính “hỗn dung” lẫn xen giữa tự sự và thơ, giữa tự sự và kí hay lịch sử Có lẽ vì mang thân phận kẻ đứng vùng ngoại biên nên thể tự sự, đặc biệt là tự sự nghệ thuật trong văn học trung đại đã nhanh chóng tách mình ra khỏi sự chi phối của dòng văn học chính thống, khuôn trong hệ thống thi pháp trung đại. Cho nên, trong bối cảnh chung, khi mà thể văn tự sự vẫn còn mang đậm tính ”ghi việc”, “chép sử”, hình bóng tác giả chỉ tồn tại như một kiểu vô nhân xưng, với vai trò thấu suốt tất cả. Nhưng vẫn có một số tác phẩm được viết ra dựa ngay vào chính kinh nghiệm sống của bản thân tác giả, hoặc lấy từ chính bản thân tác giả làm chủ đề như: Nam ông mộng lục, Thánh Tông di thảo, Trần Khiêm đường niên phả lục và Thượng kinh kí sự. Tuy nhiên, cái tôi tác giả trong các tác phẩm này vẫn chỉ là “một thực thể ẩn”, mang tiếng nói của người ghi việc, chép sự. Sự tự biểu hiện của tác giả vẫn còn bị giới hạn bởi những đặc tính khách quan của thể loại ký lục, ghi chép, chưa thể vượt thoát nổi để trở thành một cái tôi cá nhân. Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu, vì trong bầu không khí chung của thời đại, phần lớn con người cá nhân gần như bị mờ nhòe trước con người chức năng, phận vị. Thế nên, để thực hiện được chức năng “tải đạo”, tác giả chỉ còn có thể khẳng định mình qua việc “đồ chiếu” vào các chuẩn mực luân lý xã hội để phát ngôn. Nhưng kể từ khi xã hội Việt Nam bắt đầu xuất hiện những yếu tố của một nền kinh tế đô thị cùng với sự hình thành mẫu hình nhà nho tài tử (TK XVII – XVIII) thì thực tế ấy đã bắt đầu có những thay đổi đáng kể. Cái tôi cá nhân đã bắt đầu hiện diện ngày một rõ nét qua các tác phẩm của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ Đặc biệt là khi Sơ kính tân trang của Phạm Thái ra đời mang theo bóng dáng cái tôi tự thuật đã đánh dấu bước tiến đáng kể cho thể loại tự sự trung đại. Kể từ đây thể văn tự sự bước sang một trang mới khi có một người như Phạm Thái dám lấy chính câu chuyện đời tư của mình để kết thành tác phẩm. Những dấu vết tự truyện trong tác phẩm hiện rõ ngay trong cách đặt tên nhân vật (Phạm Kim - Quỳnh Như) và cả những vần thơ đối đáp giữa tác giả cùng nàng Trương Quỳnh Như cũng được đưa hẳn vào tác phẩm mà không cần bất cứ lớp màn tinh lọc nào của hư cấu. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện tự truyện thì Sơ kính tân trang vẫn chỉ là một tác phẩm mang tính tự truyện buổi sơ kỳ, nhưng sự hiện diện của Sơ kính tân trang cũng đủ để minh chứng cho “con đường phát triển của nhãn quan cá nhân và tinh thần tự ý thức” trong đời sống văn học thời trung đại [3, tr.28]. Bởi lẽ, giữa thời buổi mà gần như những tác phẩm tự sự vẫn còn ngổn ngang những vay mượn từ tích xưa, từ chuyện lưu truyền trong dân gian (Truyện Từ Thức, Truyền kỳ mạn lục, truyện Trương Chi - Mỵ Nương, Phạm Công - Cúc Hoa), hoặc từ những biến cố lịch sử đương thời (Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng kinh ký sự) hay những chuyện có nguồn gốc từ Trung Hoa (Truyện Kiều, Truyện Phan Trần, Truyện Hoa Tiên, Nhị Độ Mai) thì Phạm Thái lại lấy chính hiện thực đời mình làm chất liệu cho truyện. Và đích hướng đến của tác phẩm không phải là “tải đạo” mà là nhằm phác thảo lại chuyện tình duyên đầy trắc trở giữa tác giả và nàng Trương Quỳnh Như. Với Sơ kính tân trang, lần đầu tiên lịch sử tự sự nghệ thuật Việt Nam một cái tôi tự thuật thực sự hiện diện đĩnh đạc trong đời sống văn học. Và có thể nói, nếu xét trên phương diện cái tôi tự thuật, Sơ kính tân trang đã vượt qua cả Lục vân tiên của Nguyễn Đình Chiểu để tiến gần đến với những tự truyện ra đời trong những năm nửa đầu thế kỉ XX. NGUYỄN VĂN TỔNG 113 2. Bước vào những thập niên đầu thế kỉ XX, cơ cấu xã hội Việt Nam có những thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc. Sự du nhập của văn hóa cùng với ý thức dân chủ từ phương Tây ngày một lan rộng trong đời sống thị thành đã tác động đến đời sống tinh thần con người Việt Nam, làm nảy sinh khát vọng đi tìm tư tưởng thẩm mỹ mới để thay thế cho những chuẩn mực gần như bị “đông cứng” trong văn học cổ điển. Nhờ thế mà cái tôi cá nhân mới có điều kiện nảy nở và nhanh chóng trở thành yếu tố trung tâm, làm thay đổi diện mạo nền văn học Việt Nam trong chặng đường nửa đầu thế kỷ XX. Hiện thực này cũng đã tạo đà cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời. Nhìn lại những ngày đầu buổi giao thời, khi văn học Việt Nam trở mình, chuẩn bị làm cuộc cách tân để đưa văn học phát triển theo hướng hiện đại đã có một Phan Bội Châu niên biểu (1928) của Phan Bội Châu rất giàu chất tự thuật. Và khi mà tiểu thuyết đang sửa soạn những bước cuối cùng để định hình thể loại, đó cũng là quãng thời gian Tản Đà cho ra đời Giấc mộng lớn (1929) cùng với cái tôi hữu thể, con người thực của mình in bóng vào trang văn tự sự. Có thể nói, vào thời điểm ra đời Giấc mộng lớn, việc một nhà văn đem chuyện riêng tư chính cuộc đời mình phơi bày ra trang văn như Tản Đà vẫn còn là điều quá lạ lẫm. Vì dễ chừng mấy ai có thể chấp nhận được lối viết “thành thật” đến từng chân tơ kẽ tóc này, hơn nữa người viết ấy là là một nhà Nho! Trong khi đời sống văn học Việt Nam hàng bao thế kỷ qua vẫn quen với quan niệm “thi ngôn chí” - “văn dĩ tải đạo”. Bởi vậy, tác phẩm cũng có một số phận khá thăng trầm: “từ khi nó ra đời, người ta đã bắt đầu mạt sát nó”. Và thậm chí người ta phải “bán rao” nó trên xe lửa. Ngay cả Lê Thanh, nhà nghiên cứu có rất nhiều đóng góp trong việc nhận diện thể loại văn học đầu thế kỉ XX khi đánh giá về tác phẩm này vẫn không mấy có thiện cảm: “Nên trách ông Hiếu đã tự đem ông ra làm vai chính trong tiểu thuyết của ông. Khi viết tiểu thuyết, ông lại quên rằng ông viết cho đồng bào xem, ông cứ tự tiện tán tụng ông, khen ông, đặt ông lên trên mọi người”. Tuy nhiên, từ góc nhìn thể loại Lê Thanh là người đã nhìn thấy trước giá trị của nó: “Đọc Giấc mộng lớn không có gì là mộng cả. Nó không khác gì những tập ký ức, những pho tự thuật của các văn sĩ Âu Tây” và: “Nó có thể gọi là tập ký ức viết bằng quốc văn thứ nhất của ta (...) sau này sẽ rất có giá trị cho ai muốn khảo cứu về thân thế văn chương của ông” [6, tr.25]. Tuy Phan Bội Châu và Tản Đà không phải là những người “mở đường tinh anh” cho cái tôi trong văn tự sự nhưng sự ra đời của Phan Bội Châu Niên Biểu và Giấc mộng lớn giữa lúc nền văn xuôi quốc ngữ còn đang trong thời kì giao thoa giữa cũ - mới, hai nhà nho Phan Bội Châu và Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu đã bắc hộ “nhịp cầu nối hai thế kỉ”( chữ dùng của Hoài Thanh) để “cái tôi” cá nhân không còn “ẩn tàng”, khuất lấp nữa mà nó hiển hiện rõ rệt tạo thành “thời đại chữ tôi” trong cả quãng thời gian từ 1930-1945. Đó là cái tôi ngập tràn cảm xúc trong Thơ mới, hay đó là cái tôi tự nghiệm trong một số tác phẩm văn học hiện thực và một phần nào đó là cái tôi tự thú đầy thành thật trong những tiểu thuyết có tính chất tự truyện như: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Dã tràng của Thiết Can, Bốc đồng của Đỗ Đức Thu, Mực mài nước mắt của Lan Khai, Sống nhờ của Mạnh Phú Tư, Sống mòn của Nam Cao. Và cùng với những tác phẩm ấy là những cái tôi - tác giả tự do bộc lộ tất cả cảm xúc, những chiêm nghiệm của mình với tư cách là đối tượng của nghệ thuật: một cái tôi Nguyên Hồng thấm đẫm niềm đau và trĩu nặng nỗi yêu thương (Những SỰ VẬN Đ NG CỦA TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUY N TRONG VĂN HỌC VI T NAM 114 ngày thơ ấu); một cái tôi Đỗ Đức Thu đầy phóng túng (Bốc đồng); một cái tôi Mạnh Phú Tư đắng cay, thua thiệt trong kiếp sống mồ côi, ăn nhờ ở đậu (Sống nhờ); một cái tôi Lan Khai nếm trải, vật vã trong cuộc mưu sinh (Mực mài nước mắt); hay đó là một cái tôi đầy dằn vặt, mòn mõi, bế tắc của Nam Cao khi đối diện cảnh “đời tàn trong ngõ hẹp” (Sống mòn) Có thể nói, sự bùng nổ về ý thức cá nhân này được thai nghén trong suốt chiều dài của văn học trung đại và đến đầu thế kỷ XX, nhờ sự du nhập của văn hóa phương Tây đã tiếp sức cho nó để thoát thai trở thành cái tôi tự thuật đầy tươi trẻ. Nếu như trước đây, những tác giả trong văn học trung đại thường khẳng định cái tôi của mình trong mối quan hệ với chứa năng, phận vị, hay đó là cái tôi thị tài, bất đắc chí, đầy ngông nghênh, muốn phá bỏ những định chế của xã hội phong kiến thì các tác giả của tiểu thuyết có tính chất tự truyện giai đoạn 1930-1945 khẳng định cái tôi “với cái nghĩa tuyệt đối của nó” dưới ánh sáng sự thật từ chính cuộc đời tác giả. Trong văn học trung đại người đọc khó có thể tìm thấy khát vọng tự khẳng định mình một cách đầy mạnh mẽ như thế này: “ta phải tạo ra tương lai, chính thế! Bằng cách nào? Bằng cách phá hoại cho bằng hết những ảnh hưởng còn sót lại ở ta. Của cái thế giới cũ và tự biến đổi ta thành con người mới, khả dĩ ứng dụng cho sự xây dựng một tân văn hóa” [2, tr.125]. Và càng không thể bắt gặp được những dòng văn tự thú về lai lịch cuộc đời của chính tác giả như: “Thầy tôi làm cai ngục, mẹ tôi con nhà buôn bánHai thân tôi lấy nhau không phải vì quen biết nhau lâu và thương yêu nhau” [1, tr.5]; “Tôi sinh vào giờ Dần. Bà tôi lấy ngay cái giờ đó để đặt tên cho tôiVừa mới lọt lòng mẹ, tôi đã là đứa trẻ mồ côi Khi cha tôi đã qua đời, mẹ tôi để tôi ở lại với bà đi lấy chồng lần thứ hai nữa” [8, tr.7-11]. Sự nhận thức có ý thức này nhìn ở góc độ nào đó nó chính là sản phẩm của văn hóa phương Tây nhưng nếu như không có sự tiếp nối dòng chảy của con người cá nhân trong văn học truyền thống có lẽ nó cũng sẽ chẳng bao giờ hình thành nên được một cái tôi tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam chặng đường nửa đầu thế kỷ XX. 3. Theo Quy ước tự truyện của Philippe Lejeune, tự truyện là một dạng văn xuôi tự sự do một người thật ngược dòng thời gian kể lại đời mình, nhấn mạnh tới cuộc sống cá nhân, đặc biệt là lịch sử hình thành nhân cách [4]. Thế nên, miền ký ức vẫn luôn là niềm trăn trở và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một tự truyện. Vì khi người cầm bút có nhu cầu đào bới chiều sâu bản thể, lẽ đương nhiên họ sẽ ngược dòng thời gian, hồi tưởng lại quá khứ để nhìn nhận lại quá trình hình thành nhân cách. Vì vậy cho nên trong tự truyện, người kể chuyện thường đứng ở một thời điểm hiện tại để nhìn lại quá khứ của mình tựa như một lối tìm về để hiểu rõ mình hơn. Văn học thế giới cũng đã có rất nhiều tự truyện mà ở đó quãng đời trong quá khứ của mình được nhà văn lưu tâm khám phá như: Đi tìm thời gian đã mất của M. Proust, Tuổi thơ của N. Sarraute, Sống để kể lại của G. Market, Thời thơ ấu, thời niên thiếu của L. Tônxtôi, David Compperfield của Charles Dickens, hay Thời thơ ấu và Những trường đại học của tôi của M. Gorki Ở Việt Nam cũng thế, phần lớn những tác phẩm tiểu thuyết mang tính tự truyện ra đời trong chặng đường nửa đầu thế kỉ XX đều tái hiện lại quãng đời hằn in trong miền ký ức của các tác giả. Điều này một phần nảy sinh từ đặc trưng của thể tự truyện nhưng một phần cũng nảy sinh từ hiện thực cuộc sống xã hội Việt Nam buổi giao thời. Vì khi con người mang nặng niềm hoài nghi, bi quan trước NGUYỄN VĂN TỔNG 115 thực tại thì quá khứ là một trong những nẻo đường tìm về để thoát ly, chạy trốn hiện tại. Hơn nữa, suốt cả hàng mười thế kỷ thời trung đại, gần như con người với tư cách là một cá nhân, một thực thể đơn nhất tồn tại độc lập lại bị xem nhẹ trong bối cảnh xã hội luôn để cao “chí” “tâm” “đạo”. Và giờ đây, con người cá nhân, cá thể ấy đã được thức tỉnh mạnh mẽ nên nó có nhu cầu tự tìm lại mình để được “sống lại lần nữa” với chính mình cho thỏa nỗi khát khao khẳng định nhân vị. Thế nên, những tiểu thuyết mang bóng dáng tự truyện nửa đầu thế kỷ XX thường có khuynh hướng lội ngược dòng, tìm về miền ký ức: Một ký ức tuổi thơ của cậu bé Hồng hằn in dấu vết của những tháng ngày cơ cực trong Những ngày thơ ấu, một tuổi thơ đầy những thua thiệt, sống trong nỗi dày vò cả thể xác lẫn tinh thần của cậu bé Dần trong Sống nhờ của Mạnh Phú Tư, hay đó là một miền ký ức đè nặng nỗi đời áo cơm của người trí thức nghèo tiểu tư sản trong Mực mài nước mắt của Lan Khai và Sống mòn của Nam Cao Chính nhờ sự lội ngược dòng này mà khi đến với những trang tiểu thuyết giàu chất tự thuật người đọc mới có dịp sống trong miền hiện thực vốn từ lâu đã phong kín trong thẳm sâu tâm hồn từng nhà văn. Và cũng nhờ thế mà góc khuất về lai lịch cuộc đời tác giả cũng được hé mở dưới lớp ngôn từ của tiểu thuyết. Mặc dù hầu hết các tác phẩm này đều lấy chất liệu từ hiện thực cuộc đời và vốn sống, sự trải nghiệm của chính tác giả nhưng nó không phải là con số cộng của những sự kiện từng xảy ra trong đời tác giả mà đó là cả quá trình nhà văn “rũ bỏ hết tất cả lòng tự ái” để một lần được thành thật với chính mình và với tha nhân. Thế nên, đọc những tiểu thuyết có tính chất tự truyện không phải chỉ là đọc cuộc đời tác giả mà là đi tìm trong cuộc đời ấy cả những tầng ý nghĩa thấm đẫm nỗi nhân sinh toát lên từ chính những mảnh đời riêng lẻ. Hơn hai phần ba thế kỷ trôi qua, kể từ ngày văn học Việt Nam đón nhận sự ra đời của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Cho đến hôm nay, trong bầu không khí thời đại mới, khi mà nhịp chuyển của tiểu thuyết vẫn không ngừng vận động, từng thế hệ nhà văn luôn nối tiếp nhau, góp sức sáng tạo để “làm mới” thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên, những trang tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời trong chặng đường nửa đầu thế kỷ XX vẫn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với nền văn học hiện đại Việt Nam. Sự hiện diện của thể loại tiểu thuyết này không chỉ góp phần làm phong phú thêm cho thể tiểu thuyết mà nó còn là bước tạo đà để tiểu thuyết ngày một tiến xa hơn trên con đường hội nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyên Hồng (1940), Những ngày thơ ấu, Nxb Đời nay, Hà Nội. 2. Lan Khai (1998), Mực mài nước mắt, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. 3. Phạm Ngọc Lan (2006), Tự truyện trong văn học Việt Nam hiện đại, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 4. Philippe Lejeune (1975), Le Pacte autobiographique, Seuil, Pais. 5. Phong Lê (2000), Nam Cao những tác phẩm tiêu biểu trước 1945, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 6. Lê Thanh (2002), Nghiên cứu và phê bình văn học (Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn), Nxb Hội Nhà văn – Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 7. Đỗ Đức Thu (1942), Bốc đồng, Nxb Nguyễn Du, Hà Nội. 8. Mạnh Phú Tư (1983), Sống nhờ, Nxb Văn học, Hà Nội. Ngày nhận bài: 18/4/2017 Biên tập xong: 15/8/2017 Duyệt đăng: 20/8/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf53_2508_2215105.pdf
Tài liệu liên quan