Sự thay đổi của đường cong spee ở bộ răng vĩnh viễn: Nghiên cứu dọc từ 13-18 tuổi

Tài liệu Sự thay đổi của đường cong spee ở bộ răng vĩnh viễn: Nghiên cứu dọc từ 13-18 tuổi: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 7 SỰ THAY ĐỔI CỦA ĐƯỜNG CONG SPEE Ở BỘ RĂNG VĨNH VIỄN: NGHIÊN CỨU DỌC TỪ 13-18 TUỔI Nguyễn Bảo Trân*, Nguyễn Thị Kim Anh** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định độ sâu và bán kính của đường cong Spee của cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở người 13 và 18 tuổi và đánh giá sự thay đổi của những đặc điểm này trong giai đoạn bộ răng vĩnh viễn từ 13-18 tuổi. Phương pháp: Với mô thức nghiên cứu dọc, mẫu nghiên cứu gồm 35 trẻ (16 nam, 19 nữ) có bộ răng vĩnh viễn lành mạnh và đầy đủ được theo dõi liên tục từ 13 đến 18 tuổi. Hình ảnh mặt bên mẫu hàm hàm dưới được ghi lại bằng cách chụp ảnh kỹ thuật số có chuẩn hóa. Độ sâu và bán kính đường cong Spee được đo đạc gián tiếp qua ảnh chụp mặt bên mẫu hàm hàm dưới bằng phần mềm AutoCAD. Kết quả nghiên cứu: Các giá trị đặc trưng của đường cong Spee của cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa ở 13 và 18 t...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi của đường cong spee ở bộ răng vĩnh viễn: Nghiên cứu dọc từ 13-18 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 7 SỰ THAY ĐỔI CỦA ĐƯỜNG CONG SPEE Ở BỘ RĂNG VĨNH VIỄN: NGHIÊN CỨU DỌC TỪ 13-18 TUỔI Nguyễn Bảo Trân*, Nguyễn Thị Kim Anh** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định độ sâu và bán kính của đường cong Spee của cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở người 13 và 18 tuổi và đánh giá sự thay đổi của những đặc điểm này trong giai đoạn bộ răng vĩnh viễn từ 13-18 tuổi. Phương pháp: Với mô thức nghiên cứu dọc, mẫu nghiên cứu gồm 35 trẻ (16 nam, 19 nữ) có bộ răng vĩnh viễn lành mạnh và đầy đủ được theo dõi liên tục từ 13 đến 18 tuổi. Hình ảnh mặt bên mẫu hàm hàm dưới được ghi lại bằng cách chụp ảnh kỹ thuật số có chuẩn hóa. Độ sâu và bán kính đường cong Spee được đo đạc gián tiếp qua ảnh chụp mặt bên mẫu hàm hàm dưới bằng phần mềm AutoCAD. Kết quả nghiên cứu: Các giá trị đặc trưng của đường cong Spee của cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa ở 13 và 18 tuổi. Khi đánh giá sự thay đổi của những đặc điểm này trong giai đoạn từ 13-18 tuổi, nhận thấy độ sâu đường cong Spee giảm có ý nghĩa và bán kính đường cong Spee tăng có ý nghĩa. Kết luận: Xu hướng thay đổi của đường cong Spee của cung răng vĩnh viễn hàm dưới từ 13-18 tuổi là ngày càng ít cong hơn. Mặt phẳng nhai cung răng vĩnh viễn hàm dưới trở nên phẳng ra hơn. Từ khóa: đường cong Spee, độ sâu đường cong Spee, bán kính đường cong Spee ABSTRACT CHANGES OF THE CURVE OF SPEE IN PERMANENT DENTITION: A LONGITUDINAL STUDY FROM 13 TO 18 YEARS OF AGE Nguyen Bao Tran, Nguyen Thi Kim Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 7 - 13 Objectives: the aims of this study are to determine the depth and radius of the curve of Spee (COS) in 13 and 18 year-old-people and to evaluate the changes of COS from 13 to 18 years of age. Method: 35 people (16 males, 19 females) with sound and complete dentition longitudinally participated in this study. Dental casts of mandibular were collected every year. The depth and radius of COS were measured based on the standardized photographs of dental casts by AutoCAD software. Results: Values of the curve of Spee had no significant difference between males and females. During the time from 13 to 18 years old, the depth of the Spee curve decreased significantly, while the radius of this curve increased significantly. Conclusions: The curve of Spee showed some modifications from 13 to 18 years of age, which was determined as becoming more flattened. Keywords: the curve of Spee, the Spee depth, the Spee radius ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống hàm mặt của con người, đặc biệt là bộ răng, là một tổng thể thống nhất được sắp xếp một cách tinh tế, theo những nguyên tắc nhất định, giúp hoạt động chức năng diễn ra hiệu quả. Mỗi răng trên cung hàm có đặc điểm giải phẫu và vị trí thích hợp để không chỉ đảm nhận * Học viên Nội trú khóa 2011-2014, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh ** Bộ môn NKCS, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Bảo Trân ĐT: 0917660426 Email: baotran2611@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 8 được chức năng chuyên biệt của từng răng mà còn đảm bảo cho sự hài hoà cho toàn bộ cung răng và khớp cắn. Khi nhìn từ phía bên cung răng hàm dưới, các răng được sắp xếp để hình thành nên một đường cong cắn khớp. Đường cong này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1890 bởi Von Spee, mà sau này được biết đến qua thuật ngữ “đường cong Spee”(14,15). Theo Spee, đường cong Spee đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chức năng của bộ răng vì nếu mặt nhai các răng sắp xếp theo một mặt phẳng, do sự hiện diện của lồi khớp, hai cung răng không thể trượt theo chiều trước sau để thực hiện chức năng nhai nghiền. Trong thực hành nha khoa, việc điều chỉnh hoặc tái tạo lại đường cong Spee sao cho hài hòa với hướng dẫn lồi cầu, hướng dẫn răng cửa, mặt phẳng khớp cắn và độ cao của múi răng giả là một yêu cầu bắt buộc trong chỉnh hình răng mặt cũng như phục hình toàn hàm để đạt được một khớp cắn chức năng và ổn định. Trên thế giới, hình ảnh đường cong Spee ở bộ răng vĩnh viễn với các giá trị cơ bản là độ sâu và bán kính đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu vì tầm quan trọng về mặt lâm sàng của nó (Ferrario (1997, 1999)(4,5), Orthlieb (1997)(13), Kobayashi (1998)(7), Xu (2004)(16), Marshall (2006)(8)). Theo các nghiên cứu trên, đường cong Spee có sự thay đổi trong giai đoạn vị thành niên theo xu hướng giảm độ sâu và tăng bán kính. Ở tuổi trưởng thành, đường cong Spee gần như không thay đổi. Tại Việt Nam, Hoàng Tử Hùng và Nguyễn Thị Kim Anh lần đầu tiên cho số liệu đo đạc cụ thể về đường cong Spee ở bộ răng vĩnh viễn của người trưởng thành (1994)(9) và tiếp theo đó, nghiên cứu về sự thay đổi của đường cong này trên bộ răng sữa ở trẻ từ 3-5 tuổi (2007)(10). Song vẫn chưa có nghiên cứu nào về sự thay đổi của đường cong Spee theo thời gian ở bộ răng vĩnh viễn. Nhằm tiếp nối các công trình nghiên cứu trên, góp phần hoàn thiện những thông số về đặc điểm hình thái học cung răng vĩnh viễn người Việt và sự thay đổi của các đặc điểm này theo thời gian, chúng tôi thực hiện nghiên cứu về đường cong Spee ở bộ răng vĩnh viễn từ 13-18 tuổi với những mục tiêu sau: 1- Xác định độ sâu và bán kính của đường cong Spee của cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở người 13 và 18 tuổi. 2- Xác định sự thay đổi về độ sâu và bán kính của đường cong Spee của cung răng vĩnh viễn hàm dưới trong giai đoạn từ 13 - 18 tuổi. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Gồm 35 mẫu hàm hàm dưới (16 nam và 19 nữ) được chọn từ 358 cặp mẫu hàm của trẻ em tham gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý, thực hiện tại Khoa RHM – ĐH Y Dược TP.HCM. Đối tượng nghiên cứu được chọn theo các tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn chung Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người VN, dân tộc Kinh Có tình trạng sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh hay bất hài hòa mặt, không mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và hệ thống đầu mặt – cung răng Không chỉnh hình răng mặt Tiêu chuẩn về răng Có đủ 28 răng vĩnh viễn trên cung hàm Không bị bất thường hình dạng và số lượng răng Khớp cắn ANGLE hạng I. Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu hàm Phải đủ 2 mẫu hàm hàm dưới tương ứng với độ tuổi 13 và 18 của cùng một cá thể Cung răng cân xứng, không có răng trồi và răng lún ảnh hưởng đến các đường cong cắn khớp. Ghi dấu rõ ràng và đầy đủ các chi tiết của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 9 răng và cung răng. Phương pháp nghiên cứu Mô thức nghiên cứu Nghiên cứu dọc thuần túy trên một nhóm người nhất định được theo dõi liên tục từ 13 đến 18 tuổi, dữ liệu được thu thập lần thứ nhất lúc 13 tuổi và lần thứ nhì lúc 18 tuổi. Phương tiện nghiên cứu - Máy ảnh kỹ thuật số loại DSRL, hiệu NIKON D5100, độ phân giải 16,2 MP - Chân máy ảnh - Thước thủy tĩnh - Bút lông kim - Hệ thống định vị mẫu hàm: Chân đỡ mẫu hàm: gồm một mâm nhỏ để giữ mẫu hàm và 3 nhánh chân. Mâm có thể nghiêng và các nhánh chân có thể thay đổi kích thước để định vị mẫu hàm theo hướng lựa chọn. Tấm kính dùng để chuẩn hóa mặt nhai mẫu hàm gắn cố định trên thanh đứng bằng ốc khóa. Tấm kính dày 3mm, được chỉnh song song với mặt phẳng ngang bằng thước thủy tĩnh. Các điểm mốc được chọn trên mẫu hàm Chọn 3 điểm mốc để xác định độ sâu và bán kính của đường cong Spee (dựa theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh (1994, 2012)(9,11), gồm: đỉnh múi răng nanh, đỉnh múi gần ngoài răng cối lớn I và đỉnh múi xa ngoài răng cối lớn II. Các thông số kích thước của đường cong Spee Độ sâu đường cong Spee (SSpee): khoảng cách từ đỉnh múi gần ngoài răng cối lớn I dưới đến đường thẳng nối đỉnh múi xa ngoài răng cối lớn II dưới và đỉnh múi răng nanh dưới. Bán kính đường cong Spee (RSpee): bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác có 3 đỉnh lần lượt là đỉnh múi răng nanh dưới, đỉnh múi gần ngoài răng cối lớn I dưới, đỉnh múi xa ngoài răng cối lớn II dưới Mô tả phương pháp đo đạc các thông số kích thước của đường cong Spee Bước 1: Chụp ảnh mẫu hàm hàm dưới nhìn từ phía bên phải mẫu hàm (dựa theo phương pháp của Farella(2) và Xu(16) có điều chỉnh). Các tác giả trên đã chọn một bên của mẫu hàm (phải hoặc trái) để nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu khác về đường cong Spee trên thế giới và tại Việt Nam đều nhận thấy hình thái đường cong Spee bên phải và trái cung răng không có sự khác biệt(4,5,8,11). Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn phía bên phải mẫu hàm hàm dưới để chụp ảnh nghiên cứu. Chuẩn hóa mẫu hàm sao cho mặt nhai song song mặt phẳng ngang: Tấm kính được chỉnh song song mặt phẳng ngang. Đặt mẫu hàm lên chân đỡ và điều chỉnh chạm tấm kính ít nhất 3 điểm: một điểm trên răng trước và hai điểm vùng răng sau hai bên (theo phương pháp của Hoàng Tử Hùng(12)). Chuẩn hóa máy ảnh sao cho: Mặt ống kính vuông góc mặt phẳng ngang và song song đường thẳng đi qua đỉnh múi răng nanh và đỉnh múi xa ngoài răng cối lớn II hàm dưới (hình 1 và 2). Hình 1. Chuẩn hóa mặt ống kính vuông góc mặt phẳng ngang Hình 2. Chuẩn hóa mặt ống kính song song đường thẳng đi qua đỉnh múi răng nanh và đỉnh múi xa ngoài răng cối lớn II hàm dưới Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 10 Tâm ống kính trùng với đỉnh múi ngoài răng cối nhỏ II hàm dưới. Chụp ảnh từng mẫu hàm bằng chế độ Mannual, tiêu cự 105mm, khẩu độ F16. Bước 2: Chuyển ảnh vào máy vi tính, dùng phần mềm AutoCAD 2007 đo độ sâu và bán kính đường cong Spee Hình 3. Ảnh chụp mặt hàm hàm dưới từ phía bên phải mẫu hàm Xử lý số liệu Dùng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý thống kê số liệu thu thập, trình bày đặc trưng thống kê cơ bản (số trung bình, độ lệch chuẩn). Sử dụng kiểm định t cho 2 mẫu độc lập hoặc kiểm định Mann-Whitney để so sánh các đặc điểm nghiên cứu giữa giữa nam và nữ. Sử dụng kiểm định t cặp đôi hoặc kiểm định dấu hạng Wilcoxon để so sánh dọc các đặc điểm nghiên cứu từ 13 đến 18 tuổi. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Các đặc trưng của đường cong Spee ở cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở người 13 và 18 tuổi Bảng 1 và 2 trình bày các số liệu thống kê mô tả về độ sâu và bán kính của đường cong Spee ở người 13 và 18 tuổi, chung cho hai giới. Bảng 1. Các thông số về đường cong Spee ở trẻ 13 tuổi, chung cho nam và nữ Biến số Trung bình (mm) Độ lệch chuẩn (mm) Sai số chuẩn (mm) Hệ số biến thiên (%) Khoảng tin cậy 95% (mm) SSpee 2,229 0,478 0,081 21,445 2,065 – 2,394 RSpee 80,781 19,945 3,371 24,690 73,929 – 87,632 So sánh với các nghiên cứu khác về độ sâu của đường cong Spee ở bộ răng vĩnh viễn, chúng tôi nhận thấy: ở trẻ vị thành niên (13 tuổi), độ sâu đường cong Spee trong nghiên cứu này là 2,23mm, xấp xỉ với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh cũng ở trẻ em Việt Nam 13 tuổi (2012)(11) thực hiện bằng phương pháp đo trực tiếp trên mẫu hàm là 2,03mm. Sự khác biệt về độ sâu giữa hai nghiên cứu là 0,2mm, phù hợp với nhận định của Hirogaki (2001)(6): sự khác biệt giữa đo kích thước cung răng trực tiếp trên mẫu hàm và đo gián tiếp qua hình ảnh mẫu hàm là dưới 0,3mm. Độ sâu đường cong Spee trong nghiên cứu của Marshall ở trẻ người Mỹ 12,5 tuổi(8) là 2,17mm, cũng xấp xỉ với trẻ em Việt Nam trong nghiên cứu này. Độ sâu đường cong Spee trong nghiên cứu của Carter ở trẻ người Mỹ 14 tuổi(1) là 1,86mm, thấp hơn đo trên trẻ Việt Nam. Bảng 2. Các thông số về đường cong Spee ở người 18 tuổi, chung cho nam và nữ Biến số Trung bình (mm) Độ lệch chuẩn (mm) Sai số chuẩn (mm) Hệ số biến thiên (%) Khoảng tin cậy 95% (mm) SSpee 1,750 0,551 0,093 31,486 1,506 – 1,939 RSpee 104,885 30,838 5,213 29,402 94,292 – 115,479 Ở người trưởng thành, độ sâu đường cong Spee trong nghiên cứu này là 1,75mm, nhỏ hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh trên người Việt trưởng thành từ 18-25 tuổi(9) là 1,91mm. Độ sâu đường cong Spee trong nghiên cứu của Xu trên người Nhật 21 tuổi(16) là 1,9mm và của Marshall trên người Mỹ 27 tuổi(8) là 2,02mm, lớn hơn trẻ em Việt Nam trong nghiên cứu này. Độ sâu đường cong Spee trong nghiên cứu của Carter trên người Mỹ 48 tuổi(1) là 1,5mm, thấp hơn trẻ Việt Nam. So sánh giữa nam và nữ, bảng 3 và 4 cho Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 11 thấy ở 13 và 18 tuổi, độ sâu đường cong Spee của nam nhỏ hơn nữ và bán kính đường cong Spee của nam lớn hơn nữ nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3. Độ sâu và bán kính đường cong Spee ở trẻ 13 tuổi, so sánh giữa nam và nữ Biến số Nam (n=16) Nữ (n=19) p Mức ý nghĩa TB ĐLC TB ĐLC SSpee 2,145 0,508 2,301 0,452 0,345 (1) NS RSpee 86,484 20,339 75,978 18,799 0,098 (2) NS (1): Kiểm định t cho hai mẫu độc lập, (2): Kiểm định Mann-Whitney Bảng 4. Độ sâu và bán kính đường cong Spee ở người 18 tuổi, so sánh giữa nam và nữ Biến số Nam (n=16) Nữ (n=19) p Mức ý nghĩa TB ĐLC TB ĐLC SSpee 1,697 0,524 1,794 0,583 0,612 (1) NS RSpee 109,548 28,665 100,959 32,802 0,420 (1) NS (1): Kiểm định t cho hai mẫu độc lập, (2): Kiểm định Mann-Whitney Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu khác: độ sâu đường cong Spee không có sự khác nhau giữa hai giới(3,9,11,16). Tuy nhiên, Kobayashi (1998)(7) khi nghiên cứu về đường cong Spee ở người Nhật trưởng thành lại nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về độ sâu đường cong Spee giữa nam và nữ: nữ sâu hơn nam. Những thay đổi của đường cong Spee ở cung răng vĩnh viễn hàm dưới từ 13 - 18 tuổi Sự thay đổi của đường cong Spee từ 13-18 tuổi được đánh giá qua hai tham số đặc trưng cơ bản: Độ sâu đường cong Spee (SSpee): giảm có ý nghĩa từ 2,23mm ở 13 tuổi xuống 1,75mm ở 18 tuổi (giảm -0,48mm, p<0,001). Điều này nói lên mặt phẳng nhai cung răng vĩnh viễn trở nên ít cong hơn hay phẳng hơn trong giai đoạn từ 13 đến18 tuổi. Bán kính đường cong Spee (RSpee): tăng có ý nghĩa từ 80,78mm ở 13 tuổi lên 104,89mm ở 18 tuổi (tăng 24,10mm, p<0,001). Bảng 5. Sự thay đổi các đặc trưng của đường cong Spee ở cung răng vĩnh viễn hàm dưới từ 13-18 tuổi Biến số 13 tuổi 18 tuổi Khác biệt p Mức ý nghĩa TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC SSpee Nam Nữ Chung 2,145 2,301 2,229 0,508 0,452 0,478 1,697 1,794 1,750 0,524 0,583 0,551 -0,448 -0,507 -0,479 0,314 0,353 0,332 0,000 (1) 0,000 (1) 0,000 (1) *** *** *** RSpee Nam Nữ Chung 86,484 75,978 80,781 20,339 18,799 19,945 109,548 100,959 104,885 28,665 32,802 30,838 23,064 24,981 24,104 15,926 21,708 19,034 0,000 (2) 0,000 (2) 0,000 (2) *** *** *** (1): Kiểm định t cặp đôi, (2): Kiểm định dấu hạng Wilcoxon Như vậy, xu hướng thay đổi của đường cong Spee trong giai đoạn từ 13-18 tuổi là ngày càng ít cong hơn, mặt phẳng nhai của cung răng vĩnh viễn hàm dưới có khuynh hướng phẳng hơn. Xu hướng thay đổi của đường cong Spee ở giai đoạn vị thành niên trong nghiên cứu này tương tự với kết quả các nghiên cứu khác trên thế giới: Carter(1) và Marshall(8) nhận thấy độ sâu đường cong Spee giảm trong giai đoạn vị thành niên, Ferrario(5) xác định rằng từ 13-20 tuổi bán kính đường cong Spee tăng và mặt phẳng nhai cung răng vĩnh viễn hàm dưới phẳng hơn. Sau giai đoạn vị thành niên, độ sâu của đường cong Spee tương đối ổn định(1,8). Theo dõi sự hình thành và phát triển của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 12 đường cong Spee từ giai đoạn bộ răng sữa đến tuổi trưởng thành, nghiên cứu dọc của Marshall trên 33 người Mỹ(8) cho thấy: ở bộ răng sữa, độ sâu đường cong Spee có giá trị nhỏ nhất, ở độ tuổi từ 4 đến 5 tuổi, độ sâu trung bình là 0,24 - 0,25mm; khi bắt đầu mọc các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn I hàm dưới (6-7 tuổi), độ sâu trung bình đường cong Spee tăng lên có ý nghĩa, đạt 1,32mm; độ sâu này gần như không thay đổi cho đến khi mọc răng cối lớn vĩnh viễn II hàm dưới (12,5 tuổi) độ sâu đường cong Spee đạt đến giá trị tối đa là 2,17mm. Ở giai đoạn tuổi vị thành niên, độ sâu đường cong Spee giảm có ý nghĩa với giá trị trung bình ở 16 tuổi là 1,98mm. Ở bộ răng vĩnh viễn người trưởng thành, độ sâu đường cong Spee gần như không thay đổi với giá trị trung bình là 2,02mm ở 27 tuổi. Tại Việt Nam, qua hai nghiên cứu dọc thuần túy khảo sát sự thay đổi các giá trị đặc trưng của đường cong Spee, một ở giai đoạn bộ răng sữa(10) và một ở giai đoạn sớm của bộ răng vĩnh viễn (nghiên cứu này), chúng tôi nhận thấy: độ sâu đường cong Spee giảm trong giai đoạn bộ răng sữa, sau đó độ sâu tăng lên ở bộ răng vĩnh viễn khi răng cối lớn II mọc và ăn khớp hoàn chỉnh (13 tuổi) và có xu hướng giảm trong giai đoạn từ 13 đến 18 tuổi (biểu đồ 1). Biểu đồ 1. Độ sâu đường cong Spee trên bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn người Việt Lý giải cho sự thay đổi của đường cong Spee theo thời gian, Marshall(8) cho là do sự tăng trưởng của cấu trúc sọ mặt, sự phát triển của hệ thống cơ-thần kinh và sự thay đổi của các răng (sự mọc răng và những dịch chuyển sinh lý tự nhiên của bộ răng), tuy nhiên cơ chế sinh học của quá trình thay đổi này vẫn chưa được biết đến một cách rõ ràng và đầy đủ. Theo Ferrario, sự xoay của các răng sau hàm dưới theo hướng ngày càng nghiêng ngoài (do thành phần lực hướng về phía ngoài) và nghiêng gần (do thành phần lực hướng ra trước), làm thay đổi dần độ cong của các đường cong cắn khớp(5). Như vậy, đường cong Spee luôn thay đổi theo thời gian dưới tác động của rất nhiều yếu tố. Muốn xác định đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của đường cong Spee, cần có những nghiên cứu sâu hơn tìm hiểu mối tương quan hỗ tương giữa đường cong Spee và các thành phần khác của hệ thống nhai trong quá trình hoạt động chức năng của bộ răng như độ dốc của sườn sau lồi khớp xương thái dương, độ cắn phủ, cắn chìa của răng trước và lực nhai KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra được những kết luận chính như sau: Các giá trị đặc trưng của đường cong Spee của cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa ở 13 và 18 tuổi. Khi đánh giá sự thay đổi của đường cong Spee trong giai đoạn từ 13-18 tuổi, nhận thấy độ sâu đường cong Spee giảm có ý nghĩa và bán kính đường cong Spee tăng có ý nghĩa. Như vậy, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 13 mặt phẳng nhai cung răng vĩnh viễn trở nên ít cong hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carter GA, McNamara JA (1998), “Longitudinal dental arch changes in adults”, Am J Orthod Dentofac Orthop, 114, pp.88-99. 2. Farella M, Michelotti A, van Eijden TMGJ, Martina R (2002), “The curve of Spee and craniofacial morphology: a multiple regression analysis”, Eur J Oral Sci, 110, pp.277-281. 3. Ferrario VF, Sforza C, Miani Jr A, Colombo A, Tartaglia G (1992), “Mathematical definition of the curve of Spee in permanent healthy dentition in man”, Archs oral Biol, 37(9), pp.691-694. 4. Ferrario VF, Sfoza C, Miani A (1997), “Statistical evaluation of Monson’s Sphere in healthy permanent dentitions in Man”, Archs oral Biol, 42(5), pp.365-369. 5. Ferrario VF, Sfoza C, Poggio CE, Serrao G, Colombo A (1999), “Three-dimensional dental arch curvature in human adolescents and adults”, Am J Orthod Dentofac Orthop, 115(4), pp.401-405. 6. Hirogaki Y, Sohmura T, Satoh H, Takahashi J, Takada K (2001), “Complete 3D reconstruction of dental cast shape using perceptual grouping”, IEEE Trans Med Imaging, 20, pp.1993-1101. 7. Kobayashi M, Arai K, Ishikawa H (1998), “A three- dimensional analysis of the curve of Spee in Japanese normal occlusions”, Orthod Waves, 57(4ӧ), pp.258-267. 8. Marshall SD, Caspersen M, Hardinger RR, Franciscus RG, Aquilino SA, Southard TE (2006), “Development of the curve of Spee”, Am J Orthod Dentofac Orthop, 134(3), pp.344-352. 9. Nguyễn Thị Kim Anh, Hoàng Tử Hùng (1994), “Đặc điểm hình thái đường rìa cắn đỉnh múi ngoài cung răng dưới theo 3 chiều trong không gian”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP.HCM, tr.24-30. 10. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), “Sự thay đổi của đường cong Spee trong giai đoạn bộ răng sữa ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi”, Tạp Chí Y Học TP.HCM, tập 11(2), tr.01-09. 11. Nguyễn Thị Kim Anh (2012), “Kích thước cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở trẻ 13 tuổi”, Tạp Chí Y Học TP.HCM, tập 16(2), tr.34-39. 12. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2011), Hình thể cung răng hàm trên ở trẻ 12 tuổi, Tiểu luận tốt nghiệp Bác Sĩ Răng Hàm Mặt, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP.HCM. 13. Orthlieb J (1997), “The Curve of Spee: understanding the sagittal organization of mandibular teeth”, The Journal of Craniomandibular Pratice, 15(4), pp.333-340. 14. Spee FG, Beidenbach MA, Hotz M, Hitchcock HP (1980), “The gliding path of the mandible along the skull”, J Am Dent Assoc, 100, pp.670-675. 15. The Academy of Prosthodontics (2005), “The Glossary of Prosthodontic Terms”, J Prosthet Dent, 94(1), pp.10-92. 16. Xu H, Suzuki T, Muronoi M, Ooya K (2004), “An evalution of the curve of Spee in the maxilla and mandible of human permanent healthy dentitions”, J Prosthet Dent, 92, pp.536-539. Ngày nhận bài báo: 10/01/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2016 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_thay_doi_cua_duong_cong_spee_o_bo_rang_vinh_vien_nghien_c.pdf
Tài liệu liên quan