Sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Nghệ An

Tài liệu Sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Nghệ An: 93 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 SỰ THAY ĐỔI KÊNH PHÂN PHỐI LỢN THỊT Ở TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Thị Minh Hòa Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người tiêu dùng đang tăng lên cả về lượng và chất. Để đáp ứng nhu cầu thịt lợn tăng lên của người tiêu dùng, hộ chăn nuôi lợn đang có những thay đổi tiến bộ trong kỹ thuật chăn nuôi cũng như qui mô chăn nuôi. Kênh phân phối kết nối cung cầu trên thị trường thịt lợn đã và đang có những thay đổi. Bài viết này tập trung phân tích sự thay đổi trong kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy những thay đổi trong kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An bao gồm: thu gom độc lập được sử dụng để thu gom lợn vào những năm đầu 1990, trung gian mới - thu gom hoa hồng được phát triển vào những năm cuối 1990 để thu gom lợn thịt cho cả thị trường trong và ngoài tỉnh, và kênh phân phối liên kết dọc đang phát triển ở Nghệ An để đáp ứng nhu cầu cao hơn của người tiêu dùn...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
93 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 SỰ THAY ĐỔI KÊNH PHÂN PHỐI LỢN THỊT Ở TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Thị Minh Hòa Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người tiêu dùng đang tăng lên cả về lượng và chất. Để đáp ứng nhu cầu thịt lợn tăng lên của người tiêu dùng, hộ chăn nuôi lợn đang có những thay đổi tiến bộ trong kỹ thuật chăn nuôi cũng như qui mô chăn nuôi. Kênh phân phối kết nối cung cầu trên thị trường thịt lợn đã và đang có những thay đổi. Bài viết này tập trung phân tích sự thay đổi trong kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy những thay đổi trong kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An bao gồm: thu gom độc lập được sử dụng để thu gom lợn vào những năm đầu 1990, trung gian mới - thu gom hoa hồng được phát triển vào những năm cuối 1990 để thu gom lợn thịt cho cả thị trường trong và ngoài tỉnh, và kênh phân phối liên kết dọc đang phát triển ở Nghệ An để đáp ứng nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng về thịt lợn đảm bảo chất lượng, vệ sinh và an toàn. 1. Giới thiệu Thịt lợn là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và là nguyên liệu để chế biến các món ăn chính trong tất cả gia đình Việt. Nền kinh tế Việt Nam nói chung, ở tỉnh Nghệ An nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc từ khi có chính sách đổi mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập đầu người đang ngày càng tăng lên, nhu cầu của người tiêu dùng về thịt lợn đã và đang có những thay đổi - thịt lợn tiêu thụ đầu người hàng năm đã và đang tăng lên không chỉ về lượng mà còn về chất. Để đáp ứng nhu cầu thịt lợn tăng lên của người tiêu dùng, các hộ chăn nuôi lợn đang có những thay đổi tiến bộ trong kỹ thuật chăn nuôi cũng như qui mô chăn nuôi. Kênh phân phối kết nối cung cầu trên thị trường thịt lợn đã và đang có những thay đổi. Mặc dù có một số nghiên cứu về kênh phân phối lợn và thịt lợn nhưng những nghiên cứu này chỉ mang tính thời điểm. Các nghiên cứu về thay đổi kênh phân phối vẫn còn hạn chế. Bài viết này nghiên cứu sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt ở NA với mục đích phân tích sự thay đổi trong cấu trúc kênh phân phối, trong giao dịch và thị trường tiêu thụ nhằm đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng. 2. Phương pháp nghiên cứu Năm 2008, Nghệ An là tỉnh có tổng số đầu lợn đứng đầu của cả nước. Lợn thịt ở Nghệ An đang tiêu thụ không chỉ trong tỉnh mà còn vận chuyển đi nhiều tỉnh, thành phố 94 khác. Thực tế, có hai tác nhân giữ vai trò quan trọng trong kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An, đó là hộ giết mổ (SHH) và hộ bán buôn lợn thịt. Để có được thông tin về tình hình giết mổ lợn cũng như hoạt động buôn bán lợn thịt, chúng tôi đã thực hiện những cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo, đại diện các phòng chức năng của Chi cục Thú y và các Trạm Thú y ở các huyện của Nghệ An để biết được các thông tin như tổng số SHH, qui mô giết mổ của các SHH, danh sách các hộ bán buôn lợn thịt, tần suất vận chuyển lợn của các hộ bán buôn... Sau khi nghiên cứu thông tin thu thập được, chúng tôi quyết định lựa chọn thành phố Vinh, huyện Diễn Châu và huyện Đô Lương để nghiên cứu. Thành phố Vinh là trung tâm của Nghệ An. Dân số của thành phố Vinh đang tăng lên qua từng năm và đạt 290.710 người vào năm 2008. Số hộ giết mổ ở Vinh đang tăng lên. Qui mô giết mổ của SHH ở thành phố Vinh là lớn nhất ở Nghệ An. Huyện Diễn Châu là trung tâm vận chuyển hàng hoá nói chung và lợn thịt nói riêng từ Nghệ An đi các tỉnh, thành phố khác. Diễn Châu có số lượng hộ bán buôn lợn thịt lớn nhất ở Nghệ An. Huyện Đô Lương là huyện duy nhất ở Nghệ An có Công ty Thái Dương, thực hiện qui trình chăn nuôi khép kín. Lợn thịt của Công ty Thái Dương đang cung cấp cho các công ty chế biến ở Hà Nội và Hưng Yên. Các SHH và bán buôn lợn thịt ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh đã được phân loại theo qui mô giết mổ hàng ngày và tần suất vận chuyển. Sau đó, 20 SHH theo các qui mô khác nhau (10 ở huyện Diễn Châu và 10 ở thành phố Vinh) và 10 hộ bán buôn lợn thịt đã được lựa chọn để phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn sâu đã bắt đầu với SHH và hộ bán buôn lợn thịt để xác định họ mua lợn thịt từ đâu? Bằng cách này cho phép chúng tôi xác định ngược lại được kênh phân phối đến người chăn nuôi. Các cuộc phỏng vấn với toàn bộ tác nhân tham gia trong kênh đã được thực hiện. Phỏng vấn sâu đã được thực hiện với 10 thu gom độc lập và 5 thu gom hoa hồng. Các cuộc phỏng vấn theo bảng hỏi có sẵn đã được thực hiện với 30 hộ chăn nuôi lợn ở các qui mô khác nhau ở làng Tân Châu – một làng chăn nuôi lợn đặc trưng của huyện Diễn Châu. Một cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo và phòng chức năng của Công ty Thái Dương ở huyện Đô Lương cũng đã được thực hiện. 3. Cấu trúc kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An Sơ đồ 1 trình bày kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An cho cả tiêu thụ nội và ngoại tỉnh. Theo kết quả phỏng vấn, có tất cả 8 kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An, trong đó 3 kênh (1, 2 và 3) cung cấp lợn thịt cho tiêu thụ nội tỉnh và 5 kênh (4, 5, 6, 7 và 8) vận chuyển lợn đi các tỉnh, thành phố khác. 95 Sơ đồ 1. Kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An Hộ chăn nuôi Hộ giết mổ(trong tỉnh) Thu gom độc lập Bán buôn Hộ giết mổ (ngoại tỉnh) Thu gom hoa hồng 1 (49.5%) 2, 6 (9.5%) 2, 3 (3%) 3, 5, 7 (29%) 4 (10%) 5 (80%) 4, 5, 6, 7 (100%) 6, 7 (97%) 3, 7 (20%) Tiêu thụ nội tỉnh Tiêu thụ ngoại tỉnh Nhà máy chế biến 8 (2%) Chú thích: - Các số 1,2,,8 thể hiện các kênh phân phối lợn thịt khác nhau. - % thể hiện khối lượng lợn thịt bán cho các tác nhân khác nhau. Tác nhân đầu tiên trong kênh phân phối lợn thịt đó là hộ chăn nuôi lợn. Ở Nghệ An, hầu hết các hộ chăn nuôi qui mô nhỏ với hình thức tận dụng nhằm mục đích tiết kiệm tiền và cung cấp phân hữu cơ cho trồng trọt. Thu gom độc lập là người dân thu gom lợn và hưởng chênh lệch giữa giá mua và bán lợn thịt. Họ tự bỏ tiền ra và tự chịu về tất cả rủi ro trong quá trình thu mua lợn thịt. Thu gom hoa hồng là người dân thu gom lợn và hưởng hoa hồng trên từng đầu con lợn thịt. Thực tế có hai loại thu gom hoa hồng khác nhau. Loại 1 - thu gom hoa hồng thu mua lợn cho các hộ bán buôn lợn thịt. Loại 2 - thu gom hoa hồng thu mua lợn cho SHH. Bán buôn lợn thịt là người mua một khối lượng lớn lợn thịt từ thu gom độc lập, thu gom hoa hồng và các hộ chăn nuôi lớn (ít nhất một lần bán lợn thịt là 10 con), vận chuyển và bán lợn thịt cho SHH ở các tỉnh, thành phố khác. Các hộ giết mổ mua lợn thịt từ các hộ chăn nuôi nhỏ hoặc thu gom, sau đó giết mổ và bán thịt lợn cho người bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Nhà máy chế biến thường hợp đồng mua lợn thịt từ các trang trại chăn nuôi với qui mô lớn, trang trại chăn nuôi khép kín, sau đó giết mổ bán thịt lợn cho người tiêu dùng qua hệ thống quầy hàng của công ty ở các trục đường hoặc siêu thị. Công ty còn chế biến các sản phẩm như xúc xích, hăm, thịt nguội khác để bán cho người tiêu dùng. 4. Sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt 4.1. Sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt tiêu thụ nội tỉnh Như đã chỉ đã chỉ ra ở Sơ đồ 1, có 3 kênh phân phối lợn thịt (1, 2 và 3) cho tiêu thụ nội tỉnh. Kênh phân phối trực tiếp lợn thịt từ hộ chăn nuôi đến SHH (kênh 1) là kênh chính. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An, năm 2007, Nghệ An có 387.301 hộ chăn nuôi lợn, trong đó hộ chăn nuôi lợn thịt với qui mô nhỏ hơn 10 con chiếm khoảng 95%. Tổng số SHH có khoảng 2.650 hộ và qui mô giết 96 mổ của hầu hết các hộ là 1 - 2 con/ngày. Vì có kinh nghiệm chăn nuôi và giết mổ hàng ngày nên SHH mua 99% lợn thịt trực tiếp từ hộ chăn nuôi để hưởng lợi thế về giá. Thực tế khảo sát và điều tra cho thấy, SHH mua lợn thịt từ các hộ chăn nuôi nhỏ, giết mổ và bán thịt lợn cho người tiêu dùng trong tỉnh. SHH mua 80% lợn thịt bằng tiền mặt còn 20% mua nợ và hẹn trả tiền cho người bán lợn trong vòng 3 ngày. Dân số và thu nhập của người tiêu dùng ở thành phố Vinh đang tăng lên từng năm nhưng số đầu lợn chăn nuôi đang giảm xuống. Để đảm bảo đủ khối lượng lợn thịt giết mổ hàng ngày, SHH ở thành phố Vinh phải đi mua lợn thịt từ những huyện chăn nuôi lợn phát triển trong tỉnh. Chi phí thu mua lợn thịt sẽ cao hơn nếu SHH tự đi tìm mua lợn thịt ở các huyện, SHH cần phải dựa vào một trung gian khác – đó chính là thu gom hoa hồng loại 2. Gần đây, khoảng 40 SHH đã mua lợn từ thu gom hoa hồng (kênh 2 và 3). Như vậy, SHH đang chuyển sang mua lợn thịt từ những kênh phân phối dài hơn, bao gồm cả thu gom hoa hồng và thu gom độc lập thay vì chỉ sử dụng kênh truyền thống – mua trực tiếp từ hộ chăn nuôi. SHH trả cho thu gom hoa hồng loại 2 là 15.000/ con lợn thịt, bao gồm cả chi phí vận chuyển đến tận lò giết mổ ở thành phố Vinh. 4.2. Sự thay đổi kênh phân phối lợn thịt tiêu thụ ngoài tỉnh Sơ đồ 1 chỉ ra rằng có 5 kênh phân phối lợn thịt (4, 5, 6, 7 và 8) cho tiêu thụ ngoại tỉnh. Kênh 4 là kênh truyền thống cung cấp lợn thịt đi các tỉnh và thành phố khác. Thực tế, vào những năm đầu 1980, một số hộ bán buôn lợn thịt ở Nghệ An đã mua lợn trực tiếp từ người chăn nuôi, vận chuyển bằng tàu hoặc xe bộ đội ra bán ở chợ trời Hà Nội. Mỗi hộ bán buôn lúc đó mỗi lần chỉ vận chuyển được từ 3 đến 5 con vì vận chuyển hàng hoá giữa các vùng bị kiểm tra nghiêm ngặt. Chính sách đổi mới năm 1986 đã đánh dấu một bước thay đổi lớn trong việc vận chuyển lợn thịt từ Nghệ An đi các tỉnh, thành phố khác. Khối lượng lợn thịt các hộ bán buôn lợn thịt mua và vận chuyển đi các tỉnh, thành phố khác ngày càng tăng. Tuy nhiên, lợn được chăn nuôi ở nhiều vùng khác nhau. Qui mô chăn nuôi của các hộ nhỏ nên khối lượng lợn thịt mà mỗi hộ bán mỗi lần cũng nhỏ, thậm chí có nhiều hộ chỉ bán mỗi lần một con lợn thịt. Việc thu mua lợn thịt từ các hộ chăn nuôi qui mô nhỏ mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí, đặc biệt chi phí giao dịch trên mỗi con lợn mua được. Để tối thiểu hoá việc giảm trọng lượng lợn thịt sau mua, giảm chi phí tìm lợn và tận dụng lợi thế hiệu quả theo qui mô, các hộ bán buôn lợn thịt cần nỗ lực để thu mua đủ khối lượng lợn thịt trong thời gian ngắn nhất. Để làm được điều này, các hộ bán buôn phải dựa vào trung gian – người có thông tin về cung lợn thịt ở các làng khác nhau. Bởi vậy, vào đầu những năm 1990, các hộ bán buôn lợn thịt đã đưa tiền và nhờ nhiều người đi mua lợn thịt trực tiếp từ người chăn nuôi. Những người được nhờ đó sau vài lần giao dịch đã trở thành những nhà thu gom độc lập cho các hộ bán buôn. Đó chính là thay đổi đầu tiên trong kênh phân phối lợn thịt tiêu thụ ngoại tỉnh ở Nghệ An. Thu nhập đầu người ở nước ta tăng nhanh từ khi có chính sách đổi mới. Bởi vậy nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng nhanh. Nhu cầu thịt lợn tăng không chỉ về số lượng mà 97 còn chất lượng – thịt lợn có tỷ lệ nạc cao. Để đáp ứng nhu cầu tăng lên của người tiêu dùng, vào cuối những năm 1990, các hộ bán buôn lợn thịt đã phát triển một trung gian khác trong kênh phân phối - những người thu gom hoa hồng. Đó chính là thay đổi thứ hai trong kênh phân phối lợn thịt tiêu thụ ngoại tỉnh ở Nghệ An. Thực tế, thu gom hoa hồng được nhà bán buôn lợn thịt lựa chọn từ những nhà thu gom độc lập - những người đã cung cấp nhiều lợn có tỷ lệ nạc cao cho bán buôn. Họ thường sống ở những làng chăn nuôi lợn phát triển. Mỗi hộ bán buôn lợn thịt thường thu mua từ 30 đến 50 người thu gom độc lập và 2 đến 3 người thu gom hoa hồng. Mặc dù mỗi bán buôn chỉ sử dụng 2 đến 3 thu gom hoa hồng nhưng hơn một phần ba lượng lợn thịt thu mua hàng ngày được cung ứng bởi thu gom hoa hồng. Các nhà bán buôn lợn thịt thuê thu gom hoa hồng với số tiền là 12.000 đồng/con. Thu nhập đầu con của thu gom độc lập khoảng từ 20.000 đến 25.000 đồng. Thu nhập đầu con của thu gom độc lập cao hơn so với thu gom hoa hồng vì thu gom độc lập phải tự lo về vốn, vận chuyển và tất cả rủi ro xảy ra trong quá trình mua bán và vận chuyển lợn thịt. Bởi vậy, thu gom hoa hồng sẽ cố gắng thu gom càng nhiều lợn thịt càng có lợi. Để thu gom được nhiều lợn, thu gom hoa hồng đã xây dựng mối quan hệ với các hộ chăn nuôi trong vùng bằng cách hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và cung cấp thức ăn công nghiệp cho các hộ chăn nuôi. Theo số liệu điều tra, hộ bán buôn lợn thịt Nghệ An sống ở những huyện chăn nuôi lợn phát triển như Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành và Đô Lương. Bán buôn vận chuyển lợn đi các tỉnh, thành phố khác bằng xe tải 10 tấn (khoảng 120 con lợn thịt trung bình từ 70 đến 80 kg). Những hộ bán buôn lớn thường vận chuyển một tháng bình quân từ 20 đến 30 chuyến lợn thịt. Những hộ bán buôn lớn thường có xe tải riêng để vận chuyển. Những hộ bán buôn còn lại vận chuyển bình quân một tháng khoảng 10 chuyến bằng xe thuê. Sơ đồ 2. Sự thay đổi và mối quan hệ qua lại trong kênh phân phối lợn thịt Bán buôn Hộ chăn nuôi Thu gom độc lập Thu gom hoa hồng Thu gom lợn Thức ăn công nghiệp, lợn con 2002 Hướng dẫn chăn nuôi lợn Thức ăn công nghiệp 2002 Đưa tiền trước Đầu 1990 Hoa hồng Cuối 1990 Lợn thịt Dịch vụ Để đảm bảo nguồn cung lợn thịt vận chuyển đi các tỉnh và thành phố khác, bán buôn lợn thịt đã nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng mối quan hệ với các hộ chăn nuôi lợn và các nhà thu gom (Sơ đồ 2). Đối với thu gom độc lập, bán buôn sẵn sàng đưa tiền 98 trước cho các thu gom độc lập vào buổi sáng để mua lợn thịt. Số tiền bán buôn đưa cho các thu gom độc lập khác nhau, tuỳ thuộc vào mối quan hệ qua lại và sự tin tưởng của bán buôn đối với các thu gom độc lập. Khoản tiền đưa trước bán buôn sẽ trừ khi thu gom độc lập đem lợn thịt đến bán cho bán buôn. Nếu trong ngày không mua được lợn thì thu gom độc lập phải trả lại tiền cho bán buôn trong ngày hôm đó. Đối với hộ chăn nuôi lợn, bán buôn lợn thịt xây dựng mối quan hệ với những hộ chăn nuôi lớn bằng cách cung cấp thức ăn công nghiệp và lợn con. Bán buôn làm đại lý cho các công ty thức ăn gia súc và bán thức ăn cho các hộ chăn nuôi. Bán buôn sẵn sàng cho các hộ chăn nuôi nợ tiền thức ăn. Tiền mua thức ăn bán buôn sẽ trừ lại khi trả tiền mua lợn thịt. Bên cạnh đó, bán buôn đi mua lợn con từ những huyện có chăn nuôi lợn ngoại – giống lợn tăng cân nhanh và có tỷ lệ nạc cao về cung cấp cho các hộ chăn nuôi với lời hứa bán lợn thịt cho bán buôn sau này. Bên cạnh những yếu tố tác động đến nhu cầu như là tăng thu nhập đầu người, tăng dân số thì các yếu tố khác như đô thị hoá, sự phát triển của hệ thống bán lẻ (ví dụ như siêu thị) và thay đổi văn hoá... đang kéo theo những thay đổi lớn trong kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An. Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn có tỷ lệ nạc cao, vệ sinh, an toàn và tiện lợi đang tăng nhanh. Kênh phân phối lợn thịt liên kết theo chiều dọc (kênh 8) đang phát triển. Đây chính là thay đổi thứ 3 trong kênh phân phối lợn thịt tiêu thụ ngoại tỉnh ở Nghệ An. Thực tế, công ty Thái Dương - Đô Lương, Nghệ An đang được đặt hàng cung cấp lợn thịt cho công ty chế biến như Đức Việt - Hưng Yên và Sunfood, Thụy Phương, Hà Nội1. Lợn của công ty Thái Dương, Đô Lương được nuôi theo qui trình và thức ăn được cung cấp bởi Tổng Công ty Thái Dương ở Hưng Yên. Chính vì nuôi theo qui trình khép kín nên lợn thịt của công ty Thái Dương đáp ứng tốt các yêu cầu của các công ty chế biến về các điều kiện vệ sinh và chỉ số mỡ lưng. Hiện tại, khoảng 60% lợn thịt của công ty Thái Dương đang cung cấp cho các công ty chế biến. 5. Kết luận Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt lợn của người tiêu dùng, các hộ chăn nuôi lợn ở Nghệ An đang có những thay đổi như áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, mở rộng qui mô chăn nuôi... kênh phân phối kết nối cung cầu trên thị trường lợn và thịt lợn đã và đang có những thay đổi thích ứng với thị trường. Những thay đổi trong kênh phân phối lợn thịt ở Nghệ An bao gồm: - Những năm đầu 1990, bán buôn lợn thịt đã phát triển kênh phân phối lợn thịt mới bao gồm các nhà thu gom độc lập để thu mua được một khối lượng lợn thịt lớn từ các hộ chăn nuôi nhỏ. Bán buôn lợn thịt đảm bảo được nguồn cung từ thu gom độc lập 1 Công ty Thái Dương, Đô Lương là công ty con của công ty mẹ (Tổng Công ty Thái Dương) ở Hưng Yên. Tổng Công ty Thái Dương có một số công ty con là công ty chăn nuôi lợn ở Hưng Yên và Nghệ An và Công ty cổ phần Thức ăn Thái Dương ở Hưng Yên và Công ty chế biến Sunfood, Thụỵ Phương, Hà Nội. 99 bằng cách cho thu gom độc lập ứng tiền trước để mua lợn thịt cho mình. - Cuối những năm 1990, để đảm bảo ổn định và đủ khối lượng lợn thịt có tỷ lệ nạc cao khi vận chuyển, bán buôn đã phát triển kênh phân phối lợn thịt mới bao gồm những nhà thu gom hoa hồng. Bên cạnh đó, bán buôn cung ứng thức ăn công nghiệp và lợn con cho các hộ chăn nuôi lớn để mua lại lợn thịt sau này. - Nhu cầu người tiêu dùng nội tỉnh về thịt lợn có tỷ lệ nạc cao cũng đang tăng lên. Bởi vậy, gần đây những nhà SHH ở thành phố Vinh đã chuyển sang mua lợn thịt từ thu gom hoa hồng ở các huyện chăn nuôi lợn phát triển. - Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn có tỷ lệ nạc cao, đảm bảo vệ sinh và an toàn đang tăng lên. Kênh phân phối liên kết dọc kết nối những trang trại chăn nuôi qui mô lớn, khép kín (Công ty Thái Dương - Đô Lương, Nghệ An) và các nhà máy chế biến (Đức Việt - Hưng Yên và Sunfood, Hà Nội) để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cao hơn này của người tiêu dùng. Như vậy, SHH và bán buôn lợn thịt giữ một vai trò quan trọng trong thay đổi kênh phân phối lợn thịt đáp ứng nhu cầu thị trường ở Nghệ An. Việc tăng nhu cầu của người tiêu dùng về thịt lợn đảm bảo vệ sinh, an toàn và chất lượng sẽ rất khó để đáp ứng nếu không có sự phối hợp theo chiều dọc trong kênh phân phối. Thực tế, hiện tại chỉ có những trang trại chăn nuôi với qui mô lớn, khép kín tham gia vào kênh phân phối liên kết dọc lợn thịt ở Nghệ An. Bởi vậy, đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng sẽ là một thách thức lớn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ. Để hộ chăn nuôi nhỏ tham gia được vào kênh phân phối lợn thịt liên kết dọc trong tương lai, cần có sự ủng hộ, tạo điều kiện của các cấp, ngành khác nhau về phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng thể chế, chính sách nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyen Thi Minh Hoa, Hiromi Hosono and Shigeru Itoh, The Procurement of Live Pigs by Middlemen in Vietnam: A Case Study of Nghe An Province, Japan Journal of Rural Economics, Special issue, (2005), 557-564. [2]. Nguyen Thi Minh Hoa, Hiromi Hosono, Hiroichi Kono, Nguyen Tr. Dung and Shigeru Ito, Development of the Live Pig Wholesaling Activity in Vietnam: A Case Study of Nghe An Province, Journal of Agricultural Development Studies 18 (1), (2007). [3]. Nguyen Van Dong, Pig Production – the most Important Industry for Development of Livestock Production in Vietnam, 2010 Trends of Animal Production in Vietnam, (2002). [4]. Niên giám thống kê Nghệ An 2008. Cục Thống kê Nghệ An, 2009. [5]. Niêm giám thống kê 2008, Nxb. Thống kê, 2009. 100 THE CHANGES IN LIVE PIG DISTRIBUTION CHANNELS IN NGHE AN PROVINCE Nguyen Thi Minh Hoa College of Economics, Hue University SUMMARY Pork demand of consumers is increasing in both quantitative and qualitative aspects. In order to adapt the increasing demand of consumers, pig raisers have been changing the pig raising technique and the scale of operations. The distribution channel which connects demand and supply in the pork market is changing. This paper focuses on analysing the changes in the live pig distribution channels in Nghe An. Results show that the changes in the live pig distribution channels in Nghe An are the independent collector that was developed in the early 1990, new middleman- the commission collector developed in the late 1990 to procure live pig for both provincial and external comsumption, and the vertical distribution channel is used to provide live pigs for higher demand of consumers on pork quality, hygiene and safety.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf62_10_4048_3045_2117789.pdf
Tài liệu liên quan