Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn địa lí các châu lục cho sinh viên ngành sư phạm Giáo dục công dân ở trường cao đẳng Sơn La - Nguyễn Thị Thanh Hải

Tài liệu Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn địa lí các châu lục cho sinh viên ngành sư phạm Giáo dục công dân ở trường cao đẳng Sơn La - Nguyễn Thị Thanh Hải: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 45-48 45 SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Nguyễn Thị Thanh Hải - Trường Cao đẳng Sơn La Ngày nhận bài: 09/01/2019; ngày sửa chữa: 25/01/2019; ngày duyệt đăng: 30/01/2019. Abstract: Jigsaw is an effective teaching technique in teaching Geography. This technique requires learners to actively participate in discussions in learning activities; contributing to innovation as well as improving the quality of teaching Geography. In this article, we present the content of research on applying Jigsaw technique in teaching Continental Geography to students of Citizenship Education in Son La College to improve the quality of students’ learning. Keywords: Jigsaw, Geography, student, active teaching. 1. Mở đầu Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giảng viên (GV) và sinh viên (SV) trong các tìn...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn địa lí các châu lục cho sinh viên ngành sư phạm Giáo dục công dân ở trường cao đẳng Sơn La - Nguyễn Thị Thanh Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 45-48 45 SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Nguyễn Thị Thanh Hải - Trường Cao đẳng Sơn La Ngày nhận bài: 09/01/2019; ngày sửa chữa: 25/01/2019; ngày duyệt đăng: 30/01/2019. Abstract: Jigsaw is an effective teaching technique in teaching Geography. This technique requires learners to actively participate in discussions in learning activities; contributing to innovation as well as improving the quality of teaching Geography. In this article, we present the content of research on applying Jigsaw technique in teaching Continental Geography to students of Citizenship Education in Son La College to improve the quality of students’ learning. Keywords: Jigsaw, Geography, student, active teaching. 1. Mở đầu Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giảng viên (GV) và sinh viên (SV) trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của SV vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và cộng tác làm việc của SV. Kĩ thuật mảnh ghép (KTMG) là một trong nhiều kĩ thuật dạy học tích cực đã và đang được áp dụng trong nhiều môn học tại Trường Cao đẳng Sơn La. Ngoài việc cung cấp kiến thức, môn Địa lí còn chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện cho SV các năng lực cần thiết của người lao động mới. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợp và tương xứng. Thực tế dạy học hiện nay cho thấy, GV có sử dụng đồ dùng dạy học như bản đồ, biểu đồ và một số phương pháp dạy học thông thường như vấn đáp tìm tòi, thuyết trình nhưng chủ yếu chỉ có SV khá, giỏi tham gia học tập, SV yếu ít có cơ hội tham gia hoạt động, mức độ chú ý nghe giảng còn hạn chế; SV tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét ý kiến của bạn còn ít, vẫn còn SV chưa tự giác làm bài tập. Đồng thời, đa số SV trong lớp đều là người đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu nên hoạt động giao tiếp, kĩ năng sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong các giờ học, không dám tranh luận, nhất là với thầy, cô giáo; chưa có thói quen hợp tác trong học tập nên ảnh hưởng không tốt đến việc học tập. Bài viết trình bày nội dung nghiên cứu sử dụng KTMG trong dạy học môn “Địa lí các châu lục” cho SV ngành Sư phạm Giáo dục công dân ở Trường Cao đẳng Sơn La nhằm nâng cao chất lượng học tập của SV. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát chung về “Kĩ thuật mảnh ghép” 2.1.1. Cách thức thực hiện KTMG là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. Kĩ thuật này được thực hiện nhằm: giải quyết một nhiệm vụ phức hợp; kích thích sự tham gia tích cực của người học trong hoạt động nhóm; nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn); tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân; giúp người học hiểu rõ nội dung kiến thức, phát triển kĩ năng trình bày, giao tiếp hợp tác, thể hiện khả năng, năng lực cá nhân, tăng cường hiệu quả học tập. KTMG được tiến hành thực hiện như sau (hình 1) [1]: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 45-48 46 Vòng 1: “Nhóm chuyên gia” - Lớp học được chia thành các nhóm (khoảng từ 3-6 SV). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên gia”. - Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi thành viên trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo. Vòng 2: “Nhóm mảnh ghép” - Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi thành viên từ các nhóm “chuyên gia” khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”. - Từng thành viên từ các nhóm “chuyên gia” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên gia giống như nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể. - Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên gia”. Bằng cách này, người học có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng. Quy trình thực hiện KTMG trong dạy học: Bước 1: GV chia nhóm chuyên gia. Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho nhóm chuyên gia. Bước 3: SV nhóm chuyên gia thảo luận nhóm. Bước 4: GV chia nhóm mảnh ghép (theo sơ đồ hình 1) và giao nhiệm vụ cho các nhóm cùng tìm hiểu tổng hợp nội dung của các nhóm chuyên gia đã thảo luận. Bước 5: Nhóm mảnh ghép thảo luận. Bước 6: SV nhóm mảnh ghép lên bảng trình bày kết quả thảo luận nhóm. Bước 7: SV nhóm khác bổ sung. Bước 8: GV kết luận. 2.1.2. Một số lưu ý khi sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học - Một bài học hay một chủ đề lớn trong đó gồm các nội dung hay chủ đề nhỏ. Những nội dung hay chủ đề nhỏ đó được GV xây dựng thành các nhiệm vụ cụ thể giao cho các nhóm SV tìm hiểu, nghiên cứu. Cần lưu ý nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau. - Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi SV đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. - Khi SV thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “chuyên gia”, GV cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm tại nhóm mới (nhóm mảnh ghép). - Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm “chuyên gia”. - Khi các nhóm “mảnh ghép” hoạt động GV cần quan sát hỗ trợ để đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ nội dung từ các nhóm “chuyên gia”. Sau đó GV giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức của bài học hay chủ đề lớn mà các nhóm “chuyên gia” đã thảo luận. - Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của bài học hay chủ đề lớn là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2. - Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau. - Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,... cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này. - Nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV, phát triển năng lực độc lập, sáng tạo. Trong quá trình giảng dạy GV phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều phương pháp. - Trước khi lên lớp GV phải giới thiệu trước cho SV một số tài liệu có liên quan đến nội dung bài học để SV có thời gian tìm kiếm và tự nghiên cứu. - Khoảng thời gian trên lớp GV giao cho từng nhóm SV một chủ đề nào đó để nghiên cứu kĩ. Mỗi nhóm SV sẽ thảo luận tìm ra nội dung theo yêu cầu của GV. Phương pháp này giúp SV rèn luyện tính tự học, tự nghiên cứu và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông. - Khi SV đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài liệu và nội dung bài học thì việc sử dụng KTMG là khâu cuối cùng để các SV có cơ hội nêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài học hay một vấn đề VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 45-48 47 mà GV nêu ra. Về phía GV thì trong quá trình sử dụng các mảnh ghép phải dành thời gian theo dõi SV thảo luận nhóm và trình bày kết quả, có như vậy thì người học có điều kiện trao đổi trực tiếp với GV và ý thức rằng mình làm việc nghiêm túc. - Xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng là một khâu rất quan trọng, nhưng chuyển nội dung đó thành tri thức của bản thân SV là một khoa học và nghệ thuật. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học của GV. GV cần lựa chọn hình thức và phương pháp thích hợp nhất để SV lĩnh hội được kiến thức bài học một cách sâu sắc và bền vững. Không một phương pháp nào là vạn năng và sử dụng trong toàn bộ quá trình dạy học, mà tùy vào nội dung bài giảng mà ta sử dụng phương pháp nào là hiệu quả hơn cả hoặc là sự kết hợp nhiều phương pháp. 2.2. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn “Địa lí các châu lục” cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục Công dân ở Trường Cao đẳng Sơn La 2.2.1. Ví dụ 1 - Bài Hoàn lưu gió mùa châu Á - Bước 1: GV chia nhóm chuyên gia. Có thể chia lớp thành 6 nhóm (6 SV/nhóm). - Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho nhóm chuyên gia: yêu cầu các nhóm dựa vào giáo trình kết hợp hiểu biết của bản thân và quan sát lược đồ phân bố khí áp và các hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ ở khu vực khí hậu gió mùa châu Á hoàn thành nội dung theo sự phân công cụ thể như sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu về hướng gió tại khu vực Đông Á. + Nhóm 2: Tìm hiểu về hướng gió tại khu vực Đông Nam Á. + Nhóm 3: Tìm hiểu về hướng gió tại khu vực Nam Á. + Nhóm 4: Tìm hiểu về các trung tâm áp hoạt động tại khu vực Đông Á. + Nhóm 5: Tìm hiểu về các trung tâm áp hoạt động tại khu vực Đông Nam Á. + Nhóm 6: Tìm hiểu về các trung tâm áp hoạt động tại khu vực Nam Á. - Bước 3: SV nhóm chuyên gia thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút. - Bước 4: GV chia nhóm mảnh ghép. GV yêu cầu các thành viên của các nhóm di chuyển vị trí tạo thành 6 nhóm mới, mỗi nhóm gồm: 1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2, 1 người từ nhóm 3, 1 người từ nhóm 4, 1 người từ nhóm 5, 1 người từ nhóm 6). - Bước 5: GV giao nhiệm vụ mới: nhóm “mảnh ghép” thảo luận thống nhất nội dung viết vào bảng phụ: Mùa Khu vực Hướng gió chính Từ áp cao... đến áp thấp... Mùa đông Đông Á Đông Nam Á Nam Á Mùa hạ Đông Á Đông Nam Á Nam Á - Bước 6: Nhóm mảnh ghép thảo luận 10 phút - Bước 7: SV nhóm mảnh ghép lên bảng trình bày. - Bước 8: SV nhóm khác bổ sung. - Bước 9: GV tổng kết, chính xác hóa nội dung bài học. Mùa Khu vực Hướng gió chính Từ áp cao... đến áp thấp... Mùa đông Đông Á Tây Bắc Từ áp cao Xi-bia đến áp thấp A-lê-út Đông Nam Á Bắc hoặc Đông Bắc Từ áp cao Xi-bia đến áp thấp Xích đạo - Ôxtraylia Nam Á Đông Bắc Từ áp cao Xi-bia đến áp thấp Xích đạo Mùa hạ Đông Á Đông Nam Từ áp cao Ha-oai đến áp thấp Iran Đông Nam Á Tây Nam và Nam Từ áp cao Ôxtraylia đến áp thấp I-ran Nam Á Tây Nam Từ áp cao Nam Ấn Độ Dương đến áp thấp I-ran 2.2.2. Ví dụ 2. Bài Các khu vực châu Phi - Bước 1: GV chia nhóm chuyên gia: chia lớp thành 6 nhóm. - Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho nhóm chuyên gia. Yêu cầu các nhóm dựa vào SGK kết hợp hiểu biết của bản thân và quan sát bản đồ các khu vực châu Phi, bản đồ tự nhiên châu Phi hoàn thành nội dung theo sự phân công cụ thể như sau: Nhóm 1+2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên Bắc Phi Nhóm 3+4: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên Trung Phi Nhóm 5+6: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên Nam Phi - Bước 3: SV nhóm chuyên gia thảo luận nhóm trong 5 phút. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 45-48 48 - Bước 4: GV chia nhóm mảnh ghép: yêu cầu các thành viên của các nhóm di chuyển vị trí tạo thành 6 nhóm mới. - Bước 5: Nhóm mảnh ghép thảo luận: 10 phút. - Bước 6: GV giao nhiệm vụ mới: thảo luận thống nhất nội dung viết vào bảng phụ: Nội dung Bắc Phi Trung Phi Nam Phi Dạng địa hình chủ yếu Khí hậu Thảm thực vật - Bước 7: SV nhóm mảnh ghép lên bảng trình bày. - Bước 8: SV nhóm khác bổ sung. - Bước 9: GV tổng kết, chính xác hóa nội dung bài học. 3. Kết luận KTMG được áp dụng rất hiệu quả với các nội dung chủ đề dạy học có tính tổng hợp. Đặc biệt trong dạy học Địa lí, đối tượng địa lí có “tính không gian”, “tính thời gian”, có “mối quan hệ” với các sự vật hiện tượng khác nhau nên việc sử dụng kĩ thuật dạy học này để tổ chức các hoạt động nhận thức cho SV có thể mang lại hiệu quả cao và đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra. Trong chương trình môn “Địa lí các châu lục”, những nội dung có thể áp dụng KTMG là: tìm hiểu và đánh giá về đặc điểm tự nhiên các khu vực châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mĩ; tìm hiểu và đánh giá về dân cư và xã hội của mỗi khu vực, các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển của các đối tượng địa lí... Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao, GV nên sử dụng kết hợp kĩ thuật dạy học này với các phương pháp và kĩ thuật dạy học đặc trưng của bộ môn để trực quan về đối tượng nhận thức như bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ,... Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT - Dự án Việt - Bỉ (2010). Dạy học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học Sư phạm. [2] Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc (2010). Lí luận dạy học địa lí phần đại cương. NXB Đại học Sư phạm. [3] Đặng Văn Đức - Nguyễn Thị Thu Hằng (2004). Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. NXB Đại học Sư phạm. [4] Nguyễn Phi Hạnh - Ông Thị Đan Thanh (2008). Giáo trình Địa lí các châu lục tập 1, 2. NXB Đại học Sư phạm. [5] Nguyễn Phi Hạnh (1989). Địa lí tự nhiên các lục địa (tái bản), tập 1, 2. NXB Giáo dục. [6] Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc (2010). Lí luận dạy học địa lí phần khu vực. NXB Đại học Sư phạm. [7] Ninh Thị Bạch Diệp - Nguyễn Văn Hồng (2015). Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học theo nhóm nhỏ. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 10, tr 147-149. Bắc Phi Trung Phi Nam Phi Dạng địa hình chủ yếu - Dãy núi trẻ Atlat - phía tây bắc. - Đồng bằng ven Địa Trung Hải - Hoang mạc (Xahara) ở phía Nam - Phía tây chủ yếu là bồn địa. - Phía đông là các sơn nguyên với nhiều đỉnh núi cao và hồ kiến tạo sâu, dài. - Khu vực trung tâm là bồn địa. - Núi cao ở phía đông nam. Khí hậu - Mưa nhiều ở sườn núi hướng về phía biển. - Lượng mưa giảm dần khi vào sâu trong lục địa. - Phía nam khí hậu khô, nóng, lượng mưa thấp (<50mm/năm) - Phía tây: + khí hậu xích đạo ẩm: khí hậu nóng, mưa nhiều. + khí hậu nhiệt đới: ở phía bắc và nam khí hậu xích đạo ẩm: lượng mưa nhỏ, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô. - Phía đông có khí hậu gió mùa xích đạo. - Khí hậu nhiệt đới nhưng ẩm và dịu hơn khu vực Bắc Phi. - Phần phía đông: nóng, ẩm và mưa nhiều. - Nội địa: khí hậu khô hạn, lượng mưa giảm. Thảm thực vật - Phía bắc: Xavan, cây bụi. - Phía nam: Bụi cỏ gai thưa thớt, khu vực ốc đảo cây cối xanh tốt chủ yếu là cây chà là. - Phía tây: rừng thưa và xavan. - Phía đông: xavan công viên, sườn núi có rừng rậm bao phủ. - Rừng nhiệt đới. - Rừng nhiệt đới ẩm. - Rừng thưa. - Rừng xavan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf09nguyen_thi_thanh_hai_3766_2148323.pdf
Tài liệu liên quan