Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh: 1 Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Phan Tư Doãn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Báo chí Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60.32.01 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Dững Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Trình bày một khái niệm cơ bản về phóng sự ngắn truyền hình. Đồng thời phân tích những dấu hiệu đặc trưng như: về thời lượng, lời bình, hình ảnh, âm thanh, phỏng vấn, dẫn hiện trường .để nhận diện Phóng sự ngắn truyền hình. So sánh sự giống, khác nhau giữa Phóng sự ngắn truyền hình với những thể loại tương đồng, để từ đó phân biệt thể loại và áp dụng trong quá trình sản xuất Phóng sự ngắn. Vận dụng lý luận Phóng sự ngắn vào thực tiễn sáng tạo và sử dụng tác phẩm Phóng sự ngắn trong chương trình thời sự 19h50 của HTV9. Đánh giá vai trò, vị trí của Phóng sự ngắn trong các chương trình thời sự của HTV, VTV và các đài truyền hình địa phương ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đư...

pdf14 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Phan Tư Doãn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Báo chí Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60.32.01 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Dững Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Trình bày một khái niệm cơ bản về phóng sự ngắn truyền hình. Đồng thời phân tích những dấu hiệu đặc trưng như: về thời lượng, lời bình, hình ảnh, âm thanh, phỏng vấn, dẫn hiện trường .để nhận diện Phóng sự ngắn truyền hình. So sánh sự giống, khác nhau giữa Phóng sự ngắn truyền hình với những thể loại tương đồng, để từ đó phân biệt thể loại và áp dụng trong quá trình sản xuất Phóng sự ngắn. Vận dụng lý luận Phóng sự ngắn vào thực tiễn sáng tạo và sử dụng tác phẩm Phóng sự ngắn trong chương trình thời sự 19h50 của HTV9. Đánh giá vai trò, vị trí của Phóng sự ngắn trong các chương trình thời sự của HTV, VTV và các đài truyền hình địa phương ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị về cách sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự nhằm nâng cao hiệu quả. Keywords. Báo chí học; Nghề làm báo; Truyền hình; Chương trình thời sự Content. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1997, lần đầu tiên tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 17, một phóng sự có độ dài gần 6 phút mang tên: “Khi cả xóm tập đi xe đạp” của Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Yên tạo được ấn tượng mạnh và đạt huy chương vàng. Một phần từ thành công này mà trong kỳ Liên hoan tiếp theo Ban tổ chức chính thức đưa vào điều lệ một nội dung thi mới giành cho thể loại phóng sự có thời lượng không quá 5 phút. Đó là “Phóng sự ngắn”. Tên gọi phóng sự ngắn chính thức được thể lệ hóa tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lấn thứ 18, năm 1998. Với Đài truyền hình TPHCM thì các Bản tin - Chương trình thời sự của HTV luôn được Ban lãnh đạo Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh dành sự quan tâm, chú ý đầu tư nhất bởi đây là chương trình thu hút sự theo dõi của đông đảo người dân, không chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh mà các vùng lân cận. Vì vậy, việc tìm hiểu các Phóng sự ngắn truyền hình trong các Bản tin thời sự - Chương trình thời sự của HTV, đặc biệt là Chương trình thời sự 19h50 hàng ngày trên kênh của HTV9 là một việc làm 2 thật sự lý thú và bổ ích. Không chỉ tìm hiểu về quy trình sản xuất các Phóng sự ngắn mà còn cách sử dụng Phóng sự ngắn đó trong Chương trình thời sự sao cho có hiệu quả tác động đến khán giả, đến xã hội một cách cao nhất. Vẫn còn những tranh luận xung quanh về thể loại, tên gọi Phóng sự ngắn. Vì vậy, nghiên cứu về thể loại, cách thức sản xuất, sử dụng phóng sự ngắn sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tư liệu thực tiễn về báo hình; cũng cố, bổ sung những kiến thức về nghiệp vụ, đồng thời cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu không chỉ cho những người mới vào nghề mà cả những người trong nghề. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở cấp độ sách giáo khoa, cuốn “Giáo trình báo chí truyền hình” của PGS.TS Dương Xuân Sơn được xem là giáo trình đầu tiên của Việt Nam về môn truyền hình. Với tủ sách nghiệp vụ báo chí, có các cuốn “Ký giả chuyên nghiệp” của John Hohenberg do Hội bảo trợ Việt – Mỹ ấn hành; cuốn “Sổ tay phóng viên: Tin – Phóng sự truyền hình” của tác giả Neil Everton do Quỹ Rueter xuất bản; Cuốn “Một ngày thời sự truyền hình” của tác giả Lê Hồng Quang do Hội nhà báo Việt Nam xuất bản; đặc biệt cuốn “Phóng sự truyền hình” của hai tác giả Brigitte Besse và Didier Desormeaux do Nhà xuất bản thông tấn phát hành Riêng tại khu vực phía Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, mảng Phóng sự ngắn truyền hình cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách khái quát, cả về quy trình sản xuất cũng như cách sử dụng trong các chương trình. Mới đây có một khóa luận của sinh viên Tôn Nữ Ngọc Hân, sinh viên lớp Báo chí K99 (Trường Đài học KHXH&NV TPHCM) với đề tài “Sự phát triển của hệ thống chuyên mục trên HTV”. Lớp Báo chí K2003 cũng có một khóa luận của sinh viên Nguyễn Viên An với đề tài “Các chương trình thiếu nhi trên HTV hiện nay”; Khóa luận của sinh viên Nguyễn Thị Thảo Nhân “Hiệu ứng xã hội của các chương trình Talk Show trên HTV”. Như vậy, chưa có một công trình nghiên cứu nào về Chương trình thời sự, đặc biệt là mảng Phóng sự ngắn truyền hình trong Chương trình thời sự của HTV. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Phóng sự ngắn truyền hình và khảo sát thực trạng sản xuất, sử dụng thể loại này trên sóng truyền hình HTV, luận văn góp phần làm rõ những đặc trưng nổi trội của thể loại này. - Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn sẽ đi tìm một khái niệm cơ bản cho tên gọi Phóng sự ngắn truyền hình. Đồng thời phân tích những dấu hiệu đặc trưng như: về thời lượng, lời bình, hình ảnh, âm thanh, phỏng vấn, dẫn hiện trường .để nhận diện Phóng sự ngắn truyền hình. So 3 sánh sự giống, khác nhau giữa Phóng sự ngắn truyền hình với những thể loại tương đồng. Cách sử dụng phóng sự ngắn trong tổng thể chương trình thời sự. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là các Phóng sự ngắn được sử dụng trong chương trình thời sự 19h50 trên kênh HTV9 – Đài truyền hình Tp.HCM từ tháng 7/2010 đến tháng 2/2011. 5. Phƣơng pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở tổng hợp của các phương pháp: phân tích, Phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học, so sánh. Trong quá trình điều tra xã hội hội, tác giả có phỏng vấn sâu khán giả để có thêm những ý kiến riêng. 6. Ý nghĩa Bằng việc đưa ra khái niệm về Phóng sự ngắn truyền hình, chỉ ra những đặc trưng của Phóng sự ngắn, cách sử dụng Phóng sự ngắn trong Bản tin - Chương trình thời sự tác giải hi vọng luận văn sẽ cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho hoạt động thực tiễn. Qua việc hệ thống hóa và có quan điểm rõ ràng về Phóng sự ngắn truyền hình trong Chương trình thời sự, luận văn sẽ rút ra những kỹ năng và kinh nghiệm giúp cho người làm báo, đặc biệt là những người làm truyền hình có thể nhận diện và tiếp cận Phóng sự ngắn một cách cơ bản nhất. Ngoài ra, luận văn còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, hoạt động quản lý, biên tập, tổ chức sản xuất Bản tin - Chương trình thời sự truyền hình. 7. Bố cục của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luâṇ, gồm có 3 chương. Cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề về lý luận Phóng sự ngắn truyền hình Chương 2: Thực trạng sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình trong Chương trình thời sự của HTV Chương 3: Một số khuyến nghị về sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình trong các Chương trình thời sự 4 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH 1.1. Phóng sự ngắn truyền hình 1.1.1. Khái niệm phóng sự và phóng sự truyền hình Thuật ngữ phóng sự trong tiếng Anh là Report, tiếng Latin là Reportage – có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thông báo. Theo các nhà nghiên cứu về báo chí và truyền thông, khái niệm “phóng sự” lần đầu tiên được người Anh sử dụng để chỉ những mô tả về các đám cháy, những trận lụt, những kỳ họp quốc hộiSau đó trên báo Pháp cũng xuất hiện phóng sự với tư cách là các bài viết về quá trình điều tra của phóng viên về những con người Với phóng sự truyền hình, vẫn còn nhiều tranh cãi khác nhau, song tựu trong vẫn thống nhất rằng phóng sự truyền hình cũng là một dạng của phóng sự báo chí. Điểm khác biệt giữa phóng sự truyền hình với phóng sự của các thể loại báo chí khác là cách chuyển tải của nó. 1.1.2. Khái lược sự ra đời và phát triển của Phóng sự ngắn truyền hình Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cuộc sống hối hả khiến người xem không có nhiều thời gian ngồi trước màn hình để xem những chương trình dài lê thê. Khán giả không còn muốn xem những phóng sự mang tính tuyên truyền một chiều mà đòi hỏi phải có những phóng sự phân tích, lý giải những vấn để đặt ra trong cuộc sống. Ngày nay, Phóng sự ngắn truyền hình không chỉ sử dụng trong các Bản tin – chương trình thời sự, Phóng sự ngắn còn được sử dụng nhiều trong các chương trình, chuyên mục như là các “linh kiện” để tăng tính hấp dẫn hơn của chương trình, chuyên mục đó. 1.1.3. Các quan niệm Phóng sự ngắn truyền hình Thực tế thì cái tên “Phóng sự ngắn truyền hình” đã được “Việt hóa”. Bởi trong hoạt động sáng tạo truyền hình trên thế giới không có khái niệm “Phóng sự ngắn truyền hình”. Trong các Bản tin của truyền hình nước ngoài, tất cả các mục xuất hiện đều gọi là tin tức (News). Khái niệm “News” bao gồm cả những tin tức thuần túy – News in brief, và những câu chuyện - News story hoặc những tin sâu, tin có phỏng vấn, có bình luận – News package. Trong quan niệm của những người làm truyền hình Việt Nam, Phóng sự ngắn hoàn toàn phân biệt với Tin. Từ các ý kiến của những chuyên gia, những người là nghề về khái niệm phóng sự ngắn, tác giả mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình tể thể loại này như sau. Về tên gọi, trong khi chưa có một sự thống nhất về tên gọi chung, quan điểm của chúng tôi là có thể sử dụng tên gọi “Phóng sự ngắn” cho dạng phóng sự độc đáo này. Điều này có hai lý do: - Thứ nhất, mặc dù như phân tích ở trên, yếu tố thời lượng không thể dùng để đặt tên cho thể loại, song yếu tố “ngắn” là đặc trưng quan trọng nhất và đầu tiên chi phối các yếu tố khác cũng như kết cấu của phóng sự. 5 - Thứ hai, Phóng sự ngắn không chỉ được sử dụng trong các Bản tin – Chương trình thời sự mà còn đóng vai trò “linh kiện” trong nhiều chương trình khác. Ngược lại những phóng sự phát trong Chương trình thời sự cũng có thể sử dụng làm “linh kiện” trong các chương trình, chuyên mục, chuyên đề Do đó, tên gọi “Phóng sự ngắn” là phù hợp về cả nội hàm khái niệm lẫn cách thức sử dụng, đặc biệt là đơn giản, dễ hiểu đối với cả những người không được đào tào chuyên môn nghiệp vụ về báo chí nhưng qua thực tiễn cũng có thể học hỏi và thực hiện được. Chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra một định nghĩa về Phóng sự ngắn truyền hình như sau: “Phóng sự ngắn truyền hình là một dạng của phóng sự truyền hình, thông tin, phản ánh, phân tích, lý giải một vấn đề nào đó có tính thời sự mà xã hội đang quan tâm. Mỗi phóng sự ngắn có thời lượng không quá 5 phút, trong đó sử dụng những đặc trưng về thời lượng, hình ảnh, lời bình, âm thanh, phỏng vấntạo nên thế mạnh của Phóng sự ngắn”. 1.2. Phân biệt phóng sự ngắn và một số thể loại tương đồng 1.2.1. Phóng sự ngắn với Tin truyền hình - Về thời lượng: Phóng sự ngắn không dài hơn một tin là bao nhiêu. Trong các Bản tin – chương trình thời sự của các đài truyền hình Việt Nam, Tin tức thường có thời lượng không quá một phút. Còn các Phóng sự ngắn, thời lượng dao động từ hai phút rưỡi đến ba phút, thậm chí có phóng sự chỉ một phút rưỡi. - Về vấn đề: Điểm chung giữa Tin và Phóng sự ngắn truyền hình là thông tin về những sự kiện, vấn đề mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, Tin chỉ thông báo một cách ngắn gọn ở thời điểm sự kiện đó diễn ra, với đầy đủ các tiêu chí 5W. Phóng sự ngắn ngoài tiêu chí 5W, còn có thêm yếu tố “như thế nào” (How). Hay nói cách khác, với Phóng sự ngắn có thêm yếu tố “bình” về vấn đề, sự kiện đó. 1.2.2. Phóng sự ngắn với phóng sự chuyên đề - Về thời lượng: Phóng sự chuyên đề thường có thời lượng trên dưới 10 phút. Phóng sự ngắn thời lượng tối đa chỉ 5 phút. - Về vấn đề: Vấn đề trong Phóng sự ngắn truyền hình thường là vấn đề mang tính thời sự, “nóng hổi”. Trong khi phóng sự chuyên đề phản ánh thường là những vấn đề mang tính chuyên sâu hơn. 1.2.3. Tính giao thoa giữa các thể loại Trong quá trình phát triển của thể loại báo chí, việc có sự giao thoa giữa các thể loại là một vấn đề tất yếu. Thậm chí, có thể loại mất đi và hình thành nên những thể loại mới. Phóng sự ngắn truyền hình cũng nằm trong số các thể loại báo chí. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại Phóng sự truyền hình qua thời gian đã có sự biến thể để cho ra đời một dạng mới đó là Phóng sự ngắn là hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan. 6 1.3. Đặc trưng của phóng sự ngắn truyền hình 1.3.1. Đặc trưng về thời lượng và độ nén thông tin “Quá nhiều thông tin sẽ bóp chết thông tin” – đó là một nguyên tắc cơ bản về bố cục thông tin trong Phóng sự ngắn. Cần hiểu “ngắn” ở đây không chỉ là ngắn về thời lượng, sự rút ngắn không phải một cách cơ học là cắt bớt câu chữ, hình ảnh một cách thô thiển. “Ngắn” ở đây ngắn trong sự sáng tạo, ngắn có chủ ý của tác giả. 1.3.2. Đặc trưng về lời bình Phóng sự ngắn truyền hình không cho phép người phóng viên viết lời bình một cách “lòng thòng”, “con gà con kê”. Lời bình cũng không thể viết theo cách thức làm báo nói (phát thanh), tức là nhắm mắt lại người ta cũng có thể hiểu. Trong việc viết lời bình cho phóng sự ngắn truyền hình thì viết lời dẫn là quan trọng và khó khăn nhất. Lời dẫn dùng để làm mở đầu một phóng sự và liên kết nội dung chương trình. 1.3.3. Đặc trưng về hình ảnh “Kể chuyện bằng hình ảnh” là quy tắc mà những người làm phóng sự ngắn truyền hình chuyên nghiệp rất chú trọng. “Nhường vị trí hàng đầu cho hình ảnh và để chúng kể hầu hết câu chuyện. Rồi sau đó bổ sung và trau chuốt nó bằng một vài lời cho câu chuyện”. Tất nhiên, những hình ảnh trong phóng sự ngắn truyền hình phải là những hình ảnh “biết nói”: những hình ảnh trung tâm của câu chuyện và biết kể chuyện. 1.3.4. Đặc trưng về âm thanh Âm thanh trong một phóng sự truyền hình bao gồm: âm thanh tự nhiên (tiếng động hiện trường), lời bình, lời phỏng vấn, âm nhạc. Trong tất cả các loại âm thanh trong phóng sự, người ta chú ý nhiều đến âm thanh tự nhiên. Trong Phóng sự ngắn truyền hình, âm nhạc cũng được sử dụng làm âm thanh nền cho phóng sự. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng âm nhạc trong Phóng sự ngắn không nhiều. 1.3.5. Đặc trưng về phỏng vấn Một phỏng vấn trong Phóng sự ngắn thường chỉ chứa đựng một nội dung. Ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề đang nói. Thường thì trong một phóng sự ngắn truyền hình có hai hoặc ba phỏng vấn. 7 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ CỦA HTV 2.1. Vị trí của Phóng sự ngắn trong chương trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Chương trình thời sự trong tổng thể các chương trình của HTV Từ khi Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phát sóng ngày 01/05/1975 đến nay, Bản tin thời sự bao giờ cũng được xếp vào thời gian chính của cấu trúc chương trình. Chương trình thời sự của HTV9 vì thế mà cũng được người dân ở các địa phương khác đón xem rất đông đảo. Đa phần phóng sự ngắn trong Chương trình thời sự 19h50 của HTV9 đề cập đến những vấn đề “nóng”, vì vậy tiết tấu thường được đẩy nhanh. 2.2.2. Tần suất xuất hiện của Phóng sự ngắn trong Chương trình thời sự của HTV Qua khảo sát trong các Chương trình thời sự vào lúc 19h50 của HTV9 từ tháng 7/2010 đến tháng 2/2011, chúng tôi nhận thấy tần suất xuất hiện của phóng sự ngắn chỉ sau thể loại Tin, còn so với các thể loại khác như Ghi nhanh, Phỏng vấn, Tường thuậtthì Phóng sự ngắn có vị trí áp đảo. Trong các Chương trình thời sự của HTV9, tỉ lệ phóng sự ngắn luôn đạt mức trung bình từ 20% đến 30%, tức là khoảng 3 đến 5 phóng sự ngắn trong một Chương trình thời sự. 2.2. Mục đích sử dụng Phóng sự ngắn trong chương trình thời sự của HTV 2.2.1. Các Phóng sự ngắn trong Chương trình thời sự của HTV được sử dụng liên tục với nhau khi phản ánh về cùng một chủ đề liên quan nào đó nhằm gây được hiệu ứng xã hội cao. Trong Chương trình thời sự của HTV9, các tin tức, phóng sự thường được sử dụng bằng cách sắp xếp một cách có chủ đích để có sự đan xen, liên kết, bổ sung cho nhau. Thông thường, khi đề cập đến một vấn đề nào đó đang được dư luận xã hội quan tậm, hoặc một vấn đề mang tính chiều sâu, cần giải thích, phân tích, HTV thường đưa một thông tin trước, sau đó là một Phóng sự ngắn để phân tích vấn đề đó, rồi đến một cuộc phỏng vấn với các chuyên gia (có thể thực hiện trực tiếp tại trường quay hoặc phỏng vấn trước) để giải thích vấn đề đó rõ hơn. Hoặc trong Phóng sự ngắn, có phỏng vấn các chuyên gia để vừa giải thích, vừa phân tích rõ vấn đề. 2.2.2. Chương trình thời sự của HTV sử dụng những phóng sự có tính thời sự và thông tin nhanh chóng, kịp thời đến với khán giả. Trong Chương trình thời sự tối 6/8/2010 có phóng sự: “Nhiều siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh ngưng kinh doanh sản phẩm của Vedan”. Tiếp sau phóng sự trên, HTV còn phát tiếp một phóng sự “Người dân Đồng Nai tẩy chay sản phẩm của Vedan” do Đài PT-TH Đồng Nai thực hiện. 8 Hay như loạt tác các tác phẩm hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI trong những ngày đầu tháng 1/2011 là một ví dụ điển hình. 2.2.3. Các phóng sự ngắn trong Chương trình thời sự của HTV9 thường được “nuôi” để phát vào thời điểm thích hợp nhằm tạo hiệu tác xã hội cao. Thông thường quy trình sản xuất và phát sóng một Phóng sự ngắn của HTV thường diễn ra trong ngày. Buổi sáng phóng viên xách máy đi làm phóng sự, đầu giờ chiều về viết lời, dựng hình và phát vào chương trình thời sự buổi chiều hoặc buổi tối. Tuy nhiên, với những vấn đề có tính chiều sâu, cần có sự phân tích sâu sắc hơn, thì các phóng sự ngắn thường được chuẩn bị một cách công phu và được “nuôi” để phát vào thời điểm thích hợp nhằm tăng tính hiệu quả. Những đề tài mang tính tuyên truyền theo các chủ đề mang tính cố định hàng năm như kỷ niệm ngày quốc khánh 2/9, lễ 30/4, kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minhthì hình thức “nuôi” phóng sự ngắn thường được áp dụng phổ biến. 2.3. Thủ pháp của Phóng sự ngắn trong Chương trình thời sự của HTV 2.3.1. Hình ảnh Liên tiếp trong Chương trình thời sự tối 20, 21, 22/10, những hình ảnh về trục vớt chiếc xe khác bị nạn do lũ tại Hà Tĩnh và tìm thấy xác của các nạn nhân xấu số đã tạo ấn tượng với người xem. Trong phóng sự “Bất cập trong việc xử lý heo bệnh ở các tỉnh lân cận TPHCM”. Đầu tiên là những cảnh cận về những con heo bệnh tại các hố chôn sơ sài gần nhà dân, đặc tả những vết thương lở loét trên thân hình của heo. Trung cảnh những con heo bệnh chưa chết vẫn có thể đi lại, nguy cơ đem mầm bệnh lây nhiễm đi nơi kháctrong khi chính quyền địa phương thì bất lực trong việc xử lý heo bị bệnh vì không có kinh phí. 2.3.2. Lời dẫn Lời dẫn của phóng sự của HTV đã lý giải cho khán giả hiểu vì sao phải đưa tin này trong ngày hôm này, trong bản tin này chứ không phải bản tin khác. Lời dẫn trong các phóng sự của HTV luôn có sự móc nối nhau giữa các phóng sự một cách có “duyên”, tạo sự liên kết giữa các tác phẩm trong cùng một bản tin. 2.3.3. Dẫn hiện trường Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tận dụng rất tốt yếu tố phóng viên dẫn hiện trường trong các phóng sự ngắn để tăng tính hấp dẫn cho phóng sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các phóng sự của HTV được coi là bị “lạm dụng” dẫn hiện trường. 9 Chƣơng 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ SỬ DỤNG PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ 3.1. Mấy vấn đề trong việc sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình trên HTV9 3.1.1. Thành công - Sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình làm cho Chương trình thời sự sinh động, hấp dẫn hơn: So sánh giữa các Chương trình thời sự có sử dụng Phóng sự ngắn và các chương trình không có sự xuất hiện của Phóng sự ngắn chúng tôi nhận thấy có một sự khác biệt về sự sinh động, hấp dẫn của chương trình. Với những Chương trình thời sự không có sử dụng Phóng sự ngắn thì chương trình thường rất “nặng nề”, khô khan. Với những Chương trình thời sự có sử dụng Phóng sự ngắn, thì cấu trúc của Chương trình thời sự linh hoạt, hấp dẫn hơn rất nhiều. Trong Chương trình thời sự ngày 29/11/2010, sau phần tin trong nước là 3 phóng sự về các vấn đề kinh tế, xã hội “nóng” đang được người dân quan tâm. Xét ở góc độ khán giả, qua điều tra ý kiến khán giả về “Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong Chương trình thời sự 19h50 của HTV9”, chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ khán giả thích xem Chương trình thời sự có sử dụng các Phóng sự ngắn chiếm số lượng nhiều hơn là số khán giả thích xem Tin tức. - Phóng sự ngắn tạo được hiệu quả tác động xã hội sâu rộng: Có thể nói, Phóng sự ngắn có một ưu thế là được phát trong Chương trình thời sự vào thời điểm “giờ vàng” của buổi tối. Đặc biệt, với những thông tin “nóng”, thì trong lúc các báo in phải đợi đến sáng hôm sau mới ra báo thì truyền hình đã có sản phẩm để phát vào buổi tối hôm đó. Cùng với những đặc trưng là thế mạnh của truyền hình như về hình ảnh, âm thanh, tiếng động hiện trườnghiệu quả tác động xã hội của truyền hình nói chung và các tác phẩm Phóng sự ngắn rất nhanh và sâu rộng. Chẳng hạn, trong các đợt lũ lụt tại các tỉnh miền Trung vào tháng 10/2010, sau khi HTV liên tục phát các phóng sự về lũ lụt tại miền Trung, đã dấy lên một phong trào quyên góp tiền của, vật chất ủng hộ đồng bào miền Trung đang oằn mình chịu đựng lũ lụt. 3.1.2. Hạn chế So với các đài truyền hình địa phương khác, tỷ lệ sử dụng Phóng sự ngắn trong Chương trình thời sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh là cao hơn. Tuy nhiên, xét về chất lượng thì nhiều phóng sự ngắn của HTV có chất lượng chưa thực sự cao, nếu không nói là thấp hơn so với các đài địa phương khác. Thời gian gần đây Chương trình thời sự của HTV9 có sử dụng các Phóng sự ngắn do các đài địa phương khác sản xuất và phối hợp phát sóng. Tuy nhiên, do không trực tiếp sản xuất nên nội dung phụ thuộc vào đài địa phương, họ sản xuất như thế nào thì sử dụng như thế chứ không có chính kiến riêng của HTV. Trong 200 phiếu điều tra bảng hỏi, khi được hỏi: “Quý vị đánh giá như thế nào về các Phóng sự ngắn trong Chương trình thời sự của HTV”, kết quả thu được là: Hay: 10 11,5%; Được: 32,%; Dở: 54,5%; Không ý kiến: 1,5%. Cụ thể về mặt nội dung, khi được hỏi “Phóng sự ngắn của HTV có phản ánh những vấn đề bức xúc của người dân không?”, kết quả khảo sát là: Nhiều: 40,5%; Ít: 27,5%; Không: 31,0%; Không có ý kiến: 1%. Khi được hỏi: Phóng sự ngắn trong Chương trình thời sự của HTV có những hạn chế nào, kết quả:Chưa phản ánh hết những bức xúc của người dân: 23,5%, Ít tính phản biện: 17,5%, Hình ảnh chưa đẹp: 11%, Nặng tính tuyên truyền: 43%, Quảng cáo cho các DN: 6%. 3.1.3. Những vấn đề đặt ra - Nhận thức của phóng viên về vai trò của Phóng sự ngắn Điểm yếu trong Chương trình thời sự của HTV là đưa quá nhiều thông tin hội nghị, hội họp. Phóng viên HTV dường như chỉ đưa tin theo thư mời. Nhiều tác phẩm chỉ xứng đáng là một Tin. Rất ít phóng sự có các đề tài tự phát hiện của phóng viên về các vấn đề “nóng” của cuộc sống, từ đó có sự phân tích, lý giải hay định hướng giải quyết một vấn đề nào đó. - Việc tổ chức sản xuất Nhiều tác phẩm trong Chương trình thời sự của HTV chưa thực sự có phân định rõ ràng về thể loại. Nhiều tin tức hội nghị, hội thảo có thời lượng dài hơn một tin bình thường; một số tin có cả phỏng vấn, trích phát biểu dài hơn cả thời lượng của một Phóng sự ngắn Trong khi thời lượng của tổng thể chương trình đã bị giới hạn thì số lượng thông tin đưa đến cho khán giả sẽ bị hạn chế. 3.2. Một vài khuyến nghị tăng hiệu quả sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình trong các Chương trình thời sự 3.2.1. Nâng cao nhận thức về lý luận Phóng sự ngắn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên Một thực tế là đội ngũ phóng viên của Trung tâm tin tức Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh không phải đều được đào tào chuyên môn nghiệp vụ báo chí ngay từ đầu mà xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó dẫn đến nhận thức cũng khác nhau về vai trò, vị trí, tầm quan trọng cũng như các phong cách thực hiện, sử dụng Phóng sự ngắn chưa có sự thống nhất. 3.2.2. Phát huy lợi thế đặc trưng của Phóng sự ngắn truyền hình Hai đặc trưng quan trọng và tạo nên thế mạnh của truyền hình là hình ảnh và âm thanh. Tuy nhiên, qua phân tích các phóng sự ngắn trong chương trình thời sự của HTV thì hai yếu tố này chưa được khai thác một cách tối đa để tăng hiệu quả. HTV cần chú ý vấn đề này trong việc sản xuất các tác phẩm, đặc biệt là Phóng sự ngắn. 3.3.3. Sử dụng nhiều Phóng sự ngắn có tính thời sự HTV nên tập trung chủ yếu vào thông tin trên địa bàn Thành phồ Hồ Chí Minh, vì đây là một thành phố lớn của cả nước, hàng ngày có rất nhiều hoạt động có ý nghĩa, được xã hội quan tâm. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ với các đài truyền hình 11 của địa phương khác trong việc trao đổi thông tin. Với những vấn đề xảy ra tại các địa phương khác nhưng có tầm ảnh hưởng đến khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước như dịch bệnh, lũ lụt, ô nhiễm môi trườngHTV nên cử phóng viên trực tiếp đi thực hiện phóng sự để có chính kiến riêng của mình. 3.3.4. Mở rộng đối tượng khán giả Chương trình thời sự với đặc trưng là những thông tin về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộitrên khắp mọi miền tổ quốc. Đối tượng khán giả mà Chương trình thời sự hướng tới là khá rộng hơn so với các chương trình khác. Thông tin thời sự không phân biệt độ tuổi, giới tính, ngành nghềmà chủ yếu phụ thuộc vào nội dung thông tin cần đến với khán giả. Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian tới cần chú trọng mở rộng đối tượng khán giả hơn cho Chương trình thời sự, để những thông tin mà Đài cung cấp sẽ đến với công chúng rộng rãi hơn. KẾT LUẬN - Vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh vấn đề tên gọi, phân chia thể loại, bố cụccủa Phóng sự ngắn truyền hình. Dù sao đi nữa thì những đóng góp của Phóng sự ngắn truyền hình trong các chương trình truyền hình, đặc biệt là Chương trình thời sự đã phần nào khẳng định vai trò của thể loại độc đáo, thú vị này trong hoạt động sáng tạo tác phẩm truyền hình nói chung. Trên cơ sở ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà báo truyền hình và thực tế hoạt động sáng tạo tác phẩm Phóng sự ngắn truyền hình của bản thân mình qua nhiều năm, tác giả chỉ ra sự khác biệt giữa Phóng sự ngắn với các thể loại tương đồng để các đồng nghiệp, những người mới vào nghề có thể phân biệt cơ bản giữa các thể loại. - Hoạt động sáng tạo một Phóng sự ngắn có chất lượng đã rất khó, nhưng sử dụng nó như thế nào trong tổng thể một chương trình để tạo hiệu quả tác động cao hơn là điều cũng không phải dễ. Qua phân tích thực trạng sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình trong Chương trình thời sự 19h50 của HTV9 tác giả đã chỉ ra vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Phóng sự ngắn trong các Chương trình thời sự. Tất cả đều thể hiện ở tần suất xuất hiện của Phóng sự ngắn trong các Chương trình thời sự hiện nay, không chỉ HTV mà ở các đài truyền hình địa phương khác. Điều đó đã được chứng minh qua các con số thống kê cụ thể trong các chương trình thời sự. - Quy trình sản xuất, sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình ở mỗi đài truyền hình là không giống nhau. Tuy nhiên, tất cả đều đi đến một mục đích cuối cùng là đem thông tin đến cho khán giả một cách nhanh nhất, thú vị nhất. Phân tích những thành công, hạn chế và chỉ ra những vấn đề trong quá trình sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình trong Chương trình thời sự của HTV để rút ra những kinh nghiệm cần chia sẽ để nâng cao hiệu quả sử dụng Phóng sự ngắn. Một vài khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình chỉ là ý kiến cá nhân trên cơ sở phân tích những thành công, hạn chế qua Chương trình thời sự của HTV9. 12 References. TÀI LIỆU THAM KHẢO A/ Sách tiếng Việt: 1. Đức Dũng (2006), Viết báo như thế nào, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2. Hoàng Cúc – Đức Dũng, (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị 3. Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông tấn, Hà Nội 4. Nguyễn Văn Dững, Chức năng của báo chí, Bài giảng chuyên đề Lịch sử lý luận báo chí truyền thông, Chương trình đào tạo Thạc sỹ báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội (2008-2011) 5. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Hữu Thọ, Nguyễn Thị Hòa, Lê Thị Thanh Xuân (2006), Tác phẩm báo chí (tập 2), NXB Lý luận chính trị 6. Nhiều tác giả, (2005), Thể loại báo chí, NXB Đại học quốc gia THPCM 7. Vũ Quang Hào, (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Bộ VHTT – Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (Sida) 8. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông Tấn, Hà Nội 9. Tôn Nữ Ngọc Hân, (2003), Sự phát triển của hệ thống chuyên mục trên HTV, Khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM 10. Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nguyễn Thành, Dương Trung Quốc (2001), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 11. Đinh Văn Hường, (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 12. Đinh Văn Hường, Tính giao thoa của các thể loại báo chí, Bài giảng chuyên đề Xu hướng phát triển thể loại báo chí, Chương trình đạo tạo Thạc sỹ báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2008 -2011) 13. Trần Long, Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình, Luận văn thạc sỹ khoa học báo chí, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia Hà Nội 14. Dương Xuân Sơn, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật (2004), NXB Đại học quốc gia Hà Nội 15. Dương Xuân Sơn, (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 16. Tạ Ngọc Tấn, Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Văn hóa thông tin 17. Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 18. Nguyễn Thị Minh Thái, (2006), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 19. Phan Thị Kim Thanh, (2007), Sự phát triển của truyền hình Việt Nam từ năm 1975 đến nay, Khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM 13 20. Bộ Thông tin và truyền thông, (2010), Cẩm nang phóng viên, Ban quản lý dự án “Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam”, Hà Nội 21. Trịnh Thị Thủy Trà, (2005), Phóng sự truyền hình trên VTV, Khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM 22. Đoàn Thị Xuyên (2004), Tính độc đáo của phóng sự ngắn truyền hình, Khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) B/ Sách tiếng nƣớc ngoài dịch ra tiếng Việt: 23. Brigitte Besse, Didier Desormeaux (2004), Phóng sự truyền hình, NXB Thông Tấn 24. G.V. Cudơnhetxốp, X.L.Xvich, A.Ia.Iurốpxki (2004), Báo chí truyền hình, tập 1, NXB Thông Tấn 25. Neil Everton – Lê Phong dịch, Trần Bình Minh hiệu đính (1999), Sổ tay phóng viên – Tin, phóng sự truyền hình, Quỹ Reuters, Hà Nội 26. Philippe Gaillard, Đoàn Văn Tần hiệu đính, (2004), Nghề làm báo, NXB Thông tấn 27. The Missouri Group, Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ C/ Bài viết và các tài liệu khác: 28. Thái Kim Chung, Nhân diện phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự truyền hình, Tạp chí Người làm báo (số tháng 6/2005) 29. Hồ Anh Dũng, Xây dựng đội ngũ những người làm báo hình có đầy đủ tiêu chuẩn của những nhà báo cách mạng, Tạp chí Người làm báo, số tháng 4.2000 30. Trường Hà, Phóng sự ngắn truyền hình cần tư duy dài hơi, Báo Thể thao – Văn Hóa, ngày 27/2/2001 31. Nguyễn Kim, “Mấy vấn đề của phóng sự ngắn truyền hình”, Tạp chí truyền hình tháng 9/2002 32. Trần Bình Minh, “Mấy vấn đề của phóng sự ngắn truyền hình”, Đặc san truyền hình số tháng 9/2000 33. Nguyễn Mai Phương, (2002), Phong cách của HTV: Khiêm tốn, bản lĩnh và táo bạo, Phỏng vấn ông Phạm Khắc- giám đốc Đài truyền hình TPHCM, Tạp chí Nghề Báo, số 8, tháng 6-7.2002 34. Nguyễn Mai Phương, (2002), Phải tạo được bất ngờ trong quá trình phỏng vấn, phỏng vấn nhà báo Trường Sinh – Đài truyền hình TPHCM 35. Lê Hồng Quang, Vô tuyến truyền hình – điều kỳ diệu của thể kỷ XX, Người làm báo, số Xuân Tân Tỵ 2001 36. Dư Hồng Quảng, Phóng sự ngắn trong chương trình thời sự, Tạp chí Người làm báo số tháng 9.2001 14 37. Trần Trúc Quỳnh, Ngôn ngữ của truyền hình là âm thanh và hình ảnh, phỏng vấn ông Shinichi Chiyoki – cố vấn JICA về truyền hình, Tạp chí truyền hình số VTV số 39, ngày 27/9/2001 38. Hữu Thu, Phóng sự ngắn phải là vấn đề của thời sự (Phỏng vấn nhà báo Trần Bình Minh, Trưởng Ban giám khảo thể loại phóng sự ngắn tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 19), Báo truyền hình ngày 6/1/2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_dung_phong_su_ngan_truyen_hinh_trong_chuong_trinh_thoi_su_19h50_cua_dai_truyen_hinh_thanh_pho_ho.pdf
Tài liệu liên quan