Tài liệu Sử dụng hệ thống POP-Q trong đánh giá sa cơ quan đáy chậu: Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 64
SỬ DỤNG HỆ THỐNG POP-Q TRONG ĐÁNH GIÁ SA CƠ QUAN ĐÁY CHẬU
Nguyễn Văn Ân*, Phạm Hữu Đoàn*, Võ Trọng Thanh Phong*, Huỳnh Đoàn Phương Mai
ĐẠI CƯƠNG
Sa cơ quan đáy chậu (POP) được mô tả là
bệnh lý xảy ra khi có điểm yếu trong cấu trúc
nâng đỡ của đáy chậu làm cho các cơ quan trong
vùng chậu sa ra ngoài âm đạo. Dù POP không
gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm suy
giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân do nó
có thể gây ra các triệu chứng rối loạn đi tiểu, tiêu
tiểu không tự chủ và ảnh hưởng hoạt động tình
dục. Subak ước tính rằng mỗi năm tại Mỹ có
khoảng hơn 300.000 ca phẫu thuật điều trị POP,
với chi phí điều trị lớn hơn 1 tỷ đô la(8).
Trong tình hình dân số già ngày càng gia
tăng nên số lượng bệnh nhân POP dự kiến sẽ
tăng 45% trong tương lai(6). Dù POP là một bệnh
lý thường gặp nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề
vẫn chưa được hiểu biết rõ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng hệ thống POP-Q trong đánh giá sa cơ quan đáy chậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 64
SỬ DỤNG HỆ THỐNG POP-Q TRONG ĐÁNH GIÁ SA CƠ QUAN ĐÁY CHẬU
Nguyễn Văn Ân*, Phạm Hữu Đoàn*, Võ Trọng Thanh Phong*, Huỳnh Đoàn Phương Mai
ĐẠI CƯƠNG
Sa cơ quan đáy chậu (POP) được mô tả là
bệnh lý xảy ra khi có điểm yếu trong cấu trúc
nâng đỡ của đáy chậu làm cho các cơ quan trong
vùng chậu sa ra ngoài âm đạo. Dù POP không
gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm suy
giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân do nó
có thể gây ra các triệu chứng rối loạn đi tiểu, tiêu
tiểu không tự chủ và ảnh hưởng hoạt động tình
dục. Subak ước tính rằng mỗi năm tại Mỹ có
khoảng hơn 300.000 ca phẫu thuật điều trị POP,
với chi phí điều trị lớn hơn 1 tỷ đô la(8).
Trong tình hình dân số già ngày càng gia
tăng nên số lượng bệnh nhân POP dự kiến sẽ
tăng 45% trong tương lai(6). Dù POP là một bệnh
lý thường gặp nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề
vẫn chưa được hiểu biết rõ cũng như chưa được
sự thống nhất trong cách thức chẩn đoán cũng
như điều trị.
Về định nghĩa: Hiện tại có rất nhiều các định
nghĩa về POP chỉ dựa trên ý kiến của chuyên gia
với sự đồng thuận trong các tổ chức.
Hiệp Hội các Trường Đại Học Sản Phụ Khoa
Hoa Kỳ (ACOG) định nghĩa POP là “Tình trạng
sa của cơ quan vùng chậu vào lòng âm đạo”(1).
Cụ thể hơn, trong một hội thảo về thuật ngữ
được tổ chức bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ
(NIH) dành cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực
sàn chậu nữ, POP được định nghĩa là “Sự đi
xuống của các thành của âm đạo thấp hơn màng trinh
1cm hoặc hơn”(9).
Hội tiêu tiểu không tự chủ quốc tế ICS mô
tả POP là “Sự thoát vị của các cơ quan vùng
đáy chậu thông qua hoành niệu sinh dục vào
âm đạo hoặc ra ngoài”(1).
Về phân độ: Trong các thập niên qua, sa cơ
quan đáy chậu được phân độ theo mức độ biến
dạng giải phẫu, tùy thuộc vào vị trí tổn thương
và cơ quan vùng chậu bị sa. Có một lượng lớn
các hệ thống phân độ POP khác nhau đã lần lượt
ra đời, điều này phản ánh khó khăn trong việc
tạo ra một hệ thống phân loại có thể phản ánh
chính xác và khách quan mức độ sa. Một hệ
thống đánh giá POP tốt cần đạt được tính ổn
định giữa các lần khám (intraobserver) và giữa các
người khám (interobserver), cần phản ánh chính
xác tình trạng bất thường giải phẫu và có độ tin
cậy cao.
Hình 1 mô tả những phân độ từng được áp
dụng phổ biến. Các kiểu phân độ nêu trên thiên
về định tính nhiều hơn định lượng, và dường
như trình bày chưa đủ chi tiết, chưa đủ chính xác
mức độ sa cơ quan đáy chậu vào thành phần
trước, giữa và sau của âm đạo.
Năm 1996, Bump và cộng sự đã trình bày
một hệ thống các thuật ngữ chuẩn dùng để mô
tả tình trạng POP và rối loạn sàn chậu, sau đó nó
được chấp nhận bởi Hội tiêu tiểu không tự chủ
quốc tế (ICS), Hội Niệu Phụ khoa Hoa kỳ
(AUGS) và Hội Các Nhà Phẫu thuật Phụ khoa
(SGS)(3). Bài viết của Bump đưa ra một bảng phân
loại mới để mô tả, định lượng, và phân loại POP.
Sau đó nó đã được phát triển để sử dụng trong
đánh giá lâm sàng và nghiên cứu.
Nhằm cố gắng có một công cụ mã hóa hữu
dụng cho cả các nhà lâm sàng lẫn các nhà nghiên
cứu, Tiểu ban Chuẩn hóa của ICS đã phát triển
phân loại của Bump và đưa ra Hệ thống Phân
loại Định lượng về Sa cơ quan đáy chậu POP-Q
(Pelvic Organ Prolapse Quantification System) vào
năm 2002(1). Mặc dù các khái niệm được trình
* Đơn vị Niệu nữ, BV Bình Dân.
Tác giả liên lạc: PGS.TS.Nguyễn Văn Ân ĐT: 0908.163.284 Email: vanan63@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 65
bày không dễ hiểu lắm, cách đo cũng không đơn
giản lắm, nhưng phân loại này đã nhanh chóng
được chấp nhận và được sử dụng bởi các nhà
Niệu Phụ khoa khắp thế giới, có lẽ vì hệ thống
này giúp xác định những đặc điểm và mức độ
của tình trạng sa ở mức độ hoàn hảo nhất cho
đến nay so với các phân loại khác.
Bài viết này trình bày về khái niệm và cách
thực hiện phân loại sa cơ quan đáy chậu theo hệ
thống POP-Q, với mong muốn phổ biến tới các
đồng nghiệp Niệu khoa và Sản Phụ khoa bảng
phân loại đang được nhiều nước khác áp dụng
rộng rãi.
Hình 1: Một số bảng phân loại đánh giá tình trạng sa cơ quan đáy chậu.
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI POP-Q VÀ ÁP DỤNG
ĐỂ ĐÁNH GIÁ SA CƠ QUAN ĐÁY CHẬU
Mô tả hệ thống POPQ
Hình 2 trình bày 9 số đo cần xác định bao
gồm: khoảng cách từ hai điểm nằm trên thành
trước âm đạo, hai điểm nằm trên đỉnh âm đạo,
hai điểm nằm trên thành sau âm đạo đến điểm
tham chiếu là màng trinh, và số đo của âm hộ,
cân đáy chậu, chiều dài âm đạo. Các số đo được
tính bằng đơn vị centimet. Giá trị của số đo phản
ánh vị trí của nó so với màng trinh: nằm trên
màng trinh sẽ mang giá trị là âm, nằm dưới
màng trinh thì mang giá trị dương. Mặt phẳng
của màng trinh được quy ước là 0. Tiến hành đo
khi bệnh nhân làm nghiệm pháp Valsava (rặn
mạnh tối đa)(3).
Hai điểm nằm trên thành trước âm đạo là Aa
và Ba, chữ “a” là viết tắt của từ trước (anterior).
Hình 2: Hệ thống POP-Q
Điểm Aa: là điểm nằm ở đường giữa của
thành trước âm đạo, cách lỗ niệu đạo ngoài 3 cm.
Đây là điểm tương ứng với vị trí của nếp niệu
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 66
đạo - bàng quang. Khoảng giới hạn của điểm Aa
là từ -3 đến 3 cm.
Hình 3: Minh họa vị trí của điểm Aa và Ba khi có
sa thành trước âm đạo.
Điểm Ba: là điểm tương ứng với vị trí xa nhất
của phần thành trước âm đạo nằm trong khoảng
từ điểm Aa đến túi cùng trước âm đạo hoặc
mỏm cắt âm đạo. Giá trị của điểm Ba phụ thuộc
nhiều nhất vào độ sa của thành trước. Nếu
không sa thì điểm Ba sẽ có giá trị là -3 cm, và
khoảng giới hạn giá trị của điểm Ba là từ -3 cm
đến + tổng chiều dài âm đạo.
Hai điểm nằm trên thành sau âm đạo là Ap
và Bp, chữ “p” là viết tắt của từ “sau” (posterior)
Điểm Ap: là điểm nằm ở đường giữa của
thành sau âm đạo, cách màng trinh 3cm. Theo
định nghĩa, khoảng giới hạn vị trí của khoảng
Ap là -3 đến 3 cm.
Điểm Bp: là điểm tương ứng cho vị trí xa
nhất của thành sau âm đạo nằm trong khoảng từ
điểm Ap đến túi cùng sau âm đạo hoặc mỏm cắt
âm đạo. Giá trị của điểm Bp phụ thuộc nhiều
nhất vào độ sa của thành sau. Nếu không sa thì
điểm Bp sẽ có giá trị là -3 cm, và khoảng giới hạn
giá trị của điểm Bp là từ -3 cm đến + tổng chiều
dài âm đạo.
Hai điểm nằm trên đỉnh âm đạo là điểm C,
D.
Điểm C: là điểm thấp nhất của cổ tử cung.
Trong trường hợp đã cắt tử cung, điểm C tương
ứng với mỏm cắt âm đạo.
Điểm D: là điểm thuộc vòm sau âm đạo ở
người phụ nữ vẫn còn tử cung. Nó đại diện cho
mức bám của dây chằng tử cung cùng vào mặt
sau cổ tử cung. Điểm D được xem là điểm để
đánh giá độ suy yếu trong việc treo tử cung của
dây chằng tử cung cùng. Điểm D không thể xác
định nếu đã cắt bỏ tử cung.
Hình 4: Minh họa vị trí của điểm Ap và Bp khi có
sa thành sau âm đạo.
Hình 5: mô tả vị trí của các điểm khi sa mỏm cắt
âm đạo.
Ba số đo còn lại bao gồm:
Khoảng gh (genital hiatus - âm hộ): khoảng
cách từ điểm giữa của lỗ niệu đạo ngoài đến
mép sau màng trinh
Khoảng pb (perineal boby – thể đáy chậu):
khoảng cách từ mép sau màng trinh đến trung
điểm của lỗ hậu môn
Chiều dài âm đạo (total vaginal length): là độ
sâu lớn nhất của âm đạo trong cm khi điểm C
được đưa về vị trí giải phẫu bình thường.
Các số đo được trình bày trên bảng 3x3 theo
quy ước quốc tế như sau:
Aa Ba C
gh pb tvl
Ap Bp D
Phân độ sa cơ quan đáy chậu theo hệ
thống POP-Q(3
Theo hệ thống POPQ, sa cơ quan đáy chậu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 67
được chia thành 5 độ:
Độ 0: không có sa sinh dục. (Aa, Ba, Ap, Bp
đều ở vị trí -3. C, D nằm trong khoảng từ tvl đến
(tvl-2) )
Độ I : điểm thấp nhất < -1cm
Độ II: điểm thấp nhất> -1cm nhưng < 1cm
Độ III: điểm thấp nhất > 1cm nhưng < (tvl-2)
Độ IV: điểm thấp nhất > (tvl-2)
ÁP DỤNG & BÀN LUẬN
POPQ giúp xác định được những cơ quan
vùng chậu nào bị sa
Sa cơ quan vùng đáy chậu không phải là
bệnh lý của từng cơ quan riêng lẻ mà là bệnh
lý có tính chất hệ thống. Tình trạng suy yếu hệ
thống nâng đỡ vùng đáy chậu thường gây sa
nhiều cơ quan với các mức độ khác nhau. Dựa
vào 9 số đo của hệ thống POP-Q chúng ta có
thể chẩn đoán chính xác số lượng cơ quan
vùng chậu bị sa, mức độ sa cụ thể của từng cơ
quan riêng biệt. Điều đó giúp quyết định chọn
lựa phương pháp điều trị thích hợp cho từng
trường hợp cụ thể. Bảng 1 trình bày ý nghĩa
của các số đo.
Bảng 1: Ý nghĩa của các số đo(4).
Ví dụ minh họa
Bệnh nhân nữ 51 tuổi, tiến căn đã cắt tử cung
10 năm, đến khám với triệu chứng có khối sa
vùng âm đạo gây tiểu khó và đi cầu khó. Sau khi
khám âm đạo (Hình 6), bệnh nhân được chẩn
đoán sa sàn chậu độ IV theo POPQ, với các số đo
cụ thể:
Aa = +3cm Ba = +8 cm C = 9cm
gh = 4 pb = 3 cm tvl = 9cm
Ap = +3cm Bp = +8cm D: không xác định
Hình 6: Khám âm đạo bệnh nhân trước mổ
Dựa trên bảng điểm POPQ, chúng tôi chẩn
đoán bệnh nhân này có tình trạng sa mỏm cắt
âm đạo độ 4. Trong túi sa có chứa bàng quang,
trực tràng và có thể chứa ruột, mạc nối. Kết quả
chẩn đoán lâm sàng hoàn toàn phù hợp với kết
quả MRI defecography (Hình 7).
Hình 7: MRI khảo sát sàn chậu của bệnh nhân ghi
nhận hình ảnh bàng quang, trực tràng, ruột non,
mạc nối sa xuống phía dưới đường mu cụt (PCL).
Dựa các số đo của hệ thống POPQ, người
đọc không trực tiếp khám âm đạo nhưng hoàn
toàn có thể tái tạo lại sơ đồ âm đạo của bệnh
nhân như hình 8, gọi là sơ đồ POP.
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 68
Hình 8: POP-Q diagram
Bệnh nhân sau đó được phẫu thuật treo sàn
chậu vào mỏm nhô xương cùng. 3 tháng sau mổ
bệnh nhân tái khám được khám âm đạo (Hình 9)
và đánh giá theo POP-Q với bảng điểm như sau:
Aa = - 3cm Ba = - 3 cm C = - 9cm
gh = 4 pb = 3 cm tvl = 9cm
Ap = - 3cm Bp = - 3cm D: không xác định
Hình 9: Hình ảnh khám âm đạo của bệnh nhân sau
mổ.
Dựa vào bảng điểm POPQ chúng ta dễ dàng
nhận xét chính xác sự thay đổi vị trí của các
thành âm đạo, mỏm cắt cổ tử cung trước và sau
phẫu thuật.
Mức độ dễ áp dụng
Thực ra, áp dụng hệ thống POP-Q để đo đạc
vùng đáy chậu khi khám âm đạo rồi phân độ sa
tạng chậu khá đơn giản, dụng cụ đo không có gì
đặc biệt và thời gian không quá lâu. Theo báo
cáo của Digetsu & cs: người kinh nghiệm cần
khoảng 2,05 phút, người mới biết làm chỉ cần
3,73 phút(5).
Tại BV Bình Dân, thời gian thực hiện đánh
gía bệnh nhân sa cơ quan đáy chậu theo phương
pháp POP-Q thường không quá 5 phút.
Tính phổ biến của POP-Q
Theo thống kê của ICS dựa vào các bài báo
đăng trên các tạp chí uy tín hàng đầu (như
American Journal of Obstetrics and Gynecology,
British Journal of Obstetrics and Gynecology, British
Journal of Urology International, International
Urogynecology Journal, Journal of Urology,
Neurourology & Urodynamics, Obstetrics and
Gynecology, và Urology): Năm 1999, 13,3% các bài
báo sử dụng POP-Q; Việc sử dụng POP-Q tăng
lên 29,1% vào năm 2002, 64,9% vào năm 2004 và
82,1% vào năm 2007; Trong năm 2009, một cuộc
khảo sát giữa các thành viên của AUGS và ICS
thấy rằng 89,3% các chuyên gia sử dụng hện
thống POP-Q.
Ở trong nước, hiện nay dường như rất ít nơi
sử dụng hệ thống này ngoài BV Phụ Sản Từ Dũ
khoảng 2 năm nay và gần đây là Đơn vị Niệu
Nữ thuộc BV Bình Dân.
KẾT LUẬN
Chẩn đoán và điều trị sa cơ quan đáy chậu
vẫn còn rất nhiều điều còn bàn cãi, hiện vẫn
đang tiếp tục được nghiên cứu và tranh luận
sôi nổi trong các hội nghị chuyên ngành Niệu
Phụ khoa. Việc công nhận và thực hành lâm
sàng theo 1 quy ước chuẩn trong việc mô tả
đặc điểm bệnh nhân, phát triển các phác đồ
điều trị, và đánh giá kết quả phẫu thuật là việc
làm rất cần thiết.
Persu & cs (2011) nhận định: “Hệ thống này
giúp xác định các đặc điểm của sa cơ quan đáy
chậu ở một mức độ hoàn chỉnh mà chưa có hệ
thống nào trước đây đạt được”(7).Hiện nay, POP-
Q là hệ thống đánh giá và định lượng sa cơ quan
đáy chậu được các chuyên gia trên thế giới công
nhận và sử dụng nhiều nhất. Hệ thống POPQ có
thể thực hiện đơn giản và đạt được tính khách
quan, ổn định giữa các lần khám nên nó rất thích
hợp sử dụng trong chẩn đoán, đánh giá kết quả
điều trị. Đồng thời hệ thống POPQ sử dụng các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 69
số đo cụ thể để mô tả tình trạng âm đạo nên
thuận tiện trong việc nghiên cứu khoa học.
Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp phổ
biến việc áp dụng POP-Q trong đánh giá và
phân độ sa cơ quan đáy chậu ở các bệnh viện có
khoa Niệu và khoa Sản Phụ trong nước, mong
góp phần thúc đẩy sự phát triển của chuyên
ngành Niệu Phụ khoa ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abrams P, Cardozo L Fall M, et al, (2002).”The
standardisation of terminology of lower urinary tract function:
Report from the Standardisation Subcomitee of International
Continence Society”. Am j Obstret Gynecol, 187: 116-126.
2. American College of Obstetricians and Gynecologists (1995).
“Pelvic Organ Prolapse. Technical Bulletin” No. 214.
Washington DC: The College.
3. Bump RC, Mattiasson A, Bo K et al (1996). “The
standardization of terminology of female pelvic organ
prolapse and pelvic floor dysfunction”. Am J Obstet Gynecol
175: 10–17.
4. Christopher R, Chapple MD (2012). “Urinary incontinence
and pelvic prolapsed”. Campbell – Walsh Urology 10th.
Saunder Elvisier, chapter 63: 1871-1882.
5. Digesu GA, Athanasiou S, Cardozo L, Hill S, Khullar V (2009).
“Validation of the pelvic organ prolapse quantification (POP-
Q) system in left lateral position”. Int Urogynecol J 20: 979-983.
6. Luber KM, Boero S, Choe JY (2001).” The demographics of
pelvic floor disorders: Current observations and future
projections”. Am J Obstet Gynecol 184 :1496-1501.
7. Persu C, Chapple ,Cauni V, Gutue S, Geavlete P (2011).
“Pelvic Organ Prolapse Quantification System (POP-Q) – a
new era in pelvic prolapse staging”. J Med and Life 4 (1):
75-81.
8. Subak LL, Waetjen LE, van den Eeden S, et al (2001). “Cost of
pelvic organ prolapse surgery in the United States”. Obstet
Gynecol 98: 646-651.
9. Weber AM, Abrams P, Brubaker L, et al (2001). “The
standardization of terminology for researchers in female
pelvic fl oor disorders”. Int Urogynecol J 12:178-186.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_he_thong_pop_q_trong_danh_gia_sa_co_quan_day_chau.pdf