Tài liệu Sự hài lòng của người sử dụng về dịch vụ bác sĩ gia đình tại trạm y tế quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 354
SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG VỀ DỊCH VỤ BÁC SĨ GIA ĐÌNH
TẠI TRẠM Y TẾ QUẬN BÌNH THẠNH – TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Nguyễn Anh Tuấn*, Nguyễn Thanh Hiệp*, Vương Anh Tài**, Võ Thành Liêm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hài lòng của người sử dụng về dịch vụ bác sĩ gia đình (BSGĐ) tại Trạm y tế (TYT)
quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, khảo sát tất cả người dân có sử dụng dịch vụ tại trạm y tế
quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2018. Thông tin được thu thập dựa trên bảng
khảo sát của tác giả Trần Thị Kim Tính về “Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ phòng
khám bác sĩ gia đình và các yếu tố liên quan” vào năm 2015 tại quận 10 TP. Hồ Chí Minh. Các câu hỏi về hài
lòng trong nghiên cứu sử dụng Thang đo Likert 5 mức độ. Khi người dân đánh giá là tốt hoặc rất ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hài lòng của người sử dụng về dịch vụ bác sĩ gia đình tại trạm y tế quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 354
SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG VỀ DỊCH VỤ BÁC SĨ GIA ĐÌNH
TẠI TRẠM Y TẾ QUẬN BÌNH THẠNH – TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Nguyễn Anh Tuấn*, Nguyễn Thanh Hiệp*, Vương Anh Tài**, Võ Thành Liêm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hài lòng của người sử dụng về dịch vụ bác sĩ gia đình (BSGĐ) tại Trạm y tế (TYT)
quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, khảo sát tất cả người dân có sử dụng dịch vụ tại trạm y tế
quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2018. Thông tin được thu thập dựa trên bảng
khảo sát của tác giả Trần Thị Kim Tính về “Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ phòng
khám bác sĩ gia đình và các yếu tố liên quan” vào năm 2015 tại quận 10 TP. Hồ Chí Minh. Các câu hỏi về hài
lòng trong nghiên cứu sử dụng Thang đo Likert 5 mức độ. Khi người dân đánh giá là tốt hoặc rất tốt ở tiêu chí
nào thì được xem là hài lòng với tiêu chí đó.
Kết quả: Nghiên cứu khảo sát được 500 người, với 57,6% là nữ và tuổi trung bình là 42 tuổi. Tỉ lệ người
dân đã từng khám mô hình BSGĐ là 40,3%. Tỉ lệ người dân hài lòng với phòng khám tại TYT khá cao, trong đó
nội dung được đánh giá cao nhất là thái độ phục vụ của nhân viên y tế (NVYT) (85,4%), kế tiếp là thời gian hoạt
động (83,4%) và thời gian chờ khám (80,2%). Trong các nội dung đánh giá hài lòng của người sử dụng đối với
mô hình BSGĐ tại trạm thì thái độ của BS có tỉ lệ hài lòng cao nhất (79%), các nội dung còn lại có tỉ lệ hài lòng
cũng khá cao và nội dung có tỉ lệ thấp nhất là chi phí trả thêm (73,8%). Các tiêu chí được người dân ưu tiên lựa
chọn sử dụng dịch vụ là thái độ ân cần niềm nở (68,2%), trình độ chuyên môn (57,8%) và khám bệnh kỹ lưỡng
(55%). Những yếu tố mà người dân kỳ vọng ở mô hình BSGĐ tại TYT là bác sĩ gần gũi hơn, ân cần hơn (60%),
chăm sóc cho cả gia đình (47%), có thể đến khám bệnh tại nhà (45%), và được theo dõi sức khỏe lâu dài (45,4%).
Kết luận: Các phòng khám BSGĐ tại TYT cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo niềm tin, sức hút đối
với người dân. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý bệnh nhân để có thể theo dõi sức khỏe
người dân toàn diện và liên tục.
Từ khóa: Hài lòng, bác sĩ gia đình, trạm y tế
ABSTRACT
USER’S SATISFACTION OF FAMILY DOCTOR SERVICES OF COMMUNE HEALTH STATION IN
BINH THANH DISTRICT IN HO CHI MINH CITY
Ho Nguyen Anh Tuan, Nguyen Thanh Hiep, Vuong Anh Tai, Vo Thanh Liem
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 354-360
Objectives: To examine the prevalence of user’s satisfaction of family doctor services of Commune health
station in Binh Thanh District in Ho Chi Minh City.
Methods: A cross-sectional study was conducted on all who had used family doctor services of Commune
health station in Binh Thanh District in Ho Chi Minh City (HCMC) from June to October, 2018. Data was
collected based on the questionnaire in “The user’s satisfaction of family doctor services and related factors in
District 10, HCMC in 2015 Survey” of Tran Thi Kim Tinh. Questions about user’s satisfaction in this study use
the 5 point Likert Scale. When participants agreed which criteria is good or very good, it is considered to be
satisfied with that criteria.
*Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch **Sở Y tế TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Hồ Nguyễn Anh Tuấn ĐT: 0988436380 Email: hnat1503@pnt.edu.vn
*Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch **Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 355
Results: Data were available for 500 participants with 57.6% women and mean aged is 42 years
old. There were 40.3% people who had used family doctor services before. User’s satisfaction of
Commune Health Station Services is quite high, in which the highest criteria is the attitude of health
workers (85.4%), followed by the operation time (83.4%) and waiting time for consultation (80.2%).
The highest prevalance of user’s satisfaction of family doctor services is the criteria of attitude of health
workers (79%), the others are also evaluated quite high and the lowest is extra costs (73.8%). The
factors which participants expected in family doctor services is considerate doctor (60%), taking care of
whole family (47%), home care services (45%) and long-term health monitoring (45.4%).
Conclusion: Commune Health Station need to attract people to participate in family doctor
services. Besides, it is necessary to construct a health monitoring system in order to take care of
community health comprehensively and continuously.
Key words: satisfaction, family doctor, commune health station
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Hiệp hội bác sĩ gia đình (BSGĐ) Mỹ
(AAFP), BSGĐ được định nghĩa: “BSGĐ được
đào tạo để chăm sóc sức khỏe cho mọi cá nhân
trong gia đình, không phân biệt tuổi tác, giới
tính hay loại bệnh tật; chăm sóc ban đầu và
chăm sóc liên tục cho toàn bộ gia đình trong
cộng đồng của họ, nhấn mạnh về vấn đề thể lực,
tâm lý và xã hội, hợp tác điều trị với các chuyên
khoa khác khi cần”. Với những đặc tính chăm
sóc lấy người bệnh làm trung tâm, chuyên
ngành này được kỳ vọng có thể củng cố nâng
cao chất lượng chuyên môn chăm sóc ngoại trú,
chăm sóc tuyến ban đầu của hệ thống y tế Việt
Nam. Giải pháp này phù hợp với tình hình các
bức xúc hiện tại của hệ thống y tế. Trong đó, nhu
cầu khám chữa bệnh ban đầu của người dân
chưa được đáp ứng tốt; tình trạng khám chữa
bệnh vượt tuyến khá phổ biến; tình trạng quá tải
tại các bệnh viện; mô hình bệnh tật chủ yếu do
bệnh lý không lây nhiễm, bệnh mãn tính; mất
công bằng trong chăm sóc y tế... Tại TP. Hồ Chí
Minh, các hiện tượng này hiện đang là vấn đề
bức xúc(9).
Hiện hoạt động BSGĐ đã bắt đầu được tổ
chức tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ, Tiền Giang với
các mô hình khác nhau. Bước đầu đã dần phát
triển nhiều mô hình chăm sóc quản lý khác
nhau: phòng khám BSGĐ trong phòng khám
đa khoa – bệnh viện, phòng khám BSGĐ tư
nhân, trạm y tế có hoạt động BSGĐ. Trong đó
việc lồng ghép với chức năng của trạm y tế
được xem là giải pháp chủ lực nâng cao
chuyên môn tuyến y tế cơ sở.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) được
xem là điển hình trong việc đẩy mạnh phát triển
mô hình này, đến nay ngành y tế đã có hơn 500
bác sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ định hướng Y
học gia đình được đào tạo. Tuy nhiên, dịch vụ
BSGĐ mới triển khai còn xa lạ với người dân,
hơn nữa để thực hiện chức năng chăm sóc sức
khỏe ban đầu, phòng khám BSGĐ phải được
triển khai nhiều hơn ở Trạm y tế (TYT) phường,
xã, thị trấn. Thực tế hiện nay số phòng khám
BSGĐ tại trạm y tế chưa nhiều(7).
Bình Thạnh là một trong những quận triển
khai mô hình trạm y tế theo nguyên lý Y học gia
đình từ rất sớm. Thông qua việc khảo sát một
mô hình mới đang được triển khai tại quận Bình
Thạnh, nghiên cứu này nhằm xác định sự hài
lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ BSGĐ,
để từ đó có thể đề ra các biện pháp can thiệp
nhằm triển khai hiệu quả BSGĐ tại trạm y tế
theo lộ trình của đề án BSGĐ tại TP. HCM(9).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 356
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả người dân có sử dụng dịch vụ tại các
trạm y tế quận Bình Thạnh TP. HCM vào thời
điểm nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6 – tháng 10/2018.
Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng
một tỉ lệ, với Z(1-α/2) = 1,96; α = 0,05; p = 0,718 (tỉ lệ
hài lòng của bệnh nhân tham gia đề án BSGĐ tại
Q.10 vào năm 2015(7), d=0,05 tính được số
người cần khảo sát là 312 người. Thực tế nghiên
cứu đã thực hiện phỏng vấn được 500 người.
Kỹ thuật chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Chọn toàn bộ những người dân có sử dụng
dịch vụ tại 10/20 phòng khám mạng lưới Trạm y
tế có triển khai mô hình BSGĐ của Trung tâm Y
tế quận Bình Thạnh trong vòng 4 tháng (từ
tháng 6 đến tháng 10 năm 2018) và mời tham gia
nghiên cứu.
Phương pháp và công cụ thu thập dữ kiện
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn (tự
điền) gồm 4 phần:
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.
Thông tin về sử dụng dịch vụ tại TYT.
Đánh giá về sự hài lòng đối với phòng khám
tại trạm y tế.
Đánh giá về sự hài lòng đối với mô hình Bác
sĩ gia đình.
Bảng câu hỏi được sử dụng dựa trên nội
dung bảng khảo sát của tác giả Trần Thị Kim
Tính về “Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về
chất lượng dịch vụ phòng khám bác sĩ gia đình
và các yếu tố liên quan” vào năm 2015 tại quận
10 TP. HCM(7).
Sự hài lòng được đánh giá ở 2 nội dung: Hài
lòng đối với phòng khám tại TYT và hài lòng đối
với mô hình BSGĐ. Các câu hỏi về hài lòng
trong nghiên cứu sử dụng Thang đo Likert 5
mức độ. Khi người dân đánh giá là tốt hoặc rất
tốt ở tiêu chí nào thì được xem là hài lòng với
tiêu chí đó.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát được 500 người, trong
đó tỷ lệ nữ chiếm 57,6%, tuổi trung bình của
mẫu là 42 tuổi với độ lệch chuẩn (ĐLC) là 13,7
tuổi. Trong số những người tham gia khảo sát,
chủ yếu là dân tộc Kinh (92,6%), người có trình
độ học vấn phổ thông trung học chiếm tỉ lệ cao
nhất khoảng 39%, có 81,1% người dân có thẻ
BHYT và đa số trả lời là có mức thu nhập đủ
sống (81%).
Nghiên cứu ghi nhận có 80,8% người được
khảo sát cho biết đã từng đến khám tại TYT
trước đây, trong đó có 21,4% là đến thường
xuyên. Tỉ lệ người dân đã từng khám mô hình
BSGĐ là 40,3%. Lý do người dân chọn khám tại
TYT chủ yếu là gần nhà (66,4%) và phần lớn ý
kiến cho rằng việc đến khám tại TYT phù hợp
khi có bệnh nhẹ (54,8%) hoặc khi muốn theo dõi
sức khỏe (55%).
Hài lòng của người sử dụng đối với phòng
khám tại trạm y tế
Tỉ lệ người dân hài lòng với phòng khám
tại TYT khá cao, trong đó nội dung được hài
lòng cao nhất là thái độ phục vụ của nhân viên
y tế (NVYT) (85,4%) và nội dung có tỉ lệ hài
lòng thấp nhất là các dịch vụ được cung cấp
kèm theo tại trạm như trật tự, vệ sinh, nước
uống (72,8%).
Bảng 1: Tỉ lệ hài lòng của người sử dụng đối với
phòng khám tại trạm y tế (n=500)
Tần số Tỷ lệ %
Cơ sở vật chất
Hài lòng 369 73,8
Không hài lòng 131 26,2
Trang thiết bị
Hài lòng 371 74,2
Không hài lòng 129 25,8
Thời gian chờ khám
Hài lòng 401 80,2
Không hài lòng 99 19,8
Thái độ của NVYT
Hài lòng 427 85,4
Không hài lòng 73 14,6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 357
Tần số Tỷ lệ %
Dịch vụ kèm theo
Hài lòng 364 72,8
Không hài lòng 136 27,2
Chi phí chi trả
Hài lòng 391 78,2
Không hài lòng 109 21,8
Thời gian hoạt động
Hài lòng 417 83,4
Không hài lòng 83 16,6
Hài lòng của người sử dụng đối với mô hình
BSGĐ tại trạm y tế
Trong các nội dung đánh giá hài lòng của
người sử dụng đối với mô hình BSGĐ tại trạm y
tế thì thái độ của bác sĩ (BS) có tỉ lệ hài lòng cao
nhất (79%), các nội dung còn lại có tỉ lệ hài lòng
cũng khá cao và nội dung có tỉ lệ hài lòng thấp
nhất là chi phí trả thêm (73,8%).
Bảng 2: Tỉ lệ hài lòng của người sử dụng đối với mô
hình BSGĐ tại trạm y tế (n=500)
Tần số Tỷ lệ %
Thái độ của BS
Hài lòng 395 79,0
Không hài lòng 105 21,0
Chuyên môn của BS
Hài lòng 391 78,2
Tần số Tỷ lệ %
Không hài lòng 109 21,8
Theo dõi hồ sơ bệnh án
Hài lòng 391 78,2
Không hài lòng 109 21,8
Tư vấn các vấn đề sức khỏe
Hài lòng 394 78,8
Không hài lòng 106 21,2
Chi phí trả thêm
Hài lòng 369 73,8
Không hài lòng 131 26,2
Tiêu chí lựa chọn, quan điểm và kỳ vọng về
BSGĐ
Trong số các tiêu chí được người dân ưu tiên
lựa chọn khi khám, ngoài khía cạnh trình độ
chuyên môn (57,8%) thì các tiêu chí như thái độ
ân cần niềm nở (68,2%), khám bệnh kỹ lưỡng
(55%) và lắng nghe (50,4%) được đánh giá cao
(Biểu đồ 1).
Những yếu tố mà người dân kỳ vọng ở mô
hình BSGĐ tại TYT là bác sĩ gần gũi hơn, ân cần
hơn (60%), chăm sóc cho cả gia đình (47%), có
thể đến khám bệnh tại nhà (45%), khám bệnh kỹ
hơn (44,4%) và được theo dõi sức khỏe lâu dài
(45,4%) (Biểu đồ 2).
Biểu đồ 1: Các tiêu chí lựa chọn khi khám sức khỏe cho cá nhân – gia đình (n=500)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 358
Biểu đồ 2: Quan điểm và kỳ vọng về BSGĐ tại TYT (n=500)
BÀN LUẬN
Hài lòng của người sử dụng đối với phòng
khám tại trạm y tế
Để đánh giá sự hài lòng của người bệnh với
trạm y tế, nghiên cứu đã đánh giá sự hài lòng ở 7
nội dung là: Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị, thời gian chờ khám, thái độ phục vụ, các dịch
vụ kèm theo, chi phí chi trả và thời gian hoạt
động trong ngày. Xét trên 7 nội dung, về thái độ
phục vụ của nhân viên y tế có tỉ lệ người bệnh
hài lòng chiếm cao nhất (85,4%). Kết quả này
tương tự với kết quả trong nghiên cứu của tác
giả Đoàn Thị Ánh Tuyết vào năm 2015(4). Trong
nghiên cứu này, xét về các tiêu chí thì tinh thần
thái độ phục vụ và trình độ chuyên môn luôn
được đánh giá cao, điều này phù hợp với tiêu chí
hiện nay của ngành y tế đó là “Đổi mới phong
cách phục vụ, tiến tới nâng cao sự hài lòng của
bệnh nhân” và kết quả khảo sát cũng tương
đồng với báo cáo của Đặng Thị Hiện(3), các yếu
tố quan trọng khi lựa chọn một cơ sở khám chữa
bệnh thì thấy rằng sự tin tưởng về tinh thần thái
độ phục vụ luôn chiếm hàng đầu, kế đến là trình
độ chuyên môn chiếm điểm trung bình cao,
ngoài ra các yếu tố như gần nhà cũng như môi
trường xanh, sạch đẹp cũng tác động đến số lần
bệnh nhân muốn tới tái khám tại bệnh viện quận
10 TP. HCM.
Thời gian chờ khám cũng là một trong
những yếu tố được hài lòng khá cao (80,2%).
Theo nghiên cứu của Lê Thanh Tùng kết quả
khảo sát năm 2013 về thời gian chờ đợi khám
bệnh thì tỉ lệ hài lòng là 63,09%(5), hoặc theo Báo
cáo khảo sát sự hài lòng của người dân đối với
dịch vụ y tế tuyến xã vào năm 2014 cũng đã
khẳng định yếu tố thời gian chờ đợi khám chữa
bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá này,
những người phải chờ đợi trên 60 phút đánh giá
thái độ ở mức trung bình (3 điểm) và những
người được khám trong vòng 15 phút khi tới
TYT đánh giá thái độ của nhân viên y tế ở mức
3,82 điểm, so với mức điểm trung bình của toàn
bộ mẫu là 3,79(6). Điều này đã phản ánh hiệu quả
của công tác cải cách hành chính cũng như cải
thiện về quy trình khám chữa bệnh tại các TYT.
Chưa kể đến việc TYT là tuyến KCB ban đầu,
gần dân nhất, nên số lượng bệnh nhân không
đông, các dịch vụ triển khai thường đơn giản, ít
phức tạp nên cũng giảm bớt rất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó là yếu tố thời gian hoạt động trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 359
ngày của trạm vẫn tương tự như các cơ sở y tế
khác, nên người bệnh có thể tranh thủ vào cuối
các giờ hành chính để tới khám, đỡ mất thời gian
kinh doanh hoặc đi làm, do đây là cơ sở gần nhất
nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Các yếu tố khác như điều kiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị và các dịch vụ kèm theo tuy không
đạt mức hài lòng như các yếu tố trên nhưng
cũng được đánh giá khá cao. Điều này hoàn toàn
có thể lý giải do từ năm 2017, theo Thông tư 39
về gói dịch vụ y tế cơ bản bao gồm dịch vụ kỹ
thuật, thuốc, hóa chất, vật tư để chăm sóc sức
khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe, dự phòng và
điều trị áp dụng đối với các cơ sở y tế tại tuyến y
tế cơ sở (gồm tuyến huyện và tuyến xã) và mọi
người dân được ban hành thì điều kiện vật tư
trang thiết bị tại các trạm đã được cải thiện rất
nhiều nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc sức
khỏe cho người dân(2).
Hài lòng của người sử dụng đối với mô hình
BSGĐ tại trạm y tế
Để đánh giá hài lòng của người sử dụng đối
với mô hình BSGĐ tại trạm y tế, nghiên cứu thực
hiện đánh giá ở 5 nội dung là thái độ của bác sĩ,
chuyên môn của bác sĩ, việc theo dõi hồ sơ bệnh
án, tư vấn các vấn đề về sức khỏe và chi phí phải
trả thêm cho dịch vụ BSGĐ.
Trong các nội dung kể trên thì thái độ của BS
có tỉ lệ hài lòng cao nhất (79%). Điều này có thể
giải thích là so với khám bình thường, khi khám
BSGĐ thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ quan tâm,
dành nhiều thời gian hơn để trao đổi, lắng nghe.
Chưa kể đến bác sĩ sẽ cần biết thêm một số
thông tin về tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ
cũng như các thành viên khác trong gia đình,
việc này làm cho bệnh nhân cảm thấy được quan
tâm hơn, từ đó tỉ lệ hài lòng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, tỉ lệ người dân hài lòng với việc
theo dõi hồ sơ bệnh án cũng khá cao (78,2%).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị
Kim Tính thì cho kết quả ngược lại là bệnh nhân
chưa quan tâm đến giá trị của việc ghi chép hồ
sơ bệnh án và xem lại hồ sơ theo dõi(8). Sự khác
biệt này có thể do ở thời điểm trước đây, phòng
khám BSGĐ vừa mới được triển khai, nên bệnh
nhân chưa biết rõ cũng như chưa có sự quan tâm
đúng mức như thời điểm hiện tại. Việc ghi chép
và theo dõi hồ sơ một cách cẩn thận là một phần
quan trọng không thể thiếu của mô hình BSGĐ.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông
tin thì công tác này ngày càng hoàn thiện và
chuyên nghiệp hơn với các phần mềm bệnh án
điện tử, có thể truy cập thông tin nhanh chóng,
liên kết với các thành viên khác trong gia đình,
liên kết với các bệnh viện khi bệnh nhân cần
chuyển tuyến và liên kết với bảo hiểm y tế
(BHYT) trong việc theo dõi và thanh toán chi phí
khám chữa bệnh (KCB).
Trong Quyết định 935 của Bộ Y tế đã quy
định rõ vai trò và chức năng của BSGĐ, trong đó
có nội dung tư vấn sức khỏe. Cụ thể là tư vấn
trực tiếp hoặc gián tiếp về khám bệnh, chữa
bệnh, phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người
dân và cộng đồng; tham gia truyền thông, giáo
dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức
của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ
động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khỏe và bệnh tật(1). Do đó, việc
người bệnh khám BSGĐ cảm thấy hài lòng về
nội dung này là điều hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh
đó, đây cũng là nội dung nhà quản lý cần chú
trọng trong công tác phát triển hoạt động phòng
khám BSGĐ sau này. Việc tư vấn, giáo dục sức
khỏe không chỉ mang lại lợi ích về mặt sức khỏe,
phòng chống bệnh tật mà còn làm tăng sự hài
lòng của người bệnh.
Tiêu chí lựa chọn, quan điểm và kỳ vọng về
BSGĐ
Trong số các tiêu chí có tỉ lệ được lựa chọn
cao, ngoài khía cạnh trình độ chuyên môn, thái
độ ân cần niềm nở thì việc khám bệnh kỹ lưỡng,
biết lắng nghe được đánh giá khá cao. Các yếu tố
như giới tính hay thâm niên công tác không
được quan tâm và ảnh hưởng đến việc lựa chọn
sử dụng dịch vụ của người dân. Kết quả nghiên
cứu này phần nào góp phần khẳng định thêm
vai trò của BSGĐ trong chăm sóc sức khỏe người
dân, khẳng định tầm quan trọng của việc tương
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 360
tác giữa nhân viên y tế và người bệnh là quan
trọng để lấy được niềm tin của người bệnh.
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Kim Tính cũng
cho kết quả hoàn toàn tương đồng(8). Điều này
gợi ý cho nhà quản lý hoạch định chính sách
nhân sự nhằm xây dựng đội ngũ thầy thuốc có
tâm, có tài, đáp ứng kỳ vọng của bệnh nhân, đặc
biệt là khía cạnh biết lắng nghe và thái độ niềm
nở được đánh giá cao bởi những người đã từng
khám BSGĐ.
Nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Tùng đánh
giá về chất lượng hoạt động mô hình phòng
khám BSGĐ ghi nhận mô hình BSGĐ đã mang
lại lợi ích cho người dân, trong đó bệnh nhân có
bác sĩ chăm sóc riêng, có hồ sơ bệnh án theo dõi,
thái độ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên khác ân
cần, chu đáo, phối hợp với điều kiện cơ sở vật
chất, trang thiết bị(5). Kết quả này cũng khá
tương đồng với những kỳ vọng về mô hình
BSGĐ trong nghiên cứu của chúng tôi. Từ đó
cho thấy kỳ vọng của bệnh nhân về mối quan hệ
Thầy thuốc – bệnh nhân, việc được lựa chọn bác
sĩ chăm sóc riêng cho cá nhân và gia đình là nhu
cầu đang có và cần được đáp ứng từ các chính
sách của nhà quản lý.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người sử dụng hài
lòng với dịch vụ BSGĐ tại TYT quận Bình Thạnh
khá cao. Tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân chọn sử dụng
dịch vụ BSGĐ không cao. Do đó, các phòng
khám BSGĐ tại TYT cần đẩy mạnh công tác
tuyên truyền để tạo niềm tin, sức hút đối với
người dân. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống
thông tin quản lý bệnh nhân để có thể theo dõi
sức khỏe người dân toàn diện và liên tục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013). Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác
sĩ gia đình giai đoạn: 2013-2020. TP. HCM. Quyết định số
935/QĐ-BYT ngày 20/03/2013.
2. Bộ Y tế (2017). Quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế
cơ sở. Hà Nội. Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017.
3. Đặng Thị Hiện (2015). Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ
khám chữa bệnh của khách hàng có bảo hiểm y tế đến khám tại
khoa Khám bệnh B bệnh viện Hùng Vương. Luận văn chuyên
khoa 2, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
4. Đoàn Thị Ánh Tuyết (2015). Sự hài lòng của bệnh nhân về quy
trình khám bệnh bảo hiểm y tế ở khoa khám bệnh tại bệnh viện
đa khoa quận 10 thành phố hồ chí minh năm 2015. Y học TP Hồ
Chí Minh, 21(3): 187-193.
5. Lê Thanh Tùng (2013). Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân và
nhân viên y tế tham gia đề án bác sĩ gia đình tại Quận 10, TTYT
Quận 10, TPHCM.
6. Sở Y tế tỉnh Điện Biên (2014). Báo cáo khảo sát sự hài lòng của
người dân đối với dịch vụ y tế tuyến xã Tỉnh Điện Biên.
7. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh (2014). Báo cáo chuyên đề triển khai
thực hiện đề án bác sĩ gia đình tại TP. HCM.
8. Trần Thị Kim Tính (2015). Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân
về chất lượng dịch vụ phòng khám bác sĩ gia đình và các yếu tố
liên quan tại trạm y tế phường 9, phường 10, quận 10 TPHCM.
Luận văn chuyên khoa 2, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch.
9. Ủy ban nhân dân TPHCM (2013). Đề án Bác sĩ gia đình tại
TP.HCM đến năm 2020. Quyết định số: 6327/QĐ-UBND ngày
30/11/2013.
Ngày nhận bài báo: 14/02/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/03/2019
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_hai_long_cua_nguoi_su_dung_ve_dich_vu_bac_si_gia_dinh_tai.pdf