Tài liệu Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hoá: Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 4 - 2007 37
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Sử dụng vốn xã hội
trong chiến lược sinh kế của nông dân
ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hoá
Nguyễn Duy Thắng
Giới thiệu
Đô thị hoá là một quy luật tất yếu của sự phát triển. Nó không chỉ là sự tập trung dân số
vào khu vực đô thị mà còn là một quá trình biến đổi kinh tế - xã hội phức tạp. Cũng như các nước
đang phát triển, đô thị hoá ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, đặc biệt từ sau
1995. Là khu vực cận kề với thành phố, vùng ven đô của Hà nội cũng như của một số thành phố
lớn khác trong cả nước đang chịu tác động mạnh của đô thị hoá. Trong 10 năm qua, diện tích đất
nông nghiệp của nông dân ven đô đang dần bị thu hẹp để nhường chỗ cho những khu công nghiệp
công nghệ cao, khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái.
Đô thị hoá để phát triển, nhưng đô thị hoá cũng tạo ra sức ép và thách thức cho nông dân
ven đô. Một bộ phận l...
11 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 4 - 2007 37
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Sử dụng vốn xã hội
trong chiến lược sinh kế của nông dân
ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hoá
Nguyễn Duy Thắng
Giới thiệu
Đô thị hoá là một quy luật tất yếu của sự phát triển. Nó không chỉ là sự tập trung dân số
vào khu vực đô thị mà còn là một quá trình biến đổi kinh tế - xã hội phức tạp. Cũng như các nước
đang phát triển, đô thị hoá ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, đặc biệt từ sau
1995. Là khu vực cận kề với thành phố, vùng ven đô của Hà nội cũng như của một số thành phố
lớn khác trong cả nước đang chịu tác động mạnh của đô thị hoá. Trong 10 năm qua, diện tích đất
nông nghiệp của nông dân ven đô đang dần bị thu hẹp để nhường chỗ cho những khu công nghiệp
công nghệ cao, khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái.
Đô thị hoá để phát triển, nhưng đô thị hoá cũng tạo ra sức ép và thách thức cho nông dân
ven đô. Một bộ phận lớn dân cư làm nông nghiệp bị mất việc làm do bị thu hồi đất sản xuất, dẫn
đến phải chuyển đổi nghề. Bởi vậy, các hộ nông dân cần phải xây dựng cho mình một chiến lược
sinh kế để thích ứng với sự thay đổi đó.
Một cuộc nghiên cứu ở 4 phường, xã ven đô Hà Nội do Phòng Xã hội học Đô thị, Viện Xã
hội học thực hiện trong khuôn khổ dự án SEARUSYN hợp tác giữa Viện Xã hội học với các trường
Đại học Wagenigen (Hà Lan), Nanjing (Trung Quốc) và Nông nghiệp I (Hà Nội) nhằm tìm hiểu các
tác động của quá trình đô thị hoá đến đời sống và sản xuất của các hộ nông dân như thế nào và
chiến lược sinh kế của họ để tránh rủi ro bị rơi vào nghèo khổ. Bài viết này tập trung phân tích việc
sử dụng Vốn xã hội của các hộ gia đình trong chiến lược sinh kế của họ dưới tác động của đô thị
hóa.
I. Vốn xã hội
1.1. Khái niệm Vốn xã hội
Có nhiều định nghĩa khác nhau về Vốn xã hội (VXH), song nhìn chung VXH được xem
như là tập hợp các mối quan hệ của mỗi cá nhân trong các mạng lưới xã hội và khả năng tạo ra
các mối quan hệ mới của mỗi cá nhân đó. VXH của mỗi cá nhân được tích luỹ trong quá trình xã
hội hoá của họ thông qua sự tương tác giữa các cá nhân. VXH được duy trì, phát triển và tạo ra
những lợi ích mà người sở hữu nó mong muốn, chẳng hạn như khả năng tiếp cận và huy động các
Sö dông vèn x· héi trong chiÕn l−îc sinh kÕ cña n«ng d©n ven ®« Hµ Néi... 8
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
3
nguồn lực được gắn vào các mối quan hệ, chia sẻ thông tin, kiến thức, cơ hội việc làm, tình cảm,
các chuẩn mực, giá trị.
VXH được xây dựng trên cơ sở các cá nhân cùng chia sẻ những chuẩn mực và quy tắc để
tạo ra sự tin cậy lẫn nhau trên cơ sở “tôi tin anh vì tôi tin bạn tôi, người đã giới thiệu anh với tôi”
hay “bạn của bạn cũng là bạn của mình”. Sự tin cậy này cho phép các cá nhân quan hệ và hợp tác
với nhau để tạo ra các mạng lưới xã hội. Tuy nhiên, khả năng sản sinh ra VXH là khác nhau ở
mỗi cá nhân, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gia đình, dòng họ, nơi cư trú (nông thôn, đô thị),
học vấn, giới tính, địa vị xã hội, tôn giáo, v.v...
1.2. Đặc trưng của Vốn xã hội
VXH được xem là một dạng vốn được sở hữu bởi các thành viên của một nhóm hay
mạng lưới xã hội (Bourdieu, 1986). Do vậy, VXH cũng có những đặc trưng cơ bản của “vốn” như
“tích lũy”, “đầu tư” và “sinh lợi”. Tính tích lũy được thể hiện ở chỗ các mối quan hệ xã hội được
tạo thành và được tích lũy qua thời gian để tạo thành vốn. Vì vậy, VXH đòi hỏi phải có một sự
đầu tư, ít nhất là về thời gian để duy trì và phát triển các mối quan hệ. Từ đó, các lợi ích vật chất
và tinh thần mà các cá nhân mong đợi sẽ được sản sinh thông qua sự tương tác giữa các cá nhân
trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, VXH còn có đặc trưng của một “tài sản công” mà mỗi
thành viên của một nhóm hay mạng lưới xã hội có thể tiếp cận được và huy động cho các mục
đích riêng. Ví dụ, A là bạn của B, A có thể mượn xe máy (tài sản) của B để đi chơi. Như vậy, tài
sản của B đã được gắn vào mối quan hệ bạn bè đó và không chỉ A mà bất cứ ai là thành viên
trong mạng lưới của B đều có thể tiếp cận đến tài sản của B để huy động cho các mục đích riêng
của mình và ngược lại. Đây là một đặc trưng để phân biệt VXH với các loại vốn khác. Một đặc
trưng quan trọng nữa của VXH làm cho nó khác với các vốn khác là VXH chỉ tồn tại và sinh ra
lợi ích khi có một sự tương tác được lặp lại giữa ít nhất hai cá nhân. Bởi vì, thông qua sự tương
tác lặp đó thì VXH mới được duy trì và sản sinh ra các lợi ích, trong khi đó Vốn con người (ví dụ
kiến thức, kỹ năng, tay nghề của một cá nhân) có thể tự sản sinh ra lợi ích mà không cần có sự
tương tác với các cá nhân khác. Ngoài ra, VXH còn mang những đặc trưng xã hội, chẳng hạn nó
chứa đựng các yếu tố ngoại sinh như các chuẩn mực, quy tắc, giá trị mà các cá nhân cùng chia sẻ
để tạo ra sự tin cậy lẫn nhau, nhờ đó các quan hệ xã hội và các mạng lưới xã hội được hình thành.
Với các đặc trưng như vậy nên VXH có thể sẽ bị nghèo đi nếu ít có sự đầu tư và không thể sản
sinh ra lợi ích nếu không có sự chia sẻ hay tiếp cận và huy động các nguồn lực được gắn vào
mạng lưới xã hội.
1.3. Vốn xã hội của nông dân ven đô Hà Nội
Vùng ven đô Hà Nội được xác định trong nghiên cứu này là vùng cận kề với thành phố,
nơi vừa có các hoạt động nông thôn vừa có các hoạt động đô thị. Nghĩa là không hoàn toàn là đô
thị cũng không thuần túy là nông thôn và chịu tác động mạnh của đô thị hóa từ sau Đổi mới (năm
1986). Trước Đổi mới, mức độ đô thị hóa của Hà Nội còn thấp nên vùng ven đô vẫn còn là
những làng xã truyền thống với hầu hết dân cư làm nông nghiệp.
Giống như nông dân của cả nước, nông dân ven đô Hà Nội có truyền thống cần cù lao
động, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày.
Từ sau hòa bình được lập lại ở Miền Bắc năm 1954, nông dân ven đô đã được chia ruộng để sản
NguyÔn Duy Th¾ng 39
suất lao động đã được nâng cao, đời sống của nông
dân được cải thiện rõ rệt trong thời kỳ này.
Đến thời kỳ Hợp tác xã (1959), hình thức sản xuất theo tổ đổi công đã được thay thế bằng
mô hình Hợp tác xã. Theo đó, các hộ gia đình đã góp ruộng đất và tư liệu sản xuất của họ vào
Hợp tác xã. Phương thức sản xuất tập thể đã thay thế phương thức sản xuất cá thể, tiểu nông.
Quan hệ sản xuất bình đẳng giữa những người lao động đã được thiết lập. Chính sách sở hữu toàn
dân về tư liệu sản xuất được ban hành đã đem lại quyền bình đẳng cho mọi người dân trong việc
tiếp cận và huy động các nguồn lực chung. Cơ chế kế hoạch hóa - tập trung và bao cấp đảm bảo
việc làm và thu nhập cho mọi lao động trong xã hội. Nông dân không còn được tự chủ trong sản
xuất như trước đây mà phải thực hiện theo một kế hoạch đã được lập sẵn với những chỉ tiêu cụ
thể được áp đặt từ trên xuống. Hợp tác xã nắm quyền quản lý và điều hành mọi hoạt động sản
xuất, từ phân công lao động, đánh giá kết quả lao động cho đến phân chia sản phẩm. Bởi vậy,
nông dân không cần phải hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất để đảm bảo kịp mùa vụ như trước đây
nữa. Mối quan hệ tương hỗ giữa những người nông dân trong các tổ đổi công trước đây đã bị thay
thế bằng mối quan hệ phụ thuộc của họ vào hợp tác xã. ở thời kỳ đầu của hợp tác xã, phương thức
sản xuất tập trung đã tạo ra sức mạnh tập thể trong sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
phục vụ cho sản xuất như đắp đê phòng chống lụt, xây dựng hệ thống thủy lợi, v.v... Tuy nhiên,
sau nhiều năm hoạt động, những mặt trái của cơ chế này đã dần bộc lộ. Việc đánh giá kết quả lao
động dựa theo ngày công (8 giờ/ngày) mà không dựa vào năng suất và chất lượng lao động đã tạo
cơ hội cho những kẻ lười biếng ăn bám vào sức lao động của những người khác. Họ chỉ cần có
mặt trên đồng ruộng đủ 8 giờ để tính công còn năng suất lao động thì không có. Bên cạnh đó, tình
trạng tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản của
hợp tác xã cũng đã xảy ra. Tất cả những điều này đã dẫn đến sự không tin tưởng lẫn nhau giữa
các nông dân trong hợp tác xã và giữa nông dân với cán bộ quản lý hợp tác xã. Hậu quả là năng
suất lao động giảm sút và sản xuất nông nghiệp bị trì trệ. Việc không tin tưởng lẫn nhau đã làm
mất đi VXH của nông dân.
Bước vào thời kỳ Đổi mới, nông dân ven đô cũng như nông dân cả nước đã được giao
khoán đất nông nghiệp để sản xuất. Luật đất đai năm 1993 được ban hành đã cho phép nông dân
được chuyển nhượng, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, người nông dân
được hoàn toàn tự quyết định việc sử dụng đất và kế hoạch sản xuất trên mảnh đất mà họ được giao
khoán. Mô hình kinh tế hợp tác xã đã được thay thế bằng mô hình kinh tế hộ gia đình. Hợp tác xã
không còn giữ vai trò tổ chức và chỉ đạo sản xuất như trước đây mà chuyển sang vai trò dịch vụ như
cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, con giống cho nông dân. Sản xuất nông nghiệp là sản xuất hàng
hoá và luôn gắn với nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy đòi hỏi người nông dân phải có những
kiến thức nhất định về quản lý, kỹ năng sản xuất, thị trường và vốn.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Trung tâm Khuyến
nông, Hội nghề, Hội làm vườn, Nhóm tín dụng quay vòng đã ra đời để hỗ trợ nông dân trong sản
xuất. Những lợi ích mà các tổ chức này mang lại cho hội viên là xây dựng quỹ hỗ trợ, lập dự án vay
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Sö dông vèn x· héi trong chiÕn l−îc sinh kÕ cña n«ng d©n ven ®« Hµ Néi... 0
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
4
.v...
Bên cạnh việc duy trì các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, nhiều
tổ chức xã hội khác như Hội Cựu chiến binh, Hội đồng ngũ, Hội đồng niên, Hội người cao tuổi, Hội
sinh vật cảnh, Hội làm vườn cũng đã được thành lập ở các phường, xã ven đô. Các tổ chức này
được thành lập dựa trên sự tự nguyện và tin tưởng lẫn nhau, cùng chia sẻ những quy tắc và chuẩn
mực mà tổ chức đã đề ra. Nghiên cứu tại bốn xã/phường ở Hà Nội là Cự Khối, Lĩnh Nam, Minh
Khai và Phú Thượng cho thấy, có khoảng 12 - 15 tổ chức xã hội chính thức và không chính thức
đang tồn tại và hoạt động ở mỗi địa phương. Đây không chỉ là chỗ dựa tinh thần cho nông dân mà
còn là nơi để họ trao đổi kinh nghiệm sản xuất và hỗ trợ lẫn nhau những lúc khó khăn. Kết quả
phỏng vấn 400 hộ gia đình ở 4 phường xã nói trên cho thấy hầu hết (93%) các hộ được khảo sát đều
có người tham gia vào các tổ chức xã hội ở địa phương (Bảng 1).
Bảng 1: Số hộ có người tham gia các tổ chức
Xã/Phường
Loại hộ
Cự Khối Minh Khai Lĩnh Nam Phú Thượng Tổng số
Không có người TG 16 5 3 4 28
1 người 40 40 35 37 152
2 người 31 45 47 44 167
> 2 người 13 10 15 15 53
Tổng cộng 100 100 100 100 400
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát ở 4 xã/phường (phòng XHH Đô thị thực hiện năm 2005)
Trong 400 hộ được khảo sát, có 646 người tham gia vào các tổ chức, trong đó tham gia
vào một tổ chức là 350 người, 2 tổ chức là 152 người, và từ 3 tổ chức trở lên là 134 người. Mỗi
hộ có trung bình 1,6 người tham gia vào các tổ chức xã hội (Bảng 2), trong đó chủ hộ và vợ hoặc
chồng của chủ hộ thường tham gia từ 2 tổ chức trở lên, thường là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội
Cựu chiến binh. Còn con cái của họ chỉ tham gia vào một tổ chức hoặc không tham gia tổ chức
nào do đang còn là học sinh hoặc đi làm ăn xa nên thường xuyên vắng nhà.
Bảng 2: Sự tham gia của người dân vào các tổ chức xã hội ở địa phương
Số người tham gia vào các tổ chức
Phường/xã 1 TC 2 TC >2 TC
Tổng số TB/hộ
Cự Khối 94 34 14 142 1,4
Minh Khai 73 37 50 160 1,6
Lĩnh Nam 71 55 48 174 1,7
Phú Thứợng 112 36 22 170 1,7
Tổng cộng 350 152 134 646 1,6
N = 400
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát ở 4 xã/phường (phòng XHH Đô thị thực hiện năm 2005)
NguyÔn Duy Th¾ng 41
Phương thức sản xuất hàng hóa theo mô hình kinh tế hộ gia đình đòi hỏi các hộ phải tự khai
thác thị trường nên đã hình thành những mối quan hệ giữa người sản xuất với các bạn hàng và đại lý
tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, các hình thức mua và bán hàng trả chậm đã được hình thành. Thông qua
các mối quan hệ này, người nông dân đã thu được những thông tin cần thiết và tin cậy về thị trường
để quyết định đầu vào của sản xuất, đồng thời tránh được bị tư thương ép giá hay những rủi ro trong
sản xuất. Nhiều hộ nông dân có mối quan hệ với các cá nhân ở các xã, phường khác đã học được
cách buôn bán, cách làm kinh tế trang trại để áp dụng vào phát triển kinh tế hộ (trường hợp ở xã Cự
Khối). Kết quả nghiên cứu cho thấy, VXH của nông dân không chỉ mang lại lợi ích tinh thần cho họ
mà còn hỗ trợ họ trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất để giúp họ cải thiện thu nhập. Hộ gia
đình nào có nhiều thành viên tham gia vào các tổ chức xã hội, hay nói cách khác là giàu VXH thì
thường có thu nhập cao hơn các hộ có ít thành viên hoặc không có thành viên nào tham gia (Bảng
3).
Bảng 3: Phân bố thu nhập theo mức độ tham gia các tổ chức xã hội của các hộ năm 2004
Đơn vị: 1.000 đ
Thu nhập
Số người tham gia
≤ 5.000 5.001-10.000
10.001-
15.000
15.001-
25.000
25.001-
35.000 > 35.000 Tổng
Không tham gia 6 3 4 7 6 1 27
1 người tham gia 13 12 17 41 25 45 153
2 người tham gia 5 18 16 44 33 51 167
> 2 người tham gia 4 1 8 13 13 14 53
Tổng cộng 28 34 45 105 77 111 400
Nguồn: Số liệu điều tra mẫu. N = 400
Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ xã hội của người nông dân ven
đô không còn bó hẹp trong làng, xã của họ nữa mà đã vươn rộng ra các cộng đồng bên ngoài, cả
nông thôn lẫn đô thị. Các mối quan hệ đan xen, bắc cầu và đa dạng hơn chứ không chỉ là quan
hệ họ hàng, hàng xóm hay bạn bè. Vấn đề đặt ra là người nông dân ven đô đã sử dụng các mối
quan hệ xã hội mà họ có được vào chiến lược sinh kế của họ như thế nào trong bối cảnh đô thị
hoá đang ngày càng tác động mạnh đến đời sống và sản xuất của họ. Dưới đây sẽ phân tích
những tác động của đô thị hoá đến sinh kế của nông dân ven đô và việc sử dụng VXH vào
chiến lược sinh kế của họ, chủ yếu trong vấn đề việc làm để tránh nguy cơ rủi ro bị rơi vào
nghèo khổ.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Sö dông vèn x· héi trong chiÕn l−îc sinh kÕ cña n«ng d©n ven ®« Hµ Néi... 2
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
4
So sánh thu nhập của các hộ có người tham gia và không
tham gia các tổ chức xã hội
0
20
40
60
80
100
120
<=
5.000
5.001-
10.000
10.001-
15.000
15.001-
25.000
25.001-
35.000
>
35.000
Phân bố thu nhập (000'đồng)
Số
h
ộ
Thu nhập của hộ có
người tham gia
Thu nhập của hộ không
có người tham gia
II. Tác động của đô thị hoá và việc sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của
nông dân ven đô.
2.1 Tác động của đô thị hoá đến sinh kế của nông dân vùng ven Hà Nội
Một sinh kế được hiểu là bao gồm những khả năng có thể có, các tài sản và các hoạt động
cần thiết cho một kế sinh nhai (Chambers and Conway, 1992). Theo định nghĩa này, các tài sản
bao gồm “Vốn tự nhiên” - đất đai, nguồn nước, ; “Vốn vật chất” - công cụ sản xuất, giống,
phân bón, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,; “Vốn tài chính” - tiền mặt, tín dụng, tiết kiệm, các
khoản vay,; “Vốn con người” - kiến thức, kỹ năng sản xuất, sức khỏe,; và “Vốn xã hội” - các
quan hệ và mạng lưới xã hội, được xem như các nguồn sinh kế. Các vốn này rất quan trọng đối
với nông dân vì nó quyết định sự lựa chọn chiến lược sinh kế riêng của họ. Sau đây sẽ xem xét
tác động của đô thị hóa đến một số nguồn sinh kế chủ yếu của nông dân ven đô như thế nào.
a. Tác động đến đất nông nghiệp
Theo quy hoạch tổng thể của thành phố Hà Nội, một mặt thành phố sẽ được mở rộng ra
vùng ven đô, mặt khác sẽ xây dựng các thành phố vệ tinh ở các khu vực ngoại ô. Trong giai đoạn
1998 - 2005, trung bình mỗi năm thành phố thu hồi hơn 1.000 ha đất nông nghiệp ở vùng ngoại
thành cho các mục đích phi nông nghiệp như xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới, cơ sở hạ
tầng và các công trình công cộng. ở các xã được khảo sát, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là
khá lớn (Bảng 4), trong đó xã Phú Thượng hầu như không còn đất nông nghiệp.
NguyÔn Duy Th¾ng 43
Bảng 4: Tổng diện tích đất nông nghiệp thu hồi tại các xã khảo sát (ha)
Năm
Địa phương
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng
số
Cự Khối 9,1 9,1
Minh Khai 2,4 21,7 2,8 23,3 2,0 52,2
Lĩnh Nam 38,39 2,02 5,65 5,4 9,65 61,11
Phú Thượng 10,5 1,44 9,2 24 6 92,7 104 247,84
Nguồn: Thông tin chung các phường/xã, UBND các phường/xã, tháng 6 - 7, 2005
b. Tác động đến việc làm
Nghiên cứu ở các xã ven đô Hà Nội cho thấy, việc thu hồi đất nông nghiệp đã dẫn đến số hộ
thuần nông ở các xã giảm mạnh trong những năm gần đây. Nếu trước Đổi Mới, số dân ven đô của Hà
Nội làm nông nghiệp chiếm 95% thì đến 2005 giảm còn khoảng 30%1. Một thách thức lớn mà người
nông dân ven đô đang phải đối mặt là sự dư thừa lao động trong mỗi hộ gia đình, đặc biệt là các
hộ bị thu hồi đất. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2001 - 2004 Hà
Nội có gần 80.000 người (bình quân 2 lao động/hộ) bị mất việc làm từ nông nghiệp. Như vậy,
trung bình có khoảng 20.000 lao động nông nghiệp bị mất việc làm mỗi năm. Người nông dân
ven đô đang phải chịu một sức ép rất lớn của đô thị hoá đến vấn đề việc làm. Thành phố đã có
chính sách đền bù và hỗ trợ nhằm chuyển đổi nghề cho các hộ bị thu hồi đất. Tuy nhiên, việc đào
tạo nghề đã mang lại hiệu quả không cao, đặc biệt là những lao động nữ ở độ tuổi từ 35 đến 40.
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy người dân sau khi nhận đền bù và hỗ trợ thì không muốn sử dụng
tiền đó để đào tạo nghề mà họ muốn có một nghề gì đó có thể kiếm ngay ra tiền như chạy xe ôm hay
buôn bán nhỏ.
c. Tác động đến các quan hệ cộng đồng.
Khi còn đất sản xuất, các hộ nông dân thường gắn bó với nhau thông qua các quan hệ sản
xuất hay các tổ, nhóm (ví dụ nhóm tín dụng quay vòng, nhóm sử dụng nước), nhưng do mất đất
nên một số hộ phải chuyển nghề. Vì vậy, các quan hệ trong nhóm đã bị phá vỡ, trong nhiều
trường hợp người bị mất đất phải chuyển nghề lại đang giữ một vị trí quan trọng trong nhóm,
chẳng hạn như trưởng nhóm, sẽ dẫn đến nhóm có thể bị phá vỡ. Mặt khác, nhiều hộ gia đình bị
thu hồi cả đất ở và đất nông nghiệp nên phải di chuyển chỗ ở đi nơi khác. Sự di chuyển này đã
phá vỡ cấu trúc các mạng lưới xã hội của người nông dân ven đô. Các mối quan hệ hàng xóm
láng giềng, quan hệ sản xuất, làm ăn buôn bán tại nơi ở cũ của họ đều bị phá vỡ vì không còn
điều kiện để duy trì các quan hệ đó.
Tóm lại, đô thị hoá một mặt thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của thành phố, mặt khác lại
gây ra những tác động bất lợi như mất đất, mất việc làm và phá vỡ cấu trúc các cộng đồng ven đô.
Trước thực trạng như vậy, người dân ven đô đã xây dựng cho mình một chiến lược sinh kế trước
mắt và lâu dài như thế nào, vốn xã hội của họ được sử dụng trong các chiến lược sinh kế đó ra
sao, là những vấn đề sẽ được xem xét dưới đây.
1 Số liệu điều tra của phòng Đô thị, Viện XHH (2005)
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Sö dông vèn x· héi trong chiÕn l−îc sinh kÕ cña n«ng d©n ven ®« Hµ Néi... 4
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
4
2.2. Sử dụng VXH trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô
a. Sử dụng VXH trong chiến lược sử dụng đất
Mọi công dân Việt Nam đều có quyền sử dụng đất thông qua các hợp đồng giao đất với
Nhà nước. Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích công cộng thì sẽ đền bù cho
người bị mất đất và hỗ trợ họ khôi phục cuộc sống. Vì vậy, nhiều hộ nông dân trước đây làm chỉ đủ
ăn, thậm chí là nghèo nhưng nhờ đền bù đất đã trở nên khá giả. Tuy nhiên, sự khá giả đó không phải
là bền vững mà tiềm ẩn một nguy cơ bị rơi vào nghèo khổ nếu tiền đền bù được sử dụng không
đúng mục đích để tạo thu nhập. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để duy trì được sản xuất nông nghiệp
trên phần đất còn lại và tìm được nghề mới thay thế khi không còn đất nông nghiệp nữa.
Một thực tế đã xảy ra khi giao đất cho các hộ nông dân là do chất lượng đất không đồng
đều ở mỗi xã, nên mỗi hộ thường được phân bổ các mảnh đất ở những vị trí khác nhau trong xã.
Mặt khác, do tình trạng thu hồi đất đã dẫn đến những phần đất còn lại thường nhỏ lẻ nên khó có
thể đầu tư lớn vào sản xuất. Trước tình trạng đó, các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ có đất liền kề
đã tự nguyện dồn điền đổi thửa để tạo ra một mảnh đất lớn và cùng đầu tư vào sản xuất. Ví dụ ở
Lĩnh Nam, các hộ dân đã đổi vị trí đất cho nhau để tiện canh tác hay dồn đất thành một khu và
cùng đầu tư làm nhà lưới để trồng rau sạch (PVS và TLN dân Lĩnh Nam). Một số hộ ở Cự Khối
cũng góp đất đầu tư làm trang trại. Mặc dù hình thức góp đất này chưa phải là phổ biến ở các xã
phường ven đô nhưng nó cho thấy một sự tự nguyện, đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau trên tinh thần
cùng có lợi để duy trì sản xuất nông nghiệp trên phần đất còn lại nhằm cải thiện thu nhập và ổn
định cuộc sống.
Rõ ràng việc góp đất của các hộ dân là một hành động có chủ đích, nhằm duy trì các
nguồn lực sẵn có của họ là đất và nghề nông cũng như thu thêm các nguồn lực mới là cơ sở hạ
tầng sản xuất như nhà lưới và hệ thống tưới tiêu (tài sản tập thể) mà nếu một cá nhân hay một hộ
sẽ không thể làm được. Hoạt động trên đã tạo ra một hình thức sản xuất hàng hoá nông nghiệp
theo nhóm, chẳng hạn chuyên sản xuất rau sạch (ở Lĩnh Nam), rau gia vị (ở Cự Khối), hoa và cây
cảnh (ở Phú Thượng). Theo người dân cho biết, nếu không hình thành các khu vực sản xuất tập
trung thì sẽ không có cơ sở hạ tầng sản xuất và mùa màng sẽ bị chuột bọ phá hoại (TLN nông dân
Lĩnh Nam). Hình thức sản xuất này đã giúp nông dân đoàn kết, gắn bó với nhau trong sản xuất và
cuộc sống, cùng chia sẻ những lợi ích mà họ có được từ sản xuất và từ các mối quan hệ.
Tuy nhiên, khi thành phố có chủ trương vận động nông dân dồn điền đổi thửa để thành
lập các xí nghiệp sản xuất nông nghiệp với sự hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và sử dụng công nghệ
cao thì người dân lại không đồng ý. Vấn đề mà họ đặt ra là ai sẽ quản lý xí nghiệp và cơ chế hoạt
động của nó ra sao. Nếu Nhà nước quản lý thì hệ quả của hợp tác xã nông nghiệp thời kỳ bao cấp là
một bài học mà họ không muốn phải lặp lại. Còn nếu giao cho họ tự quản lý thì ai sẽ đại diện cho họ,
trong khi trình độ và năng lực quản lý của họ còn yếu. Mặt khác, do tư tưởng tiểu nông còn ăn sâu
trong nếp nghĩ của nông dân nên họ không muốn phụ thuộc vào ai mà muốn được độc lập và tự chủ
sản xuất trên mảnh đất của mình. Vì vậy, ở một số nơi người dân không có khả năng đầu tư để cải tạo
đất bị ô nhiễm do tác động của đô thị hóa nên đã bỏ đất hoang để chờ thành phố thu hồi và đền bù, dẫn
đến tình trạng lãng phí đất trong khi nông dân lại thiếu việc làm (toạ đàm với đại diện các ban ngành ở
Hà Nội và TLN dân Minh Khai).
NguyÔn Duy Th¾ng 45
b. Sử dụng VXH trong chiến lược về việc làm
Việc làm là vấn đề bức xúc nhất hiện nay của người dân ven đô. Từ năm 2001 đến nay,
hàng năm toàn thành phố có khoảng 20.000 lao động nông nghiệp bị mất việc làm do bị thu hồi
đất. Trong số đó, số người tìm được các việc làm phi nông nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp là
rất ít, chủ yếu là thanh niên. Những người ở độ tuổi ngoài 40, đặc biệt là phụ nữ không còn cơ hội
để tìm việc làm trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp nữa vì họ đã lớn tuổi lại không có tay nghề
và trình độ học vấn thấp. Do vậy, họ thường phải đi làm thuê hay buôn bán nhỏ để sinh sống. Các
hộ còn đất nông nghiệp thì cũng không dám đầu tư lớn vào sản xuất vì sợ bị thu hối đất mà chưa
thu hồi được vốn.
Mặc dù thành phố đã có những nỗ lực lớn để giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư
do bị mất đất sản xuất, nhưng số lượng người được bố trí việc làm không nhiều. Bên cạnh việc
đầu tư xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao, thành phố cũng xây dựng các cụm xí nghiệp
vừa và nhỏ để thu hút lao động tại chỗ vào làm việc, trong đó ưu tiên cho lực lượng lao động trẻ,
đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên, việc xây dựng các loại hình xí nghiệp này chưa được đẩy mạnh nên
số lao động ở các địa phương bị mất đất vào làm việc trong các xí nghiệp này cũng không nhiều.
Một số xí nghiệp do sản xuất độc hại, lương thấp nên công nhân đã bỏ việc (trường hợp một số xí
nghiệp ở xã Minh Khai - Phỏng vấn cán bộ xã).
Nhìn chung, người dân vẫn phải tự mình tìm việc làm. Họ ý thức được rằng trong tương
lai không xa, ruộng đất của họ sẽ không còn nữa. Vì vậy, nhiều hộ gia đình đã xây dựng một
chiến lược về việc làm, mặc dù chưa rõ ràng nhưng có thể phân ra thành chiến lược dựa vào đất -
tiếp tục làm nông nghiệp và chiến lược không dựa vào đất - tìm nghề phi nông nghiệp.
Đối với chiến lược sinh kế dựa vào đất, các hộ chưa bị mất đất hoặc mất một phần đất vẫn
mong muốn được tiếp tục làm nông nghiệp. Các hộ đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi để tăng năng xuất trên phần đất còn lại và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các kỹ thuật canh
tác tiên tiến như nhà lưới, nhà kính, tưới phun tự động đã được áp dụng. Tuy nhiên, họ mong muốn
thành phố đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống tưới tiêu, hệ thống điện và đường
giao thông nội đồng để có thể phát triển các mô hình kinh tế trang trại. Việc dồn điền đổi thửa một
cách tự nguyện để tiếp tục đầu tư sản xuất, một mặt nhằm tận dụng đất và duy trì nền nông nghiệp
ven đô, mặt khác nhằm tận dụng những lao động dôi dư như phụ nữ trung niên, người già, những
người không còn cơ hội để tìm việc phi nông nghiệp là một hướng đi đúng cần được khuyến khích
và hỗ trợ từ phía chính quyền các cấp.
Khi được hỏi về kế hoạch sinh kế của hộ nếu mất một phần đất nông nghiệp thì có 31,2%
người trả lời nói rằng họ sẽ tiếp tục sản xuất và tìm thêm việc làm khác để tạo thu nhập thay thế cho
thu nhập từ phần đất bị mất. Có 19,8% người trả lời sẽ tìm việc mới và 16,5% trả lời không biết làm gì
hay không có kế hoạch gì. Trường hợp nếu mất 100% đất nông nghiệp chỉ có 28,8% người trả lời nói
rằng sẽ tìm việc khác và 23,0% trả lời chưa biết làm gì. Điều này chứng tỏ không phải hộ gia đình nào
cũng chuẩn bị cho mình một chiến lược sinh kế để thích ứng với những thay đổi đang diễn ra.
Đối với chiến lược sinh kế không dựa vào đất, bao gồm những việc làm phi nông nghiệp
thì chủ yếu là dành cho thanh niên. Đứng trước tình trạng đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp,
các hộ gia đình đều mong muốn cho con em họ có được một việc làm phi nông nghiệp như làm
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Sö dông vèn x· héi trong chiÕn l−îc sinh kÕ cña n«ng d©n ven ®« Hµ Néi... 6
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
4
công nhân trong các liên doanh, các nhà máy xí nghiệp ở địa phương để đảm bảo ổn định cuộc
sống lâu dài. Mặt khác, một xu hướng đang diễn ra ở vùng ven đô nói riêng và nông thôn nói
chung là thanh niên không muốn ở lại địa phương để làm nông nghiệp mà họ muốn tìm một việc
gì đó ở thành phố để thoát ly khỏi đồng ruộng, mặc dù trước mắt thu nhập có thể thấp hơn thu
nhập từ đồng ruộng (chẳng hạn, từ trồng hoa ở Phú Thượng, Minh Khai). Tuy nhiên, để có được
một việc làm phi nông nghiệp đòi hỏi ít nhất họ phải có một trình độ học vấn nhất định và phải
được đào tạo nghề. Vì vậy, trong chiến lược sinh kế của các hộ đã chú trọng đến việc đầu tư cho
con cái học hành để mong muốn kiếm được việc làm ổn định với thu nhập cao.
Một thách thức được đặt ra cho thanh niên ven đô là đào tạo nghề gì cho phù hợp và sau
khi đào tạo xong thì làm thế nào để xin được việc làm. Trong khi các liên doanh hay nhà máy
đang sử dụng đất của địa phương thì lại muốn tuyển lao động vào làm việc ngay mà không muốn
mất thời gian và chi phí đào tạo. Đây là mối lo lắng chung của các bậc cha mẹ có con đến tuổi
trưởng thành. Bản thân họ chỉ là những nông dân thuần tuý với những mối quan hệ khép kín trong
làng xã thì khó có thể tìm được việc làm cho con cái trong một thị trường lao động có tính cạnh
tranh cao như hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nguồn cung cấp thông tin và giúp đỡ tìm
việc làm đáng tin cậy ở các xã, phường được nghiên cứu là các tổ chức xã hội ở địa phương, nhóm
bạn bè và gia đình. Các hộ gia đình đã sử dụng các nguồn này để tìm kiếm việc làm cho con cái trong
chiến lược sinh kế của họ.
Một lợi thế của nhiều hộ nông dân ven đô là họ vừa sản xuất nông nghiệp vừa tham gia buôn
bán nhỏ để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Việc này diễn ra không chỉ hiện nay mà cả trong thời kỳ
sản xuất theo mô hình hợp tác xã (bao cấp). Vì vậy, họ đã thu được những kinh nghiệm thị trường và
những quan hệ bạn hàng để sử dụng trong chiến lược sinh kế của họ. Nhờ đó, nhiều trường hợp khi bị
mất đất đã chuyển hẳn sang kinh doanh và tiếp cận thị trường rất nhanh mà không gặp trở ngại gì. Ví
dụ, ở Phú Thượng và Cự Khối nhiều người trồng hoa đã chuyển sang buôn bán hoa khi bị mất hết đất
nông nghiệp (PVS người dân Phú Thượng và Cự Khối).
III. Kết luận
Dưới tác động của đô thị hoá, xã hội nông thôn ven đô đang biến đổi nhanh chóng để hoà
nhập vào đô thị. Kéo theo đó là các mối quan hệ và mạng lưới xã hội của nông dân ngày càng
được mở rộng ở các phường xã. Chúng không còn bó hẹp và khép kín trong một cộng đồng mà đã
vươn ra các cộng đồng khác trong phạm vi quận/huyện thậm chí là tỉnh và thành phố khác. Điều
này đã và sẽ giúp cho các cá nhân và hộ gia đình ngày càng tích luỹ được nhiều VXH để sử dụng
trong chiến lược sinh kế riêng của họ nhằm thích ứng với những biến đổi nhanh về kinh tế - xã
hội dưới tác động của đô thị hóa nhanh như hiện nay.
Từ lâu, nông dân ven đô đã biết sử dụng VXH của họ trong sản xuất và đời sống để giúp
đỡ nhau những lúc gặp khó khăn hay rủi ro. Dưới tác động của đô thị hóa nhanh và cơ chế thị
trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay thì VXH của nông dân càng trở nên quan trọng. Việc sử
dụng VXH trong chiến lược sinh kế đã giúp cho người dân giảm được chi phí đầu vào cho sản
xuất và các chi phí giao dịch trong tìm kiếm việc làm hay thị trường, đồng thời chia sẻ các nguồn
thông tin đáng tin cậy về thị trường để tránh nguy cơ rủi ro. Như vậy, bên cạnh các yếu tố quan
trọng không thể thiếu trong sinh kế của nông dân ven đô như đất, lao động và vốn, thì VXH đã
chứng tỏ là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của
NguyÔn Duy Th¾ng 47
nông dân trong quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa thực sự gắn VXH
vào chiến lược sinh kế của họ. Tâm lý chờ đợi đến khi nào bị thu hồi đất rồi sẽ tính vẫn còn khá phổ
biến. Để tránh nguy cơ rơi vào nghèo khổ khi bị thu hồi hết đất sản xuất, mỗi hộ gia đình cần xây
dựng cho mình một chiến lược sinh kế riêng, trong đó VXH cần được lồng ghép vào và cần được
đầu tư ít nhất là về mặt thời gian để duy trì, mở rộng và phát triển nó.
Tài liệu tham khảo
1. Chambers, R., (1987). ‘Sustainable livelihoods, environment and development: putting poor rural
people first’, IDS Discussion Paper 240, Brighton: IDS.
2. Jonathan Isham (2002). Social capital and economic development: Well-being in developing
coumtries. Edward Elgar, USA.
3. Nan Lin (2001). Social capital: A theory of social structure and action. Cambridge University
Express.
4. Paul Frijters, Dirk J. Bezemer, and Uwe Dulleck (2003). Contacts, Social Capital and Market
Institutions - A Theory of Development. Working paper.
5. PIERRE BOURDIEU (1983). The Forms of Capital. Otto Schartz & Co.
6. Tư liệu và số liệu nghiên cứu tại các xã phường ven đô do Phòng Xã hội học Đô thị, Viện Xã hội học
thực hiện (2001 - 2005).
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_2007_nguyenduythang_4452.pdf