Sự hài lòng của người học về hoạt động giảng dạy môn học (Nghiên cứu tại Trường Đại học Sài Gòn)

Tài liệu Sự hài lòng của người học về hoạt động giảng dạy môn học (Nghiên cứu tại Trường Đại học Sài Gòn): TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 (47) - Thaùng 11/2016 34 Sự hài lòng của người học về hoạt động giảng dạy môn học (Nghiên cứu tại Trường Đại học Sài Gòn) Satisfaction of the learner on teaching activities in the classroom (Researching at Saigon University) TS. Lê Chi Lan; TS. Đỗ Đình Thái; ThS. Cổ Tồn Minh Đăng Trường Đại học Sài Gòn Le Chi Lan, Ph.D.; Do Dinh Thai, Ph.D.; Co Ton Minh Dang, M.A. Saigon University Tóm tắt Giáo dục đại học đóng vai trò cung cấp những kiến thức và kỹ năng cho sinh viên tham gia vào thị trường lao động. Chất lượng giáo dục đã trở thành một đề tài nóng bỏng đối với nhiều cá nhân và các tổ chức có liên quan. Trong giáo dục đại học, hoạt động giảng dạy của giảng viên đóng một vai trò quan trọng. Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo các trường đại học chuyển dần sang việc đào tạo theo học chế tín chỉ việc đổi mới hoạt động giảng dạy theo yêu cầu của học chế tín chỉ “Lấy người học là trung tâm” là điều...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hài lòng của người học về hoạt động giảng dạy môn học (Nghiên cứu tại Trường Đại học Sài Gòn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 (47) - Thaùng 11/2016 34 Sự hài lòng của người học về hoạt động giảng dạy môn học (Nghiên cứu tại Trường Đại học Sài Gòn) Satisfaction of the learner on teaching activities in the classroom (Researching at Saigon University) TS. Lê Chi Lan; TS. Đỗ Đình Thái; ThS. Cổ Tồn Minh Đăng Trường Đại học Sài Gòn Le Chi Lan, Ph.D.; Do Dinh Thai, Ph.D.; Co Ton Minh Dang, M.A. Saigon University Tóm tắt Giáo dục đại học đóng vai trò cung cấp những kiến thức và kỹ năng cho sinh viên tham gia vào thị trường lao động. Chất lượng giáo dục đã trở thành một đề tài nóng bỏng đối với nhiều cá nhân và các tổ chức có liên quan. Trong giáo dục đại học, hoạt động giảng dạy của giảng viên đóng một vai trò quan trọng. Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo các trường đại học chuyển dần sang việc đào tạo theo học chế tín chỉ việc đổi mới hoạt động giảng dạy theo yêu cầu của học chế tín chỉ “Lấy người học là trung tâm” là điều không thể thiếu. Trong nghiên cứu tìm hiểu sự hài lòng của người học về phương pháp giảng dạy, về quá trình giảng dạy và học tập và chất lượng của quá trình đào tạo. Qua đó có thể thấy những mong mỏi của người học về quá trình đào tạo. Từ khóa: sự hài lòng, người học, hoạt động giảng dạy môn học, giảng viên. Abstract Higher education plays a role in providing the knowledge and skills to students participating in the labor market. The quality of education has become a hot issue for many individuals and organizations involved. In higher education, the teaching activities of the faculty plays an important role. Currently, according to the regulations of the Ministry of Education and Training, the universities gradually shifted to the training credit system. So the teaching activity innovation according to requirement of the credit system, "learner centered approach" is something indispensable. In a study to find out the satisfaction of learners about the teaching methods, the process of teaching and learning and the quality of the training process. Thereby can see the desire of people to learn about the training process. Keywords: satisfaction, learners, teaching courses, faculty. 1. Mở đầu Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngành giáo dục (GD) luôn được quan tâm hàng đầu, nhất là chất lượng GD đại học. Để từng bước phát triển GD đại học theo chuẩn quốc tế, Bộ GD và Đào tạo (GD &ĐT) đã ban hành Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 35 năm 2007 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường đại học. Chất lượng GD đã trở thành một đề tài nóng bỏng đối với nhiều cá nhân và các tổ chức có liên quan. Hiện nay có nhiều khảo sát, bài báo, sách và các học giả nghiên cứu phương pháp giảng dạy (PPGD) nhằm đẩy mạnh GD Việt Nam và yêu cầu bức thiết thay đổi nhanh chóng cách đào tạo và đổi mới hoạt động giảng dạy. Vì vậy, trong GD đại học hoạt động giảng dạy (HĐGD) của GV cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. [1]. Trước đây, GD được xem như một hoạt động sự nghiệp đào tạo con người mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận nhưng qua một thời gian dài chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là tác động của nền kinh tế thị trường đã khiến cho tính chất của hoạt động này không còn thuần túy là một phúc lợi công mà dần thay đổi trở thành “dịch vụ GD”. Theo đó, GD trở thành một loại dịch vụ và khách hàng (sinh viên (SV), phụ huynh) có thể bỏ tiền ra để đầu tư và sử dụng một dịch vụ mà họ cho là tốt nhất. Hiện nay, theo quy định của Bộ GD&ĐT các trường đại học chuyển dần sang việc đào tạo theo học chế tín chỉ, đây là hình thức đào tạo còn mới mẻ đối với một số trường đại học nói chung và trường Đại học Sài Gòn nói riêng, đặc biệt việc đổi mới HĐGD theo yêu cầu của học chế tín chỉ “Lấy người học là trung tâm” là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, có những câu hỏi liên quan đến tính hiệu quả của việc đổi mới này có nhận được sự hài lòng thì phía người học hay không vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp và nhất là đang trong giai đoạn áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Đánh giá mức độ hài lòng của SV về HĐGD của GV (Nghiên cứu tại Trường Đại học Sài Gòn). Do khuôn khổ thời gian nên nhóm tác giả chỉ chọn một số ngành có số lượng SV đông như: ngành GD Tiểu học, ngành GD Mầm non, ngành Công nghệ Thông tin, ngành Kế toán và ngành Quản trị Kinh doanh để nghiên cứu và phân tích. 2. Tổ chức nghiên cứu 2.1. Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của người học về hoạt động giảng dạy Hình 1: Khung lý thuyết nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên PPGD (PPGD) là một thành tố hết sức quan trọng của hoạt động giảng dạy. Khi đã xác định được mục đích, nội dung chương trình giảng dạy, PPGD của giáo viên sẽ quyết định chất lượng quá trình dạy học. Bên cạnh PPGD, trong quá trình giảng dạy và học tập người học được tiếp thu kiến thức, kỹ năng và thái độ từ quá trình giảng dạy và học tập. HĐGD có hiệu quả sẽ giúp SV chủ động trong quá trình học tập, ngoài ra những kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ trang bị cho SV những hành trang tự tin bước vào công việc của mình. Chất lượng của quá trình đào tạo sẽ có những ảnh hưởng to lớn đến giá trị kiến thức, kỹ năng và giúp người học tự tin về nghề nghiệp của bản thân mình. Vì vậy, sự hài lòng trong nghiên cứu được hiểu là sự so sánh giữa lợi ích thực tế cảm nhận được và sự kỳ vọng. Nếu lợi ích thực tế không như kỳ vọng thì SV sẽ không hài lòng. Còn nếu lợi ích thực tế đáp ứng với kỳ vọng đã 36 đặt ra thì SV sẽ hài lòng. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là những nhân tố có liên quan đến HĐGD môn học của GV trường Đại học Sài Gòn? Sự hài lòng của SV về HĐGD môn học ở mức độ nào? Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài sự hài lòng của SV về HĐGD của GV được xem xét ở 3 khía cạnh: (1) Phương pháp giảng dạy; (2) Quá trình đào tạo – học tập và (3) Chất lượng về quá trình đào tạo. 2.2. Quy trình và thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng và được tiến hành 2 bước chính (hình 2): Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Hình 2: Quy trình nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên. 37 Trên cơ sở thăm dò ý kiến từ phía chuyên gia, cán bộ quản lý và giảng viên, nghiên cứu tiến hành xây dựng phiếu khảo sát ý kiến có liên quan đến sự hài lòng của người học trong HĐGD của giảng viên. Nhóm tác giả tiến hành điều tra thử nghiệm sau khi đã xây dựng phiếu khảo sát để kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị của phiếu khảo sát, trên cơ sở đó chỉnh sửa các câu hỏi chưa đạt yêu cầu. Mẫu điều tra thử nghiệm là 60 SV. Tiến hành điều tra khảo sát chính thức. Phương pháp chọn mẫu khảo sát cho người học, dung lượng mẫu: 747 người. Cách chọn: chọn ngẫu nhiên phân cụm theo tỷ lệ phần trăm người học thuộc các ngành Sư phạm và ngoài sư phạm từ 5 ngành đại diện. Các biến số và dữ liệu liên quan:  Biến độc lập: phương pháp giảng dạy; quá trình giảng dạy và học tập; chất lượng chung về quá trình đào tạo.  Biến phụ thuộc: sự hài lòng của SV.  Biến kiểm soát: khóa học, ngành học, xếp loại học tập, giới tính. Dữ liệu liên quan: Các dữ liệu về ý kiến phản hồi của người học về HĐGD học kỳ 1 và học kỳ 2 của các năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016. 2.3. Quy trình chọn mẫu - Chọn mẫu khảo sát bằng bảng hỏi: Trường đại học Sài Gòn hiện tại có 33 ngành cấp độ đại học, tuy nhiên nhóm tác giả chỉ chọn ra 5 ngành đại diện: ngành GD Mầm non, ngành GD Tiểu học, ngành Công nghệ Thông tin, ngành Kế toán, ngành Quản trị Kinh doanh. Các ngành này có số lượng SV đào tạo khá đông. Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, phân tầng và theo cụm. Mỗi ngành trên chọn ra 30 - 50 SV rải đều từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (tương đương khóa 2013, 2014, 2015 và 2016). Tổng cộng có tất cả 747 SV của 5 ngành trên tham gia ý kiến khảo sát. - Chọn mẫu phỏng vấn sâu: Mỗi khóa học chọn ngẫu nhiên 2 SV của 5 ngành được khảo sát, do đó có tất cả 10 SV tham gia phỏng vấn sâu. Các SV này có sự khác nhau về giới tính, hộ khẩu thường trú và kết quả học tập. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đánh giá mức độ hài lòng của người học về hoạt động giảng dạy Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mẫu ở 5 ngành đại diện: ngành Sư phạm Mầm non (số lượng: 183 chiếm tỷ lệ: 24.5%), ngành Sư phạm Tiểu học (số lượng: 179 chiếm tỷ lệ: 24%), ngành Công nghệ Thông tin (số lượng: 105 chiếm tỷ lệ: 14.1%), ngành Kế toán (số lượng: 154 chiếm tỷ lệ: 20.6%), ngành Quản trị Kinh doanh (số lượng: 126 chiếm tỷ lệ: 16.9%). Tổng số phiếu phát ra là 900, thu vào 850 phiếu và sau khi nhập dữ liệu có 747 hợp lệ chiếm tỷ lệ 87,88%. Việc thiết kế bảng hỏi với những thang đo lường có độ tin cậy là rất quan trọng. Phiếu khảo sát có 30 câu hỏi được thiết kế để tìm hiểu sự hài lòng của người học về HĐGD của giảng viên. Sau khi tiến hành phát và thu phiếu hỏi, chúng tôi tiến hành mã hóa các dữ liệu trên thang đo 5 mức, được tính với số điểm như sau: hoàn toàn không đồng ý = 1 điểm; cơ bản không đồng ý = 2 điểm; phân vân = 3 điểm và cơ bản đồng ý = 4 điểm; hoàn toàn đồng ý = 5 điểm. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo của phiếu hỏi, nhóm chúng tôi đã tiến hành sử dụng công cụ Crobach Alpha, kết quả Crobach Alpha = 0.900 đến gần 1. Điều này chứng tỏ thang đo dùng để đo lường mức độ hài lòng của người học về HĐGD của GV là tốt. 38 Hình 3: Mức độ hài lòng về chuẩn bị, nội dung và PPGD của giảng viên  Về chuẩn bị, nội dung và phương pháp giảng dạy: gồm 11 nội dung (hình 3): GV có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu; GV có kiến thức chuyên môn sâu rộng và cập nhật kiến thức mới; GV đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy; GV sử dụng tốt các thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc dạy; GV cung cấp đề cương chi tiết và cách đánh giá cho mỗi môn học; GV dạy kết hợp với GD nhân cách, đạo đức cho SV; mọi thắc mắc về môn học đều có thể trao đổi với GV đứng lớp (trao đổi trực tiếp, qua email, điện thoại); việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện thường xuyên và công bằng; GV đánh giá đúng và chính xác năng lực của SV; các môn học tích hợp được các kiến thức và kỹ năng theo chuẩn đầu ra của ngành đào tạo; tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý có số điểm trung bình từ 3.3534 điểm đến 4.2329, sai số chuẩn < 0.04 và độ lệch chuẩn từ 0.78 đến xấp xỉ 1 điểm. Vì vậy, có thể nói người học đánh giá việc chuẩn bị, nội dung và PPGD của GV ở mức độ tốt (hình 3). Hình 4: Mức độ hài lòng về quá trình giảng dạy và học 39  Về quá trình giảng dạy và học tập: gồm 12 nội dung (hình 4): SV có cơ hội chủ động tham gia vào quá trình học tập; SV được cập nhật các kiến thức chuyên ngành kịp thời; HĐGD của ngành đào tạo gắn với định hướng nghề nghiệp; SV được rèn luyện phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề; SV được rèn luyện phát triển tư duy phê phán; SV được tạo điều kiện để phát triển kĩ năng làm việc độc lập; SV được đào tạo các phương pháp liên hệ giữa các vấn đề trong lý thuyết với thực tiễn; các đợt thực tập “trang bị” thiết thực kinh nghiệm nghề nghiệp cho SV; các trang thiết bị giảng dạy phù hợp được sử dụng hiệu quả; các phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp với tính chất và đặc thù của từng môn học; kết quả kiểm tra đánh giá phản ánh đúng năng lực của SV. Tiêu chí này có số điểm trung bình từ 3.3274 điểm đến 4.0254, sai số chuẩn < 0.04 và độ lệch chuẩn từ 0.87 đến xấp xỉ 0.93 điểm. Vì vậy, có thể nói người học đánh giá quá trình giảng dạy và học tập của họ ở mức độ hài lòng khá tốt, tuy nhiên trong phần này SV rất phân vân về tỷ lệ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành trong quá trình học (hình 4). Hình 5: Mức độ hài lòng về chất lượng quá trình đào tạo  Về chất lượng chung của quá trình đào tạo: gồm 7 nội dung (hình 5): sự hài lòng về HĐGD của hầu hết các giảng viên; các kỹ năng cần thiết: kỹ năng tự phát triển (tự học, tự nghiên cứu, suy nghĩ sáng tạo...); kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý thông tin; kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ và tin học; kiến thức học từ Trường Đại học Sài Gòn giúp bạn phát triển nghề nghiệp sau này; SV ra trường tự tin về nghề nghiệp của mình. Trong nội dung này điểm trung bình là 3.6336 điểm, độ lệch chuẩn 0.64088 và sai số nhóm 0.02345. Vì vậy, có thể nói người học đánh giá chưa cao về chất lượng chung của quá trình đào tạo. Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành gom biến theo 3 nhóm để đánh giá mức độ hài lòng của SV ở từng nhóm. Cụ thể đối với từng nhóm như sau: 40 + Nhóm 1: PPGD gồm 11 tiêu chí đánh giá được mã hóa từ HL1 đến HL11. + Nhóm 2: Quá trình giảng dạy và học tập gồm 12 tiêu chí được mã hóa từ HL12 đến HL23. + Nhóm 3: Chất lượng chung về quá trình đào tạo gồm 7 tiêu chí được mã hóa từ HL24 đến HL30. Bảng 1: Đánh giá điểm trung bình và độ lệch chuẩn các nội dung đánh giá sự hài lòng STT Nội dung Mean Std. Error Std. Deviation N 1 Tiêu chí 1: Sự chuẩn bị, nội dung và PPGD 3.7548 0.02206 0.60280 747 2 Tiêu chí 2: Quá trình giảng dạy và học tập 3.6188 0.02058 0.56259 747 3 Tiêu chí 3: Chất lượng chung của quá trình đào tạo 3.6336 0.02345 0.64088 747 Căn cứ kết quả bảng.1, SV ở 5 ngành đào tạo bản đồng ý về sự chuẩn bị, nội dung và PPGD của GV (ĐTB là 3.7548 điểm, sai số chuẩn là 0.02206 và độ lệch chuẩn là 0.60280). Vì vậy, có thể nói người học đánh giá việc chuẩn bị, nội dung và PPGD của GV ở mức độ khá tốt. Về quá trình giảng dạy và học tập: (ĐTB là 3.6188 điểm, với độ lệch chuẩn là 0.56259 với sai số chuẩn là 0.02058). Vì vậy, có thể nói rằng quá trình giảng dạy và học tập được SV đánh giá chưa cao. Về chất lượng chung của quá trình đào tạo (ĐTB là 3.6336 điểm, độ lệch chuẩn 0.64088 và sai số nhóm 0.02345). Vì vậy, có thể nói người học đánh giá chưa cao về chất lượng chung của quá trình đào tạo. Hình 6: Mô hình CFA đã chuẩn hóa thể hiện sự hài lòng của sinh viên. 41 3.2. Kiểm định thang đo bằng CFA và kiểm định giả thuyết Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA các thành phần còn lại trong nghiên cứu gồm 30 biến được chia thành 3 nhóm. Thang đo còn lại thể hiện cho sự hài lòng gồm 8 biến thể hiện qua chất lượng đào tạo, nhóm nghiên cứu tiếp tục dùng phân tích CFA để khẳng định một lần nữa kết quả EFA là đáng tin cậy hay không? Kết quả CFA cho thấy mô hình có 402 bậc tự do, chi-square = 2197,007 (p-value = 0.000 < 0.05), chi-square/ df = 5.465, GFI = 0.818, RMSEA = 0.077 tất cả các trọng số đã chuẩn hóa đều cao > 0.5 và có ý nghĩa thống kê 0.000. Do đó mô hình đạt đến sự hội tụ, hệ số tương quan của các biến quan sát đều nhỏ hơn 1 nên đạt tính nguyên đơn. Vì vậy có thể kết luận rằng các khái niệm đạt giá trị phân biệt. Từ đó chứng tỏ mô hình hoàn toàn phù hợp với dữ liệu thu thập được.Chúng tôi tiến hành kiểm định trên số lượng mẫu 746, với độ tin cậy 95%. Giá trị của kiểm định t về giá trị mức độ hài lòng của người học về HĐGD môn học của GV là > 150 ứng với mức ý nghĩa là 0.000. Như vậy, nếu ta chấp nhận các giả thiết H0 về giá trị trung bình của phương pháp giảng dạy, quá trình học tập và sự hài lòng tương ứng với số điểm trung bình là 3.0 điểm thì nguy cơ phạm sai lầm thấp và thấp dưới mức ý nghĩa trong kiểm định này. Hộp 1: Phỏng vấn SV ngành Công nghệ thông tin và Quản trị Kinh doanh (Nam, SV năm thứ 4 Ngành Công nghệ thông tin) Ngành Công nghệ thông tin là ngành có kiến thức khó, nhiều môn học khó dùng trực quan sinh động để hình dung, đa số lập trình trên máy hoặc học thuật toán làm cho người học rất khó hiểu. Tuy nhiên thiết bị máy móc của Nhà trường quá tệ đề nghị nhà trường nên nâng cấp phòng máy. Các tài liệu học tập cần được chia sẻ rộng rãi trên mạng internet. Nên giảm chương trình học (các môn không cần thiết) và tổ chức cho SV tiếp xúc thực tế với các công ty để có kiến thức thực tế. (Nữ, SV năm 3 ngành Quản trị Kinh doanh) Ngành Quản trị là ngành đòi hỏi tiếp cận nhiều ở thực tế vì vậy Khoa nên tổ chức cho SV đi thực tế kiến tập ngắn để rèn luyện nghề nghiệp. Ngoài ra, hiện nay ngành này còn thiếu đội ngũ nguồn nhân lực dẫn đến GV dạy không đúng chuyên ngành. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, khoa nên mời 1 vài nhà doanh nghiệp đến nói chuyện chuyên đề hoặc giảng dạy để SV có thể thấy được việc áp dụng các kiến thức thực tế, bài học kinh nghiệm rút ra ở thực tiễn của các doanh nghiệp gặp phải. Dựa vào hộp phỏng vấn 1 cho thấy SV hiện nay rất mong đợi trong quá trình học tập được tiếp cận nhiều với thực tiễn, giảm tải chương trình lý thuyết và bản thân người mong mỏi tiếp xúc công việc thực tế cũng như gặp gỡ các nhà doanh nghiệp. Theo kết quả của bảng kiểm định thống kê 2, chúng tôi có thể kết luận rằng điểm trung bình mức độ hài lòng của người học về HĐGD môn học của GV trên 3.0 điểm, chứng tỏ mức độ tương đối hài lòng của người học về HĐGD môn học của GV ở mức tương đối (xấp xỉ 3.6 điểm). 42 Bảng 2: Kiểm định giả thuyết dựa trên giá trị trung bình của tổng thể One-Sample Test Test Value = 0 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Sự hài lòng 156.462 746 .000 3.62835 3.5828 3.6739 Quá trình học tập 162.356 746 .000 3.61714 3.5734 3.6609 Phương pháp giảng dạy 162.762 746 .000 3.70293 3.6583 3.7476 Sau khi tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu tìm hiểu sự tương quan của các biến số trong mô hình, kết quả thu được như sau: Sự hài lòng của SV về HĐGD môn học có mối tương quan thuận với PPGD của GV và được giải thích do 28.1% là do PPGD của giảng viên. Sự hài lòng của SV về HĐGD môn học có mối tương quan thuận với quá trình giảng dạy và học tập môn học và được giải thích do 37.5% là do quá trình giảng dạy và học tập môn học. Sự hài lòng của SV về HĐGD môn học của GV tạo nên mối tương quan giữa PPGD và quá trình giảng dạy và học tập môn học được giải thích do 33,9%. Quá trình giảng dạy và học tập có mối tương quan thuận với chất lượng chung về quá trình đào tạo. Bảng 3: Sự tương quan giữa các biến số trong nghiên cứu đánh giá sự hài lòng SuHaiLong QTHT PPGD SuHaiLong Pearson Correlation 1 0.375** 0.281** Sig. (2-tailed) 0 0 QTHT Pearson Correlation 0.375** 1 0.339** Sig. (2-tailed) 0 0 phương pháp giảng dạy Pearson Correlation 0.281** 0.339** 1 Sig. (2-tailed) 0 0 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 4. Kết luận và kiến nghị Qua kết quả nghiên cứu mức độ hài lòng của người học về HĐGD môn học của GV trong thời gian 2 năm học, có thể rút ra kết luận về mức độ hài lòng của người học về HĐGD môn học của GV tại trường Đại học Sài Gòn như sau: + Sự hài lòng về phương pháp giảng dạy: SV khá hài lòng về chuẩn bị, nội dung và phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, tỷ lệ phân vân của người học ở các nội dung như: việc đánh giá kết quả học tập được 43 thực hiện thường xuyên và công bằng; GV đánh giá đúng và chính xác năng lực của SV; các môn học tích hợp được các kiến thức và kỹ năng theo chuẩn đầu ra của ngành đào tạo; tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý cao ở 1 số ngành như: Quản trị Kinh doanh, Công nghệ Thông tin, ngành GD Mầm non và ngành GD Tiểu học. + Quá trình giảng dạy và học tập: SV tương đối hài lòng về quá trình giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, các trang thiết bị giảng dạy phù hợp được sử dụng hiệu quả; các phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp với tính chất và đặc thù của từng môn học; kết quả kiểm tra đánh giá phản ánh đúng năng lực của SV chưa nhận được sự hài lòng cao từ phía người học. + Chất lượng đào tạo chung của quá trình đào tạo: SV tương đối hài lòng về chất lượng chung của quá trình đào tạo. Tuy nhiên 2 nội dung: kiến thức học từ trường Đại học Sài Gòn giúp bạn phát triển nghề nghiệp sau này và SV ra trường tự tin về nghề nghiệp của mình có số lượng SV phân vân khá cao. Ngoài ra, kết quả phỏng vấn sâu về mức độ hài lòng của người học về HĐGD môn học của GV tại trường Đại học Sài Gòn hiện nay vẫn còn có những tồn tại như: Một số GV đưa bài tập khó với năng lực người học; Một số Thầy Cô nghỉ nhiều tiết, không đảm bảo giờ lên lớp; Một số môn học cần cung cấp tài liệu cho người học về môn học và một số GV cần tạo môi trường học tập sôi nổi để SV phát huy khả năng của mình. GV cần dành nhiều thời gian để trao đổi với SV, giải đáp các vướng mắc và giúp SV liên hệ kiến thức với thực tế bằng ví dụ minh họa. Tạo điều kiện để SV tham gia bài giảng và nói lên những khó khăn Trong quá trình giảng dạy GV cần kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để SV có thể tiếp cận với thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc phát triển nghề nghiệp sau này. Ngoài ra, GV cần nói rõ hình thức thi hết môn học và báo trước kế hoạch kiểm tra để SV có thời gian chuẩn bị. Như vậy, bên cạnh việc hài lòng của người học về HĐGD môn học của GV tại trường Đại học Sài Gòn cũng còn những hạn chế, qua những hạn chế này GV sẽ tìm cách khắc phục nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy. Một số kiến nghị đáp ứng sự hài lòng của người học (1) Phát huy tối ưu của việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng GD là một trong những mục tiêu quan trọng hiện nay của ngành GD nói chung và của Trường Đại học Sài Gòn nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, năng lực của đội ngũ giáo viên. Với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học, các GV hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin giúp GV tương tác tốt với công nghệ thông tin và truyền thông khi giảng bài trên lớp, GV có thể chia sẻ và sử dụng những tài liệu đã dạy... giúp giảm thiểu đáng kể khối lượng công việc và tạo hứng thú cho GV thay đổi phương pháp sư phạm và sử dụng công nghệ thông tin nhiều hơn, khuyến khích nâng cao chuyên môn Đối với người học sẽ nâng cao hứng thú và động lực học tập, tạo cơ hội tốt hơn để SV tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng giao tiếp 44 và tự học, tự nghiên cứu, SV cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin thông qua bài giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt. Giúp SV trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp. (2) Đổi mới đánh giá kết quả học tập thông qua việc thi, kiểm tra học phần Kết quả học tập của một SV được hình thành từ kết quả học tập của từng môn học (học phần). Theo qui chế hiện hành, việc đánh giá kết quả học tập của từng môn học được thực hiện thông qua các hình thức: thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, làm thực tập hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Việc áp dụng hình thức nào phụ thuộc vào điều kiện giảng viên, vào tính chất của từng môn học và vào mục tiêu được đặt ra đối với môn học. Để nâng cao tính chính xác và khách quan của việc đánh giá kết quả học tập và đảm bảo yêu cầu đào tạo của nhà trường, Trường Đại học Sài Gòn đã có những đổi mới, hoàn thiện các biện pháp đánh giá kết quả học tập trong SV như: + Sử dụng ngân hàng đề thi. Đảm bảo người dạy không cắt xén chương trình và người học không học tủ, học trọng tâm và đảm bảo tính khách quan, vô tư trong thi cử. + Thường xuyên thay đổi bộ đề thi, đổi mới cách ra đề thi để đảm bảo tính chính xác, tính thời sự của đề thi và hạn chế việc SV tự thu thập đề thi và giải trước. Nên thay đổi cách thức ra đề thi đó là các đề thi viết không chỉ giới hạn ở các đề tự luận như trước mà được thiết kế bằng sự kết hợp giữa tự luận, trắc nghiệm tự luận và giải quyết tình huống. Đối với hầu hết các môn học đề thi nên được cấu tạo bởi hai phần: Lý thuyết và bài tập. Ở phần lý thuyết các câu hỏi đưa ra là câu hỏi tự luận hoặc/và câu hỏi trắc nghiệm tự luận (câu hỏi đúng sai có giải thích vì sao). Phần bài tập là một hoặc nhiều tình huống yêu cầu giải quyết. Cách ra đề thi như trên đã giải quyết được những hạn chế của bài thi viết thuần túy tự luận đòi hỏi SV có sự ứng dụng các kiến thức lí luận trong việc giải quyết các tình huống cụ thể tránh tình trạng học vẹt. (3) Xây dựng chương trình đào tạo và nội dung môn học tiếp cận thực tiễn Hiện nay, chương trình đào tạo còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đề xuất cần: “Thiết kế các chương trình đào tạo chú trọng định hướng kết quả đầu ra và định hướng năng lực“ có thể xem là một giải pháp để giải quyết khắc phục nhược điểm trên. Việc thực hiện xây dựng chương trình và nội dung môn học có thể theo 2 cách như sau: Từ trên xuống: với giả định đã có chuẩn đầu ra, trên cơ sở ta xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho SV. Từ đó, phân chia các khối kiến thức trong một dây chuyển tích hợp vào các môn học những năng lực cần thiết của ngành nghề đào tạo. Do đó, chúng ta từ chuẩn đầu ra chung của cả chương trình học xác định thành cấu trúc chương trình đào tạo, từ đó xác định chuẩn đầu ra cho từng môn học và từ đó xạy dựng đề cương chi tiết cho từng môn học. Từ dưới lên: với hiện thực chúng ta đã có chương trình đào tạo cụ, với đề cương chi tiết của các môn học cũ nhưng sự liên kết giữa các môn chưa được xác định rõ, chuẩn đầu ra của từng môn chưa được xác định. Với tình huống này, chúng ta xác định lại chuẩn đầu ra của từng môn trong sự so sánh với chuẩn đầu ra của ngành đào tạo. Thông qua đó xác định chuỗi liên kết của các môn và trên cơ sở đó hiệu chỉnh lại đề cương chi tiết cũ hình thành đề cương 45 chi tiết mới. Hình thức 2 này đang được áp dụng tại Trường Đại học Sài Gòn, tuy nhiên về lâu dài nhà trường sẽ có kế hoạch xây dụng chương trình theo GD định hướng. Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình dựa trên kết quả đầu ra, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua các thuộc tính nhân cách chung (Attributes) và các kết quả yêu cầu cụ thể (Outcomes) hay thông qua hệ thống các năng lực (Competency). Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng GD theo định hướng kết quả đầu ra. Tóm lại: Với những kiến nghị trên xuất phát từ sự đánh giá hài lòng của người học về HĐGD môn học, những kiến nghị này sẽ được các nhà quản lý và GV Trường Đại học Sài Gòn nghiên cứu và xem xét chọn lọc ứng dụng để nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo tại Trường Đại học Sài Gòn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Phương Anh (2005), Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến SV trong đánh giá chất lượng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, GD đại học chất lượng và đánh giá, tr.48-63, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Kim Dung (1999), Khảo sát khả năng có thể sử dụng ý kiến phản hồi của SV trong Trường ĐHSP TP.HCM. 3. Nguyễn Kim Dung (2010), “Khảo sát mức độ hài lòng của SV về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số trường ĐH Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học đánh giá xếp hạng các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, trang 203-209. 4. Trần Xuân Kiên (2009), Đánh giá sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo tại Trường đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Quản lý GD, Viện đảm bảo Chất lượng GD, ĐHQG Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Trang (2010), Xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của SV với chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế, ĐH Đà Nẵng. 6. Marsh (1984), Students' Evaluation of Educ ational Qualit y (SEEQ). 7. March (1987), Students' evaluations of university teaching: Research findings, methodological issues, and directions for future research. 8. Michele Marincovic (1999), “Using Student Feedback to Improve Teaching”, Changing Practices in Evaluating Teaching, p.45-tr69. 9. Murray (1985), Classroom teaching behaviors and student ratings of college teaching effectiveness. Ngày nhận bài: 18/10/2016 Biên tập xong: 15/11/2016 Duyệt đăng: 20/11/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf172_3659_2215223.pdf
Tài liệu liên quan