Sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer ở khu vực An Giang

Tài liệu Sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer ở khu vực An Giang: 548 SỰ GIAO LƯU VÀ BẢO TỒN BẢN NGỮ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở KHU VỰC AN GIANG Trần Quốc Giang TÓM TẮT Cư dân Khmer tập trung sinh sống khá đông ở các tỉnh miền núi biên giới tỉnh An Giang, trong các phum, sóc, ngoài người Khmer còn có cộng đồng các tộc người Việt, Hoa, Chăm. Trong quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa đã giúp các tộc người xích lại gần nhau, siết chặt tình đoàn kết cộng đồng đa tộc người vùng miền núi biên giới. Với không gian văn hóa mở, người Khmer miền núi biên giới tỉnh An Giang có thể nói được tiếng Hoa, Chăm, Việt, đồng thời vẫn bảo tồn được bản ngữ của mình thông qua nhiều hoạt động, với nhiều hình thức. Bên cạnh đó, các tộc người khác trên địa bàn An Giang vẫn nói được tiếng Khmer trong giao tiếp hàng ngày. Thật khó để phân biệt được thành phần tộc người trong một cuộc trò chuyện của những nhóm người nói cùng một ngôn ngữ thành thạo nếu bản thân họ không cho biết mình thuộc tộc người nào. Một bộ phận giới trẻ Khmer ngày nay ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer ở khu vực An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
548 SỰ GIAO LƯU VÀ BẢO TỒN BẢN NGỮ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở KHU VỰC AN GIANG Trần Quốc Giang TÓM TẮT Cư dân Khmer tập trung sinh sống khá đông ở các tỉnh miền núi biên giới tỉnh An Giang, trong các phum, sóc, ngoài người Khmer còn có cộng đồng các tộc người Việt, Hoa, Chăm. Trong quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa đã giúp các tộc người xích lại gần nhau, siết chặt tình đoàn kết cộng đồng đa tộc người vùng miền núi biên giới. Với không gian văn hóa mở, người Khmer miền núi biên giới tỉnh An Giang có thể nói được tiếng Hoa, Chăm, Việt, đồng thời vẫn bảo tồn được bản ngữ của mình thông qua nhiều hoạt động, với nhiều hình thức. Bên cạnh đó, các tộc người khác trên địa bàn An Giang vẫn nói được tiếng Khmer trong giao tiếp hàng ngày. Thật khó để phân biệt được thành phần tộc người trong một cuộc trò chuyện của những nhóm người nói cùng một ngôn ngữ thành thạo nếu bản thân họ không cho biết mình thuộc tộc người nào. Một bộ phận giới trẻ Khmer ngày nay bị phai nhạt bản ngữ trên phương diện nói lẫn viết, gây khó khăn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống có liên quan đến yếu tố ngôn ngữ Khmer. Bài viết này không chỉ tìm hiểu về sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer khu vực miền núi biên giới An Giang mà còn góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Khmer. Từ khóa: An Giang, ngôn ngữ Khmer, giao lưu văn hóa, bảo tồn bản ngữ 1. Bản ngữ và cộng đồng người Khmer miền núi biên giới tỉnh An Giang Do nhu cầu giao tiếp, những người thuộc các dân tộc khác phải có một kênh hiểu biết chung, đó chính là chiếc thuyền ngôn ngữ để gắn kết người với người trong một cộng đồng dân cư. Với hơn 85% dân số là người Việt nên tiếng Việt là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ chính được sử dụng trong cả nước về phương diện hành chánh. Do đó, để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một công dân, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phải trang bị vốn phổ thông  Học Viên Đại Học Vinh. 549 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH đó. Đồng thời, để hòa hợp, để giao lưu kinh tế - văn hóa, người Việt phải tự tìm tòi ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số cùng sinh sống chung một không gian địa lý1. Sự đa dạng trong thành phần tộc người, văn hóa và ngôn ngữ tộc người đã làm cho bức tranh 54 dân tộc ở Việt Nam thêm sinh động và phong phú. Đặc biệt là vùng miền núi biên giới tỉnh An Giang với các đặc trưng về địa - kinh tế, địa - lịch sử, địa - dân tộc, nhất là vấn đề đồng tộc xuyên biên giới với nước láng giềng Campuchia. An Giang là vùng đất có thể mạnh về địa lý, là cầu nối các tuyến đường đến với vương quốc Campuchia với đường biên giới trên đất liền chạy qua địa phận tỉnh An Giang dài 104 km. Có tiềm năng lớn về kinh tế, sinh thái và nhân văn, là vùng đất sản xuất lượng lúa gạo đứng đầu cả nước, có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Về công nghiệp tuy chưa phát triển mạnh, nhưng vẫn đảm bảo cho việc xuất khẩu thủy sản, nông sản và hàng dệt may2. Về tên gọi tộc người Khmer, cách gọi phổ biến nhất là “Khơ - me”, cách viết phổ biến nhất là “Khmer”. Qua sát thực tế các tri thức người Khmer và người dân Khmer ở các tỉnh biên giới tỉnh An Giang cho thấy họ đồng ý với cách dùng danh từ “Khmer”. Hiện nay, tên gọi “Khmer” trở thành tên gọi phổ biến và thống nhất trong các văn bản Nhà nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng và sâu rộng trong tầng lớp nhân dân. Trong giấy tờ hành chính của Nhà nước Việt Nam, người Khmer cũng được ghi nhận thuộc dân tộc “Khmer”, đồng bào Khmer khi giao tiếp với các dân tộc khác cũng tự xưng mình là dân tộc Khmer. Tiếng mẹ đẻ của người Khmer thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, hệ ngữ Nam Á. Chữ Khmer có đường nét dịu dàng, cong cong, uyển chuyển. Là một hệ thống chữ gồm 33 con chữ phụ âm, 32 chân và 24 con chữ nguyên âm, 13 con chữ nguyên âm độc lập. Chữ phụ âm có 2 giọng đọc là giọng O (gồm 15 con chữ) và giọng Ô (18 con chữ). Ngữ pháp Khmer nhìn chung giống như ngữ pháp tiếng Việt 3. Người Khmer xem phum là một đơn vị cư trú cổ truyền, một không gian xã hội - tộc người. Sóc gồm nhiều phum. Phum sóc là tổ chức xã hội tự quản 1 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 24/NQ-TW (2003) lần thứ 7 khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, công tác dân tộc. 2 Cục Thống kê tỉnh An Giang, Niên giám thống kê An Giang 2011 3 Ngô Chân Lý, Tự học chữ Khmer, NXB Giáo dục, 2006 550 theo cơ chế quản lý kết hợp xã hội – tôn giáo mang tính cộng đồng cao. Trong Phum có khi chỉ gồm một vài gia đình cùng huyết thống nhưng cũng có khi chỉ gồm vài gia đình không có quan hệ dòng họ. Một Phum của người Khmer ở đây có thể được xem tương đương như một ấp. Các phum này thường được nằm theo ven chân núi, bìa rừng, mang đậm tính chất quần tụ của đất giồng. Trong các phum sóc, ngoài người Khmer còn có sự cộng cư sinh sống của tộc người Việt, Hoa, Chăm. Trong quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa, tạo nên những giao thoa văn hóa mới, nhưng người Khmer vẫn giữ được văn hóa tộc người mình, đặc biệt là về ngôn ngữ. 2. Sự giao lưu ngôn ngữ của cộng đồng người Khmer với các tộc người khác ở khu vực miền núi biên giới tỉnh An Giang, sự giao lưu ngôn ngữ của cộng đồng người Khmer và các tộc người khác ở khu vực miền núi biên giới An Giang là quá trình diễn ra trên cả hai chiều cho và nhận. Trong quá trình làm ăn sinh sống trên vùng biên giới có đặc điểm đa tộc người đã góp phần vào sự giao lưu văn hóa tộc người, trước tiên là về mặt ngôn ngữ, dần dần đến phong tục, tín ngưỡng. Đa phần cư dân làm ăn, sinh sống cặp bên biên giới An Giang đều có thể giao tiếp được bằng các thứ tiếng: Khmer, Việt, Hoa, Chăm. Nhờ quá trình cư trú xen kẽ giữa các tộc người Việt – Hoa – Khmer – Chăm đã tạo điều kiện cho các tộc người giao lưu học hỏi với nhau về cách thức làm ăn, về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, và những yếu tố văn hóa mới phù hợp với mỗi tộc người để thêm vào kho tàng tri thức, văn hóa của tộc người mình. Chính những yếu tố giao thoa trên là sợi dây liên kết giúp các tộc người xích lại gần nhau, siết chặt tình đoàn kết giữa các tộc người cùng cư trú trên vùng biên cương tỉnh An Giang. Chỉ trong một thời gian ngắn, do nhu cầu trao đổi, thông tin liên lạc, họ nhanh chóng học tập ngôn ngữ của nhau, hòa hợp cách sống để tạo thành một cộng đồng đa tộc người đoàn kết, thân ái. Với các công việc như buôn bán, làm công nhân, làm nông nghiệp đòi hỏi sức lao động của nhiều người. Đặc biệt là hình thức làm ruộng, làm rẫy “dần công” của các cộng đồng người ở An Giang. Những người sinh sống hoặc canh tác ruộng rẫy cạnh nhau, dùng công sức của mình để giúp đỡ gặt lúa, đập lúa, vận chuyển lúa, rơm cuối ngày lao động phụ giúp, họ thường được mời cơm hoặc có thể trả 551 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH công. Thông qua hình thức canh tác cạnh nhau trên cùng một dãy ruộng và hình thức “dần công” này, cộng đồng người Khmer và các tộc người khác có dịp trò chuyện, trao đổi thông tin, không khí mùa gặt thật nhộn nhịp, làm thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các thành viên trong tộc người và các thành viên ngoại tộc. Trong một môi trường làm ăn, có khi họ là những người đồng tộc, nhưng đôi khi không phải. Do đó, để trao đổi thông tin, để hòa hợp và tạo mối quan hệ trong sinh hoạt, yêu cầu trước hết họ phải học tập ngôn ngữ nói lẫn nhau. Vô tình, dòng chảy ngôn ngữ của người ngoại tộc đan xen một cách tự nhiên trong mỗi con người. Nhất là trong cộng đồng người Việt với đặc trưng tính cách truyền thống là cởi mở, phóng khoáng. Ngoài ra, yếu tố hôn nhân ngoại tộc cũng tác động làm cho sự giao lưu ngôn ngữ trở nên phong phú và là xu thế tất yếu. Do nhu cầu làm ăn xa quê, nhiều nam nữ thanh niên đã định cư và lập gia đình tại địa những phương khác. Kết quả làm cho ngôn ngữ mẹ đẻ của những nam nữ thanh niên này được chia sẻ trong sinh hoạt kinh tế và đời sống gia đình, con cháu họ dễ dàng tiếp thu nhiều ngôn ngữ vì có sẵn tiếng mẹ đẻ của cha mẹ, ông bà trong gia đình, dòng họ. Xét về tính linh hoạt, nhạy bén, cởi mở trong sự tiếp thu ngôn ngữ của các tộc người cộng cư, cộng canh thì đa phần người Khmer sinh sống trong những phum, sóc ven đồi núi, bìa rừng ở khu vực biên giới An Giang có phần hạn chế hơn đối với người đồng tộc sinh sống trong các phum, sóc ven trục lộ giao thông hay vùng đồng bằng, ven sông rạch. Nguyên nhân có thể do điều kiện sinh hoạt kinh tế ở những vùng đồi núi, bìa rừng cách trở hơn, không thuận lợi với đặc điểm cư trú của các cộng đồng tộc người khác. Nên ở đây sự giao lưu ngôn ngữ giữa người Khmer và các tộc người khác diễn ra không thường xuyên, thậm chí chỉ có ngôn ngữ mẹ đẻ là độc nhất nếu họ không đến trường học. Ngược lại, ở những nơi có nhiều tộc người sinh sống, thì hiện tượng song ngữ, đa ngữ trở nên phổ biến. Việc nói được 2, 3 ngôn ngữ của người Khmer từ người trẻ đến người lớn luôn luôn tồn tại từ xưa đến nay ở vùng đất này. Thật khó để phân biệt được thành phần tộc người trong một cuộc trò chuyện của những nhóm người nói cùng một ngôn ngữ thành thạo nếu bản thân họ không cho biết mình thuộc tộc người nào. 3. Thái độ của người Khmer đối với tiếng mẹ đẻ của họ Về thái độ đối với tiếng mẹ đẻ thì, 100% người Khmer được phỏng vấn 552 đều khẳng định rằng tiếng Khmer là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Và cũng 100% số những người này khẳng định sự quan trọng của cả 2 ngôn ngữ Việt và Khmer trong đời sống hàng ngày. Đối với người Khmer ở ĐBSCL nói chung và ở An Giang nói riêng, một nhân tố thuận lợi nữa để cho tiếng nói và chữ viết Khmer được gìn giữ là những ngôi chùa. Các chùa Khmer là những trung tâm tôn giáo và văn hóa, bởi vì chùa cũng chính là một loại trường học đặc biệt, trong đó người ta không chỉ dạy giáo lí, Phật pháp mà còn dạy nghề, dạy chữ. Theo chúng tôi tìm hiểu được biết, có khoảng 70% trong tổng số 65 chùa Khmer trong tỉnh có các nhà sư dạy chữ Pali cho người đi tu1. Người ta cho rằng, học chữ Pali để đọc kinh Phật theo đúng chuẩn quy ước là điều hết sức quan trọng. Những quy tắc trong tụng niệm sẽ góp phần chuẩn hóa tiếng Khmer và chữ Pali, giúp phổ biến tiếng Khmer và chữ Pali cho con em đồng bào trong phum, sóc một cách thuận lợi, thuyết phục và hiệu quả hơn. Tháng tư âm lịch được xem là mùa đi tu ở vùng Thất Sơn. Thanh niên khắp các phum, sóc xuất gia vào chùa tu báo hiếu. Đây còn là thời điểm các ngôi chùa Khmer sửa soạn bàn ghế, chỗ dạy chữ, phục vụ việc nghiên cứu kinh kệ và tu học của tăng sinh và người dân trong phum, sóc. Cùng với các hoạt động văn hóa - xã hội, giáo dục, trong cảnh huống ngôn ngữ ở An Giang còn thấy thêm một điểm nữa cần chú ý là vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tiếng Khmer. Bên cạnh báo viết có riêng chuyên trang bằng tiếng Khmer ở một số tỉnh ĐBSCL, ở An Giang phát thanh, truyền hình bằng tiếng Khmer cũng chính là các phương tiện giúp nâng cao vị thế và uy tín của tiếng Khmer. Các thông tin về kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị được truyền đến mọi người dân bằng tiếng Khmer với thời lượng phát sóng đáng kể, giúp họ nhanh chóng, dễ dàng nắm bắt được mọi thông tin. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, 100% số người Khmer được điều tra đều khẳng định sự quan trọng của cả 2 ngôn ngữ Việt và Khmer trong đời sống hàng ngày2. Đây là lẽ tự nhiên cho sự xuất hiện song song 2 1 Hoàng Quốc, (2009) “Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ của học sinh người Hoa An Giang đối với việc sử dụng trong nhà trường”, trong Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2009. 2 Chỉ thị số 68-CT/TW (1991) của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) về công tác ở vùng đồng bào Khmer. 553 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH ngôn ngữ tại vùng này. Ở các gia đình Khmer, thường xảy ra giao tiếp song ngữ, nhất là trong các gia đình trí thức. Khả năng song ngữ của các thành viên trong gia đình là rất cao (đặc biệt đối với những gia đình có điều kiện tiếp xúc nhiều với bên ngoài, hoặc cha mẹ có khả năng song ngữ tốt và con cái được đi học). Ở những gia đình công chức hay giáo viên, thường cha mẹ rất có ý thức cố gắng nói bằng tiếng Việt với con cái, nhằm rèn luyện cho con khả năng song ngữ. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếng Việt được sử dụng trong môi trường học tập của con cái, hoặc công việc có liên quan đến chính quyền, đoàn thể. Tùy theo thói quen, các gia đình người Khmer có thể chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ trong gia đình, nhưng có thể thay đổi khi trong cuộc thoại có mặt người dân tộc khác như người Kinh chẳng hạn. Tùy tình huống giao tiếp khác nhau, các thành viên trong gia đình có thể sử dụng song ngữ bằng cách chuyển mã luân phiên giữa tiếng Việt và tiếng Khmer. Xu hướng chung của sự phát triển các hiện tượng song, đa ngữ ở các tỉnh vùng ĐBSCL và ở tỉnh An Giang nói riêng là sự phổ cập của tiếng Việt diễn ra đồng thời với quá trình phát triển tự do của tiếng mẹ đẻ. Sự phát triển của các loại hình song ngữ ở Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang) không nằm ngoài xu thế này. Xét trong cư dân Khmer, sự mở rộng của các loại hình hoạt động kinh tế trong cư dân nông nghiệp đã phá vỡ tính chất khép kín của vùng nông thôn ĐBSCL nói chung và ở An Giang nói riêng, mở rộng phạm vi giao tiếp của cư dân, tạo tiền đề cho sự nâng cao năng lực sử dụng song ngữ Khmer - Việt của cá nhân và cộng đồng. 4. Một số đề xuất nhằm bảo tồn bản ngữ của người Khmer khu vực miền núi biên giới An Giang Chữ viết của người Khmer tuy có từ lâu đời nhưng không phổ biến và đa số người Khmer không biết chữ. Việc giao lưu ngôn ngữ Khmer với các ngôn ngữ khác trong vùng chỉ dừng lại ở ngôn ngữ nói. Việc bảo tồn ngôn ngữ Khmer còn nhiều khó khăn, có nhiều nguyên nhân như: - Tình trạng học sinh Khmer bỏ học vẫn còn xảy ra và chất lượng dạy và học chữ dân tộc chưa được như mong muốn. Đa phần người Khmer sống chủ yếu bằng nghề nông, đời sống kinh tế còn khó khăn nên việc cho con em đến trường còn hạn chế hoặc họ chỉ cho con đến trường học hết bậc trung học cơ sở, sau đó phải tham gia lao động tạo lập kinh tế cho gia đình. 554 - Sự ý thức của nhân dân chưa cao, một bộ phận phụ huynh học sinh nghĩ rằng học chữ Khmer không biết để làm gì vì con em lớn lên sau này đi làm phải sử dụng tiếng Việt hoặc sợ con tập trung học tiếng Khmer ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, khi đến bậc học cao hơn học tiếng Việt thì con họ không theo kịp. Nên họ chỉ cho con em học ở các trường mầm non, phổ thông không dạy chữ Khmer để con em tập trung học tập như những học sinh khác. - Việc truyền bá chữ viết và đào tạo bằng tiếng Khmer tuy được Đảng và Nhà nước khuyến khích nhưng còn hạn chế. Các địa điểm tổ chức lớp học đều thiếu thốn về cơ sở vật chất. Đội ngũ người giảng dạy tiếng Khmer đa phần còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng truyền đạt, do đó ảnh hưởng một phần đến chất lượng chung. Cơ sở vật chất như trường lớp, trang thiết bị phục vụ đào tạo và giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khmer còn thiếu thốn. Có lớp phải học trong nhà dân ở gần trường. - Thời lượng, chất lượng phát thanh, truyền hình tiếng Khmer còn hạn chế, thiếu sự đa dạng, phong phú. Từ thực trạng trên, tôi có một số đề xuất sau: - Các cấp chính quyền cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dạy học tiếng dân tộc nói chung, tiếng Khmer nói riêng. - Cần nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và các bộ quản lý dạy học tiếng dân tộc. - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đảm bảo đủ trường lớp cho con em đồng bào tham gia học tập ở các cấp học. - Phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của các cấp, các ngành có liên quan, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng. Đặc biệt là vai trò của chùa Khmer và tầng lớp sư sãi trong đồng bào Khmer. - Đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng Khmer để họ thấy được tầm quan trọng của việc học tập ngôn ngữ mẹ đẻ. Qua đó nâng cao ý thức học tập trong từng hộ gia đình Khmer, giúp họ nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn bản ngữ của tộc người. - Tổ chức có quy mô và chất lượng các lễ hội truyền thống của người Khmer để động viên, khuyến khích đồng bào gìn giữ, phát huy yếu tố văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Cần tổ chức nhiều cuộc thi văn hóa - văn nghệ nhằm khuyến khích việc sưu tầm, sáng tác văn học, văn nghệ bằng tiếng nói và chữ 555 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH viết Khmer. - Nâng cao đời sống kinh tế vùng đồng bào dân tộc Khmer miền núi biên giới Tây Nam bộ để họ có điều kiện cho con em đến trường. Góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc trong đó có ngôn ngữ Khmer. 5. Kết luận Dân tộc là một phần của quốc gia. Trong một quốc gia đa dân tộc, một ngôn ngữ giao tiếp chung là vô cùng quan thiết. Đó không chỉ là vấn đề của Nhà nước - là quyền năng và trách nhiệm của Nhà nước, mà cũng là quyền lợi và trách nhiệm của các dân tộc trong cộng đồng chung. Thái độ thừa nhận và sử dụng tiếng Việt rộng rãi ngoài xã hội của người Khmer ở An Giang là sự tuân thủ quy luật khách quan, phù hợp với xu thế thời đại. Nhưng mặt khác, cũng như quốc gia, dân tộc, tiếng mẹ đẻ của họ còn là tiêu chí rõ nhất để nhận diện và hợp nhất họ trong cộng đồng riêng. Thái độ tha thiết bảo tồn và phát huy tiếng mẹ đẻ của họ trong một số lĩnh vực như giáo dục, truyền thông ở An Giang là mong muốn duy trì bản sắc thiêng liêng của dân tộc trong sự phát triển chung. Họ muốn “hoà nhập”, nhưng không “hoà tan”. Hoà nhập để phát triển. Nhưng không thể hoà tan để đánh mất mình. Một chính sách khôn ngoan là một chính sách làm hài hoà lợi ích chung riêng của quốc gia, dân tộc. Một chính sách như vậy đã được Đảng và Nhà nước xác định ngay từ khi ra đời, thông qua các Nghị quyết, Hiến pháp và đã từng bước cụ thể hoá qua các Quyết nghị, Chỉ thị, Thông tư. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tiễn là một khoảng cách vô cùng lớn. Việc tạo ra các điều kiện để ngôn ngữ hành chức thực sự còn gặp nhiều khó khăn, yếu kém, cả về phía quảng bá của Nhà nước lẫn trình độ dân trí của đồng bào. Cần phải thấy vấn đề ngôn ngữ luôn đi liền với vấn đề an ninh - chính trị - kinh tế - xã hội - văn hoá, để tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách ngôn ngữ một cách nghiêm chỉnh, đồng bộ, giúp đồng bào dân tộc giữ gìn bản sắc văn hoá riêng thông qua việc sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, vừa tiến kịp đồng bào cả nước về mọi mặt thông qua việc sử dụng thành thạo tiếng nói và chữ Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 24/NQ-TW (2003) lần thứ 556 7 khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, công tác dân tộc. 2. Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Báo cáo tại tổng kết năm 2013, triển khai phương hướng nhiệm vụ 2014. 3. Chỉ thị 117 (1981) của Trung ương Đảng về công tác ở những vùng đồng bào dân tộc Khmer trong những năm trước mắt, 4. Chỉ thị số 68-CT/TW (1991) của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) về công tác ở vùng đồng bào Khmer. 5. Cục Thống kê tỉnh An Giang, Niên giám thống kê An Giang 2011. 6. Các bản Hiếp Pháp năm 1946. 7. Hoàng Quốc, (2009) “Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ của học sinh người Hoa An Giang đối với việc sử dụng trong nhà trường”, trong Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2009. 8. Ngô Chân Lý, Tự học chữ Khmer, NXB Giáo dục, 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44_4482_2207261.pdf
Tài liệu liên quan