Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh miền núi phía Bắc - Nguyễn Thị Phương Thúy

Tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh miền núi phía Bắc - Nguyễn Thị Phương Thúy: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0003 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 22-29 This paper is available online at SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Nguyễn Thị Phương Thúy1, Nguyễn Thị Sửu2, Vũ Quốc Trung2 1Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên 2Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. Việc phát triển NLGQVĐ cho học sinh (HS) có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu việc sử dụng DHDA thông qua phần hóa học hữu cơ lớp 11 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông Miền núi phía Bắc. Từ khóa: Năn...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh miền núi phía Bắc - Nguyễn Thị Phương Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0003 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 22-29 This paper is available online at SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Nguyễn Thị Phương Thúy1, Nguyễn Thị Sửu2, Vũ Quốc Trung2 1Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên 2Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. Việc phát triển NLGQVĐ cho học sinh (HS) có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu việc sử dụng DHDA thông qua phần hóa học hữu cơ lớp 11 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông Miền núi phía Bắc. Từ khóa: Năng lực giải quyết vấn đề, trung học phổ thông, dạy học dự án, hóa học hữu cơ, Miền núi phía Bắc. 1. Mở đầu Năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) là năng lực hoạt động trí tuệ của con người trước những vấn đề, những bài toán nhận thức cụ thể có mục tiêu và có tính hướng đích cao đòi hỏi phải huy động khả năng tư duy và sáng tạo để tìm ra lời giải. Theo [1], [2] NLGQVĐ được xác định theo cách tiếp cận khác nhau. Có hai cách tiếp cận về NLGQVĐ. Theo cách truyền thống, NLGQVĐ được tiếp cận theo tiến trình giải quyết vấn đề và sự chuyển đổi nhận thức của chủ thể sau khi giải quyết vấn đề. Theo hướng hiện đại, NLGQVĐ được tiếp cận theo quá trình xử lí thông tin, nhấn mạnh tới suy nghĩ của người giải quyết vấn đề hay “hệ thống xử lí thông tin”, vấn đề và không gian vấn đề. Không gian vấn đề là những diễn biến tâm lí bên trong của người GQVĐ: Trạng thái ban đầu (các thông tin đã biết); Thông tin trạng thái trung gian; Trạng thái mong muốn (mục tiêu); và cách thức, chiến lược hành động để chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Trong quá trình GQVĐ, con người có thể sử dụng cách thức, chiến lược khác nhau và do đó có thể có những kết quả đầu ra khác nhau. Đồng thời, vấn đề được nảy sinh từ cuộc sống nên thường không rõ ràng ngay từ đầu, phức tạp và luôn thay đổi trong quá trình tương tác với vấn đề đó. Vì vậy ta có thể hiểu NLGQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. Việc phát triển NLGQVĐ cho học sinh (HS) có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, song chúng tôi xác định sử dụng dạy học dự án (DHDA) là một trong những biện pháp đem Ngày nhận bài: 5/10/2015. Ngày nhận đăng: 12/12/2015. Liên hệ: Vũ Quốc Trung, e-mail: trungvp@hnue.edu.vn 22 Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông lại những hiệu quả rõ rệt. DHDA là một hình thức (phương pháp) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu [5],[6]. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện DA, kiểm tra điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi trình bày một số kết quả điều tra việc vận dụng DHDA để phát triển NLGQVĐ cho HS trung học phổ thông (THPT) Miền núi phía Bắc, đồng thời đưa ra kết quả thực nghiệm ban đầu trong DHDA phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng vận dụng dạy học dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông Miền núi phía Bắc Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã xây dựng nội dung điều tra về việc vận dụng DHDA để phát triển NLGQVĐ và mức độ GQVĐ trong học tập hóa học của HS năm học 2012,2013. Tổng số 2495 HS và 205 giáo viên (GV) được điều tra tại 91 trường THPT Miền núi phía Bắc. Kết quả thu được như sau: + Khi hỏi trong quá trình học môn Hóa học, em đã thực hiện được việc GQVĐ như thế nào? Có 867 (34,8%) đã biết GQVĐ,737 (29,5%) GQVĐ rất tốt và 891 (35,7%) chưa biết GQVĐ. + Với GV chúng tôi nhận được các ý kiến trả lời: 188/205 = 91,7% cho rằng DHDA sẽ góp phần nâng cao khả năng GQVĐ học tập cho HS ở trường THPT. Tìm hiểu GV về mức độ vận dụng DHDA để phát triển NLGQVĐ cho HS và khả năng GQVĐ trong học tập môn Hóa học, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở biểu đồ dưới đây như sau: Biểu đồ 2.1. Biểu đồ đánh giá mức độ vận dụng DHDA của GV để phát triển NLGQVĐ cho HS Từ kết quả cho thấy GV chưa chú ý đến việc định hướng phát triển NLGQVĐ theo các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt sử dụng DHDA để phát triển NLGQVĐ cho HS, mặc dù đánh giá khả năng GQVĐ trong học tập hóa học của HS còn hạn chế, tập trung mức độ trung bình. 23 Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thị Sửu, Vũ Quốc Trung 2.2. Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học hữu cơ để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông Miền núi phía Bắc Chúng tôi nghiên cứu chương trình hóa học hữu cơ THPT và đã xác định chủ đề DA có thể sử dụng trong dạy học hóa học hữu cơ ở lớp 11 có 4 chủ đề bao gồm: Hiđrocacbon và ứng dụng; Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên và vấn đề khai thác, sử dụng trong đời sống đồng bào các dân tộc; Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol trong đời sống và sản xuất; Anđehit - Xeton và Axit cacboxylic, những ứng dụng trong thực tiễn đời sống. Chúng tôi đã thiết kế các hoạt động DHDA một số bài trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 11, dưới đây giới thiệu một giáo án bài Ancol, lớp 11 - THPT (2 tiết chính khóa). A. Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh nêu được: Định nghĩa, phân loại ancol. Tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, độ tan trong nước và liên kết hiđro). Học sinh dự đoán được: Tính chất hoá học của ancol dựa trên cơ sở cấu tạo phân tử và nhóm chức - OH (phản ứng của nhóm - OH (thế H, -OH); phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete; phản ứng oxi hóa ancol bậc I, bậc II thành anđehit và xeton; phản ứng cháy). Tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). Học sinh biết vận dụng: Viết được phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của ancol và tính chất riêng của glixerol, mô tả được phương pháp điều chế ancol từ anken, từ tinh bột, kiến thức về sử dụng ancol trong đời sống và sản xuất. 2. Kĩ năng Viết được CTCT của các đồng phân ancol; đọc được tên khi biết CTCT của các ancol (có 4, 5 nguyên tử C); dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể; viết được PTHH minh họa tính chất hoá học của ancol và glixerol; phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học; xác định được CTPT, CTCT của ancol (chỉ viết PTHH với ancol no, đơn chức, mạch hở); học tập hợp tác, thu thập thông tin, xử lí thông tin và tiến hành, quan sát thí nghiệm; thảo luận nhóm, sử dụng KT SĐTD, 5W1H để lập kế hoạch DA; trình bày vấn đề và đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá. 3. Thái độ Có thái độ tích cực trong hoạt động học tập, nghiêm túc, trung thực và cẩn thận; có hiểu biết về thái độ đúng đắn về vai trò của ancol trong đời sống và sản xuất; có ý thức và hành động tích cực trong việc hướng dẫn và khuyến cáo về sử dụng rượu an toàn, hợp lí. 4. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Phát triển NLGQVĐ, vận dụng kiến thức hóa học và các môn học khác, kiến thức xã hội để giải quyết vấn đề học tập có liên quan đến thực tiễn; đề xuất các giả thuyết GQVĐ học tập đúng hướng, xây dựng được kế hoạch nghiên cứu vấn đề cần giải quyết, phát biểu VĐ giải quyết rõ ràng, chính xác; xây dựng được quy trình giải bài tập đúng hướng. lập sơ đồ tư duy (SĐTD) và xây dựng kế hoạch thực hiện DA; đề xuất được các câu hỏi nghiên cứu, các phương án GQVĐ đặt ra; thu thập được các thông tin phù hợp và xử lí thông tin phù hợp với điều kiện của cá nhân, địa phương; tổng hợp được dữ liệu, kết quả nghiên cứu và thiết kế sản phẩm theo cách riêng của nhóm; đánh giá được sản phẩm và kết quả quá trình học theo DA của cá nhân, nhóm. B. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học chủ yếu: dạy học DA. Các phương pháp DH và kĩ thuật dạy học phối 24 Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông hợp: phát hiện giải GQVĐ, hợp tác theo nhóm nhỏ, SĐTD, sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học. C. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV: Thiết bị dạy học, máy chiếu, giấy A0, bảng phụ, video thí nghiệm liên quan bài học. Mô hình phân tử ancol. Bảng t◦ sôi: ankan, dẫn xuất halogen, ancol có cùng M hoặc gần bằng nhau. Hóa chất: C2H5OH khan, Na, ancol isoamylic (C5), ancol isoamylie H2SO4đặc, CH3COOH đặc, dd NaOH, dd CuSO4, dây Cu, C3H5(OH)3. 2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị các nội dung của bài học theo sự phân công của nhóm và của giáo viên trước đó một tuần. Các công cụ để tổng hợp và thu thập xử lí thông tin. D.Thiết kế các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Lập kế hoạch dự án (25 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NLGQVĐ GV giới thiệu cho HS biết nội dung sẽ được học vào tuần sau bài ancol, yêu cầu HS đọc trước bài ở nhà và đến lớp trao đổi để cùng xây dựng ý tưởng nghiên cứu bài học. - Cá nhân HS tìm hiểu nội dung chính bài học. - Thảo luận để lựa chọn chủ đề nghiên cứu DA. - Tự lựa chọn chủ đề DA. - Các cá nhân có ý tưởng nghiên cứu cùng chủ đề được xếp vào một nhóm (cử nhóm trưởng và thư kí). - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề DA. - Phân tích lựa chọn chủ đề DA phù hợp. - Lớp được chia thành các nhóm trong sự thống nhất của GV và HS để tìm hiểu các nội dung bài học. - GV yêu cầu HS căn cứ nội dung bài học, gợi ý cho các nhóm xây dựng SĐTD cho bài học. - Các nhóm tự xây dựng SĐTD theo ý tưởng thống nhất. - GV định hướng và giúp đỡ HS các câu hỏi nghiên cứu DA. - Hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật 5W1H, lập bảng KWL, sau đó căn cứ nội dung bài học, GV thống nhất với HS nội dung học theo DA trong bài Ancol, cách tìm kiếm thông tin, hình thức nội dung các sản phẩm báo cáo của từng nhóm. - GV góp ý cho HS hoàn thiện KH thực hiện DA. - Thống nhất tiêu chí đánh giá chung cho các sản phẩm dự án. Có các chủ đề trọng tâm cần nghiên cứu như sau: -Tìm hiểu về khái niệm, danh pháp, tính chất của ancol. -Tìm hiểu về tính chất lí hóa học, ứng dụng và điều chế ancol etylic. - Tìm hiểu về ứng dụng của và tác hại của ancol. - Tìm hiểu về các loại rượu đặc sản của Miền núi phía Bắc. - Các nhóm đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cho DA mình lựa chọn. - Hoàn thiện SĐTD của nhóm dưới sự điều khiển nhóm trưởng. - Các nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện DA. - Các nhóm thảo luận, thống nhất các tiêu chí đánh giá sản phẩm DA. - Đề xuất ý tưởng có liên quan đến DA trong việc xây dựng SĐTD. - Hiểu và đề xuất được câu hỏi định hướng nghiên cứu. - Đề xuất phương án GQVĐ đưa ra trong DA và xác định phương án phù hợp. - Lập kế hoạch thực hiện DA. - Nắm được các tiêu chí đánh giá để sử dụng trong đánh giá. 25 Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thị Sửu, Vũ Quốc Trung Với bài này GV có thể tổ chức bằng cách chọn các nhóm ngoài việc nghiên cứu tất cả nội dung bài học sẽ kết hợp thực hiện các DA học tập tìm hiểu về thành phần tính chất, ứng dụng của ancol. GV có thể tổ chức cho một nhóm đi tham quan và nghiên cứu trước thực tế một cơ sở sản xuất rượu thủ công, một nhóm nghiên cứu quy trình sản xuất rượu trong công nghiệp, một nhóm tìm hiểu về quy trình nấu rượu tại địa phương, những ứng dụng và tác hại của rượu đối với sức khỏe con người và trong đời sống xã hội. Hoạt động 2: Thực hiện dự án - hoàn thành sản phẩm (thực hiện trong 1 tuần: 6 ngày ngoài giờ lên lớp) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NLGQVĐ - Theo dõi nắm được tình hình thực hiện kế hoạch DA của các nhóm. - Tư vấn, giúp đỡ các nhóm khi cần để đảm bảo tiến độ của DA. Có thể gợi ý cho HS thực hiện các câu hỏi định hướng nghiên cứu. - Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến trình, kết quả đạt được của nhóm, GV góp ý để các nhóm tiếp tục hoàn thiện sản phẩm (nếu cần) - Các thành viên thực hiện các phương án GQVĐ đề đặt ra trong DA theo kế hoạch và bảng phân công nhiệm vụ, liên lạc với GV, nhóm khi cần có sự tư vấn, trợ giúp. - Thường xuyên liên hệ, phối hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu thu được cho nhóm trưởng. - Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên thảo luận, tổng hợp, xử lí thông tin: phân tích, chọn lọc, sắp xếp, mô tả dữ liệu dưới dạng bảng, sơ đồ. - Nhóm trưởng cùng các thành viên chuẩn bị nội dung, cấu trúc, hình ảnh minh họa, hình thức báo cáo sản phẩm - Thu thập thông tin từ các nguồn bằng các phương tiện khác nhau. - Phân tích, xử lí thông tin và sắp xếp mô tả dưới các dạng sơ đồ, biểu bảng, hình ảnh minh họa. -Phối hợp với nhóm thống nhất về nội dung, hình thức trình bày sản phẩm. Hoạt động 3: Báo cáo kết quả (30 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện củaNLGQVĐ - Tổ chức, hướng dẫn theo dõi các nhóm HS báo cáo kết quả (mỗi nhóm trình bày từ 7’ - 10’. - GV có thể hỗ trợ HS làm rõ vấn đề, ý nghĩa của sản phẩm DA bằng cách nêu câu hỏi bổ sung. - GV làm trọng tài trong quá trình HS thảo luận và nêu ra nhận xét cuối cùng. - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả, sản phẩm DA, các nhóm khác theo dõi, thảo luận (5’). - Các thành viên trong nhóm phối hợp trình bày, minh họa hoặc bổ sung, làm rõ ý tưởng DA. - HS các nhóm khác nêu câu hỏi hoặc ý kiến nhận xét. - Trả lời câu hỏi của các nhóm khác, yêu câu làm rõ nội dung, đặt câu hỏi cho các nhóm khác. - Thư kí ghi tóm tắt các ý kiến góp ý. - Phối hợp với các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả, trình bày sản phẩm. - Tích cực tham gia trả lời, câu hỏi của nhóm khác hoặc bổ sung làm rõ ý tưởng kết quả thu được của DA. 26 Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông Hoạt động 4: Đánh giá NL GQVĐ của HS Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NLGQVĐ - Yêu cầu nhóm HS chỉnh sửa, hoàn chỉnh nội dung báo cáo của nhóm. - Phát phiếu tự đánh giá sản phẩm và đánh giá sự phát triển NLGQVĐ. - Yêu cầu HS tổng kết kiến thức về ancol theo cách của mình. Ôn tập chuẩn bị cho bài luyện tập, bài cấu tạo và tính chất của phenol, bài thực hành và bài kiểm tra 15’ hoặc 45’. - Chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung báo cáo của nhóm. - Các nhóm đánh giá đồng đẳng, sản phẩm nghiên cứu và tự đánh giá NLGQVĐ. - Hoàn thiện kiến thức, về nhà tự lập SĐTD, hệ thống kiến thức về ancol theo cách hiểu của mình. - Sử dụng tiêu chí tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng sản phẩm DA và NLGQVĐ. - Vận dụng kiến thức để GQVĐđặt ra trong bài tập thực tiễn. 2.3. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Bảng 2.1. Kết quả thông tin hỏi HS về mức độ phát triển NLGQVĐ sau khi học theo PPDA (lớp 11 năm học 2013-2014, với tổng số 121 HS học thực nghiệm/4 lớp) TT Tiêu chí thể hiện NLGQVĐ của HS Tự ĐG mức độ phát triển NLGQVĐ (% = SL/121.100%) Tốt (SL/%) Đạt (SL/%) Chưa đạt(SL/%) 1 Đề xuất câu hỏi định hướng nghiên cứu cho DA 35/28.9 71/58.7 15/12.4 2 Lập kế hoạch thực hiện DA - đề xuất phương án GQVĐ 56/46.3 53/43.8 12/9.9 3 Thực hiện kế hoạch,tiến hành các hoạt động tìm tòi nghiên cứu thu thập dữ liệu để nghiên cứu DA 66/54.6 47/38.8 8/6.6 4 Phân tích dữ liệu và chọn lọc sắp xếp dữ liệu đưa vào báo cáo DA. 61/50.4 45/37.2 15/12.4 5 Tham gia có hiệu quả vào xây dựng sản phẩm DA của nhóm. 75/62.0 42/34.7 4/3.3 6 Trình bày sản phẩm báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm. 55/45.5 57/47.1 9/7.4 7 Biết sử dụng bảng tiêu chí đánh giá kết quả DA của nhóm và nhóm khác . 42/34.7 61/50.4 18/14.9 Tổng SL/TB% 390/46.1 376/44.3 81/9.6 Chúng tôi xây dựng và thiết kế các công cụ để đánh giá sự phát triển NLGQVĐ của HS bao gồm: Bảng kiểm quan sát NLGQVĐ; Phiếu hỏi dành cho GV và HS; Phiếu tự đánh giá sản phẩm DA; Đề bài kiểm tra. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong các năm 2013-2014 27 Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thị Sửu, Vũ Quốc Trung và 2014-2015 ở 7 trường thuộc 5 tỉnh Miền núi phía Bắc bao gồm các trường THPT: Dân tộc nội trú Huyện Tuần Giáo; Dân tộc nội trú Huyện Điện Biên; Phan Đình Giót tỉnh Điện Biên; Chiềng Sinh tỉnh Sơn La; Trần Nhật Duật; Dân tộc nội trú Yên Bái tỉnh Yên Bái; Dân tộc nội trú Hà Giang tỉnh Hà Giang. Trong phạm vi bài báo này chúng tôi trình bày kết quả lấy phiếu hỏi HS tự đánh giá sau khi học xong các bài hóa học hữu cơ theo PPDHDA. Bảng 2.2. Kết quả thông tin hỏi HS về mức độ phát triển NLGQVĐ sau khi học theo PPDA (lớp 11 năm học 2014-2015, với tổng số 98 HS học thực nghiệm/3 lớp) TT Tiêu chí thể hiện NLGQVĐ của HS Tự ĐG mức độ phát triển NLGQVĐ (% = SL/121.100%) Tốt (SL/%) Đạt (SL/%) Chưa đạt(SL/%) 1 Đề xuất câu hỏi định hướng nghiên cứucho DA 50/51.1 45/45.9 3/3.1 2 Lập kế hoạch thực hiện DA - đề xuất phương án GQVĐ 61/62.1 37/37.7 2/2.0 3 Thực hiện kế hoạch,tiến hành các hoạt động tìm tòi nghiên cứu thu thập dữ liệu để nghiên cứu DA 65/59.2 32/32.7 1/1.0 4 Phân tích dữ liệu và chọn lọc sắp xếp dữ liệu đưa vào báo cáo DA. 58/59.2 38/38.8 2/2.0 5 Tham gia có hiệu quả vào xây dựng sản phẩm DA của nhóm. 69/70.4 29/29.6 0/0.0 6 Trình bày sản phẩm báo cáo kết quảnghiên cứu của nhóm. 52/53.0 42/42.9 4/4.1 7 Biết sử dụng bảng tiêu chí đánh giá kết quả DA của nhóm và nhóm khác . 55/56.1 38/38.8 5/5.1 Tổng SL/TB% 410/59.5 261/38.1 17/2.4 Qua bảng tổng hợp 2.1 và 2.2, cho thấy kết quả HS tự đánh giá về sự phát triển NLGQVĐ của cá nhân ở mức đạt yêu cầu trở lên chiếm 90.4% đến 97.6%, tốt chiếm từ 64.1% đến 59.5%, cao hơn so với kết quả tự đánh giá ban đầu trước khi thực nghiệm, HS tự đánh giá NLGQVĐ đạt 29.5%. 3. Kết luận Từ kết quả thực nghiệm các bài dạy thiết kế hoạt động theo PPDHDA, cho thấy việc phát triển NLGQVĐ của HS đạt được kết quả rõ rệt, trong các hoạt động học tập, HS chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tự tin tìm cách giải quyết vấn đề, không sợ sai, được trao đổi, chia sẻ với bạn ý tưởng của mình, kiến thức hóa học được mở rộng thêm ngoài thực tiễn từ kiến thức cơ bản môn học giúp các em hiểu sâu và yêu thích môn học hơn, biết tự đánh giá năng lực của mình. Chính vì vậy chúng tôi thấy việc sử dụng PPDHDA kết hợp các PP DH khác sẽ giúp HS phát triển tốt NL của mình là tiền đề góp phần hướng tới hình thành và phát triển những NL chung cốt lõi và chuyên biệt cho HS THPT Miền núi phía Bắc. 28 Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Tài liệu Hội thảo xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Lưu hành nội bộ). Hà Nội, tháng 12/2014. [3] Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, 2014. Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm. [4] Nguyễn Thị Sửu (Chủ biên), 2011. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng hóa học 11. Nxb Đại học Sư Phạm. [5] Phan Đồng Châu Thủy, Phạm Hồng Bắc, 2012. Dạy học theo dự án phần dầu mỏ bài “Nguồn hidro cacbon thiên nhiên” trong chương trình hóa học lớp 11- nâng cao. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 57(4), tr 83-92. [6] Vũ Thị Yến, 2015. Vận dụng dạy học dự án trong môn Hóa học phân tích định lượng ở trường Đại học Sư phạm. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. ABSTRACT Using project based teaching methods to teach Grade 11 organic chemistry to develop problem-solving capacity in students living in the northern mountains Problem–solving capacity (NLGQVD) is the individual ability to effectively use cognitive processes, actions and attitudes, motives andemotions to address situations where the issue is not available provided process and procedures, the usual solution. The developing NLGQVD’s students (HS) can be done in many different ways. In this paper we present the use of project based teaching methods (DHDA) in 11th Grade organic chemistry class to develop problem–solving capacity in high school students of the Northern Mountains. Keywords: Problem-solving capacity, high school, teaching projects, organic chemistry, Northern Mountains 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4098_ntpthuy_6626_2134612.pdf