Sử dụng một số bài toán hình học trong dạy học môn thủ công ở lớp 3 theo hướng dạy học tích hợp - Nguyễn Hồng Dương

Tài liệu Sử dụng một số bài toán hình học trong dạy học môn thủ công ở lớp 3 theo hướng dạy học tích hợp - Nguyễn Hồng Dương: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 41-44; 56 41 SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN THỦ CÔNG Ở LỚP 3 THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP Nguyễn Hồng Dương - Trường Đại học Hải Phòng Ngày nhận bài: 18/12/2018; ngày sửa chữa: 25/12/2018; ngày duyệt đăng: 30/01/2019. Abstract: Integrated teaching is a trend of education in many countries in the world and Vietnam in recent years. In this article, we propose a process of integrated teaching in some geometry problems in Craft in Grade 3, thereby it enables students review the knowledge of geometry and complete the lesson of Craft. Keywords: Integrated teaching, geometry problems, Craft subject. 1. Mở đầu Dạy học tích hợp (DHTH) là một xu hướng của nền giáo dục ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây. Việc dạy học theo định hướng tích hợp ở Việt Nam đã được triển khai đồng bộ, đặc biệt là ở cấp tiểu học. Khi triển khai DHTH đã giúp giáo viên (GV) tiết kiệm được thời gian, ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng một số bài toán hình học trong dạy học môn thủ công ở lớp 3 theo hướng dạy học tích hợp - Nguyễn Hồng Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 41-44; 56 41 SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN THỦ CÔNG Ở LỚP 3 THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP Nguyễn Hồng Dương - Trường Đại học Hải Phòng Ngày nhận bài: 18/12/2018; ngày sửa chữa: 25/12/2018; ngày duyệt đăng: 30/01/2019. Abstract: Integrated teaching is a trend of education in many countries in the world and Vietnam in recent years. In this article, we propose a process of integrated teaching in some geometry problems in Craft in Grade 3, thereby it enables students review the knowledge of geometry and complete the lesson of Craft. Keywords: Integrated teaching, geometry problems, Craft subject. 1. Mở đầu Dạy học tích hợp (DHTH) là một xu hướng của nền giáo dục ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây. Việc dạy học theo định hướng tích hợp ở Việt Nam đã được triển khai đồng bộ, đặc biệt là ở cấp tiểu học. Khi triển khai DHTH đã giúp giáo viên (GV) tiết kiệm được thời gian, hạn chế việc dạy học một nội dung nhiều lần và dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Môn Thủ công ở lớp 3 là môn học nhằm giúp học sinh (HS) tạo ra những sản phẩm cụ thể, có thể sử dụng trong học tập và cuộc sống. Việc sử dụng một số bài toán có nội dung hình học vào dạy học môn Thủ công ở lớp 3 theo hướng dạy học tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy khả năng sáng tạo, phát triển tư duy và năng lực của HS. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm về dạy học tích hợp và các mức độ tích hợp Theo Đỗ Hương Trà [1]: DHTH là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp - có vấn đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cá nhân. Theo Nguyễn Hữu Châu [2]: DHTH là tổ chức, hướng dẫn cho HS biết huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng mới, phát triển các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Theo chúng tôi, có thể hiểu DHTH là quan điểm dạy học, trong đó GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS huy động kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập; qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng mới, phát triển những năng lực cần thiết. Ngày nay, để đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH, nền giáo dục của nhiều nước trên thế giới đã chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực. Thực tiễn dạy học cho thấy, DHTH đáp ứng được mục tiêu phát triển năng lực cho HS. Theo [1], có thể đưa ra 4 mức độ tích hợp trong dạy học như sau: - Tích hợp trong nội bộ môn học. Ở mức độ này, các môn, các phần vẫn được học riêng. Trong quá trình giảng dạy, tích hợp được thực hiện thông qua việc loại bỏ những nội dung trùng lặp, khai thác sự hỗ trợ giữa các phần trong một phân môn hay môn học. Thông qua kiểu tích hợp này, HS nắm được mối liên hệ giữa các phần trong một môn học; - Tích hợp kiểu lồng ghép. Ở mức độ này, các môn học vẫn được dạy học riêng rẽ. Tuy nhiên tùy từng thời điểm, GV có thể đưa vào nội dung môn học các yếu tố có nội dung thực tiễn hoặc gắn với môn học khác; - Tích hợp liên môn. GV xây dựng các chủ đề học tập dựa trên những môn học có liên quan với nhau. Khi đó, nội dung các môn học vẫn được phát triển riêng nhưng thể hiện được sự liên kết giữa các môn thông qua việc sử dụng kiến thức liên thông trong chủ đề học tập; - Tích hợp xuyên môn. GV xây dựng chủ đề học tập gồm nhiều môn học khác nhau. 2.2. Nguyên tắc sử dụng một số bài toán hình học trong dạy học môn Thủ công ở lớp 3 theo hướng dạy học tích hợp Môn Thủ công ở lớp 3 có nhiều nội dung sử dụng tính chất của các hình hình học như hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và độ dài đoạn thẳng,... Do vậy trong bài viết này, chúng tôi sử dụng một số bài toán hình học trong dạy học môn Thủ công ở lớp 3 theo hướng dạy học tích hợp liên môn nhằm giúp HS nắm vững kiến thức môn Toán, hiểu rõ hơn kiến thức môn Thủ công; đồng thời giờ học cũng trở nên sinh động, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Đỗ Hương Trà [1] về DHTH, theo chúng tôi, việc sử dụng một số bài toán hình học trong dạy học môn Thủ công ở lớp 3 theo hướng dạy học tích hợp cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: 2.2.1. Đảm bảo mục tiêu học tập VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 41-44; 56 42 Khi tổ chức DHTH dạng toán có nội dung hình học vào môn Thủ công, cần bám sát mục tiêu, nội dung học tập. Những nội dung hình học được tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, logic, khoa học. Mỗi bài học, GV cần xác định và nắm vững mục tiêu của bài học, nội dung chương trình, những kiến thức và kĩ năng cần trang bị cho HS. 2.2.2. Đảm bảo sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn Việc DHTH dạng toán có nội dung hình học vào môn Thủ công ở lớp 3 cần đảm bảo sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, những kiến thức toán lồng ghép vào hoạt động trong giờ thủ công cần là những kiến thức mà các em đã học. 2.2.3. Đảm bảo vai trò trung tâm của hoạt động học tập là người học DHTH dạng toán có nội dung hình học vào môn Thủ công có tính liên môn, do đó người học không chỉ tiếp thu kiến thức trong mỗi hoạt động mà còn vận dụng kiến thức có nội dung hình học vào môn Thủ công để tạo ra những sản phẩm sáng tạo hơn. 2.2.4. Đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả của dạy học tích hợp Hiệu quả dạy học phụ thuộc vào phương pháp dạy học của GV, quy trình tạo nên một sản phẩm trong bài học. Hiệu quả học tập của HS được thể hiện ở khâu thực hành, sau khi nắm được quy trình, HS vận dụng kiến thức đã học để tạo ra một sản phẩm thủ công hoàn thiện. 2.3. Đề xuất quy trình dạy học tích hợp một số bài toán hình học trong dạy học môn Thủ công ở lớp 3 Thông qua mục tiêu, nội dung chương trình môn Thủ công ở lớp 3, kiến thức dạng toán có nội dung hình học từ lớp 1 đến lớp 3, kết quả nghiên cứu của Đỗ Hương Trà [1], chúng tôi đề xuất quy trình DHTH dạng toán có nội dung hình học vào môn Thủ công ở lớp 3 gồm 5 bước sau: Sơ đồ 1. Quy trình DHTH một số bài toán hình học vào môn Thủ công ở lớp 3 Bước 1: Lựa chọn nội dung tích hợp. Ở bước này, GV cần lựa chọn nội dung tích hợp, rà soát, đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình môn Thủ công và các bài toán hình học trong chương trình môn Toán từ lớp 1 đến lớp 3 để tìm kiếm và chọn lọc các bài học, nội dung học tập có liên quan, từ đó xây dựng thành bài học tích hợp phù hợp. Do đó, đòi hỏi GV cần am hiểu về nội dung kiến thức môn Toán các khối lớp ở tiểu học, có kinh nghiệm nghề nghiệp, nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình môn Thủ công và môn Toán ở tiểu học. Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học. Khi xác định mục tiêu cho bài học môn Thủ công có tích hợp dạng toán có nội dung hình học, GV cần xuất phát từ các nội dung hình học được chọn lựa để tích hợp và thiết kế bài học, lượng hóa các mục tiêu mà người học cần đạt được sau bài học. Bước 3: Chuẩn bị và thiết kế hoạt động học tập. Để bài học Thủ công tích hợp dạng toán có nội dung hình học được thực hiện một cách hiệu quả, GV và HS không chỉ cần chuẩn bị điều kiện, phương tiện vật chất mà còn chuẩn bị cả tư liệu cho bài học, tái hiện hoặc tìm kiếm những kiến thức hình học và thủ công nền tảng nhằm phục vụ cho nhiệm vụ học tập mới. Để chuẩn bị cho bài học tích hợp, GV cần: - Hướng dẫn HS làm quen với việc chuẩn bị tài liệu, cách nghiên cứu bài học, sưu tầm và xử lí thông tin liên quan đến bài học. - Kết hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ cho hoạt động chuẩn bị của các em. Nếu có sự phối hợp tốt, gia đình không chỉ tạo điều kiện cho HS chuẩn bị các đồ dùng học tập mà còn giúp các em có một nền tảng kiến thức vững chắc trước khi tham gia vào các hoạt động học tập. - HS dành một khoảng thời gian để nghiên cứu trước bài học để có sự chuẩn bị tốt nhất, đồng thời lường trước những khó khăn sẽ gặp phải của HS trong bài học. Bước 4: Tổ chức dạy học. Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực hiện bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của GV và HS theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó GV giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ, áp đặt một chiều. HS được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể nhận thức, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Bước 5: Tổng kết, đánh giá. Tổng kết không phải là kết thúc quá trình học tập, mà là hoàn thành mắt xích trong một chuỗi các hoạt động đa dạng. Sau khi tổng kết, GV cần tiếp tục hướng dẫn HS học tập: gợi mở thêm các vấn đề mới hoặc cho HS tự đề xuất vấn đề mới, những vấn đề mới này lại trở thành điểm khởi đầu cho quá trình học tập tiếp theo. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 41-44; 56 43 Kết thúc giờ thực hành, GV tổ chức cho từng cá nhân hay từng nhóm lên trưng bày sản phẩm cho cả lớp quan sát, kết hợp đánh giá. Việc trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm cần mang lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Tuyên dương đối với các cá nhân, nhóm thực hiện đúng quy trình tạo ra sản phẩm. Song, cần động viên, khích lệ các cá nhân, nhóm chưa hoàn thiện sản phẩm để các em cố gắng hơn vào lần sau. 2.4. Minh họa dạy học tích hợp một số bài toán hình học trong dạy học môn Thủ công ở lớp 3 Ví dụ: Tích hợp một số bài toán hình học vào bài học: “Cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng” (Thực hành Thủ công lớp 3). Bước 1. Lựa chọn nội dung tích hợp: tích hợp một số kiến thức có nội dung hình học như: hình vuông, hình chữ nhật, độ dài đoạn thẳng vào dạy học bài: “Cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng” (Thực hành Thủ công lớp 3). Bước 2. Xác định mục tiêu dạy học: - HS trình bày được quy trình cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng; - HS cắt dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng theo một kích thước bất kì, đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật. Bước 3. Chuẩn bị và thiết kế hoạt động học tập: - Chuẩn bị: + Mẫu cờ Tổ quốc; + Tranh quy trình; + Giấy, hồ dán, bút màu, thước kẻ, kéo. - Thiết kế hoạt động học tập: + Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu; + Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu; + Hoạt động 3: HS làm thử. Bước 4. Tổ chức dạy học: GV làm các thao tác mẫu theo quy trình kĩ thuật. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. Hình 1. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng GV đưa ra hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng (xem hình 1) và hướng dẫn HS tìm ra những đặc điểm của lá cờ, cụ thể: - GV hỏi: Lá cờ có màu gì? Có hình gì? - HS: Lá cờ có màu đỏ, dạng hình chữ nhật. - GV: Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết đây là hình chữ nhật? - HS: hình chữ nhật có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau (GV và HS dùng thước kẻ để kiểm tra lại các dấu hiệu nhận biết hình vuông, hình chữ nhật). - GV: Ngôi sao được dán ở vị trí nào của lá cờ? - HS: Ngôi sao được dán chính giữa lá cờ. - GV: Ngôi sao có mấy cánh? Có màu gì? - HS: Ngôi sao có năm cánh, màu vàng. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. GV nêu yêu cầu cho HS: tìm hiểu cách cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng → yêu cầu HS chuẩn bị: giấy thủ công màu, kéo, hồ dán. GV giới thiệu các bước cắt, dán ngôi sao vàng 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng: - Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao năm cánh; - Bước 2: Cắt ngôi sao năm cánh; - Bước 3: Trình bày sản phẩm. GV làm mẫu chi tiết, thực hiện các thao tác mẫu, nên kết hợp khéo léo giữa hướng dẫn thao tác mẫu với sử dụng tranh thông qua các câu hỏi. Cụ thể: - Lấy một tờ giấy thủ công màu vàng, có kích thước bất kì. Gấp theo đường chéo của tờ giấy và bỏ phần thừa đi tạo thành một hình vuông (xem hình 2): a) b) c) d) Hình 2 - GV đặt câu hỏi cho HS và kiểm tra lại những đặc điểm nhận biết hình vuông (như: có 4 cạnh bằng nhau, có 4 góc vuông). - Gấp tư tờ giấy để xác định điểm chính giữa của tờ giấy (xem hình 3): Hình 3 - Gấp đôi tờ giấy hình vuông được tờ giấy có hình chữ nhật thứ nhất (xem hình 4): VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 41-44; 56 44 Hình 4 - Gấp đôi tờ giấy có hình chữ nhật thứ nhất được tờ giấy có hình chữ nhật thứ 2 (xem hình 5): Hình 5 - Gấp đôi tờ giấy có hình chữ nhật thứ 2 được tờ giấy có hình chữ nhật thứ 3 (xem hình 6): Hình 6 - Cuối cùng mở các hình chữ nhật ra được hình chữ nhật thứ nhất có bốn nếp gấp, chia hình chữ nhật này thành bốn phần bằng nhau, lấy 02 điểm C, D trên hình chữ nhật đó (xem hình 7), khi đó đoạn CD = 1/8 độ dài cạnh của hình vuông ban đầu. Hình 7 Sau khi xác định được điểm D, nối D với O và gập vào như hình 8. Hình 8 - Sau khi xác định được điểm D, nối D với O và gập vào như hình vẽ. Thực hiện các bước tiếp theo để tạo thành một ngôi sao (xem hình 9). Hình 9 - GV và HS cùng sử dụng thước kẻ để xác định điểm chính giữa của lá cờ, dán ngôi sao vào điểm chính giữa của lá cờ, thu được sản phẩm hoàn chỉnh như hình 10. Hình 10 Bước 5: Tổng kết, đánh giá: GV tổng kết những vấn đề chính trong bài học. Sau khi tổng kết, GV tiếp tục hướng dẫn HS gợi mở thêm các vấn để mới hoặc cho HS đề xuất những vấn đề mới. Sau khi kết thúc giờ thực hành, GV tổ chức cho các cá nhân hay từng nhóm lên trưng bày sản phẩm cho cả lớp quan sát, kết hợp đánh giá. Qua đó, mang lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. 3. Kết luận DHTH một số bài toán hình học vào dạy học môn Thủ công ở lớp 3 đã được chúng tôi triển khai hiệu quả trong thực tiễn, giúp HS hứng thú và tích cực học tập. Để tiến hành DHTH một số bài toán hình học trong dạy học môn Thủ công ở lớp 3 đạt hiệu quả cao, GV cần tuân thủ theo các nguyên tắc, quy trình của DHTH. Trong quá trình dạy học, GV cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp HS hiểu bài, tập trung chú ý học tập; từ đó, nâng cao hiệu quả dạy học. (Xem tiếp trang 56) D 0 C VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 53-56 56 mô phỏng vào trong quá trình giảng dạy, huấn luyện các môn quân sự của đội ngũ cán bộ, giảng viên chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp, kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng thu thập, xử lí, thiết kế, khả năng vận dụng kiến thức, thông qua ứng dụng CNTT và công nghệ mô phỏng vào quá trình giảng dạy. Vì vậy, Nhà trường cần tăng cường đầu tư, mở rộng, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình ứng dụng CNTT và công nghệ mô phỏng vào giảng dạy, huấn luyện các môn quân sự của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT và công nghệ mô phỏng vào quá trình giảng dạy, huấn luyện các môn quân sự cần phải đồng bộ, đầu tư đầy đủ, thống nhất các thiết bị CNTT và công nghệ mô phỏng cho các khoa quân sự, các giảng đường, các phòng học chuyên dùng, thư viện. Qua đó, phải tiến hành rà soát, kiểm tra chất lượng các thiết bị CNTT và công nghệ mô phỏng đã được trang bị và có kế hoạch sửa chữa, thay thế, sửa chữa khi bị hỏng. Tăng cường nâng cấp và hoàn thiện hệ thống mạng LAN; quản lí cơ sở dữ liệu, hệ thống bài giảng, tài liệu, giáo trình điện tử; các văn bản, công văn dạng số... Đồng thời, nâng cấp hệ thống mạng Internet (cải thiện chất lượng đường truyền, tăng số lượng máy được kết nối Internet ở các đơn vị); thiết kế và xây dựng website nội bộ có tính bảo mật cao, bảo đảm an toàn thông tin. Tập trung nghiên cứu trang bị các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho các mục đích như: phần mềm viết giáo trình điện tử, phần mềm xử lí hình ảnh, âm thanh, phần mềm quản lí học viên, phần mềm quản lí tài chính, phần mềm sắp xếp thời khóa biểu, phần mềm diệt virus... để khai thác, sử dụng các phần mềm một cách thuận tiện, phát huy hết tiện ích cần phải tổ chức tập huấn, triển khai việc ứng dụng trong toàn Nhà trường. Cùng với việc khai thác, sử dụng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng phần mềm dạy học, phần mềm mô phỏng và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học; triển khai các phần mềm dùng chung trong Nhà trường. 3. Kết luận CNTT, công nghệ mô phỏng vai trò to lớn trong GD- ĐT nói chung và huấn luyện các môn quân sự nói riêng. Do đó, Nhà trường cần tập trung nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT và công nghệ mô phỏng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin số. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động bổ trợ, ngoại khóa, hội thi, hội thao, học tập chuyên đề, quán triệt nghị quyết gắn với việc ứng dụng CNTT và công nghệ mô phỏng của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Bên cạnh đó, cần phải phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất giữa các lực lượng giáo dục ở Trường Sĩ quan Chính trị để phát huy có hiệu quả, nhằm khắc phục những hạn chế hiện tại, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT của Nhà trường. Tài liệu tham khảo [1] Trường Sĩ quan Chính trị (2018). Báo cáo số 2205/BC-QSCT ngày 10/10/2018 về nhu cầu đầu tư xây dựng nhà trường thông minh giai đoạn 2018- 2020, định hướng đến 2025. [2] Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu (2009). Tài liệu tập huấn ứng dụng Công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [4] Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị (2015). Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị lần thứ IX. [5] Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị (2016). Nghị quyết số 94-NQ/ĐU ngày 30/03/2016 về xây dựng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2016-2020. [6] Nguyễn Quang Bắc - Nguyễn Hữu Tuấn (2008). Công nghệ thông tin và cuộc cách mạng trong quân sự. Chuyên đề Viện Công nghệ thông tin/Trung tâm Khoa học kĩ thuật - Công nghệ quân sự. [7] Ngô Trọng Cường (2012). Ứng dụng công nghệ mô phỏng vào giảng dạy trong các nhà trường quân đội. Tạp chí Nhà trường, số 327, tr 24-28. SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC... (Tiếp theo trang 44) Tài liệu tham khảo [1] Đỗ Hương Trà (chủ biên, 2015). Dạy học tích hợp - Phát triển năng lực học sinh. NXB Đại học Sư phạm. [2] Nguyễn Hữu Châu (2006). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục. [3] Bộ GD-ĐT (2006). Chương trình tiểu học. NXB Giáo dục. [4] Bộ GD-ĐT - Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2007). Thủ công, Kĩ thuật và phương pháp dạy học Thủ công, Kĩ thuật (tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học). NXB Giáo dục. [5] Bộ GD-ĐT (2016). Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. [6] Hoàng Phê (1992). Từ điển Tiếng Việt. NXB Viện Ngôn ngữ học. [7] Nguyễn Thị Thấn (2007). Phương pháp dạy học các môn học về tự nhiên và xã hội. NXB Đại học Sư phạm. [8] Nguyễn Hữu Hạnh (2017). Thực hành Thủ công lớp 3. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf08nguyen_hong_duong_368_2148319.pdf
Tài liệu liên quan