Tài liệu Sự hiểu biết về hoạt động vật lý trị liệu của nhân viên y tế Bệnh viện Nhân dân Gia Định: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 126
SỰ HIỂU BIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Ngô Thị Bích Ly*, Nguyễn Thị Ngọc Phương**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sự hiểu rõ về vật lý trị liệu (VLTL) của các bác sĩ và điều dưỡng sẽ tư vấn người bệnh tiếp cận
với dịch vụ VLTL nhằm hỗ trợ điều trị giảm nhẹ tình trạng khuyết tật và phụ thuộc cho người bệnh ở mọi lứa
tuổi thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau.
Mục tiêu: Khảo sát sự hiểu biết về hoạt động VLTL của nhân viên y tế tại Bệnh viện (BV) Nhân Dân
Gia Định.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 428 nhân viên y tế để khảo sát sự hiểu biết về
hoạt động VLTL qua bộ câu hỏi 20 câu được sử dụng để thu thập thông tin, sau đó xử lí và phân tích số liệu qua
phần mềm SPSS 20.0 với các phép kiểm Pearson’s Correlation, Independent - samples T test và one-way
ANOVA.
Kết quả: Nhận biết đúng của nhân viên y...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hiểu biết về hoạt động vật lý trị liệu của nhân viên y tế Bệnh viện Nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 126
SỰ HIỂU BIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Ngô Thị Bích Ly*, Nguyễn Thị Ngọc Phương**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sự hiểu rõ về vật lý trị liệu (VLTL) của các bác sĩ và điều dưỡng sẽ tư vấn người bệnh tiếp cận
với dịch vụ VLTL nhằm hỗ trợ điều trị giảm nhẹ tình trạng khuyết tật và phụ thuộc cho người bệnh ở mọi lứa
tuổi thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau.
Mục tiêu: Khảo sát sự hiểu biết về hoạt động VLTL của nhân viên y tế tại Bệnh viện (BV) Nhân Dân
Gia Định.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 428 nhân viên y tế để khảo sát sự hiểu biết về
hoạt động VLTL qua bộ câu hỏi 20 câu được sử dụng để thu thập thông tin, sau đó xử lí và phân tích số liệu qua
phần mềm SPSS 20.0 với các phép kiểm Pearson’s Correlation, Independent - samples T test và one-way
ANOVA.
Kết quả: Nhận biết đúng của nhân viên y tế cao nhất và thấp nhất ở từng vấn đề như sau: đối tượng bệnh
nhân (người cao tuổi 91,6% - trẻ sơ sinh 61,1%), các dạng bệnh (cơ xương khớp 88,9% - tim mạch 45%), các
lĩnh vực ứng dụng trong VLTL (vận động trị liệu 95,5% - âm ngữ trị liệu 23,8%) và các giai đoạn cần can thiệp
của VLTL (trước mổ 77% và sau mổ là 96,5%). Tỉ lệ thường xuyên tư vấn hoặc giới thiệu bệnh nhân đến Khoa
VLTL 27%. Có mối liên quan thuận giữa độ tuổi (r=0,178, p=<0,0001), thời gian công tác (r=0,157, p=0,001),
nhu cầu cần hỗ trợ VLTL (r=0,445, p=<0,0001) với sự tư vấn hoặc giới thiệu bệnh nhân đến Khoa VLTL. Có sự
khác biệt giữa tư vấn với sự hiểu biết hoạt động VLTL bao gồm đối tượng bệnh nhân (trẻ sơ sinh p=0,013, người
lớn p=0,008, người cao tuổi p=0,028), dạng bệnh (chấn thương chỉnh hình p=0,013, thần kinh p=0,049, hô hấp
p=0,034), lĩnh vực VLTL (vận động trị liệu p=0,015, hoạt động trị liệu p=0,024) và VLTL trong phẫu thuật
(trước p=0,039, sau p=0,036), nhu cầu cần thêm thông tin VLTL, có trao đổi thông tin VLTL, sự công nhận về
vai trò và hiệu quả của VLTL.
Kết luận: Sự hiểu biết về hoạt động VLTL của nhân viên y tế BV Nhân Dân Gia Định là khả quan, hầu
hết nhận biết được các đặc điểm và chức năng của VLTL trong hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, tỉ lệ thường xuyên
tư vấn hoặc giới thiệu bệnh nhân đến Khoa VLTL còn thấp. Nghiên cứu cũng xác định một số yếu tố về đặc
điểm cá nhân, sự hiểu biết về hoạt động VLTL, nhu cầu hỗ trợ VLTL, cũng như sự công nhận về vai trò và
hiệu quả của VLTL và sự trao đổi thông tin VLTL có thể tạo ra thay đổi trong sự tư vấn hoặc giới thiệu bệnh
nhân đến Khoa VLTL.
Từ khóa: sự hiểu biết, vật lí trị liệu, nhân viên y tế
ABSTRACT
UNDERSTANDING OF PHYSICAL THERAPY ACTIVITIES
AMONG MEDICAL STAFF AT GIA DINH PEOPLE'S HOSPITAL
Ngo Thi Bich Ly, Nguyen Thi Ngoc Phuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 126 – 132
Background: Thorough understanding of physical therapy (PT) among physicians and nurses will counsel
*Khoa Vật Lí Trị Liệu – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
**Bộ môn Điều dưỡng, khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Ngô Thị Bích Ly ĐT: 0937261600 Email: ngothibichly29011983@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 127
patients to access PT services to help kinds of medical treatments to alleviate the conditions of disability and
dependence for patients of all ages from many different specialties.
Objectives: To survey the current levels of understanding about PT activities among medical staff in Gia
Dinh People's Hospital.
Methods: A cross-sectional descriptive research was conducted on 428-member medical staff to suvey the
understanding of PT activities through a set of twenty questions to collect information whose data has then been
complied, processed and analyzed by using SPSS 20.0 software with Pearson’s Correlation, Independent-samples
T test and one-way ANOVA.
Results: Correct understanding of medical staff with the highest and lowest rate in each issue was as follows:
patient subjects (elderly 91.6%-infants 61.1%), types of diseases (musculoskeletal 88, 9% - cardiovascular 45%),
areas of application in PT (therapeutic exercise 95.5%-speech therapy 23.8%) and stages of intervention of PT
(preoperative 77% and postoperative 96.5%). The rate of regular counseling or referring patients to the PT
department was 27%. There was a positive relationship between age (r=0.178, p=<0.0001), working time
(r=0.157, p=0.001), need for PT support (r=0.445, p=<0.0001) with counseling or referring patients to the PT
Department. There were differences between the counseling or the referring and the understanding of PT
activities including patient subjects (infant p=0.013, adult p=0.008, elderly p=0.028), types of diseases (orthopedic
p=0.013, neurological p=0.049, respiratory p=0.034), areas of application in PT (therapeutic exsercise, p=0.015,
occupational therapy p=0.024), stages of intervention of PT ((preoperative p=0.039, postoperative p=0.036), the
need for more information on PT or the exchange of information to and from physiotherapists, recognition of the
role and effectiveness of PT.
Conclusion: The understanding of PT activities among the medical staff of Nhan Dan Gia Dinh Hospital is
positive. Most of all are aware of the characteristics and functions of PT in supplemental treatment. However, the
rate of regular counseling or referring patients to the PT department is low. The study also identifies a number of
factors about personal characteristics, understanding of PT activities, the need for PT support, the exchange of
information to and from physiotherapists and recognition of the role and effectiveness of PT that could create a
change in counseling or referral of patients to the PT Department.
Keywords: understanding, physical therapy, medical staff
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vật lý trị liệu (VLTL) đã được công nhận là
phương thức điều trị trong những năm qua và
đang phát triển nhanh chóng thành một chuyên
khoa, đặc biệt ở các nước đang phát triển(10,15).
Các chuyên ngành của VLTL giúp điều trị giảm
nhẹ tình trạng khuyết tật và phụ thuộc(12) cho
bệnh nhân ở mọi lứa tuổi(18) thuộc nhiều chuyên
khoa như: tim mạch, hô hấp, chỉnh hình, thần
kinh, thể thao(19).... Điều này nhấn mạnh nhu cầu
tổ chức và phát triển các hoạt động của Vật lý trị
liệu – Phục hồi chức năng (VLTL-PHCN) trong
cơ cấu y tế đa ngành.
Để chuyên nghiệp hóa ngành VLTL và đem
dịch vụ của VLTL đến được với người có nhu
cầu, cần sự hỗ trợ của các thành viên tham gia
chăm sóc sức khoẻ(16). Trong đó, các BS, ĐD cần
hiểu khả năng VLTL có thể tham gia hỗ trợ điều
trị bệnh nhân, ngăn ngừa sự tăng thêm của các
biến chứng, giảm thời gian nằm viện xuống mức
thấp nhất(16,18) và giảm gánh nặng cho hệ thống y
tế. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã phản
ánh về thái độ, cùng với sự hiểu biết và niềm tin
của các nhân viên y tế đối với VLTL(1,2,3,4,7,16). Tuy
nhiên, đối với các tài liệu nghiên cứu trong nước
còn hạn chế, chưa có sự đánh giá về hiểu biết
của nhân viên y tế đối với hoạt động VLTL. Do
đó, nghiên cứu khảo sát sự hiểu biết của nhân
viên y tế đối với hoạt động VLTL tại BV Nhân
Dân Gia Định là cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả sự hiểu biết về hoạt động VLTL của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 128
nhân viên y tế BV Nhân Dân Gia Định.
Xác định tỷ lệ tư vấn hoặc giới thiệu bệnh
nhân đến khoa VLTL.
Xác định mối liên quan giữa việc tư vấn hoặc
giới thiệu bệnh nhân (BN) đến khoa VLTL với sự
hiểu biết của nhân viên y tế về hoạt động VLTL
và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bác sĩ (BS), Điều dưỡng (ĐD) đang làm việc
tại các khoa có bệnh nhân nội trú tại BV Nhân
Dân Gia Định
Tiêu chí đưa vào
BS, ĐD đang làm việc ở các Khoa có bệnh
nhân nội trú và đồng ý tham gia nghiên cứu sau
khi được nhà nghiên cứu giải thích về mục đích
nghiên cứu.
Tiêu chí loại ra
BS, ĐD đang nghỉ hậu sản hay đang đi học.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả có phân tích.
Cỡ mẫu
Có 428 nhân viên.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện, phân tầng ngành nghề.
Công thu thập số liệu
Bộ câu hỏi tự điền, gồm 5 câu về thông tin
nền (tuổi, giới tính, khoa công tác, công việc
đảm nhiệm, thâm niên công tác), 2 câu về nhu
cầu và tư vấn VLTL và 13 câu về sự hiểu biết,
cảm nhận về VLTL được xây dựng dựa vào 2
bộ câu hỏi của Al-Eisa(4), Alshehri(15). Bộ câu
hỏi đã được dịch 2 chiều và rút gọn dựa vào
tình hình của Bệnh viện Gia Định và kiểm
định độ tin cậy qua nghiên cứu thử 20 trường
hợp với Cronbach’s là 0,724.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Bằng phần mềm SPSS 20.0, kết quả nghiên
cứu được trình bày theo tần số, tỷ lệ phần trăm
cho biến định tính và trung bình (độ lệch chuẩn)
cho biến định lượng.
Kiểm định các yếu tố liên quan: phép kiểm
Pearson’s Correlation, Independent T-test và
One-way ANOVA.
KẾT QỦA
Trong số 428 người tham gia nghiên cứu, chỉ
có 404 người trả lời bảng câu hỏi hợp lệ. Kết quả
được trình bày qua các bảng sau:
Các đặc điểm chung của đối tượng tham gia
nghiên cứu
Bảng 1. Các đặc điểm chung: (N=404)
Đặc điểm Tỷ lệ
Tuổi
<25 5,2 %
25 – 35 56,4%
36 – 45 28,7%
>45 9,7%
Giới tính
Nam 25,2%
Nữ 74,8%
Khoa công tác
Nội 42,3%
Ngoại 39,9%
Sản 8,4%
Nhi 9,4%
Công việc đảm nhiệm
Bác Sĩ 30,4%
Điều Dưỡng 69,6%
Thời gian công tác
<5 năm 32,2%
5-10 năm 27,2%
>10 năm 40,6%
Trước tiên, kết quả cho thấy về tuổi (đa số
còn trẻ ≤35 tuổi, chiếm 62%) và thâm niên công
tác (≥5 năm chiếm 67,8%) của nhân viên y tế là
một điều kiện thuận lợi vì kinh nghiệm làm việc
rất cần thiết trong công tác điều trị và chăm sóc
người bệnh nhưng tuổi trẻ có thể là một yếu tố
tốt vì dễ dàng cập nhật và tiếp thu những điều
mới. Ngoài ra, phần lớn nhân viên là nữ (74,8%)
và là ĐD (69,6%) sẽ đáp ứng tốt trong công tác
chăm sóc bệnh nhân. Nghiên cứu cũng thể hiện
rằng, số lượng nhân viên y tế chủ yếu đang làm
tại các Khoa Nội (42,3%) và Ngoại (39,9%) là
những nơi mà thực tế có số lượng bệnh nhân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 129
đông và có sự can thiệp của VLTL nhiều, phù
hợp với báo cáo mỗi ngày tại khoa VLTL. Điều
này có thể giải thích vì BV Nhân Dân Gia Định là
một BV đa khoa nên số lượng bệnh nhân của
khối Sản và Nhi không chiếm nhiều so với các
chuyên khoa Nội và Ngoại.
Mô tả sự hiểu biết của nhân viên y tế đối với
hoạt động VLTL
Bảng 2. Đối tượng, dạng BN của VLTL, các lĩnh vực
được VLTL ứng dụng và sự hỗ trợ của VLTL cho BN
giai đoạn trước mổ và sau mổ
Câu hỏi Tỷ lệ
VLTL có thể hỗ trợ những đối tượng BN nào?
Trẻ sơ sinh 61,1%
Trẻ em 72,5%
Người lớn 81,7%
Người cao tuổi 91,6%
VLTL có thể hỗ trợ những dạng BN nào?
Cơ xương khớp 88,9%
Chấn thương chỉnh hình 80,2%
Thần kinh 73,8%
Tim mạch 45,0%
Hô hấp 81,4%
Các lĩnh vực mà VLTL tại BV Nhân Dân Gia Định ứng dụng?
Vận động trị liệu 95,5%
Âm ngữ trị liệu 23,8%
Điện trị liệu 54,0%
Hoạt động trị liệu 60,4%
VLTL có thể hỗ trợ cho bệnh nhân trước mổ không?
Có 77,0%
Không 11,4%
Không biết 11,6%
VLTL có thể hỗ trợ cho bệnh nhân sau mổ không?
Có 96,5%
Không 0,7%
Không biết 2,7%
Qua Bảng 2 cho thấy, các nhân viên y tế nhận
biết được các đối tượng bệnh nhân của VLTL với
tỉ lệ chọn cao trên 60% và người cao tuổi chiếm tỉ
lệ cao nhất (91,6%). Đây là một con số khả quan
cho thấy nhân viên hiểu về đối tượng của ngành
VLTL. Người cao tuổi là đối tượng thường gặp
các bệnh lí mạn tính và các biến chứng của nó
như bệnh lý cơ xương khớp, đột quỵ do đái tháo
đường hay cao huyết áp, COPD và đây là những
bệnh lý rất cần đến sự can thiệp hỗ trợ của
VLTL. Với kết quả nhận biết các đối tượng bệnh
nhân của VLTL như đã bàn luận, cũng phù hợp
với kết quả trên 70% phản hồi cho thấy tình
trạng bệnh lý cần hỗ trợ của VLTL là cơ xương
khớp, chấn thương chỉnh hình, thần kinh và hô
hấp. Tuy nhiên chỉ có 45% phản hồi cho rằng
bệnh lý tim mạch là dạng bệnh mà VLTL cần can
thiệp. Điều này cũng khá hợp lí với điều kiện cơ
sở vật chất tại khoa VLTL BV Nhân Dân Gia
Định, vì thực chất VLTL cho bệnh nhân tim
mạch là một chuyên môn sâu và đòi hỏi phải có
đầy đủ các thiết bị theo dõi. Tại BV Nhân Dân
Gia Định, đối với bệnh nhân Tim mạch thì chủ
yếu được hướng dẫn tập VLTL hô hấp. Ngoài
ra, nghiên cứu ghi nhận, vận động trị liệu và
hoạt động trị liệu là 02 lĩnh vực được cho rằng
đang áp dụng tại Khoa VLTL với tỉ lệ chọn cao
lần lượt là 95,5% và 60,4%. Tuy nhiên, tỉ lệ được
lựa chọn thấp nhất là Âm ngữ trị liệu
(23,8%).Với những sự chọn lựa này một phần
nào phản ánh được sự hiểu biết của số đông
nhân viên y tế đối với hoạt động VLTL tại BV
Nhân Dân Gia Định là đúng, vì Âm ngữ trị liệu
chỉ có một số BV tại Việt Nam đã đang áp dụng
như: BV An Bình, BV Chợ Rẫy, BV Bạch Mai và
đây là chuyên ngành còn mới và đang được đào
tạo một vài năm gần đây tại Việt Nam. Mặt
khác, tỉ lệ các nhân viên y tế cho rằng sự hỗ trợ
của VLTL ở giai đoạn sau mổ (96,5%) cao hơn
giai đoạn trước mổ (77%). Sự hỗ trợ VLTL ở giai
đoạn trước và sau mổ có thể tạo thuận cho quá
trình hồi phục của bệnh nhân nhanh hơn, giảm
thời gian nằm viện, ngăn ngừa các biến
chứng(6,9,14,17).
Một vài nghiên cứu cho rằng việc tập VLTL
trước mổ thời gian nên kéo dài khoảng 1-2 tuần
để đạt hiệu quả tối đa(8,9). Vấn đề tập VLTL trước
mổ cũng được thực hiện tại BV tuy nhiên việc
chỉ định, giới thiệu bệnh nhân của các BS với
VLTL chỉ khoảng 1-2 ngày. Do đó có thể ảnh
hưởng đến hiệu quả VLTL và làm chậm sự hồi
phục của người bệnh sau mổ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 130
Bảng 3. Thông tin về VLTL
Câu hỏi Tỷ lệ
Được dạy về VLTL ở trường Y 71,3%
Nghĩ rằng VLTL và YHCT khác nhau 81,7%
Muốn biết thêm thông tin về VLTL 97,5%
Thảo luận với đồng nghiệp về sự cần thiết
của can thiệp VLTL
81,9%
Từng nói chuyện với nhân viên VLTL về vấn
đề liên quan đến chăm sóc BN
84,7%
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đa
số nhân viên y tế được học VLTL tại trường Y,
cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
sự hiểu biết đối với VLTL(1,3,16) nhưng vẫn còn
18,3% chưa phân biệt được rằng VLTL và Y Học
Cổ Truyền là 2 chuyên ngành khác nhau. Việc
không hiểu rõ về VLTL có thể gây trì hoãn hoặc
thực hiện giới thiệu VLTL không phù hợp(13).
Nhưng mặt khác của nghiên cứu cho thấy, các
nhân viên y tế có thái độ tích cực đối với VLTL
vì tỉ lệ cao (trên 80%) các nhân viên y tế có sự
thảo luận với đồng nghiệp của mình về sự cần
thiết của can thiệp VLTL trong điều trị và đã
từng nói chuyện với các nhân viên VLTL về vấn
đề chăm sóc bệnh nhân. Tỉ lệ này cao hơn so với
nghiên cứu của Alshehri, chỉ 59,3% đã làm việc
với một nhóm VLTL hoặc PHCN và 79,6% đã
thảo luận về nhu cầu can thiệp VLTL với các
đồng nghiệp của họ(3). Kết quả cũng hợp lí khi có
97,5% nhân viên y tế vẫn muốn biết thêm thông
tin về VLTL. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì
nhân viên y tế của bệnh viện luôn mong muốn
nâng cao kiến thức của mình để giúp người
bệnh hồi phục tốt nhất. Điều này gần giống với
nghiên cứu Alshehri, 83,3% các BS hài lòng biết
thêm về các dịch vụ VLTL(3), cũng phù hợp
nghiên cứu của Al Mohammedali Z, có 75,2%
các BS tin rằng họ cần thêm thông tin về vai trò
VLTL trong chăm sóc hô hấp(2).
Cảm nhận về VLTL tại BV Nhân Nhân Gia Định
Kết quả của nghiên cứu ghi nhận, tỉ lệ những
người cho rằng VLTL có hiệu quả tốt (87,9%) và
có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc thứ
cấp (97,3%). Kết quả này gần giống với nghiên
cứu của Al Mohammedali Z, hầu hết các BS và
ĐD (90,4%) cho rằng VLTL là một thành viên
quan trọng của khoa săn sóc đặc biệt ICU(2)
nhưng cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của
Alshehri chỉ 11% các BS cho rằng VLTL có vai
trò quan trọng trong chăm sóc thứ cấp(3). Ngoài
ra, kết quả còn cho thấy lí do được chọn nhiều
nhất khiến vai trò của VLTL chưa được công
nhận là vì VLTL chỉ hỗ trợ thêm thuốc của BS,
tương ứng nghiên cứu của Al-Eisa(1).
Xác định tỉ lệ tư vấn hoặc giới thiệu bệnh nhân
đến khoa VLTL
Bảng 4. Nhu cầu hỗ trợ VLTL tại khoa đang công tác
và sự tư vấn hoặc giới thiệu bệnh nhân đến Khoa
VLTL của nhân viên y tế
Câu hỏi
Tỉ lệ
Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Nhu cầu BN cần đến sự
hỗ trợ điều trị VLTL tại
Khoa
1,5% 4,7% 38,6% 55,2%
Tư vấn hoặc giới thiệu
BN đến Khoa VLTL
5,2% 8,2% 59,7% 27%
So với nhu cầu cần hỗ trợ VLTL thường
xuyên tại khoa (chiếm 55,2%) thì tỉ lệ tư vấn hoặc
giới thiệu bệnh nhân thường xuyên là 27%, cao
hơn so với nghiên cứu của Al-Eisa, tỉ lệ này là
11%(1). Tuy nhiên tỉ lệ tư vấn hoặc giới thiệu này
còn thấp so với nhu cầu cần hỗ trợ VLTL thường
xuyên. Điều này cho thấy có thể BS và ĐD chưa
thật sự hiểu hết khả năng mà VLTL có thể hỗ trợ
điều trị và chăm sóc nhằm đem lại sức khỏe tốt
nhất cho người bệnh. Vì vậy, VLTL cần tạo ra sự
nhận thức tốt hơn về ngành nghề của mình.
Trong nghiên cứu của Alshehri cho thấy, hầu
như tất cả các BS (92,6%) đều tự tin giới thiệu
bệnh nhân của họ cho các nhà VLTL nhưng 50%
trong số họ cho rằng VLTL không tạo ra nhận
thức tốt về dịch vụ VLTL(3), tương đương với
báo cáo của Karthikeyan và Jones, chỉ thấy 44,1%
chuyên gia y tế tin rằng các nhà VLTL tạo ra
nhận thức về VLTL(11).
Xác định mối liên quan giữa việc tư vấn, giới
thiệu BN đến khoa VLTL với sự hiểu biết của
nhân viên y tế đối với hoạt động VLTL và các
đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Xem xét Bảng 5, tuổi càng cao, thâm niên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 131
càng lâu có mối tương quan thuận với việc tư
vấn hoặc giới thiệu bệnh nhân đến khoa VLTL.
Điều này là phù hợp vì khi tiếp xúc lâu năm với
nhiều dạng bệnh nhân, nhân viên y tế sẽ hiểu rõ
hơn nhu cầu của người bệnh trong đó có nhu
cầu về VLTL.
Bảng 5. Mối liên hệ giữa các yếu tố tuổi, thời gian
công tác, nhu cầu hỗ trợ VLTL và sự tư vấn, giới
thiệu bệnh nhân đến khoa VLTL
Yếu tố
Sự tư vấn, giới thiệu
r p
Tuổi 0,178 <0,0001
Thời gian công tác 0,157 0,001
Nhu cầu VLTL 0,445 <0,0001
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Al-
Eisa, những người trả lời thường xuyên giới
thiệu bệnh nhân đến Khoa VLTL làm việc có
kinh nghiệm từ 11-15 năm(1). Ngoài ra, BS và ĐD
khi nhận thấy nhu cầu người bệnh cần hỗ trợ
VLTL tại khoa càng cao thì sẽ có xu hướng tư
vấn hoặc giới thiệu người bệnh đến khoa VLTL
nhiều hơn. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu
của Feburger chỉ ra rằng sự khác biệt trong việc
giới thiệu VLTL cho người bệnh không chỉ là do
nhu cầu sức khỏe mà còn do nhiều yếu tố khác
tác động có thể là do không tiếp cận được, hay
tiếp cận không đúng với dịch vụ VLTL(7).
Bảng 6 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về việc tư vấn hoặc giới thiệu bệnh
nhân đến khoa VLTL dựa trên sự khác biệt về
hiểu biết hoạt động VLTL như: nhận biết các đối
tượng bệnh nhân, dạng bệnh, các lĩnh vực VLTL,
VLTL trong phẫu thuật, muốn biết thêm thông
tin về VLTL, có thảo luận về VLTL hay nói
chuyện với nhân viên VLTL.
Bảng 6. Mối liên hệ giữa sự hiểu biết và sự cảm nhận về hoạt động VLTL với sự tư vấn, giới thiệu bệnh nhân
đến khoa VLTL
Câu trả lời
Tư vấn, giới thiệu TB (ĐLC)
p
Chọn Không
Đối tượng bệnh nhân của VLTL
Trẻ sơ sinh 3,15(0,70) 2,96(0,80) 0,013
Người lớn 3,13(0,73) 2,87(0,77) 0,008
Người cao tuổi 3,05(0,70) 3,35(0,69) 0,028
Dạng BN của VLTL
Chấn thương chỉnh hình 3,13(0,73) 2,90(0,77) 0,013
Thần kinh 3,12(0,73) 2,96(0,78) 0,049
Hô hấp 3,12(0,73) 2,92(0,77 0,034
Lĩnh vực được ứng dụng của VLTL
Vận động trị liệu 3,10(0,74) 2,67(0,69) 0,015
Hoạt động trị liệu 3,15(0,68) 2,98(0,83) 0,024
VLTL có thể hỗ trợ trước mổ 3,11(0,73) 2,82(0,88 0,039
VLTL có thể hỗ trợ sau mổ 3,10(0,73) 2,54(0,93) 0,036
Muốn biết thêm thông tin VLTL 3,11(0,71) 1,80(0,78) <0,0001
Có thảo luận với đồng nghiệp về VLTL 3,21(0,64) 2,49(0,86) <0,0001
Có nói chuyện với nhân viên VLTL 3,17(0,68) 2.62(0,92) <0,0001
Cho rằng VLTL có vai trò quan trọng thứ cấp 3,09(0,74) 2.62(0,92) <0,0001
Cho rằng VLTL có hiệu quả tốt 3,14(0,72) 2,64(0,74) <0,0001
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Alshehri, sự hạn chế kiến thức về dịch vụ VLTL
của các BS và thiếu sự hợp tác giữa các BS và
VLTL là yếu tố ảnh hưởng đến sự tư vấn sử
dụng dịch vụ VLTL(3). Bên cạnh đó, việc cho
rằng VLTL có vai trò quan trọng trong việc chăm
sóc thứ cấp và có hiệu quả tốt trên bệnh nhân có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc tư
vấn hoặc giới thiệu VLTL. Sự khác biệt trong
nhận định về hiệu quả của VLTL cũng cho thấy
sự khác nhau có ý nghĩa thống kê trong việc tư
vấn giới thiệu người bệnh sử dụng VLTL. Kết
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 132
quả này tương tự với nghiên cứu của Archer, các
BS giới thiệu bệnh nhân đến VLTL, chủ yếu dựa
trên kỳ vọng về kết quả thể chất và vận động mà
VLTL tạo ra(4).
KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứu cho thấy, sự hiểu biết
về hoạt động VLTL của nhân viên y tế tại BV
Nhân Dân Gia Định là khả quan, hầu hết nhận
biết được các đặc điểm và chức năng của VLTL
trong hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, tỉ lệ thường
xuyên tư vấn hoặc giới thiệu BN đến Khoa VLTL
chưa cao chỉ ở mức 27%.
Nghiên cứu cũng xác định một số yếu tố về
đặc điểm cá nhân, sự hiểu biết về hoạt động
VLTL, nhu cầu hỗ trợ VLTL, cũng như sự công
nhận về vai trò và hiệu quả của VLTL và sự
trao đổi thông tin VLTL có thể tạo ra thay đổi
trong sự tư vấn hoặc giới thiệu BN đến khoa VLTL.
KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu cần được thực hiện ở nhiều
bệnh viện khác nhau và đồng thời trong phương
pháp lấy mẫu nên chọn là ngẫu nhiên thay vì
thuận tiện để tăng tính đại diện. Đối với VLTL
cần có trách nhiệm quảng bá nghề nghiệp của
mình thông qua việc tổ chức các buổi tập huấn,
hội thảo hay chuyên đề nhằm tăng cường sự
hiểu biết về VLTL, từ đó giới thiệu người bệnh
tiếp cận với dịch vụ VLTL nhiều hơn để hỗ trọ
tăng khả năng hồi phục hay duy trì chức năng
cho người bệnh ở mức cao nhất. Bên cạnh đó,
việc tăng hiểu biết về VLTL của nhân viên y tế sẽ
tăng hiệu quả của hợp tác đa ngành nhằm chăm
sóc sức khỏe tối ưu nhất cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Eisa ES, Al-Hoqail H, Al-Rushud A, et al (2016). Awarness,
perception and beliefs about physiotherapy held by physicians
working in Saudi Arabia. Journal of Physical Therapy Science,
28:3435–3439.
2. Al Mohammedali Z, O'Dwyer TK, Broderick JM (2016). The
emerging role of respiratory physiotherapy: A profile of the
attitudes of nurses and physicians in Saudi Arabia. Ann Thorac
Med, 11(4):243-248.
3. Alshehri MA, et al (2018). Factors affecting the extent of
utilization of physiotherapy services by physicians in Saudi
Arabia. J Phys Ther Sci, 30(2):216-222.
4. Archer KR, et al (2009). Factors associated with surgeon referral
for physical therapy in patients with traumatic lower-extremity
injury: results of a national survey of orthopedic trauma
surgeons. Phys Ther, 89(9):893-905.
5. Atif M, et al (2018). Association between the Vicious Cycle of
Diabetes-Associated Complications and Glycemic Control
among the Elderly: A Systematic Review. Medicina, doi:
10.3390/medicina54050073.
6. Boujibar F, Bonnevie T, Debeaumont D, et al (2018). Impact of
Prehabilitaion on morbidity after pulmonarylobectomy by
minimally invasive surgery: a cohort stydy. J Thorac Dis,
10(4):2240–2248.
7. Freburger JK, Carey TS, Holmes GM (2005). Physician referrals
to physical therapists for the treatment of spine disorders. Spine
J, 5(5):530-41.
8. Frésard I, Adler D, Bhatia C, et al (2013). Should
cardiopulmonary rehabilitation be provided to patients with
lung cancer? Rev Med Suisse, 9(381):760–763.
9. Gao K, Yu PM, Su JH, et al (2015). Cardiopulmonary exercise
testing screening and pre-operative pulmonary rehabilitation
reduce postoperative complications and improve fast-track
recovery after lung cancer surgery: A study for 342 cases. Thorac
Cancer, 6:443-9.
10. James JJ, Stuart RB (1975). Expanded role for the physical
therapist. Screening musculoskeletal disorders. Phys Ther,
55:121–131.
11. Karthikeyan P, Jones A (2015). Knowledge of physiotherapy
services among hospital-based health care professionals in
Papua New Guinea. PNG Med J, 58:55–60
12. Kerssens JJ, Groenewegen PP (1990). Referrals to physiotherapy:
the relation between the number of referrals, the indication for
referral and the inclination to refer. Soc Sci Med, 30: 797–804.
13. Lee K, Sheppard L (1998). An investigation into medical
students’ knowledge and perception of physiotherapy services.
Aust J Physiother, 44:239–245.
14. Licker M, et al (2017). Short-Term Preoperative High-Intensity
Interval Training in Patients Awaiting Lung Cancer Surgery: A
Randomized Controlled Trial. J Thorac Oncol, 12(2):323-333.
15. Murphy BP, Greathouse D, Matsui I. (2005). Primary care
physical therapy practice models. J Orthop Sports Phys Ther,
35:699–707.
16. Odebiyi OD, Aiyejusunle CB, et al (2011). Comparison of the
knowledge and perception of physiotherapy by medical
students of the institutions with and without physiotherapy
training programme. Nigerian Postgraduate Medical Journal,
18(4):282-287.
17. Santa MD, et al (2014). Effect of total-body prehabilitation on
postoperative outcomes: a systematic review and meta-analysis.
Physiotherapy, 100(3):196-207.
18. Silva DM, Clark SD, Raymond G (1981). California physician’s
professional image of therapists. Phys Ther, 61:1152–1157.
19. Sran MM, et al (2009). Postgraduate physiotherapy training:
interest and perceived barriers to participation in a clinical
master’s degree programme. Physiother Can, 61:234–243.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_hieu_biet_ve_hoat_dong_vat_ly_tri_lieu_cua_nhan_vien_y_te.pdf