Sự tham gia của các hộ nông dân sản xuất nhỏ trong chuỗi giá trị rau tại Lào Cai

Tài liệu Sự tham gia của các hộ nông dân sản xuất nhỏ trong chuỗi giá trị rau tại Lào Cai: Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 59 Sự tham gia của các hộ nông dân sản xuất nhỏ trong chuỗi giá trị rau tại Lào Cai Dale Yi1, Nguyễn Hữu Nhuần2, Nguyễn Thị Thu Huyền2 Cơ quan 1 Đại học Adelaide 2 Học viện Nông nghiệp Việt nam Tác giả liên hệ dale.yi@adelaide.edu.au Giới thiệu Mặc dù các cơ hội thị trường ngày càng mở ra, chuỗi giá trị rau quả tại Tây Bắc Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức và chưa thể đáp ứng được những điều kiện thay đổi của cầu. Nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh của hệ thống sản xuất rau quả Tây Bắc, các chuỗi giá trị phải chuyển từ cung ứng sản phẩm không đóng gói cho các chợ địa phương sang sản xuất sản phẩm với các đặc điểm đáp ứng nhu cầu thị trường khu vực lớn hơn. Để tham gia vào sự phát triển của các chuỗi giá trị rau quả, các nông hộ phải có khả năng phối hợp một cách hiệu quả với thị trường để quyết đ...

pdf3 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tham gia của các hộ nông dân sản xuất nhỏ trong chuỗi giá trị rau tại Lào Cai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 59 Sự tham gia của các hộ nông dân sản xuất nhỏ trong chuỗi giá trị rau tại Lào Cai Dale Yi1, Nguyễn Hữu Nhuần2, Nguyễn Thị Thu Huyền2 Cơ quan 1 Đại học Adelaide 2 Học viện Nông nghiệp Việt nam Tác giả liên hệ dale.yi@adelaide.edu.au Giới thiệu Mặc dù các cơ hội thị trường ngày càng mở ra, chuỗi giá trị rau quả tại Tây Bắc Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức và chưa thể đáp ứng được những điều kiện thay đổi của cầu. Nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh của hệ thống sản xuất rau quả Tây Bắc, các chuỗi giá trị phải chuyển từ cung ứng sản phẩm không đóng gói cho các chợ địa phương sang sản xuất sản phẩm với các đặc điểm đáp ứng nhu cầu thị trường khu vực lớn hơn. Để tham gia vào sự phát triển của các chuỗi giá trị rau quả, các nông hộ phải có khả năng phối hợp một cách hiệu quả với thị trường để quyết định trồng cây gì, khi nào trồng và làm thế nào để đảm bảo chất lượng. Các câu hỏi nghiên cứu chính mà chúng tôi đặt ra là: 1. Cấu trúc của các chuỗi giá trị của các nông hộ sản xuất nhỏ tại Tây bắc, Việt Nam là gì? 2. Cơ hội chính đối với mỗi chuỗi cụ thể là gì? 3. Những rào cản nào cho sự phát triển của mỗi chuỗi giá trị? Nghiên cứu này xác định những ví dụ về chuỗi giá trị rau quả của các hộ nông dân sản xuất nhỏ và đánh giá những lợi thế và bất lợi của mỗi chuỗi giá trị. Phương pháp 9 nhóm thảo luận tập trung (FDG) và phỏng vấn sâu với từng tác nhân của chuỗi giá trị được thực hiện về các chuỗi giá trị rau tại huyện Sapa và Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, Việt Nam vào tháng 7 và tháng 8/2017. Hướng dẫn thảo H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 60 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người luận và biên bản ghi chép đã được sử dụng nhằm hệ thống và chuẩn hóa việc thu thập dữ liệu, với thảo luận được thiết kế tập trung giải quyết các vấn đề sau: • Phát triển các mô hình tiêu thụ rau • Bối cảnh chung và cơ cấu sản xuất cũng như hệ thống thương mại đang được áp dụng bởi các hợp tác xã, nhóm nông dân và thương lái. • Khó khăn mà thương lái và người sản xuất đang phải đối mặt • Phát triển tham vọng và kế hoạch mở rộng trong tương lai Kết quả Các chuỗi giá trị bao gồm các nông hộ sản xuất nhỏ được phân loại thành ba nhóm chính chủ yếu dựa vào phương pháp phối hợp và tiếp cận thị trường. Ba nhóm được xác định bao gồm: Các chuỗi điều phối bởi chợ truyền thống: Qua khảo sát cho thấy đây là chuỗi chính của các nông hộ sản xuất rau tại Lào Cai. Sản phẩm do nông dân sản xuất và vận chuyển tới các chợ truyền thống và bán hàng theo giá thỏa thuận ngay tại chợ. Nông dân không biết trước giá cả khi chưa tới chợ, và họ chỉ đơn giản là chấp nhận giá bán phổ biến trong ngày. Điều này dẫn đến cung vượt quá cầu vào chính vụ thu hoạch và cung không đủ cho cầu khi trái vụ. Chuỗi điều phối bởi các nhà thu gom chuyên nghiệp: Trong chuỗi này, các tác nhân tiêu thụ trung gian (thường là người thu gom) điều phối giao dịch giữa một mạng lưới nhỏ khoảng 20-30 hộ sản xuất và người mua cao cấp tại Lào Cai. Người thu gom phát triển các mối quan hệ cung ứng ưu tiên với các nhà hàng, người bán lẻ, và các cơ quan (trường học, bệnh viện) từ đó thiết lập giá cao hơn cho yếu tố chất lượng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Mặc dù người sản xuất trong chuỗi tạo ra sản phẩm chất lượng cao và an toàn, nhưng chuỗi này không thể cung ứng cho các “thị trường cao cấp” tại Hà nội do họ không có chứng nhận. Nông dân trong chuỗi này phân tán trong nhiều huyện dẫn tới việc cấp chứng nhận chính thức gần như là bất khả thi. Hợp tác xã: Các hợp tác xã tương tự “các chuỗi được điều phối bởi các nhà thu gom chuyên nghiệp” ở chỗ họ có thể phối hợp với người sản xuất để đưa ra giá cao hơn cho rau có chất lượng cao. Các hợp tác xã đi thêm một bước bằng cách giúp các nhóm nông dân được cấp chứng nhận cho rau an toàn. Điều này giúp nông dân tiếp cận với thị trường cao cấp ở xa tại Hà nội để bán giá cao hơn. Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 61 Kết luận Nhìn chung, hệ thống tiêu thụ phổ biến chưa thể giúp nâng cao giá trị cho cho xuất rau an toàn do thiếu các tiêu chuẩn và phân loại. Ngoài ra, còn vấn đề lớn hơn đó là thị trường chưa thực hiện được chức năng của nó. Cơ chế giá dường như chưa hiệu quả trong điều tiết hành vi cung ứng của hộ vì họ chưa thực sự sản xuất hàng hóa. Điều này được minh chứng thấy rõ khi cung vượt quá cầu trong mùa đông và không đủ đáp ứng cầu vào mùa hè. Chuỗi điều phối bởi người thu gom và hợp tác xã là những ví dụ cho sự phát triển thành công chuỗi giá trị. Những mô hình này có khả năng phối hợp với nông dân để sản xuất và thu hoạch sản phẩm đạt lợi nhuận cao nhất khi giá cao nhất. Họ đã tìm được cách cung ứng cho những thị trường cao cấp ngay tại địa phương, và tại Hà Nội ở quy mô nhỏ hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs11_9399_2207172.pdf
Tài liệu liên quan