Tài liệu Sự trải nghiệm và hài lòng người bệnh về chăm sóc điều dưỡng tại Việt Nam: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 275
SỰ TRẢI NGHIỆM VÀ HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH
VỀ CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG TẠI VIỆT NAM
Vương Minh Nguyệt*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Quan điểm người bệnh làm trung tâm là không thể thiếu trong chăm sóc điều dưỡng. Nghiên
cứu nhằm khảo sát chất lượng chăm sóc điều dưỡng thông qua những trải nghiệm của người bệnh đến điều trị
tại bệnh viện ít nhất là hai đêm.
Phương pháp: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0, thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang, gồm 350 mẫu,
được khảo sát tại 6 Khoa Nội và 8 Khoa Ngoại và 1 Khoa Phụ Sản.
Kết quả: Sự trải nghiệm của người bệnh trong các khối điều trị Khoa Phụ sản đạt mức hài lòng cao nhất, kế
đó là Khoa Ngoại và theo sau là khối Nội với điểm trung bình lần lượt là 4,58, 4,51 và 4,40. Và sự hài lòng của
người bệnh cũng khá cao tại Khoa Sản, tiếp theo là khối Ngoại và theo đó là Khối Nội với điểm trung bình lần
lượt là 4,0; 3,69 và 3,36. Và có mối...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự trải nghiệm và hài lòng người bệnh về chăm sóc điều dưỡng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 275
SỰ TRẢI NGHIỆM VÀ HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH
VỀ CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG TẠI VIỆT NAM
Vương Minh Nguyệt*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Quan điểm người bệnh làm trung tâm là không thể thiếu trong chăm sóc điều dưỡng. Nghiên
cứu nhằm khảo sát chất lượng chăm sóc điều dưỡng thông qua những trải nghiệm của người bệnh đến điều trị
tại bệnh viện ít nhất là hai đêm.
Phương pháp: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0, thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang, gồm 350 mẫu,
được khảo sát tại 6 Khoa Nội và 8 Khoa Ngoại và 1 Khoa Phụ Sản.
Kết quả: Sự trải nghiệm của người bệnh trong các khối điều trị Khoa Phụ sản đạt mức hài lòng cao nhất, kế
đó là Khoa Ngoại và theo sau là khối Nội với điểm trung bình lần lượt là 4,58, 4,51 và 4,40. Và sự hài lòng của
người bệnh cũng khá cao tại Khoa Sản, tiếp theo là khối Ngoại và theo đó là Khối Nội với điểm trung bình lần
lượt là 4,0; 3,69 và 3,36. Và có mối tương quan giữa trải nghiệm và sự hài lòng của người bệnh qua các ý kiến
của người với chăm sóc điều dưỡng khá cao là 0,67 với p <0,001.
Kết luận: Qua kết quả cho thấy người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng cao qua những
trải ngiệm của người bệnh trong thời gian nằm điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược.
Từ khóa: sự trải nghiệm, sự hài lòng, chăm sóc điều dưỡng
ABSTRACT
PATIENTS’ EXPERIENCE AND SATISFACTION WITH NURSING CARE IN VIETNAM
Vuong Minh Nguyet
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 274 – 279
Background: The patient-centered view is indispensable in nursing care. The study aims to investigate the
quality of nursing care through the patient's experience. The period of hospitalization is at least 2 nights.
Method: Data were processed on SPSS 20.0 software. The study was designed as a cross-sectional
descriptive method, including 350 samples, surveyed in 6 Medical Departments and 8 Surgical Departments and
Gynecology and Obstetrics Department.
ResultS: The patients’ experience in the Gynecology and Obstetrics Department reached the highest
satisfaction level, followed by the Surgical Departments and Medical Departments with the average score of 4.58,
4.51 and 4.40, respectively. And the patients’ satisfaction is also quite high in the Gynecology and Obstetrics
Department, followed by the Surgical Departments and Medical Departments with the average score of 4.0, 3.69
and 3.36, respectively. The results show that there is a correlation between the patients’ experience and
satisfaction of through the patient’s opinions of nursing care, which was rated as 0.67 ** with p <0.001.
Conclusion: The results showed that the patients were highly satisfied with the nursing care through the
patients’ experience during their stay at University Medical Center. The valuable opinions about the negative or
positive aspects in the patients’ experience will help us improve nursing care better.
Keywords: experience, satisfaction, nursing care
*Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Vương Minh Nguyệt ĐT: 0913912344 Email: nguyet.vm@umc.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 276
ĐẶT VẤN ĐỀ
Người bệnh đến bệnh viện để điều trị đều kỳ
vọng mình nhận được những dịch vụ chăm sóc
và điều trị tốt nhất, họ mong rằng, mình sẽ được
tiếp đón ân cần, chu đáo trong bầu khôn khí
thân thiện, vui tươi và cởi mở. Từ năm 1995,
nhiều bệnh viện đã nhận thấy việc cung cấp các
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản để cung cấp
sức khỏe hoàn hảo là không đủ để thu hút khách
hàng. Theo nghiên cứu, nhận thức của người
bệnh cho rằng chăm sóc sức khỏe là mức tối
thiểu của một cơ sở y tế chưa đem tới sự thỏa
mãn, hài lòng tuyệt đối cho người bệnh.
Trên thực tế nhiều bệnh viện trên thế giới
hiện nay rất quan tâm và tập trụng đến các ý
kiến về trải nghiệm của người bệnh, theo, trải
nghiệm của người bệnh rất quan trọng là một
trong năm yếu tố cần phát triển tốt cho chất
lượng dịch vụ trong bệnh viện(9).
Theo Agency for Healthcare Research and
Quality(1) định nghĩa trải nghiệm là những tương
tác mà người bệnh có với các hệ thống chăm sóc
sức khỏe bao gồm chăm sóc từ các chương trình
y tế, bác sĩ, y tá, nhân viên trong bệnh viện và
các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác, là một thành
phần không thể thiếu của chất lượng chăm sóc
sức khỏe, trải nghiệm của người bệnh.
Mặt khác, sự hài lòng của người bệnh khi
người bệnh có kỳ vọng về việc chăm sóc sức
khỏe hay không. Sự hài lòng của bệnh nhân là
một chỉ số quan trọng về chất lượng chăm sóc
trong thời gian nằm viện và được coi là một
khái niệm quan trọng để đánh giá và cải thiện
sức khỏe(2,5).
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa sự hài lòng của
bệnh nhân và trải nghiệm của bệnh nhân là gì?
Mặc dù các điều khoản này có thể thay thế cho
nhau trong cuộc trò chuyện, họ đã hỏi và trả lời
các câu hỏi khác nhau. Trong một số nghiên
cứu(1) đã chỉ ra rằng sự hài lòng của người bệnh
và trải nghiệm của người bệnh đôi khi được sử
dụng thay thế cho nhau, nhưng thực sự thì
chúng không giống nhau.
Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam như nghiên
cứu trên hơn 650 người bệnh được điều trị tại
Bệnh viện Hoa Thành, Tây Ninh(10) cho thấy
82,16% người bệnh hài lòng với việc khám và
điều trị. Trong số này, 81,4% trong số họ hài lòng
với dịch vụ chăm sóc điều dưỡng mà họ đã nhận
được và 70,3% cho biết rằng chăm sóc sức khỏe
của họ là phù hợp với họ. Tuy nhiên, 5,08%
người bệnh đề nghị bệnh viện phải làm rõ hơn
các bảng dẫn đến các phường khu vực, khoa để
có thể tìm dễ dàng khi phòng khám và 8,6%
khuyên nên cải thiện vệ sinh công cộng, cải thiện
hệ thống chất thải, quạt và thiết bị trong phường
vào mùa hè.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thu Thủy, tại Bệnh viện Hòa Thành, Tây Ninh
cho thấy tỷ lệ hài lòng của người bệnh khi điều
trị và chờ khám ở 15 đến 30 phút chiếm tỷ lệ hài
lòng cao là 93% và thời gian chờ là hơn 60 phút
là 1,5%. Sự hài lòng của bác sĩ cao hơn so với
người bệnh Sự hài lòng của bác sĩ với thái độ
chăm sóc điều dưỡng và thời gian chờ đợi(10).
Mục tiêu nghiên cứu
Xác dịnh mức độ trải nghiệm và hài lòng của
người bệnh về chăm sóc điều dưỡng đạt được
tại Bệnh viện Đại học Y Dược;
Tìm hiểu các mối tương quan ảnh hưởng tới
trải nghiệm và sự hài lòng người bệnh trong
chăm sóc điều dưỡng.
Hình 1. Khung khái niệm
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ
TUỔI
GIỚI
HỌC VẤN
TUỔI KHÔNG TIẾP TỤC
HỌC
SỐ ĐÊM NẰM VIỆN
TRẢI NGHIỆM
HÀI LÒNG
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 277
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh ≥18 tuổi, tỉnh táo, trả lời được
các câu hỏi, đọc và hiểu tiếng Việt, điều trị tại 15
khoa lâm sàng ít nhất là 2 đêm (bao gồm: 6 Khoa
Khối Nội, 8 Khoa Khối Ngoại và Khoa Phụ Sản).
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh, gồm 6 khoa khối nội và 8 khoa khối
Ngoại, từ tháng 8/2018 - 6/2019.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu định tính, mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu
n = (Z α/2 + Z β)2/(ES)2
Trong đó: n= số mẫu; Z=1,96, α=0,05.
power=1-β = 0,08, ES=0,15.
Cỡ mẫu được chọn là 350 người.
Qui trình thực hiện
Thực hiện lấy mẫu ngay thời điểm người
bệnh chờ nhận các thông tin xuất viện trong
ngày, người bệnh được hướng dẫn cách chọn
đáp án mình yêu thích nhất và ghi những ý kiến
tiêu cực hay tích cực của họ về những trải
nghiệm về dich vụ chăm sóc điều dưỡng trong
thời gian nằm viện.
Công cụ nghiên cứu
Bộ câu hỏi nghiên cứu: được sử dụng bộ câu
hỏi cho phép của Giáo sư Elaine McColl từ
NSNS (Newscatle Satisfaction with Nursing
Scale)(3,4,6). Từ bộ câu hỏi toàn tiếng Anh, được
dịch thuật sang tiếng Việt và từ bảng câu hỏi
tiếng Việt sang tiếng Anh. Tất cả các bảng câu
hỏi đều được chuyên gia tại Bệnh viện xem xét
và chấp thuận.
Xử lý dữ liệu
Phân tích thống kê dữ liệu được xử lý trên
phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ
350 người bệnh tại 15 khoa lâm sàng đã tham
gia nghiên cứu.
Bảng 1. Kết quả ghi nhận về đặc điểm dân số
Đặc điểm dân số Số lượng Tỉ lệ %
Tuổi (năm), TB±ĐLC 48 ± 16
<40 113 32,3
40-60 147 42,0
>60 90 25,7
Giới
Nam 145 41,4
Nữ 205 58,6
Học vấn
Còn đi học 14 4,0
Nghỉ học 336 96,0
Tuổi nghỉ học, TB±ĐLC 18,7 ± 4,6
Đêm nằm viện, TB±ĐLC 6,23 ± 4,81
TB ± ĐLC: trung bình ± độ lệch chuẩn
Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 40-
60 tuổi, kế tiếp là nhóm <40 tuổi và sau cùng là
nhóm >60 tuổi. Trong các nhóm này tỷ lệ nữ
nhiều hơn nam (58,60>41,4). Về học vấn nhóm
còn đi học chỉ có 14 người trong 350 mẫu. Tuổi
nghỉ học cao nhất là 37, thấp nhất là 11 với TB ±
ĐLC (18,7±4,6), cho thấy người bệnh có thể đọc
và hiểu các câu hỏi. Số đêm nằm viện cao nhất là
40 và thấp nhất là 2 (Bảng 1).
Bảng 2. Đánh giá của người bệnh về dịch vụ chăm sóc
Đánh giá của NB qua sự trải
nghiệm, hài lòng và dịch vụ chăm
sóc
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Sự trải nghiệm của người bệnh 4,47 0,22
Sự hài lòng của người bệnh 3,57 0,54
Đánh giá của NB về dịch vụ chăm
sóc tại Bệnh viện
Số lượng
(n)
Tỷ lệ
(%)
C1- Chăm sóc của ĐD tại Khoa
Tốt 48 13,7
Rất tốt 156 44,6
Tuyệt vời 146 41,7
C2- Dịch vụ có liên quan đến chăm sóc của ĐD
Vừa phải 5 1,4
Tốt 51 14,6
Rất tốt 122 34,9
Tuyệt vời 172 41,1
Bộ câu hỏi NSNS về sự trải nghiệm của NB
dựa trên 7 điểm của Likert scale để khảo sát các
ý kiến NB trải nghiệm, gồm 26 câu trong đó với
11 câu quan điểm tiêu cực và 15 câu có quan
điểm tích cực về chăm sóc NB nhận được trong
thời gian nằm viện. Điểm cho mỗi câu hỏi về trải
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 278
nghiệm được mã hóa cho từng câu hỏi. Phần
này cho thấy kết quả khá cao với
TB±ĐLC=4,47±0,22, chứng tỏ người bệnh có
nhận thức cao về công tác chăm sóc điều dưỡng
(Bảng 2).
Về mức độ hài lòng, bao gồm 19 câu đã được
mã hóa, dựa theo thang điểm Likert 5 điểm, với
kết quả khá cao với TB±ĐLC=3,57±0,54.
Về dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng chiếm
tỷ lệ rất cao từ tốt đến tuyệt vời (rất
tốt=44,6%>tuyệt vời=41,7>tốt=13,7%), riêng về
dịch vụ khác có liên quan đến chăm sóc của điều
dưỡng chiếm tỷ lệ rất cao. Chỉ có 4 trường hợp
người bệnh không được hài lòng do phải chờ
thang máy quá lâu khi đưa NB đi làm CLS và 1
trường hợp điều dưỡng chưa giải thích kỹ lưỡng
các vấn đề NB cần hỏi.
Bảng 3. Sự tương quan giữa đặc điểm dân số và trải
nghiệm
Đặc điểm n
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
P value
Tuổi
<40 113 4,42 0,23 0,005**
40-60 147 4,48 0,23
>60 90 4,51 0,18
Giới
Nam 145 4,47 0,20 0,024*
Nữ 205 4,46 0,23
Học vấn
Còn đi học 14 4,54 0,23
Nghỉ học 336 4,57 0,22
Tuổi nghỉ học 0,54
Số đêm nằm viện
2-3 đêm 79 3,41 0,58 0,004**
Đặc điểm n
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
P value
4-7 đêm 203 3,60 0,55
>7 đêm 68 3,68 0,41
*p<0,05 ** p<0,01
Qua phép kiểm ANOVA, giữa trải nghiệm
của NB với các đặc điểm dân số như tuổi có giá
trị p=0,005** (sig <0,01), gía trị p của giới
tính=0,024* (sig <0,05), và số đêm nằm viện có
giá trị p=0,004** (sig <0,01). Điều này chứng tỏ
những đặc điểm này có mối tương quan với trải
nghiệm của NB và có ý nghĩa thống kê (Bảng 3).
Bảng 4. Sự tương quan giữa đặc điểm dân số và hài
lòng
Đặc điểm n TB ĐLC P value
Tuổi 0,23
Giới 0,98
Học vấn
Còn đi học 14 3,89 0,27
0,001**
Nghỉ học 336 3,56 0,54
Tuổi nghỉ học 0,54
Số đêm nằm viện
2-3 đêm 79 3,41 0,58
0,004** 4-7 đêm 203 3,60 0,55
>7 đêm 68 3,68 0,41
*p<0,05 ** p<0,01
Sử dụng ANOVA để phân tích sự hài lòng
của NB với những đặc điểm dân số khác nhau,
trong các đặc điểm dân số, đặc điểm học vấn có
giá trị p=0,001** và số đêm nằm viện có giá trị
p=0,004** (sig <0,01), cho thấy các đặc điểm này
có mối tương quan với sự hài lòng NB và có ý
nghĩa thống kê (Bảng 4).
Bảng 5. Mối tương quan giữa trải nghiệm, hài lòng với việc đánh giá về dịch vụ chăm sóc người bệnh
Mối tương quan Trải nghiệm NB Hài lòng NB
Đánh giá về chăm sóc
điều dưỡng
Đánh giá về chăm
sóc NB nói chung
Trải nghiệm NB 1
Hài lòng NB 0,63** 1
Đánh giá về chăm sóc điều dưỡng 0,43** 0,53** 1
Đánh giá về chăm sóc NB nói chung 0,45** 0,53** 0,53** 1 0,73**
*p<0,05 ** p<0,01
Qua kết quả cho thấy, với giá trị thống kê
p=0,000. Pearson của nhóm trải nghiệm và nhóm
hài lòng của NB là 0,674 (tương quan mạnh). Sự
trải nghiệm và đánh giá về chăm sóc ĐD với kết
quả pearson là 0,426, bên cạnh đó, pearson giữa
sự trải nghiệm và đánh giá về chăm sóc NB nói
chung là 0,452 (tương quan vừa). Sự hài lòng của
NB và đánh giá về chăm sóc ĐD có kết quả
pearson 0,533 và đánh giá về chăm sóc NB nói
chung: 0,525 (tương quan mạnh). Pearson cho
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 279
thấy mối tương quan giữa đánh giá về chăm sóc
ĐD, và đánh giá chăm sóc NB nói chung là 0,752
(tương quan tốt). Điều này cho thấy rằng chăm
sóc điều dưỡng có thể đã được cải thiện tốt hiện
nay (Bảng 5).
Bảng 6. Mối tương quan giữa trải nghiệm, hài lòng với dịch vụ chăm sóc theo khoa điều trị
Mối tương quan
Khối Nội (n=145) Khối Ngoại (n=180) Khoa Phụ sản (n=25)
P-value
TB ± ĐLC TB ± ĐLC TB ± ĐLC
Trải nghiệm NB 4,40 0,25 4,51 0,19 4,58 0,09
<0,001**
Nội<Ngoại< Sản
Hài lòng NB 3,36 0,57 3,69 0,48 4,00 0.00
<0,001**
Nội<Ngoại< Sản
Đánh giá về chăm sóc điều
dưỡng
6,14 0,76 6,32 0,62 6,80 0,41
<0,001**
Nội<Ngoại< Sản
Đánh giá về chăm sóc NB
nói chung
6,12 0,82 6,40 0,72 6,88 0,33
<0,001**
Nội<Ngoại< Sản
**p<0,01
Về sự trải nghiệm, sự hài lòng, với việc đánh
giá về chăm sóc điều dưỡng và chăm sóc NB nói
chung cho thấy Khoa Phụ Sản được đánh giá
cao, kế là khoa khối Ngoại và cuối cùng là các
Khoa Khối Nội (Bảng 6).
BÀN LUẬN
Qua 47 câu hỏi của NSNS gồm 26 câu đánh
giá về trải nghiệm, trong đó có 11 câu có ý nghĩa
tiêu cực và 15 câu với quan điểm tích cực dựa
trên Likert 7 mức độ, kết quả cho thấy người
bệnh đánh giá cao 4,47±0,22. Riêng về đánh giá
sự hài lòng của người bệnh với 19 câu theo
Likert 5 mức độ, đạt 3,57±0,54.
Tiếp theo ý kiến người bệnh đánh giá về
dịch vụ chăm sóc dựa trên 7 mức độ Likert cho
thấy mức độ đánh giá rất cao từ rất tốt > tuyệt
vời> tốt (44,6>41,7>13,7) trong dịch vụ chăm sóc
người bệnh, không có tình trạng vừa phải, kém
hay tồi tệ.
Trong nghiên cứu này cho thấy giữa đặc
điểm dân số có tương quan với trải nghiệm
của người bệnh, chỉ có đặc điểm tuổi, giới và
số đêm nằm viện có giá trị p <0,05* và 0,01** và
kết quả của những đặc điểm này đều có ý
nghĩa thống kê.
Về tương quan giữa sự hài lòng và đặc điểm
dân số có ý nghĩa thống kê trên nhóm học vấn
và số đêm nằm viện.
Tại bệnh viện Abuja, Nigeria, nghiên cứu
của Ogunfowokan O(11) trên 270 người bệnh
ngoại trú cho thấy (84,4%) trả lời đầy đủ và
thích hợp được phân tích. Thời gian chờ đợi
trung bình của NB đối với dịch vụ khám ngoại
trú tại Bệnh viện Abuja là 2,7 giờ (khoảng biến
thiên 0,2 - 7,2 giờ). Thời gian chờ ở phòng
khám bệnh ngoại trú dài chủ yếu là chờ gặp
bác sĩ khám với trung bình là 1 giờ (khoảng
biến thiên 0 - 5,6 giờ) và thời gian chờ đăng ký
khám với trung bình là 0,5 giờ (khoảng biến
thiên 0 - 5 giờ). Có mối tương quan rất rõ giữa
một thời gian chờ ngắn như cảm nhận của NB,
cuộc thăm khám lâm sàng theo đúng kỳ vọng
của người bệnh hoặc hơn nữa với sự hài lòng
chung của người bệnh đối với cuộc thăm
khám (p <0,001). Kết quả hài lòng trong nghiên
cứu tương tự với kết quả tác giả Ngô Thị
Ngoãn năm 2002 đã thực hiện nghiên cứu sự
hài lòng người bệnh về nhiều khía cạnh và tỉ lệ
hài lòng chung là 90,6%(8).
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu, tỷ lệ hài lòng của
người bệnh chiếm khá cao, thông qua trải
nghiệm của người bệnh đến điều trị tại Bệnh
viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Những
mối tương quan giữa đặc điểm dân số với trải
nghiệm và hài lòng người bệnh cũng như về các
dịch vụ trong bệnh viện. Điều này cho thấy
người bệnh đã có nhận định khá tốt về chăm sóc
điều dưỡng, họ thấy việc chăm sóc điều dưỡng
là thiết yếu và rất quan trọng, giúp cho họ cảm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 280
thấy cần có sự quyết định chọn lựa nơi họ cảm
thấy ưng ý, tin tưởng, hài lòng nhất trong thời
gian trải nghiệm để khi họ, gia đình, thân nhân
hay bạn bè họ khi mắc phải bệnh hay ốm đau có
thể đến điều trị.
KIẾN NGHỊ
Bộ câu hỏi khảo sát trải nghiệm của người
bệnh có thể sử dụng cho các nghiên cứu khảo sát
sự trải nghiệm của người bệnh tại Việt Nam.
Nghiên cứu này có thể tìm ra những lỗ hỏng
còn yếu kém trong chăm sóc điều dưỡng, và
chúng tôi hy vọng sẽ phát triển nhiều nghiên
cứu về trải nghiệm và hài lòng của người bệnh
với chăm sóc điều dưỡng, để ngành điều dưỡng
càng ngày càng hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AHRQ (2017). Tool D4.c. Toolkit for Using the AHRQ Quality
Indicators. How to Improve Hospital Quality and Safety U.S.
Department of Health and Human Service USA, 4:1 – 371.
2. Donabedian A (1988). The quality of care. How can it be
assessed? JAMA, 260(12):1743-1748
3. Fitzpatrick R, Hopkins A (1983). Problems in the conceptual
framework of patient satisfaction research: an empirical
exploration. Sociology of Health & Illness, 5(3):297-311.
4. Fox JG, Storms, DM (1981). A different approach to
sociodemographic predictors of satisfaction with health care.
Social Science & Medicine, 15(5):557-564.
5. Jason A (2014). Defining Patient Experience. Patient Experience
Journal, 1(1):7 - 19
6. Jenkinson C, Coulter A, Bruster S, Richards N, Chandola T
(2002). Patients' experiences and satisfaction with health care:
results of a questionnaire study of specific aspects of care. Qual
Saf Health Care, 11(4):335 - 9
7. Lake ET, Germack HD,Viscardi MK (2016). Missed nursing care
is linked to patient satisfaction: a cross-sectional study of US
hospitals. BMJ Qual, 25(7):535-43.
8. Ngô Thị Ngoãn (2002). “Kết quả nghiên cứu sự hài lòng của
người bệnh tại các khoa khám bệnh của 5 Bệnh viện khu vực
Hà nội và các tỉnh”. Hội Điều dưỡng Việt nam, pp.20-22.
9. Nguyễn Thị Kim Tiến (2015). Tăng cường Y tế cơ sở hướng tới
bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Báo cáo chung tổng quan
ngành y tế. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 151:1 – 224.
10. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2006). Khảo sát sự hài lòng của người
bệnh tại Bệnh viện huyện Hoà Thành Tây Ninh năm 2004. Kỷ
yếu công trình nghiên cứu khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần
thứ 2 năm 2005. NXB Y học, pp.338.
11. Ogunfowokan O, Time MM (2012). Expectation and
satisfaction: Patient’s experience at National Hospital Abuja,
Nigeria. Afr J Prm Health Care Fam Med, 4(1):398.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_trai_nghiem_va_hai_long_nguoi_benh_ve_cham_soc_dieu_duong.pdf