Tài liệu Sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh phẩm đường hô hấp dưới tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM trong một năm (01/5/2015-30/4/2016): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 132
SỰ KHÁNG THUỐC CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP
TRONG BỆNH PHẨM ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM TRONG MỘT NĂM (01/5/2015-30/4/2016)
Nguyễn Ngọc Lân*, Cao Minh Nga*, Huỳnh Kim Ngân*, Nguyễn Thanh Bảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Theo tổ chức World Lung Foundation thì mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,25 triệu người tử
vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Trong đó kháng sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị nhiễm
khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn gây nên. Sự đề kháng kháng sinh là vấn đề thời sự y học trên qui mô toàn cầu,
kể cả Việt Nam. Tình trạng này làm làm tăng tỉ lệ bệnh tật, tử vong và cả gánh nặng chi phí. Giám sát thường
xuyên mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn là rất cần thiết.
Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và sự đề kháng sinh của chúng trong
bệnh phẩm đàm và dịch rửa phế quản.
Phương pháp: Hồi cứ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh phẩm đường hô hấp dưới tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM trong một năm (01/5/2015-30/4/2016), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 132
SỰ KHÁNG THUỐC CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP
TRONG BỆNH PHẨM ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM TRONG MỘT NĂM (01/5/2015-30/4/2016)
Nguyễn Ngọc Lân*, Cao Minh Nga*, Huỳnh Kim Ngân*, Nguyễn Thanh Bảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Theo tổ chức World Lung Foundation thì mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,25 triệu người tử
vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Trong đó kháng sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị nhiễm
khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn gây nên. Sự đề kháng kháng sinh là vấn đề thời sự y học trên qui mô toàn cầu,
kể cả Việt Nam. Tình trạng này làm làm tăng tỉ lệ bệnh tật, tử vong và cả gánh nặng chi phí. Giám sát thường
xuyên mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn là rất cần thiết.
Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và sự đề kháng sinh của chúng trong
bệnh phẩm đàm và dịch rửa phế quản.
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu nhập dữ liệu về định danh vi khuẩn từ các loại bệnh phẩm và
kết quả kháng sinh đồ tại BV. Đại Học Y Dược TP. HCM trong một năm (01/5/2015-30/4/2016).
Kết quả: Trong một năm (01/5/2015-30/4/2016), phân lập được 850 chủng vi khuẩn từ bệnh phẩm đàm và
dịch rửa phế quản. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: Streptococcus spp. (19,76%), Staphylococcus spp.
(18,71%), Klebsiella spp. (18,59%), Acinetobacter spp. (12,59%), Pseudomonas spp. (9,88%), E. coli (8,47%). Có
sự khác biệt về mức kháng thuốc giữa các nhóm vi khuẩn. Các vi khuẩn đường ruột đều kháng với nhiều loại
kháng sinh mức độ thấp hơn với các trực khuẩn gram âm không lên men. Ghi nhận 1 chủng vi khuẩn S. aureus
kháng Vancomycin (trong tổng số 66 chủng S. areus phân lập được).
Kết luận: Cần sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn để hạn chế sự kháng thuốc
của vi khuẩn.
Từ khóa: vi khuẩn gây bệnh, kháng kháng sinh
ABSTRACT
DRUG RESISTANCE OF COMMON PATHOGENIC BACTERIA IN LOWER RESPIRATORY TRACT
SAMPLES AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER IN ONE YEAR (01/5/2015-30/4/2016)
Nguyen Ngoc Lan, Cao Minh Nga, Huynh Kim Ngan, Nguyen Thanh Bao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 132 - 140
Introduction: According to the World Lung Foundation, there are about 4.25 million deaths worldwide
every year from acute respiratory infections. In that, antibiotics play a very important role for treating bacterial
respiratory tract infections. Disease-causing microbes that have become resistant to antibiotic therapy are public
health problems worldwide. It makes morbidity, mortality and the costs for health increase dramatically. The
surveillance of antibiotic resistance of these bacteria is useful.
Purpose: To investigate distribution of common pathogenic bacteria in sputum and bronchoalveolar lavage
samples and its antibiotic resistance.
Method: Retrospective, descriptive and cross-sectional methods were used. Data of pathogenic bacteria and
*Bộ môn Vi sinh – Khoa Y – Khoa Y – Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: Ths. Bs Nguyễn Ngọc Lân ĐT: 0972359150 Email: lannnguyen@ymail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 133
antibiogram results were collected at University Medical Center in one year (01/5/2015-30/4/2016).
Results: In one year (01/5/2015-30/4/2016), 850 pathogenic bacteria were isolated from sputum and
bronchoalveolar lavage samples. All of them tested antibiotic sensitivity. Six common bacteria were Streptococcus
spp. (19.76%), Staphylococcus spp. (18.71%), Klebsiella spp. (18.59%), Acinetobacter spp. (12.59%), Pseudomonas
spp. (9.88%) and E. coli (8.47%). Each bacterium had different level of antibiotic resistance. The Enterobacteriacae
was resistant to other antibiotics with low level. Pseudomonas and Acinetobacter were resistant to antibiotics in high
level. There was one vancomycine-resistant S. aureus in the survey (in total of 66 S. areus isolated).
Conclusion: A reasonable antibiotic use is needed in treatment of infectious diseases to limit resistance of
pathogenic bacteria.
Key words: pathogenic bacteria, antibiotic resistance
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức World Lung Foundation thì
mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,25 triệu người
tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp(14). Đây là
một trong những nguyên nhân lớn gây tử vong
trên thế giới, nhất là ở những nước có thu nhập
thấp và thu nhập trung bình.
Kháng sinh đóng vai trò rất quan trọng
trong việc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp
do vi khuẩn gây nên. Tuy nhiên, một trong
những vấn đề thời sự trên qui mô toàn cầu, kể
cả ở Việt nam là sự đề kháng kháng sinh. Việc
sử dụng kháng sinh rộng rãi là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự
phát triển và gia tăng của tình trạng kháng
kháng sinh(1,3,11,13). Trong số các nước thuộc
mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng
thuốc châu Á (ANSORP)(12), Việt Nam có mức
độ kháng penicillin cao nhất và kháng
erythromycin đến 91,2%. Kháng thuốc ở vi
khuẩn gram âm cũng được ghi nhận. Đặc biệt,
khoảng 70% vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh
viện kháng với ít nhất một trong số các kháng
sinh điều trị nhiễm khuẩn thông thường(12,14).
Để thông tin kịp thời đến các Bác sĩ lâm sàng,
hỗ trợ trong việc sử dụng kháng sinh hợp lý
và hiệu quả, chúng tôi tiến hành khảo sát “Sự
kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường
gặp trong bệnh phẩm đường hô hấp dưới tại
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM trong một
năm (01/5/2015-30/4/2016).
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu sự phân bố của các vi khuẩn gây
bệnh thường gặp trong bệnh phẩm đàm và dịch
rửa phế quản tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.
HCM trong một năm (01/5/2015-30/4/2016).
Xác định mức độ kháng kháng sinh của các
loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu, thiết kế cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Là những vi khuẩn gây bệnh phân lập được
từ các bệnh phẩm đàm và dịch rửa phế quản của
những bệnh nhân nội và ngoại trú tại Bệnh viện
Đại Học Y Dược TP. HCM, có chỉ định cấy vi
khuẩn và làm kháng sinh đồ trong một năm
(01/5/2015-30/4/2016).
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các vi khuẩn phân lập được theo thời gian
và địa điểm nêu trên, có đầy đủ kết quả kháng
sinh đồ theo tiêu chuẩn của từng loại vi khuẩn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những vi khuẩn cùng loại trên cùng bệnh
nhân trong những lần phân lập sau. Nghi ngờ
tạp nhiễm, ngoại nhiễm.
Phương pháp nghiên cứu
Phân lập, định danh vi khuẩn gây bệnh theo
thường qui của Tổ chức Y tế Thế giới và xác định
mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân
lập được bằng phương pháp khuếch tán trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 134
thạch Kirby-Bauer theo hướng dẫn của CLSI-
2014 (Hoa kỳ) với đĩa giấy tẩm kháng sinh của
công ty Nam khoa tại Bộ môn Vi sinh, Khoa Y,
Đại học Y Dược TP. HCM.
Thu nhập và nhập dữ liệu vào mẫu “Phiếu
nghiên cứu’’ cho từng loại vi khuẩn.
Xử lý kết quả theo các phương pháp thống
kê y học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong một năm (01/5/2015-30/4/2016), Khoa
Vi sinh của Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
đã nhận được 1106 mẫu bệnh phẩm đàm và dịch
rửa phế quản, Trong đó, 806 mẫu phân lập được
vi khuẩn chiếm 72,88%, với tổng số chủng vi
khuẩn phân lập được từ mẫu đàm và dịch rửa
phế quản được nghiên cứu là 850 chủng (có 44
mẫu bệnh phẩm phân lập được 2 loại vi khuẩn)
và thu được các kết quả sau:
Kết quả cấy – định danh vi khuẩn gây bệnh
Bảng 1. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn tổng quát
N %
Mẫu phân lập được vi khuẩn 806 72,88
Mẫu phân lập được nấm men 198 17,90
Mẫu không phân lập được vi khuẩn 102 9,22
Tổng số 1106 100
Bảng 2. Sự phân bố các vi khuẩn gây bệnh phân lập
được trong mẫu đàm (N=850)
STT Vi khuẩn n %
Nhóm Cầu khuẩn gram dương 344 40,47
1 Streptococcus spp. 168 19,76
Streptococcus pneumoniae 51 6,00
STT Vi khuẩn n %
Streptococcus pyogenes 8 0,94
Streptococcus spp. (1)
109 12,82
2 Enterococcus spp. 17 2,00
3 Staphylococcus spp. 159 18,71
Staphylococcus aureus 66 7,77
Staphylococcus spp.(2) 93 10,94
Nhóm Trực khuẩn đường ruột 260 30,59
4 Klebsiella spp. 158 18,59
Klebsiella pneumoniae 130 15,29
Klebsiella spp.(3) 28 3,30
5 Escherichia coli 72 8,47
6 Enterobacter spp. 21 2,47
7 Proteus spp. 9 1,06
Nhóm Trực khuẩn gram âm không lên men 220 25,88
9 Pseudomonas spp. 84 9,88
Pseudomonas aeruginosa 82 9,64
Pseudomonas spp.(4)
2 0,24
10 Acinetobacter spp. 107 12,59
Acinetobacter baumanii 105 12,35
Acinetobacter spp.(5) 2 0,24
11 Stenotrophomonas maltophilia 15 1,76
12 Burkholderia cepacia 14 1,65
Các vi khuẩn khác
(6)
26 3,06
Tổng số 850 100
Streptococcus spp. khác S. pneumoniae, S. pyogenes; (2)
Staphylococcus spp. khác S. aureus; (3) Klebsiella spp.
khác Klebsiella pneumonia; (4) Pseudomonas spp. khác
P. aeruginosa; (5)Acinetobacter spp. khác Acinetobacter
baumanii; (6)Hafnia alvei, Pantoea agglomerans,
Citrobacter freundii, Edwardsiella tarda, Moraxella
catarrhalis, Neisseria spp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 135
Biểu đồ 1. Mức độ hay gặp của các loại vi khuẩn thường gặp nhất (N=850)
Kết quả kháng sinh đồ
Biểu đồ 2. Mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. (N=168)
Biểu đồ 3a. Mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn Biểu đồ 3b. Mức độ kháng kháng S.aureus (N=66)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 136
Biểu đồ 4. Mức độ kháng kháng sinh của của nhóm
trực khuẩn đường ruột gram âm (N=260)
Biểu đồ 5. Mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn
Pseudomonas spp. (N=84)
Biểu đồ 6. Mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn
Acinetobacter spp. (N=107)
Biểu đồ 7. Tỷ lệ từng chủng vi khuẩn đường ruột
sinh ESBL
Bảng 3. Tính trạng ESBL của vi khuẩn đường
ruột (N=260)
Vi khuẩn n %
ESBL (+)
E. coli 37 14,24
Klebsiella spp. 43 16,54
Enterobacter spp. 5 1,92
Proteus spp. 3 1,15
ESBL (-) 172 66,15
Tổng số 260 100
Theo Bảng 3, trong tổng số 260 vi khuẩn
đường ruột được phân lập, vi khuẩn tiết ESBL
trong nghiên cứu này có Klebsiella,
Enterobacter, E.coli và Proteus, trong đó
Klebsiella chiếm tỷ lệ cao nhất với 16,54 %.
Trong đó, kết quả khảo sát riêng từng loại
vi khuẩn cho thấy: tỷ lệ E. coli sinh ESBL là
51,39 % (37/72 chủng E. coli), Klebsiella spp.
sinh ESBL là 27,22% (43/158 chủng Klebsiella
spp.), Enterobacter spp. sinh ESBL là 23,81 %
(5/21 chủng Enterobacter spp.), Proteus spp.
sinh ESBL là 33,33% (3/9 chủng Proteus spp.)
(Biểu đồ 7).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 137
Bảng 4. Tính trạng AmpC của vi khuẩn đường
ruột (N=260)
Vi khuẩn n %
AmpC (+)
Escherichia coli 4 1,54
Klebsiella spp. 9 3,46
Enterobacter spp. 4 1,54
AmpC (-) 243 93,46
Tổng số 260 100
Biểu đồ 8. Tỷ lệ từng chủng vi khuẩn đường ruột
AmpC (+)
BÀN LUẬN
Kết quả cấy – định danh vi khuẩn gây bệnh
Kết quả cấy vi khuẩn dương tính
Kết quả thể hiện ở Bảng 1 cho thấy, trong
một năm (01/5/2015-30/4/2016), chúng tôi phân
lập được 850 chủng vi khuẩn từ 1.106 mẫu bệnh
phẩm đàm và dịch rửa phế quản (có 198 mẫu
bệnh phẩm phân lập được nấm men, có 762 mẫu
bệnh phẩm phân lập được 1 loại vi khuẩn, có 44
mẫu bệnh phẩm phân lập được 2 loại vi khuẩn).
Tỉ lệ trung bình bệnh phẩm cấy có vi khuẩn mọc
là 72,88% (806/1.106 mẫu).
Kết quả định danh vi khuẩn:
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 2 cho
thấy sự phân bố của 850 chủng vi khuẩn phân
lập được. Trong ba nhóm vi khuẩn gây bệnh
thường gặp, nhóm cầu khuẩn gram dương
chiếm 40,47%, nhóm trực khuẩn đường ruột
gram âm chiếm tỉ lệ 30,59%, tiếp theo là nhóm
trực khuẩn gram âm không lên men – gồm hai
loại vi khuẩn rất thường gặp trong nhiễm khuẩn
bệnh viện(1,2,4,8,12) - chiếm tỉ lệ thấp hơn (25,88%).
Trong nghiên cứu này, Klebsiella spp. (18,59%),
Acinetobacter spp. (12,59%) và P.aeruginosa
(9,88%) cũng là ba trong những tác nhân chính
gây nhiễm khuẩn bệnh viện phân lập được trong
mẫu đàm (lần lượt chiếm 30,5%, 7% và
19,1%_trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Sử
Minh Tuyết(6)). Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp.
(12,59%) còn cao; điều này phù hợp với những
cảnh báo chung về sự gia tăng của vi khuẩn
Acinetobacter spp. trong nhiễm khuẩn bệnh viện
trong thời gian gần đây(1,7,8).
Các vi khuẩn ít gặp như Stenotrophomonas
maltophilia, Burkholderia cepacia chiếm tỷ lệ lần
lượt là 1,76% và 1,65%. Các vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn hô hấp có trong mẫu đàm thường gặp
nhất trong nghiên cứu này gồm Streptococcus
spp. (19,76%), Staphylococcus spp. (18,71%),
Klebsiella spp. (18,59%), Acinetobacter spp.
(12,59%), Pseudomonas spp. (9,88%), E. coli
(8,47%). Kết quả này có sự khác biệt trong
nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thủy Trinh(10):
các tác nhân vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất
ở nhiễm khuẩn hô hấp là Moraxella catarrhalis
(27,45%), Klebsiella spp. (22,35%), Acinetobacter
spp. (9,41%) và Enterobacter spp. (9,41%). Sự khác
biệt này có thể do sự khác nhau về cỡ mẫu và do
đặc trưng riêng của mỗi bệnh viện.
Mức độ kháng kháng sinh của các loại vi
khuẩn thường gặp
Tỉ lệ kháng kháng sinh của nhóm cầu khuẩn
gram dương
Streptococcus spp.: trong nghiên cứu này,
Streptococcus spp. là tác nhân gây nhiễm khuẩn
hô hấp thường gặp nhất trong mẫu đàm, chiếm
19,76% (Bảng 2). Trong khảo sát của chúng tôi ở
biểu đồ 2, Streptococcus spp. đã kháng lại rất cao
đối với các kháng sinh Erythromycin (85,71%),
Clindamycin (81,55%); đề kháng trên 50% với
Azithromycin (61,31%), Levofloxacin (60,12%),
Ampicillin (51,19%), Penicillin G (50%). Tuy
nhiên còn nhạy với Cefotaxime (7,74%), Linezoid
(0,60%), Vancomycin (0,60%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 138
Staphylococcus spp. Là vi khuẩn thuộc
nhóm các vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất
trong nhiễm khuẩn hô hấp được phân lập từ
mẫu đàm và dịch rửa phế quản. Trong đó:
S.aureus đã đề kháng lại rất cao đối với các
kháng sinh Penicillin G (96,97%), Erythromycin
(77,27%), Cefoxitin (77,27%), Clindamycin
(75,76%), Levofloxacin (66,67%). Còn nhạy với
các kháng sinh Vancomycin (chỉ kháng 1,52%) và
Linezolid (100% nhạy).
Staphylococcus spp.( khác S. aureus) cũng có
mức độ kháng kháng sinh tương tự như
S.aureus. Chúng đề kháng rất cao đối với các
kháng sinh Penicillin G (94,62%), Erythromycin
(78,49%), Cefoxitin (83,87%), Clindamycin
(65,59%), Levofloxacin (66,67%). Còn nhạy với
các kháng sinh Vancomycin (100% và Linezolid
(100%). Hạn chế dùng kháng sinh Vancomycin
và Linezolid trong trường hợp chủng vi khuẩn
còn nhạy với các kháng sinh khác để tránh hiện
tượng kháng thuốc, vì hiện nay kháng sinh này
là loại tốt nhất dùng để điều trị những bệnh
nặng hoặc nhiễm khuẩn huyết do cầu khuẩn
Gram dương.
Tỉ lệ kháng kháng sinh của nhóm trực khuẩn
đường ruột gram âm
Klebsiella spp. là vi khuẩn đứng hàng thứ ba
trong số các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường
hô hấp thường gặp trong mẫu đàm. Chúng
kháng lại với Ceftazidime, Cefotaxime,
Ceftriaxone, Levofloxacin và Ciprofloxacin với tỷ
lệ kháng lần lượt là 39,24%, 43,04%, 39,87%,
31,01% và 34,81%. Còn lại các kháng sinh có tỷ lệ
kháng kháng sinh khá thấp (dưới 20%):
Piperacillin/Tazobactam (18,99%), Meropenem
(17,09%), Cefoperazone/ sulbactam (12,03%),
Amikacin (4,3%), Netilmicin (7,59%). Như vậy,
Klebsiella còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh.
E. coli có tỷ lệ đề kháng cao với các kháng
sinh: Ceftriaxone (62,50%), Cefotaxime (63,89%),
Ceftazidim (52,50%), Levofloxacin (65,28%). Còn
lại các kháng sinh có tỷ lệ kháng kháng sinh khá
thấp (dưới 20%): Piperacillin/tazobactam
(13,89%), Meropenem (13,89%), Netilmicin
(5,56%), Cefoperazone/ sulbactam (6,94%),
Amykacin (1,39%). Tuy nhiên, cần lưu ý E. coli và
Klesiella spp. có tỷ lệ sinh ESBL khá cao lần lượt
là 51,39%) và 27,22%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới,
khi phân lập được vi khuẩn sinh ESBL, cho dù
kết quả là nhạy hay trung gian thì nên sử dụng
kháng sinh thuộc nhóm Carbapenem.
Tỉ lệ kháng kháng sinh của nhóm trực khuẩn
gram âm không lên men
Acinetobacter spp. gây bệnh ở những người
bị suy giảm sức đề kháng và những bệnh nhân
lớn tuổi, là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện
chủ yếu trong thời gian gần đây(1,8). Sự gia tăng
tính đề kháng của chúng hiện nay làm cho việc
điều trị trong lâm sàng gặp nhiều khó khăn. Hầu
hết các kháng sinh đều bị đề kháng khá cao (55-
75%): Piperacillin/tazobactam, Amikacin. Tỷ lệ
đề kháng cao nhất đối với Cefotaxime (84,11%),
Ceftriaxone (kháng 82,24%), Levofloxacin
(80,37%), Ceftazidime (77,57%), Meropenem
(75,70%). So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Phú Hương Lan(5) (2010) và tác giả Trần Thị
Thủy Trinh(10) (2013) thì mức độ đề kháng kháng
sinh của Acinetobacter trong nghiên cứu của
chúng tôi cũng tương tự với các kháng sinh:
Amikacin, Ciprofloxacin, Ceftriaxone,
Ceftazidime, Piperacillin/tazobactam,
Ticarcillin/clavulanic acid, Meropenem,
Levofloxacin và Cefoperazone/sulbactam.
Meropenem và Colistin là những kháng sinh
chọn lựa trong trường hợp nhiễm Acinetobacter
spp trong bệnh viện.
Pseudomonas spp. (trong đó P.aeruginosa
chiếm đến 98%): có tỷ lệ đề kháng cao với
Levofloxacin (kháng 48,81%), Ceftazidime
(kháng 32,14%), Ciprofloxacin (kháng 41,67%),
Amykacin (kháng 26,19%), Meropenem (36,90%)
và Cefoperazone/ sulbactam (kháng 26,19%).
Pseudomonas nhạy cảm tốt với Colistin (chỉ
kháng 4,76%). Imipenem/Meropenem và
Colistin là kháng sinh chọn lựa trong trường hợp
nhiễm P. aeruginosa trong bệnh viện.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 139
Kết quả khảo sát vi khuẩn sinh ESBL
Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân lập
được 260 chủng Enterobacteriaceae, trong đó
có 88 chủng tiết ESBL, chiếm 33,85%. Tỷ lệ cao
này bằng với nghiên cứu trước đây tại bệnh
viện chúng tôi năm 2008 (32,4%)(9). Tỷ lệ tăng
cao này được giải thích là do việc sử dụng
kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin,
Fluoroquinolones không được kiểm soát chặt
chẽ cùng với kỹ thuật phát hiện ESBL đã được
quan tâm nhiều hơn.
Các vi khuẩn tiết ESBL trong nghiên cứu
này có Klebsiella spp., Enterobacter spp., E. coli
và Proteus spp., trong đó Klebsiella spp. chiếm
tỷ lệ cao nhất với 16,54%. Tỷ lệ E. coli, Klebsiella
spp., Enterobacter spp. và Proteus spp. sinh
ESBL lần lượt là 51,39 % (37/72 chủng E. coli ),
27,22% (43/158 chủng Klebsiella spp.), 23,81 %
(5/21 chủng Enterobacter spp.), và 33,33% (3/9
chủng Proteus spp.).
Kết quả khảo sát vi khuẩn AmpC (+)
Trong 260 vi khuẩn đường ruột được phân
lập, vi khuẩn ở nghiên cứu này chiếm 6,54% (có
Klebsiella, Enterobacter và E. coli lần lượt chiếm
3,46%, 1,54% và 1,54%).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khi phân lập
được vi khuẩn sinh ESBL (+) hay AmpC (+), cho
dù kết quả là nhạy hay trung gian thì cũng
không nên sử dụng kháng sinh thuộc nhóm
Cephalosporin mà nên sử dụng kháng sinh
nhóm Carbapenem.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 850 chủng vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn đường hô hấp thường gặp trong mẫu
đàm trong một năm (01/5/2015-30/4/2016), tại
phòng xét nghiệm vi sinh của bệnh viện Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số
kết luận sau:
Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô
hấp được phân lập từ mẫu đàm thường gặp
tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh: Streptococcus spp. (19,76%),
Staphylococcus spp. (18,71%), Klebsiella spp.
(18,59%), Acinetobacter spp. (12,59%),
Pseudomonas spp. (9,88%), E. coli (8,47%).
Các vi khuẩn kháng kháng sinh với mức độ
khác nhau. Đối với cầu khuẩn Gram dương,
thường gặp có Streptococcus spp. và
Staphylococcus spp. thì tỷ lệ đề kháng kháng
sinh thay đổi nhưng chỉ Streptococcus spp. còn
nhạy cảm tương ứng với Cefotaxime (nhạy 80%).
Cả hai nhạy cảm với Vancomycin, Linezolid gần
100%). Các trực khuẩn không lên men, đặc biệt
vi khuẩn Acinetobacter spp. kháng đa kháng
sinh với tỉ lệ rất cao. Vi khuẩn Pseudonomas
aeruginosa có tỷ lệ đề kháng Ceftazidime (kháng
32,14%), Amikacin (kháng 26,19%), Meropenem
(36,90%) và Cefoperazone/ sulbactam (kháng
26,19%). Pseudomonas nhạy cảm tốt với Colistin
(kháng 4,76). Tuy nhiên, Meropenem và Colistin
là những kháng sinh chọn lựa trong trường hợp
nhiễm Acinetobacter spp và nhiễm P. aeruginosa
trong bệnh viện.
E. coli đối với Ceftriaxone (kháng 62,50%),
Cefotaxime (63,89%), Ceftazidime (kháng
52,50%), Levofloxacin (kháng 65,28%), và
kháng thấp Piperacillin/tazobactam (kháng
13,89%), Meropenem (13,89%),
Cefoperazone/sulbactam (kháng 6,94%),
Netilmicin (5,56%), Amikacin (1,39%).
Vi khuẩn Klebsiella spp. đối với
Cefoperazone/sulbactam (kháng 12,03%),
Meropenem (kháng 17,09%), Netilmicin
(kháng 7.59%).
Tỷ lệ vi khuẩn Enterobacteriaceae sinh
men β – lactamase phổ rộng là 33,85%, trong
đó Klebsiella spp. chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ E.
coli, Klebsiella spp., Enterobacter spp. và Proteus
spp. sinh ESBL lần lượt là 51,39 %, 27,22%,
23,81 % và 33,33%. Kháng sinh chọn lựa cho vi
khuẩn Enterobacteriaceae sinh ESBL là nhóm
Carbapenema (hiện có tỷ lệ đề kháng khoảng
25%). Như vậy, cần duy trì chiến lược sử dụng
kháng sinh thích hợp để giới hạn sự đề kháng
sinh của vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn AmpC
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 140
(+) ở nghiên cứu này chiếm 6,54% (có
Klebsiella, Enterobacter và E. coli lần lượt chiếm
1,54%, 3,46% và 1,54% ).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế Việt Nam (2012). Báo cáo sử dụng kháng sinh và
kháng kháng sinh tại 15 Bệnh viện Việt Nam 2008-2009. Tr.
1-37.
2. Cao Minh Nga (2008). Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây
bệnh thường gặp tại BV. Thống nhất trong năm 2006. Y
học TP. HCM- HN KHKT lần thứ 24 – Chuyên đề Nội
khoa. Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008. Tr: 194-200.
3. GARP-Vietnam (2010). Situation Analysis of Antibiotic Use
and Resistance in Vietnam.
4. Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Thị Vinh và Cs (2006). Báo cáo
hoạt động theo dõi sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
gây bệnh thường gặp ở Việt nam năm 2004 và 2005. Bộ Y
tế. Vụ điều trị. Hội nghị tổng kết công tác hội đồng thuốc
và điều trị; hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi
khuẩn gây bệnh thường gặp năm 2005. Đà nẵng, 02-2006.
Tr.: 123-131.
5. Nguyễn Phú Hương Lan (2010), “Khảo sát mức độ đề
kháng kháng sinh của Acinetobacter và Pseudomonas phân
lập tại bệnh viện nhiệt đới năm 2010”, Thời sự Y học 3/2012,
số 68.
6. Nguyễn Sử Minh Tuyết, Vũ Thị Châu Hải, Trương Anh
Dũng, Lê Thị Tuyết Nga (2009), “Khảo sát vi khuẩn gây
nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện nhân dân Gia Định”,
Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 13, phụ bản số 6 – 2009:
295 – 300.
7. Nguyễn Thanh Bảo, Cao Minh Nga (2011). Chọn lựa kháng
sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một
số bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài NCKH thuộc
Sở Khoa học – Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Thanh Hà và nhóm nghiên cứu của 6 bệnh
viện (2004). Nhiễm khuẩn bệnh viện - Tỉ lệ hiện mắc, yếu
tố nguy cơ tại 6 bệnh viện phía Nam. Y học thực hành. Số
chuyên đề Hội thảo khoa học Chống nhiễm khuẩn bệnh viện, 518,
tr. 81-87.
9. Phan Thị Thu Hồng (2008), “Khảo sát vi khuẩn tiết men
beta-lactamase phổ rộng tại bệnh viện Bình Dân”, Tạp chí Y
học TP.Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 1, 2012.
10. Trần Thị Thủy Trinh (2013), Tình hình đề kháng kháng
sinh của các vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại bệnh
viện An Bình từ 1/10/2012 đến 31/5/2013, Luận văn Thạc sĩ Y
học, ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh.
11. Song JH, et al. (2004). High prevalence of antimicrobial
resistance among clinical Streptococcus pneumoniae
isolates in Asia (an ANSORP study). Antimicrob Agents
Chemother. 48(6): p 2101-7.
12. WHO (2004). WHO global stratery for containment of
antimicrobial resistance.
13. /fdac/features/795_antibio.html. The
rise of Antibiotic-Resistant Infections.
14. The Acute Respiratory Infections Atlas – First Edition.
(
Ngày nhận bài báo: 24/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_khang_thuoc_cua_cac_vi_khuan_gay_benh_thuong_gap_trong_be.pdf