Sự hài lòng của học viên về hoạt động dạy và học tại Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, năm 2003

Tài liệu Sự hài lòng của học viên về hoạt động dạy và học tại Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, năm 2003: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TẠI KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2003 Trương Phi Hùng*, Trương Công Hoà* và cộng sự. TÓM TẮT Đây là một nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 1.253 học viên đang học tại khoa Y tế công cộng năm học 2003-2004 nhằm khảo sát tỷ lệ, mức độ và các lý do hài lòng của học viên về hoạt động dạy / học của khoa. Kết quả cho thấy đa số học viên đều hài lòng (82%). Nội dung được hài lòng nhiều nhất là năng lực đội ngũ giảng viên và nội dung bài giảng tại Khoa. Đối tượng không hài lòng nhiều nhất là đại học, đặt biệt là sinh viên Cử nhân Y tế Công cộng của Khoa. Hầu hết các học viên không hài lòng về điều kiện vệ sinh và môi trường học tập của Khoa. SUMMARY STUDENTS’ SATISFACTION ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hài lòng của học viên về hoạt động dạy và học tại Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, năm 2003, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TẠI KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2003 Trương Phi Hùng*, Trương Công Hoà* và cộng sự. TÓM TẮT Đây là một nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 1.253 học viên đang học tại khoa Y tế công cộng năm học 2003-2004 nhằm khảo sát tỷ lệ, mức độ và các lý do hài lòng của học viên về hoạt động dạy / học của khoa. Kết quả cho thấy đa số học viên đều hài lòng (82%). Nội dung được hài lòng nhiều nhất là năng lực đội ngũ giảng viên và nội dung bài giảng tại Khoa. Đối tượng không hài lòng nhiều nhất là đại học, đặt biệt là sinh viên Cử nhân Y tế Công cộng của Khoa. Hầu hết các học viên không hài lòng về điều kiện vệ sinh và môi trường học tập của Khoa. SUMMARY STUDENTS’ SATISFACTION WITH TEACHING / LEARNING ACTIVITIES AT THE FACULTY OF PUBLIC HEALTH, UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY OF HO CHI MINH CITY, IN 2003. Truong Phi Hung, Truong Cong Hoa et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 81 – 87 This cross-sectional study is carried out on 1,253 students, who are learning at Public Health Faculty in the year 2003-2004, to survey the proportion, level, and reasons of the students’ satisfaction with teaching / learning activities at the Faculty. The result shows that almost students are satisfied (82%). Major unsatisfied students are those of Bachelor of Public Health. Most of them are unsatisfied with unsanitary condition and learning environment at the Faculty. ĐẶT VẤN ĐỀ Khoa Y tế Công cộng (YTCC), Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, mới được thành lập 4 năm nên những điều kiện hoạt động còn rất nhiều hạn chế: nhân sự thiếu, giới hạn về cơ sở vật chất vật liệu dạy- học,... trong khi đó Khoa được giao đảm đương đào tạo cho rất nhiều đối tượng: sau đại học - chuyên ngành Y tế công cộng (nghiên cứu sinh, cao học, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2), đại học - học phần y tế công cộng (Y 5, Chuyên tu 1, Chuyên tu 3, Cử nhân Y tế công cộng, Cử nhân điều dưỡng, và Cử nhân xét nghiệm, ...), trung học (điều dưỡng, kỹ thuật viên),.... Tuy trong điều kiện còn nhiều hạn chế, nhân vật lực quá mỏng (33 giảng viên), kinh nghiệm chưa nhiều,... nhưng với sự quyết tâm của tập thể Khoa YTCC, Khoa luôn hoàn thành những nhiệm vụ mà Nhà trường giao cho hàng năm. Hiện tại, mặc dù Khoa đã thành lập và giảng dạy được 4 năm, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào về chất lượng giảng dạy; Với mong muốn đó, chúng tôi muốn biết (1) Tỷ lệ học viên hài lòng khi đánh giá chung về hoạt động dạy-học và theo từng nội dung riêng tại khoa Y Tế Công Cộng? (2) Mức độ hài lòng theo từng đối tượng học viên như thế nào? (3) Các lý do làm học viên hài lòng và không hài lòng là gì? Từ những câu hỏi đó, mục tiêu nghiên cứu sẽ là: Mục tiêu tổng quát: Khảo sát sự hài lòng của các đối tượng học viên về hoạt động dạy-học tại Khoa y tế công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, năm 2003. * Bộ môn Tổ Chức-Quản lý Y tế, Khoa Y tế công cộng, Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. 81 Mục tiêu chuyên biệt 1. Xác định tỷ lệ học viên hài lòng khi đánh giá chung về hoạt động dạy-học tại Khoa YTCC. 2. Xác định tỷ lệ các mức độ hài lòng theo từng đối tượng học viên: sau đại học, đại học, trung học; học viên của Khoa YTCC và các khoa khác (Y, Dược, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền, Điều dưỡng-Kỹ thuật y học). 3. Xác định tỷ lệ học viên hài lòng theo từng nội dung: công tác tổ chức quản lý, nội dung dạy-học (đội ngũ giảng viên, nội dung bài giảng, lịch giảng), phương pháp đánh giá kiểm tra kết quả học tập, điều kiện môi trường dạy-học (phương tiện học tập, môi trường học tập, điều kiện vệ sinh). 4. Xác định các lý do làm học viên hài lòng và không hài lòng. TỔNG QUAN Trong phương pháp mới về giảng dạy tích cực, thì người ta chú trọng nhiều vào hướng tiếp cận lấy học viên làm trung tâm. Đây là cách làm cho sinh viên ở trạng thái tích cực, sinh viên học cách học để họ thích nghi với các vấn đề mà họ sẽ gặp trong suốt cuộc đời. Đánh giá là hoạt động cần thiết đối với việc triển khai hoạt động của bất kỳ chương trình nào. Học viên cũng cần tham gia vào đánh giá qui trình dạy và học để đưa ra nhận xét của mình về các phương pháp giảng dạy đang được áp dựng và các vấn đề có liên quan khác, ngoài ra sẽ xác định được các khó khăn mà họ gặp phải để đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng trong quá trình học tâp. Thông tin phản hồi có thể ảnh hưởng đến cách lập kế hoạch và tiến hành cho các khoá học của các năm sau. Bên cạnh đó, phản hồi là một trong những đòi hỏi rất thời sự trong giáo dục ngày nay. Chính sự phản hồi là yếu tố mạnh mẽ để nhắc nhở mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi xã hội hãy tự soi rọi lại chính mình, để từ đó có kế hoạch tự phát triển và hoàn thiện dần(1,9). Hơn nữa, trong cơ chế thị trường ngày nay, vấn đề chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất và người được cung cấp dịch vụ. Trong công tác đào tạo cũng không là ngoại lệ; để quản lý chất lượng giáo dục, nhà quản lý cần tuân theo một trong những nguyên tắc chính, đó là cần tập trung vào khách hàng và quan tâm đến sự hài lòng của các đối tượng mà chúng ta đã, đang và sẽ đào tạo. Chất lượng được xác định thông qua khách hàng, đây là mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình quản lý chất lượng. Học viên là người sử dụng dịch vụ của trường đại học, nên họ trở thành nhân vật trung tâm và được đối xử như những khách hàng. Do đó sự hài của học viên về các dịch vụ giảng dạy, học tập là thước đo kết quả hoạt động của nhà trường và là điểm đáng lưu ý để thu hút những sinh viên ưu tú. Sinh viên là lý do tồn tại của nhà trường và nhà trường tìm cách đáp ứng những kỳ vọng và mong muốn của họ. Vì vậy sinh viên tham gia trực tiếp và hợp tác với nhà trường để quản lý chất lượng.(3)(7). Sự hài lòng của học viên có liên quan đến thái độ, sự tận tâm và gắn bó với nghề nghiệp sau này của học viên nên các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp phải coi đây như là một phần kết quả của quá trình đào tạo. Kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của trường học trong việc lập kế hoạch để cải cách trong giáo dục ở các nước trên thế giới như ở bang Victoria, Australia cũng nhằm trọng điểm vào khách hàng là phân tích nhu cầu và sự hài lòng của những sinh viên và gia đình của họ thông qua bài lượng giá thường xuyên trong mỗi học kỳ(2,3,4,8). Trong lĩnh vực quản lý giáo dục cũng đã có một số nghiên cứu dựa trên nhu cầu và sự đánh giá của học viên như Quản lý hoạt động thực tập ở trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, thực trạng và giải pháp, tháng 9 năm 2003 của tác giả Phan Phú(7) và nghiên cứu Thực trạng và một số giải pháp về quản lý quá trình đào tạo tại trường Đại học mở bán công của tác giả Phạm Thị Phương Trang tháng 9 năm 2002(6). Đây là những kết quả có giá trị nhằm góp phần phát huy những mặt mạnh sẵn có của trường, đồng thời là cơ sở để thay đổi kế hoạch và cách thức quản lý nhằm hoạt động hiệu quả, phù hợp hơn với nhu cầu của sinh viên. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Loại nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Thời gian nghiên cứu: từ 01/12/2003 đến 82 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 30/07/2004. Địa điểm: tại khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Các biến cần thu thập: Công tác tổ chức: cách tổ chức lớp học, tổ chức giờ giảng, sắp xếp giảng đường. Nội dung bài giảng: mục tiêu, tính thực tiễn, tính ứng dụng của bài giảng. Thời gian lên lớp của giảng viên: đúng giờ, đúng lịch, đủ tiết. Đội ngũ giảng viên:kiến thức, phương pháp giảng dạy, sự nhiệt tình. Phương pháp đánh giá, kiểm tra: phương pháp tổ chức các kỳ thi, cách ra đề, xếp loại, đánh giá kết quả, thời gian/lịch thi. Phương tiện học tập: sách, tài liệu tham khảo, overhead, LCD, micro, bảng, bàn ghế. Điều kiện vệ sinh: vệ sinh lớp học, nhà vệ sinh, hành lang. Môi trường học tập: cấu trúc giảng đường, nhiệt độ phòng, ánh sáng, tiếng ồn. Đối tượng nghiên cứu: Đơn vị nghiên cứu: học viên, sinh viên, học sinh. Trong đề tài này chúng tôi qui ước gọi chung là học viên (HV). Dân số mục tiêu: tập thể nhân viên khoa Y tế công cộng. Dân số chọn mẫu: sinh viên, học viên, học sinh đang học tại Khoa YTCC. Dân số nghiên cứu: sinh viên, học viên, học sinh đang học tại Khoa YTCC. Phương pháp lấy mẫu: Cỡ mẫu theo lý thuyết: 601 04,0 )5,01.(5,0.96,1)1(. 2 2 2 2 2/1 =−=−= − d ppZ N α Kỹ thuật lấy mẫu: lấy mẫu toàn bộ. Phương pháp thu thập thông tin Công cụ thu thập số liệu: bộ câu hỏi bán cấu trúc và thang đo Likert 4 bậc để đối tượng được phỏng vấn tự điền. Kiểm soát sai lệch thông tin: Điều tra thử. Người đi lấy số liệu là lớp trưởng các lớp. Tập huấn cho các lớp trưởng kỹ trước khi điều tra. Tiêu chuẩn nhận vào: học viên đang học tại Khoa YTCC. Tiêu chuẩn loại ra: HV không đồng ý trả lời, vắng mặt trong buổi điều tra. Phân tích và xử lý số liệu Loại bỏ bộ câu hỏi: Không điền đầy đủ. Có những câu trả lời mơ hồ, không giải thích được. Xử lý: Dùng phần mềm Epi-info 2002 để nhập và xử lý số liệu. Số liệu được mô tả qua tần số, tỷ lệ phầm trăm Khía cạnh y đức của nghiên cứu Không vi phạm y đức. KẾT QUẢ Nghiên cứu tiến hành trên 1.253 HV đang học tại Khoa YTCC với 1.204 (96%) phiếu hợp lệ. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 1. Tỷ lệ học viên hài lòng khi đánh giá chung về hoạt động dạy - học của Khoa Y tế Công cộng (N=1.204) Mức độ hài lòng Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Rất hài lòng 143 11,9 11,9 Hài lòng 844 70,1 82 Không hài lòng 200 16,6 98,6 Rất không hài lòng 17 1,4 100 Đa số các HV đều hài lòng về hoạt động giảng- dạy tại Khoa Y tế công cộng, chiếm tỷ lệ 82%, chỉ có 1,4% là rất không hài lòng. 83 Bảng 2. Tỷ lệ hài lòng của học viên theo từng khối lớp (f, %) Học viên Khoa Răng hàm mặt có tỷ lệ hài lòng cao nhất (98,5%). Trong khi đó HV của Khoa YTCC lại không hài lòng nhiều nhất (57,1%). Mức độ hài lòng Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng Tổng cộng Trung học 76 (21,7) 251 (71,7) 23 (6,6) 0 (0) 350 (100) Đại học 65 (7,9) 569 (69,1) 173 (21,0) 17 (2,1) 824 (100) Sau đại học 2 (6,7) 24 (80,0) 4 (13,3) 0 (0) 30 (100) Bảng 4. Tỷ lệ hài lòng của học viên theo từng nội dung hoạt động (f, %) Mức độ hài lòng Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng Công tác tổ chức 118 (9,8) 751 (62,4) 316 (26,2) 19 (1,6) Nội dung bài giảng 171 (14,2) 877 (72,8) 152 (12,6) 4 (0,3) Thời gian lên lớp của giảng viên 181 (15,0) 763 (63,4) 245 (20,3) 15 (1,2) Đội ngũ giảng viên 231 (19,2) 879 (73,0) 89 (7,4) 5 (0,4) Phương pháp đánh giá, kiểm tra 134 (11,1) 788 (65,4) 266 (22,1) 16 (1,3) Phương tiện học tập 105 (8,7) 710 (59,0) 364 (30,2) 25 (2,1) Điều kiện vệ sinh 61 (5,1) 394 (32,7) 635 (52,7) 114 (9,5) Môi trường học tập 60 (5,0) 380 (31,6) 704 (58,5) 60 (5,0) Đối tượng hài lòng nhiều nhất là trung học (93,4%), kế đến là sau đại học (86,7%) và đại học (77%). Đối tượng đại học là không hài lòng nhiều nhất (23%). Bảng 3. Tỷ lệ hài lòng của học viên theo từng Khoa (f, %) Mức độ hài lòng Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng Tổng cộng Khoa Y 12 (5,3) 162 (71,4) 48 (21,1) 5 (2,2) 227 (100) Khoa Răng hàm mặt 33 (33,8) 44 (64,7) 1 (1,5) 0 (0) 68 (100) Khoa Y học cổ truyền 3 (7,9) 30 (78,9) 5 (13,2) 0 (0) 38 (100) Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật y học 103 (13,4) 565 (73,8) 90 11,7 () 8 (1,0) 766 (100) Khoa YTCC 2 (1,9) 43 (41,0) 56 (53,3) 4 (3,8) 105 (100) Học viên hài lòng nhiều nhất về đội ngũ giảng viên của Khoa (92,2%) và nội dung bài giảng tại Khoa (87%). Trong khi đó môi trường học tập của Khoa làm cho các HV không hài lòng nhiều nhất với tỷ lệ 63,5%, kế đến là điều kiện vệ sinh (62,2%). Bảng 5. Các lý do làm học viên hài lòng và không hài lòng (N=1.204) Các lý do hài lòng f (%) Các lý do không hài lòng f (%) Khoa học, hợp lý, chặt chẽ, hệ thống 273 (31,42) Giờ giảng không hợp lý, hay đổi giảng đường 164 (48,96) Khác 8 (0,92) Khác 40 (11,94) Không ý kiến 420 (48,33) Không ý kiến 103 (30,75) Công tác tổ chức Tổng số người hài lòng 869 Tổng số người không hài lòng 335 Thực tế 238 (22,71) Trùng lấp 8 (5,13) Xúc tích, dễ hiểu, đạt mục tiêu 301 (28,72) Lý thuyết nhiều, không đáp ứng 75 (48,08) Khác 51 (4,87) Khó hiểu, chán 30 (19,23) Không ý kiến 376 (35,88) Khác 10(6,41) Không ý kiến 34 (21,79) Nội dung bài giảng Tổng số người hài lòng 1.048 Tổng số người không hài lòng 156 Đúng lịch, đúng giờ 468 (49,58) Không đúng giờ 191 (73,46) Khác 15 (1,59) Bỏ giờ 34 (13,08) Không ý kiến 352 (37,29) Khác 5 (1,92) Không ý kiến 37 (14,23) Thời gian lên lớp Tổng số người hài lòng 944 Tổng số người không hài lòng 260 84 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Các lý do hài lòng f (%) Các lý do không hài lòng f (%) Nhiệt tình, vui vẻ 513 (46,22) Thiếu giảng viên 8 (8,51) Phương pháp truyền đạt dễ hiểu, kiến thức rộng 210 (18,92) Phương pháp không phù hợp (đọc chép) 45 (47,87) Khác 17 (1,53) Khác 21 (22,34) Không ý kiến 346 (31,17) Không ý kiến 19 (20,21) Đội ngũ giảng viên Tổng số người hài lòng 1.110 Tổng số người không hài lòng 94 Đúng, phù hợp 193 (20,93) Lịch thi không chính xác 46 (16,31) Nghiêm túc 79 (8,57) Điểm lâu có, không đáp án 23 (8,16) Khách quan, công bằng 95 (10,30) Đề khó, thang điểm thấp 126 (44,68) Khác 16 (1,74) Khác 25 (8,87) Không ý kiến 565 (61,28) Không ý kiến 43 (15,25) Phương pháp đánh giá, kiểm tra Tổng số người hài lòng 922 Tổng số người không hài lòng 282 Đầy đủ 286 (35,09) Thiếu tài liệu tham khảo 104 (26,74) Hiện đại 26 (3,19) Thiếu phương tiện 49 (12,60) Khác 14 (1,72) Phương tiện không tốt 130 (33,42) Không ý kiến 348 (42,70) Khác 10 (2,57) Không ý kiến 97 (24,94) Phương tiện học tập Tổng số người hài lòng 815 Tổng số người không hài lòng 389 Sạch sẽ, đầy đủ 166 (36,48) Lớp học không vệ sinh 135 (18,02) Khác 11 (2,42) Nhà vệ sinh thiếu nước, dơ 448 (59,81) Không ý kiến 200 (43,96) Khác 36 (4,81) Không ý kiến 154 (20,56) Điều kiện vệ sinh Tổng số người hài lòng 455 Tổng số người không hài lòng 749 Không gian thoáng, phòng học đủ sáng 139 (31,6) Nóng 191 (25,0) Khác 18 (4,09) Thiếu ánh sáng 50 (6,54) Không ý kiến 198 (45,0) Môi trường ô nhiễm (tiếng ồn, mùi hôi, 519 (67,93) Giảng đường không hợp lý 113 (14,79) Khác 7 (0,92) Không ý kiến 81 (10,6) Môi trường học tập Tổng số người hài lòng 440 Tổng số người không hài lòng 764 Trong số những HV trả lời là hài lòng về Khoa thì đa phần cho rằng đội ngũ giảng viên nhiệt tình, vui vẻ chiếm 46,22%; 35,09% cho rằng phương tiện học tập của Khoa đầy đủ và hiện đại; 31,6% cho rằng môi trường của Khoa thoáng, phòng học đủ sáng. Trong số những người không hài lòng thì 73,4% cho rằng giảng viên lên lớp không đúng giờ; 67,93% ý kiến môi trường ô nhiễm; 59,81% nêu lý do nhà vệ sinh thiếu nước, dơ. Các lý do làm HV hài lòng là11,62% cho rằng quang cảnh của Khoa đẹp, thoáng mát, thầy cô nhiệt tình vui vẻ chiếm 5,9%. Các lý do khiến HV không hài lòng như không có nước uống (3,57%), chương trình đào tạo không hợp lý (3,07%), không có phòng nghỉ trưa. Bảng 6. Các lý do làm học viên hài lòng và không hài lòng khác (N=1.204) Các lý do hài lòng khác F (%) Các lý do hài lòng khác F (%) Sân chơi thể thao 15 (1,25) Không có phòng nghỉ trưa 12 (1) Thầy cô thân thiện, nhiệt tình 71 (5,9) Không có nước uống 43 (3,57) Quang cảnh đẹp, thoáng mát 140 (11,62) Thư viện không đúng nhu cầu 5 (0,42) Khác 33 (2,74) Chương trình đào tạo không hợp lý 37 (3,07) Không ý kiến 954 (79,24) Khác 65 (5,4) Không ý kiến 1.049 (87,13) BÀN LUẬN Nghiên cứu này tiến hành tại Khoa Y tế công cộng trên 1.253 HV đang theo học tại Khoa từ 01/12/2003 85 đến 30/07/2004. với 1.204 phiếu hợp lệ (96%). Đánh giá chung về hoạt động dạy - học của Khoa YTCC Đa số HV thì hài lòng (82%). Điều này gián tiếp phản ánh phần nào về chất lượng dạy / học tại Khoa YTCC. Đánh giá chung về hoạt động dạy - học hài lòng theo đối tượng học viên Số người không hài lòng chủ yếu tập trung ở đối tượng Đại học; có thể là do thời gian học tại Khoa của đối tượng này dài hơn các đối tượng khác. Đánh giá hài lòng theo học viên của từng Khoa Trong các Khoa thì HV Khoa YTCC không hài lòng về Khoa của mình nhiều nhất. Có thể được lý giải như sau: do thời gian tiếp xúc càng nhiều thì HV càng có điều kiện tiếp cận sát với thực tế và từng hoạt động cụ thể của Khoa nên càng nhận thấy nhiều mặt hạn chế; hơn nữa do họ là những sản phẩm đầu tiên của Khoa nên có những đỏi hỏi lý tưởng, kỳ vọng hơn thực tế. Cũng có thể một phần là HV trực tiếp và gặp gỡ thường xuyên các Thầy Cô trong Ban giảng huấn của Khoa nên giảng viên có phần chủ quan trong công tác chuẩn bị và giảng dạy cho đối tượng này. Đánh giá hài lòng theo từng nội dung hoạt động Trong các nội dung đào tạo tại Khoa, HV hài lòng nhiều nhất về đội ngũ giảng viên và nội dung bài giảng tại Khoa. Đây là dấu hiệu tích cực về công tác dạy/học tại Khoa vì 2 nội dung này là tiền đề quyết định chất lượng đào tạo của Khoa. Trong khi đó môi trường học tập và điều kiện vệ sinh tại Khoa làm HV không hài lòng nhiều nhất. Điều này đòi hỏi Khoa phải nghiêm túc rút kinh nghiệm vì bản thân là Khoa YTCC, tọa lạc tại Viện Vệ sinh YTCC, mà lại để HV không hài lòng nhất về 2 vấn đề này. Lý do hài lòng và không hài lòng của học viên Phân tích thăm dò các lý do chi tiết về hài lòng và không hài lòng của HV (bảng 5) có tỷ lệ HV trả lời thấp và các lý do nêu lên cũng có phần chênh lệch giữa 2 nhóm. Điều này có thể là do HV chưa có thói quen chịu khó trả lời các câu hỏi mở và cảm nhận từng vấn đề còn tùy thuộc vào chủ quan của từng người. Tuy nhiên, những lý do không hài lòng ở đây (giảng viên không đúng giờ, hay đổi giảng đường, lý thuyết nhiều, nội dung trùng lấp, phương pháp giảng đọc chép, điểm thi lâu có, không có đáp án, đề khó, thiếu tài liệu tham khảo, nhà vệ sinh thiếu nước; môi trường ô nhiễm, ...) đòi hỏi Khoa phải cân nhắc xem lại và có biện pháp chấn chỉnh. KẾT LUẬN Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 1.253 học viên đang học tại khoa Y tế công cộng, với 1.204 (96%) phiếu trả lời hợp lệ, cho kết quả thu được như sau: Đa số HV là hài lòng (82%). Đối tượng hài lòng: trung học (93,4%), đại học (77%), sau đại học (86,7%). Hài lòng theo HV của Khoa Y (76,7%), khoa Nha (98,5%), khoa Y học cổ truyền (86,8%), khoa Điều dưỡng kỹ thuật y học (87,2%), khoa YTCC (chỉ có 42,9%). Hài lòng theo từng nội dung hoạt động: công tác tổ chức (72,2%), nội dung bài giảng (87%), thời gian lên lớp của giảng viên (78,4%), đội ngũ giảng viên (92,2%), phương pháp đánh giá, kiểm tra (76,5%), phương tiện học tập (67,7%), điều kiện vệ sinh (chỉ có 37,8%), môi trường học tập (chỉ có 36,6%). Các lý do không hài lòng là: giờ giảng không hợp lý, hay đổi giảng đường, lý thuyết nhiều, nội dung giảng trùng lấp, khó hiểu, giảng viên không đúng giờ, phương pháp giảng đọc chép, lịch thi không chính xác, điểm thi lâu có, không có đáp án, đề khó, thiếu tài liệu tham khảo, nhà phương tiện học tập chưa tốt, vệ sinh lớp học chưa đảm bảo, nhà vệ sinh thiếu nước, dơ, môi trường ô nhiễm (ồn, hôi), nóng nực, thiếu ánh sáng, không có nơi nghỉ trưa, không nước uống. KIẾN NGHỊ Khoa YTCC cần 1. Nghiên cứu sâu hơn về các lý do hài lòng và 86 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 không hài lòng của HV, đặt biệt là đối tượng Cử nhân YTCC; từ đó đưa ra giải pháp chấn chỉnh, chứ không nên để tình trạng học viên Khoa mình lại không hài lòng về mình nhiều nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Guilbert J-J.. Sổ Tay Giáo Dục Dành Cho Cán Bộ Y Tế. Nhà Xuất Bản Y Học, 1987, 260 -373. 2. 11.htm 3. Inbar DE.. Planning For Innovation In Education. UNESCO: International Institute For Education Planning, Paris 1996, 78 -85. 2. Cải thiện ngay tình trạng vệ sinh lớp học, sửa chữa đường ống nước và nhà vệ sinh 4. Jaap Scheerens. Improving School Effectiveness. UNSECO: International Institute For Education Planning, Paris 2000, 102- 112. 3. Phối hợp với Viện Vệ sinh YTCC và các cơ quan liên quan tìm cách cải thiện điều kiện môi trường ô nhiễm (tiếng ồn, mùi hôi) 5. Phạm Thành Nghi. Quản lý Chất Lượng Giáo Dục Đại Học. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2000, 1-228. 6. Phạm Thị Phương Trang. Thực trạng và một số giải pháp về quản lý quá trình đào tạo tại trường Đại học Mở Bán Công Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản Lý giáo Dục, Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9-2002. 4. Rà soát chương trình đào tạo: tránh nội dung trùng lấp nhiều, đánh giá lại tỷ lệ thực giảng giữa lý thuyết và thực hành. 5. Giảng viên phải đến lớp đúng giờ, phương pháp giảng hợp lý hơn (theo phương pháp tích cực chủ động-tránh đọc chép), lịch giảng, lịch thi cần chính xác; công bố đáp án sau thi, công bố điểm thi đúng hạn định. 7. Phan Phú. Quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản Lý giáo Dục, Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9-2003. 8. Sallis E. Total Quality management In Education. Clays ltd, St Ives plc. 1996. 6. Trang bị 1 phòng thư viện và tài liệu tham khảo. 7. Làm thông thoáng và trang bị đủ ánh sánh cho các phòng học. 8. Có khu vực nghỉ trưa dành cho HV 9. Vroeijenstijn A.L.. Người dịch: Nguyễn Hội Nghĩa. Chính sách Giáo Dục Đại Học Cải Tiến Và Trách Nhiệm Xã Hội. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2002, 1 -23. 87

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_hai_long_cua_hoc_vien_ve_hoat_dong_day_va_hoc_tai_khoa_y.pdf
Tài liệu liên quan