Tài liệu Sử dụng vạt cơ bụng chân che phủ khuyết hổng mô mềm 1/3 trên cẳng chân: Kết quả bước đầu: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 309
SỬ DỤNG VẠT CƠ BỤNG CHÂN CHE PHỦ KHUYẾT HỔNG MÔ MỀM
1/3 TRÊN CẲNG CHÂN: KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
Nguyễn Tấn Bảo Ân*, Võ Hòa Khánh **, Mai Trọng Tường **
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các khuyết hổng mô mềm đầu trên cẳng chân, dễ lộ các cấu trúc quí, nên cần phải che phủ sớm
bằng vật liệu tốt. Lựa chọn đầu tiên để che phủ vùng này là vạt cơ bụng chân. Vạt này có thể che các khuyết
hổng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: chấn thương, u bướu, nhiễm trùng với ưu điểm như: chất
liệu che phủ tốt, tin cậy, dễ thực hiện và có thể che phủ diện lớn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: báo cáo hàng loạt ca, tiến cứu. 19 bệnh nhân
với 19 vạt cơ bụng chân được thiết để che phủ các khuyết hổng mô mềm đầu trên cẳng chân lộ gân, xương,
nẹp vít tại Khoa Vi phẫu Tạo hình, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
1/2013 đến tháng 6/2015. Bệnh nhân được the...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng vạt cơ bụng chân che phủ khuyết hổng mô mềm 1/3 trên cẳng chân: Kết quả bước đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 309
SỬ DỤNG VẠT CƠ BỤNG CHÂN CHE PHỦ KHUYẾT HỔNG MÔ MỀM
1/3 TRÊN CẲNG CHÂN: KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
Nguyễn Tấn Bảo Ân*, Võ Hòa Khánh **, Mai Trọng Tường **
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các khuyết hổng mô mềm đầu trên cẳng chân, dễ lộ các cấu trúc quí, nên cần phải che phủ sớm
bằng vật liệu tốt. Lựa chọn đầu tiên để che phủ vùng này là vạt cơ bụng chân. Vạt này có thể che các khuyết
hổng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: chấn thương, u bướu, nhiễm trùng với ưu điểm như: chất
liệu che phủ tốt, tin cậy, dễ thực hiện và có thể che phủ diện lớn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: báo cáo hàng loạt ca, tiến cứu. 19 bệnh nhân
với 19 vạt cơ bụng chân được thiết để che phủ các khuyết hổng mô mềm đầu trên cẳng chân lộ gân, xương,
nẹp vít tại Khoa Vi phẫu Tạo hình, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
1/2013 đến tháng 6/2015. Bệnh nhân được theo dõi ít nhất là 2 tháng, để đánh giá tình trạng vạt da
Kết quả: 18/19 vạt sống. Tuy nhiên có 1 trường hợp hoại tử hoàn toàn. 1 trường hợp bị máu tụ chỗ lấy vạt,
phải rạch lấy máu tụ. một trường hợp hoại tử da xung quanh vạt cơ làm lộ xương phải xoay thêm vạt tại
chỗ. Kích thước vạt lớn 7 x8 cm. Vạt da có thể che phủ nhiều vị trí đầu trên cẳng chân, 1/3 trên (15 trường
hợp),tiếp giáp mâm chày-gối mặt mu tay (3 trường hợp), 1/3 giữa cẳng chân ( 1 trường hợp ).
Kết luận: Vạt bụng chân được sử dụng trong che phủ các khuyết hổng mô mềm vùng đầu trên cẳng chân có
độ tin cậy cao. Vạt có thể thiết kế với kích thước lớn. Vạt bóc tách dễ dàng, đáng tin và linh động.
Từ khóa: vạt cơ bụng chân, khuyết hổng mô mềm 1/3 trên cẳng chân
ABSTRACT
PRIMARY RESULT OF GASTRONEMINUS FLAP FOR COVERAGE SOFT TISSUE DEFECT OF THE
UPPER THIRD OF THE LEG
Nguyen Tan Bao An, Vo Hoa Khanh, Mai Trong Tuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 309 - 314
Background: The soft tissue defect of the upper third of the leg often exposed important structure easily, so it
need to be covered early by good mterials. The gastrocnemius flap is the primary muscle flap used in the
reconstruction of this area. They have proven to be useful in the soft tissue reconstruction of defects caused by
trauma, tumor and infection, with some advantages such as: good material, reliable, easy surgical option and it
can cover the large areas.
Materials and method: A case series, prospective study design was used. From January, 2013 to June 2015,
in the Departement of Microsurgery and Reconstruction at HTO Ho Chi Minh City, 19 patients with 19 flaps
were raised for covering soft tissue of proximal of leg and knee defects, exposing of tendons, bone, plate-srews.
Patients have been monitored at least 2 months for evaluating the condition of flaps.
Results:18/19 ( 94,7%) flaps survived. Complete necrosis was observed in one case and one flap suffered
٭ Đại học Y Dược Tp.HCM ** BV CTCH-TPHCM
Tác giả liên hệ: ThS.Bs Nguyễn Tấn Bảo Ân, ĐT: 0914115492, Email: nguyenan196@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 310
from hematoma at the donor site, it’s required to remvove,one case had skin necrosis around of flap (muscle flaps
survived) to followed by tibial exposing, that was required to add local rotation flap. Nevertheless. The flaps
dimension were as large as 7x8 cm. This flap can cover many sites around of the knee: upper one third of tibial (15
cases),Tibial plateau -knee ( 3 cases), middle one third of tibial (1 cases).
Conclusion :The The gastrocnemius flap provided reliable coverage of soft tissue defects of proximal of the
flap. The flap can be raised with large dimensions. The gastrocnemius flap are easy to dissect, they are reliable and
versatile.
Keywwords: gastrocnemius flap, soft tissue defect of the upper third of the leg
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1977, Mc. Craw, Dibbell và Carraway là
một trong những người đầu tiên sử dụng vạt da
cơ bụng chân để che phủ các khuyết hổng vùng
xương chày, gối và đầu dưới xương đùi(6,7). Theo
Mc Graw(6) động mạch nuôi cơ bụng chân tách
từ ĐM khoeo và đi vào cơ bụng chân xuyên cơ
và ra da vượt qua đầu trên cơ bụng chân từ 2-3
cm và xuống đầu dưới cách đỉnh mắt cá trong
khoảng 5 cm, cách đỉnh mắt cá ngoài khoảng 10
cm(12). Từ những năm 1990 đến nay vạt cơ bụng
chân không những chỉ được sử dụng tại chỗ để
điều trị khuyết hổng ở cẳng chân mà các tác giả
đã phát triển kỹ thuật ứng dụng cho những
vùng quanh và trên khớp gối để sửa chữa những
thương tổn lộ gân, xương hoặc lộ vật liệu kết
hợp xương, thay khớp như Khan A.H, Potparic
Z, Pico R(3,4,11,12). Ở Việt Nam, vạt cơ bụng chân
được biết đến từ lâu nhưng từ những năm 1990,
vạt cơ bụng chân mới bắt đầu được nghiên cứu
và áp dụng rộng rãi. Tại Trung tâm Chấn
Thương Chỉnh Hình TPHCM, Võ Văn Châu,
Mai Trọng Tường(5) đã ứng dụng và phát triển
rộng rãi vạt cơ bụng chân cho những bệnh nhân
có khuyết hổng mất da lộ xương, mất đoạn
xương... vùng 1/3 trên cẳng chân; Bệnh viện Chợ
Rẫy mà đứng đầu là Nguyễn Anh Tuấn(10) cũng
đã ứng dụng và thực hiện nhiều trường hợp
tương tự. Trong thời đại của vạt nhánh xuyên,
đã có thêm nhiều vạt da để che phủ khuyết hổng
vùng này như vạt nhánh xuyên dựa vào ĐM
chày trước, nhánh xuyên ĐM chày sau, vạt
nhánh xuyên ĐM gối xuốngtuy vậy vạt cơ
bụng chân vẫn là lựa chọn đầu tay trong che phủ
khuyết hổng mô mềm đầu trên cẳng chân có lộ
gân xương hay dụng cụ kết hợp xương. Có thể
thấy, dữ liệu lâm sàng vạt bụng chân khá nhiều,
tuy vậy vẫn tồn tại những tranh luận về khả
năng che phủ của vạt ở các tác giả khác nhau. Vì
lẽ đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này
nhằm đánh giá khả năng che phủ của vạt cơ
bụng chân đối với các khuyết hổng phần mềm
1/3 trên cẳng chân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với thiết kế
báo cáo hàng loạt ca, tiến cứu. 19 bệnh nhân với
vết thương khuyết hổng mô mềm đầu trên cẳng
chân lộ gân, xương, dung cụ kết hợp xương,
được phẫu thuật che phủ bằng vạt cơ bụng chân
ngoài, tại Khoa Vi phẫu – Tạo hình, Bệnh viện
Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí
Minh từ tháng 01/2013 – 06/2015. Bệnh nhân
được theo dõi ít nhất là 2 tháng, để đánh giá tình
trạng vạt da
Kỹ thuật thực hiện
Chuẩn bị BN: BN được chuẩn bị tương tự
như các phẫu thuật thường quy khác. Các chỗ
thiếu hổng phải được cắt lọc và điều trị chống
nhiễm trùng. Bệnh nhân chỉ cần gây tê tủy sống
Kỹ thuật xoay vạt cơ bụng chân trong: bệnh
nhân nằm ngửa, háng gập 300 - 900, gối gập 300 -
900, chân xoay ngoài, kê gót. Hoặc bệnh nhân
nằm nghiêng, háng gập 450, gối gập 900.
Cách thức phẫu thuật: Đường mổ bắt đầu ở
giữa bắp chân, khoảng 2 cm bờ sau trong của
xương chày và cong ở phía trên tiến đến hố
khoeo, cẩn thận tránh làm tổn thương TM hiển
lớn và thần kinh bì bắp chân.. Bóc tách da rộng
về hai phía bộc lộ rõ đầu cơ bụng chân. Thần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 311
kinh bì bắp chân lộ rõ trên mặt sau và ở giữa
hai cơ bụng chân (nằm trên đường đi của
đường kẻ vớ dài, cẩn thận tách thần kinh này
qua một bên để thấy rõ đường giữa của hai cơ
bụng chân, đây là nơi hai cơ bụng chân chập
lại. Tiến hành cắt một màng mỏng giữa hai cơ
từ trên xuống dưới đến gần gân, tương tự bóc
tách bờ trong của cơ rồi cắt đầu dưới lật lên, bóc
tách cơ cẩn thận tránh chảy máu cho đến tận
cuống mạch nuôi cơ. Nếu chỉ cần dùng bán đảo
của vạt cơ này thì chúng ta sẽ chuyển vạt cơ
này đến nơi cần nhận, còn nếu cần dùng đảo da
thì chúng ta sẽ bộc lộ và cắt đầu trên của cơ
bụng chân (nguyên ủy) để xoay cho thuận lợi.
Khâu cố định vạt vào nơi nhận để che phủ kín
xương lộ. Cầm máu kỹ nơi lấy cơ bụng chân
trong, đặt dẫn lưu nếu cần thiết. Ghép da mỏng
lên vạt cơ. Chúng ta có thể ghép da sau đó nếu
tình trạng vạt cơ không rõ. Trong trường hợp
chúng ta lấy vạt cơ kèm da (vạt da-cơ) thì
chúng ta sẽ ghép da lên nơi lấy vạt.
Kỹ thuật xoay vạt cơ bụng chân ngoài: bệnh
nhân nằm ngửa, háng gập 450, gối gập 300 - 900
cẳng chân xoay trong Hoặc bệnh nhân nằm
nghiêng, háng gập 450, gối gập 900.
Cách thức phẫu thuật: đường mổ là đường
rạch da ngay phía sau xương mác có thể kéo dài
lên trên đến hố khoeo, bóc tách cẩn thận tránh
làm tổn thương thần kinh mác chung, thần kinh
hiển ngoài, cắt đầu xa của cơ bụng chân ngoài,
bóc tách và lấy vạt cơ ra khỏi cấu trúc xung
quanh, để ý cuống mạch nuôi vạt cơ, luồn vạt cơ
này dưới da và xoay vạt cơ này đến nơi cần che
phủ, thuận lợi thì có thể ghép da lên vạt cơ vừa
xoay, đặt dẫn lưu nơi lấy vạt cơ.
Chúng tôi đánh giá kết quả che phủ gần theo
Neale H.W(8): Tốt: Vạt cơ sống hoàn toàn, vết mổ
liền sẹo không nhiễm khuẩn. Trung bình: Vạt cơ
sống, hoại tử nhỏ một phần đầu xa của vạt
nhưng khuyết hổng phần mềm vẫn được che
phủ, không phải can thiệp bổ sung, vết mổ liền
sẹo. Xấu: Hoại tử trên 1/3 diện tích đến hoại tử
toàn bộ vạt cơ, hoặc tổn thương còn lộ một phần
xương, bắt buộc phải can thiệp bổ sung.
KẾT QUẢ
Có 19 bệnh nhân được phẫu thuật, 17 trường
hợp xoay vạt bụng chân trong, 2 trường hợp
được xoay vạt bụng chân ngoài. Nam giới chiếm
83%, đang trong độ tuổi lao động, tuổi trung
bình là 45,5 tuổi. Hầu hết nguyên nhân tổn
thương là do tai nạn giao thông 80,6% trường
hợp., kết quả cho thấy 18/19 trường hợp chiếm tỉ
lệ 94,74% vạt cơ bụng chân sống hoàn toàn, 1/19
trường hợp xấu bị hoại tử hoàn toàn vạt cơ
chiếm 5,26%, có 2/19 trường hợp có biến chứng
do kỹ thuật: một máu tụ nơi lấy vạt cơ và một
trường hợp phải xoay vạt da tại chỗ bổ sung. Vạt
cơ bụng chân che phần KHPM tương đối lớn,
với diện tích che phủ lớn nhất là 56cm2 (7x8) vạt
cơ bụng chân có thể che phủ hết phần KHPM
mặt trước 1/3 trên cẳng chân và mâm chày
(15/19), mâm chày - gối (3/19), vùng 1/3 giữa -
trên cẳng chân (1/19).
BÀN LUẬN
Cơ bụng chân là cơ nằm ở khoang sau nông
của vùng cẳng chân sau, qua lớp da chúng ta có
thể thấy cơ bụng chân và cơ bụng chân có thể
tách khỏi cơ dép một cách dễ dàng
Khi bóc tách lên cao chúng ta cần để ý đến
cuống mạch để tránh va chạm vào cuống mạch
và thần kinh bì bắp chân, nếu xoay cơ bụng chân
ngoài cần để ý tránh thần kinh mác chung, xoay
cơ bụng chân trong cần để ý TM hiển lớn. Qua
19 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, chúng
tôi nhận thấy rằng kỹ thuật bóc tách vạt cơ bụng
chân không khó, có thể áp dụng dễ dàng ở tuyến
dưới. Đồng tình với ý kiến này, tác giả Nguyễn
Anh Tuấn(10) qua 10 trường hợp xoay vạt cơ bụng
chân che mặt trước gối cũng nhận xét cơ bụng
chân dễ bóc tách và an toàn; Alain C. Masquelet
McCraw J.B(6,7) cũng có những nhận xét tương tự.
Chúng tôi sử dụng vạt cơ bụng chân che phủ
nhiều vị trí khác nhau ở vùng đầu trên cẳng
chân. Vùng mâm chày và 1/3 trên cẳng chân là
vùng tổn thương chủ yếu với 15 trường hợp
chiếm tỉ lệ 78,9% và khi xoay vạt cơ bụng chân
che phủ vùng này thì vạt cơ bụng chân đều sống
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 312
hoàn toàn, tác giả ARI R.(1) thực hiện xoay 20 vạt
cơ bụng chân che phủ vùng 1/3 trên xương chày
kết quả vạt cơ cũng sống hoàn toàn. Chúng tôi có
1 trường hợp che phủ mặt trước gối và 2 trường
hợp che phủ một phần mặt trước gối giáp với
mâm chày, chúng tôi có một trường hợp hoại tử
vạt cơ bụng chân trong che phủ vùng gối chiếm
tỉ lệ 5,26%. Chúng tôi có 1 trường hợp chiếm 1/3
trên giáp 1/3 giữa được che phủ bằng vạt cơ
bụng chân trong và trường hợp này sống tốt.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn(10), từ
năm 1999 đến 2002 tại BV Chợ Rẫy có 10 trường
hợp mất da lộ xương mặt trước gối đã được che
phủ bằng vạt cơ bụng chân trong, tỉ lệ sống là
100%. Nghiên cứu của Mai Trọng Tường(5)
nghiên cứu 22 trường hợp vạt cơ bụng chân che
phủ vùng gối và vùng lân cận cũng cho tỉ lệ sống
vạt cơ là 100%. Alain C. Masquelet and Alain
Gilbert (1995) đều đã sử dụng và đưa ra nhận
xét về kết quả đạt được rất tốt khi dùng vạt cơ
bụng chân che phủ khuyết hỗng vùng 1/3 trên
và vùng lân cận 1/3 trên xương chày. Từ kết
quả nghiên cứu của chúng tôi và các kết quả
của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên
cứu cho thấy vạt cơ bụng chân rất hiệu quả
trong che phủ khuyết hỗng phần mềm ở 1/3
trên cẳng chân và vùng lân cận (gối và 1/3 trên
giáp 1/3 giữa) và KHPM 1/3 trên mặt trước
trong và mặt trước cẳng chân thì dùng cơ bụng
chân trong, mặt trước ngoài thì dùng cơ bụng
chân ngoài che phủ(1,2,3).
Kích thước vết thương cần che phủ bằng vạt
cơ bụng chân nhỏ nhất là 3 cm x 4 cm, diện tích
khuyết hổng phần mềm (KHPM) là 12 cm2, lớn
nhất là 7 cm x 8 cm, diện tích KHPM lớn nhất là
56 cm2. Như vậy vạt cơ bụng chân che phần
KHPM tương đối lớn, với diện tích che phủ này
vạt cơ bụng chân có thể che phủ hết phần
KHPM mặt trước 1/3 trên cẳng chân, vùng mâm
chày - gối, vùng 1/3 giữa - trên cẳng chân.
Tác giả Nguyễn Anh Tuấn(10) nghiên cứu 10
trường hợp che phủ vùng gối với diện tích che
phủ lớn nhất là 8 cm x 15 cm, diện tích che phủ
lớn là vì tác giả Nguyễn Anh Tuấn đã lấy vạt cơ
bụng chân kèm dãi da và dùng kỹ thuật làm
tăng cung xoay của vạt cơ để che phủ vùng xa
hơn, nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là che
phủ vùng 1/3 trên cẳng chân nên chỉ đơn thuần
sử dụng vạt cơ bụng chân mà không kèm theo
dãi da nên diện tích che phủ nhỏ hơn. Trường
hợp hoại tử hoàn toàn vạt cơ bụng chân trong.
Trường hợp này bệnh nhân bị TNGT hoại tử cơ
vùng mặt trước gối và dưới gối đã được làm vạt
da đùi ngoài, vạt da này bị hoại tử một phần đầu
xa vì vậy còn phần dưới gối và gối chưa che phủ
được, chúng tôi tiếp tục lấy vạt cơ bụng chân
trong xoay và che phủ vùng mặt trước gối,
trường hợp này chúng tôi bộc lộ cuống mạch
nuôi cơ bụng chân, cắt luôn nguyên ủy của cơ
BCT và xoay gần 1800 luồn dưới da để che phủ
khuyết hổng và ghép da cùng lúc khi xoay vạt
cơ, sau 5 ngày mở da ghép thì thấy cơ bụng chân
trong bị hoại tử hoàn toàn, da ghép tím đen, khi
cắt lọc cơ hoại tử chúng tôi thấy cơ bụng chân bị
chèn ép do đường hầm chật chội, cơ bị kéo căng
do vùng che phủ cao (vùng gối), máu tụ bên
dưới vạt cơ gây chèn ép cuống, chúng tôi cắt bỏ
cơ hoại tử, dùng máy hút chân không VAC để
hút tạo mô hạt và ghép da sau đó. Trường hợp
này thất bại là do một số yếu tố: cơ bụng chân
trong được giải phóng toàn bộ chỉ để lại cuống
mạch, cắt nguyên ủy và bám tận xoay gần 1800
để che phủ vùng khuyết hổng, khi bóc tách toàn
bộ cơ bụng chân trong và xoay có thể đã làm
xoắn cuống mạch hoặc tổn thương cuống mạch,
vạt cơ được luồn dưới da, đường hầm chật chội
gây chèn ép cơ và cuống mạch, máu tụ dưới vạt
cơ gây chèn ép, khâu vạt cơ che phủ KHPM
vùng gối có thể quá căng gây hoại tử cơ. Qua đó,
chúng tôi nhận thấy,vạt cơ bụng chân rất hữu
dụng trong xoay vạt bán đảo nhưng nếu xoay
đảo da 1800 thì chúng ta cần cẩn thận cuống
xoay, có thể bị xoắn, kỹ năng bóc tách vạt, cẩn
thận tránh phạm vào cuống mạch và kỹ thuật
luồn dưới da cần xem xét kỹ, tạo đường hầm
rộng, cầm máu tốt để tránh chảy máu gây chèn
ép thêm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 313
A B
C D
E F
Hình 1. Hình ảnh trong mổ xoay vạt cơ bụng chân trong che phủ khuyết hổng 1/3 trên cẳng chân. A: BN bị
TNGT, gãy 1/3 trên xương chày, B. được KHX nẹp khóa và sau đó hoại tử da lộ nẹp vít. C; D Vạt cơ bụng
chân trong được tách khỏi cơ dép. Vạt được luồn qua đường hầm dưới da đến nơi cần che phủ. E;Fghép da
mỏng lên vạt cơ.
KẾT LUẬN
Vạt cơ bụng chân là một trong những lựa
chọn có giá trị, để điều trị các khuyết hỗng phần
mềm vùng 1/3 trên cẳng chân dựa vào ưu điểm
kích thước và độ dài của cuống vạt và nguồn
cung cấp máu đầy đủ cũng như kỹ thuật bóc vạt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 314
tương đối dễ có thể thực hiện ở các bệnh viện
tuyến dưới. Cần cẩn thận khi sử dụng vạt cơ
bụng chân như một vạt đảo xoay vì cuống mạch,
có thể bị xoắn, tạo đường hầm rộng, cầm máu tốt
để tránh chảy máu gây chèn ép thêm.
Chúng ta có thể lấy thêm một phần da đi
kèm với cơ bụng chân để vùng che phủ có thể xa
hơn và rộng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ajri R, Qader MBChB (2010), “The gastrocnemius muscle
flap used as cover for exposed upper tibia ”, Duhok Med J
2010;4(2):60-68.
2. Amgad H, Abdel MA (2003),” Split Gastrocnemius Muscle
Flap”, Egypt. J. Plast. Reconstr. Surg.2003, Vol. 27, No. 2,
July: 181-187.
3. Khan AH, Ahmad QG (2003),” Gastrocnemius muscle
flaps for coverage of knee and upper tibial defects”, Plastic
and Reconstructive Surgery, V.37, N.2, 12-14.
4. Mathes SJ, Nahai F (1981), “Classification of the vascular
anatomy of muscles: experimental and clinical correlation”,
Plast Reconstr Surg. 1981, pp. 67-177
5. Mai Trọng Tường (2007), “Các vạt da-cơ tại chỗ che phủ
mất da vùng gối”, Hội nghị CTCH Thành phố Hồ Chí
Minh thường niên lần thứ 14, tr. 170-175
6. McCraw JB, Arnold PG (1986),” McCraw & Arnold’s Atlas
of Muscle and Musculo-cutaneous Flaps”, Norfolk, VA:
Hampton Press Publishing; 1986;491Y543.
7. McCraw JB, Fishman JH, Sharzer LA (1981),”The versatile
gastrocnemius myocutaneous flap”, Plast Reconstr Surg.
1981;62:15.
8. Neale HW, Stern PJ, Kreilein JG, (1983),”Complications
transpositions of muscle flap for traumatic defects of leg”,
Plastic Reconstr Surg 1983; 72(4): 512-7.
9. Ngô Xuân Khoa (2013), “Nghiên cứu giải phẫu vạt da – cơ
bụng chân ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình”, Y học
thực hành số tháng 06/2013, tr.170-173.
10. Nguyễn Anh Tuấn (1999), “Che phủ lộ xương bánh chè
vùng gối”, Tạp chí Y học TpHCM, 1999.
11. Potparic Z, Colen LB, Sucur D, Carwell GR, Carraway
JH,”The gastrocnemius muscle as a free flap donor site”,
Plast Reconstr Surg195;95:1245-1252.
12. Walton Z, Armstrong,Traven S, Leddy L “Pedicled
Rotational Medial and Lateral Gastrocnemius Flaps:Surgical
technique”, J Am Acad Orthop Surg 2017;25: 744-751.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_vat_co_bung_chan_che_phu_khuyet_hong_mo_mem_13_tren.pdf