Tài liệu Sự thay đổi nhận thức của thân nhân bệnh nhi sau khi được tư vấn giáo dục sức khỏe về dự phòng hen phế quản: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 30
SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHI
SAU KHI ĐƯỢC TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
VỀ DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN
Bùi Thị Thúy Hằng*, Elizabeth Esterl**, Trần Thụy Khánh Linh***
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh điểm trung bình nhận thức về dự phòng hen phế quản trước và sau tư vấn giáo dục
sức khỏe.
Phương pháp nghiên cứu: Bán thực nghiệm đánh giá can thiệp trước sau.
Kết quả: Có 80 thân nhân bệnh nhi tham gia trả lời bộ câu hỏi trước và sau khi tư vấn, nhận thấy có sự cải
thiện rõ rệt điểm nhận thức cơ bản về hen phế quản, điểm trung bình nhận thức tăng từ 15,9 ± 1,5 đến 20,2 ± 2,5
(p < 0,01) sau khi tư vấn giáo dục sức khỏe. Có sự cải thiện đáng kể điểm nhận thức về biểu hiện, các yếu tố khởi
phát hen phế quản, điểm trung bình nhận thức tăng từ 53,6 ± 7,6 đến 62,6 ± 4,7 (p < 0,01). Có sự cải thiện đáng
kể nhận thức về sự trầm trọng nếu hen phế quản không kiểm soát...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi nhận thức của thân nhân bệnh nhi sau khi được tư vấn giáo dục sức khỏe về dự phòng hen phế quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 30
SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHI
SAU KHI ĐƯỢC TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
VỀ DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN
Bùi Thị Thúy Hằng*, Elizabeth Esterl**, Trần Thụy Khánh Linh***
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh điểm trung bình nhận thức về dự phòng hen phế quản trước và sau tư vấn giáo dục
sức khỏe.
Phương pháp nghiên cứu: Bán thực nghiệm đánh giá can thiệp trước sau.
Kết quả: Có 80 thân nhân bệnh nhi tham gia trả lời bộ câu hỏi trước và sau khi tư vấn, nhận thấy có sự cải
thiện rõ rệt điểm nhận thức cơ bản về hen phế quản, điểm trung bình nhận thức tăng từ 15,9 ± 1,5 đến 20,2 ± 2,5
(p < 0,01) sau khi tư vấn giáo dục sức khỏe. Có sự cải thiện đáng kể điểm nhận thức về biểu hiện, các yếu tố khởi
phát hen phế quản, điểm trung bình nhận thức tăng từ 53,6 ± 7,6 đến 62,6 ± 4,7 (p < 0,01). Có sự cải thiện đáng
kể nhận thức về sự trầm trọng nếu hen phế quản không kiểm soát tốt, điềm trung bình nhận thức tăng từ 27,0 ±
2,3 đến 30,0 ± 2,5(p < 0,01). Điểm nhận thức về lợi ích của việc kiểm soát hen tốt tăng từ 58,9 ± 5,3 đến 61,7 ± 3,6
(p < 0,01). Có sự cải thiện đáng kể về nhận thức về những cản trở, điểm trung bình tăng từ 16,3 ± 4,3 đến 21,3 ±
3,3 (p < 0,01) sau khi tư vấn giáo dục sức khỏe. Điểm trung bình nhận thức chung về dự phòng hen phế quản
tăng từ 171,4± 16,6 trước tư vấn lên 195 ± 10,9 (p < 0,01) sau tư vấn.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện về điểm nhận thức về dự phòng hen phế quản sau khi
được tư vấn giáo dục sức khỏe.
Từ khóa: Trẻ em, hen phế quản, chương trình giáo dục sức khỏe.
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF HEALTH EDUCATION PROGRAM ON PREVENTION RELATIVES OF
ASTHMATIC CHILDREN
Bui Thi Thuy Hang, Elizabeth Esterl, Tran Thuy Khanh Linh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 30 – 34
Objectives: To compare the mean scores of awareness and practice before and after health education
counseling.
Methods: Semi-empirical studies evaluated pre and after intervention.
Results: There were 80 relatives who participated to the questionnaire before and after the counseling. The
results showed that the improvement in their basic knowledge of asthma prevention, the mean score of awareness
increased from 15.9 ± 1.5 to 20.2 ± 2.5 (p < 0.01) after health education counseling. There was a significant
improvement in the perceived susceptibility, the mean score increased from 53.6 ± 7.6 to 62.6 ± 4.7 (p < 0.01).
There was a significant improvement in perceived severity, the mean score increased from 27.0 ± 2.3 to 30.0 ± 2.5
(p < 0.01). There was a significant change in the perceived benefits of good asthma control, with a mean increase
from 58.9 ± 5.3 to 61.7 ± 3.6 (p < 0.01). There was a significant improvement in perceived barriers, a mean score
* Đại học kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng. ** Đại học Bắc Colorado.
*** Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: ThS Bùi Thị Thúy Hằng, ĐT: 0976241832, Email: thuyhang172@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 31
increased from 16.3 ± 4.3 to 21.3 ± 3.3 (p < 0.01) after health education counseling. The overall mean score for
asthma prevention increased from 171.4 ± 16.6 before counseling to 195 ± 10.9 (p < 0.01) after counseling.
Conclusions: The results show that there was improvement in the mean score of awareness of asthma
prevention after consulted for health education.
Keywords: Children, asthma, health education program.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản là một trong những bệnh mạn
tính ở đường hô hấp, thường gặp nhất trên
thế giới và đang gia tăng tại các nước đang phát
triển(13). Ảnh hưởng đến 1 -18% dân số ở các
nước khác nhau(10). Theo báo cáo mới nhất của
WHO vào tháng 12 năm 2016 về hen toàn cầu
ước tính có khoảng 334 triệu người trên toàn thế
giới mắc bệnh hen phế quản, dự báo đến năm
2025 số người bệnh có thể tăng lên khoảng 400
triệu người trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong số
đó, chỉ có khoảng từ 5% người bệnh hen được
chẩn đoán và điều trị đúng cách. Ở Việt Nam, có
hơn 8 triệu người có chẩn đoán hen phế quản
(hơn 5% dân số) kết quả là 25% người bệnh nhập
viện, 42% người bệnh phải nghỉ học và 29%
người bệnh phải nghỉ việc(9). Hen phế quản nếu
kiểm soát không tốt sẽ dẫn đến tắc nghẽn đường
thở không hồi phục hoàn toàn, bệnh nhân phải
nhập viện nhiều lần trong tình trạng khẩn cấp,
tăng tỷ lệ tử vong(3). Riêng trẻ em Việt Nam 12
đến 13 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản cao
nhất Châu Á với 29,1% và đang có chiều hướng
gia tăng (8).
Hen phế quản là một bệnh mạn tính, phải
điều trị lâu dài và không khỏi hoàn toàn. Vì vậy
mà vấn đề với điều trị kiểm soát và chăm sóc tại
nhà là rất quan trọng. Thực tế hiện nay cho thấy
rằng một số lượng lớn bệnh nhi nhập viện trong
trường hợp khẩn cấp, nhưng hầu hết các cha mẹ
đều thiếu sự hiểu biết về các dấu hiệu của một
cơn hen cấp, các yếu tố gây bệnh, các yếu tố khởi
phát cơn hen, các thuốc sử dụng để cắt cơn, các
cách dự phòng HPQ(1). Mặt khác, các chương
trình giáo dục hen phế quản có hiệu quả sẽ làm
giảm đáng kể tỷ lệ trẻ hen phế quản(4,11,12) và
giảm đáng kể số lần nhập viện và lần khám tại
khoa cấp cứu do cơn hen cấp tính(2). Do đó, sự
hiểu biết về tầm quan trọng của kiến thức hen
phế quản để quản lý bệnh của cha mẹ là rất quan
trọng để cải thiện kiểm soát hen ở trẻ em.
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh điểm trung bình nhận thức về dự
phòng hen phế quản trước và sau tư vấn giáo
dục sức khỏe.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Thân nhân bệnh nhi dưới 5 tuổi đến khám
và điều trị hen phế quản tại Phòng khám và tư
vấn hen suyễn - khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi
Đồng 2.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu bán thực nghiệm đánh giá trước
sau can thiệp.
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức
n = Z2(α ß)
2pq
(p1 - p2)
2
Trong đó:
n: là số lượng mẫu nghiên cứu ước lượng.
α: Sai lầm loại 1, tính bằng 5%.
β: Sai lầm loại 2 tính bằng 10%
q =
(p1 + p2)2
2
p: Giá trị phụ thuộc q, p = 1- q.
p1: Tỷ lệ thân nhân bệnh nhi có nhận thức
đúng sau tư vấn (p1 = 0,76).
p2: Tỷ lệ thân nhân bệnh nhi có nhận thức
đúng trước tư vấn (p2 = 0,57).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 32
n= 61,4 → n= 61 + (30% thân nhân bệnh nhi
không tham gia trả lời bộ câu hỏi sau khi tư vấn)
n=80.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi có kết cấu 4 phần: 10 câu hỏi về
đặc điểm bệnh nhi, 10 câu hỏi về đặc điểm thân
nhân, 28 câu hỏi về nhận thức của thân nhân
bệnh nhi về dự phòng hen phế quản. Đánh giá
thực hành về sử dụng thuốc điều trị và dự
phòng hen phế quản bằng bình xịt định liều có
buồng đệm cho trẻ của các thân nhân bệnh nhi,
là bảng kiểm gồm các câu hỏi “có “ hoặc
“không”, nghiên cứu viên đánh giá bằng cách
quan sát.
Dữ liệu từ bộ câu hỏi sau khi được thu thập
sẽ được kiểm tra và sử dụng phần mềm SPSS
23.0 để phân tích.
KẾT QUẢ
Trong số 80 bệnh nhi có thân nhân tham
gia nghiên cứu, bệnh nhi nam chiếm tỷ lệ gấp
1,6 lần bệnh nhi nữ, tuổi trung bình của bệnh
nhi là 3,5 tuổi, 81,3% bệnh nhi sinh đủ tháng.
Tuổi khởi phát hen phế quản (đi khám và bác
sĩ chẩn đoán có hen phế quản) trong nhóm
bệnh nhi là khá sớm (1,8 tuổi), 95% bệnh nhi
đủ cân nặng lúc sinh.
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhi
Đặc điểm nhân khẩu học n % TB, ĐLC
Giới tính
Nam 49 61,3
Nữ 31 38,8
Tuổi 3,5±0,1
Tuổi khởi phát bệnh 1,8±0,1
Tuổi thai
Sinh non 15 18,8
Đủ tháng 65 81,3
Cân nặng lúc
sinh
Nhẹ cân 4 5,0
Đủ cân 76 95,0
TB: Trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn.
Trong 80 thân nhân tham gia nghiên cứu, độ
tuồi trung bình là 34,5 tuổi. Đa số thân nhân
bệnh nhi có trình độ từ trung cấp trở lên. Các
thân nhân bệnh nhi phân bố đồng đều ở các
ngành nghề. Đa số thân nhân bệnh nhi có thu
nhập gia đình hàng tháng trên 3,5 triệu đồng. Số
thân nhân bệnh nhi đến từ TP. HCM khá cao. Đa
số thân nhân bệnh nhi có từ 2 con và hầu hết
trong có 1 con có chẩn đoán hen phế quản.
Bảng 2. Đặc điểm nhân khẩu học của thân nhân bệnh
nhi (n = 80)
Đặc điểm nhân
khẩu học
n % TB, ĐLC
Tuổi 34,5 ± 6,5
Dân tộc:
Kinh 76 95,0
Khác 4 5,0
Trình độ học vấn:
≤ Tiểu học 3 3,8
THCS 23 28,8
THPT 19 23,8
> THPT 35 43,6
Nghề nghiệp
chính
CBCC 25 31,3
Công nhân 17 21,3
Buôn bán 11 13.8
Nội trợ 26 32,6
Thu nhập hàng
tháng:
≤ 3.500.000đ 9 11,3
> 3.500.000đ 71 88,7
Nơi cư trú
TPHCM 52 65,0
Tỉnh 28 35,0
Tình trạng hôn
nhân
Đã kết hôn 77 96,3
Khác 3 3,7
Số con hiện có
1 con 21 26,3
2 con 50 62,5
3 con trở lên 9 11,2
Số con hen phế
quản
1 con 68 85,0
2 con trở lên 12 15,0
TB: Trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn
Hình 1. Điểm nhận thức của thân nhân bệnh nhi về
dự phòng hen phế quản trước và sau tư vấn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 33
Bảng 3. Điểm trung bình nhận thức về dự phòng hen phế quản của các thân nhân bệnh nhi trước và sau tư vấn
(n=80)
Nội dung
Trước tư vấn Sau tư vấn
P
Khoảng TB ĐLC Khoảng TB ĐLC
Nhận thức cơ bản (A1→A6) 11,0-23,0 15,9 1,5 13,0-27,0 20,2 2,5 < 0,01
Nhận thức về biểu hiện, các yếu tố khởi phát
(B1.1→B2.7)
22,0-71,0 53,6 7,6 54,0-75,0 62,6 4,7 < 0,01
Nhận thức về sự trầm trọng (C1→C7) 20,0-35,0 27,0 2,3 26,0-35,0 30,0 2,5 < 0,01
Nhận thức về lợi ích (D1.1→D10) 40,0-75,0 58,9 5,3 60,0-75,0 61,7 3,6 < 0,01
Nhận thức về cản trở (E1→E6) 6,0-24,0 16,3 4,3 12,0-35,0 21,3 3,3 < 0,01
Nhận thức chung (A1→E6) 112,0-216,0 171,4 16,6 174,0-226,0 195,7 10,9 < 0,01
TB: Trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn.
BÀN LUẬN
Nhận thức đúng đắn về hen phế quản và các
biện pháp dự phòng sẽ giúp thân nhân bệnh nhi
chăm sóc trẻ tốt hơn, kiểm soát cơn hen cho trẻ
tốt hơn đồng thời sẽ giảm tỷ lệ tái nhập viện cho
trẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhi và người thân(2).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự cải
thiện về điểm trung bình nhận thức cơ bản của
thân nhân bệnh nhi sau khi được tư vấn giáo
dục sức khỏe. Điểm trung bình nhận thức tăng
từ 16,7 ± 1,3 lên 19,4 ± 2,7 (hình 1). Kết quả này
tương tự kết quả của tác giả Nguyễn Thị Thúy
tại bệnh viện Xanh Pôn, kết quả cho thấy có
nhiều bố, mẹ bệnh nhi cho rằng HPQ là bệnh di
truyền, bệnh viêm cấp tính đường thở, chỉ có 42
(45,7%) bố, mẹ bệnh nhi cho rằng hen là một
bệnh viêm mạn tính đường thở và sau khi tư vấn
tỷ lệ bố, mẹ bệnh nhi có nhận thức đúng về hen
phế quản đã tăng lên rõ rệt (74,9%). Nhận thức
về phòng ngừa hen phế quản, trước tư vấn có
90,2% bố mẹ bệnh nhi biết được hen phế quản có
thể phòng ngừa được, sau tư vấn tỷ lệ đó tăng
lên 94,6%(5). Còn theo tác giả Noha Abdullah
điểm kiến thức cơ bản về hen phế quản tăng từ
4±1 điểm trước tư vấn lên 6 ± 1 điểm sau tư
vấn(6). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
điểm trung bình nhận thức về các biểu hiện và
các yếu tố gây khởi phát cơn hen tăng từ 53,6 ±
7,6 lên 62,6 ± 4,7 điểm (hình 1).
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy
cho thấy tỷ lệ bố, mẹ bệnh nhi HPQ biết được
các biểu hiện của hen là ho, khò khè, khó thở và
tức ngực trước tư vấn là 59,8%, sau tư vấn là
85,9%, tỷ lệ bố mẹ bệnh nhi biết được các yếu tố
gây khởi phát cơn hen trước tư vấn là 13% và
sau tư vấn là 21,7%(5). Tỷ lệ biết các triệu chứng
bệnh HPQ trước tư vấn của Prabhakaran L là
72,5% và sau tư vấn là 97,0%(7). Điểm số kiến
thức về các biểu hiện của hen phế quản theo
nghiên cứu của tác giả Noha Abdullah tăng từ
2,1 ± 1 điểm trước tư vấn lên 2,8 ± 1 điểm sau tư
vấn. Điểm số kiến thức về các yếu tố gây khởi
phát cơn hen tăng từ 2,4±1 điểm trước tư vấn lên
2,7 ± 1 điểm sau tư vấn(6). Về nhận thức được sự
trầm trọng nếu hen phế quản không được điều
trị và kiểm soát tốt, điểm trung bình nhận thức
tăng từ 27,0 ± 2,3 lên 30,0 ± 2,5 sau khi được tư
vấn giáo dục sức khỏe (hình 1).
Theo tác giả Claudia, có 79% thân nhân bệnh
nhi cho rằng hen phế quản là bệnh nghiêm
trọng(2). Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung
bình nhận thức về lợi ích tăng từ 58,9 ± 5,3 lên
61,7 ± 3,6 sau khi được tư vấn giáo dục sức khỏe
(hình 1). Theo tác giả Claudia có 86% thân nhân
bệnh nhi biết rằng hen phế quản có thể kiểm
soát được và 88% thân nhân bệnh nhi biết được
rằng nếu kiểm soát hen phế quản tốt, trẻ có thể
có các hoạt động bình thường và 85% thân nhân
cho rằng trẻ có thể chơi các môn thể thao(2).
Theo tác giả Nguyễn Thị Thúy trước tư vấn
chỉ có 56,5% bố, mẹ bệnh nhân hen phế quản
biết hen có thể kiểm soát được, sau tư vấn tỷ lệ
này đã tăng lên 76,1%. Trước tư vấn chỉ có 15,2%
bố, mẹ bệnh nhi biết được các biện pháp phòng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 34
hen cho trẻ, sau tư vấn tỷ lệ này là 57,6%, trước
tư vấn chỉ có 60,8% bố, mẹ bệnh nhi biết thời
gian điều trị hen cần phải theo lời khuyên của
thầy thuốc, sau tư vấn tỷ lệ này đạt 84,8%. Có
22,8% bố, mẹ bệnh nhi biết trong cơn hen trẻ cần
được điều trị bằng thuốc giãn phế quản, sau tư
vấn tỷ lệ bố, mẹ bệnh nhi biết trẻ cần được dùng
thuốc giãn phế quản hoặc thuốc giãn phế quản
và corticoide đã được nâng lên là 83,7%(5). Điểm
trung bình nhận thức về những cản trở trong
quá trình chăm sóc bệnh nhi hen phế quản tăng
lên đáng kể sau tư vấn giáo dục sức khỏe, từ 16,3
± 4,3 lên 21,3 ± 4,3 (hình 1). Điểm trung bình cho
nhận thức chung về dự phòng hen phế quản
tăng từ 171,4 ± 16,6 lên 195,7 ± 10,9 (hình 1).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự
như kết quả của nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị
Thúy tại bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, điểm kiến
thức chung của thân nhân bệnh nhi về hen dự
phòng hen phế quản đạt từ trung bình trở lên
chiếm 56,5% trước tư vấn và sau tư vấn tỷ lệ này
là 82,6%(5).
Nghiên cứu của tác giả Yien Yien Soo và
các cộng sự, có sự cải thiện về điểm kiến thức
chung về hen phế quản giữa trước và sau can
thiệp tư vấn giáo dục sức khỏe. Điểm trung
bình về kiến thức từ 11 (79%) trước tư vấn
tăng lên 12 (86%) sau tư vấn(12). Tổng điểm
kiến thức chung về hen phế quản theo tác giả
Noha Abdullah cũng tăng từ 10±2 điểm trước
tư vấn lên 14 ± 2 điểm sau tư vấn(6).
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi
về điểm nhận thức về dự phòng hen phế quản
của thân nhân bệnh nhi sau khi được tư vấn giáo
dục sức khỏe. Từ đó cho thấy hiệu quả ban đầu
của chương trình giáo dục sức khỏe về dự phòng
hen phế quản đang áp dụng tại khoa hô hấp,
bệnh viện Nhi Đồng 2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Canadian Paediatric Society A (2014), "Mannaging the
paediatric patient with an acute asthma exacerbation", Paediatr
Child Health, 17 (5), pp. 251–255.
2. Cla´udia MS, Luı´sa Barros M (2013), "Asthma knowledge,
subjective assessment of severity and symptom perception in
parents of children with asthma", J Asthma, 50 (9), pp. 1002 -
1009.
3. Huỳnh Anh Kiệt, Lê Thị Tuyết Lan (2013), "Sự tương quan giữa
mức độ kiểm soát hen phế quản theo ACT và chất lượng cuộc
sống liên quan sức khỏe theo AQLQ(S)", Y học TP. Hồ Chí Minh,
17 (1), tr. 137-139.
4. Kathrin B. (2016), "Evaluation of a standardized patient
education program for inpatient asthma rehabilitation", J
Asthma, pp. 38-89.
5. Nguyễn Thị Thúy (2009), "Đánh giá kiến thức, thực hành của bố
mẹ bệnh nhi bị hen trong điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ
em", Nhà xuất bản Y học, tr.23-25.
6. Noha Abdullah A, Maya S, Lisa N (2015), "Development and
Evaluation of a School-Based Asthma Educational Program", J
Asthma, pp. 2-40.
7. Prabhakaran L, Lim G, Abisheganaden J. (2006), "Impact of an
asthma education programe on parent’s knowledge, inhaler
technique and compliance to treatment", Singapore Med J, 47 (3),
pp. 225.
8. Trần Quỵ (2009), "Những hiểu biết mới về hen trẻ em và vấn đề
kiểm soát hen tại cộng đồng", Y học Việt Nam, 356 (2), tr. 5 -21.
9. Trần Thanh Hải, Tạ Văn Trầm (2011), "Ứng dụng chiến lược hen
toàn cầu (GINA) vào quản lý hen tại Tiền Giang", Y học TP. Hồ
Chí Minh, 16 (1), tr. 149-152.
10. The Global Strategy for asthma management and prevention
global innitiative for asthma (GINA) (2016), "Pocket guide for
Asthma Management and Prevention (for Adults and children
older than 5 years", pp. 1-32.
11. Yee Hyung K, Kwang Ha Y, Jee-Hong Y (2017), "The Need for a
Well-Organized, Video Assisted Asthma Education Program at
Korean Primary Care Clinics", The Korean Academy of Tuberculosis
and Respiratory Diseases 80 (2), pp. 169-178.
12. Yien Yien S (2015), "Improving Childcare staff management of
acute asthma exacerbation", J Asthma, pp. 1-30.
13. WHO (2016), "10 facts on asthma, Failure to recongnize and avoid
triggers asthma attack, respiratory distress and even death"", pp. 1-10.
Ngày nhận bài báo: 10/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_thay_doi_nhan_thuc_cua_than_nhan_benh_nhi_sau_khi_duoc_tu.pdf