Tài liệu Sử dụng google plus trong dạy học địa lí kinh tế – xã hội tại khoa địa lí trường Đại học Sư phạm TP.HCM - Huỳnh Phẩm Dũng Phát: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
140
SỬ DỤNG GOOGLE PLUS TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ –
XÃ HỘI TẠI KHOA ĐỊA LÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
Using Google Plus in teaching Socio-Economic Geography in Faculty of
Geography, Ho Chi Minh City University of Education
ThS. Huỳnh Phẩm Dũng Phát(1), Nguyễn Thị Yến Nương(2)
(1),(2) Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Tóm tắt
Sử dụng các ứng dụng dạy học trực tuyến là xu hướng giáo dục ở các quốc gia trên thế giới. Tại Việt
Nam, sinh viên sử dụng mạng xã hội khá phổ biến. Vì vậy, việc ứng dụng Google Plus (G+) vào giảng
dạy và học tập sẽ tạo điều kiện định hướng người học sử dụng mạng xã hội một cách tích cực hơn. Bước
đầu thử nghiệm quá trình giảng dạy qua G+, tính tương tác giữa người dạy và người học, giữa người
học với nhau được nâng ...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng google plus trong dạy học địa lí kinh tế – xã hội tại khoa địa lí trường Đại học Sư phạm TP.HCM - Huỳnh Phẩm Dũng Phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
140
SỬ DỤNG GOOGLE PLUS TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ –
XÃ HỘI TẠI KHOA ĐỊA LÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
Using Google Plus in teaching Socio-Economic Geography in Faculty of
Geography, Ho Chi Minh City University of Education
ThS. Huỳnh Phẩm Dũng Phát(1), Nguyễn Thị Yến Nương(2)
(1),(2) Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Tóm tắt
Sử dụng các ứng dụng dạy học trực tuyến là xu hướng giáo dục ở các quốc gia trên thế giới. Tại Việt
Nam, sinh viên sử dụng mạng xã hội khá phổ biến. Vì vậy, việc ứng dụng Google Plus (G+) vào giảng
dạy và học tập sẽ tạo điều kiện định hướng người học sử dụng mạng xã hội một cách tích cực hơn. Bước
đầu thử nghiệm quá trình giảng dạy qua G+, tính tương tác giữa người dạy và người học, giữa người
học với nhau được nâng cao; người học đầu tư nhiều hơn cho sản phẩm của mình trước khi công bố. Bài
viết sẽ giới thiệu những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng mạng xã hội G+ trong dạy học Địa lí
bậc đại học theo hướng người học công bố sản phẩm và tương tác giữa các thành viên trong một lớp
học. Từ đó, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho việc ứng dụng công cụ này vào dạy học tại
khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Từ khóa: dạy học trực tuyến, địa lí, Google Plus, mạng xã hội, sự tương tác
Abstract
Nowadays, using online teaching applications is a popular tendency in many countries in the world. In
Vietnam, students spend a great deal of time on social networks. Therefore, applying Google Plus into
teaching and learning will guide learners to use social networks in a more positive way. Initially
experimenting with this process, interaction between instructor and learner as well as learner and learner
is enhanced. Moreover, learners’ products will be well prepared before being published. The article will
introduce the pros and cons of using this social networking in teaching geography so as to motivate the
learners to share their products and interact well with other members in class. Thus, the article proposed
further research of this tool to be applied in teaching methods at Faculty of Geography, Ho Chi Minh
University of Education in the near future.
Keywords: online teaching, geography, Google Plus, social networking, interaction
1. Mở đầu
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã
tạo ra nhiều diễn biến mới và đặt ra nhu
cầu đổi mới trong nhiều lĩnh vực, trong đó
có giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.
Công nghệ tương tác, các lớp học trực
tuyến ngày càng được chú trọng hơn và hỗ
trợ tích cực cho lớp học truyền thống. Hiện
nay, sinh viên không những phải đảm bảo
về kiến thức chuyên môn mà cần có những
Email: hpdphat@hcmue.edu.vn
HUỲNH P. DŨNG PHÁT - NGUYỄN T. YẾN NƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
141
năng lực làm việc hiệu quả trong môi
trường công nghệ hiện đại, đây được xem
là nhiệm vụ và cũng chính là thách thức
cho các trường đại học trong quá trình đào
tạo, rèn luyện người học; trước mắt phải
tiếp cận được việc học tập trực tuyến, sử
dụng công nghệ phục vụ học tập. Tuy
nhiên, việc đầu tư cho một hệ thống học
tập trực tuyến một cách quy củ lại rất tốn
kém và đòi hỏi phải được đào tạo bài bản,
điều mà không phải cơ sở giáo dục nào
cũng có thể nhanh chóng đáp ứng được. Để
phục vụ cho nhu cầu dạy học trực tuyến
không quá tốn kém và người học có thể
thích nghi nhanh chóng, người dạy có thể
lựa chọn sử dụng mạng xã hội để vận hành
dễ dàng và tiết kiệm được nhiều chi phí.
Một trong những mạng xã hội đang
phổ biến tại Việt Nam là G+ có thể đáp
ứng được những yêu cầu cơ bản để phục
vụ cho lớp học trực tuyến, đặc biệt đối với
ngành học đặc thù sử dụng kênh hình (bản
đồ, biểu đồ, hình ảnh), video... nhiều như
Địa lí. Bài viết giới thiệu về cách thức vận
hành một lớp học trên G+, phân tích những
thuận lợi và các mặt còn tồn tại trong quá
trình thử nghiệm G+ trong dạy học tại khoa
Địa lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh. Qua đó, giới thiệu cách tiếp
cận mới đối với công tác dạy học trong
thời gian tới.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Lịch sử và phương pháp nghiên cứu
Đối với giảng dạy trực tuyến, dựa trên
cơ sở Thuyết kiến tạo xã hội (Pat & Nancy,
2012), người học phải là người kiến tạo nên
hàm lượng tri thức của mình và là người
chủ động trong môi trường học tập. Với
mục tiêu lấy người học làm trung tâm,
giảng viên xây dựng hệ thống các hoạt
động trên lớp, cốt yếu là tăng tính tương
tác, khả năng phân tích vấn đề và khả năng
tư duy của người học. Khi đó, giảng viên có
nhiệm vụ hướng dẫn, quản lí và tổ chức lớp
học thay vì giữ vị trí trung tâm cung cấp
kiến thức cho người học như trước đây. Sự
linh hoạt trong hoạt động giáo dục rất cần
thiết, điều đó phù hợp với việc vận hành
lớp học trực tuyến phối hợp với lớp học
truyền thống. Không những vậy, trong quá
trình sinh viên tham gia vào lớp học trực
tuyến chính là quá trình sinh viên rèn luyện
phát triển năng lực cho bản thân, một trong
những mục đích chính yếu trong giáo dục.
Sử dụng mạng xã hội vào giảng dạy
trực tuyến đã được nhiều tác giả nghiên cứu
và ứng dụng trong dạy học. Một nghiên cứu
đã cho thấy dấu hiệu tích cực sau thực
nghiệm tích hợp các chức năng chính của
G+ tại một trường đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Kết quả phân tích sau thực nghiệm cho thấy
những lợi thế và tiềm năng việc sử dụng G+
trong giáo dục đại học (Erkoller & Oberer,
2013). Một nghiên cứu khác cũng cho thấy
sự quan tâm trong việc sử dụng G+ dạy học
thông qua kết quả thu thập ý kiến giáo viên
bằng phỏng vấn. Kết quả cho thấy mục đích
của việc sử dụng G+ chủ yếu là chia sẻ, trò
chuyện và liên lạc tạo ra môi trường trao
đổi ý kiến và thảo luận tích cực cho người
học (Ozcan & Gokcearslan & Kukull,
2015). Bên cạnh đó, G+ có khả năng cải
thiện sự hợp tác của sinh viên qua các vòng
kết nối, cung cấp cơ hội học tập từ xa và hỗ
trợ cho lớp học truyền thống (Oberer &
Erkoller, 2012). Tại Việt Nam, cũng đã có
những công trình nghiên cứu cho thấy sự
hỗ trợ tích cực từ mạng xã hội trong hoạt
động dạy học bậc đại học. Mạng xã hội
được sử dụng như một công cụ hỗ trợ trong
quá trình giảng dạy, khuyến khích người
học tham gia vào quá trình học tập, gia tăng
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
142
hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng giao
tiếp, năng lực hợp tác và kiến thức chuyên
môn cho người học (Hương & Dư, 2015).
Hà, Anh và Trí (2017) khảo sát 1533 sinh
viên cho thấy mối quan hệ tích cực của
mạng xã hội đối với kết quả học tập của họ.
Việc sử dụng thử nghiệm Edmodo cho thấy
mạng xã hội làm tăng hiệu quả tương tác
trong lớp học, từ đó nâng cao chất lượng và
hiệu quả giảng dạy (Ân & Tuấn, 2017).
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác
giả sử dụng các phương pháp bao gồm
phương pháp phân tích và tổng hợp lí
thuyết, phương pháp quan sát, phương
pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm với
đối tượng nghiên cứu chủ yếu là sinh viên
khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Ưu điểm của Google Plus trong
việc tạo lớp học trực tuyến ở bậc đại học
Ở Việt Nam hiện nay, các mạng xã hội
phổ biến với số lượng người dùng lớn phải
kể đến Facebook, Instagram, Google Plus,
LinkedIn Mỗi loại hình có chức năng
tương tác, sao lưu và tái sử dụng dữ liệu
khác nhau (Hạnh, 2017). Do đó, khi sử
dụng mạng xã hội trong dạy học, tùy vào
định hướng, giảng viên có thể tận dụng
được những thế mạnh của từng loại hình để
hỗ trợ cho lớp học. So với hệ thống lớn
nhất hiện nay là Facebook, nhóm tác giả
ghi nhận những ưu điểm vượt trội của G+
trong quá trình dạy học thử nghiệm.
Về điều kiện kích hoạt tài khoản, G+
là một sản phẩm của Google, trang thông
tin lớn với thời gian hoạt động nhiều năm
tại Việt Nam với các sản phẩm được tích
hợp trong cùng một tài khoản mà bất cứ ai
cũng có thể tiếp cận và sử dụng hoàn toàn
miễn phí (Lam, 2014). Hiện nay, trong đời
sống cũng như học tập, hầu hết sinh viên
thường sử dụng các sản phẩm của Google
như Gmail, Drive, YouTube. Gần như mọi
sinh viên đều có tài khoản email của
Google để phục vụ học tập nhưng có thể
không sử dụng mạng xã hội nào. Do đó, lợi
thế khi lựa chọn sử dụng G+ trong dạy học
thì người học có thể kích hoạt tài khoản đã
có sẵn một cách nhanh chóng, đáp ứng các
yêu cầu về khai báo thông tin như họ tên
tài khoản người dùng, hình ảnh cá nhân.
Điều này tạo “tính thật” cho tài khoản,
đồng thời giảng viên cũng sẽ dễ quản lí lớp
học của mình, khả năng nhận diện và theo
sát người học tốt hơn. Trong khi đó,
Facebook có sự cá nhân hóa từ lâu của
người dùng, vì vậy từ cách đặt tên, thông
tin cá nhân, ảnh đại diện thường theo ý
thích người dùng như đặt tên tài khoản
theo “nickname”. Do đó, việc yêu cầu
người học thay đổi theo thống nhất chung
sẽ khó khăn hơn so với việc lựa chọn một
mạng xã hội mới nhưng dễ kích hoạt.
Về tính năng hoạt động, Facebook
thường được sử dụng với mục đích giải trí
(Piltch, 2012). Trong khi đó, phần lớn
người dùng sử dụng tài khoản Gmail với
mục đích phục vụ cho làm việc và học tập,
vì thế tài khoản G+ được tạo lập dựa trên
cơ sở tài khoản Gmail sẽ tạo được môi
trường làm việc và học tập chuyên nghiệp
hơn. G+ cũng có ít người sử dụng nên sinh
viên cũng không bị chi phối quá nhiều vào
cộng đồng mạng mà tập trung hơn vào các
bài tập trên tài khoản của mình.
Về tính tích hợp, cả Facebook và G+
có thể kết nối với các trang mạng xã hội,
trang thông tin, báo chí và các trang học
thuật khác phục vụ cho nhu cầu học tập
thông qua đường dẫn (Lake, 2019). Tuy
nhiên, G+ có ưu thế hơn do kết nối với tài
khoản thư điện tử Gmail, tài khoản
HUỲNH P. DŨNG PHÁT - NGUYỄN T. YẾN NƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
143
Youtube là nền tảng lưu trữ video lớn nhất
hiện nay, Drive sao lưu dữ liệu có kích
thước lớn và Photos lưu trữ hình ảnh chất
lượng tốt, độ phân giải cao. Ngoài ra, về
khả năng đăng tải hình ảnh, G+ còn cho
phép người dùng xem ảnh toàn màn hình
và phóng to trong trường hợp cần xem xét
chi tiết ảnh. Trong quá trình dạy và học
Địa lí thì nhu cầu cần đăng tải và chia sẻ
hình ảnh là vô cùng đa dạng; so với
Facebook, G+ phục vụ nhu cầu này đảm
bảo hơn (Dpreview, 2012).
Về việc quản lí lớp học, G+ tạo điều
kiện thuận lợi cho giảng viên vận hành và
quản lí cùng lúc nhiều lớp học thông qua
các vòng kết nối, tương ứng với mỗi vòng
kết nối là một lớp học phần (xem Hình 1).
Trong mỗi lớp học, sinh viên sẽ hoạt động
độc lập bằng tài khoản cá nhân của mình.
Giảng viên và sinh viên có thể đăng tải
thông tin lên trang cá nhân của mình rồi
chia sẻ với vòng kết nối đã mặc định. Vì
vậy, giảng viên có thể vận hành nhiều lớp
học cùng lúc và thống kê việc thực hiện
bài tập của người học theo thời hạn nộp
sản phẩm một cách thuận tiện. Đây là lợi
điểm lớn nhất so với các lớp học theo
nhóm trên Facebook, tất cả người dùng
đăng tải trên một nhóm lớp thì số lượng
bài đăng rất khó để thống kê và theo dõi,
nhất là các lớp đông sinh viên. Nếu người
học đăng tải lên trang cá nhân của mình
thì bài tập trong suốt khóa học với thời
gian dài rất dễ bị lẫn vào những bài viết cá
nhân khác.
2.3. Sử dụng mạng xã hội Google
Plus trong dạy và học Địa lí ở bậc đại học
Mạng xã hội G+ cung cấp nhiều tiện
ích cho người dùng, đặc biệt là trong giảng
dạy nói chung và giảng dạy Địa lí nói
riêng. Sinh viên khoa Địa lí khi tham gia
các học phần như Địa lí kinh tế - xã hội thế
giới, Địa lí Đông Nam Á, Địa lí du lịch thế
giới sẽ được học tập trên cả lớp học
truyền thống và lớp học G+ với nhiều chủ
đề địa lí có nội dung liên quan đến chương
trình học của học phần đó. Trong khuôn
khổ bài viết, chúng tôi tiến hành giới thiệu
cách thức cơ bản để giảng viên sử dụng
được những tính năng của G+ vận hành thử
nghiệm lớp học trực tuyến hỗ trợ cho quá
trình giảng dạy của mình. Qua đó, chúng
tôi sẽ rút ra những ưu điểm cũng như mặt
tồn tại của G+ trong quá trình dạy học.
2.3.1. Cách thức vận hành lớp học trên
mạng xã hội Google Plus
2.3.1.1. Quản lí lớp học
- Kích hoạt G+
Như đã trình bày ở phần trên, việc kích
hoạt tài khoản G+ khá dễ dàng với người
dùng đã có tài khoản Gmail. Sau khi đăng
nhập, chọn thẻ G+ trong danh mục để khởi
động trang chủ. G+ có nhiều tính năng
khác nhau, tích hợp ở các thẻ bên góc trái
màn hình giao diện.
Trong các thẻ chức năng, một số thẻ
cơ bản thường được sử dụng trong quá
trình thử nghiệm gồm: Thẻ Home sẽ dẫn
tới trang chủ, nơi hiển thị các bài viết của
bạn bè cùng nhóm, giảng viên; đặc biệt là
những sản phẩm mà người học nộp sẽ hiển
thị ở đây sắp xếp theo thứ tự thời gian đăng
tải. Thẻ Profile thể hiện hồ sơ cá nhân của
người dùng, kèm theo là những bài viết của
cá nhân đó đã đăng tải. Thẻ People thể hiện
các vòng kết nối phân nhóm sinh viên theo
lớp học phần (xem Hình 1). Điều này thuận
tiện trong quá trình chia sẻ nội dung, thông
tin trong khóa học. Thẻ Notifications hiển
thị tất cả các thông báo khi có tương tác
giữa giảng viên và sinh viên, giữa người
học với nhau.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
144
Hình 1. Phân nhóm sinh viên theo lớp học phần riêng biệt
- Quản lí và lưu trữ thông tin liên lạc
Từ những vòng kết nối giảng viên có
thể dễ dàng tra cứu thông tin của sinh viên,
đặc biệt là thông tin liên lạc khi cần thiết.
Đối với tài khoản sinh viên để tiện cho
công tác quản lí và đánh giá, giảng viên
cần đưa ra những quy định khi tham gia
lớp học trên G+ sao cho phù hợp, thuận
tiện cho việc kết hợp với hoạt động giảng
dạy trên lớp. Ngoài ra, việc thông báo
trong trường hợp khẩn cấp đến cả lớp hay
một cá nhân bất kỳ cũng thuận lợi hơn.
Tài khoản trực tuyến không chỉ tiện lợi
cho việc quản lí sinh viên trong thời gian
giảng dạy lớp học phần mà còn giúp giảng
viên giữ liên lạc với sinh viên sau khi kết
thúc khóa học, điều này rất khó khăn đối
với lớp học truyền thống. Do đó, có thể
thấy, ngoài tiện ích quản lí sinh viên thì G+
còn giúp lưu giữ thông tin liên lạc giữa
giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với
nhau.
- Điểm danh và quản lí hoạt động
ngoài lớp
Trong quá trình đánh giá sinh viên,
hoạt động điểm danh được thực hiện bằng
cách tạo cuộc thăm dò ý kiến hoặc bình
luận vào bài đăng (xem Hình 2). Đối với
lớp học truyền thống, giảng viên thường
tiến hành điểm danh ngay tại lớp với
những quy định về thời gian điểm danh để
đảm bảo tính chính xác.
Hình 2. Điểm danh trực tuyến
HUỲNH P. DŨNG PHÁT - NGUYỄN T. YẾN NƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
145
Hoạt động điểm danh trên G+ diễn ra
đồng loạt nên sẽ tiết kiệm được thời gian
cho buổi học trên lớp so với việc phải đọc
tên từng thành viên, nhất là đối với những
lớp học có quá đông sinh viên. Việc điểm
danh chính danh cá nhân trong thời gian
ngắn, điểm danh bằng minh chứng có mặt
đúng khung giờ quy định sẽ rèn luyện cho
sinh viên ý thức kỷ luật và tôn trọng tập
thể. Hơn nữa, việc điểm danh trên danh
sách bản in giảng viên sẽ gặp rắc rối trong
việc lưu giữ cho đến cuối khóa học.
Trong khi điểm danh bằng G+, dữ liệu sẽ
được lưu giữ một cách đầy đủ và chính
xác mà không phải lo ngại về việc thất lạc
dữ liệu.
Hình 3. Sinh viên đăng tải hình ảnh báo cáo hoạt động ngoài lớp học
Trong số hoạt động vượt ra khỏi khuôn
khổ của giờ học trên lớp thì những giờ tự
học của sinh viên sẽ được kiểm soát thông
qua việc đăng tải hình ảnh hoạt động học
tập. Giờ tự học của sinh viên rất phong
phú, đặc biệt là sinh viên Địa lí, thông qua
các điểm thực địa hoặc các sự kiện. Với
lịch trình sự kiện và hội nghị diễn ra tại
Thành phố Hồ Chí Minh mang tính thực
tiễn cao, tổ chức khá thường xuyên chính
là môi trường tự học thật sự hữu ích cho
sinh viên khoa Địa lí. Ví dụ như ở học
phần Địa lí Đông Nam Á, sinh viên được
tham gia sự kiện Ngôi làng ASEAN; học
phần Địa lí kinh tế - xã hội thế giới, sinh
viên tham gia lễ hội Giao lưu văn hóa Nhật
Bản; đối với học phần Địa lí du lịch thế
giới, cho sinh viên tham quan ngày hội du
lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh để có
cơ hội tiếp cận thêm kiến thức chuyên
ngành, thu thập các nguồn tài liệu đa dạng
phục vụ học tập. Giảng viên có thể kiểm
soát giờ tự học mà vẫn đảm bảo kiến thức
học tập thông qua nhiệm vụ liên quan đến
kiến thức trong học phần, được phân công
và bàn giao trước khi sinh viên tham gia
những hoạt động này.
Giảng viên cũng sẽ kiểm tra được quá
trình làm việc nhóm của sinh viên (Hình
3). Đối với hình thức điểm danh kết hợp
kiểm tra này sinh viên sẽ hoạt động nhóm
nghiêm túc và có hiệu quả hơn. Đồng thời,
kết quả hình thành từ hoạt động nhóm sẽ
có tính logic và đảm bảo kiến thức hơn.
2.3.1.2. Cách thức đăng tải bài viết
Khi đăng tải bài viết, giảng viên cần
chú ý lựa chọn quyền riêng tư cho phù hợp,
hay nói cách khác bài viết nếu không có
điều chỉnh thì sẽ tự mặc định ở chế độ công
khai, tất cả mọi người có thể thấy được. Để
thay đổi đối tượng chia sẻ, giảng viên có
thể chọn chế độ Public hoặc vòng/các vòng
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
146
kết nối, hay các tài khoản cá nhân bất kì để
hiển thị để lựa chọn đối tượng xem bài viết
theo mục đích giảng dạy.
Trong một bài viết thường sẽ có những
tệp tin kèm theo, đặc biệt là trong dạy và
học Địa lí. Tùy vào mục đích sử dụng,
phục vụ cho lớp học trên lớp hay hoạt động
trên G+ mà giảng viên lựa chọn nội dung
phù hợp. G+ cho phép người dùng đăng tệp
trực tiếp hoặc những tệp được đăng tải trên
các trang lưu trữ trực tuyến thông qua
đường dẫn kết nối.
2.3.1.3. Hoạt động của sinh viên
Trong khuôn khổ bài viết, nhóm tác
giả sẽ đưa ra một số sản phẩm chính trong
lớp học sử dụng G+ đối với sinh viên khoa
Địa lí. Sản phẩm từ sinh viên không chỉ là
kết quả để đánh giá hoạt động học tập mà
còn là một trong những nguồn dữ liệu quan
trọng hỗ trợ cho nghề nghiệp của sinh viên
sau khi tốt nghiệp. Sản phẩm hình ảnh ở
đây có thể là biểu đồ, bản đồ, infographic,
hay ảnh tư liệu do sinh viên tự chụp phục
vụ cho quá trình học tập hiện tại và công
tác dạy học sau này. Để thực hiện được
mục tiêu đó, giảng viên có thể đưa ra
những nội dung liên quan đến chương trình
đào tạo của học phần cho sinh viên tìm
hiểu và thực hiện sản phẩm.
Lớp học trên nền tảng mạng xã hội G+
có nhiều dạng bài tập để phát triển năng
lực giải thích các hiện tượng và quá trình
địa lí. Do khuôn khổ bài viết có hạn chúng
tôi chỉ giới thiệu một số sản phẩm điển
hình trên lớp học G+ bao gồm:
- Bài báo địa lí: là một trong những
dạng bài tập hữu hiệu được áp dụng trên
lớp học G+ nhằm phát triển năng lực người
học. Ở bài tập dạng này, một trong những
nội dung quan trọng là phân tích số liệu,
dựa vào bảng số liệu sinh viên sẽ phát triển
được năng lực giải thích các yếu tố kinh tế -
xã hội khác nhau. Mặt khác, khi sinh viên
tìm hiểu về một chủ đề địa lí thì điều cốt
yếu là việc tìm kiếm thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau sau đó chọn lọc lại những
thông tin cần thiết và tổng hợp thông tin
theo trình tự logic, từ đó phát triển năng lực
thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin địa lí.
Ví dụ như bài phân tích tác động của dân số
đối với phát triển kinh tế - xã hội ở học
phần Địa lí kinh tế - xã hội đại cương.
Hình 4. Đăng hình ảnh hoặc video
HUỲNH P. DŨNG PHÁT - NGUYỄN T. YẾN NƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
147
- Sản phẩm bản đồ: vừa là kết quả học
tập của sinh viên, vừa là phương tiện để
phục vụ giờ học Địa lí trên lớp. Sản phẩm
bản đồ địa lí không chỉ giúp cho sinh viên
ghi nhớ kiến thức mà còn tạo điều kiện để
sinh viên thực hành kĩ năng xây dựng, khai
thác bản đồ. Đây chính là cơ sở cho việc
xây dựng bản đồ kinh tế - xã hội theo từng
mục đích riêng trong kế hoạch giảng dạy.
Ngoài ra sinh viên phát triển năng lực nhận
thức thế giới theo quan điểm không gian từ
hoạt động thiết kế bản đồ, từ đó xác định
được vị trí địa lí và phân tích, giải thích
được đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội
của một quốc gia hoặc khu vực.
- Infographic: là một trong những sản
phẩm được ứng dụng rộng rãi trên lớp học
G+, nội thể hiện chính là nội dung kiến
thức mà sinh lĩnh hội được trong quá trình
học tập, nghiên cứu và biên tập thành sản
phẩm của bản thân. Ví dụ như infographic
Kinh tế Trung Quốc ở học phần Địa lí kinh
tế - xã hội thế giới. Sản phẩm giúp sinh
viên ghi nhớ kiến thức một cách nhanh
chóng đồng thời có thể biến sản phẩm
thành tài liệu dạy học cho sinh viên trong
quá trình học tập bộ môn và tài liệu sau khi
ra trường. Ngoài ra, mỗi sinh viên đều phải
công bố sản phẩm của mình và nhận xét sản
phẩm của sinh viên khác là điều kiện để
trao đổi và xây dựng kho tài liệu ngày càng
phong phú cho sinh viên sử dụng về sau.
Đối với hoạt động học tập này giảng viên
chỉ cần phân chia và hướng dẫn nội dung
kiến thức khác nhau, cho sinh viên nghiên
cứu, thực hiện và công bố sản phẩm.
- Các sản phẩm video: thường được
thực hiện báo cáo các hoạt động tự học và
hoạt động trải nghiệm, nhất là những
chuyến đi thực địa kinh tế - xã hội. Để
chuẩn bị tốt hơn, giảng viên nên đưa ra
những chủ đề địa lí cho các nhóm sinh viên
lựa chọn. Sau đó, sinh viên sẽ đưa ra kế
hoạch thực hiện từ các khâu tổ chức kịch
bản, nội dung kiến thức, quay phim và
phỏng vấn, như vậy, chất lượng video sẽ
được nâng cao cả hình thức lẫn nội dung.
Sinh viên có thể rèn luyện năng lực sử
dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức
học tập thực địa rất thuận tiện thông qua
những tệp ảnh bản đồ chất lượng cao trên
lớp học G+, cũng như những kế hoạch
tham gia hoạt động thực tế mà sinh viên tự
tổ chức. Ngoài ra, ở những hội nghị giao
lưu văn hóa, lễ hội, các dự án địa lí cũng có
thể cho sinh viên tiến hành dàn dựng, tạo
lập sản phẩm thu hoạch, ngoài kiến thức tự
học còn trang bị cho sinh viên những kĩ
năng khác nhau. Ví dụ như video thu hoạch
nội dung về Ngôi làng ASEAN phục vụ
học phần Địa lí Đông Nam Á.
Như vậy, từ những hoạt động học tập
trên lớp học truyền thống và cả lớp học
trên nền tảng G+, sinh viên có thể vận
dụng kiến thức đã học ứng dụng vào tình
huống thực tế đồng thời đề xuất giải pháp
để giải quyết vấn đề phát triển năng lực
vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
2.3.1.4. Hoạt động đánh giá
Với tính năng thăm dò ý kiến, giảng
viên có thể tiến hành tạo hoạt động bình
chọn để sinh viên đưa ra ý kiến của bản
thân, tiến hành đánh giá các sản phẩm của
bạn học trên lớp. Từ đó, tạo được một
môi trường thi đua giữa các nhóm hay
giữa các cá nhân với nhau, thúc đẩy chất
lượng học tập và tăng cường sự chủ động
cho người học.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
148
Hình 5. Hoạt động giải thích lí do bình chọn của cá nhân
Thông thường, đối với các học phần
thuộc nhóm kinh tế - xã hội tại khoa Địa lí,
sau khi sinh viên đăng tải công khai sản
phẩm đã thực hiện được, lớp sẽ tiến hành
bình chọn ra sản phẩm chất lượng nhất.
Với việc đăng tải sản phẩm công khai và
chắc chắn sẽ có nhiều người xem, bình
chọn, sinh viên có thái độ làm việc cũng
như đầu tư cho sản phẩm một cách kĩ
lưỡng, chất lượng hơn. Như vậy, với tính
năng này, G+ đã tạo ra được một môi
trường công bố kết quả học tập một cách
chi tiết, dễ tiếp cận, công khai và cùng
nhau phát triển.
Để tránh việc lựa chọn ngẫu nhiên, tùy
hứng, hoạt động bình chọn cần phải có
phần góp ý hoặc giải trình lí do bình chọn
(xem Hình 5), tạo cơ hội cho sinh viên
được phát biểu ý kiến cá nhân, đánh giá
của mình. Việc sinh viên đưa ra giải trình
cho thấy mức độ quan tâm của sinh viên
với những sản phẩm khác, tránh việc bình
chọn theo trào lưu hay bình chọn cho bạn
bè thân thiết. Hoạt động giúp nâng cao
được tính khách quan trong năng lực đánh
giá của sinh viên. Từ đó, việc đánh giá của
giảng viên với sản phẩm sinh viên cũng vì
thế mà khách quan hơn.
Đối với hoạt động công khai kết quả
bài tập và nhận góp ý sẽ tạo ra những cuộc
thảo luận giữa sinh viên với nhau, rèn
luyện được khả năng phản biện trong sinh
viên. Bài tập địa lí cho sinh viên có nhiều
dạng khác nhau, có thể là bài tập tồn đọng
trên lớp tiếp tục được giải quyết sau giờ
học, hoặc là những nhiệm vụ được phân
công thực hiện ngay trên G+. Sinh viên sẽ
phải đăng tải kết quả làm việc của mình
một cách công khai trước lớp, được nhận
góp ý từ thành viên còn lại và đưa ra ý kiến
phản biện lại; cũng như ghi nhận những
góp ý đúng và tiến hành giải trình, sửa
chữa, hoàn thành nội dung kiến thức đang
tiếp nhận.
2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn
của việc áp dụng G+ trong điều kiện giảng
dạy hiện tại
2.3.2.1. Những thuận lợi
Về phía giảng viên, trang xã hội G+
tạo ra nhiều thuận lợi trong việc tổ chức và
điều hành lớp học như sau:
- Thứ nhất, không mất chi phí tạo lập
HUỲNH P. DŨNG PHÁT - NGUYỄN T. YẾN NƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
149
và vận hành lớp học khi hệ thống đường
truyền internet được cơ sở giáo dục hay
bản thân người dạy đầu tư.
- Thứ hai, giảng viên có điều kiện hiểu
rõ hơn về người học thông qua thời lượng
tương tác với người học mọi lúc, mọi nơi,
thường xuyên hơn so với chỉ lên lớp.
- Thứ ba, G+ hỗ trợ đắc lực cho giảng
viên trong quản lí lớp học đặc biệt là về các
hoạt động ngoài giờ, hoạt động cần tuân
thủ thời gian.
- Thứ tư, giảng viên có thể điều hành
lớp học từ xa hoặc kể cả khi lên lớp, lớp
học trực tuyến và truyền thống hỗ trợ qua
lại lẫn nhau.
Về phía sinh viên, trong quá trình
tham gia vào lớp học G+ sinh viên có thể
phát triển năng lực của bản thân cũng như
việc tận dụng tối ưu những tiện ích từ G+
vào hoạt động học tập:
- Thứ nhất, lớp học G+ đã tạo ra một
môi trường học tập năng động, rèn luyện kĩ
năng và phát triển năng lực cần thiết cho
sinh viên sư phạm Địa lí.
- Thứ hai, nâng cao ý thức của người
học về vấn đề tuân thủ thời gian, quy định
chung của lớp học.
- Thứ ba, người học có thể tương tác
với nhau, góp ý kiến cho nhau. Do kết quả
được công bố rộng rãi, sinh viên buộc phải
làm việc thật sự chứ không thể đưa ra
những bình chọn cảm tính. Từ đó, người
học có nhiều cơ hội học tập hơn.
- Thứ tư, G+ cũng chính là kênh lưu
trữ bài tập của người học, sinh viên có thể
lưu trữ tài liệu, sản phẩm, bài làm của mình
để sử dụng lâu dài, chứ không chấm dứt
khi học phần kết thúc.
- Thứ năm, G+ có thể kết hợp với các
trang thông tin học tập khác nhằm phục vụ
cho người học.
2.3.2.2. Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, quá trình
thử nghiệm sử dụng G+ trong giảng dạy
tại khoa Địa lí cũng gặp một số tồn tại
như sau:
- Thứ nhất, người học phải có thiết bị
đầu cuối là điện thoại thông minh hoặc
máy tính mới có thể tham gia lớp học một
cách thuận lợi. Một số trường hợp, khả
năng trang bị của người học còn hạn chế.
- Thứ hai, lớp học phải phụ thuộc vào
đường truyền internet. Khi các khu vực học
tập không đảm bảo được điều này sẽ ảnh
hưởng nhất định đến kịch bản dạy học.
- Thứ ba, để đạt hiệu quả cao ở các lớp
học, giảng viên phải hướng dẫn rõ ràng, cụ
thể những yêu cầu cần đạt đối với nhiệm
vụ của người học. Giảng viên sẽ mất rất
nhiều thời gian và công sức vì hoạt động
trực tuyến thường không giới hạn không
gian cũng như thời gian.
2.4. Định hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ các phân tích ở trên cho thấy tiềm
năng sử dụng mạng xã hội G+ vào dạy học
Địa lí là rất lớn. Bài viết chỉ mới dừng lại ở
bước giới thiệu cách thức dạy học Địa lí
mới, cách điều hành một lớp học trên mạng
xã hội. Từ tiếp cận này mở ra một số định
hướng nghiên cứu trong thời gian tới như
phát triển lớp học trực tuyến thông qua
cuộc gọi video và sử dụng tiện ích
Hangout; khảo sát ý kiến người học về lớp
học trực tuyến; đánh giá hiệu quả học tập
của người học sau khi thực nghiệm và đối
sánh các lớp học.
Bài viết là tiền đề cho việc định
hướng nhân rộng việc tổ chức dạy học qua
G+ nói riêng và các mạng xã hội nói
chung, đồng thời triển khai đại trà trong
dạy và học ở nhiều bộ môn khác. Bên
cạnh đó, sử dụng G+ không chỉ dừng lại ở
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
150
đào tạo bậc đại học mà còn có thể hướng
đến giáo dục phổ thông.
3. Kết luận
Với một mạng xã hội hoàn toàn miễn
phí và dễ kích hoạt, cách thức sử dụng đơn
giản, người dùng có thể tiếp cận và sử
dụng dịch vụ của G+ một cách dễ dàng và
nhanh chóng. Trong khuôn khổ bài viết
này, chúng tôi đã giới thiệu về những ưu
điểm trong dạy học của mạng xã hội G+.
Đồng thời, nhóm tác giả đã hướng dẫn
cách thức tổ chức lớp học ở bậc đại học
theo cách thức đơn giản nhằm đáp ứng nhu
cầu dạy và học trực tuyến. Dựa vào thực tế,
có thể nhận thấy rằng mạng xã hội G+ rất
phù hợp để áp dụng vào giảng dạy bậc đại
học ở nước ta.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã giới
thiệu những định hướng phát triển sử dụng
mạng xã hội vào giảng dạy và học tập
ngành Địa lí trong thời gian sắp tới. Việc
tiếp cận, tìm hiểu, định hướng và nghiên
cứu ứng dụng mạng xã hội góp phần phục
vụ cho hoạt động giảng dạy ngày càng
nâng cao chất lượng. Với sự phát triển của
công nghệ thông tin như hiện nay, nhìn
chung mạng xã hội đã đáp ứng được nhu
cầu thực tế và cả sự chuẩn bị cho những sự
thay đổi trong tương lai không chỉ ở khoa
Địa lí mà còn ở đơn vị khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thanh Hồng Ân, Nguyễn Văn Tuấn. (2017). Ứng dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc
tương tác ngoài giảng đường: Một trường hợp nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - Quản trị
Kinh doanh Trường Đại học Đà Lạt. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội:
Nghiên cứu Giáo dục, tập 33, số 3, 1-9.
Aptekin Erkoller & Birgit. J. Oberer. (2013). Putting Google Plus to the Test: Assessing
Outcomes for Student Collaboration, Engagement and Success in Higher Education.
Procedia - Social and Behavioral Sciences, 83, 185-189. doi.org/10.1016/
j.sbspro.2013.06.036.
Lê Thị Thanh Hà & Trần Tuấn Anh & Trần Xuân Trí. (2017). Nghiên cứu các nhân tố của
mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp
Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm,
11, 104-112.
Phạm Hạnh. (2017, ngày 25 tháng 9). Xếp hạng các trang mạng xã hội phổ biến nhất bằng
số liệu thống kê. Truy xuất từ
hang-cac-trang-mang-xa-hoi-pho-bien-nhat-bang-so-lieu-thong-ke-tinh-den-thang-
82017.
Trịnh Thị Hương & Phan Văn Dư. (2015). Sử dụng mạng xã hội (Facebook) vào giảng
dạy. Hội thảo Đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. Đại học Thái
Nguyên. 321-325.
Du Lam. (2014, ngày 31 tháng 3). Những “bộ mặt” của Gmail sau 10 năm ra đời. Truy
xuất từ
115693.ict.
HUỲNH P. DŨNG PHÁT - NGUYỄN T. YẾN NƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
151
Laura Lake. (2019, ngày 06 tháng 01). Google Versus Facebook. Truy xuất từ
https://www.thebalancesmb.com/googleand-vs-facebook-what-s-the-difference-
2296062.
Birgit J. Oberer & Alptekin Erkoller. (2012). Google Plus in the Higher Education Space.
Are Educators Ready for Social Media Learning in Schools?, Truy xuất từ
Seher Ozcan & Sahin Gokcearslan & Vollkan Kukull. (2015). Pre-service Teacher’s
opinions on cloud supported social network. World Journal on Educational
Technology, 7(2), 107-118. doi.org/10.18844/wjet.v7i2.43.
Avram Piltch. (2012, ngày 06 tháng 4). 5+ Reasons Why You Should Be Using Google+.
Truy xuất từ https://www.laptopmag.com/articles/5-reasons-why-you-should-be-
using-google.
Dpreview Staff. (2012, ngày 10 tháng 02). Facebook Lightbox vs Google+: which better
presents your images?. Truy xuất từ https://www.dpreview.com/articles/
8959287319/facebook-lightbox-vs-google-for-photos.
Pat Swenson & Nancy A. Taylor. (2012). Giảng dạy trực tuyến trong thời đại số.
Tp.HCM, Việt Nam: NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài: 28/01/2019 Biên tập xong: 15/3/2019 Duyệt đăng: 20/3/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 53_963_2214958.pdf