Sự khác biệt hình thái sọ-mặt-răng giữa trẻ Việt và trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III

Tài liệu Sự khác biệt hình thái sọ-mặt-răng giữa trẻ Việt và trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 71 SỰ KHÁC BIỆT HÌNH THÁI SỌ-MẶT-RĂNG GIỮA TRẺ VIỆT VÀ TRẺ DA TRẮNG CÓ SAI KHỚP CẮN HẠNG III Nguyễn Như Trung*, Hoàng Tử Hùng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sự khác biệt về hình thái sọ-mặt-răng giữa trẻ Việt và trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III vẫn chưa rõ. Mục tiêu: Khảo sát sự khác biệt các đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng giữa trẻ Việt và trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 35 phim sọ nghiêng của nhóm trẻ Việt 12 tuổi có sai khớp cắn hạng III, được điều trị ở Bộ môn chỉnh hình răng mặt được vẽ nét, phân tích đo sọ theo phương pháp của Downs, Steiner, Ricketts, Jarabak, McNamara và đo đạc 24 số đo mô tả những điểm đặc trưng nhất của sai khớp cắn hạng III. Các số đo này được so sánh với nhóm trẻ Da trắng bằng kiểm định t-test. Kết quả: So với trẻ D...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác biệt hình thái sọ-mặt-răng giữa trẻ Việt và trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 71 SỰ KHÁC BIỆT HÌNH THÁI SỌ-MẶT-RĂNG GIỮA TRẺ VIỆT VÀ TRẺ DA TRẮNG CÓ SAI KHỚP CẮN HẠNG III Nguyễn Như Trung*, Hoàng Tử Hùng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sự khác biệt về hình thái sọ-mặt-răng giữa trẻ Việt và trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III vẫn chưa rõ. Mục tiêu: Khảo sát sự khác biệt các đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng giữa trẻ Việt và trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 35 phim sọ nghiêng của nhóm trẻ Việt 12 tuổi có sai khớp cắn hạng III, được điều trị ở Bộ môn chỉnh hình răng mặt được vẽ nét, phân tích đo sọ theo phương pháp của Downs, Steiner, Ricketts, Jarabak, McNamara và đo đạc 24 số đo mô tả những điểm đặc trưng nhất của sai khớp cắn hạng III. Các số đo này được so sánh với nhóm trẻ Da trắng bằng kiểm định t-test. Kết quả: So với trẻ Da trắng, trẻ Việt có 8 đặc điểm không có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05), 16 đặc điểm có sự khác biệc có ý nghĩa (p<0,05), mà nổi bậc nhất là chiều dài nền sọ trước (S-N), sự khác biệt giữa chiều dài hiệu quả xương hàm dưới và chiều dài hiệu quả tầng mặt giữa (CGn-CoA) (p<0,001). Kết luận: Có sự khác biệt về các đặc điểm sọ-mặt-răng giữa trẻ Việt và trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III. Từ khóa: hạng III, sai khớp cắn, sọ mặt, hình thái ABSTRACT THE DIFFERENCES IN THE CRANIOFACIAL MORPHOLOGY BETWEEN CLASS III MALOCCLUSION VIETNAMESE CHILDREN AND CAUCASIAN CHILDREN Nguyen Nhu Trung, Hoang Tu Hung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 71-77 Background: Variation of the craniofacial morphology between class III malocclusion Vietnamese children and Caucasian children was unclear. Objectives: The aim of this study was to investigate the differences in the craniofacial morphology between class III malocclusion Vietnamese children and Caucasian children. Methods: The study was conducted at University of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City. The Lateral cephalometric films of 35 twelve-year-old Vietnamese children treated in the Orthodontic Department were traced on acetate paper. The study employed Downs, Steiner, Ricketts, Jarabak, McNamara analysis to measure 24 variables of the most characteristic features of class III malocclusion. T- test was performed to analyze differences in variables between Vietnamese children and Caucasian children. Results: The results show that there are no significant differences in 8 variables between Vietnamese and Caucasian children (p>0.05). However, the other 16 variables demonstrate a significant difference (p<0.05). The most prominent ones are seen in anterior cranial base length (S-N), the difference between the effective mandibular length and the effective maxillary length (CoGn-CoA)(p<0.001). Conclusion: There are differences in the craniofacial traits between class III malocclusion Vietnamese *Khoa Răng Hàm Mặt-Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Như Trung ĐT: 0908434963 Email: trungnn@pnt.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 72 children and Caucasian children. Key words: class III, malocclusion, craniofacial, morphology ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, nhiều tác giả đã nghiên cứu khảo sát các đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng cũng như sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt ở người có sai khớp cắn hạng III. Những thông tin này rất cần thiết vì chúng giúp hỗ trợ trong chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị, đánh giá tiềm năng tăng trưởng, hiệu quả điều trị cũng như khuynh hướng tái phát sau điều trị(1). Các nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia khác nhau vì mỗi chủng tộc có những đặc điểm về hình thái sọ- mặt-răng khác nhau. Ngoài ra trong cùng một chủng tộc, các đặc điểm này có thể khác nhau giữa hai giới và thay đổi theo tuổi(3,7). Tuy nhiên, sự khác biệt về hình thái sọ-mặt-răng ở trẻ Việt có sai khớp cắn hạng III với các nhóm chủng tộc khác vẫn chưa rõ. Mục tiêu của nghiên cứu So sánh sự khác biệt các đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng giữa trẻ Việt và trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 35 trẻ ở độ tuổi 12 được chọn ra từ những bệnh nhân đến khám và điều trị tại bộ môn chỉnh hình răng mặt, khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn chọn mẫu Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt, dân tộc Kinh. Không bị chấn thương vùng hàm mặt. Không có các dị tật bẩm sinh vùng răng hàm mặt. Không mắc các bệnh lý toàn thân gây rối loạn tăng trưởng. Không có điều trị chỉnh hình răng mặt trước đây. Có đủ các răng trên cung hàm ngoại trừ răng khôn. Khớp cắn: răng cối lớn vĩnh viễn thứ I có tương quan hạng III Angle ở cả hai bên. Tiêu chuẩn loại trừ Sai khớp cắn hạng III giả. Tiêu chuẩn chọn phim sọ nghiêng Góc A-N-B <0. Nhóm chứng Trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III ở cùng độ tuổi từ nghiên cứu của Guyer(3): gồm những bệnh nhân được chọn từ các phòng khám chỉnh hình răng mặt và không có dị tật khe hở môi hàm ếch hoặc hội chứng sọ-mặt. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Phương pháp nghiên cứu Các phim sọ nghiêng đạt yêu cầu nghiên cứu sẽ được vẽ nét bằng viết chì đầu nhọn 0,5mm trên giấy acetat. Chúng tôi chọn 24 số đo góc và đường mô tả những điểm đặc trưng nhất của sai khớp cắn hạng III được lấy từ các phân tích của Downs, Steiner, Ricketts, Jarabak và McNamara nhằm khảo sát các đặc điểm về sọ-mặt-răng ở nhóm trẻ Việt. Các biến định lượng liên tục gồm các số đo khoảng cách và góc của chiều dài nền sọ trước (S-N), chiều dài nền sọ sau (S-Ba), góc nền sọ (N- S-Ba), góc yên (Ar-S-N), góc SNA, chiều dài hiệu quả tầng mặt giữa (Co-A), góc mặt phẳng khẩu cái (PP-FH), chiều dài hiệu quả xương hàm dưới (Co-Gn), chiều cao cành đứng xương hàm dưới (Ar-Go), góc mặt (NPog-FH), góc mặt phẳng hàm dưới (FH-GoMe), góc Gonion (Ar-Go-Me), góc ANB, sự khác biệt giữa chiều dài hiệu quả xương hàm dưới và chiều dài hiệu quả tầng mặt giữa (CoGn-CoA), chiều cao tầng mặt giữa (N- ANS), chiều cao tầng mặt dưới (ANS-Me), chiều cao mặt sau (S-Go), chiều cao mặt trước (N-Me), góc giữa trục răng cửa hàm trên với mặt phẳng SN (I-S-N), góc giữa trục răng cửa hàm trên với mặt phẳng khẩu cái (I-PP), khoảng cách từ răng cửa hàm trên đến đường Aperp (I-Aperp), khoảng cách từ bờ cắn răng cửa hàm trên đến Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 73 đường A-Pog (I-Apog), khoảng cách từ bờ cắn răng cửa hàm dưới đến đường A-Pog (i-Apog), góc giữa trục răng cửa hàm dưới với mặt phẳng hàm dưới (i-Me-Go). Các số đo khoảng cách được tính bằng mm, đo với thước kẹp điện tử có độ nhạy 0,01mm. Các số đo góc được tính bằng độ, đo với thước đo góc chuyên dụng (hiệu Ormco – Sybron) trong chỉnh hình răng mặt. Để kiểm tra sự khác biệt các đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng giữa trẻ Việt và trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III, chúng tôi dùng kiểm định Shapiro-wilk để kiểm định tính chuẩn và t-test cho hai mẫu độc lập để xác định sự khác biệt nếu có giữa các đặc điểm nghiên cứu. Để kiểm soát sai lầm trong phương pháp nghiên cứu, một bác sĩ chỉnh hình răng mặt vẽ nét và xác định các điểm chuẩn trên phim. Ngoài ra, chúng tôi chọn ngẫu nhiên bảy phim để vẽ và đo lại 24 đặc điểm nghiên cứu mà không phân biệt nam nữ nhằm đánh giá độ tin cậy của người đo. Thời gian đo lại lần hai cách lần đầu hai tháng, và được thực hiện bởi cùng một người. Kiểm định độ tin cậy của người đo bằng hệ số tương quan Pearson nội hạng. Ngoài phương pháp thống kê toán học, hình thái đồ được sử dụng để nêu bật sự tương đồng và khác biệt giữa các đặc điểm hình thái sọ- mặt- răng ở trẻ Việt và trẻ da trắng có sai khớp cắn hạng III. Để vẽ hình thái đồ, chúng tôi chọn hệ trục tọa độ (X, Y), với phần phía trên trục X mô tả các số đo về góc, phía dưới trục X mô tả các số đo về khoảng cách. Lấy trẻ Việt làm chuẩn, đường giữa là giá trị trung bình, hai bên là các giá trị 1 độ lệch chuẩn. Đường trung bình của trẻ da trắng sẽ ở bên trái trục Y nếu có giá trị nhỏ hơn, hoặc ở bên phải trục Y nếu có giá trị lớn hơn giá trị trung bình. Các điểm mốc đo sọ được sử dụng trong nghiên cứu S: điểm giữa hố yên xương bướm. N: điểm trước nhất trên đường khớp xương trán – mũi theo mặt phẳng dọc giữa. Ba, điểm dưới nhất của bờ trước lỗ chẩm. Or: điểm thấp nhất của bờ dưới hốc mắt. ANS: điểm gai mũi trước. PNS: điểm gai mũi sau. A: điểm sau nhất của xương ổ răng hàm trên. B: điểm sau nhất của xương ổ răng hàm dưới. Co: điểm sau nhất và cao nhất của đầu lồi cầu. Ar: giao điểm giữa bờ sau cành đứng xương hàm dưới và bờ dưới của nền sọ sau. Pog: điểm trước nhất của cằm. Me: điểm thấp nhất của cằm. Go: điểm thấp nhất và sau nhất ở vùng góc hàm. U1: bờ cắn răng cửa hàm trên. L1: bờ cắn răng cửa hàm dưới (Hình 1). Hình 1: Các điểm mốc đo sọ được sử dụng trong nghiên cứu. KẾT QUẢ Sự phân bố mẫu theo tuổi và giới Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ở trẻ 12 tuổi theo giới Giới n % Trẻ Việt Nữ 24 68,5 Nam 11 31,5 Cả hai giới 35 Trẻ Da trắng Nữ 12 38,7 Nam 19 61,3 Cả hai giới 31 Tuổi trung bình của nhóm trẻ Việt và Da trắng là tương đương khoảng 12 tuổi. Về giới tính, số lượng bệnh nhân ở nhóm trẻ nam Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 74 người Việt (31,5%) ít hơn trẻ nữ (68,5%), tỷ lệ nữ/nam khoảng 2/1. Ngược lại, số lượng bệnh nhân nhóm trẻ nam Da trắng (61,3%) nhiều hơn trẻ nữ (38,7%), tỷ lệ nữ/nam khoảng 1/1,6 (Bảng 1). Đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng của nhóm trẻ Việt có sai khớp cắn hạng III cho thấy góc mặt (NPog –FH) có giá trị trung bình 91,81 ± 3,49 mm lớn hơn và nằm ngoài khoảng ± 1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của trẻ Việt 12 tuổi có khớp cắn hạng I 86,54 ± 3,58 mm(6), độ nhô răng cửa hàm dưới (i-Apog) có giá trị trung bình 7,89 ± 3,35mm lớn hơn và nằm ngoài khoảng ± 1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của trẻ Việt 12 tuổi có khớp cắn hạng I 4,91 ± 2,46mm(6) (Bảng 2). Bảng 2: Đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng của nhóm trẻ Việt 12 tuổi có sai khớp cắn hạng III Stt Tham số Đơn vị TB ĐLC GTLN GTNN 1 S-N (mm) 66,72 3,10 72,26 60,05 2 S-Ba (mm) 48,28 3,50 59,27 41,12 3 N-S-Ba ( 0 ) 128,37 5,47 139,5 113,4 4 N-S-Ar ( 0 ) 119,95 5,67 130,3 107,4 5 S-N-A ( 0 ) 81 3,51 87 71,3 6 Co-A (mm) 83,16 4,25 94,78 75,51 7 PP-FH ( 0 ) -0,98 3,61 5,5 -9,5 8 Co-Gn (mm) 119,82 7,32 141,21 107,63 9 Ar-Go (mm) 47,76 4,37 58,58 37,41 10 NPog-FH ( 0 ) 91,81 3,49 98,7 85 11 FH-GoMe ( 0 ) 25,33 5,15 35,8 10 12 Ar-Go-Me ( 0 ) 123,8 6,11 136,3 108 13 A-N-B ( 0 ) -3,28 2,22 -0,2 -9,9 14 CoGn-CoA (mm) 36,66 5,82 52,64 25,52 15 N-ANS (mm) 54,08 3,64 64,56 47,94 16 ANS-Me (mm) 65,86 5,78 81,71 53,14 17 S-Go (mm) 77,96 5,1 92,99 68,95 18 N-Me (mm) 119,46 7,56 143,17 102,22 19 I-APog (mm) 5,97 3,61 13,15 -1,17 20 I-S-N ( 0 ) 113,75 9,07 132,2 97,3 21 I-Aperp (mm) 8,78 3,71 17,31 2,52 22 I-PP ( 0 ) 121,25 8,68 139,8 105,5 23 i-APog (mm) 7,89 3,35 15,38 -2,85 24 i-Me-Go ( 0 ) 86,36 7,69 99,2 72,8 Bảng 3: So sánh đặc điểm sọ-mặt-răng của nhóm trẻ Việt và trẻ da trắng 12 tuổi có sai khớp cắn hạng III Stt Tham số Đơn vị TB ± ĐLC Giá trị p* VN (N= 35) Da Trắng (N=31) 1 S-N (mm) 66,72 ± 3,09 70,8 ± 4,6 0,0001 2 S-Ba (mm) 48,28 ± 3,5 46,1 ± 2,3 0,0045 3 N-S-Ba ( 0 ) 128,37 ± 5,46 126,8 ± 5,2 0,2376 4 N-S-Ar ( 0 ) 119,95 ± 5,67 120,7 ± 4,7 0,5636 5 S-N-A ( 0 ) 81 ± 3,51 80,5 ± 4,8 0,6281 6 Co-A (mm) 83,16 ± 4,25 86,2 ± 6,9 0,0328 7 PP-FH ( 0 ) -0,98 ± 3,61 0,2 ± 3,3 0,1725 8 Co-Gn (mm) 119,82 ± 7,32 117,2 ± 6,8 0,1385 9 Ar-Go (mm) 47,76 ± 4,37 45,4 ± 3,6 0,0205 10 NPog-FH ( 0 ) 91,81 ± 3,49 89,4 ± 3,7 0,0084 11 FH-GoMe ( 0 ) 25,33 ± 5,15 26 ± 5,9 0,6240 12 Ar-Go-Me ( 0 ) 123,8 ± 6,11 127,6 ± 6,3 0,0156 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 75 Stt Tham số Đơn vị TB ± ĐLC Giá trị p* VN (N= 35) Da Trắng (N=31) 13 A-N-B ( 0 ) -3,28 ± 2,2 -1,1 ± 2,7 0,0006 14 CoGn-CoA (mm) 36,66 ± 5,82 31 ± 3,9 0,0000 15 N-ANS (mm) 54,08 ± 3,64 51,4 ± 4,6 0,0104 16 ANS-Me (mm) 65,86 ± 5,78 64,5 ± 5,9 0,3483 17 S-Go (mm) 77,96 ± 5,09 74,4 ± 5,2 0,0066 18 N-Me (mm) 119,46 ± 7,56 115 ± 7,7 0,0207 19 I-APog (mm) 5,97 ± 3,61 3,1 ± 2,3 0,0003 20 I-S-N ( 0 ) 113,75 ± 9,07 106,4 ± 6,5 0,0004 21 I-Aperp (mm) 8,78 ± 3,71 4,8 ± 1,8 0,0000 22 I-PP ( 0 ) 121,25 ± 8,68 113,7 ± 5,7 0,0001 23 i-APog (mm) 7,89 ± 3,35 3,3 ± 2,8 0,0000 24 i-Me-Go ( 0 ) 86,36 ± 7,69 85,8 ± 7 0,7592 (*): Kiểm định t cho hai mẫu độc lập N-S -B a N-S -Ar S -N-A P P -F H NP og-F H F H-G oMe Ar-G o-Me A-N-B I-S N I-P P i-Me-G o S -N S -B a C o-A C o-G n Ar-G o C oG n-C oA N-A NS ANS -Me S -G o N-Me I-AP og I-Aperp i-AP og -15 -10 -5 0 5 10 15 V iệt Nam Da trắng Đặc điểm nghiên cứu Hình 2: Hình thái đồ so sánh các đặc điểm sọ- mặt- răng của nhóm trẻ Việt và trẻ da trắng 12 tuổi có sai khớp cắn hạng III Khi so sánh giá trị trung bình của các đặc điểm nghiên cứu giữa hai nhóm trẻ Việt-Da trắng, trẻ Việt có chiều dài hiệu quả tầng mặt giữa, góc ANB, góc Gonion nhỏ hơn, trong khi chiều dài nền sọ sau, chiều cao cành đứng xương hàm dưới, góc mặt, chiều cao mặt trước, chiều cao mặt sau lớn hơn có ý nghĩa (p<0,05) (Bảng 3). Lưu ý có sự khác biệt lớn ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 76 chiều dài nền sọ trước (S-N), độ nhô răng cửa trên (I-Aperp), độ nhô răng cửa dưới (i-APog), các số đo này của trẻ Da trắng nằm ngoài độ lệch chuẩn của số liệu ở trẻ Việt (Hình 2). Trên hình thái đồ, lấy trẻ Việt làm chuẩn, đường giữa là giá trị trung bình, hai bên là các giá trị 1 độ lệch chuẩn. Đường trung bình của trẻ da trắng được vẽ trên cùng hình thái đồ cho thấy những điểm tương đồng cũng như khác biệt về đặc điểm hình thái giữa trẻ Việt và trẻ da trắng (Hình 2). BÀN LUẬN Góc nền sọ (N-S-Ba) và góc yên (N-S-Ar) không có sự khác biệt giữa trẻ Việt và trẻ da trắng (p>0,05). Như vậy, độ gập góc của nền sọ giữa trẻ Việt và trẻ da trắng không khác nhau. Nền sọ trước ở trẻ da trắng dài hơn trẻ Việt (p<0,001). Nền sọ trước đi qua hai điểm Sella và Nasion. Tại vùng trung tâm của nền sọ, điểm Sella gần như ổn định trong quá trình phát triển(2). Khi chiều dài nền sọ trước ngắn lại, điểm Nasion sẽ ở vị trí lùi sau hơn. Bởi vậy, dù góc S- N-A giữa trẻ Việt và trẻ da trắng không khác biệt (p>0,05), nhưng không có nghĩa độ nhô của xương hàm trên so với nền sọ giữa trẻ Việt và trẻ da trắng là như nhau vì điểm Nasion của trẻ Việt lùi sau hơn trẻ da trắng. Để đánh giá vị trí tầng mặt giữa, chúng tôi kết hợp với số đo chiều dài hiệu quả tầng mặt giữa (Co-A). Chiều dài hiệu quả tầng mặt giữa (Co-A) của trẻ Việt nhỏ hơn trẻ da trắng (p<0,05). Nghĩa là tầng mặt giữa của trẻ Việt có vị trí lùi sau hơn so với trẻ da trắng. Góc mặt (NPog-FH) của trẻ Việt lớn hơn trẻ da trắng (p<0,01). Điều này cho thấy cằm của trẻ Việt nhô ra trước nhiều hơn. Góc Gonion ở trẻ da trắng lớn hơn trẻ Việt (p<0,05). Góc Gonion lớn có thể do sự xoay ra trước hoặc xoay ngược chiều kim đồng hồ của cành đứng xương hàm dưới và sự xoay xuống dưới hoặc xoay cùng kim đồng hồ của mặt phẳng hàm dưới(5). So với trẻ da trắng, trẻ Việt có góc A-N-B nhỏ hơn (p<0,001), khoảng sai biệt giữa chiều dài hiệu quả xương hàm dưới và chiều dài hiệu quả tầng mặt giữa (CoGn-CoA) lớn hơn (p<0,001). Vì vậy, sự chênh lệch giữa xương hàm trên và xương hàm dưới theo chiều trước sau ở trẻ Việt nhiều hơn trẻ da trắng. Chiều cao mặt sau (S-Go) ở trẻ Việt lớn hơn trẻ da trắng (p<0,01). Nghĩa là, trẻ Việt có sự bồi đắp xương nhiều ở vùng góc hàm và làm tăng chiều cao cành đứng xương hàm dưới (Ar-Go) hơn trẻ da trắng (p<0,05). Điều này góp phần làm cho mặt phẳng hàm dưới (Go-Me) xoay lên trên. Khi khảo sát chiều dài hiệu quả xương hàm dưới (Co-Gn), chúng tôi thấy không có sự khác biệt giữa trẻ Việt và trẻ da trắng (p>0,05). Các số đo này cho thấy cằm của trẻ Việt nhô ra trước hơn trẻ da trắng có lẽ do sự khác biệt về vị trí của xương hàm dưới. Xương hàm dưới ở trẻ Việt có hướng xoay lên trên và ra trước hơn trẻ da trắng. Ở trẻ Việt, răng cửa hàm trên có độ nhô (I- Aperp), độ chìa (I-SN, I-PP) nhiều hơn trẻ da trắng (p<0,001). Răng cửa hàm dưới có độ nhô (i- APog) nhiều hơn (p<0,001), trong khi độ chìa (i- MeGo) như nhau (p>0,05) so với trẻ da trắng. Từ những kết quả có được qua phân tích số liệu và hình thái đồ, chúng tôi nhận thấy trẻ Việt có những đặc điểm về hình thái sọ-mặt-răng khác so với trẻ da trắng. Vì vậy, việc sử dụng các chỉ số đo sọ từ các phân tích đo sọ vốn dĩ dựa trên các số đo ở người da trắng để chẩn đoán sai khớp cắn hạng III ở người Việt cần phải thận trọng. Những chỉ số đo sọ trên nhóm trẻ Việt trong nghiên cứu này có thể được sử dụng để nhận diện ra sai khớp cắn hạng III ở trẻ Việt. KẾT LUẬN Mặc dù có những hạn chế về cỡ mẫu nghiên cứu, nghiên cứu bước đầu cho thấy có sự khác biệt về mẫu hình thái của trẻ có sai khớp cắn hạng III giữa người Việt và người da trắng. So với trẻ da trắng, hình thái sọ-mặt-răng ở trẻ Việt sai khớp cắn hạng III có các đặc điểm: nền sọ trước nhỏ hơn, nền sọ sau lớn hơn, chiều dài hiệu quả tầng mặt giữa nhỏ hơn, cằm nhô hơn, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 77 chiều cao mặt sau lớn hơn, cành đứng xương hàm dưới dài hơn, răng cửa hàm trên có độ chìa và nhô hơn, răng cửa dưới có độ chìa bình thường nhưng nhô ra trước hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alexander AEZ, McNamara JA, Franchi L, Baccetti T (2009). “Semilongitudinal cephalometric study of craniofacial growth in untreated Class III malocclusion”. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 135(6):700.e1-14. 2. Đống Khắc Thẩm (2010). “Mối liên hệ giữa nền sọ và hệ thống sọ-mặt trong quá trình tăng trưởng”. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 3. Guyer EC, Ellis EE, McNamara JA et al (1986). “Components of Class III malocclusion in juveniles and adolescents”. Angle Orthod, 56(1):7-30. 4. Hoàng Tử Hùng (1991). “Một số đặc điểm hình thái nhân chủng ở đầu, mặt và răng người Êđê”. Tập san Hình thái học, 1(2):pp.24- 25. 5. Kerr WJS, Adams CP (1988). “Cranial base and jaw relationship”. Am J Phys Anthropol, 77(2):213-20. 6. Lê Võ Yến Nhi (2009). “Sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts”. Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú Bệnh viện, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 7. Trần Thuý Nga (2000). “Sự tăng trưởng phức hợp sọ-mặt-răng ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi”. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài báo: 04/12/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/01/2019 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_khac_biet_hinh_thai_so_mat_rang_giua_tre_viet_va_tre_da_t.pdf
Tài liệu liên quan