Tài liệu Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thủy lợi ở đồng bằng Bắc Kì thời Pháp thuộc: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0072
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 126-133
This paper is available online at
SỰ TIẾN BỘ CỦA KHOA HỌC KĨ THUẬT THỦY LỢI
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ THỜI PHÁP THUỘC
Hồ Công Lưu
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt.Nội dung bài báo đề cập về công tác thủy lợi những năm cuối thế kỉ XIX đến năm
1945 ở đồng bằng Bắc Kì (ĐBBK). Nghiên cứu đã chỉ ra những tiến bộ nhất định trong
khoa học kĩ thuật thủy lợi dưới thời Pháp thuộc (1884 – 1945), khi đối sánh với giai đoạn
trước năm 1884; kết quả nghiên cứu đồng thời chỉ ra những tồn tại và bài học thiết thực
phục vụ cho thực tiễn giải quyết vấn đề thuỷ lợi của đất nước vì mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội.
Từ khóa: Khoa học thủy lợi, đồng bằng Bắc Kì, thời Pháp thuộc.
1. Mở đầu
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn
minh lúa nước tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Ở quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp như nước
...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thủy lợi ở đồng bằng Bắc Kì thời Pháp thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0072
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 126-133
This paper is available online at
SỰ TIẾN BỘ CỦA KHOA HỌC KĨ THUẬT THỦY LỢI
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ THỜI PHÁP THUỘC
Hồ Công Lưu
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt.Nội dung bài báo đề cập về công tác thủy lợi những năm cuối thế kỉ XIX đến năm
1945 ở đồng bằng Bắc Kì (ĐBBK). Nghiên cứu đã chỉ ra những tiến bộ nhất định trong
khoa học kĩ thuật thủy lợi dưới thời Pháp thuộc (1884 – 1945), khi đối sánh với giai đoạn
trước năm 1884; kết quả nghiên cứu đồng thời chỉ ra những tồn tại và bài học thiết thực
phục vụ cho thực tiễn giải quyết vấn đề thuỷ lợi của đất nước vì mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội.
Từ khóa: Khoa học thủy lợi, đồng bằng Bắc Kì, thời Pháp thuộc.
1. Mở đầu
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn
minh lúa nước tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Ở quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp như nước
ta, thuỷ lợi không chỉ là biện pháp hàng đầu để duy trì phát triển nông nghiệp mà còn có mối quan
hệ với mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và môi trường sinh thái của đất nước.
Kế thừa một số luận điểm về công tác thủy lợi nói chung trong các công trình của Chassigenux:
L’Irrigation dans le delta du Tonkin (Thủy lợi ở đồng bằng Bắc Kì), năm 1912 [4]; Quốc sử quán
triều Nguyễn: “Đại Nam thực lục”, tập 38, bản dịch của Viện sử học, Nxb Khoa học Xã hội, 1962,
1978 [8]; Thuỷ lợi Thái Bình 1883 – 1945, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2000 của tác giả
Nguyễn Văn Am [1]... nghiên cứu này của chúng tôi tập trung làm sáng rõ sự chuyển biến nhất
định về khoa học kĩ thuật thủy lợi ở đồng bằng Bắc Kì dưới thời Pháp thuộc (1884 – 1945), nhất
là khi đối sánh với giai đoạn trước năm 1884. Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra những tồn tại và
bài học thiết thực phục vụ cho thực tiễn giải quyết vấn đề thuỷ lợi của đất nước vì mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Công tác thuỷ lợi ở đồng bằng Bắc Kì trước năm 1884
2.1.1. Khái quát chung
ĐBBK có hình tam giác với đỉnh là Việt Trì (Phú Thọ) và đáy kéo dài từ Quảng Yên đến
Ninh Bình, là sản phẩm vô giá của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Từ xa xưa, phù
Ngày nhận bài: 15/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2017
Liên hệ: Hồ Công Lưu, e-mail: congluu8981@hnue.edu.vn
126
Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thủy lợi ở Đồng bằng Bắc Kì thời Pháp thuộc
sa sông Hồng, sông Thái Bình đổ ra biển Đông và bù đắp nên những bãi bồi ven biển, làm cho
diện tích ĐBBK được mở rộng. Hạn chế của ĐBBK là đất đai thường chua, mặn nặng. Cùng với
sự phức tạp của địa hình, sự chênh lệch khá lớn của lưu lượng nước trên các dòng sông và sự thất
thường của khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, đã khiến vấn đề thuỷ lợi nơi đây luôn chiếm vị trí
quan trọng hàng đầu. Điều này được thể hiện cụ thể ngay từ thời kì dựng nước và chạy dọc theo
suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, hầu hết các vương triều và nhân dân đã rất quan tâm đến việc
bảo vệ sản xuất và nâng cao đời sống.
Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên, đã ra đời vào thế kỉ thứ VII trước Công nguyên
trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng. Từ thế kỉ XI – XV, thời Lý - Trần
- Lê, do chính sách khuyến nông và sự quan tâm của nhà nước phong kiến đối với công tác thuỷ
lợi, nên công tác khẩn hoang được đẩy mạnh thêm và đạt được những thành tựu đáng kể so với các
thời kì trước đó. Chẳng hạn vào năm 1077, nhà Lý tổ chức đắp đê sông Như Nguyệt (sông Cầu),
dài 67.380 bộ (khoảng 30 km). Nhà Trần chú trọng đẩy mạnh thuỷ lợi, khai hoang mở rộng diện
tích canh tác và địa bàn cư trú. Ở các Lộ, nhà Trần đặt các chánh, phó sứ đồn điền trông coi việc
khẩn hoang. Thời Lê sơ, nhà nước rất quan tâm đến các chính sách nông nghiệp. Để khai phá các
vùng đất bồi ven biển, nhà Lê đã cho đắp nhiều con đê ngăn mặn có kè đá chắc. Ngày nay, nhiều
đoạn đê được gọi là “đê Hồng Đức” và một số con sông đào mang tên “sông nhà Lê”, hiện vẫn
còn ở một số địa phương vùng Bắc, Trung Bộ.
Đến thời Nguyễn (thế kỉ XIX), được thừa hưởng những thành quả và kinh nghiệm hàng
ngàn năm của các thời đại trước để lại, công việc thuỷ lợi lúc này đã có những thuận lợi nhất định.
Cũng như nhiều triều đại trước, vua quan triều Nguyễn nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của
vấn đề thuỷ lợi. Đồng thời những nguyên nhân về chính trị, kinh tế, xã hội buộc nhà Nguyễn phải
chú trọng giải quyết vấn đề thuỷ lợi. Nhà nước tổ chức lấy ý kiến của quan lại, dân chúng về vấn
đề đắp đê ở ven các sông vào các năm 1803, 1846, 1882, 1883. Triều đình đặt các chức quan Đê
chính Bắc Thành, doanh điền sứ, chuyên trách công việc thuỷ lợi, khai hoang; quy định điều lệ về
việc sử dụng đê, sông một cách chi tiết, chặt chẽ, toàn diện hơn các triều đại trước. Đến mùa mưa,
bão, lũ, triều đình thường cử quan đại thần về kiểm tra, đôn đốc việc canh phòng các đê ven sông.
Đồng thời cử các quan doanh điền sứ có kinh nghiệm, cần mẫn như Nguyễn Công Trứ (thời Minh
Mạng), Doãn Khuê (thời Tự Đức) chăm lo các công việc thuỷ lợi, khai hoang ở Thái Bình, Nam
Định. Với sức lao động bền bỉ của nông dân, việc khẩn hoang, làm thuỷ lợi ở ĐBBK, cũng như cả
nước đạt một số kết qủa.
2.1.2. Một số tiến bộ và hạn chế về kĩ thuật thuỷ lợi ở đồng bằng Bắc Kì trước 1884
- Trong kĩ thuật làm thuỷ lợi, nhân dân vùng ĐBBK lúc này đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Họ
biết kết hợp giữa việc đắp đê, xây dựng kè, cống, đập với việc khơi đào sông để thoát lũ chống vỡ
đê, giải quyết việc tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống; lợi dụng thuỷ triều,
tiết kiệm công sức lao động cho nông dân trong việc tưới tiêu cho ruộng lúa để có thể biến một
vụ thành hai vụ. Không ít ý kiến đánh giá cao các công trình thuỷ lợi ở ĐBBK được xây dựng
trước khi người Pháp tới. Chẳng hạn, khi nhận xét về công trình thuỷ lợi của Thái Bình trước 1883,
P.Pasquier cho rằng: “Những điều kiện địa lí tự nhiên đã làm trỗi dậy trong đầu óc người dân Thái
Bình ý thức đấu tranh kiên trì và liên tục cần thiết để thúc đẩy công cuộc cải tạo thiên nhiên.
Những công trình thuỷ lợi ở Thái Bình là những công trình mạnh dạn. Nhờ các công trình đó mà
người dân Thái Bình có khả năng mở rộng không ngừng phạm vi hoạt động nông nghiệp của họ
bằng cách buộc đất đai phải nổi lên và biển cả phải rút lui” [6;10].
Cuối thế kỉ XIX, chưa bao giờ việc tranh luận về vấn đề thuỷ lợi lại thu hút được nhiều ý
kiến như thời Tự Đức (1848 - 1883). Điều này dễ hiểu, vì trải qua gần 50 năm trực tiếp quản lí
127
Hồ Công Lưu
công việc trị thuỷ ở ĐBBK, những tri thức, kinh nghiệm đã được bổ sung thêm. Hơn nữa lúc này,
một số tri thức người Việt có dịp tiếp xúc với thế giới bên ngoài do vậy những kiến nghị về vấn đề
thuỷ lợi cũng được mở mang hơn. Các bản điều trần đưa ra nhiều lí lẽ quan trọng, đa dạng hơn.
Họ không chỉ bàn đến biện pháp đắp đê hay bỏ đê, đào sông, mà có người còn bước đầu đề cập
đến vấn đề trồng rừng, đập tràn và dùng tàu đồng để vét sông. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng
tôi muốn đề cập đến dự án thuỷ lợi và tình hình thực hiện những dự án ấy của Nguyễn Tư Giản,
được ghi trong Đại Nam thực lục Chính biên, đệ tứ kỉ, các tập 28, 29. Trong dự án thứ nhất, ông
đã dâng lên Tự Đức bản điều trần để bảo vệ ý kiến giữ đê của ông và 10 công việc đê sông cần làm
để giữ nước sông. Dự án này mặc dù còn có thiếu sót nhất định, nhưng có những ưu điểm quan
trọng. Ví như ngoài việc đắp đê sông ở nội đồng, ông đã chú ý đến việc đắp đê ở ven biển để ngăn
nước lũ, sóng biển và nước mặn tràn vào, biết làm hồ chứa nước, chú ý đến việc đắp đê và tổ chức
lực lượng chuyên trách bảo vệ đê điều; chú trọng việc dự trù kinh phí, lương thực, chăm lo đến đời
sống và khuyến khích dân công làm đê. Điều mới mẻ ở đây và cũng là đóng góp cho sự tiến bộ
của công việc thuỷ lợi ở nước ta lúc ấy là trong dự án của ông đã biết sử dụng, kết hợp nhiều biện
pháp thuỷ lợi liên hoàn với nhau. Những ưu điểm nói trên làm cho dự án của ông có sức thuyết
phục. Trong dự án thứ hai, ông đề xuất cải tạo sông Thiên Đức để phân lũ sông Hồng. Tất nhiên,
ông không phải là người đầu tiên đưa ra đề án dùng sông Thiên Đức để làm đường thoát lũ cho
sông Hồng. Đã từng có dự án của Lê Đại Cương, Hoàng Quýnh (thời Gia Long), Mai Khắc Mẫn
(thời Minh Mạng), Nguyễn Đình Tân (thời Thiệu Trị). . . Cái mới là ông đã có sự nhìn nhận, đánh
giá một cách cụ thể, hệ thống hơn về vai trò của sông Thiên Đức. Ông không chỉ đưa ra biện pháp
nạo vét, khơi dòng sông mà ông còn có sáng kiến nắn thẳng dòng sông (ở khúc quanh), đào thêm
nhánh sông mới, di dân ở ngoài đê làm cho dòng sông Thiên Đức lưu thông dễ dàng, thoát nước
lũ nhanh hơn. Các dự án của Nguyễn Tư Giản đã thể hiện bước tiến mới quan trọng về trình độ
kiến thức thuỷ lợi của nước ta ở thế kỉ XIX so với những thế kỉ trước đó. Những dự án của ông khi
đưa ra thực hiện đã mang lại hiệu quả nhất định “các dòng sông ở Bắc Kì đã yên sóng”, nhiều lần
Tự Đức còn ban thưởng, khuyến khích Nguyễn Tư Giản [2;61]. Như thế, vào cuối thế kỉ XIX dưới
thời trị vị của triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp chính thức đặt ách thống trị lên toàn Bắc Kì
nói riêng, những biện pháp về thuỷ lợi được đưa ra và thực hiện có số lượng, chất lượng cao hơn so
với thời kì trước đó, “dân chúng và chính quyền” phong kiến đã “có nhiều thiện chí và cố gắng”,
và “Việt Nam thời đó đâu phải cô lập về mặt truyền thống và mặt tri thức” [7;47 – 51].
- Tất nhiên, dù đã có những cố gắng cùng với những thành công nhất định như vậy, nhưng
trong thời kì mà chế độ phong kiến đã quá suy yếu, thiếu năng lực chăm lo sản xuất, không đủ sức
tổ chức công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, công tác thuỷ lợi ở ĐBBK lúc này đã bộc lộ nhiều
hạn chế, yếu kém. Hầu hết các công trình thuỷ lợi đều được xây dựng và phát triển thiếu đi một
quy hoạch thống nhất, đồng bộ (mang tính chất từng tỉnh, từng thời gian khác nhau). Các dự án,
biện pháp nêu ra là do sáng kiến của từng viên quan, trên từng đoạn đê, từng con sông, vì lợi ích
của một địa phương.
Nhà nước phong kiến cũng thiếu kiến thức mang tính hệ thống về thuỷ văn, khí hậu, thuỷ
lợi hiện đại. Công cuộc thuỷ lợi hoá đòi hỏi phải có những nhà chuyên môn, người tổ chức quản lí
giỏi, có trình độ kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện các dự án thuỷ lợi có kết quả. Nhưng vào thế
kỉ XIX, trình độ khoa học tự nhiên có liên quan đến thuỷ lợi (như địa lí khí hậu, thuỷ văn, toán học,
lí học, sinh thái học. . . ) ở nước ta chưa phát triển cao. Những quan lại lúc bấy giờ không được đào
tạo chuyên trách làm các công việc thuỷ lợi. Vì thế quan lại, ngay cả những viên quan đê chính có
tinh thần trách nhiệm, có năng lực như Nguyễn Tư Giản cũng không thành công trong công việc.
Vào nửa cuối thế kỉ XIX, ở nước ta, nền tài chính của nhà nước phong kiến, sức người, sức
của của nhân dân đã bị khủng hoảng, suy kiệt. Nạn thiên tai, mất mùa, đói kém, dịch bệnh xảy ra
128
Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thủy lợi ở Đồng bằng Bắc Kì thời Pháp thuộc
thường xuyên. Tình hình chính trị, xã hội rối ren. Cũng lúc đó, thực dân Pháp tiến hành xâm lược.
Nhiều công trình thuỷ lợi phải làm đi làm lại nhiều lần, hoặc kéo dài thời gian thi công. Đê xã
Nhân Tập, huyện Văn Giang (Hưng Yên) đắp đi đắp lại mà vẫn vỡ hàng năm liền.
Nguyên vật liệu xây dựng các công trình chủ yếu bằng vôi, cát, đá, gạch, gỗ lim, tre, chưa
biết sử dụng những nguyên vật liệu có chất kết dính, rắn chắc (xi măng, sắt, thép) để có thể đứng
vững trước những sự tàn phá dữ dội do điều kiện khí hậu và thiên tai gây ra. Khả năng tưới, tiêu,
chống hạn, úng của các công trình chỉ phục vụ trong từng vùng đất nhỏ hẹp. Đê, kè, cống, đập đều
dễ bị sạt, vở. Yếu kém trên đây cần phải được khắc phục bằng sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật để
thuỷ lợi để có thể đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế, xã hội của vùng ĐBBK.
2.2. Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật thuỷ lợi ở đồng bằng Bắc Kì thời Pháp thuộc
2.2.1. Yêu cầu đặt ra cho công tác thuỷ lợi ở đồng bằng Bắc Kì
- Xây dựng một quy hoạch thuỷ lợi tổng thể, thống nhất trong toàn vùng ĐBBK. Các công
trình thuỷ lợi ở đây từ trước 1884 đã được xây dựng thành một hệ thống có quy mô rộng lớn với
số lượng khá nhiều, đó là “những công trình mạnh dạn”, giúp cho việc mở rộng đất đai, phát triển
sản xuất nông nghiệp [6;10], hạn chế thiệt hại do thiên tai (úng, lụt, hạn) gây ra. Tuy vậy, các công
trình thuỷ lợi này được xây dựng thiếu một quy hoạch thống nhất, đồng bộ, nên hiệu qủa phục vụ
kém và rất hạn chế. Năm 1859, trong lời dụ của mình, Tự Đức đã nói về nhược điểm này, nhân dịp
bàn về việc đắp đê, đào sông Thiên Đức (sông Đuống) ở Bắc Ninh. “Các quan mới chỉ đem việc
lợi hại của vài huyện mà nói. Còn việc lợi hại của cả con sông thì chưa được tường tận” [6;56].
Yêu cầu trước nhất của công tác thuỷ lợi ở ĐBBK vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
là phải khắc phục được thiếu sót của thuỷ lợi trước 1884, phải xây dựng được quy hoạch thuỷ lợi
đồng bộ, thống nhất trong toàn vùng.
- Cải tạo, hoàn thiện các công trình đã có, đồng thời xây dựng các công trình mới có quy
mô lớn để thực hiện tốt nhiệm vụ chống thiên tai, tưới tiêu, phục vụ nông nghiệp. Các công trình
thuỷ lợi ở ĐBBK có nhiều hạn chế, nhưng không thể huỷ bỏ được, bởi vì “chỉ một chút sơ suất, ví
dụ cắt bỏ một đoạn sông, với một mục đích tốt, cũng có thể dẫn tới việc làm mất đi một diện tích
rất lớn” [6;51]. Từ đó một yêu cầu mới đặt ra là hoàn thiện, cải tiến các công trình sẵn có. Kế thừa
kinh nghiệm của nhân dân Việt Nam, chính quyền thực dân vẫn thấy cần thiết phải tìm hiểu một số
vấn đề: Chẳng hạn, số lượng các công trình thuỷ lợi đã làm được trước 1884 khá nhiều, nhưng vì
sao “các công trình này lại không bảo đảm đầy đủ được nhiệm vụ chống thiên tai, tưới, tiêu, phục
vụ tốt sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân?” [1;55]. Đáp số mà họ có được là tuy số lượng
nhiều, nhưng lại thiếu những công trình đầu mối có quy mô lớn, có khả năng điều tiết nước theo
yêu cầu của cây trồng. Việc xây dựng tản mạn, manh mún chỉ có thể giải quyết yêu cầu từng vùng
nhỏ, đôi khi vì không đồng bộ mà có tác dụng ngược lại.
- Vận dụng kĩ thuật tiên tiến và có sự giúp đỡ của máy móc trong việc làm thuỷ lợi. Điều
này trước đây ở Việt Nam thời phong kiến không thể thực hiện được vì không có trình độ kĩ thuật
cần thiết mà chủ yếu hoàn thành bằng lao động chân tay và nhiệt tình của nông dân. Đã từ lâu đời,
người nông dân ở ĐBBK đã biết lợi dụng thuỷ triều, dòng nước tự chảy, hoặc dùng sức người với
những công cụ thô sơ (gầu, guồng) để tưới tiêu cho đồng ruộng. Tưới tiêu bằng phương pháp này
là rất cần thiết, thuận lợi và rất kinh tế, nhưng sự điều chỉnh trong chính sách ruộng đất của chính
quyền thực dân, đặc điểm địa hình, khí hậu, thuỷ văn của ĐBBK đã không cho phép chỉ tưới tiêu
bằng trọng lực đơn giản. Phương pháp này “đã không giải quyết đầy đủ được một trong hai vấn đề
tưới hoặc tiêu”, đem lại “kết quả kém” và “hạn chế” [4;95-96].
- Có nguồn tài chính lớn để giải quyết những vấn đề thuỷ lợi ở ĐBBK (sữa chữa, khôi phục
129
Hồ Công Lưu
các công trình đã có, xây dựng các công trình mới, trang bị cơ sở vật chất, máy móc, kĩ thuật cho
công tác thuỷ lợi, v.v. . . ) Tất nhiên, đầu tư, xây dựng cho thuỷ lợi phải luôn đi liền với công tác
quản lí và bảo vệ nó.
Rõ ràng, vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong điều kiện hoàn cảnh lịch
sử mới, vấn đề thuỷ lợi ở ĐBBK được đặt ra đòi hỏi phải giải quyết theo yêu cầu mới cao hơn so
với thời kì trước. Vậy chính quyền thực dân Pháp đã giải quyết những yêu cầu đó như thế nào trên
phương diện khoa học kĩ thuật thuỷ lợi?
2.2.2. Tiến bộ về khoa học kĩ thuật thuỷ lợi ở đồng bằng Bắc Kì
- Quy hoạch thủy lợi ở đồng bằng Bắc Kì: Năm 1884, triều Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt
thừa nhận quyền thống trị của thực dân Pháp. Từ đó, với chức năng của nhà nước thống trị, thực
dân Pháp trực tiếp nắm quyền điều hành công việc thuỷ lợi trong cả nước. Năm 1887, triều Nguyễn
còn cam kết cụ thể hơn việc trao mọi quyền hành, kể cả quyền giải quyết vấn đề thuỷ lợi ở Bắc Kì
cho thực dân Pháp: “Từ nay phàm có gặp ruộng lúa tổn hại và đê lỡ ngập, sâu, cát bồi đổi hạng,
cùng hết thảy chi tiêu các việc công ở tỉnh, đều tư trước lên Nha Kinh lược xét thực, rồi thương
lượng với viên Toàn quyền duyệt y, có đủ giấy tờ trả lời, mới được kê khai tư vào bộ xem xét,
không được tư thẳng” [8;6]. Tất nhiên, kế hoạch thuỷ lợi của thực dân Pháp ở ĐBBK nằm trong
tổng thể chính sách, chủ trương về kinh tế nói chung, về nông nghiệp nói riêng của chúng ở Việt
Nam, nhằm phục vụ cho chính sách bóc lột và bình ổn chính trị. Dù muốn hay không, chính quyền
thực dân vẫn phải một mặt kế thừa các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi ở ĐBBK trước đó, đồng thời bổ
sung những tiến bộ của khoa học kĩ thuật thuỷ lợi mới.
Để thực thi điều hành thủy lợi ở Bắc Kì, chính quyền thuộc địa đã cho tiến hành thành lập
những hội đồng như “Thượng hội đồng đê điều” (Commission superieure des digues, 1896), “Uỷ
ban thuỷ nông” (Comité de L,hydraulique agricole, 1904 – 1905). . . Một số dự án, kế hoạch về
thuỷ lợi do các kĩ sư công chính, thuỷ nông nghiên cứu đã được trình bày. Hàng năm, các công
trình thuỷ lợi được xây dựng trên một số địa điểm ở đồng bằng là theo ý tưởng của công sứ các tỉnh
hoặc theo kế hoạch do một số kĩ sư công chính, thuỷ lợi người Pháp lập ra và điều hành [4;97-100].
Sau Sắc lệnh của chính phủ Pháp ngày 18/1/1905 và Sắc lệnh ngày 9/2/1916 về tổ chức Công chính
Đông Dương, ngày 16/5/1916, Toàn Quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra Nghị định tổ chức cơ
quan công chính một cách cụ thể hơn trước. Hạt công chính Bắc Kì mới được thành lập chịu trách
nhiệm về mặt chuyên môn trong việc tổ chức xây dựng và quản lí các công trình công cộng, trong
đó có các công trình thuỷ lợi chung của toàn vùng ĐBBK.
Từ năm 1930, chính quyền thực dân có kế hoạch tương đối quy mô, tổng thể. Người Pháp
đã phối hợp với quan lại Việt Nam để thực hiện được các nhiệm vụ thuỷ lợi. Bộ máy tổ chức quản
lí được phân thành các cấp: Toàn xứ Bắc Kì ngoài Hạt Công chính Bắc Kì chính quyền thực dân đã
tổ chức các cơ quan nghiên cứu, theo dõi các vấn đề thuỷ lợi. Ở các tỉnh thành lập Ti Công chính
(Subdivision des traveaux publics) gọi là Ti Công chính Nam Định, Ti Công chính Thái Bình. . .
gồm có một kĩ sư trưởng, một vài nhân viên, chuyên môn người Pháp. Điều đáng ghi nhận dù làm
việc với mục đích hay quyền lợi nào cho chính quyền thực dân thì bản thân họ “đã từng hành nghề
một cách lương thiện, đã giành cho thuỷ lợi ở ĐBBK và một số nơi khác ở nước ta” sự gắn bó vì
ham thích và cả tình yêu, trí thông minh, khả năng mọi sức lực của hoạt động nghề nghiệp của họ”
[3;206]. Ti Công chính chịu sự chỉ đạo của Hạt Công chính Bắc Kì và Công sứ tỉnh. Ở các làng
xã, bộ máy tổ chức, quản lí thuỷ lợi dưới triều Nguyễn vẫn được duy trì. Hương hội (Hội đồng tộc
biên, hội đồng lương mục) và lí dịch (Lí trưởng, Phó lí) chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành việc
làm thuỷ lợi ở địa phương.
Ngày 28/12/1934, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cải tổ lại cơ quan công chính.
130
Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thủy lợi ở Đồng bằng Bắc Kì thời Pháp thuộc
Đứng đầu ngành công chính Đông Dương mới là cơ quan thanh tra công chính. Bắc Kì có Tổng
Nha công chính Bắc Kì, có nhiệm vụ khảo sát, lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, phát triển các
công trình chính, trong đó có thuỷ lợi. Tổng nha công chính Bắc Kì có 5 sở, trong đó có 1 sở trị
thuỷ phụ trách nghiên cứu làm mới, bão dưỡng những công trình liên quan đến chống lụt, tưới tiêu,
chống mặn, cải tạo đất và giao thông trên sông. Dưới sở có Khu và Ti thuỷ nông. Ở các tỉnh có Ti
Công chính và các khu vực quản lí thuỷ nông. Công tác quản lí thủy lợi ngày càng chặt chẽ, thống
nhất, các kiến thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến và những biện pháp làm thuỷ lợi hiện đại lúc bấy
giờ đã được vận dụng. Nhiều công trình được xây dựng theo quy trình chặt chẽ, trình tự theo các
bước: thăm dò, khảo sát, lập dự án thiết kế, cơ quan chính quyền chuyên môn xét duyệt, thi công
và qua nghiệm thu mới được sử dụng. Những công trình cống đập, đê lường và sông ngòi ở trong
tỉnh khi tu sửa, xây dựng đều phải theo sự chỉ đạo, kiểm tra về kĩ thuật của Sở thuỷ nông Bắc Kì.
- Các biện pháp kĩ thuật mới: So với thời kì trước 1884, thuỷ lợi ĐBBK thời Pháp thuộc vẫn
được thực hiện theo các biện pháp truyền thống, những kĩ thuật cơ bản đã từng mang lại hiệu quả
nhất định trước đây tiếp tục được vận dụng trong việc làm thuỷ lợi ở ĐBBK như việc kết hợp chặt
chẽ giữa củng cố đê điều với khơi đào các dòng sông, ngòi, cửa biển, kênh mương và xây dựng các
công trình kè, cống, đập; kết hợp giữa việc phòng chống lũ lụt, sóng triều, nước mặn với tưới, tiêu
phòng chống hạn, úng; sử dụng thuỷ triều cùng với hệ thống sông ngòi, cống đập ngăn nước, tháo
nước để dẫn nước ngọt vào đồng ruộng vùng ven biển. Tuy nhiên, khác với thời kì trước, một số
cống, đập, bước đầu máy móc, xi măng, đá, sắt thép, được sử dụng để phục vụ cho việc xây dựng
các công trình thuỷ lợi nhất là những cống âu thuyền lớn, quan trọng. Xuất hiện cống có cánh cửa
bằng sắt và đóng mở bằng tời (cống Dương Liễu năm 1933, cống Nhân Lang 1934). Một số công
trình đã dùng máy bơm dầu hút nước thay cho sức người tát khi thi công. Một số con sông, đoạn
sông, cửa sông lớn, quan trọng đã được dùng tàu cuốc, tàu hút bùn cát để khơi đào, nạo vét. Những
máy vét hút nhỏ kiểu Pinguely và Campistrou được dùng để nạo vét các sông trong nội đồng. Máy
vét kiểu “Godest drague a benne” để nạo vét ở các sông lớn, như sông Luộc, sông Hoá, sông Trà
Lý và sông Hồng. Khi đắp các con đê lớn đã dùng một số máy lu để đầm nén.
Chính quyền thực dân Pháp cho tập trung nhiều biện pháp khoa học kĩ thuật đồng thời vận
dụng những kinh nghiệm làm thuỷ lợi của nhân dân ta để giải quyết tích cực hơn những khó khăn
do điều kiện thuỷ chế và địa hình phức tạp: Thực hiện biện pháp kĩ thuật sửa đắp, củng cố đê,
làm cho những con đê có thể đứng vững được trước sức ép, lưu lượng, tốc độ cao của dòng nước
và sức tàn phá ghê gớm của gió bão, sóng biển, trong điều kiện cấu tạo địa chất của nền đê phần
lớn chỉ là đất cát sa bồi hoặc bùn nhão. Đối với sông ngòi, không chỉ đào nối liền các dòng sông
như trước 1930, mà khơi đào, nạo vét làm cho sâu, rộng nhiều dòng sông, làm tăng khả năng chứa
nước hoặc tăng khả năng thoát nước của hệ thống sông trong nội đồng; đảm bảo tưới, tiêu thuận
lợi, khắc phục tình trạng quá thừa nước trong mưa lũ và quá thiếu nước trong mùa khô hanh. Cải
tạo, xây dựng lại hệ thống cống, đập; nghiên cứu và sắp đặt cống, đắp lại những vị trí thích hợp ở
phần thượng, hạ lưu những con sông làm cho việc lấy nước và tưới, tiêu úng cho ruộng lúa có hiệu
quả cao. Mở rộng diện tích và tiết diện của cống, đảm bảo lưu lượng nước qua cửa cống đáp ứng
được yêu cầu cần nước tưới và chống úng, lụt cho làng mạc, đồng ruộng.
- Nguồn tài chính hỗ trợ thủy lợi ở đồng bằng Bắc Kì: Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ
nhất (1897 - 1914), ngân sách đầu tư cho nông nghiệp nói chung còn nhỏ giọt, thực dân Pháp chú
trọng việc lập các đồn điền ở những vùng được gọi là “đất vô chủ”, với phương thức kinh doanh
chủ yếu là phát canh thu tô nên chẳng cần đầu tư máy móc, kĩ thuật, cũng chẳng lo xây đắp các
công trình thuỷ lợi tốn kém. Giai đoạn 1919 - 1945, chính quyền thực dân từng bước quan tâm hơn
đến lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có công tác thủy lợi, một phần vì cần lượng nông sản, hàng
hoá lớn cung cấp cho nước Pháp và phục vụ xuất khẩu, cạnh tranh ở thị trường quốc tế. Tháng 8
131
Hồ Công Lưu
năm 1944, chính quyền thực dân Pháp còn cho lập trường Cao đẳng Công chính để đào tạo kĩ thuật
viên và kĩ sư thủy lợi, mặc dù trường phải chấm dứt hoạt động chưa đầy môt năm sau đó.
Có khá nhiều nguồn để chính quyền thực dân giải quyết vấn đề tài chính trong thuỷ lợi ở
ĐBBK: tiền của làng xã và nông dân đóng góp, ngân sách các tỉnh, tiền do nhà nước hoặc ngân
hàng cho vay. Một số làng xã còn cho đấu thầu, cho thuê ao hồ, đầm, ngòi, ruộng đất công để chi
cho thuỷ lợi, giao thông. Chính quyền thực dân vẫn thi hành chế độ lao dịch, bắt phu để huy động
lực lượng xây dựng các công trình thuỷ lợi và các công trình công cộng khác. Trong các nguồn tài
chính trên, tiền của nông dân đóng góp từ thuế vẫn là chủ yếu. “Những công trình xây dựng thì do
Nhà nước chịu trách nhiệm”, còn các công việc khơi đào, nạo vét các sông ngòi do nhân dân địa
phương đóng góp nhân công và chi phí [1;140]. Theo thống kê của chúng tôi, ở Bắc Kì, ngân sách
chính quyền thuộc địa đầu tư cho thủy lợi chiếm khoảng 12,1% trên toàn Đông Dương [1;139].
Sau đây là ngân sách phân bổ cho các công trình thủy lợi lớn ở đồng bằng Bắc Kì, theo Đạo luật
22-2-1931:
STT Tính chất và vị trí của công trình Tổng số tiền dựchi (triệu đồng)
Số tiền chi đến
cuối năm 1937
(triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
1 Củng cố đê Bắc Kì 9.600 9.600 42
2 Màng lưới bắc Nam Định và Hà Đông– Phủ Lý 6.030 5.288 26.3
3 Tiêu úng màng lưới sông Cầu 2.395 2.248 10.5
4 Màng lưới Kẻ Sặt-Hưng Yên-Nam BắcNinh 1.765 1.044 7.7
5 Màng lưới Thái Bình 1.680 1.404 7.3
6 Tiêu úng màng lưới Sơn Tây 1.400 1.381 6.2
Tổng cộng 22.870 20.965 100
[8;398]
Với sự tiến bộ nhất định trong khoa học kĩ thuật thủy lợi, từ năm 1900 đến 1930, ở ĐBBK 4
dự án thuỷ nông đã được thực hiện: đó là các dự án thuỷ nông Kép (1906 – 1914); Vĩnh Yên (1914
– 1922); sông Cầu (1922 – 1929), hệ thống thủy nông thác Huống, sông Cầu tưới cho 28.000 ha
ruộng (trong đó có 15.525 ha đồn điền của Pháp); xây dựng trạm bơm Phà Sa (Sơn Tây) năm 1928
tưới cho 10.000 ha [5;213]. Nhìn chung, đây là những địa bàn tập trung nhiều đồn điền, có đường
giao thông thuỷ đi tới cảng Hải Phòng hoặc khu quân sự của thực dân nên được chú ý xây dựng.
Chính quyền thực dân từng bước sử dụng các biện pháp kĩ thuật để nâng cao chất lượng xây đắp,
nhờ đó năng suất và diện tích trồng trọt không ngừng được tăng lên.
- Khoa học kĩ thuật thuỷ lợi của ĐBBK thời Pháp thuộc phần nào đó đã khắc phục một số
yếu kém về biện pháp kĩ thuật thủy lợi ở giai đoạn trước, mặc dù trên thực tế còn “nhỏ giọt, chập
chững”, sức lao động của người nông dân cùng với những công cụ thô sơ như mai, cuốc, quang
gánh, gầu, guồng nước, tiếp tục được sử dụng phổ biến để giải quyết vấn đề tưới, tiêu. Đặc biệt
vấn đề về vốn, khoa học kĩ thuật hiện đại cho thuỷ lợi, một yêu cầu cấp thiết đã được đặt ra cuối
thế kỉ XIX, nhưng thời kì này chưa được đáp ứng tích cực nhất, hiện tượng vỡ đê đã gây ra hậu quả
nghiêm trọng với nông nghiệp, đời sống nhân dân. Từ 1938 – 1945, đê điều ĐBBK không được
sửa đắp, củng cố thường xuyên nên trận lũ năm 1945 hầu hết các đê ở đồng bằng và trung du Bắc
Kì đều bị vỡ. Ruộng đất ngập trắng 260.000 ha. Chính phủ cách mạng mới thành lập do Chủ tịch
Hồ Chí Minh đứng đầu đã kịp thời tổ chức chỉ đạo đắp lại chi phí hết hơn 2 triệu đồng và hàng
trăm tấn gạo.
Có nhiều nguyên nhân làm cho thuỷ lợi ĐBBK cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 yếu kém như:
132
Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thủy lợi ở Đồng bằng Bắc Kì thời Pháp thuộc
điều kiện địa lí, khí hậu, thuỷ văn ở đây khó khăn, phức tạp, hậu quả sau nhiều thế kỉ đào sông,
đắp đê, xây dựng cống đập làm thay đổi hệ địa sinh thái vùng đồng bằng châu thổ. Thời kì này
lại có nhiều biến cố chính trị, kinh tế xảy ra. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chính sách thống
trị của nhà nước phong kiến, bản chất khai thác, bóc lột của chính quyền thực dân không đáp ứng
được yêu cầu của thuỷ lợi, yêu cầu của sản xuất và quyền lợi thiết thân của nông dân, nên không
động viên, phát huy được sức mạnh của họ.
3. Kết luận
Sự tiến bộ trong khoa học kĩ thuật thuỷ lợi ở ĐBBK những năm cuối thế kỉ XIX đến năm
1945 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển thuỷ lợi ở ĐBBK và cả nước. Dưới
thời Pháp thuộc, bước đầu những kiến thức khoa học kĩ thuật, phương pháp làm thuỷ lợi hiện đại
của châu Âu đã vận dụng.
Từ thực tiễn hoạt động thuỷ lợi ĐBBK những năm cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 đã cho ta
tìm thấy những bài học bổ ích để phục vụ cho công cuộc thuỷ lợi hoá, đổi mới nông thôn ở ĐBBK
và đất nước. Trong đó, vấn đề tài chính và khoa học công nghệ luôn là yếu tố quyết định đối với
chất lượng và hiệu quả của các công trình thuỷ lợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Am, 2000. Thuỷ lợi Thái Bình 1883 – 1945. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Am, 1993. Nguyễn Tư Giản với công tác trị thủy ở nửa đầu thế kỉ XIX. Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, số 1 (266), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện sử học.
[3] Catala, 1934. La Monographie de Thai Binh. Eveil économique de L’Indochine.
[4] Chassigenux, 1912. “L’Irrigation dans le delta du Tonkin”. Librairie Ch.Delagrave, Paris.
[5] Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, 1996, Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.213.
[6] Passquier, 1904. Tỉnh Thái Bình, trong “Những tỉnh Bắc Kì”. Trích tạp chí Đông Dương 1904
(6 tháng đầu năm), người dịch Nguyễn Đình Khang.
[7] Yoshiharo Tsuboi, 1990. Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (1847 – 1885). Ban
Khoa học Xã hội – Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh.
[8] Quốc sử quán triều Nguyễn. “Đại Nam thực lục”, tập 38, bản dịch của Viện sử học. Nxb Khoa
học Xã hội, 1962, 1978.
[9] Exposition International de Paris 1937. “Congrès de l’outillage public et ptivé de la France
d’Outre-mer”. Paris (5e) – La Rose. Editeurs. M. 16158 (TVQGVN).
ABSTRACT
The progress of scientific technical irrigation Northern Delta French colonial period
Ho Cong Luu
Faculty of Vietnamese Studies, Hanoi National University of Education
The study referred to the irrigation of the last years of the nineteenth century to 1945 in the
Tonkin Delta; The study indicates certain advances in French irrigation science and technology
(1884-1945); The results of the research concurrently show the existence and practical lessons in
solving the irrigation problem for the socio-economic development of the country.
Keywords: Science Technology, Northern Delta, French colonial period.
133
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4874_hcluu_1503_2127475.pdf