Tài liệu Sự khác nhau về biểu hiện lâm sàng giữa nam và nữ trong bệnh cơ tim phì đại: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
124
SỰ KHÁC NHAU VỀ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG GIỮA NAM VÀ NỮ
TRONG BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI
Trần Vũ Minh Thư*, Phạm Nguyễn Vinh*,**,***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Sự ảnh hưởng của giới tính lên biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ)
chưa được hiểu biết rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự khác nhau về biểu hiện
lâm sàng giữa nam và nữ trong BCTPĐ.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả và phân tích.
Phương pháp và kết quả: 104 bệnh nhân BCTPĐ từ Bệnh viện tim Tâm Đức và Viện Tim Thành phố Hố
Chí Minh (Tp. HCM), thời gian từ tháng 12/2015 đến 11/2017, được đưa vào nghiên cứu. Nam chiếm ưu thế
với 66 bệnh nhân (63,5%). Bệnh nhân nữ được chẩn đoán trễ hơn và có triệu chứng lâm sàng nhiều hơn bệnh
nhân nam (53 ± 17,3 năm so với 45,9 ± 14,2 năm; p = 0,03); đau ngực khi gắng sức (40,1% so với 65,8%; p =
0,02). Các yếu tố nguy cơ đột tử chiếm tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhân nữ so với bệ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác nhau về biểu hiện lâm sàng giữa nam và nữ trong bệnh cơ tim phì đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
124
SỰ KHÁC NHAU VỀ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG GIỮA NAM VÀ NỮ
TRONG BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI
Trần Vũ Minh Thư*, Phạm Nguyễn Vinh*,**,***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Sự ảnh hưởng của giới tính lên biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ)
chưa được hiểu biết rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự khác nhau về biểu hiện
lâm sàng giữa nam và nữ trong BCTPĐ.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả và phân tích.
Phương pháp và kết quả: 104 bệnh nhân BCTPĐ từ Bệnh viện tim Tâm Đức và Viện Tim Thành phố Hố
Chí Minh (Tp. HCM), thời gian từ tháng 12/2015 đến 11/2017, được đưa vào nghiên cứu. Nam chiếm ưu thế
với 66 bệnh nhân (63,5%). Bệnh nhân nữ được chẩn đoán trễ hơn và có triệu chứng lâm sàng nhiều hơn bệnh
nhân nam (53 ± 17,3 năm so với 45,9 ± 14,2 năm; p = 0,03); đau ngực khi gắng sức (40,1% so với 65,8%; p =
0,02). Các yếu tố nguy cơ đột tử chiếm tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhân nữ so với bệnh nhân nam bao gồm nhịp nhanh
thất không kéo dài (18,4% so với 4,6%; p = 0,04) và phình mỏm thất trái (13,2% so với 1,5%, p = 0,02).
Kết luận: Biểu hiện lâm sàng của BCTPĐ khác nhau giữa hai giới. Bệnh nhân nữ được chẩn đoán bệnh trễ
hơn, có nhiều triệu chứng lâm sàng và nhiều yếu tố nguy cơ đột tử hơn bệnh nhân nam.
Từ khóa: Giới tính, biểu hiện lâm sàng, bệnh cơ tim phì đại.
ABSTRACT
GENDER – RELATED DIFFERENCES IN THE CLINICAL PRESENTATION
OF HYPERTROPHIC CARDIOMYOPATHY
Tran Vu Minh Thu, Pham Nguyen Vinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 6- 2018: 124 – 130
Objectives: The impacts of gender on clinical features in hypertrophic cardiomyopathy (HCM) have been
unknown. Hence, we investigated gender-ralated differences in the clinical presentation of HCM.
Design: cross – sectional study.
Methods and Results: Databases from Tam Duc Heart Hospital and Hochiminh City Heart Institute
comprising 104 HCM patients between 12/2015 to 11/2017. In the sample, there were 66 men (63.5%). Female
patients were older and more symptomatic than male patients (53 ± 17.3 năm vs. 45.9 ± 14.2 năm; p = 0.03);
chest pain (40.1% vs. 65.8%; p = 0.02). Female patients had significantly more frequent risks of sudden death
than male patients including nonsustained ventricular tachycadia (18.4% vs 4.6%; p = 0.04) and left ventricular
apical aneurysm (13.2% vs 1.5%, p = 0.02).
Conclusions: The manifestations of HCM patients differed between men and women. Women with HCM
were older, more symptomatic, and had more frequent risk factors of sudden death than men.
Key words: gender, clinical presentation, hypertrophic cardiomyopathy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ) là bệnh tim di
truyền có biểu hiện lâm sàng rất thay đổi, từ
không triệu chứng đến triệu chứng nặng như
khó thở, đau ngực, ngất(15). Sự đa dạng trong
biểu hiện lâm sàng của BCTPĐ làm việc chẩn
đoán bệnh trở nên khó khăn. Nhiều yếu tố đã
*Bệnh viện tim Tâm Đức, **Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh,
***Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Tác giả liên lạc: BS Trần Vũ Minh Thư ĐT: 0918335212 Email: thutvm@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
125
được chứng minh qua nhiều nghiên cứu có liên
quan đến chẩn đoán và phân tầng nguy cơ
BCTPĐ(13,14). Giới tính được cho là một trong
những yếu tố nêu trên(18). Theo kết quả nghiên
cứu của Olivotto và cộng sự trên 969 bệnh nhân
BCPĐ, nữ có tuổi chẩn đoán cao hơn, suy tim và
tử vong nhiều hơn nam(18). Tuy nhiên, vẫn có rất
ít thông tin về sự ảnh hưởng của giới tính lên sự
biểu hiện lâm sàng của BCTPĐ. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự khác
nhau về biểu hiện lâm sàng giữa nam và nữ
trong BCTPĐ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả và phân tích.
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân đến khám tại khoa khám
ngoại trú Bệnh viện tim Tâm Đức và Viện Tim
Tp.HCM từ tháng 12/2015 đến 11/2017 thỏa mãn
các điều kiện sau:
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán BCTPĐ có tuổi ≥
16 với bề dày tối đa thành thất trái ≥ 15mm,
không có các bệnh gây nghẽn đường ra thất trái
khác (hẹp dưới van động mạch chủ, hẹp van
động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, u trong
tim gây nghẽn đường ra thất trái).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân tăng huyết áp có tỷ lệ bề dày tối
đa thành thất trái/bề dày thành sau thất trái < 1,3.
Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
Những bệnh nhân được chọn vào nghiên
cứu được giải thích và đồng ý ký vào “Phiếu
thông tin nghiên cứu và giấy chấp thuận tham
gia nghiên cứu”. Nghiên cứu đã được sự chấp
thuận của hội đồng y đức Đại học y dược thành
phố Hồ Chí Minh.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
Các bước tiến hành nghiên cứu
Thăm khám và ghi nhận dữ liệu vào bệnh án
nghiên cứu.
Siêu âm tim qua thành ngực được đánh giá
bởi 2 bác sĩ tim mạch khác nhau; siêu âm thứ
nhất được siêu âm bởi bất kỳ bác sĩ nào, siêu âm
thứ hai được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm
siêu âm trên 5 năm. Siêu âm tim được thực hiện
trên máy siêu âm Philips HD7, XE11 với đầu dò
siêu âm qua thành ngực S2-4.
Định nghĩa biến số
Dựa vào siêu âm tim, hình thái học của thất
được chia thành các nhóm sau: Nhóm 1: Phì đại
thất trái không đồng tâm, phì đại chủ yếu vách
liên thất. Nhóm 2: Vách liên thất dạng sigmoid,
thường gặp ở người lớn tuổi, phì đại phần đáy
vách liên thất. Nhóm 3: phì đại đồng tâm. Nhóm
4: phì đại mỏm. Nhóm 5: phì đại thành tim
không thuộc 4 nhóm trên(1).
Chúng tôi đo đường kính thất trái, bề dày
vách liên thất và thành sau thất trái, đường kính
nhĩ trái cuối tâm trương theo phương pháp M-
mode và 2D ở mặt cắt cạnh ức trục dọc và mặt
cắt cạnh ức trục ngang(7). Đo phân xuất tống
máu thất trái với phương pháp M-mode ở mặt
cắt cạnh ức trục dọc, theo phương pháp đĩa ở
mặt cắt bốn buồng và hai buồng từ mỏm nếu có
rối loạn vận động vùng(7).
Chênh áp tối đa qua đường thoát thất trái:
Được đo lúc nghỉ với Doppler xung hay Doppler
liên tục ở mặt cắt ba buồng hay năm buồng từ
mỏm. Chênh áp = 4V2, V là vận tốc tối đa qua
buồng tống thất trái(10).
Nghẽn đường thoát thất trái: Chênh áp tối
đa qua buồng tống thất trái ≥ 30 mmHg(2).
Mức độ hở van hai lá được đánh giá ở mặt
cắt 4 buồng theo khuyến cáo của Hội siêu âm
tim Hoa Kỳ(21).
Thể tích nhĩ trái được đo vào thì tâm thu
ngay trước khi van hai lá mở, dùng phương
pháp hai mặt cắt chiều dài – diện tích(7).
Vận tốc tối đa dòng máu qua van ba lá thì
tâm thu được đo với Doppler liên tục ở mặt cắt 4
buồng từ mỏm(9).
Chúng tôi đo vận tốc tối đa tâm trương sớm
của cơ tim ở vị trí bên của vòng van hai lá (E’
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
126
bên) và tỷ lệ vận tốc tâm trương sớm (E/E’) với
siêu âm Doppler mô(9).
Rối loạn chức năng tâm trương thất trái:
Phân độ rối loạn chức năng tâm trương theo
khuyến cáo của Hội siêu âm tim Hoa Kỳ và
Hội hình ảnh học tim mạch Châu Âu(9).
Những biến số được khuyên để đánh giá chức
năng tâm trương cho bệnh nhân có BCTPĐ
bao gồm tỷ lệ E/E’ trung bình (> 14), chỉ số thể
tích nhĩ trái (> 34 ml/m2) và vận tốc tối đa dòng
phụt hở van 3 lá đo bằng Doppler liên tục (>
2,8 m/s). Nếu có > 50% trong số các biến số trên
đáp ứng các giá trị cắt, áp lực nhĩ trái tăng là
rối loạn chức năng tâm trương độ 2. Nếu <
50% các biến số trên đáp ứng các giá trị cắt, áp
lực nhĩ trái bình thường là rối loạn chức năng
tâm trương độ 1. Những bệnh nhân bệnh tiến
triển có rối loạn chức năng tâm trương độ 3
với các đặc điểm tỷ lệ E/A dòng 2 lá > 2,5.
Nguy cơ đột tử 5 - năm cao: Điểm số nguy
cơ đột tử 5 – năm được tính theo mô hình
được đề nghị trong hướng dẫn của Hội tim
Châu Âu 2014 ≥ 6%(7).
Công thức tính nguy cơ đột tử như sau:
Nguy cơ đột tử 5 - năm = 1 – 0,998exp(Prognostic index).
Trong đó Prognostic index = [0,15939858 x bề
dày thành thất trái tối đa (mm)) - [0,00294271 x
bề dày thành thất trái tối đa 2 (mm2)] + [0,0259082
x đường kính nhĩ trái (mm)] + [0,00446131 x
chênh áp tối đa qua đường ra thất trái (mm Hg)]
+ [0,4583082 x tiền căn gia đình có người đột tử]
+ [0,82639195 x nhịp nhanh thất] + [0,71650361 x
ngất không rõ nguyên nhân] - [0,01799934 x tuổi
ở thời điểm đánh giá lâm sàng (năm)].
Nhịp nhanh thất không kéo dài: ≥ 3 ngoại
tâm thu thất liên tục ở tần số > 120 lần/phút và
kéo dài < 30 giây trên điện tâm đồ liên tục ≥ 24
giờ, được nhận biết trên điện tâm đồ liên tục
48 giờ(10).
Đột tử: Tử vong trong vòng 1 giờ kể từ khi
bệnh nhân có triệu chứng, kể cả lúc không ai
chứng kiến lúc ban đêm(10).
Ngất: Ngất không giải thích được nguyên
nhân ở thời điểm chẩn đoán hoặc trước đó(10).
Suy tim: Theo phân độ New York Heart
Association NYHA I, II, III, IV khi không có
nghẽn đường thoát thất trái.
Tăng huyết áp: Huyết áp động mạch cánh
tay ≥ 140/90 mmHg ở hai lần khám riêng biệt
hoặc bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết
áp và đang được điều trị thuốc hạ áp do bác sĩ
điều trị kê toa(11).
Bệnh động mạch vành: Hẹp ≥ 50% ít nhất
một nhánh động mạch vành quan sát được trên
CT scanner hoặc chụp động mạch vành.
Đái tháo đường típ 2: đường huyết đói ≥ 126
mg/dl hoặc HbA1C ≥ 6,5% hoặc bệnh nhân đã
được chẩn đoán đái tháo đường típ 2 và đang
được điều trị thuốc giảm đường huyết do bác sĩ
điều trị kê toa(1).
Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý với phần mềm
Stata 11.1. Chúng tôi dùng phép kiểm T – test để
so sánh các đặc điểm chung của mẫu nghiên
cứu. Phép kiểm Chi-square, Fisher exact được áp
dụng để tìm sự liên quan các đặc điểm chung
của mẫu nghiên cứu. Mô hình hồi qui logistic
được áp dụng nhằm xác định mối liên hệ giữa
nguy cơ đột tử 5 năm cao và các yếu tố lâm sàng
và cận lâm sàng. Kết quả phép kiểm định với giá
trị p < 0,05 và độ tin cậy 95% được xem sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Từ tháng 12/2015 đến 11/2017, chúng tôi
tuyển chọn được 104 bệnh nhân BCTPĐ, đủ tiêu
chuẩn chọn bệnh và thỏa tiêu chí loại trừ, đưa
vào nghiên cứu.
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm nhân trắc học và lâm sàng của
nhóm bệnh nhân nghiên cứu được trình bày
trong bảng 1.
Trong số 104 bệnh nhân BCTPĐ được đưa
vào nghiên cứu, nam giới chiếm đa số trường
hợp với 66 bệnh nhân (63,5%) so với nữ với 38
bệnh nhân (36,5%). Tuổi chẩn đoán và tuổi đưa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
127
vào nghiên cứu lần lượt là 48,5 ± 16 và 51,4 ±
15,3. Có gần 2/3 số bệnh nhân (69,2%) được chẩn
đoán BCTPĐ vì có triệu chứng và 1/3 số bệnh
nhân còn lại được chẩn đoán tình cờ khi nghe
âm thổi ở tim hoặc phát hiện bất thường trên
điện tâm đồ trong khám sức khỏe định kỳ và khi
tầm soát gia đình. Triệu chứng hiện diện ở 82
bệnh nhân (78,8%) lúc nhận vào nghiên cứu.
Rung nhĩ xảy ra ở 11 bệnh nhân (10,7%). Tiền
căn gia đình có người đột tử và tiền căn gia đình
BCTPĐ được tìm thấy lần lượt ở 11 bệnh nhân
(10,6%) và 19 bệnh nhân (18,3%).
Bệnh nhân nữ có tuổi chẩn đoán trung bình
là 53 ± 17,3; cao hơn 8 năm so với bệnh nhân
nam (45,9 ± 14,2; p = 0,03). Bệnh nhân nữ có triệu
chứng đau ngực khi gắng sức nhiều hơn bệnh
nhân nam (40,1% so với 65,8%; p = 0,02). Ngoài
ra, nhịp nhanh thất không kéo dài xảy ra ở bệnh
nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam (18,4% so
với 4,6%; p = 0,04).
Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt
giữa hai giới ở tuổi đưa vào nghiên cứu (p =
0,08), tiền căn gia đình, các triệu chứng lâm
sàng khác như khó thở, hồi hộp đánh trống
ngực, ngất, NYHA, cũng như bệnh lý đi kèm
bao gồm tăng huyết áp, bệnh động mạch vành,
nhồi máu não và đái tháo đường típ 2 (p = 0,1
– 1). Tỷ lệ rung nhĩ cũng không khác nhau
giữa hai giới (p = 1).
Đặc điểm siêu âm tim
Những chỉ số đánh giá siêu âm tim của các
bệnh nhân trong nghiên cứu được thể hiện ở
bảng 2.
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tất cả BN (n = 104) Nam n = 66 (63,5%) Nữ n = 38 (36,5%) Gía trị P
Tuổi chẩn đoán, năm
┼
Tuổi đưa vào nghiên cứu, năm
┼
Tiền căn gia đình
Đột tử, n (%)
BCTPĐ, n (%)
Lý do phát hiện bệnh
Có triệu chứng, n (%)
Tầm soát gia đình, n (%)
Tình cờ, n (%)
Triệu chứng lâm sàng
Đau ngực khi gắng sức, n (%)
Khó thở khi gắng sức, n (%)
Hồi hộp đánh trống ngực, n (%)
Ngất, n (%)
Không triệu chứng, n (%)
NYHA, n (%)
I
II
III
IV
Âm thổi tâm thu phần thấp bờ trái
xương ức, n (%)
Phù, n (%)
Gan to, n (%)
Bệnh đi kèm
Tăng huyết áp, n (%)
Đái tháo đường típ 2, n (%)
Nhồi máu não, n (%)
Bệnh động mạch vành (hẹp 50% trở lên), n (%)
Đã đặt máy tạo nhịp, n (%)
Rung nhĩ
Nhịp nhanh thất không kéo dài
48,5 ± 16
51,4 ± 15,3
11(10,6)
19(18,3)
72(69,2)
3(2,9)
29(27,9)
52(50)
49(47,1)
35(33,7)
7(6,7)
22(21,2)
55(52,9)
48(46,1)
01(1)
0(0)
33(31,7)
1(1)
0(0)
42(40,4)
10(9,6)
8(7,7)
5(4,8)
3(2,9)
11(10,7)
10(9,7)
45,9 ± 14,2
49,4 ± 14,2
7(10,6)
11(16,7)
43(65,2)
3(4,5)
20(30,3)
27(40,9)
27(40,9)
21(31,8)
4(6,1)
16(24,2)
39(59,1)
27(40,9)
0(0)
0(0)
22(33,3)
1(1,5)
0(0)
24(36,4)
5(7,6)
5(7,6)
3(4,6)
1(1,5)
7(10,6)
3(4,6)
53 ± 17,3
56,9 ± 16,6
4(10,5)
8(21,1)
29(76,3)
0(0)
9(23,7)
25(65,8)
22(57,9)
14(36,8)
3(7,9)
6(15,8)
16(42,1)
21(55,3)
1(2,6)
0(0)
11(29)
0(0)
0(0)
18(47,4)
5(13,2)
3(7,9)
2(5,3)
3(7,9)
4(10,5)
7(18,4)
0,03
0,08
1
0,62
0,30
0,30
0,52
0,02
0,10
0,63
0,67
1
0,10
0,20
0,40
0,62
1
0,30
0,40
1
1
0,10
1
0,04
┼Trung bình ± độ lệch chuẩn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
128
Bảng 2: Đặc điểm siêu âm tim
Thông số Tất cả BN
(n = 104)
Nam n = 66
(63,5%)
Nữ n = 38
(36,5%)
Gía trị P
Bề dày thành tim tối đa, mm
Thể của bệnh cơ tim phì đại
Thất trái dày không đồng tâm, n (%)
Vách liên thất dạng sigmoid, n (%)
Mỏm, n (%)
Phì đại đồng tâm thất trái, n (%)
Khác, n (%)
Tắc nghẽn trong tim
Tắc nghẽn đường ra thất trái, n (%)
Tắc nghẽn giữa thất trái, n (%)
Tắc nghẽn đường ra thất phải, n (%)
Chỉ số nhĩ trái
┼
Vận tốc sóng E, cm/s
┼
Vận tốc sóng A, cm/s
┼
Vận tốc sóng E’, cm/s
┼
Vận tốc dòng máu qua van ba lá, cm/s
┼
Không rối loạn chức năng tâm trương, n (%)
Rối loạn chức năng tâm trương, n (%)
Độ 1
Độ 2
Độ 3
22,5 ± 4,8
77(74)
02(1,9)
16(15,4)
1(1)
8(7,7)
17(16,4)
02(1,9%)
02(1,9)
37,3 ± 11,4
75,4 ± 35,8
70,3 ± 27,7
09 ± 4
221 ± 47,3
33(31,7)
71(68,3)
54(51,9)
06(5,8)
11(10,6)
22,9 ± 4,9
49(74,3)
1(1,5)
12(18,2)
1(1,5)
3(4,5)
14(21,2)
0(0)
0(0)
37 ± 10,8
76,5 ± 35,9
68,7 ± 25,1
8,9 ± 4,3
217,5 ± 49
24(36,4)
42(36,1)
32(48,5)
4(6,1)
6(9,1)
22,1 ± 4,6
28(73,7)
1(2,6)
4(10,5)
0(0)
5(13,2)
3(7,9)
2(5,2)
2(5,2)
38 ± 12,7
73,7 ± 27,1
75,3 ± 31,9
9,3 ± 3,4
228,6 ± 43,9
9(23,7)
29(76,3)
22(57,9)
2(5,3)
5(13,2)
0,44
1
1
0,40
1
0,10
0,07
0,06
0,06
0,66
0,68
0,31
0,75
0,26
0,20
0,20
0,41
1
0,50
┼Trung bình ± độ lệch chuẩn
Sự khác nhau giữa hai giới về bề dày tối đa
thành tim, thể bệnh cơ tim phì đại, tắc nghẽn
trong tim, các thông số liên quan đến rối loạn
chức năng tâm trương như chỉ số nhĩ trái, vận
tốc sóng E, sóng A, sóng E’, vận tốc dòng máu
qua van 3 lá không có ý nghĩa thống kê.
Yếu tố nguy cơ đột tử
Bảng 3: Yếu tố nguy cơ đột tử
Tất cả
BN
(n = 104)
Nam
n = 66
(63,5%)
Nữ
n = 38
(36,5%)
Gía trị
P
Tiền căn gia đình đột tử, n
(%)
Nhịp nhanh thất không kéo
dài
Thất trái dày nặng (≥ 30
mm), n (%)
Ngất, n (%)
Tiền căn ngưng tim
hay nhịp nhanh thất kéo
dài, n (%)
Phình mỏm thất trái, n (%)
Điểm số nguy cơ đột tử 5 –
năm cao (≥ 6%), n(%)
11(10,6)
10(9,7)
09(8,7)
07(6,7)
01(0,9)
06(5,8)
5(4,8)
7(10,6)
3(4,6)
6(9,1)
4(6,1)
1(1,5)
1(1,5)
3(4,5)
4(10,5)
7(18,4)
3(7,9)
3(7,9)
0(0)
5(13,2)
2(5)
1
0,03
1
0,70
1
0,02
1
Theo khuyến cáo của Trường môn tim Hoa
Kỳ(8) và Hội tim Châu Âu(7), các yếu tố nguy cơ
đột tử ở BCTPĐ bao gồm tiền căn gia đình có
người đột tử, nhịp nhanh thất không kéo dài,
thất trái dày nặng (≥ 30 mm), ngất, tiền căn
ngưng tim hay nhịp nhanh thất kéo dài, phình
mỏm thất trái.
Trong nghiên cứu chúng tôi, bệnh nhân nữ
có nhịp nhanh thất không kéo dài nhiều hơn
bệnh nhân nam (18,4% so với 4,6%, p = 0,04).
Tương tự, phình mỏm thất trái xảy ra ở bệnh
nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam (13,2% so
với 1,5%, p = 0,02) (Bảng 3). Nguy cơ đột tử 5 –
năm cao tương tự giữa hai giới.
Mối liên hệ giữa các yếu tố lâm sàng, cận lâm
sàng và nguy cơ đột tử cao
Các yếu tố được xét mối liên hệ với nguy cơ
đột tử 5 – năm cao (≥ 6%).
Bảng 4: Phân tích hồi quy logistic đơn biến các yếu
tố liên hệ đến nguy cơ đột tử 5 – năm cao
OR thô KTC 95% Gía trị P
Giới
Tuổi (mỗi năm)
NYHA III-IV
Tiền căn gia đình đột tử, n (%)
Nhịp nhanh thất không kéo dài
Rung nhĩ
Bề dày thành thất trái (mỗi mm)
Phình mỏm thất trái, n (%)
0,9
0,9
6
52,5
7,5
2,8
1
1,3
0,1 – 5,4
0,8 – 0,9
0,2 - 164
5,1 – 536
1,1 – 52,2
0,3 – 28,6
0,8 – 1,2
0,1 – 26,2
0,9
0,04
0,8
0,01
0,04
0,35
0,8
0,5
Chúng tôi nhận thấy giới tính không liên hệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
129
đến nguy cơ đột tử 5 – năm cao. Tuổi có mối liên
hệ có mối liên hệ với nguy cơ đột tử 5 – năm cao
(OR thô = 0,9; KTC (khoảng tin cậy) 95% (0,8 –
0,9); p = 0,04). Tiền căn gia đình có người đột tử
có thể có mối liên hệ với nguy cơ đột tử 5 - năm
cao (OR thô = 52,5; KTC 95% (5,1 – 536); p = 0,01).
Tương tự, nhịp nhanh thất không kéo dài có thể
có mối liên hệ với nguy cơ đột tử 5 - năm cao
(OR = 7,5; KTC 95% (1,1 – 52,2); p = 0,004).
BÀN LUẬN
Bệnh cơ tim phì đại đã được chứng minh là
bệnh lý di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường,
vì thế cơ hội di truyền đột biến gây bệnh cho con
cái nếu một trong hai cha mẹ mắc bệnh là 50%(9).
Do đó, tỷ lệ bệnh nhân nữ và bệnh nhân nam
được mong chờ là như nhau trong bệnh lý này.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, nam
giới chiếm đa số trường hợp với tỷ lệ nam/nữ =
1,7/1 (63,5% nam và 36,5% nữ). Tỷ lệ này tương
tự với các nghiên cứu khác như Lopes và cộng
sự (cs)(12), Christiaans và cs(4), Sheikh và cs(20). Sự
khác nhau về tỷ lệ biểu hiện bệnh ở nam và nữ
trong BCTPĐ có thể liên quan đến tính thấm di
truyền khác nhau của hai giới. Tính thấm di
truyền có thể liên quan đến nội tiết tố nữ giúp
bảo vệ người phụ nữ làm chậm sự biểu hiện
bệnh. Điều này được tìm thấy tương tự trong
nghiên cứu của Charron và cs(3). Charron đã tiến
hành điều tra 178 người trong 10 gia đình
BCTPĐ có mang đột biến gene và đưa ra kết
luận tính thấm di truyền ở nam cao hơn nữ (77%
so với 58%, OR điều chỉnh theo tuổi: 3,98, KTC
95%: 1,34 —11,48)(3).
Trong nghiên cứu chúng tôi, bệnh nhân nữ
có tuổi chẩn đoán là 53 ± 17,3, cao hơn 8 năm so
với bệnh nhân nam (45,9 ± 14,2; p = 0,03). Thật
vậy, Dimitrow và cộng sự (13) đã đánh giá 94
bệnh nhân BCTPĐ bao gồm 55 nam và 39 nữ;
kết quả cho thấy bệnh nhân nữ biểu hiện triệu
chứng lâm sàng muộn hơn nam (31,3 ± 11,9 năm
so với 26,7 ± 9,9 năm; p < 0.05). Bên cạnh lí do
liên quan đến sự khác nhau về tính thấm di
truyền hai giới trong BCTPĐ, chúng tôi cho rằng
có thể có sự hiểu biết không đầy đủ về bệnh tim
mạch trong giới nữ dẫn đến việc chậm chẩn
đoán bệnh(16). Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong
các chương trình khám sức khỏe định kỳ nên chỉ
định đo điện tâm đồ và siêu âm tim cho tất cả
những người được kiểm tra, ngay cả khi người
được kiểm tra không triệu chứng. Bởi vì, tỷ lệ
bệnh nhân không triệu chứng được phát hiện
trong nghiên cứu lên đến 22% (Bảng 1). Ngoài ra,
việc tầm soát gia đình bệnh nhân BCTPĐ rất
quan trọng vì qua đó nhiều bệnh nhân BCTPĐ
được chẩn đoán ở giai đoạn không triệu chứng.
Trong nghiên cứu này, triệu chứng đau ngực
khi gắng sức, nhịp nhanh thất không kéo dài và
phình mỏm thất trái xảy ra ở bệnh nhân nữ
nhiều hơn bệnh nhân nam (Bảng 1 và 3). Chúng
tôi nhận thấy điều tương tự trong nghiên cứu
của Olivotto và cs(18). Olivotto và cs đã tiến hành
khảo sát 969 bệnh nhân BCTPĐ ở Ý và Hoa Kỳ
và đưa ra kết luận bệnh nhân nữ có nhiều triệu
chứng lâm sàng hơn bệnh nhân nam(18). Ngoài
ra, ông quan sát thấy tỷ lệ tắc nghẽn đường ra
thất trái ở bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam
(37% so với 23%; p = 0,001). Điều này thật khác
với nghiên cứu chúng tôi. Lí giải sự khác biệt
này, chúng tôi cho rằng có thể do cỡ mẫu khác
nhau giữa hai nghiên cứu. Chúng tôi chưa tìm
thấy nghiên cứu đề cập đến sự khác nhau giữa
hai giới về hai biểu hiện quan trọng trong đánh
giá nguy cơ đột tử ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì
đại là nhịp nhanh thất và phình mỏm thất trái.
Chúng tôi không nhận thấy có sự khác biệt
giữa hai giới trong mối liên hệ với nguy cơ đột
tử 5 - năm cao (≥ 6%), mặc dù bệnh nhân nữ có
tỷ lệ nhịp nhanh thất ngắn và phình mỏm thất
trái cao hơn bệnh nhân nam (bảng 4). Olivotto và
cs(18) đã tìm thấy bệnh nhân nữ BCTPĐ có tỷ lệ tử
vong do suy tim và đột quỵ do thuyên tắc cao
hơn bệnh nhân nam (p < 0,001). Tuy nhiên,
nghiên cứu này không đề cập đến nguy cơ đột
tử ở cả hai giới(18).
Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu cắt
ngang nên khó đưa ra yếu tố tiên lượng liên
quan giữa biểu hiện lâm sàng và kết cục (đột tử,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
130
tử vong do suy tim, đột quỵ) ở cả hai giới như
nghiên cứu đoàn hệ.
KẾT LUẬN
Ở BCTPĐ, biểu hiện lâm sàng khác nhau
giữa bệnh nhân nữ và bệnh nhân nam được thể
hiện trong nghiên cứu của chúng tôi. Bệnh nhân
nữ được chẩn đoán bệnh trễ hơn nam giới, có
nhiều triệu chứng lâm sàng và có nhiều yếu tố
nguy cơ liên quan đến đột tử nhiều hơn nam
giới bao gồm nhịp nhanh thất không kéo dài,
phình mỏm thất trái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American diabetes association (2015). Standard of Medical
Care in Diabetes. Diabetes Care - 2015. The journal of clinical and
applied research and education, 38(1): S5-S87.
2. Binder J, Ommen SR., Gersh BJ et al (2006). Echocardiography-
guided genetic testing in hypertrophic cardiomyopathy: septal
morphological features predict the presence of myofilament
mutations. Mayo Clin Proc; 81:459–67.
3. Charron P, Carrier L, Dubourg O, Tesson F et al (1997).
Penetrance of familial hypertrophic cardiomyopathy. Genet
Couns; 8:107–14.
4. Christiaans I, Birnie E, Bonsel GJ et al (2011). Manifest disease,
risk factors for sudden cardiac death, and cardiac events in a
large nationwide cohort of predictively tested hypertrophic
cardiomyopathy mutation carriers: determining the best
cardiological screening strategy. European Heart Journal, 32,
1161–1170.
5. Coppini R, Ho CY, Ashley E et al (2014). Clinical Phenotype
and Outcome of Hypertrophic Cardiomyopathy Associated
With Thin-Filament Gene Mutations. J Am Coll Cardiol, 64:
2589–600.
6. Dimitrow PP, Czarnecka D, Jaszcz KK, Dubiel JS (1997). Sex
differences in age at onset of symptoms in patients with
hypertrophic cardiomyopathy. J Cardiovasc Risk; 4:33–5.
7. Elliott PM, Anastasakis A, Borger MA et al (2014). ESC
Guidelines on diagnosis and management of hypertrophic
cardiomyopathy The Task Force for the Diagnosis and
Management of Hypertrophic Cardiomyopathy of the
European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal.
doi:10.1093/eurheartj/ehu284.
8. Gersh JB, Maron BJ, Bonow RO et al (2011). ACCF/AHA
Guideline for the Diagnosis and Treatment of Hypertrophic
Cardiomyopathy. JACC, 58(25): e212–60.
9. Hagege AA, Schwartz K, Desnos M, Carrier L (2004). Genetic
basis and genotype-phenotype relationships in familial
hypertrophic cardiomyopathy. In: Maron BJ, editor. Diagnosis
and Management of Hypertrophic Cardiomyopathy. Malden,
MA: Blackwell Futura;67– 80.
10. Lang RM, Bierig M, Devereux RB et al (2005).
Recommendations for chamber quantification: a report from
the American Society of Echocardiography’s Guidelines and
Standards Committee and the Chamber Quantification
Writing Group, developed in conjunction with the European
Association of Echocardiography, a branch of the European
Society of Cardiology. J Am Soc Echocardiogr, 18: 1440–63.
11. Leung AA, Nerenberg K, Daskalopoulou SS (2016).
Hypertension Canada’s 2016 Canadian Hypertension
Education Program Guidelines for Blood Pressure
Measurement, Diagnosis, Assessment of Risk, Prevention, and
Treatment of Hypertension. Canadian Journal of Cardiology, 32:
569 – 588.
12. Lopes LR, Zekavati, A, Syrris P et al (2013). Genetic complexity
in hypertrophic cardiomyopathy revealed by high-throughput
sequencing. J Med Genet, 50: 228–239.
13. Maron BJ, Olivotto I., Bellone P et al (2002). Clinical profile of
stroke in 900 patients with hypertrophic cardiomyopathy. J Am
Coll Cardiol; 39:301–7.
14. Maron MS, Olivotto I, Betocchi S et al (2003). Effect of left
ventricular outflow tract obstruction on clinical outcome in
hypertrophic cardiomyopathy. N Engl J Med; 348:295–303.
15. Maron MS, Olivotto I., Zenovich AG et al (2006). Hypertrophic
cardiomyopathy is predominantly a disease of left ventricular
outflow tract obstruction. Circulation, 114: 216.
16. Mosca L, Jones WK, King K.B et al (2000). Awareness,
perception, and knowledge of heart disease risk and
prevention among women in the United States. American
Heart Association Women’s Heart Disease and Stroke
Campaign Task Force. Arch Fam Med; 9:506 –15.
17. Nagueh, S. F., Smiseth, O. A., Appleton, C. P. et al (2016).
Recommendations for the Evaluation of Left Ventricular
Diastolic Function by Echocardiography: An Update from the
American Society of Echocardiography and the European
Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr,
29: 277-314.
18. Olivotto I., Maron MS, Adabag AS et al (2005). Gender-related
differences in the clinical presentation and outcome of
hypertrophic cardiomyopathy. J Am Coll Cardiol; 46:480–7.
19. O'Mahony C, Jichi F, Pavlou M et al (2014). Hypertrophic
Cardiomyopathy Outcomes. A novel clinical risk prediction
model for sudden cardiac death in hypertrophic
cardiomyopathy (HCM risk-SCD). Eur. Heart J, 35: 2010–2020.
20. Sheikh N, Michael Papadakis M, Panoulas VF et al. (2016).
Comparison of hypertrophic cardiomyopathy in Afro-
Caribbean versus white patients in the UK. Heart, 102(22):
1797-1804.
21. Zoghbi WA, Enriqu ez-Sarano M, Foster E et al (2003).
Recommendations for evaluation of the severity of native
valvular regurgitation with two-dimensional and Doppler
echocardiography. J Am Soc Echocardiogr, 16: 777–802.
Ngày nhận bài báo: 14/08/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_khac_nhau_ve_bieu_hien_lam_sang_giua_nam_va_nu_trong_benh.pdf