Tài liệu Sử dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất vữa cường độ thấp: NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
84 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
* ĐH Tôn Đức Thắng
Ths.Tô Hương Chi*
Ths.Hoàng Chí Công
Tạ Thanh Hoàng
Hiện nay, nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên như đất sét, đá vôi và cát đang được khai thác một cách mạnh mẽ
để sản xuất chất kết dính và làm cốt liệu cho vữa xi măng và bê tông. Việc tái sử dụng nguyên liệu phế thải để sản
xuất chất kết dính và tận dụng làm cốt liệu thay thế cho xi măng và cát là giải pháp hữu hiệu để chúng ta có thể tiết
kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường. Thời điểm hiện tại, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân
2 đang thải ra một lượng tro xỉ than rất lớn, nếu được nghiên cứu đúng hướng, lượng tro này sẽ là nguồn tài nguyên
có giá trị chứ không chỉ là rác thải công nghiệp. Tuy nhiên, xỉ than lại là loại tro chất lượng thấp, muốn được sử dụng
vào sản xuất phải trải qua quá trình tuyển chọn. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tiến hành những biện pháp
để ứng dụng trực tiếp tro từ nhà má...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất vữa cường độ thấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
84 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
* ĐH Tôn Đức Thắng
Ths.Tô Hương Chi*
Ths.Hoàng Chí Công
Tạ Thanh Hoàng
Hiện nay, nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên như đất sét, đá vôi và cát đang được khai thác một cách mạnh mẽ
để sản xuất chất kết dính và làm cốt liệu cho vữa xi măng và bê tông. Việc tái sử dụng nguyên liệu phế thải để sản
xuất chất kết dính và tận dụng làm cốt liệu thay thế cho xi măng và cát là giải pháp hữu hiệu để chúng ta có thể tiết
kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường. Thời điểm hiện tại, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân
2 đang thải ra một lượng tro xỉ than rất lớn, nếu được nghiên cứu đúng hướng, lượng tro này sẽ là nguồn tài nguyên
có giá trị chứ không chỉ là rác thải công nghiệp. Tuy nhiên, xỉ than lại là loại tro chất lượng thấp, muốn được sử dụng
vào sản xuất phải trải qua quá trình tuyển chọn. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tiến hành những biện pháp
để ứng dụng trực tiếp tro từ nhà máy Vĩnh Tân 2 làm cốt liệu trong xây dựng mà không cần trải qua quy trình tuyển
chọn xỉ than tốn kém. Mục tiêu của nghiên cứu là tận dụng nguồn tro chất lượng thấp thải từ nhà máy nhiệt điện
Vĩnh Tân 2 để sản xuất vữa cường độ thấp có kiểm soát (Controlled Low Strength Material)
LẬP CẤP PHỐI ĐỂ THÍ NGHIỆM
Thành nguyên liệu trong 1 cấp phối gồm 5 nguyên
liệu kể trên (mục I). Nhưng được thay đổi trên nền tảng
phương pháp tính toán cấp phối theo thể tích tuyệt đối,
sự thay thế giữa nguyên liệu tái chế với nguyên liệu xây
dựng đã có trên thị trường hiện tại, tạo ra vật liệu cường
độ thấp có kiểm soát (CLSM). Cụ thể là tro bay thay thế
cho xi măng bao gồm 4 cấp độ 0%, 10%, 20%, 30%. Tro xỉ
thay thế cho cát bao gồm 3 cấp độ 0%, 50%, 100%.
Từ sự thay thế như trên, tổ hợp lại được 12 loại cấp
phối, chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 4 loại vữa CLSM.
CÁC THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU ĐƯỢC SỬ
DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM
1: Tro bay loại F được dùng trong nghiên cứu này làm
phụ gia khoáng trong bê tông để thay thế một phần xi
măng là loại tro tuyển (tro bay hoạt tính) được cung cấp
bởi Công ty cổ phần Đầu tư và tiếp vận Mekong, phường
Tân Thuận Tây, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
2: Xi măng Portland (Cement Portland) là loại xi măng
đa dụng PCB40 do công ty xi măng Hà Tiên sản xuất.
3: Cát được sử dụng trong nghiên cứu này là loại cát
sông thông thường được mua tại quận 7, thành phố Hồ
Chí Minh.
4: Tro xỉ sử dụng trong nghiên cứu này là tro xỉ của
nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận.
5: Nước được sử dụng trong thí nghiệm là loại nước
sinh hoạt bình thường của Công ty cấp nước sinh hoạt tại
địa phương.
Bảng 1: 12 loại CLSM được chuẩn bị cho các thí nghiệm
A1 100 0 1430 0 345
B1 100 0 715 568 355
C1 100 0 0 1136 370
C2 90 10 0 1136 370
C3 80 20 0 1136 370
C4 70 30 0 1136 370
B2 90 10 715 568 355
B3 80 20 715 568 355
B4 70 30 715 568 355
A2 90 10 1430 0 345
A3 80 20 1430 0 345
A4 70 30 1430 0 345
làm nguyên liệu sản xuất vữa
cường độ thấp
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
85Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
CÁC THÍ NGHIỆM ĐƯỢC TIẾN HÀNH
Có 6 thí nghiệm: Độ chảy, độ sụt, độ co ngót, cường
độ nén, sóng siêu âm, cắt trực tiếp.
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1) Kết quả đo độ chảy
Độ chảy của 12 loại vữa CLSM nằm trong khoảng từ
220mm đến 275mm. Điều này hoàn toàn phù hợp với tiêu
chuẩn ACI 229 [16] là từ 200mm đến 300mm. Tro bay có
thể thay thế xi măng trong vật liệu CLSM. Khi càng tăng
tỉ lệ tro bay thay thế xi măng thì độ chảy cũng càng tăng
theo. Mẫu C4 (Bảng 1) đạt kết quả cao nhất.
2) Kết quả đo độ sụt
Độ sụt của 12 loại vữa CLSM nằm trong khoảng từ
130mm đến 160mm. Tro bay có thể thay thế xi măng
trong vật liệu CLSM. Khi càng tăng tỉ lệ tro bay thay thế xi
măng thì độ sụt cũng càng tăng theo. Ngoài ra, khi tăng
tỉ lệ tro xỉ thay thế cho cát thì cần một lượng nước nhiều
hơn mới đạt độ sụt.
3) Kết quả đo độ co ngót
Sự co ngót này nằm trong phạm vi cho phép của tiêu
chuẩn ASTM C 157 là không quá 1,5 mm/m.
Độ co ngót chiều dài của 4 mẫu vữa CLSM nhóm A
phát triển từ thời đểm 1 ngày đến thời điểm 28 ngày nằm
trong khoảng 0,08 mm/m đến 0,50 mm/m. Nhóm B nằm
trong khoảng 0,10 mm/m đến 0,60 mm/m. Nhóm C nằm
trong khoảng 0,16 mm/m đến 0,73 mm/m. Tất cả các mẫu
đều nằm trong phạm vi cho phép.
4) Kết quả đo cường độ nén
Hình 1.1. Độ chảy của 12 loại cấp phối
Hình 1.3. Cường độ nén nhóm A
Hình 1.4. Cường độ nén nhóm B
Hình 1.5. Cường độ nén nhóm C
Hình 1.2. Độ sụt của 12 loại cấp phối
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
86 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
Theo tiêu chuẩn ACI 229 thì vật liệu CLSM dùng thay
cho đất đắp để đắp rãnh đào đường ống thì có cường
độ không nhỏ hơn 0,3 MPa. Các mẫu được đo trong thời
gian 91 ngày. Trong hình 1.3 thì có 3 loại vữa A1, A2, A3 là
không đạt theo tiêu chuẩn này. Trong hình 1.4 thì 4 loại
vữa nhóm B đều đạt theo tiêu chuẩn từ thời điểm 10 ngày
tuổi. Trong hình nhóm C thì 4 loại vữa này đều đạt theo
tiêu chuẩn từ thời điểm 3 ngày tuổi.
5) Xác định vận tốc sóng siêu âm của vữa CLSM (Ul-
trsonic pulse velocity)
Vận tốc sóng siêu âm của 4 mẫu vữa CLSM nhóm A
phát triển đến thời điểm 91 ngày nằm trong khoảng 373
m/s đến 1310 m/s, nhóm B nằm trong khoảng 500 m/s
đến 1380 m/s, nhóm C nằm trong khoảng 570 m/s đến
2010 m/s. Điều này là rất thấp so với vận tốc siêu âm của
bê tông thông thường là từ 3500 m/s trở lên.
Vận tốc sóng siêu âm dao động trong khoảng 500
m/s đến 2010 m/s tương ứng với cường độ nén dao động
trong khoảng 0,13 MPa đến 1,78 MPa. Nhìn chung với
phương pháp này cho thấy các mẫu thử đều đạt cường độ
so với tiêu chuẩn 0.3 MPa của ACI 229.
6) Xác định C, φ của vữa CLSM thông qua thí nghiệm
cắt trực tiếp (Direct-shear test)
Ở thời điểm 1 ngày tuổi có 6 loại vữa (4 loại A và 2 loại
B) có góc nội ma sát gần giống với đất sét (nhỏ hơn 40°),
còn 6 loại vữa còn lại (2 loại B còn lại và 4 loại C) có góc nội
ma sát gần giống với đất cát chặt (lớn hơn 40°).
Đối với vữa nhóm B và nhóm C, chỉ thực hiện được thí
nghiệm cắt với mẫu ở 1 ngày và 7 ngày tuổi. Thời điểm 28
ngày, cường độ kháng cắt của mẫu vượt quá khả năng của
thiết bị, vốn chỉ được thiết kế để cắt mẫu đất.
Tóm lại ở thời điểm ban đầu 1 ngày tuổi thì vật liệu
CLSM có ứng xử gần giống với đất rời, khi càng tăng thời
gian thì vật liệu CLSM có ứng xử lại gần giống với bê tông.
KẾT LUẬN
Tro xỉ tại nhà máy Vĩnh Tân không phải là loại tro
tuyển nên chất lượng thấp, và chưa có nghiên cứu nào
đảm bảo độ an toàn về chất lượng nếu sử dụng tro xỉ từ
nhà máy Vinh Tân 2. Nhưng qua kết quả nghiên cứu của
nhóm tác giả, với mẫu cấp phối nhóm B (Bảng 2) thì hoàn
toàn có thể ứng dụng vào chế tạo ra vật liệu cường độ
thấp có kiểm soát (CLSM).
Cả 4 mẫu này qua thực nghiệm đều đáp ứng các
tiêu chuẩn của ACI 229, tiêu chuẩn ASTM. Các mẫu nhóm
B đều có thể cho ra các vữa bê tông tươi cường độ thấp
(CLSM) đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, khắc
phục ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên khoáng
sản, đất đai tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, huyện Tuy
Phong, tỉnh Ninh Thuận.
Ứng dụng:
Làm nguyên liệu cho sản xuất vữa bê tông tươi
cường độ thấp (CLSM), sử dụng để đắp cho bộ phận có
thể đào lên được bằng dụng cụ giản đơn như đắp rãnh
đào đường ống.
[1] TCVN 7572-2 : 2006 (2006), Cốt liệu cho bê tông và
vữa - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định thành phần hạt,
Tiêu chuẩn Việt Nam.
[2] TCVN 4199-1995 (1995), Đất xây dựng - Phương
pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm bằng
máy cắt phẳng, Tiêu chuẩn Việt Nam.
[3] Nguyễn Văn Chánh (2009), "Bê tông tự lèn sản xuất
kiểm nghiệm và thi công", Tạp chí phát triển Khoa học và
Công nghệ, Số 12, trang 52-58.
[4] Nguyễn Thị Chiều Dương (2011), Nghiên cứu tận
dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện Đình Hải (KCN Trà Nóc –
Cần Thơ) làm vật liệu xây dựng, Luận văn Tốt nghiệp Đại học,
Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.
[5] Tạ Ngọc Đôn, Võ Thị Liên (2005), “Zeolit từ tro bay.
Tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng. Nghiên cứu chuyển hoá
tro bay thành zeolit X có độ tinh thể cao trong điều kiện
mềm”, Tạp chí Hoá học và ứng dụng, số 5, trang 32-35.
Tiếng Anh
[6] ACI-229R (2005), Standard Controlled-low strength
materials, reproved 2005.
[7] ASTM C618-05 (2005), Standard specification for
coal fly ash and raw or calcined natural pozzolan for use in
concrete, approved 2005.
Bảng 2: Mẫu cấp phối nhóm B
Hình 1.6. Biểu đồ tương quan giữa vận tốc siêu âm và cường độ nén
B1 100 0 715 568 355
B2 90 10 715 568 355
B1 80 20 715 568 355
B1 70 30 715 568 355
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_6218_2171619.pdf