Tài liệu Sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh lao và các yếu tố liên quan: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 193
SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH LAO
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Thị Mỹ Dung*, Alison Merrill**, Trần Thiện Trung***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh lao là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh đóng vai
trò quan trọng trong trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc của người bệnh lao và các yếu tố liên quan tại
Trung tâm y tế (TTYT) thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là người bệnh lao
đang điều trị tại TTYT Thành phố Đồng Xoài từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 06 năm 2019.
Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc của người bệnh là 73,8% và 26,2% không tuân thủ. Liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, kinh tế hộ gia đình, tình trạng hôn nhân, kiến thức của người bệnh, sự chăm sóc,
hỗ trợ ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh lao và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 193
SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH LAO
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Thị Mỹ Dung*, Alison Merrill**, Trần Thiện Trung***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh lao là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh đóng vai
trò quan trọng trong trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc của người bệnh lao và các yếu tố liên quan tại
Trung tâm y tế (TTYT) thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là người bệnh lao
đang điều trị tại TTYT Thành phố Đồng Xoài từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 06 năm 2019.
Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc của người bệnh là 73,8% và 26,2% không tuân thủ. Liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, kinh tế hộ gia đình, tình trạng hôn nhân, kiến thức của người bệnh, sự chăm sóc,
hỗ trợ và giám sát của gia đình, tác dụng phụ của thuốc với tuân thủ dùng thuốc của người bệnh (p <0,05).
Kết luận: Tỷ lệ người bệnh lao không tuân thủ dùng thuốc trong quá trình điều trị còn cao. Cán bộ y tế có
thể dựa vào các yếu liên quan đến tuân thủ dùng thuốc của người bệnh để đưa ra những can thiệp thích hợp hỗ
trợ người bệnh lao tuân thủ dùng thuốc trong quá trình điều trị bệnh.
Từ khóa: bệnh lao, tuân thủ, yếu tố liên quan
ABSTRACT
ADHERENCE USES MEDICINE OF TUBERCULOSIS PATIENT AND RELATED FACTORS
Nguyen Thi My Dung, Alison Merrill, Tran Thien Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 193 – 200
Background: Tuberculosis is a public health problem. Adherence of patients has an important role in the
process of care and treatment of diseases.
Objective: Evaluation adherence use medicine of Tuberculosis patient and related factors at the Medical
Center (TTYT) of Dong Xoai city, Binh Phuoc province.
Method: Design of descriptive cross-sectional study. The object of the study is that Tuberculosis patients are
treated at Dong Xoai City Health Center from January 2019 to June 2019.
Results: The patient's adherence rate of medicine use was 73.8% and 26.2% did not adhere. Relevance is
statistically significant between age group, household economy, marital status, patient's knowledge, care, support
and supervision of the family, drug side effects with adherence medicine of patients (p <0.05).
Conclusion: The rate of non-adherence Tuberculosis patients taking medicines during treatment is still
high. Health officials can rely on the weaknesses related to the patient's adherence to medication to provide
appropriate interventions to support the patient's adherence with using medicines during treatment.
Keywords: tuberculosis, adherence, related factors
*Trường cao đẳng Y tế Bình Phước **Friendship Bridge Nurses Group
***Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Mỹ Dung ĐT: 0908063982 Email: mydung01091984@gmail.com
hongnhung2000ag@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 194
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao là một trong 10 nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong, đứng đầu trong nhóm nguyên
nhân tử vong do tác nhân truyền nhiễm trên thế
giới. Năm 2017, Trên toàn thế giới có khoảng 10
triệu người bệnh lao trong đó 6,4 triệu trường
hợp mắc lao mới, ước tính 1,6 triệu trường hợp
tử vong vì bệnh lao(12).
Năm 2015, Việt Nam có khoảng 102.676
người mắc bệnh lao, mỗi năm có khoảng 50.000
trường hợp mắc lao AFB (+) mới(1). Năm 2017,
Việt Nam có 105.733 trường hợp mắc bệnh lao,
là 20/30 nước có số lượng người bệnh lao cao
nhất trên thế giới(12). Điều kiện quan trọng góp
phần quyết định điều trị thành công bệnh lao,
giảm nguy cơ tử vong, ngăn ngừa tình trạng
kháng thuốc và lây truyền bệnh cho cộng đồng
chính là sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh
giá “Sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh lao
và các yếu tố liên quan”. Mục đích nghiên cứu
của chúng tôi nhằm xác định tỷ lệ tuân thủ dùng
thuốc của người bệnh lao và các yếu tố liên
quan. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho việc đề
ra những chương trình can thiệp hỗ trợ người
bệnh tuân thủ dùng thuốc trong quá trình điều
trị, giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công và hạn chế
được nguy cơ kháng thuốc.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ người bệnh lao có kiến thức đúng.
Xác định tỷ lệ bệnh nhân lao tuân thủ dùng
thuốc theo phác đồ điều trị lao.
Xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ
dùng thuốc của người bệnh lao.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trên 84 người bệnh lao đang tham gia điều
trị từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2019 tại TTYT
thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Người bệnh được chọn tham gia vào nghiên
cứu phải có đủ các tiêu chuẩn
Được chẩn đoán mắc bệnh lao theo tiêu
chuẩn chẩn đoán, phân loại của Bộ Y tế.
Có thời gian điều trị từ 01 tháng trở lên tính
đến thời điểm điều tra.
Người bệnh có khả năng giao tiếp, đọc, viết
được tiếng Việt và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh lao mắc bệnh tâm thần, suy kiệt
nặng, đang trong giai đoạn cấp cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Thu thập số liệu
Thu thập số liệu thông qua phỏng vấn trực
tiếp người bệnh tham gia nghiên cứu bằng bộ
câu hỏi soạn sẵn trong khoảng thời gian 15 phút.
Công cụ thu thập số liệu gồm 4 phần: thông
tin của người bệnh, kiến thức, tuân thủ dùng
thuốc và các yếu tố liên quan.
Phần 1
Thông tin của người bệnh như: Tuổi, giới,
nghề nghiệp, dân tộc, trình độ học vấn, thu
nhập, tình trạng hôn nhân, thể bệnh, giai đoạn
bệnh, số lần điều trị và đáp ứng với điều trị.
Phần 2
Kiến thức của người bệnh. Gồm 5 câu hỏi về
kiến thức bệnh lao với tổng điểm là 8. Người
bệnh đạt điểm số ≥ điểm trung bình: có kiến
thức tốt, nếu điểm số < điểm trung bình: kiến
thức chưa tốt. Kiến thức về các nguyên tắc điều
trị: câu hỏi gồm 6 ý với tổng điểm là 6. Người
bệnh đạt 6 điểm là kiến thức tốt, 5≥ là kiến thức
chưa tốt(9).
Phần 3
Tuân thủ dùng thuốc. Sử dụng thang điểm
Morisky Medication Adherence Scales (MMAS)
gồm 8 câu hỏi để đánh giá. Người bệnh đạt 8
điểm là tuân thủ, 7 điểm ≥ là không tuân thủ(9).
Phần 4
Gồm 11 câu hỏi về các yếu tố liên quan đến
tuân thủ dùng thuốc của người bệnh như: tư vấn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 195
và giám sát việc dùng thuốc của CBYT, sự chăm
sóc và hỗ trợ của gia đình, phản ứng phụ của
thuốc, khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế(6,9).
Biến số nghiên cứu
Sự tuân thủ dùng thuốc: người bệnh lao
dùng thuốc đều đặn hàng ngày, không bỏ bất kỳ
liều thuốc nào được đánh giá là tuân thủ dùng
thuốc. Nếu người bệnh bỏ bất kỳ liều thuốc nào
trong quá trình điều trị được đánh giá là không
tuân thủ dùng thuốc(3).
Kiến thức của người bệnh về bệnh lao và
nguyên tắc điều trị: sự hiểu biết của người bệnh
về bệnh lao như: bệnh lao có phải bệnh truyền
nhiễm không? Biện pháp cần thiết để điều trị
khỏi bệnh lao là gì? Điều trị bệnh trong thời gian
bao lâu? Nếu người bệnh không tuân thủ điều
trị thì hậu quả sẽ như thế nào? Hiểu biết của
người bệnh về các nguyên tắc điều trị lao?(11).
Yếu tố liên quan đến sự tuân thủ dùng
thuốc: là mối liên quan giữa tuân thủ dùng
thuốc của người bệnh đối với các yếu tố như: gia
đình – cộng đồng, dịch vụ y tế, môi trường làm
việc, đặc điểm của người bệnh(6,10).
Xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1.
Sau khi xử lý hoàn thiện sẽ được phân tích bằng
phần mềm Stata IC 13, sử dụng thống kê mô tả,
Chi-square test hoặc Fisher với mức ý nghĩa 0,05
để kiểm định mối liên quan.
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y
đức trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số
66/ĐHYD-HĐĐĐ.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu 84 người bệnh lao đang được
quản lý và điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố
Đồng Xoài trong thời gian từ tháng 01/2019 đến
tháng 06/2019, chúng tôi thu được các thông tin.
Kiến thức của người bệnh về bệnh lao
Người bệnh biết bệnh lao là bệnh lây chiếm
98,8%, biết bệnh lao có thể điều trị khỏi 100%,
biết cách điều trị khỏi bệnh lao là 91,7%, biết thời
gian điều trị bệnh là 77,4%, biết được hậu quả
của không tuân thủ điều trị thì: Bệnh không khỏi
94,1%, kháng thuốc 52,4% và bệnh nặng thêm
61,9% (Bảng 1).
Bảng 1. Thông tin kiến thức của người bệnh về bệnh lao
Thông tin kiến thức Người bệnh (n=84) Tỷ lệ (%)
Biết bệnh lao là bệnh lây
Có 83 98,8
Không 1 1,2
Biết bệnh lao điều trị khỏi
Có 84 100
Không 0 0
Biết cách điều trị khỏi bệnh
Có 77 91,7
Khác 5 5,9
Không biết 2 2,4
Biết thời gian điều trị
6 tháng 34 40,5
8 tháng 31 36,9
Không biết 19 22,6
Biết hậu quả không tuân thủ điều trị
Không khỏi
Có 79 94,1
Không 5 5,9
Kháng thuốc
Có 44 52,4
Không 40 47,6
Bệnh nặng
thêm
Có 52 61,9
Không 32 38,1
Bảng 2. Phân loại kiến thức của người bệnh về bệnh lao
Kiến thức Người bệnh (n=84) Tỷ lệ (%)
Tốt 60 71,4
Chưa tốt 24 28,6
Người bệnh có kiến thức tốt về bệnh lao là
71,4% cao hơn so với 28,6% kiến thức chưa tốt
(Bảng 2).
Bảng 3. Hiểu biết của người bệnh về các nguyên tắc
điều trị (n=84)
Nguyên tắc điều trị Người bệnh Tỷ lệ (%)
Biết 2 nguyên tắc 1 1,2
Biết 3 nguyên tắc 8 9,5
Biết 4 nguyên tắc 10 11,9
Biết 5 nguyên tắc 20 23,8
Biết 6 nguyên tắc 45 53,6
100% người bệnh biết về các nguyên tắc điều
trị bệnh lao. Tỷ lệ người bệnh biết 6 nguyên tắc
điều trị bệnh lao chiếm 53,6% (Bảng 3).
Người bệnh biết về nguyên tắc dùng thuốc
đúng liều chiếm 98,8%, dùng thuốc đúng thời
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 196
gian là 90,5%, dùng thuốc đều đặn chiếm 84,5%,
dùng thuốc đúng cách 84,5%. Tỷ lệ 70,2% người
bệnh biết nguyên tắc xét nghiệm định kỳ. Người
bệnh biết nguyên tắc tái khám đúng hẹn là
92,9% (Bảng 4).
Bảng 4. Hiểu biết của người bệnh về từng nguyên
tắc điều trị (n=84)
Hiểu biết của người bệnh Người bệnh Tỷ lệ (%)
Dùng thuốc đúng liều
Có 83 98,8
Không 1 1,2
Dùng thuốc đúng thời gian
Có 76 90,5
Không 8 9,5
Dùng thuốc đều đặn
Có 71 84,5
Không 13 15,5
Dùng thuốc đúng cách
Có 71 84,5
Không 13 15,5
Xét nghiệm định kỳ
Có 59 70,2
Không 25 29,8
Tái khám đúng hẹn
Có 78 92,9
Không 6 7,1
Bảng 5. Phân loại kiến thức của người bệnh về
nguyên tắc điều trị bệnh lao
Kiến thức Người bệnh (n=84) Tỷ lệ (%)
Tốt 45 53,6
Chưa tốt 39 46,4
Người bệnh có kiến thức tốt về nguyên tắc
điều trị bệnh lao chiếm 53,6% (Bảng 5).
Tuân thủ dùng thuốc của người bệnh
Bảng 6. Tuân thủ dùng thuốc giai đoạn tấn công
Thực hành tuân thủ dùng thuốc
Người bệnh Tỷ lệ
(n=38) (%)
Không quên uống thuốc 33 86,8
Không quên uống thuốc trong 2 tuần 37 97,4
Không tự ý giảm liều thuốc 34 89,5
Không quên thuốc khi đi xa nhà 38 100
Không tự ý ngừng uống thuốc 38 100
Không thấy phiền hà khi uống thuốc 35 92,1
Uống đủ liều thuốc 37 97,4
Mức độ quên uống thuốc 34 89,5
100% người bệnh không quên thuốc khi đi
xa nhà và không tự ý ngừng uống thuốc, không
quên uống thuốc trong 2 tuần và uống đủ liều
thuốc là 97,4%, không thấy phiền hà khi uống
thuốc chiếm 92,4% và có 89,5% không bao
giờ/hiếm quên uống thuốc (Bảng 6).
Người bệnh tuân thủ dùng thuốc giai đoạn
tấn công là 84,2% (Bảng 7).
Bảng 7. Mức độ tuân thủ dùng thuốc giai đoạn tấn công
Mức độ tuân thủ Người bệnh (n=38) Tỷ lệ (%)
Tuân thủ 32 84,2
Không tuân thủ 6 15,8
Người bệnh không quên uống thuốc là
69,6%, không quên uống thuốc trong 2 tuần và
không tự ý giảm liều thuốc lần lượt là 95,7% và
89,1%, 100% không quên thuốc khi đi xa nhà và
uống đủ liều thuốc. Người bệnh không tự ý
giảm liều thuốc và không tự ý ngừng uống
thuốc đạt 89,1%, 69,6% không bao giờ/hiếm
quên uống thuốc (Bảng 8).
Bảng 8. Tuân thủ dùng thuốc giai đoạn duy trì
Thực hành tuân thủ dùng thuốc
Người bệnh Tỷ lệ
(n=46) (%)
Không quên uống thuốc 32 69,6
Không quên thuốc trong 2 tuần 44 95,7
Không tự ý giảm liều thuốc 41 89,1
Không quên thuốc khi đi xa nhà 46 100
Không tự ý ngừng uống thuốc 41 89,1
Không thấy phiền hà khi uống thuốc 36 78,3
Uống đủ liều thuốc 46 100
Mức độ quên uống thuốc 32 69,6
Bảng 9. Mức độ tuân thủ dùng thuốc giai đoạn duy trì
Mức độ tuân thủ
Người bệnh Tỷ lệ
(n=46) (%)
Tuân thủ 30 65,2
Không tuân thủ 16 34,8
Bảng 10. Mức độ tuân thủ dùng thuốc của người
bệnh đang điều trị (n=38)
Mức độ tuân thủ Người bệnh Tỷ lệ (%)
Tuân thủ 62 73,8
Không tuân thủ 22 26,2
Người bệnh tuân thủ dùng thuốc giai đoạn
duy trì là 65,2% (Bảng 9).
Người bệnh tuân thủ dùng thuốc là 73,8%
(Bảng 10).
Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng
thuốc của người bệnh lao
Liên quan giữa việc tuân thủ dùng thuốc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 197
của người bệnh với nhóm tuổi, kinh tế hộ gia
đình, tình trạng hôn nhân, kiến thức về bệnh
và các nguyên tắc điều trị, sự chăm sóc, hỗ trợ
và giám sát dùng thuốc của gia đình, tác dụng
phụ của thuốc có ý nghĩa thống kê (Bảng 11).
Bảng 11. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc
Biến số
Tuân thủ dùng thuốc OR
p
Có n (%) Không n (%) CI 95%
Tuổi
18 – <60 tuổi 57 (79,2) 15 (20,8) 5,32
1,22 – 23,96
0,006
≥60 tuổi 5 (41,7) 7 (58,3)
Kinh tế hộ gia đình
Hộ nghèo, cận nghèo 5 (41,7) 7 (58,3) 0,19
0,04 – 0,82
0,006
Hộ trung bình, khá 57 (79,2) 15 (20,8)
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn/ly hôn 3 (21,4) 11 (78,6) 0,06
0,01 – 0,27
<0,001
Đã kết hôn 59 (84,3) 11 (15,7)
Kiến thức về bệnh
Tốt 51 (85) 9 (15) 6,9
2,02 – 22,4
<0,001
Chưa tốt 11 (45,8) 13 (54,2)
Kiến thức về các nguyên tắc điều trị
Có 39 (86,7) 6 (13,3) 4,5
1,4 – 15,9
0,004
Không 23 (59) 16 (41)
Gia đình chăm sóc, hỗ trợ
Có 56 (83,6) 11 (16,4) 9,3
2,46 – 36,7
0,002
Không 6 (35,3) 11 (64,7)
Gia đình giám sát dùng thuốc
Có 56 (84,9) 10 (15,1) 11,2
2,96 – 44,21
<0,001
Không 6 (33,3) 12 (66,7)
Tác dụng phụ của thuốc
Có 19 (57,6) 14 (42,4) 0,25
0,08 – 0,78
0,006
Không 43 (84,3) 8 (15,7)
BÀN LUẬN
Kiến thức của người bệnh
Về bệnh lao
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 71,4%
người bệnh có kiến thức tốt cao hơn so với 28,6%
người bệnh kiến thức chưa tốt. Kết quả trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên
cứu của tác giả Trần Văn Ý(9), trong đó 54%
người bệnh có kiến thức tốt so với 46% kiến thức
chưa tốt.
Về các nguyên tắc điều trị
Tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về các
nguyên tắc điều trị trong nghiên cứu của chúng
tôi chiếm 53,6% so với 46,4% chưa tốt, cao hơn so
với nghiên cứu của tác giả Hà Văn Như(4) tại Bắc
Giang là 11,2% người bệnh kiến thức tốt.
Do đặc điểm kinh tế, xã hội và học vấn của
đối tượng ở các khu vực nghiên cứu không
giống nên kiến thức của người bệnh khác nhau.
Phần lớn người bệnh lao là người nghèo, điều
kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận các
phương tiện truyền thông, cho nên kiến thức về
bệnh lao và các nguyên tắc điều trị còn hạn chế,
điều đó sẽ ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc
và ý thức phòng chống lây lan cho cộng đồng
của người bệnh.
Tuân thủ dùng thuốc của người bệnh lao
Giai đoạn tấn công
Trong nghiên cứu của chúng tôi tại Đồng
Xoài có 84,2% người bệnh tuân thủ dùng thuốc
tốt và 15,8% chưa tốt. Nghiên cứu của chúng
tôi có kết quả gần giống với Nguyễn Kim
Soạn(7) tại huyện Duyên Khánh tỉnh Khánh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 198
Hòa: 85,2% người bệnh tuân thủ tốt so với
14,8% chưa tốt. Vì Đồng Xoài là trung tâm
hành chính - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh
Bình Phước nên người bệnh có điều kiện cập
nhật các kiến thức y khoa và được chăm sóc y
tế tốt hơn. Mặt khác, sự bao phủ của công tác
phòng chống lao trên toàn thành phố nên
trong quá trình điều trị người bệnh luôn được
cán bộ y tế (CBYT) giám sát, hỗ trợ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Văn Ý(9) ở
huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định và Vy Thanh
Hiền(11) ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo tác giả Trần Văn Ý trong giai đoạn tấn công
tỷ lệ người bệnh tuân thủ tốt 72,5% và 27,5%
chưa tốt. Kết quả của tác giả Vy Thanh Hiền tỷ lệ
tuân thủ tốt ở giai đoạn tấn công chiếm 72,4% so
với tuân thủ chưa tốt là 27,6%. Do đặc thù ở Bình
Định và Quảng Ngãi, kinh tế chủ yếu là làm
nông, đánh bắt thủy sản, đa số người dân làm
việc theo thời vụ nên cũng ảnh hưởng đến quá
trình điều trị bệnh.
Giai đoạn duy trì
Tỷ lệ người bệnh tuân thủ dùng thuốc tốt
trong nghiên cứu của chúng tôi là 65,2% cao hơn
so với 34,5% tuân thủ chưa tốt. Kết quả cho thấy
tuân thủ dùng thuốc của người bệnh trong giai
đoạn duy trì thấp hơn trong giai đoạn tấn công
và điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Vì
sau khi người bệnh điều trị thuốc chống lao
được vài tuần, dấu hiệu bệnh thuyên giảm,
người bệnh thấy người khỏe hơn, ăn uống ngon
miệng hơn và có thể tăng cân. Tâm lý người
bệnh lúc này thường có phần chủ quan, lơ là
điều trị bệnh. Mặt khác, do thời gian điều trị kéo
dài có thể làm cho người bệnh cảm thấy mệt
mỏi, phiền hà khi phải dùng thuốc đều đặn mỗi
ngày. Tác dụng phụ của thuốc kháng lao cũng là
một trong những nguyên nhân chính khiến
người bệnh không tuân thủ dùng thuốc, do đó
CBYT cần tư vấn kỹ cho người bệnh biết về tác
dụng phụ của thuốc là một yếu tố chính giúp
chương trình điều trị thành công.
Kết quả nghiên cứu của của chúng tôi thấp
hơn nghiên cứu của Nguyễn Kim Soạn(7) và Vy
Thanh Hiền(11) nhưng cao hơn so với tác giả Trần
Văn Ý(9). Nghiên cứu của Nguyễn Kim Soạn giai
đoạn duy trì tuân thủ tốt là 82,4% và tuân thủ
chưa tốt là 17,6%. Nghiên cứu của Vy Thanh
Hiền: Giai đoạn duy trì tuân thủ tốt là 71% cao
hơn so với 29% tuân thủ chưa tốt. Nghiên cứu
của Trần Văn Ý tuân thủ dùng thuốc tốt 51,2%
cao hơn 48,8% người bệnh tuân thủ dùng thuốc
chưa tốt.
Tuân thủ dùng thuốc của người bệnh đang điều trị
Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tuân thủ
dùng thuốc chung là 73,8% cao hơn so với 26,2%
không tuân thủ. Nghiên cứu của chúng tôi có kết
quả thấp hơn so với tác giả Nguyễn Kim Soạn(7)
nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả
Trần Văn Ý(9), Uông Thị Mai Loan(10), Frederick
AD Kaona(5) và Xue-Hui Fang(3). Trong nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Kim Soạn, người bệnh
tuân thủ dùng thuốc là 78,7% và 21,3% không
tuân thủ. Nghiên cứu của tác giả Trần Văn Ý,
tuân thủ dùng thuốc chiếm 56,3% cao hơn 43,7%
không tuân thủ và theo Uông Thị Mai Loan, tỷ lệ
tuân thủ là 63,8% và không tuân thủ là 36,2%.
Nghiên cứu của tác giả Frederick cho thấy tỷ lệ
tuân thủ của người bệnh trong quá trình điều trị
là 70,2%. Trong nghiên cứu của tác giả Xue Hui
Fang tỷ lệ tuân thủ của người bệnh là 33,6%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
trong quá trình điều trị lao thường xuất hiện tình
trạng người bệnh quên uống thuốc, tỷ lệ người
bệnh quên uống thuốc giai đoạn duy trì cao hơn
trong giai đoạn tấn công. Thực trạng này rất
đáng lo ngại nếu người bệnh không tuân thủ
dùng thuốc đều đặn hàng ngày thì tỷ lệ điều trị
thành công bệnh sẽ giảm và tăng nguy cơ vi
khuẩn lao kháng thuốc. Vì vậy cần có các biện
pháp can thiệp nhắc nhở người bệnh sử dụng
thuốc hàng ngày.
Các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc
của người bệnh lao
Trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh
dưới 60 tuổi tuân thủ dùng thuốc tốt hơn những
người bệnh trên 60 tuổi (p=0,006). Liên quan đến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 199
người bệnh trên hoặc dưới 60 tuổi tương tự với
nghiên cứu của tác giả Hà Văn Như(4) ở tỉnh Bắc
Giang năm 2013. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi phù hợp với thực tế vì người cao tuổi thì trí
nhớ thường giảm, hay quên và thường phụ
thuộc vào con cháu trong việc đưa đi khám
bệnh. Mặt khác, tuổi già đi kèm với sự suy giảm
chức năng các tạng nên có thể thường mắc nhiều
bệnh cùng lúc và phải sử dụng nhiều loại thuốc
khác nhau. Do đó sự quan tâm chăm sóc và
giám sát điều trị của gia đình rất quan trọng đối
với người bệnh cao tuổi.
Liên quan giữa kinh tế hộ gia đình và tuân
thủ dùng thuốc. Kết quả của chúng tôi phù hợp
với nghiên cứu của tác giả Lưu Thanh Tùng(6).
Người bệnh thuộc diện nghèo, cận nghèo hàng
ngày phải tất bật, bươn chải để lo miếng cơm,
manh áo qua ngày do đó cũng ảnh hưởng đến
tuân thủ dùng thuốc.
Mối liên hệ có ý nghĩa thống giữa tình trạng
hôn nhân và tuân thủ dùng thuốc (p <0,001).
Người bệnh đã kết hôn tuân thủ dùng thuốc
84,3% so với người bệnh độc thân là 21,4%. Điều
này phù hợp với thực tế, những người bệnh độc
thân, không sống cùng gia đình thường thiếu
người quan tâm, chăm sóc thường xuyên, động
viên và nhắc nhở trong quá trình điều trị.
Nghiên cứu của tác giả Hà Văn Như(4) cũng cho
thấy có mối quan hệ giữa tuân thủ và tình trạng
chung sống với vợ/chồng của người bệnh.
Người bệnh có kiến thức tốt về bệnh lao thì
sẽ tuân thủ dùng thuốc cao hơn 6,9 lần so với
người bệnh kiến thức chưa tốt. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của
tác giả Trần Văn Ý(9): Người bệnh có kiến thức
tốt tuân thủ cao hơn 2,4 lần so với người bệnh
kiến thức chưa tốt. Người bệnh có hiểu biết về
các nguyên tắc điều trị tuân thủ cao hơn 4,5 lần
so với người bệnh không có hiểu biết về các
nguyên tắc điều trị. Nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Kim Soạn(7) cũng đã chứng minh được
mối quan hệ giữa tuân thủ của người bệnh và
kiến thức về các nguyên tắc điều trị: Người bệnh
có hiểu biết về các nguyên tắc điều trị lao thì tỷ lệ
tuân thủ cao hơn những người bệnh không hiểu
biêt (p <0,05). Do đó, cần thực hiện tốt tuyên
truyền, giáo dục sức khỏe, cung cấp kiến thức về
bệnh và các nguyên tắc điều trị cho người bệnh.
Khi người bệnh hiểu được bản chất cân bệnh họ
mắc phải là bệnh có nguy cơ lây lan cộng đồng,
có thể điều trị khỏi và cách duy nhất để khỏi
bệnh là tuân theo phác đồ điều trị của CBYT.
Nhắn mạnh cho người bệnh hiểu rằng nếu
không tuân thủ thì nguy cơ bệnh không khỏi,
kháng thuốc, sẽ giúp người bệnh hiểu được để
khỏi bệnh họ cần phải làm gì, từ đó người bệnh
sẽ tuân thủ dùng thuốc theo sự hướng dẫn của
CBYT góp phần nâng cao tỷ lệ điều trị thành
công bệnh và hạn chế được tình trạng kháng
thuốc hiện nay.
Người bệnh được gia đình chăm sóc, hỗ trợ
thì tuân thủ tốt hơn 9,3 lần so với người bệnh
không được gia đình chăm sóc, hỗ trợ (p=0,002).
Kết quả này gần tương đương với nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Ngọc Hà(8) và cao hơn
nghiên cứu của tác giả Trần Văn Ý(9). Nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Ngọc Hà: người bệnh được
quan tâm, giúp đỡ của người thân thì tuân thủ
tốt hơn 8,8 lần so với nhóm không được quan
tâm, giúp đỡ. Nghiên cứu của tác giả Trần Văn
Ý: người bệnh được gia đình chăm sóc, hỗ trợ thì
tuân thủ cao hơn 4,1 lần so với nhóm không
nhận được sự chăm sóc, hỗ trợ từ gia đình.
Người bệnh được gia đình giám sát việc dùng
thuốc thì tuân thủ tốt hơn 11,2 lần so với người
bệnh không được gia đình giám sát (p <0,001).
Nghiên cứu của tác giả Uông Thị Mai Loan(10) đã
cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa tuân thủ của người bệnh và giám sát của
gia đình (p <0,001).
Qua nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả
khác cho thấy vai trò quan trọng của gia đình
đối với quá trình điều trị của người bệnh. Sự
động viên, chăm sóc và hỗ trợ của gia đình là
nhân tố quan trọng giúp người bệnh điều trị
khỏi bệnh.
Người bệnh có tác dụng phụ của thuốc
kháng lao tuân thủ chỉ bằng 0,25 lần so với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 200
người bệnh không có tác dụng phụ của thuốc.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
nghiên cứu của tác giả Trần Văn Ý(9): Người
bệnh có tác dụng phụ của thuốc tuân thủ chỉ
bằng 0,4 lần so với người bệnh không có tác
dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ của thuốc
kháng lao chính là cản trở rất lớn đối với tuân
thủ dùng thuốc của người bệnh. Do đó trong
quá trình điều trị cho người bệnh, CBYT cần
phát hiện sớm tác dụng phụ của thuốc để có
biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa tình
trạng không tuân thủ của người bệnh.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu sự tuân thủ dùng thuốc và
các yếu tố liên quan của người bệnh lao tại
Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài, chúng tôi
rút ra các kết luận.
Người bệnh có kiến thức tốt về bệnh lao
71,4% so với 28,6% có kiến thức chưa tốt. Người
bệnh có kiến thức tốt về các nguyên tắc điều trị
53,6% và 46,4% có kiến thức chưa tốt.
Người bệnh tuân thủ dùng thuốc tốt chung
của nghiên cứu là 73,8% so với 26,2% người
bệnh tuân thủ chưa tốt. Ở giai đoạn điều trị tấn
công, người bệnh tuân thủ dùng thuốc tốt là
84,2% cao hơn so với 15,8% tuân thủ dùng thuốc
chưa tốt. Ở giai đoạn duy trì, người bệnh tuân
thủ dùng thuốc tốt là 65,2% và 34,5% tuân thủ
chưa tốt.
Liên quan giữa kinh tế hộ gia đình, tác
dụng phụ của thuốc và tuân thủ dùng thuốc
với nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p=0,006.
Tình trạng hôn nhân, kiến thức về bệnh và gia
đình giám sát dùng thuốc liên quan đến tuân
thủ dùng thuốc của người bệnh với p <0,001.
Kiến thức về các nguyên tắc điều trị và sự
chăm sóc, hỗ trợ của gia đình có liên quan đến
tuân thủ dùng thuốc của người bệnh với p lần
lượt là 0,004 và 0,002.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2017). Tóm tắt số liệu thống kê y tế 2011-2015. Nhà xuất
bản Y học Hà Nội, pp.1-16.
2. Bộ Y tế (2018). Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và dự phòng
bệnh Lao. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, pp.1-127.
3. Fang XH, Shen HH, Hu WQ (2019). "Prevalence of and Factors
Influencing Anti-Tuberculosis Treatment Non-Adherence
Among Patients with Pulmonary Tuberculosis: A Cross-
Sectional Study in Anhui Province, Eastern China". Medical
Science Monitor, 25:1928-1935.
4. Hà Văn Như, Nguyễn Xuân Tình (2013). Thực trạng tuân thủ
điều trị của người bệnh lao và một số yếu tố liên quan tại phòng
khám ngoại trú bệnh viện lao và bệnh phổi Bắc Giang. Tạp chí Y
học Thực hành, 905(2):43-47.
5. Kaona FA, Tuba M, Siziya S, et al (2004). "An assessment of
factors contributing to treatment adherence and knowledge of
Tuberculosis transmission among patients on Tuberculosis
treatment". BMC Public Health, 4(1):68.
6. Lưu Thanh Tùng (2015). Thực trạng tuân thủ điều trị và các yếu
tố liên quan của bệnh nhân lao được quản lý tại các trạm y tế
của thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn Thạc sỹ, Đại học
Y tế Công cộng.
7. Nguyễn Kim Soạn (2014). Thực trạng và một số yếu tố liên quan
tới tuân thủ các nguyên tắc điều trị lao của bệnh nhân lao mới
đang được quản lý tại các trạm y tế xã thuộc huyện diên khánh
tỉnh Khánh Hòa. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y tế Công cộng.
8. Nguyễn Ngọc Hà (2013). Thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến tới tuân thủ điều trị của người bệnh lao phổi tại phòng
khám lao quận Hoàng Mai, Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y
tế Công cộng.
9. Trần Văn Ý (2017). Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố
liên quan ở bệnh nhân lao được quản lý tại các trạm y tế huyện
Phù Mỹ tỉnh Bình Định. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y tế Công
cộng.
10. Uông Thị Mai Loan, Hồ Thị Hiền, Vũ Thị Tường Văn (2011).
Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị của
bệnh nhân lao phổi tại phòng khám lao quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội. Tạp chí Y tế Công cộng, 20(20):24-28.
11. Vy Thanh Hiền (2013). Thực trạng và một số yếu tố liên quan
tới tuân thủ điều trị lao tại trung tâm y tế dự phòng huyện Sơn
Tịnh, tỉnh quảng ngãi. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y tế Công cộng.
12. World Health Organization (2018). Global Tuberculosis Report.
WHO, pp.1-265.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_tuan_thu_dung_thuoc_cua_nguoi_benh_lao_va_cac_yeu_to_lien.pdf