Sử dụng phiếu học tập trong dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6

Tài liệu Sử dụng phiếu học tập trong dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 (47) - Thaùng 11/2016 107 Sử dụng phiếu học tập trong dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6 Use worksheets in teaching legends to sixth-grade students NCS. Nguyễn Thị Tuyết Nga - Trường THCS Hậu Giang, TP.HCM NCS. Nguyễn Phước Bảo Khôi - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Nguyen Thi Tuyet Nga, Ph.D. student. - Hau Giang High School, HCMC Nguyen Phuoc Bao Khoi, Ph.D. student. - Ho Chi Minh City University of Education Tóm tắt Mục đích của việc sử dụng phiếu học tập (PHT) là giúp học sinh (HS) chuẩn bị tốt tư liệu để tham gia hoạt động học tập, hình thành kiến thức mới và hệ thống, củng cố kiến thức vừa được truyền thụ. Do vậy, để dạy học truyền thuyết cho HS lớp 6 theo hướng tích cực hóa hoạt động và phát huy vai trò của HS, chúng tôi đặt ra vấn đề sử dụng PHT như một trong những kĩ thuật dạy học hợp tác nhằm góp phần đổi mới việc giảng dạy Ngữ văn. Từ truyền thuyết, phiếu học tập, dạy học đọc hiểu. Abstract In...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phiếu học tập trong dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 (47) - Thaùng 11/2016 107 Sử dụng phiếu học tập trong dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6 Use worksheets in teaching legends to sixth-grade students NCS. Nguyễn Thị Tuyết Nga - Trường THCS Hậu Giang, TP.HCM NCS. Nguyễn Phước Bảo Khôi - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Nguyen Thi Tuyet Nga, Ph.D. student. - Hau Giang High School, HCMC Nguyen Phuoc Bao Khoi, Ph.D. student. - Ho Chi Minh City University of Education Tóm tắt Mục đích của việc sử dụng phiếu học tập (PHT) là giúp học sinh (HS) chuẩn bị tốt tư liệu để tham gia hoạt động học tập, hình thành kiến thức mới và hệ thống, củng cố kiến thức vừa được truyền thụ. Do vậy, để dạy học truyền thuyết cho HS lớp 6 theo hướng tích cực hóa hoạt động và phát huy vai trò của HS, chúng tôi đặt ra vấn đề sử dụng PHT như một trong những kĩ thuật dạy học hợp tác nhằm góp phần đổi mới việc giảng dạy Ngữ văn. Từ truyền thuyết, phiếu học tập, dạy học đọc hiểu. Abstract In current education reform, students are expected to take an active role in learning, which requires teaching methodologies being modified accordingly. This paper recommends using worksheets as an effective technique in teaching legends to sixth-grade students. The use of worksheets can help students improve their initiatives, promote their activeness in learning, and therefore acquire and consolidate their knowledge more effectively. Keywords: legends, worksheet, reading comprehension teaching. 1. Vai trò của PHT trong dạy học Ngữ văn 1.1. PHT (worksheet – tờ giấy để làm việc) là hình thức bài tập được giáo viên (GV) thiết kế trên giấy (sheet) và giao cho HS thực hiện (work) độc lập hoặc làm theo nhóm trong thời gian ngắn của tiết học. Đó có thể là một vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò ý kiến trước một vấn đề nào đó. Để hoàn thành worksheet, HS buộc phải đọc, tìm kiếm trong văn bản (VB) sách giáo khoa (SGK) các nội dung, dữ liệu cần thiết để thực hiện các thao tác và yêu cầu mà GV đặt ra. Mục đích của việc sử dụng PHT là giúp HS chuẩn bị tốt tư liệu để tham gia hoạt động học tập, hình thành kiến thức mới và hệ thống, củng cố kiến thức vừa được truyền thụ. Dù phải đầu tư nhiều thời gian, công sức chuẩn bị, nhưng PHT sẽ giúp GV tiết kiệm thời gian trên lớp; nắm bắt phản hồi nhanh chóng, kiểm định có cơ sở và thực hiện đúng vai 108 trò hướng dẫn, chỉ đạo, xây dựng môi trường học tập thân thiện, chủ động hoàn thành tiết học. 1.2. Tuy cấu trúc đơn giản chỉ có hai phần (không gian “lệnh” – nêu yêu cầu, vấn đề cần giải quyết và không gian “làm việc” theo “lệnh”) nhưng khả năng ứng dụng của PHT khá rộng rãi. Chúng ta có thể dùng nó trong các bài tập đa dạng từ tìm bố cục, nhận biết kết cấu tác phẩm; tìm từ ngữ, câu, đoạn theo một chủ đề chủ điểm nhất định; tìm và nhận xét về các chi tiết nghệ thuật; nhận xét, đánh giá, nêu quan điểm về tác giả, tác phẩm hoặc sắp xếp, hệ thống hóa vấn đề. Yêu cầu trong không gian lệnh của PHT thực hiện dưới dạng câu hỏi được cũng phải tuân thủ những yêu cầu đặt ra như với câu hỏi gợi mở - nêu vấn đề: mang tính hệ thống - làm thành một chuỗi những liên hệ nối tiếp nhau để từng bước dẫn dắt HS khám phá tác phẩm; phải sát hợp với tác phẩm, khơi gợi được hứng thú cho HS; phải định hướng được mối quan hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của tác phẩm như chủ đề, quan điểm của tác giả, tác dụng, ý nghĩa của tác phẩm (1) 2. Sử dụng PHT trong dạy học truyền thuyết cho HS lớp 6 2.1. Với thể loại truyền thuyết, chúng tôi đồng tình với quan niệm xem thể loại này là kí ức cộng đồng về quá khứ, chủ yếu phản ánh niềm tin, sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử của dân tộc ít nhiều bằng hư cấu, tưởng tượng.(2) Do vậy, khi tiếp cận thể loại này, người nghiên cứu và giảng dạy văn học không thể không khai thác nhân vật trung tâm, cốt truyện với những sự kiện tiêu biểu và những chi tiết nghệ thuật hư cấu, tưởng tượng đóng vai trò cụ thể hóa cho thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử. Điều này cũng đảm bảo được nguyên tắc rất quan trọng của việc dạy học văn là giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đúng đặc trưng thể loại. Hai văn bản truyền thuyết được học chính thức trong chương trình Ngữ văn lớp 6 là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và Thánh Gióng là những truyền thuyết về anh hùng dân tộc (3). Với hai tác phẩm này, bên cạnh việc tìm hiểu về nhân vật như một yêu cầu bắt buộc, chúng tôi xác định những sự kiện quan trọng và chi tiết kì ảo là những yếu tố cần chú ý trong việc dạy học truyền thuyết cho HS lớp 6. 2.2. Trong dạy học tích cực, phương pháp thảo luận nhóm (hay còn gọi là dạy học hợp tác) là phương pháp có nhiều ưu điểm. Nó giúp HS phát huy tối đa tính chủ động và sáng tạo của bản thân trong việc thu nhận kiến thức, giúp các em được bộc lộ những khả năng của mình, có điều kiện học hỏi lẫn nhau, tạo không khí tự do, thoải mái không bị áp đặt trong học tập. Đây là phương pháp yêu cầu học sinh làm việc là chủ yếu, GV chỉ là người hướng dẫn. Và thực tế chỉ ra rằng nếu GV áp dụng phương pháp thảo luận kết hợp sử dụng PHT với từng bài cụ thể thì hiệu quả giờ học sẽ cao hơn, giúp HS dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Taffy E. Raphael, Efrieda H. Hiebert đã đề cập đến việc cần kết hợp giữa đọc và viết trong giảng dạy Ngữ văn như một cách thức tạo ra động lực học tập. Họ đã chỉ ra những giáo trình về phương pháp đọc gần đây đã nhấn mạnh đến kĩ năng viết và cho rằng viết có thể được sử dụng để hỗ trợ cho đọc và họ hoàn toàn ủng hộ việc kết hợp dạy đọc và viết trong việc dạy Ngữ văn cũng như các bộ môn khác.(4) Do vậy, để dạy học truyền thuyết cho HS lớp 6 theo hướng tích cực hóa hoạt động và phát huy vai trò của HS, chúng tôi đặt ra vấn đề sử dụng PHT như một trong những kĩ thuật dạy học hợp tác nhằm góp phần đổi mới việc giảng dạy Ngữ văn. 2.3. Dựa vào cứ liệu những VB truyền 109 thuyết trong SGK Ngữ văn 6 cũng như một số yếu tố đặc trưng cho loại thể này đã được xác định ở phần 2.1, chúng tôi đề xuất sử dụng một số hình thức PHT như sau:  Nhóm bài tập gắn với hoạt động trước khi đọc (giai đoạn HS làm việc cá nhân): Những bài tập này được thiết kế với mục đích giúp HS thống kê sơ giản và nêu cảm nhận chung của các em về một số yếu tố trong tác phẩm. Qua đó, GV có thể kiểm tra việc đọc trước VB của HS cũng như nắm bắt một số thông tin ban đầu về kết quả tự đọc của các em, từ đó chọn lựa một số biện pháp dạy học đọc hiểu phù hợp.  Bài tập về sự kiện  Bài tập về nhân vật Yêu cầu: Nêu các sự kiện chính trong truyện. Theo em, đâu là sự kiện quan trọng nhất? Thứ tự Sự kiện (1) (2) () Nhận xét: Yêu cầu: Nêu tên các nhân vật trong truyện. Theo em, đâu là nhân vật quan trọng nhất? Thứ tự Nhân vật (1) (2) () Nhận xét: 110  Bài tập về chi tiết  Nhóm bài tập gắn với hoạt động trong khi đọc (giai đoạn HS làm việc nhóm trong giờ Đọc văn) Những bài tập này được thiết kế với mục đích giúp HS làm việc nhóm một cách tích cực. HS sẽ trao đổi với nhóm học tập của mình để xác định những thông tin cần thiết phục vụ cho giờ học đọc hiểu. Bài tập này được thiết kế bám sát theo một số thành tố cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại truyền thuyết như nhân vật, chi tiết kì ảo tưởng tượng. Qua đó, GV có thể kiểm tra kết quả làm việc nhóm của HS, cũng như đảm bảo được yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu VB theo đặc trưng thể loại.  Bài tập về bố cục Yêu cầu: Xác định những chi tiết kì ảo tưởng tượng trong truyện. Theo em, đâu là chi tiết đặc sắc nhất? Thứ tự Chi tiết (1) (2) () Nhận xét: . Yêu cầu: Truyện chia làm mấy phần? Xác định nội dung chính của từng phần?. Phần Nội dung (1) (2) () Nhận xét: 111  Bài tập về nhân vật  Bài tập về chi tiết  Bài tập gắn với hoạt động sau khi đọc (giai đoạn HS làm việc cá nhân) Yêu cầu: Tìm hiểu về nhân vật của truyện Nhân vật Miêu tả Nhận xét Nhận xét: Yêu cầu: Tìm hiểu về chi tiết kì ảo tưởng tượng của truyện Chi tiết Ý nghĩa Nhận xét: Yêu cầu: Em thích nhân vật (chi tiết) nào nhất? Vì sao? Nhân vật (Chi tiết) Nguyên nhân 112 Bài tập này được thiết kế với mục đích giúp xác định kết quả đọc hiểu của HS. Sau hoạt động trên lớp, GV cũng cần những phản hồi để biết được hiệu quả dạy học của mình. Đồng thời, tuy là bài tập cá nhân nhưng đây cũng là một cơ hội để HS điều chỉnh kết quả đọc ban đầu của bản thân thông qua giao tiếp. Hoàn thành PHT và trình bày kết quả làm việc này trước lớp, năng lực giao tiếp của HS sẽ được củng cố. Hơn thế, khi có khả năng nhận ra được cái đẹp của con người và cuộc sống thông qua việc tiếp nhận ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, HS sẽ bày tỏ những cung bậc cảm xúc của cá nhân về cái đẹp cũng như tiến hành giao lưu cảm xúc thẩm mĩ với những cá nhân khác. Đây chính là những chỉ số hành vi quan trọng của năng lực cảm xúc thẩm mĩ đã phát triển cho HS sau giờ học. 3. Kết luận Không thể phủ nhận PHT là một hình thức có thể giúp HS vận dụng tư duy để tiếp nhận văn bản một cách chủ động, tích cực. Việc GV sử dụng PHT trong giảng dạy, đánh giá công việc của HS và hướng dẫn các em lưu lại những phiếu học tập này là vô cùng ý nghĩa. Nó có tác dụng rất quan trọng với giá trị như một công cụ học tập cũng như một phương tiện hữu hiệu để giao tiếp hoặc trao đổi giữa GV và HS, giữa các HS với nhau; giúp HS và GV đánh giá được ngay lập tức những thành công cũng như thất bại trong việc đọc hiểu VB và sự tiến bộ theo thời gian của các em và từ đó có những định hướng học tập tốt hơn. Trong quá trình nghiên cứu về cách thức dạy học bộ môn tiếng Anh nói riêng và Ngữ văn nói chung, tác giả James H. Stronge tin rằng hoạt động viết theo công thức POWER (Prewriting - chuẩn bị để viết; Organnizing - tổ chức viết; Writing - viết; Editing - chỉnh sửa, Rewriting - viết lại) được thiết kế bên cạnh đọc hiểu sẽ giúp tăng tính hiệu quả của giờ dạy học.(5) Từ đó, chúng tôi tin rằng việc sử dụng PHT trong giảng dạy Ngữ văn nói chung và dạy học truyền thuyết cho HS lớp 6 nói riêng sẽ giúp cho quá trình tương tác giữa GV và HS sẽ được cải thiện đáng kể. Đó không chỉ là sự đánh giá kết quả đọc hiểu đơn thuần mà quan trọng hơn đó là sự phản hồi trực tiếp để điều chỉnh lại quá trình dạy học đọc hiểu sao cho hiệu quả hơn. Nói khác đi đó là sự chuyển biến tích cực từ cấu trúc I - R - E (Initiation - Khởi xướng; Response - Trả lời; Evaluation - Đánh giá) thành cấu trúc I - R - F (Initiation - Khởi xướng; Response - Trả lời; Feedback - Phản hồi).(6) Trong thực tế, việc kết hợp giữa PHT với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học ở trường phổ thông đã được rất nhiều GV sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào cho có hiệu quả vẫn là một vấn đề thách thức đối với người dạy. Đó cũng là hướng triển khai vấn đề mà chúng tôi đã và đang tiếp tục nghiên cứu. Chú thích: (1) Phan Trọng Luận Văn chương - Bạn đọc - Sáng tạo, Nxb. ĐHSP, H., 2011, tr.246 - 247 (2) Hồ Quốc Hùng (2003), Truyền thuyết Việt Nam và vấn đề thể loại, Nxb. Trẻ, HCM, tr.10 (3) Tldđ (2) , tr.16 (4) Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu văn, Nxb. Giáo dục, H., 2008, tr.114 -115 (5) James H. Stronge, Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả (Lê Văn Canh dịch), Nxb. Giáo dục, H., 2011, tr.152 - 153 (6) Taffy E. Raphael - Efrieda H. Hiebert, Phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản (tập thể tác giả của Đại học Cần Thơ dịch), Nxb. ĐHSP, H., 2007, tr.137 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 6 (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Viết Chữ (2008), Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 3. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Ngày nhận bài: 15/10/2016 Biên tập xong: 15/11/2016 Duyệt đăng: 20/11/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf178_3631_2215229.pdf
Tài liệu liên quan