Sự phát triển Đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - Nguyễn Thị Quất

Tài liệu Sự phát triển Đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - Nguyễn Thị Quất: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0084 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 58-64 This paper is available online at SỰ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 Nguyễn Thị Quất Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Hoài Đức, Hà Nội Tóm tắt. Sau 1975, đề tài người trí thức trong văn học Việt Nam được phục sinh với một tâm thế mới. Ở mỗi khuynh hướng tiểu thuyết, mỗi nhà văn, nhân vật người trí thức lại được khám phá ở một góc độ khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung: thể hiện nhận thức mới của nhà văn về giới trí thức. Từ việc khám phá kiểu nhân vật trí thức, các nhà văn nêu lên những vấn đề có ý nghĩa xã hội như: vấn đề nhìn lại lịch sử, nhìn lại chiến tranh; vấn đề giữ gìn đạo đức gia đình, đạo đức xã hội; vấn đề vai trò vị trí giới trí thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ khóa: Nhân vật người trí thức, tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 1. Mở đầu Đề tài người trí thức là đề tài truyền thống của văn ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển Đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - Nguyễn Thị Quất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0084 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 58-64 This paper is available online at SỰ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 Nguyễn Thị Quất Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Hoài Đức, Hà Nội Tóm tắt. Sau 1975, đề tài người trí thức trong văn học Việt Nam được phục sinh với một tâm thế mới. Ở mỗi khuynh hướng tiểu thuyết, mỗi nhà văn, nhân vật người trí thức lại được khám phá ở một góc độ khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung: thể hiện nhận thức mới của nhà văn về giới trí thức. Từ việc khám phá kiểu nhân vật trí thức, các nhà văn nêu lên những vấn đề có ý nghĩa xã hội như: vấn đề nhìn lại lịch sử, nhìn lại chiến tranh; vấn đề giữ gìn đạo đức gia đình, đạo đức xã hội; vấn đề vai trò vị trí giới trí thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ khóa: Nhân vật người trí thức, tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 1. Mở đầu Đề tài người trí thức là đề tài truyền thống của văn học Việt Nam. Ngay từ khi văn học viết được hình thành, nhân vật người trí thức đã trở thành nhân vật của văn học. Từ đó đến nay, hơn mười thế kỉ văn học đã qua đi, cho dù ở mỗi thời kì, nhân vật trí thức được thể hiện ở mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng chưa bao giờ vắng bóng. Đặc biệt sau 1975, cùng với công cuộc đổi mới văn học, nhân vật trí thức xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành một hiện tượng văn học, đặc biệt là trong thể loại tiểu thuyết. Từ chỗ trở thành nhân vật chính trong đời sống sáng tác, người trí thức trở thành đối tượng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu nhân vật người trí thức trở thành một yêu cầu mới đặt ra cho đời sống lí luận. Trong giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX, việc nghiên cứu về nhân vật trí thức mới dừng lại ở việc xem xét nhân vật một cách đơn lẻ trong các tác phẩm cụ thể. Giới phê bình dường như mới chỉ mới chỉ đưa ra những nhận xét ban đầu về nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, còn nhân vật trí thức trong sáng tác của các tác giả khác thì hầu như chưa được chú ý. Tiêu biểu nhất phải kể đến các bài viết Đám cưới không có giấy giá thú - một cách nhìn nhận về người thầy [7] của Thanh Tùng, Tâm sự với tác giả Đám cưới không có giấy giá thú [4] của Phong Thu, Về người trí thức trong Đám cưới không có giấy giá thú [1] của Lê Thành Nghị,. . . Sang thế kỉ XXI, việc nghiên cứu nhân vật người trí thức, đề tài người trí thức đã đạt đến mức độ khái quát cao hơn, ngoài những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết có nhắc đến nhân vật người trí thức thì đã có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã lấy nhân vật trí thức trong sáng tác của một tác giả hay của một giai đoạn văn học làm đối tượng nghiên cứu chính, tiêu biểu như: Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016 Liên hệ: Nguyễn Thị Quất, e-mail: quat68@gmail.com 58 Sự phát triển đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Hình tượng người trí thức trong văn xuôi thời kì đổi mới [6] của Dương Khánh Toàn, Nhân vật người trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại [2] của Phan Thị Phương Thế Ngọc, Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng [3] của Nguyễn Thị Quất. . . Trong khi nghiên cứu về nhân vật trí thức, các tác giả bước đầu đưa ra nhận định của mình về nhân vật trí thức. Dương Khánh Toàn chỉ ra sự vận động của nhân vật người trí thức trong văn xuôi Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến thời kì đổi mới, khái quát các xu hướng thể hiện hình tượng người trí thức trong văn xuôi thời kì đổi mới: xu hướng khai thác lịch sử, xu hướng nhập cuộc hiện tại, xu hướng phê phán và hoài nghi. Phan Thị Phương Thế Ngọc sau khi trình bày nhận định về người trí thức từ đời sống đến trang văn cũng nhận định hai kiểu mẫu hình tượng người trí thức văn nghệ sĩ cơ bản của văn xuôi Việt Nam hiện đại: những mẫu người lấy vinh quang, kiêu hãnh nhấn chìm cay đắng mặc cảm qua cái nhìn sử thi, những mẫu người giàu kiêu hãnh và mặc cảm trong ý thức sâu xa về nhân cách, về bản thể qua cái nhìn tiểu thuyết. Còn Nguyễn Thị Quất sau khi đi phân tích nguyên nhân xuất hiện trở lại của kiểu nhân vật trí thức trong văn học sau 1975, khẳng định Ma Văn Kháng là nhà văn có sở trường viết về trí thức đã đi vào khái quát chân dung tinh thần nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với hai nội dung cơ bản: người trí thức và nỗi đau thân phận, người trí thức và bản lĩnh vươn lên chống trả số phận, khẳng định tài năng, nhân cách. Tuy nhiên, điểm lại các công trình nghiên cứu có thể thấy rằng, việc nghiên cứu nhân vật trí thức trong tiểu thuyết sau 1975 đã được tiến hành nhưng chưa đạt tới độ bao quát. Việc nghiên cứu sự phát triển đề tài người trí thức trong tiểu thuyết sau 1975 là hết sức cần thiết để khám phá tư tưởng của nhà văn và các ý nghĩa xã hội được nêu ra từ việc thể hiện hình tượng nhân vật trí thức. 2. Nội dung nghiên cứu Nhân vật người trí thức là nhân vật quen thuộc của đời sống văn học. Ngay từ thời kì trung đại, nhân vật người trí thức đã xuất hiện trong thơ văn. Đó là vị thiền sư thấu hiểu quy luật cuộc đời mà an nhiên tự tại trong thơ thiền thời Lý, người quân tử hết lòng vì nước vì dân trong thơ Nguyễn Trãi, nhà nho ẩn dật chọn cách sống lánh đục về trong trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người anh hùng thư kiếm trong thơ Nguyễn Công Trứ, người nghệ sĩ đồng cảm sâu sắc với người tài hoa bạc mệnh trong thơ Nguyễn Du. Trong công cuộc đổi mới văn học nửa đầu thế kỉ XX, đề tài người trí thức phát triển lên một tầm cao mới, nhân vật người trí thức tây học có tư tưởng tự do hiện lên rõ nét hơn trong tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách, Nhất Linh, Khái Hưng và kết tinh thành tựu trong sáng tác của Nam Cao khi nhà văn đi vào thể hiện chân thực và cảm động bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trong hoàn cảnh “miếng cơm manh áo ghì sát đất”. Trong 30 năm chiến tranh (1945- 1975), nhân vật người trí thức ít xuất hiện hơn, đề tài người trí thức nhường chỗ cho các đề tài khác mang tính thời sự. Nhưng đến sau 1975, cùng với sự đổi thay của đời sống xã hội, khát vọng bày tỏ cái tôi cá nhân của các nhà văn thôi thúc, đề tài người trí thức được phục sinh, nhân vật người trí thức được thể hiện trong một tâm thế mới. 2.1. Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết lịch sử Trong dòng tiểu thuyết lịch sử, nhân vật trí thức trước hết là những con người có tư tưởng đổi mới đầy táo bạo. Hồ Quý Ly trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Xuân Khánh là người chí lớn tài cao. Mang trong mình tư tưởng đạo Khổng, ông luôn khát khát khao được đóng góp sức mình để giúp vua giúp đời. Trong hoàn cảnh triều đình nhà Trần đã suy yếu không đủ sức để gánh vác sự nghiệp trọng đại, đất nước trong tình thế lung lay và đang đứng trước thảm họa ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thể hiện vai trò rường cột của mình như một người trí thức chân chính. Nhưng những đề xuất cải cách ông đưa ra đều bị gạt bỏ. Hồ Quý Ly ý thức rõ một điều: cải cách chỉ có thể được 59 Nguyễn Thị Quất thực hiện khi nhà cải cách có quyền lực trong tay. Là người có tư tưởng đổi mới, được đặt vào tình thế phải đổi mới, ông đã vượt qua khuôn khổ của chữ “Trung” hẹp hòi, giành lấy quyền lực và thực hiện khát vọng đổi mới. Trong nhận thức thời xưa, hành động thoán ngôi đoạt vị là hành động phản nghịch, bởi vậy, Hồ Quý Ly không thu phục được nhân tâm và như một lẽ tất yếu ông trở thành kẻ cô đơn giữa thời đại mình. Nguyễn Huệ, người anh hùng “áo vải cờ đào” trong lịch sử, khi đi vào tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác trở thành một người trí thức có tư tưởng tiến bộ. Rất chăm đọc sách nhưng Nguyễn Huệ không coi những điều trong sách là chân lí. Nguyễn Huệ luôn có tư tưởng phản biện lại, bổ sung thêm cho những điều được sách vở nêu ra để nó trở nên đầy đủ và đúng đắn. Khác với thầy Hiển và một số nhà nho cổ hủ khư khư ôm lấy chữ “Trung” một cách mù quáng, Nguyễn Huệ học sách Nho theo cách riêng, ứng dụng vào cuộc sống theo cách riêng và vì thế trở thành người đưa dòng lịch sử chuyển hướng tích cực. Bằng việc xây dựng hình tượng Hỗ Quý Ly, Nguyễn Huệ, Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Mộng Giác đã gián tiếp thể hiện thái độ đồng tình với những người trí thức có tư tưởng đổi mới. Ngoài ra, nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết lịch sử cũng là những người có lòng tự trọng cao, mang bản lĩnh, khí phách của trí thức Việt Nam rõ nét. Cụ Đốc Ngữ, cụ đồ Tiết, cụ phó bảng Vũ Huy Tân, ông Tú Cao, ông cử Khiêm, Đề Nghĩa trongMẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là lớp nhà nho cuối cùng của nền Hán học. Sống trong hoàn cảnh kẻ thù đang giày xéo lên quê hương, chi phối triều đình phong kiến, các cụ lựa chọn con đường xếp nghiên bút để cầm vũ khí đánh Tây. Cho dù sự nghiệp không thành nhưng để lại tiếng vang lớn, trở về cuộc sống bình thường ở quê nhưng lúc nào cũng giữ khí tiết nhà nho, là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo. Nối tiếp thế hệ cha ông, lớp trí thức trẻ cũng sớm ý thức được trách nhiệm thế hệ mình, tiêu biểu là Huy. Đang học trường Bưởi, Huy tham gia phong trào yêu nước đòi để tang cụ Phan Chu Trinh và bị đuổi học, từ đó Huy bước vào con đường cách mạng với tất cả bầu nhiệt huyết nóng hổi. Anh sẵn sàng chịu đựng gian khổ, chấp nhận hi sinh để thực hiện lí tưởng cách mạng đã chọn. Với mục tiêu nhào nặn lại lịch sử, tạo ra một hiện thực lịch sử mang tính giả định, các nhà văn sau 1975 thường thể hiện nhân vật của mình trong nhiều mối quan hệ phức tạp: với gia đình, bạn bè, người đồng chí hướng, người yêu, với người thuộc thế hệ trước, người thuộc thế hệ sau, trong những tình huống bất ngờ, những những toan tính cá nhân ích kỉ, với nhiều trạng thái tâm lí vui - buồn, yêu - ghét, căm hận - biết ơn, hi vọng - thất vọng... Hồ Quý Ly bên ngoài cương quyết nhưng bên trong đầy những khắc khoải lo âu, bên ngoài luôn lạnh lùng nhưng trong lòng rất cô đơn, luôn khát khao một tình tri kỉ. Nguyễn Huệ là một con người cao cả nhưng vì toan tính cá nhân mà không dám sống cho tình yêu. Ông giáo Hiển (Sông Côn mùa lũ) bề ngoài giống như một nho sĩ quy ẩn nhưng trong lòng vẫn tràn ngập khao khát được cống hiến một lòng tin vào sách Nho nhưng cũng đã bắt đầu hoài nghi về vấn đề sách Nho nêu ra. Sử Văn Hoa (Hồ Quý Ly) trung với nhà Trần nhưng cũng là người hiểu lẽ biến dịch, ông không đứng về phía Hồ Quý Ly nhưng trong lòng nhiều lúc ông không khỏi cảm phục con người này. Cụ Tú Cao (Mẫu thượng ngàn) căm ghét bọn thực dân nhưng lại gả con gái cho một đốc tờ người Pháp vì ơn cứu mạng... Chính cách thể hiện nhân vật trong sự phức tạp đa diện đã đem đến cho nhân vật lịch sử một sức hấp dẫn mới. 2.2. Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết bàn về chiến tranh Trong các tiểu thuyết bàn về chiến tranh, nhân vật người trí thức chủ yếu xuất xuất hiện với vai trò kép: người lính- người trí thức. Họ là những người cán bộ cao cấp lãnh đạo kháng chiến như anh Hảo (trong Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải), chiến đấu ngoài chiến trường như Kiên (trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh), nhưng cũng có khi, họ lại là người lính chiến đấu thầm lặng trong lòng địch, trong hoàn cảnh “đồng đội ở xa mà kẻ địch thì cùng nhà cùng phòng”, luôn 60 Sự phát triển đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 luôn đối diện với cả hiểm nguy và cám dỗ (Hai Long, Thắng, Hòe, Ruật trong Ông cố vấn của Hữu Mai, Quân trong Thời gian của người của Nguyễn Khải). Là người trí thức, họ luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, là người lính, họ tuyệt đối trung thành với lí tưởng của Đảng. Bàn về chiến tranh, lần đầu tiên các nhà văn thể hiện cái nhìn rộng lượng với người trí thức “bên kia chiến tuyến”. Ông nhìn nhận sự sai lầm của Quý và Chương (Gặp gỡ cuối năm) xuất phát từ mơ hồ về nhận thức chính trị trong buổi đầu lập thân, việc chạy sang Tàu của ông Mọn, ông Vũ là do hoàn cảnh xô đẩy chứ không có dã tâm bán nước. Sự xuất hiện của nhân vật trí thức cách mạng và cả những người ở chiến tuyến bên kia đã giúp các nhà văn bổ sung vào bức tranh hiện thực quen thuộc một mảng hiện thực mới chưa từng được văn học đề cập tới. Bàn về chiến tranh, các nhà văn dần bộc lộ tư tưởng của mình qua nhân vật. Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) và Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) bước ra khỏi chiến tranh với tư cách là người chiến thắng nhưng tâm trạng không những không thanh thản, hạnh phúc mà còn luôn bị ám ảnh bởi những hình ảnh kinh hoàng mà anh từng chứng kiến. Kiên quay lại chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội trong nỗi đau đớn và trăn trở khôn nguôi. Kiên lao vào viết về chiến tranh như một cách để hành xác. Còn Hai Hùng dường như không thể hòa nhập được với cuộc sống hôm nay khi những hình ảnh cả hạnh phúc và đau đớn một thời chiến tranh cứ trở đi trở lại giày vò. Hai Hùng quyết định trở lại chiến trường xưa để tìm lại chính mình và trả lời những câu hỏi còn bỏ ngỏ về chiến tranh. Đứng từ góc độ nhân loại, chiến tranh được nhìn nhận như là thảm họa đối với con người. 2.3. Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết viết về công cuộc xây dựng cuộc sống mới Trong tiểu thuyết viết về xây dựng cuộc sống mới, các nhà văn chủ yếu đi vào khai thác những nhân vật trí thức đi tiên phong, sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp cao cả. Với cương vị là người lãnh đạo, người trí thức không đầu hàng trước khó khăn, việc phát triển sản xuất, cải thiện đời sống cho người lao động được họ xem là nhiệm vụ trọng tâm, là hành động thiết thực nhằm bảo vệ và củng cố thành quả của cách mạng. Trong công việc, họ không rập khuôn máy móc theo cách làm cũ, theo những chính sách đã lỗi thời mà luôn trăn trở tìm ra lối làm ăn mới, phù hợp với thực tế khách quan trong giai đoạn mới. Họ không nề hà khó khăn lặn lội đến những nơi xa xôi để tìm hiểu thế mạnh từng vùng đất, tìm lối thoát cho cuộc sống bế tắc (ông Quyết Định trong Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng, Thịnh và Lộc trong Giấy trắng của Triệu Xuân), họ tự tin đứng lên bảo vệ quan điểm đổi mới của mình trước lãnh đạo cấp trên và chứng minh sự đúng đắn hợp quy luật của nó bằng chính những thành quả đạt được của đơn vị, họ đấu tranh đến cùng với lối tư duy bảo thủ, vận dụng chính sách một cách máy móc đang có nguy cơ ngăn cản sự phát triển của cái mới, đưa đất nước tụt hậu. Trong đội ngũ trí thức, có rất nhiều cán bộ khoa học say mê nghiên cứu, thành quả lao động của họ đã và đang góp phần không nhỏ đem đến những thành công mới trong phát triển sản xuất (Trọng và Nam trong Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng; Sơn trong “Đường giáp mặt trận”, Trung và Toàn trong “Những cánh cửa đã mở” của Nguyễn Khắc Phê; Đạt, Cao trong “Giấy trắng” của Triệu Xuân...). Là người trí thức, họ không chấp nhận lối sống tư lợi cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể (Bình trong Gặp gỡ cuối năm, Giang trong Vòng sóng đến vô cùng của Nguyễn Khải, Trọng và Nam trong Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng), họ cũng không chấp nhận buông xuôi trước cái xấu cái ác, kiên quyết chống tiêu cực, giữ gìn bảo vệ đường lối đổi mới (nhà báo Thanh Mai trong Giấy trắng), bảo vệ di sản văn hóa, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân (ông Hoàng Xuân trong Ông Bộ trưởng của Lê Tiến Dũng)... Viết về người trí thức trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, cảm hứng chính của các nhà văn là cảm hứng ngợi ca. Hầu hết các nhân vật trí thức trong các tác phẩm này đều là những người mang nhiều phẩm chất lí 61 Nguyễn Thị Quất tưởng. Cũng vì thế mà họ có nhiều nét gần gũi với nhân vật trí thức trong tiểu thuyết viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong tiểu thuyết trước 1975. Có thể thấy, điểm khác nhau cơ bản trong cách thể hiện nhân vật của các nhà văn thời kì này so với các nhà văn thời trước là bước đầu đã nói nhân vật ở góc độ con người cá nhân, con người bi kịch. Ông Quyết Định và Thịnh hết lòng vì sự nghiệp chung thì luôn bị kẻ xấu lập mưu hãm hại. Nam, Trọng, Lộc, người chết vì bạo bệnh, người hi sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu đê. 2.4. Nhân vật trí thức trong các tiểu thuyết viết về đời tư thế sự Trong các tác phẩm viết về đời tư thế sự, mỗi nhà văn với vốn hiểu biết khác nhau, với tâm trạng và tâm sự khác nhau lại đi vào khai thác, thể hiện người trí thức ở các mảng hiện thực khác nhau. Ma Văn Kháng là một nhà giáo, nhà văn, có thời làm thư kí cho bí thư tỉnh ủy, mảng đời sống quen thuộc của ông là trường học, là nơi công sở nên nhân vật trí thức được ông lựa chọn hầu hết là các cán bộ công chức, viên chức, đặc biệt là nhà giáo nhà văn. Nói đến nhân vật trí thức, người đọc nghĩ ngay tới những tác phẩm một thời đã để lại tiếng vang như: Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Chó Bi, đời lưu lạc, Một mình một ngựa... Đọc tiểu thuyết Ma Văn Kháng, chúng ta nhận thấy nhân vật trí thức trong sáng tác của ông hầu hết là những người có tài, có tâm, có lí tưởng cao đẹp, luôn khát khao được vươn lên, được cống hiến và tỏa sáng nhưng cuộc đời lại gặp nhiều nỗi trái ngang. Nhà văn chủ yếu thể hiện nhân vật trong ba bi kịch cơ bản: bi kịch lạc thời vỡ mộng, bi kịch hôn nhân gia đình và bi kịch tha hóa nhân cách. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bi kịch này, trong đó không thể không nhắc đến những ba nguyên nhân cơ bản: nguyên nhân từ sự hoành hành ngang dọc của những kẻ bất tài thất đức ngồi trên ghế lãnh đạo vì sự bất cập trong chính sách bổ nhiệm cán bộ một thời, nguyên nhân từ sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và nguyên nhân từ chính những phẩm chất mang tính đặc trưng của người trí thức: cho dù rơi vào hoàn cảnh bế tắc cũng không bao giờ thôi hướng tới những khát vọng lớn lao. Tuy nhiên, nhân vật trí thức không phải là những con người dễ đầu hàng số phận. Cho dù gặp nhiều điều trớ trêu ngang trái, nhưng chỉ rất ít trong số họ là gục ngã trước hoàn cảnh, phần nhiều họ vẫn có bản lĩnh để giữ mình hơn nữa còn biết vươn lên để khẳng định tài năng nhân cách. Trong số đó còn có những người đã mạnh dạn dám đứng ra để tự nguyện gánh vác trách nhiệm lớn lao với tinh thần nhập cuộc thực sự. Viết về người trí thức cũng là một cách Ma Văn Kháng thể hiện cái nhìn phản tư về đời sống. Trong các tác phẩm viết về người trí thức, nhà văn không ngại ngần nói ra những mặt trái của xã hội, những mặt bất cập của cơ chế sử dụng cán bộ và hơn nữa là dám nhìn thẳng vào thực tế trí thức Việt Nam với cả những mặt tích cực và hạn chế để phản ánh. Khi thể hiện nhân vật người trí thức, bên cạnh việc kế thừa thành tựu của văn học truyền thống, ông đã có những đổi mới khá táo bạo. Việc sử dụng thủ pháp đối lập khi xây dựng cặp nhân vật trí thức - phản trí thức góp phần thể hiện rõ nét tư tưởng của nhà văn. Việc sử dụng thủ pháp mới như thủ pháp dựng đối thoại, khai thác tâm lí một lần nữa giúp ông đi sâu đi khám phá nhân vật ở chiều sâu tâm thức. Có thể nói với đề tài người trí thức, Ma Văn Kháng không chỉ là người kế thừa xuất sắc nhất của Nam Cao mà còn đưa đề tài này lên một bước phát triển mới khi thể hiện người trí thức ở góc độ thân phận. Cũng viết về người trí thức ở góc độ đời tư nhưng Nguyễn Khải không đi vào các mối quan hệ gia đình xã hội phức tạp như Ma Văn Kháng mà chủ yếu đi sâu khai thác nhân vật ở góc độ lí tưởng cá nhân, trong vấn đề lựa chọn đường đi, lựa chọn cách sống. Đọc Nguyễn Khải, người đọc có thể nhận ra nhân vật trí thức của ông mạnh mẽ hơn, lí trí hơn và chủ động hơn nhân vật trí thức của Ma Văn Kháng. Trong khi nhân vật của Ma Văn Kháng luôn ở trạng thái chìm vào cảm xúc, suy tư, dằn vặt thì hầu hết nhân vật của Nguyễn Khải say sưa trong tranh luận và hành động. 62 Sự phát triển đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Trong thế giới nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Khải là những người có học vấn cao. Có những người là tiến sĩ, cử nhân được đào tạo ở những trường đại học danh tiếng nước ngoài, có người được đào tạo từ trường danh tiếng trong nước, có người được đào tạo từ trường sĩ quan của ngụy, có người được đào tạo từ trường học tôn giáo, có người trở thành trí thức nhờ quá trình tự học và rèn luyện trong lao động, công tác nhưng đều có một điểm chung là có lòng yêu nước, có lí tưởng. Với lớp người già, những ai mà khát vọng cá nhân không mâu thuẫn với khát vọng dân tộc, đường đi của cá nhân không ngược đường với lối đi của dân tộc thì thành công, trở thành lực đẩy cho sự phát triển của xã hội; những ai mơ hồ về vấn đề chính trị, lầm lẫn ngay từ buổi đầu lựa chọn thì vô tình trở thành kẻ thù của nhân dân, thất bại và ôm hận mãi mãi. Còn với lớp trí thức trẻ, lớn lên trong cảnh đất nước thái bình, thất bại hay thành công lại phụ thuộc vào việc lựa chọn cách sống. Muốn thành công người trí thức phải biết đặt lợi ích lâu dài lên trên lợi ích trước mắt, đặt lợi tập thể lên trên quyền lợi các nhân. Những ai để đồng tiền len lỏi vào sự tính toán rất dễ đánh mất mình. Nhân vật trí thức của Nguyễn Khải cũng có bi kịch nhưng họ lí trí hơn, ít bộc lộ sự yếu mềm, cho dù rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng họ vẫn cố gắng vươn lên, sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Sau Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng, nhiều nhà văn vẫn tiếp tục viết về người trí thức nhưng còn rất ít những nhân vật còn mang những nét đẹp cao quý của mẫu hình trí thức truyền thống. Hầu hết nhân vật trí thức hiện lên với tâm trạng hoang mang, hoài nghi, bi quan, chán nản (Hoài trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, nhân vật “tôi” trong Chinatown của Thuận), hèn nhát nhu nhược (Tâm trong Hai nhà của Lê Lựu, ông tiến sĩ trong Ngõ lỗ thủng của Trung Trung Đỉnh), dốt nát hãnh tiến, cơ hội (Thủy trong Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn, Bình, Lâm, Sáng trong Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà... ), bỉ ổi vô đạo đức (Xí, Khỏa trongMười đêm lẻ một của Hồ Anh Thái...) và cả những trí thức cơ hội bám lấy lợi danh như “thằng trí thức” trong Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương... Sự xuất hiện của các nhân vật này một phần phản ánh mặt trái của cuộc sống đương đại khi xã hội xuất hiện không ít những trí thức bị mờ mắt quyền lực và đồng tiền, khi những kẻ giả danh trí thức vẫn còn chỗ đứng trong xã hội bởi sự bất cập trong công tác quản lí con người, đồng thời thể hiện cái nhìn bi quan, có phần lệch lạc của các nhà văn về giới trí thức. 3. Kết luận So với trước 1975 thì thời kì sau 1975 đề tài người trí thức đã có bước phát triển mới không chỉ bởi số lượng nhân vật mà còn bởi cách nhìn mới, cách khám phá mới của nhà văn. Nhân vật người trí thức qua cách nhìn cách khám phá ấy cũng hiện lên chân thực hơn, gần gũi và đời thường hơn trong từng trang tiểu thuyết. Qua mỗi cách nhìn, cách khám phá, chúng ta lại cảm nhận được thái độ của nhà văn đối với người trí thức và hiện thực. Từ hình tượng người trí thức, các nhà văn nêu lên nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn như: vấn đề nhìn lại lịch sử, nhìn lại chiến tranh; vấn đề giữ gìn đạo đức gia đình, đạo đức xã hội; vấn đề vai trò vị trí giới trí thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thành Nghị, 1990. Về người trí thức trong “Đám cưới không có giấy giá thú”. Báo Nhân dân (Ngày 4/8/1990). [2] Phan Thị Phương Thế Ngọc, 2008. Nhân vật người trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Nguyễn Thị Quất, 2013. Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội. [4] Phong Thu, 1990. Tâm sự với tác giả Đám cưới không có giấy giá thú. Báo Hà Nội chủ nhật (ngày 6/5/1990). 63 Nguyễn Thị Quất [5] Lý Hoài Thu, 2006. Tiểu thuyết tầm vóc hiện thực và số phận con người, Đồng cảm và sáng tạo. Nxb Văn học, Hà Nội. [6] Dương Khánh Toàn, 2015. Hình tượng người trí thức trong văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Đào Thanh Tùng, 1985. “Đám cưới không có giấy giá thú”- một cách nhìn nhận về người thầy. Báo Giáo viên nhân dân (Ngày 18/4/1990). ABSTRACT Development about the subject of educated men in vietnamese novels after 1975 Nguyen Thi Quat Hoai Duc Continuing Education Center, Hanoi After 1975, the subject of educated characters in Vietnamese Literature was resuscitated with a new state of the mind. The educated characters was analyzed at different creatives and personal points of view by each writer, but all towards the common goal to show a new awareness of the writers of the intelligentsia. It is also raised the issues of social significance such as looking back at the history of the country as well as the war that Vietnamese people had to be suffered long time ago aspeccially the war that American and French empires were defeated. Preserving family ethics, social ethics; the role of educated men in the construction and development of the country are also reassessed. Keywords: Educated characters, Vietnamese novels after 1975. 64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4526_ntquat_8353_2131887.pdf
Tài liệu liên quan