Tài liệu Sử dụng phần mềm mô phỏng khí động học ansys nghiên cứu tính ổn định đầu đạn giảm thanh được thiết kế bằng phương pháp ống và lỗ khí động: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016
299
SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG KHÍ ĐỘNG HỌC ANSYS
NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH ĐẦU ĐẠN GIẢM THANH ĐƯỢC
THIẾT KẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ỐNG VÀ LỖ KHÍ ĐỘNG
Võ Thiên Sơn1*, Trần Phú Hoành2
Tóm tắt: Đạn giảm thanh theo nguyên lý piston-xilanh có tác dụng giảm thanh
khi bắn, đầu đạn chuyển động theo quán tính đến mục tiêu nhờ động năng piston
truyền cho. Với kết cấu đầu đạn có hình trụ dài, do vậy việc nghiên cứu điều kiện
ổn định của đầu đạn trên đường bay là vấn đề cần giải quyết. Bài báo đưa ra hình
dáng kết cấu đầu đạn theo nguyên lý ổn định bằng ống và lỗ khí động, đồng thời
trình bày phương pháp tính toán tính ổn định của đầu đạn giảm thanh bằng ống và
lỗ khí động có ứng dụng phần mềm ANSYS FLUENT.
Từ khóa: Đạn giảm thanh, Lỗ khí động, Độ ổn định tĩnh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đạn giảm thanh là loại đạn khi bắn có âm thanh đầu nòng nhỏ, hiệu ứng giảm
thanh là do các cơ cấu bên tron...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phần mềm mô phỏng khí động học ansys nghiên cứu tính ổn định đầu đạn giảm thanh được thiết kế bằng phương pháp ống và lỗ khí động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016
299
SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG KHÍ ĐỘNG HỌC ANSYS
NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH ĐẦU ĐẠN GIẢM THANH ĐƯỢC
THIẾT KẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ỐNG VÀ LỖ KHÍ ĐỘNG
Võ Thiên Sơn1*, Trần Phú Hoành2
Tóm tắt: Đạn giảm thanh theo nguyên lý piston-xilanh có tác dụng giảm thanh
khi bắn, đầu đạn chuyển động theo quán tính đến mục tiêu nhờ động năng piston
truyền cho. Với kết cấu đầu đạn có hình trụ dài, do vậy việc nghiên cứu điều kiện
ổn định của đầu đạn trên đường bay là vấn đề cần giải quyết. Bài báo đưa ra hình
dáng kết cấu đầu đạn theo nguyên lý ổn định bằng ống và lỗ khí động, đồng thời
trình bày phương pháp tính toán tính ổn định của đầu đạn giảm thanh bằng ống và
lỗ khí động có ứng dụng phần mềm ANSYS FLUENT.
Từ khóa: Đạn giảm thanh, Lỗ khí động, Độ ổn định tĩnh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đạn giảm thanh là loại đạn khi bắn có âm thanh đầu nòng nhỏ, hiệu ứng giảm
thanh là do các cơ cấu bên trong đạn tạo ra chứ không kết hợp với vũ khí (như ống
giảm thanh). Súng chỉ có tác dụng phát hỏa và định hướng chuyển động cho đầu
đạn nên không tham gia phát bắn như các loại vũ khí nhiệt động kín thông thường
khác. Trên cơ sở nguyên lý hoạt động của đạn và đảm bảo tính linh hoạt trong sử
dụng nên nhóm tác giả đã chọn súng rulo để ứng dụng bắn đạn giảm thanh. Các
kích thước của đạn được tính toán phù hợp với kết cấu của súng. Đầu đạn là phần
tử dùng để tiêu diệt mục tiêu, quá trình thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đã đưa ra các
lựa chọn về hình dáng, các thông số kết cấu theo các đặc tính động học đã xác
định. Đối với đạn giảm thanh, để đảm bảo quá trình truyền động năng và định vị
chuyển động của đầu đạn trong xilanh khi bắn nên đầu đạn có hình trụ dài (5,7d).
Từ kết cấu hình dạng của đầu đạn và ổn định của đầu đạn đến mục tiêu là chuyển
động quán tính nên coi đầu đạn là vật thể bay và cần có các yếu tố phân tích khí
động liên quan đến chuyển động của đầu đạn. Xét viên đạn giảm thanh theo
nguyên lý piston-xilanh có kết cấu như hình vẽ:
Hình 1. Nguyên lý kết cấu đạn piston-xylanh.
1. Xilanh; 2. Đầu đạn; 3. Piston; 4. Thuốc phóng; 5. Bộ phát hỏa.
Khi bộ phát hỏa (5) làm việc tạo ra tia lửa mồi cháy cho thuốc phóng (4),
thuốc phóng cháy tạo ra sản phẩm khí có nhiệt độ, áp suất cao, áp suất tăng nhanh
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
V.T. Sơn, T.P. Hoành, “Sử dụng phần mềm mô phỏng ống và lỗ khí động.”
300
và giãn nở sinh công, đến khi đủ lớn thắng được lực cản ban đầu của piston (3) và
xilanh (1), piston chuyển động mang đầu đạn (2) chuyển động theo, khi piston
chạm vào bậc giữ của xilanh (1) thì dừng lại và bịt kín khí thuốc không cho thoát
ra ngoài, đầu đạn (2) tiếp tục chuyển động đến mục tiêu nhờ lực quán tính. Sản
phẩm cháy hoàn toàn nằm trong buồng kín và được giữ lại trong xilanh, phần bay
đi chỉ có đầu đạn, phần giữ lại bao gồm xilanh, piston và sản phẩm cháy do thuốc
phóng tạo ra.
Hình 2. Sản phẩm súng, đạn giảm thanh.
Với các loại súng truyền thống, trong nòng súng có rãnh xoắn, nên khi ra khỏi
nòng đầu đạn xoay quanh trục dọc của thân nên tạo nên mô men ổn định giúp
đường đạn ổn định trong không gian. Do kết cấu đầu đạn giảm thanh dài nên thiết
kế rãnh xoắn sẽ phức tạp và làm giảm động năng, sơ tốc đầu nòng. Để khắc phục
những nhược điểm đó và phù hợp với mục đích sử dụng, súng bắn đạn giảm thanh
theo nguyên lý piston-xilanh được thiết kế không có rãnh xoắn. Như vậy, phần đầu
đạn bay ra ngoài bay theo quỹ đạo bài toán thuật phóng ngoài không có lực tác
dụng sau cùng của khí thuốc, đầu đạn không quay. Với mục đích là đảm bảo đạn
bay ra có độ ổn định và độ chụm cao, nhóm tác giả đề xuất phương án khoét lỗ ở
đuôi đầu đạn tạo ống và lỗ ổn định như bản vẽ kỹ thuật ở hình 3. Quá trình thử
nghiệm cho thấy, đầu đạn có thiết kế như vậy, cho hiệu quả chiến đấu tốt hơn
nhiều so với đầu đạn thông thường (không khoét lỗ ở đuôi đầu đạn): xác xuất trúng
bia 80% so với 30%, khả năng đâm xuyên cũng tốt hơn do đầu đạn không bị đập
thân vào bia.
Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm tác giả sử dụng phần mềm mô phỏng
ANSYS và lý thuyết động học bay để lý giải hiệu quả về mặt thiết kế của phương
án khoét lỗ đuôi so với phương án không khoét lỗ. Từ đó thấy được sự khả thi
trong giải pháp kỹ thuật này.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016
301
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠN VÀ BÀI TOÁN ĐỘNG HỌC BAY
CỦA ĐẦU ĐẠN
2.1. Các tham số đầu đạn
Đầu đạn có khoét lỗ khí động (a)
Tỷ trọng = 0.00785 g/mm3
Khối lượng đạn = 5.41 grams
Thể tích = 689.56 mm3
Diện tích tổng thể = 866.72 mm2
Tâm khối: (mm)
X = -0.00; Y = 19.88; Z = 0.00
Mô men quán tính (đơn vị g.mm2):
Lxx = 570.36; Lxy = 0.00; Lxz = -0.00
Lyx = 0.00; Lyy = 23.47; Lyz = -0.00
Lzx = -0.00; Lzy = -0.00; Lzz = 570.36;
Đầu đạn không khoét lỗ khí động (b)
Tỷ trọng = 0.00785 g/mm3
Khối lượng đạn = 5.82 grams
Thể tích = 703.01 mm3
Diện tích tổng thể = 883.12 mm2
Tâm khối: (mm)
X = -0.00; Y = 21.27; Z = 0.00
Mô men quán tính (đơn vị g.mm2):
Lxx = 567.31; Lxy = 0.00; Lxz = -0.00
Lyx = 0.00; Lyy = 24.11; Lyz = -0.00
Lzx = -0.00; Lzy = -0.00; Lzz = 567.31;
Hình 3. Các tham số hình dạng của đạn có lỗ
khí động (a) và không có lỗ khí động (b).
2.2. So sánh độ dự trữ ổn định tĩnh trên cơ sở phần mềm Ansys Fluent/CFX
2.2.1. Mô hình hình học, xây dựng lưới tính toán và thiết lập trình giải bằng
ANSYS.CFX
a
b
Hình 4. Mô hình hình học và hệ tọa độ tính toán mô phỏng
đạn không có lỗ khí động (a) và có lỗ khí động (b)
Mô hình hình học: Dựa trên cơ sở các loại đầu đạn giảm thanh, nhóm tác giả
xây dựng được mô hình hình học của đạn như hình 4.
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
V.T. Sơn, T.P. Hoành, “Sử dụng phần mềm mô phỏng ống và lỗ khí động.”
302
Rời rạc hóa mô hình (chia lưới): Sử dụng phương pháp chia lưới tứ diện không
cấu trúc, dùng phần mềm chia lưới Ansys Meshing. Ví dụ: trong trường hợp góc
tấn lựa chọn là 50, các tham số lựa chọn như sau:
Hình 5. Các tham số chia lưới được lựa chọn.
Cụ thể, các tham số chính được lựa chọn như sau:
Use advanced size function: On: Proximity and Curvature
Min size=0.001[m]
Inflation:
Use automatic inflation: program controlled
Inflation option: First layer thickness
First layer height=0.001[m]
Các tùy chọn khác để mặc định, kết quả: Số nút lưới: 401998;
Chất lượng trực giao lưới (Orthogonal Quality): min=0.034 (chấp nhận được).
Thiết lập trình giải:
Điều kiện đầu vào quá trình mô phỏng: Độ cao bay H=1 m và vận tốc V0=210 m/s.
Các tùy chọn khác để mặc định.
Kết quả mô phỏng:
Hình 6. Phân bố đường dòng.
Hình 7. Phân bố áp suất.
Bảng 1. Vị trí tâm áp XF theo các góc tấn khác nhau như sau
(tính từ đầu mũi quả đạn).
Góc tấn
Loại đạn
00 10 30 40 50
Đạn thông
thường (mm)
18,24 19,25 19,34 20,11 21,05
Đạn khoét lỗ
đuôi (mm)
26.12 27.10 27.15 28.21 28.75
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016
303
Có thể thấy rằng:
- Từ hình 6, đường dòng có hiện tượng đi vào trong lỗ khoét ở đuôi, bắt đầu có
hiện tượng chảy ngược, tạo xoáy dòng. Hiện tượng này làm tăng lực cản đáy xong
có tác dụng đẩy tâm áp về phía sau, tăng độ dự trữ ổn định tĩnh của đạn (phần này
sẽ được trình bày ở phần 2.2.2);
- Cũng từ hình 6, đường dòng ở đáy kém trơn tru hơn so với khi chưa khoét lỗ.
Dòng chảy rối hơn do hiện tượng đan xen tia dòng đi ra từ trong lòng đạn với dòng
chảy bao quanh thân đạn. Hiện tượng tách dòng cũng xảy ra sớm hơn. Từ đó, có
thể dự đoán được tâm áp sẽ bị lùi về sau trong trường hợp đạn khoét lỗ;
- Phần dòng chảy bao bên ngoài tương đối trơn tru, chưa hình thành hiện tượng
sóng xung kích cục bộ, do đó viên đạn không chịu ảnh hưởng của lực cản sóng.
2.2.2. Độ dự trữ ổn định tĩnh của thiết bị bay
Độ dự trữ ổn định tĩnh của thiết bị bay là một khái niệm đánh giá độ ổn định
của thiết bị bay theo các kênh: trục dọc và kênh ngang. Đây là đánh giá mang tính
định tính. Theo đó ta được biết, tính ổn định dọc của thiết bị bay (trong trường hợp
của chúng ta là đầu đạn giảm thanh) là khả năng của nó có thể giữ được chế độ bay
cho trước và quay lại chế độ đó sau khi chịu tác động của các yếu tố bên ngoài làm
thay đổi cân bằng lực và mômen lực ban đầu trên mặt phẳng đối xứng của nó [3].
Độ dự trữ ổn định tĩnh được tính theo công thức sau:
D = XTF/L*100%; (1)
Trong đó:
D: độ dự trữ ổn định tĩnh;
XTF: Khoảng cách tính từ tâm khối
XT tới tâm áp XF;
L: Chiều dài thân đầu đạn;
Khi đó, D càng lớn thì độ ổn định
của đầu đạn càng lớn trước các tác
động. Tức là đường đạn càng ổn
định.
Hình 8. Vị trí tâm áp và tâm khối.
Như vậy, từ công thức (1) ta có bảng giá trị độ dự trữ ổn định tĩnh của hai loại
đầu đạn như sau:
Bảng 2. Độ dự trữ ổn định tĩnh theo các góc tấn khác nhau .
Góc tấn
Loại đạn
00 10 30 40 50
Đầu đạn thông
thường (%)
-4,22 -1,62 -1,39 0,59 3,01
Đầu đạn khoét
lỗ đuôi (%)
16,08 18,60 18,73 21,46 22,86
Từ bảng 2, có thể đánh giá mang tính định tính rằng, đầu đạn khoét lỗ đuôi có
độ dự trữ ổn định tĩnh cao hơn. Do vậy, tính ổn định của đầu đạn cao hơn so với
đầu đạn thông thường. Điều đó lý giải sơ bộ được nguyên nhân thực nghiệm đầu
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
V.T. Sơn, T.P. Hoành, “Sử dụng phần mềm mô phỏng ống và lỗ khí động.”
304
đạn khoét lỗ đuôi có độ chụm cao và khả năng đâm xuyên bia tốt hơn đầu đạn
thông thường.
2.3. Đánh giá độ ổn định của đường đạn dựa trên các phương trình động học
bay
Do là đầu đạn không quay, nên ta có thể giả thiết đầu đạn chuyển động trong
một mặt phẳng thẳng đứng. Khi đó, chuyển động của đầu đạn được mô tả bởi các
phương trình động học bay như sau [4]:
1
( ),
1
( ),
1
( ),
1
( ( ) ),
.
z z y x y x
z
V PCos X GSin
m
PSin Y GCos
mV
PCos Sin Z
mVCos
M I I
I
H VSin
Hình 9. Sơ đồ lực tác dụng trong mặt
phẳng thẳng đứng.
Trong đó: V [m/s]: Vận tốc bay của đầu đạn;
G[N]: Trọng lượng của đầu đạn;
X, Y, Z[N]: Lực cản chính diện; lực nâng; lực cạnh;
P[N]: Lực đẩy (trong trường hợp này P = 0 N);
[rad]: Góc tạo bởi vận tốc tức thời đầu đạn và mặt đất;
H [m]: Độ cao đầu đạn;
Các thành phần góc và vận tốc góc theo trục OY, OZ là bằng 0.
Góc tấn 0 đóng vai trò là góc nhiễu động, đặc trưng cho độ lớn của tác động
nào đó khiến đầu đạn bay không ổn định. Đầu đạn có độ ổn định tốt là sau một thời
gian nhất định góc nhiễu động nhỏ dần về 00.
Điều kiện đầu vào của bài toán: M (khối lượng đầu đạn không đổi) = 0,0055 kg;
V0=210(m/s); t0=0(s); 0=0,2(rad); 0= 0+ 0(rad); cao độ H0=1m.
Kết quả giải hệ phương trình động lực học bay với các điều kiện biên như sau (trục
tung – góc tấn 0; trục hoành – thời gian):
Bảng 3. Kết quả ổn định của đạn phụ thuộc vào góc nhiễu động.
0=5
0
0=8
0
0=10
0
0=15
0
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016
305
Từ bảng kết quả có thể thấy rằng:
- Góc nhiễu động nhỏ dần, đầu đạn dần ổn định đường bay theo thời gian;
- Với góc nhiễu động nhỏ, đầu đạn nhanh chóng lấy lại vị trí cân bằng (đường đạn ổn
định sau khoảng thời gian ít hơn 3.10-2 s, tương đương với đường đạn bay khoảng 5÷8 m).
Sau khoảng thời gian này đường đạn ổn định, các nhiễu động đã bị khử hoàn toàn, xác
suất trúng bia cũng như độ chụm cao. Kết quả bắn thực nghiệm đã xác định tầm bắn xa
nhất đến 60m, tầm bắn hiệu quả từ 20 đến 30m.
- Với góc nhiễu động lớn, đạn lấy lại vị trí cân bằng chậm hơn. Đặc biệt là nếu do tác
động nào đó làm đầu đạn bay với góc tấn lớn hơn 150 thì xác suất trúng bia là gần như
bằng 0.
3. KẾT LUẬN
Với mô hình đạn như đã thử nghiệm, kết quả chứng minh về mặt lý thuyết cho thấy độ
ổn định của đạn tốt hơn, phù hợp với kết quả thực nghiệm;
Hệ số lực cản tăng là phù hợp về mặt lý thuyết, song ảnh hưởng không đáng kể đến
hiệu quả chiến đấu của đầu đạn;
Đạn có thể ổn định với những nhiễu động không quá lớn, với những nhiễu động lớn thì
khả năng ổn định quỹ đạo trở lại là kém hơn (với góc nhiễu động lớn hơn 15o, gần như
khả năng tự ổn định là không còn);
Hướng phát triển tiếp theo: thiết kế đầu mũi hợp lý để giảm thiểu lực cản chính diện,
lựa chọn vật liệu tối ưu để tăng khoảng cách khối tâm và tâm áp, từ đó tăng độ dự trữ ổn
định tĩnh của đầu đạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. G.A. Danhilin, V.P. Ogorodnhicov, A.B.Davolocin, Người dịch: Nguyễn Văn Thủy,
Trần Văn Định, Trần Đình Thành, "Cơ sở thiết kế đạn súng bộ binh", Học viện
KTQS, 2007.
[2]. Bùi Ngọc Hồi và cộng sự, "Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo mẫu vũ khí siêu
nhỏ, giảm thanh, bắn gần theo nguyên lý đạn piston", Viện Tên lửa - TT KHCNQS,
2004-2007.
[3]. Г.Н.Абрамович. Прикладная газовая динамика.
[4]. А.А. Лебедев, Л.С. Чеpнобровкин. Динамика полета беспилетных летательных
аппаратов. Москва. Машиностроение 1973.
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
V.T. Sơn, T.P. Hoành, “Sử dụng phần mềm mô phỏng ống và lỗ khí động.”
306
ABSTRACT
STUDY ON STABILITY OF WARHEAD SILENCER
BY USING GAS PIPELINE AND OPERATING LOSS
Bullet silencer piston-cylinder principle silencer effect when fired, the
bullet moves to target inertia thanks to the kinetic energy transmission piston.
With structural long cylindrical warheads, so the study conditions on the
stability of the warhead routes are problems to be solved. This paper presents
a warhead shape structural stability principle by tubes and aerodynamic
losses, and presents methods of calculation warhead stability and hole
silencer aerodynamic tube with software applications ANSYS FLUENT.
Keywords: Piston, cylinder, Bullet silencer
Nhận bài ngày 15 tháng 07 năm 2016
Hoàn thiện ngày 09 tháng 8 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 09 năm 2016
Địa chỉ: 1Phòng Đạn dược/ Cục Quân khí/ TCKT;
*Email : Thiensont263@gmail.com
2Viện Tên lửa/ Viện KH-CNQS.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37_son_hoanh_0435_2150255.pdf