Tài liệu Sự liên quan giữa giảm phospho máu với cai máy thất bại ở bệnh nhân thở máy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 89
SỰ LIÊN QUAN GIỮA GIẢM PHOSPHO MÁU
VỚI CAI MÁY THẤT BẠI Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY
Huỳnh Văn Bình*, Đinh Hữu Hào, Nguyễn Trọng Thắng
TÓM TẮT
Mở đầu: Giảm phospho máu đã được báo cáo có liên quan đến cai máy thất bại. Tuy nhiên, mức độ chứng cứ
không đủ mạnh. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với câu hỏi là “giảm phospho máu có làm tăng nguy cơ cai
máy thất bại không?” Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu là xác định sự liên quan giữa giảm phospho máu với cai
máy thất bại ở bệnh nhân thở máy xâm lấn.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu; chọn vào nghiên cứu 266 lần cai máy có đủ các
tiêu chuẩn cai máy. Các trường hợp cai máy không đủ tiêu chuẩn, cân bằng dịch 24 giờ dương > 1000 ml, tăng
phospho máu, và thất bại do phù thanh môn gây tắc nghẽn đường thở trên đã được loại ra khỏi nghiên cứu. Biến
số kết cục chính là cai máy thất bại. Biến số kết cục phụ là tổ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự liên quan giữa giảm phospho máu với cai máy thất bại ở bệnh nhân thở máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 89
SỰ LIÊN QUAN GIỮA GIẢM PHOSPHO MÁU
VỚI CAI MÁY THẤT BẠI Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY
Huỳnh Văn Bình*, Đinh Hữu Hào, Nguyễn Trọng Thắng
TÓM TẮT
Mở đầu: Giảm phospho máu đã được báo cáo có liên quan đến cai máy thất bại. Tuy nhiên, mức độ chứng cứ
không đủ mạnh. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với câu hỏi là “giảm phospho máu có làm tăng nguy cơ cai
máy thất bại không?” Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu là xác định sự liên quan giữa giảm phospho máu với cai
máy thất bại ở bệnh nhân thở máy xâm lấn.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu; chọn vào nghiên cứu 266 lần cai máy có đủ các
tiêu chuẩn cai máy. Các trường hợp cai máy không đủ tiêu chuẩn, cân bằng dịch 24 giờ dương > 1000 ml, tăng
phospho máu, và thất bại do phù thanh môn gây tắc nghẽn đường thở trên đã được loại ra khỏi nghiên cứu. Biến
số kết cục chính là cai máy thất bại. Biến số kết cục phụ là tổng thời gian thở máy. Các biến kiểm soát nhiễu là giới
tính, tuổi ≥ 65, albumin máu < 28 g/l, đái tháo đường không ổn định, COPD, tổn thương não, và tổn thương
phổi. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16,0 và STATA 13,0. Tính cỡ mẫu bằng phần mềm sapmle
size với độ mạnh nghiên cứu là 80%, sai lầm α là 0,05.
Kết quả: Giảm phospho máu ≤ 0,08 mmol/l là 121 lần (45,5%). Cai máy thất bại là 102 lần (38,3%). Bệnh
nhân giảm phospho máu cai máy thất bại (77 lần, 63,6%), cao hơn phospho máu bình thường (25 lần, 17,2%).
Tiến hành phân tích phân tầng, các biến số kiểm soát không phải là yếu tố tương tác, và yếu tố gây nhiễu. So với
phospho máu bình thường, giảm phospho máu làm tăng nguy cơ cai máy thất bại với RR = 2,81, khoảng tin cậy
95% (2,14 – 3,7), p < 0,01. Bệnh nhân giảm phospho máu có thời gian thở máy trung vị là 7 (3-11) ngày, cao hơn
nhóm phospho máu bình thường (5, 2-9 ngày), p = 0,04.
Kết luận: Qua nghiên cứu này, kết quả cho thấy giảm phospho máu làm tăng 3 lần nguy cơ cai máy thất bại,
kéo dài thời gian thở máy. Do đó, phospho máu nên được quan tâm theo dõi và điều chỉnh khi có giảm phospho
máu, đặc biệt là giảm phospho máu ở bệnh nhân thở máy.
Từ khóa: Giảm phospho máu, phospho máu, cai máy thở, cai máy thất bại, yếu tố liên quan cai máy thất bại.
ABSTRACT
ASSOCIATION BETWEEN HYPOPHOSPHATEMIA WITH WEANING FAILURE
IN MECANICALLY VENTILATION PATIENTS
Huynh Van Binh, Dinh Huu Hao, Nguyen Trong Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 89 - 96
Background: The hypophosphatemia have been reported associated with weaning. However, the level of
evidence is not strong enough. We performed this study with the question of study is "the hypophosphatemia can
increase the risk of failure or not?" The objective of study was to determine the association between the
hypophosphatemia with weaning failure in invasive mechanical ventilation patients.
Methods: Cohort, prospective. We included 266 weaning trials, which had enough the standards of weaning.
Exclusion criteria were weaning cases unqualified, positive fluid balance 24 hours > 1000 mL, hyperphosphatemia,
and extubated failure by laryngeal edema causing upper airway obstruction. The primary outcome was the
* Khoa PT-GMHS, BV Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS CK2 Huỳnh Văn Bình ĐT: 0918051820 Email: bshuynhvanbinh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 90
weaning failure (yes/no). The secondary outcome was the total duration of ventilation (days). The control
confounding variables were gender (males/females), age group ≥ 65, serum albumin < 28 g/l, unstable diabetes,
COPD, brain damage, and lung damage. The data analysis using SPSS software 16.0, and STATA software 13.0.
The sample size calculated by Sample size software, with the power is 80%, and α is 0.05.
Results: The hypophosphatemia ≤ 0.08 mmol /l were 121 weaning trials (45.5%). The weaning failure was
102 weaning trials (38.3%). The weaning failure of the hypophosphatemia patients was (77 weaning trials,
63.6%), higher than the normal phosphatemia patients (25 weaning trials, 17.2%). Stratified analysis, the control
variable is not interactive elements, and confounders. Compared with normal phosphatemia, the
hypophosphatemia increases the risk of weaning failure with RR = 2.81, 95% confidence interval from 2.14 to 3.7,
p <0.01. The hypophosphatemia patients with median duration of mechanical ventilation was 7 (3-11) days,
higher than normal phosphatemia patients (5, 2-9 days), p = 0.04.
Conclusion: through this study, the results showed hypophosphatemia increased 3 times the risk of weaning
failure, prolonged duration of mechanical ventilation. Therefore, the blood phosphorus should be interested in
tracking and adjusted in blood phosphorus decreased, blood phosphorus decreased especially in mechanically
ventilated patients.
Key words: phosphatemia, phosphorus, hypophosphatemia, weaning ventilator, weaning ventilation failure,
risk factors of weaning ventilation failure.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giảm phospho máu được định nghĩa là tình
trạng giảm phospho máu dưới mức bình thường
(0,81 – 1,45 mmol/l), có 3 mức độ: nhẹ (≤ 0,8
mmol/l), trung bình (0,32 – 0,65 mmol/l), và nặng
(< 0,32 mmol/l)(8).
Một số nghiên cứu về sự liên quan của giảm
phospho máu với chức năng hô hấp cho thấy,
giảm phospho máu sẽ làm suy giảm khả năng hô
hấp, và giảm sức co bóp cơ hoành khiến quá
trình cai máy khó khăn(1,2,3,5,6,9). Tại Việt Nam, có
hai nghiên cứu về tình hình giảm phospho máu
ở bệnh nhân thở máy, kết quả cho thấy giảm
phospho máu làm kéo dài thời gian thở máy(4,7).
Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân
điều trị tại khoa nội, và khoa hồi sức tích cực nội.
Hạn chế của các nghiên cứu này là chưa xử lý
gây nhiễu để cho một kết luận đủ mạnh về mối
liên quan nhân quả giữa giảm phospho máu với
cai máy thất bại.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với
câu hỏi là “giảm phospho máu có làm tăng
nguy cơ cai máy thất bại không?” Giả thuyết
nghiên cứu là so với phospho máu bình
thường, giảm phospho máu làm tăng 1,3 lần
nguy cơ cai máy thất bại. Nghiên cứu này thực
hiện với mục tiêu.
Mục tiêu tổng quát
Xác định sự liên quan giữa giảm phospho
máu với cai máy thất bại ở bệnh nhân thở máy
xâm lấn tại khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức,
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, từ 01/03/2014
đến 31/03/2016.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỷ lệ cai máy thất bại ở nhóm có
giảm phospho máu và nhóm phospho máu bình
thường.
Xác định nguy cơ tương đối (RR) giữa giảm
phospho máu với cai máy thất bại.
Xác định sự liên quan giữa giảm phospho
máu với thời gian thở máy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu. Nghiên
cứu này đã được Hội đồng Đạo đức Trường Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định chấp thuận. Nghiên
cứu tiến hành tại khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi
sức, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, từ tháng
03/2014 – 03/2016.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 91
Chúng tôi tiến hành 266 lần cai máy thở. Tất
cả trường hợp cai máy bệnh nhân thở máy xâm
lấn > 24 giờ đủ tiêu chuẩn cai máy đã được đưa
vào nghiên cứu. Các trường hợp cai máy không
đủ tiêu chuẩn, cân bằng dịch 24 giờ dương >
1000 ml, tăng phospho máu tại thời điểm bắt đầu
cai máy, và cai máy thất bại do tắc nghẽn đường
thở trên đã được loại ra khỏi nghiên cứu.
Tại thời điểm bắt đầu cai máy: lấy 2 ml máu
tĩnh mạch ngoại biên xét nghiệm phosphorus,
albumin, và HbA1C. Sau khi có kết quả
phosphorus máu, bệnh nhân đã được chia thành
2 nhóm (giảm phospho máu ≤ 0,8 mmol/l và
phospho máu bình thường 0,81 – 1,45 mmol/l),
các trường hợp tăng phospho máu > 1,45 mmol/l
đã loại ra khỏi nghiên cứu. Phosphorus được đo
bằng phương pháp đo quang phổ màu, sử dụng
bộ kit ký hiệu OSR6122 của Beckman Coulter,
giá trị phosphorus bình thường trong khoảng 0,8
– 1,45 mmol/l, độ nhạy để phát hiện phosphorus
trong máu từ 0,1 – 2,5 mmol/l. Theo dõi quá trình
cai máy và xử trí cai máy theo quy trình, kết quả
cai máy đã được chia thành 2 nhóm: cai máy thất
bại và cai máy thành công.
Tiêu chuẩn cai máy gồm nguyên nhân thở
máy đã được giải quyết; tuần hoàn, tim mạch,
huyết động ổn định, vận mạch liều thấp, Hb > 7
g/dl (hoặc > 10 g/dl nếu bệnh nhân có bệnh mạch
vành hoặc > 80 tuổi); hô hấp ổn định, khí máu
động mạch, PaO2 ≥ 60 mmHg (FiO2 ≤ 40%), hoặc
PaO2/ FiO2 ≥ 200 (PEEP ≤ 5cmH2O, FiO2 ≤ 40%),
pH ≥ 7,25; cân bằng dịch xuất nhập trong 24 giờ
dương < 1000 ml; có khả năng tự thở tốt; không
có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân hoặc đã điều
trị ổn: dựa vào dấu hiệu lâm sàng (huyết động
ổn định, không sốt > 24 giờ, giảm tiết đàm hoặc
đàm trong, âm phế bào rõ, ran giảm nếu là viêm
phổi), bạch cầu máu giảm, CRP hoặc
procalcitonin giảm.
Tiến trình cai máy thở theo trình tự: ngưng
an thần ít nhất 2 giờ, chuyển chế độ thở máy từ
kiểm soát hoàn toàn sang chế độ hỗ trợ (SIMV)
với tần số ≤ 10 lần/phút, FiO2 ≤ 40%, PEEP 5 – 8
cmH2O. Sau 30 – 120 phút, tình trạng lâm sàng
ổn định về tri giác, hô hấp, huyết động sẽ
chuyển sang chế độ Spont hoặc PSV hoặc CPAP
với áp lực hỗ trợ từ 12 cmH2O và giảm dần cho
đến 8 cmH2O, FiO2 ≤ 40%, PEEP ≤ 5 cmH2O. Mỗi
giai đoạn từ 30 – 120 phút. Nếu bệnh nhân tình
trạng lâm sàng ổn định về tri giác, hô hấp, huyết
động khi thở máy có áp lực hỗ trợ ≤ 10 cmH2O,
FiO2 ≤ 40%, PEEP ≤ 5 cmH2O, tiến hành chuẩn bị
rút nội khí quản. Những bệnh nhân thở máy > 5
ngày sẽ được dự phòng tắc nghẽn thanh môn
bằng dexamethasone 4 mg mỗi 12 giờ, hoặc
methylprednisolon 20 mg mỗi 4 giờ trước rút nội
khí quản 12 giờ, sau rút nội khí quản phun khí
dung adrenaline 1 mg.
Biến số kết cục chính là cai máy thất bại
(có/không). Biến số kết cục phụ là tổng thời gian
thở máy (ngày). Cai máy thất bại được định
nghĩa là khi bệnh nhân được cho thử nghiệm tự
thở thất bại, hoặc tự thở thất bại sau rút nội khí
quản trong vòng 48 giờ. Tổng thời gian thở máy
được tính từ ngày bắt đầu thở máy đến khi rút
nội khí quản. Bệnh nhân được định nghĩa có
giảm phospho máu khi đo phosphorus máu ≤ 0,8
mmol/l. Mức độ giảm phospho máu gồm nhẹ
(phosphorus ≤ 0,8 mmol/l), trung bình
(phosphorus 0,32 – 0,65 mmol/l), và nặng
(phosphorus < 0,32 mmol/l).
Trong nghiên cứu này các biến số được sử
dụng để kiểm soát nhiễu gồm giới tính
(nam/nữ), tuổi ≥ 65, đái tháo đường chưa ổn
định (khi HbA1C ≥ 6,5%), COPD, tổn thương
phổi, tổn thương não, và albumin máu < 28 g/l.
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16,0 để
mô tả số liệu và kiểm định các mối tương quan.
Các biến số định tính gồm giới tính, nguyên
nhân thở máy, cai máy thất bại, giảm phospho
máu ≤ 0,8 mmol/l, mức độ giảm phospho máu,
giảm albumin máu < 28 g/l, đái tháo đường
không ổn định, COPD, tổn thương não, tổn
thương phổi, và tuổi ≥ 65 được mô tả bằng tần số
và tỷ lệ %. Các biến số định lượng gồm tuổi,
BMI, thời gian thở máy trước cai máy, tổng thời
gian thở máy, mức phospho, albumin máu, và
GCS lúc cai máy có phân phối lệch, được mô tả
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 92
bằng giá trị trung vị (tứ phân vị dưới-tứ phân vị
trên). So sánh 2 hay nhiều tỷ lệ bằng kiểm định
χ2, hoặc sử dụng kiểm định phi tham số Fisher
nếu không thỏa điều kiện của kiểm định χ2. So
sánh 2 giá trị trung vị của 2 mẫu độc lập bằng
kiểm định Mann-Whitney. So sánh sự khác biệt
về tuổi, và tổng thời gian thở máy với các nghiên
cứu bằng kiểm định T dành cho một mẫu độc
lập so sánh với một giá trị lý thuyết.
Sử dụng phần mềm STATA 13,0 trong tính
nguy cơ tương đối (RR) để tìm mối tương quan
giữa giảm phospho máu với cai máy thất bại.
Kiểm soát nhiễu và tương tác bằng phân tích
phân tầng. Các biến số gây nhiễu sẽ được khử
nhiễu bằng mô hình tổng quát hồi quy đa biến.
Cỡ mẫu được tính bằng phần mềm sample size
với độ mạnh là 80%, sai lầm α là 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu được 266 lần cai máy
thở. Giới tính nam là 168 lần (63,2%). Tuổi trung
vị là 56 (38-69) năm.
Nguyên nhân thở máy gồm chấn thương sọ
não (CTSN) là 93 lần (35%), xuất huyết não là 72
lần (27%), sốc nhiễm trùng là 51 lần (19%), viêm
phổi là 28 lần (11%), sốc mất máu là 18 lần (7%),
tổn thương phổi là 3 lần (1%), và suy hô hấp sau
mổ là 1 lần (0,4%). Sự khác biệt giữa hai nhóm
giảm phospho máu và phospho máu bình
thường là không có ý nghĩa thống kê.
Số lần cai máy có giảm phospho máu ≤ 0,8
mmol/l là 121 lần (45,5%): nhẹ là 56 lần
(21,1%), trung bình là 60 lần (22,6%), và nặng
là 5 lần (1,9%).
Cai máy thất bại là 102 lần (38,3%). Trong đó,
thử nghiệm tự thở thất bại là 87 lần (85,3%) và
rút nội khí quản thất bại là 15 lần (14,7%). Thời
gian thở máy trung vị trước cai máy là 5 (3-9)
ngày.
Sự liên quan giữa giảm phospho máu với
cai máy thất bại
Biểu đồ 1: Sự liên quan giữa giảm phospho máu với
cai máy thất bại (n = 266)
Tỷ lệ cai máy thất bại ở bệnh nhân giảm
phospho máu là 77 lần (63,6%), nhóm phospho
máu bình thường là 25 lần (17,2%). Bệnh nhân
giảm phospho máu có nguy cơ cai máy thất bại
cao hơn so với bệnh nhân phospho máu bình
thường. Nguy cơ tương đối RR = 2,81, KTC 95%
2,14 – 3,7, p < 0,01.
Nguy cơ tương đối (RR) giữa giảm phospho
máu với cai máy thất bại, có kiểm soát
nhiễu
Sự phân bố tỷ lệ các yếu tố kiểm soát nhiễu
gồm: giới tính, albumin máu < 28 g/l, tổn thương
não ở nhóm giảm phospho máu và bình thường
khác biệt có ý nghĩa thống kê bảng 1).
Bảng 1: Phân bố các yếu tố kiểm soát với giảm phospho máu.
Yếu tố liên quan
Phospho máu
P
Giảm n = 121 tần số (%) Bình thường n = 145 tần số (%)
Abumin máu < 28 g/l 62 (51,2) 50 (34,5) < 0,01
Tổn thương phổi 11 (9,1) 12 (8,3) 0,81
Tổn thương não 70 (57,9) 108 (74,5) < 0,01
ĐTĐKOĐ 19 (15,7) 29 (20,0) 0,36
COPD 33 (27,3) 41 (28,3) 0,86
Tuổi ≥ 65 44 (36,4) 37 (25,5) 0,06
Giới tính (nam) 72 (59,5) 96 (66,2) 0,03
ĐTĐKOĐ (đái tháo đường không ổn định)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 93
Sự phân bố tỷ lệ các yếu tố kiểm soát nhiễu
gồm giới tính, đái tháo đường không ổn định,
COPD, tổn thương phổi và tổn thương não ở
nhóm cai máy thất bại và cai máy thành công
khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Yếu tố tuổi
≥ 65, và albumin máu < 28 g/l là có liên quan với
cai máy thất bại (p < 0,01, và p = 0,04) (bảng 2).
Bảng 2: Sự liên quan giữa các yếu tố kiểm soát với cai máy thất bại.
Yếu tố liên quan
Cai máy thở
RR KTC 95% P
Thất bại n = 102 tần số (%) Thành công n = 164 tần số (%)
Giới tính (nam) 60 (35,7) 108 (57,1) 1,22 (0,88-1,63) 0,25
Tuổi ≥ 65 41 (50,6) 40 (49,4) 1,54 (1,14-2,07) < 0,01
ĐTĐKOĐ 21 (43,8) 27 (56,2) 1,18 (0,82-1,69) 0,39
COPD 30 (40,5) 44 (59,5) 1,08 (0,78-1,51) 0,64
Tổn thương não 62 (34,8) 116 (65,2) 0,77 (0,57-1,04) 0,09
Tổn thương phổi 8 (34,8) 15 (65,2) 0,89 (0,50-1,61) 0,71
Albumin < 28 g/l 51 (45,5) 61 (54,5) 1,38 (1,02-1,86) 0,04
ĐTĐKOĐ (đái tháo đường không ổn định)
Sau khi phân tích phân tầng, chúng tôi ghi
nhận không có yếu tố nào là yếu tố tương tác, và
cũng không có yếu tố nào là yếu tố gây nhiễu
(bảng 3).
Bảng 3: Phân tích phân tầng với các yếu tố kiểm soát
(RR thô = 2,81, KTC 95% 2,14 – 3,7).
Yếu tố kiểm soát RRhiệu chỉnh KTC 95% % P
Giới tính 2,79 (2,12-3,69) 0,7 0,92
Yếu tố kiểm soát RRhiệu chỉnh KTC 95% % P
Tuổi ≥ 65 2,78 (2,09-3,69) 1 0,81
ĐTĐKOĐ 2,84 (2,16-3,74) 1 0,96
COPD 2,83 (2,14-3,73) 1 0,21
Tổn thương phổi 2,83 (2,14-3,73) 0,4 0,14
Tổn thương não 2,71 (2,07-3,55) 4 0,19
Albumin < 28 g/l 2,71 (2,06-3,57) 4 0,57
ĐTĐKOĐ (đái tháo đường không ổn định)
Sự liên quan giữa giảm phospho máu với thời gian thở máy
Biểu đồ 2: Sự liên quan giữa giảm phospho máu với tổng thời gian thở máy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 94
Thời gian thở máy trung vị ở nhóm giảm
phospho máu là 7 (3-11) ngày, nhóm phospho
máu bình thường là 5 (2-9) ngày. Bệnh nhân
giảm phospho máu có thời gian thở máy dài hơn
bệnh nhân phospho máu bình thường, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,04.
BÀN LUẬN
Từ tháng 03/2014 – 03/2016, chúng tôi đã
thực hiện được 266 lần cai máy thở, kết quả đã
đạt được là: bệnh nhân có giảm phospho máu cai
máy thất bại là 77 lần (63,6%) và bệnh nhân có
phospho máu bình thường cai máy thất bại là 25
lần (17,2%); so với nhóm phospho máu bình
thường, giảm phospho máu làm tăng nguy cơ
cai máy thất bại với RR = 2,81, khoảng tin cậy
95% là 2,14 – 3,7, p < 0,01; thời gian thở máy ở
những bệnh nhân có giảm phospho máu là 7 (5 –
9) ngày, dài hơn bệnh nhân phospho máu bình
thường là 5 (2 – 7) ngày, p = 0,042. Với kết quả
trên, chúng tôi đã đạt được các mục tiêu của
nghiên cứu, và có một số bàn luận như sau:
Sự liên quan giữa giảm phospho máu với
cai máy thất bại
Tỷ lệ cai máy thất bại ở bệnh nhân giảm
phospho máu là 63,6%, cao hơn tỷ lệ cai máy
thất bại ở bệnh nhân phospho máu bình
thường (17,2%).
So với nghiên cứu của Alsumrain et al(1), tỷ
lệ cai máy thất bại ở bệnh nhân giảm phospho
máu cao hơn nhóm có phospho máu bình
thường (87% so với 62%). Kết quả này cao hơn
so với tỷ lệ cai máy thất bại ở nhóm giảm
phospho máu trong nghiên cứu của chúng tôi
(87% so với 63,6%). Nguyên nhân là bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có tuổi
trung vị, và các bệnh lý có liên quan đến cai
máy thất bại gồm bệnh phổi mạn tính, viêm
phổi thấp hơn; các trường hợp cai máy không
đủ tiêu chuẩn và thất bại do tắc nghẽn đường
thở trên, cân bằng dịch trong 24 giờ dương >
1000 ml, cai máy không chuẩn bị đã được loại
ra khỏi nghiên cứu.
Các nghiên cứu về vai trò của phospho máu
đối với cơ thể đã chứng minh được, giảm
phospho máu sẽ gây tiêu cơ vân làm giảm khối
lượng cơ dẫn đến giảm sức co bóp của cơ vân;
giảm cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ
tim và các tế bào dẫn truyền dẫn đến giảm sức
co bóp cơ tim và nhịp nhanh thất. Đối với chức
năng hô hấp, giảm phospho máu sẽ tăng nguy
cơ suy hô hấp do giảm sức co bóp của cơ hoành,
giảm chức năng của cơ hô hấp, giảm áp lức hít
vào và thở ra tối đa.
Năm 1985, Aubier et al(2) đã khảo sát ảnh
hưởng của giảm phospho máu lên hoạt động của
cơ hoành trước và sau điều chỉnh phospho máu
ở bệnh nhân thở máy. Kết quả cho thấy có sự gia
tăng đáng kể hoạt động của cơ hoành sau khi
điều chỉnh phospho máu (p < 0,001) và có sự liên
quan giữa giảm phospho máu với giảm chức
năng hoạt động của cơ hoành (r = 0,73). Sự giảm
chức năng của cơ hoành sẽ làm giảm khả năng
hô hấp.
Năm 1988, Gravelyn et al(6 đã khảo sát 23
trường hợp giảm phospho máu so với 11 trường
hợp phospho máu bình thường. Tác giả nhận
thấy sự khác biệt có ý nghĩa về áp lực hít vào tối
đa và áp lực thở ra tối đa giữa 2 nhóm, nhóm
giảm phospho máu có tình trạng yếu cơ hô hấp
nhiều hơn so với nhóm bình thường, có sự liên
quan có ý nghĩa giữa mức độ giảm phospho máu
với mức độ yếu cơ hô hấp (r = 0,5, p < 0,02).
Năm 2013, Huỳnh Văn Ân et al(7 đã nghiên
cứu mô tả cắt ngang 30 trường hợp thông khí cơ
học, kết quả cho thấy mức phospho máu ở bệnh
nhân cai máy thất bại thấp hơn nhóm bệnh nhân
cai máy thành công.
Ngoài tác động trực tiếp đến chức năng hô
hấp, giảm phospho máu còn làm suy giảm chức
năng tim mạch, thiếu máu, suy giảm chức năng
miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đây là
các yếu tố làm tăng nguy cơ cai máy thất bại.
Điều này đã được chứng minh bởi nhiều nghiên
cứu và cũng phù hợp với kết quả của chúng tôi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 95
Chúng tôi đã loại ra khỏi nghiên cứu các
trường hợp cai máy có tăng phospho máu. Vì tỷ
lệ tăng phospho máu rất thấp, và các nghiên cứu
về ảnh hưởng của tăng phospho với cai máy
chưa được báo cáo. Một nghiên cứu về sự liên
quan giữa phospho máu với cai máy đã gộp
nhóm phospho máu bình thường và cao thành
một nhóm. Tuy nhiên, tăng phospho máu cũng
ảnh hưởng đến một số chức năng khác của cơ
thể, thường gặp nhất là gây giảm canxi máu và
xuất hiện các triệu chứng của giảm canxi máu
(cơn tetani).
Tóm lại, các nghiên cứu trên cho thấy giảm
phospho máu làm suy giảm chức năng hô hấp,
làm tăng tỷ lệ cai máy thất bại, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Nguy cơ tương đối giữa giảm phospho máu
với cai máy thất bại
Khi phân tích đơn biến mối quan hệ giữa
giảm phospho máu với cai máy thất bại, chúng
tôi được kết quả như sau: so với bệnh nhân
phospho máu bình thường, giảm phospho máu
làm tăng nguy cơ cai máy thất bại với RR = 2,81,
KTC 95% 2,14 – 3,7, p < 0,01. Tuy nhiên, đây là
một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, mối liên quan
này có thể bị tác động bởi các yếu tố gây nhiễu
và yếu tố tương tác. Do đó, chúng tôi đã tiến
hành các phương pháp kiểm soát nhiễu. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi kiểm soát nhiễu bằng
các tiêu chuẩn cai máy, tiêu chuẩn nhận bệnh, và
tiêu chuẩn loại trừ nhằm hạn chế gây nhiễu. Sau
đó, chúng tôi chọn đã tiến hành kiểm soát nhiễu
với các yếu tố là giảm albumin máu < 28 g/l, đái
tháo đường, COPD, chấn thương phổi, tổn
thương não, tuổi ≥ 65, và giới tính.
Kết quả phân tích kiểm soát nhiễu bằng bằng
phương pháp phân tầng, chúng tôi có RR thô là
2,81 (KTC 95% 2,14 – 3,7, p < 0,01). Các yếu tố
kiểm soát nhiễu có sự chênh lệch giữa RR thô với
RR hiệu chỉnh 0,05. Về thống kê, các
yếu tố kiểm soát này không phải là yếu tố gây
nhiễu và cũng không phải là yếu tố tương tác,
không gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích sự
liên hệ giữa giảm phospho máu với cai máy thất
bại. Vì vậy, chúng tôi không cần tiến hành khử
nhiễu bằng mô hình tổng quát hồi quy đa biến.
Chúng tôi sử dụng RR thô để báo cáo kết quả
cho sự liên quan giữa giảm phospho máu với cai
máy thất bại.
Vậy, so với nhóm phospho máu bình
thường, giảm phospho máu làm tăng 2,81 lần
nguy cơ cai máy thất bại, khoảng tin cậy 95% là
2,14 – 3,7, p < 0,01.
Kết quả này cao hơn kết quả báo cáo của
Alsumrain et al(1). Tác giả đã nghiên cứu đoàn hệ
tiến cứu 193 trường hợp cai máy thở nhằm xác
định nguy cơ cai máy thất bại ở bệnh nhân giảm
phospho máu. Kết quả là bệnh nhân giảm
phospho máu có nguy cơ cai máy thất bại cao
hơn nhóm phospho máu bình thường hoặc cao
với RR = 1,18 (khoảng tin cậy 95% là 1,06 – 1,32, p
= 0,01). Tuy nhiên, nghiên cứu này tác giả không
kiểm soát các yếu tố gây nhiễu. Đây có thể là
nguyên nhân khiến cho RR trong nghiên cứu
này thấp hơn kết quả của RR trong nghiên cứu
của chúng tôi.
Cho đến nay đã có ít nhất 02 nghiên cứu
đoàn hệ được tiến hành nhằm trả lời cho câu hỏi
về sự liên quan của giảm phospho máu với cai
máy thất bại, và xác định số đo kết hợp (RR) của
mối liên quan này.
Với kết quả đạt được, chúng tôi chấp thuận
giả thuyết là giảm phospho máu là yếu tố liên
quan làm tăng nguy cơ cai máy thất bại. So với
phospho máu bình thường, giảm phospho máu ≤
0,8 mmol/l làm tăng khoảng 3 lần nguy cơ cai
máy thất bại ở bệnh nhân thở máy xâm lấn.
Sự liên quan giữa giảm phospho máu với
thời gian thở máy
Thời gian thở máy trung vị ở bệnh nhân
giảm phospho máu là 7 (3-11) ngày, dài hơn
bệnh nhân có phospho máu bình thường là 5 (2-
9) ngày, p = 0,04.
Năm 1996, Marik et al(9 đã nghiên cứu
đoàn hệ, tiến cứu 62 trường hợp, có 22 trường
hợp hạ phospho máu. Những trường hợp hạ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 96
phospho máu có thời gian thở máy dài hơn
những trường hợp phospho máu bình thường
(10,5 ± 5,2 so với 7,1 ± 2,8 ngày, p = 0,04). Kết
quả này cao hơn so với chúng tôi. Vì, nghiên
cứu này được tác giả thực hiện ở những bệnh
nhân suy dinh dưỡng nặng, và có giảm
phospho máu nặng (< 0,65 mmol/l). Đây là yếu
tố làm tăng nguy cơ cai máy thất bại, kéo dài
thời gian thở máy.
Năm 2015, Bùi Tấn Dũng et al(4) đã nghiên
cứu mô tả tiến cứu loạt ca 112 trường hợp thở
máy (98 trường hợp thở máy xâm lấn và 14
trường hợp thở máy không xâm lấn), có 73
(65,2%) trường hợp có giảm phospho máu, trong
đó giảm phospho máu mức độ nhẹ có 22,3%,
trung bình có 39,3% và nặng có 3,6%. Thời gian
thở máy trung bình ở nhóm có giảm phospho
máu dài hơn không giảm phospho máu (6,1 ± 1,9
so với 5,2 ± 2,7, p = 0,035). Kết quả này thấp hơn
thời gian thở máy trong nghiên cứu của chúng
tôi. Vì nguyên nhân thở máy do tổn thương não
chiếm tỷ lệ cao nhất. Thời gian bắt đầu cai máy
thường sau 7 ngày nhằm tránh các biến chứng
tổn thương não thứ phát.
Tóm lại, giảm phospho là yếu tố làm kéo
dài thời gian thở máy, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã
tiến hành kiểm soát nhiễu nhằm xác định mức
độ liên quan giữa giảm phospho máu với cai
máy thất bại. Tuy nhiên, cai máy là một quá
trình điều trị có rất nhiều yếu tố liên quan làm
tăng nguy cơ cai máy thất bại. Do đó, vẫn còn
nhiều yếu tố liên quan khác chưa được kiểm
soát trong nghiên cứu này. Với kết quả đã đạt
được, chúng tôi đã bổ sung thêm chứng cứ y
học về sự liên quan giữa giảm phospho máu
với cai máy thất bại.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, kết quả cho thấy giảm
phospho máu làm tăng 3 lần nguy cơ cai máy
thất bại, kéo dài thời gian thở máy. Do đó,
phospho máu nên được quan tâm theo dõi và
điều chỉnh khi có giảm phospho máu, đặc biệt là
giảm phospho máu ở bệnh nhân thở máy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alsumrain MH, Jawad SA, Imran NB et al. (2010),
"Association of hypophosphatemia with failure-to-wean from
mechanical ventilation", Ann Clin Lab Sci, 40 (2), pp. 144-148.
2. Aubier M, Murciano D, Lecocguic Y, et al. (1985), "Effect of
hypophosphatemia on diaphragmatic contractility in patients
with acute respiratory failure", N Engl J Med, 313 (7), pp. 420-
424.
3. Brown C. V, Daigle J. B, Foulkrod K. H, et al. (2011), "Risk
factors associated with early reintubation in trauma patients: a
prospective observational study", J Trauma, 71 (1), pp. 37-41.
4. Bùi Tấn Dũng & Cộng Sự (2015), "Đánh giá tình trạng hạ
phosphat máu ở bệnh nhân thở máy", Tạp chí Y học, Đại học Y
Dược TP.HCM, Tập 19 (1), tr. 442-447.
5. Frutos-Vivar F, Ferguson ND, Esteban A, et al. (2006), "Risk
factors for extubation failure in patients following a successful
spontaneous breathing trial", Chest, 130 (6), pp. 1664-1671.
6. Gravelyn TR, Brophy N, Siegert C, et al. (1988),
"Hypophosphatemia-associated respiratory muscle weakness
in a general inpatient population", Am J Med, 84 (5), pp. 870-
876.
7. Huỳnh Văn Ân (2013), "Hạ phosphat máu ở bệnh nhân thông
khí cơ học", Tạp chí Y học, Đại học Y Dược TP.HCM, Tập 17 (6),
tr. 105-109.Knochel J. P. (1985), "The clinical status of
hypophosphatemia: an update", N Engl J Med, 313 (7), pp. 447-
449.
8. Knochel JP (1985), "The clinical status of hypophosphomia: an
update", N Engl J Med, 313 (7), pp. 447-449.
9. Marik PE & Bedigian MK. (1996), "Refeeding
hypophosphatemia in critically ill patients in an intensive care
unit. A prospective study", Arch Surg, 131 (10), pp. 1043-1047.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_lien_quan_giua_giam_phospho_mau_voi_cai_may_that_bai_o_be.pdf