Sử dụng E-Learning trong hoạt động giảng dạy cho sinh viên thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp ở trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Tài liệu Sử dụng E-Learning trong hoạt động giảng dạy cho sinh viên thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp ở trường Đại học Công nghệ Đồng Nai: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 38-43 38 Email: nguyenngocdiep@dntu.edu.vn SỬ DỤNG E-LEARNING TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN THỰC TẬP TOÀN THỜI GIAN TẠI DOANH NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI Dương Thị Xuân Diệu - Trường Đại học Duy Tân Nguyễn Ngọc Diệp - Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Ngày nhận bài: 17/4/2019; ngày chỉnh sửa: 03/6/2019; ngày duyệt đăng: 14/6/2019. Abstract: In the reality of education in Vietnam in recent years, the trend of program development spends a lot of time on training in the form of study at the enterprise (full-time internship from 3 to 6 months), is considered as a key for learners to become skilled workers after they graduate. The combination of E-learning and full-time corporate internship is seen as an essential solution to the needs of high quality human resource training today. The effectiveness of the combination is assessed based on the cooperation between teachers - students, univers...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng E-Learning trong hoạt động giảng dạy cho sinh viên thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp ở trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 38-43 38 Email: nguyenngocdiep@dntu.edu.vn SỬ DỤNG E-LEARNING TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN THỰC TẬP TOÀN THỜI GIAN TẠI DOANH NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI Dương Thị Xuân Diệu - Trường Đại học Duy Tân Nguyễn Ngọc Diệp - Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Ngày nhận bài: 17/4/2019; ngày chỉnh sửa: 03/6/2019; ngày duyệt đăng: 14/6/2019. Abstract: In the reality of education in Vietnam in recent years, the trend of program development spends a lot of time on training in the form of study at the enterprise (full-time internship from 3 to 6 months), is considered as a key for learners to become skilled workers after they graduate. The combination of E-learning and full-time corporate internship is seen as an essential solution to the needs of high quality human resource training today. The effectiveness of the combination is assessed based on the cooperation between teachers - students, universities - enterprises in the connection of benefits when mutual benefits. Keywords: E-learning application, human resource training, technology 4.0, corporate internship. 1. Mở đầu Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến sự mới mẻ cho ngành GD-ĐT, một bước đi đột phá khi lần lượt các quốc gia lớn trên thế giới áp dụng hình thức giảng dạy E-learning vào hoạt động giảng dạy. Một vài quốc gia có nền giáo dục phát triển, đi tiên phong trong phong trào đưa giáo dục điện tử (E-learning) vào việc đào tạo con người là Mĩ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Họ đã sử dụng E-learning vào phương pháp giáo dục ngay từ bậc trung học, họ cho rằng đây là cách để học sinh làm quen với cách học ở đại học, giúp người học tiếp cận tốt hơn và chủ động hơn trong cuộc sống. Trong thời gian thực tập và tham gia công tác xã hội, sinh viên (SV) được giám sát và hỗ trợ từ giảng viên (GV) thông qua việc sử dụng một số mạng xã hội. Riêng tại Việt Nam, E-learning chỉ vừa được áp dụng những năm gần đây và đa phần được sử dụng tại các trường đại học, trung tâm đào tạo từ xa và bị giới hạn môn học ở các nhóm môn lí thuyết, không chuyên về thực hành. Trong khi xã hội đang cần lực lượng lao động lành nghề, giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhưng thời gian học tập và trau dồi kĩ năng chuyên môn tại doanh nghiệp của SV khá ngắn, chỉ từ 4-6 tuần. Thời gian thực tập doanh nghiệp quá ngắn không đủ để hình thành kĩ năng nghề, E-learning chưa phát huy được hiệu quả thực sự trong giảng dạy tại các trường. Một thực tế khác, tại Việt Nam không khó bắt gặp những trường hợp SV gặp khó khăn khi đi thực tập, loay hoay với việc ra trường đúng tiến độ và thành tích cuối khóa học. Thực tế, khi thực hiện công tác thống kê việc làm cho SV sau khi ra trường, tham gia đối thoại cùng các nhà tuyển dụng hay trao đổi trên các forum tuyển dụng, nhận định chung về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay là “thừa thầy, thiếu thợ”. Thực trạng này là do SV chỉ được tập trung học lí thuyết mà thực hành nghề quá ít, dẫn đến khi ra trường các em không thể bắt tay vào công việc ngay mà cần các nhân viên lành nghề (trình độ trung cấp) hướng dẫn lại. Nhu cầu tham gia các lớp học E-learning của thực tập sinh là hoàn toàn thực tế và phù hợp với định hướng hỗ trợ và nâng cao tỉ lệ SV ra trường đúng tiến độ của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nói riêng và các đơn vị đào tạo nói chung. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức dạy học E-learning còn là vấn đề khá mới với cả GV và SV. Vì vậy, trong giới hạn bài viết, chúng tôi tập trung giới thiệu mô hình cũng như những lưu ý khi “Sử dụng E-learning trong hoạt động giảng dạy cho SV thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp ở Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai”. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số hình thức dạy học E-learning và thực trạng tổ chức sinh viên thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp E-learning là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Electronic learning”, được hiểu với nghĩa là giáo dục điện tử. Theo Means và cộng sự (2009), E-learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lí sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục. Hoặc theo quan điểm hiện đại của Atkins (2016) và Docebo (2014), E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, Internet, Intranet, trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio thông qua một máy tính hay tivi; người dạy VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 38-43 39 và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: E-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video. Theo cách hiểu của các nhà đào tạo hiện nay, E-learning là phương thức dạy học dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Với E-learning, việc học là linh hoạt và mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Theo báo cáo thống kê, số lượng SV tốt nghiệp đúng tiến độ qua các năm của Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai còn hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó, SV nợ môn, không đăng kí được môn học, hoặc điểm kém, Đặc biệt, SV thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp là đối tượng rất cần được trả nợ môn hoặc cải thiện điểm kém (những môn đại cương, cơ sở ngành) để điều chỉnh điểm số và kết quả xét tốt nghiệp ra trường với bằng tốt nghiệp từ loại khá trở lên. Phần lớn, SV đều có ý thức tự tích lũy kinh nghiệm làm việc, kĩ năng giao tiếp cho mình từ khi họ mới bước chân vào đại học (SV năm nhất), nên khi xin việc SV mới ra trường chỉ còn cần bằng tốt nghiệp loại khá trở lên đã có thể ghi điểm đối với nhà tuyển dụng. Tại Việt Nam, có khá nhiều đơn vị đào tạo áp dụng phương pháp giảng dạy E-learning cho hoạt động dạy và học của mình, đơn vị đi tiên phong là Trung tâm Đào tạo trực tuyến (E-learning) của Trường Đại học Mở Hà Nội. Đơn vị có sự đầu tư và đưa vào các chương trình đào tạo trực tuyến, mở ra một chuỗi những kinh nghiệm giáo dục trực tuyến cho các cơ sở giáo dục khác. Tuy nhiên, việc giáo dục trực tuyến chỉ đang dừng lại ở việc đào tạo các môn học lí thuyết (cơ sở ngành và đại cương) chưa được áp dụng nhiều cho các môn học mang tính thực hành nghề nghiệp. Do vậy, từ khi xuất hiện tại Việt Nam, E-learning chỉ được biết đến như là hình thức học tập dành cho đối tượng đào tạo từ xa và người học tại chức. Còn đối với SV hệ chính quy học tập trung, hình thức này chưa được áp dụng nhiều tại các đơn vị đào tạo. Hiện nay, các đơn vị đào tạo đã và đang thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm và coi đây chính là chiến lược hàng đầu. Đến nay, để có thể theo kịp xu hướng phát triển của giáo dục thế giới, các trường đại học nói chung và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nói riêng đã đưa phương pháp đào tạo trực tuyến E-learning vào phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập của SV. Bắt đầu từ tháng 8/2017, phương pháp giảng dạy trực tuyến E-learning đã được áp dụng giảng dạy lần đầu tiên với môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, thuộc bộ môn Khoa học cơ bản đã tạo nên một hiệu ứng rất tốt cho SV. Đến nay phương pháp giảng dạy trực tuyến E-learning đã được áp dụng rộng rãi trong toàn trường với nhiều môn học thuộc nhiều ngành đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, E-learning chỉ đang được áp dụng ở phạm vi nhỏ hẹp ở các môn lí thuyết, với thời lượng 10-20% tổng số tiết học. E-learning cần được nhân rộng và mở hơn về số lượng môn học được áp dụng và tăng thời lượng giảng dạy, đặc biệt là phạm vi áp dụng trong những trường hợp SV thực tập tại doanh nghiệp. Điều này, mang đến nhiều thuận lợi cho quá trình học tập của SV. 2.2. Thuận lợi và khó khăn của hình thức sử dụng E-learning cho sinh viên thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp 2.2.1. Thuận lợi của việc sử dụng E-learning cho sinh viên thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp GV và SV có thể chủ động về thời gian khi học tập theo hình thức truyền thống, thầy và trò cùng có mặt tại lớp và làm việc cùng nhau theo thời khóa biểu cố định của cả tuần. Riêng khi thầy và trò cùng làm việc theo hình thức E-learning, họ có thể chủ động về thời gian học, nơi học và cách thức tiếp cận nội dung bài học mà không cần phải tuân theo một khuôn khổ quá cứng nhắc (đọc - chép hoặc chiếu - chép). Khi GV và SV không cần đến lớp, có thể học ở nhà hoặc bất kì đâu, người học và người dạy sẽ hạn chế được phần lớn thời gian và kinh phí di chuyển, cũng như một số chi phí phụ khác. GV ngoài việc giảng dạy, còn kiêm nhiệm thêm các công việc khác như: nghiên cứu khoa học, công tác chủ nhiệm, công tác khoa - trường,... và cả việc gia đình - cá nhân. SV ngày nay khá năng động với các công việc làm thêm, hoạt động phong trào đoàn thể, Do vậy, sử dụng E-learning GV và SV có thể tự chủ công việc, thời gian và lịch làm việc của mình. Qua đó, E-learning hỗ trợ tốt cho việc rèn luyện ý thức tự học, tự nghiên cứu cũng như các kĩ năng mềm khác cho SV trong xu thế học tập của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Đơn vị đào tạo có cơ hội tiếp cận tốt với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện đại trong sự phát triển rộng khắp của cách mạng công nghiệp 4.0, mặt khác Nhà trường còn chủ động trong công tác bố trí sắp xếp nguồn nhân lực (GV) và cơ sở vật chất của Nhà trường. Qua đó, Nhà trường có kế hoạch rút ngắn thời gian đào tạo, kiện toàn chất lượng đội ngũ GV (giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sản xuất dịch vụ) cũng như tạo uy tín về một môi trường sư phạm hiện đại, tạo ưu thế cạnh tranh với các VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 38-43 40 đơn vị đào tạo khác, thu hút nhiều hơn sự quan tâm của phụ huynh - SV cũng như các đối tác tiềm năng khác. Thời gian học tập tại trường ngắn, thời gian đào tạo và làm việc tại doanh nghiệp dài hơn, giúp doanh nghiệp nắm bắt và hiểu rõ khả năng của từng SV học việc. Từ đó, thuận lợi cho việc tiếp nhận và lên kế hoạch thu nhận hoặc đào tạo nhân viên mới cho chính đơn vị của mình. Mặc khác, doanh nghiệp có được một đội ngũ nguồn nhân lực trẻ nhiệt huyết với công việc và đặc biệt là không tốn chi phí trả lương cho đối tượng này. Điều này mang đến lợi ích về kinh tế, rèn luyện tay nghề nhân viên và cả sự hỗ trợ trong tương lai giữa Nhà trường và doanh nghiệp. 2.2.2. Khó khăn của việc sử dụng E-learning cho sinh viên thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp Khó khăn thứ nhất của GV và SV là họ cần tự trang bị các thiết bị hiện đại hỗ trợ, như điện thoại thông minh (smart phone), laptop và đặc biệt là hệ thống internet 3G, 4G tốt. Vì thế việc học tập của cả thầy và trò phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống wifi, internet tại nơi học tập. Điều này hiển nhiên gây khó khăn cho việc tiếp cận và ứng dụng E-learning cho đối tượng GV - SV vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Thứ hai, việc giao tiếp giữa GV - SV và giữa SV - SV bị hạn chế rất nhiều do cả 2 nhóm đối tượng chỉ giao tiếp chủ yếu qua màn hình và hệ thống mạng. Kĩ năng giao tiếp bị hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến khả năng giao tiếp của SV với nhiều đối tượng khác nhau trong cuộc sống xã hội thực tế bên ngoài, đặc biệt là khi SV tham gia thực tập tại doanh nghiệp. Thứ ba, E-learning là hình thức học tập mới nên nhiều SV còn nhiều bỡ ngỡ trong cách tiếp cận cũng như tham gia học tập. Thứ tư, GV khó quản lí việc học thật, kiểm tra thật của SV và GV cần thường xuyên cập nhật cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung bài giảng, Về phía đơn vị đào tạo, khó khăn lớn nhất là quản lí tài sản giảng dạy E-learning, bởi vì kho bài giảng, tài liệu trực tuyến có khả năng bị mất hoặc dễ dàng bị chia sẻ ra ngoài hệ thống. Cơ sở vật chất của Nhà trường cũng cần thường xuyên được nâng cấp và hiện đại hóa liên tục nhằm đáp ứng lưu lượng truy cập, học tập và làm việc của các đối tượng người học. Vấn đề về bản quyền và quyền sáng chế cho các sản phẩm dạy và học của GV cũng như SV tham gia học tập tại trường cũng là một thách thức lớn cho các đơn vị đào tạo. Doanh nghiệp tiếp nhận lực lượng lao động trẻ nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nên cần một lực lượng nhân sự cơ hữu hỗ trợ hướng dẫn và đào tạo; điều này, gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian đầu tiếp nhận SV thực tập. Mặt khác, vấn đề bảo mật về phương thức hoạt động, chính sách và quyết sách kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một vấn đề mà các doanh nghiệp luôn e ngại khi được hỏi về vấn đề nhận và huấn luyện SV thực tập như: nội dung hướng dẫn, số lượng SV được nhận và thời gian nhận SV thực tập, 2.3. Phương án sử dụng E-learning cho đối tượng thực tập sinh toàn thời gian tại các đơn vị thực tập xa trường Nhu cầu của thị trường lao động hiện nay là nguồn nhân lực lành nghề, mạnh về kĩ năng và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy, học phần thực tập tại doanh nghiệp giúp người học có cơ hội cọ sát nghề nghiệp, phát triển kĩ năng và hình thành các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, làm như thế nào để thời gian thực tập doanh nghiệp của SV được nhiều hơn mà vẫn đảm bảo thời lượng học tập, kiến thức cơ sở do Bộ GD-ĐT quy định ở Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Thực tế giảng dạy và học tập kinh nghiệm từ các đơn vị đào tạo E-learning, chúng tôi đánh giá việc đưa E-learning vào hoạt động giảng dạy là rất hợp lí khi các cơ sở đào tạo luân chuyển thời gian giảng dạy các môn học đại cương cùng thời điểm với thực tập doanh nghiệp, khối lượng kiến thức chuyên ngành được học trước đó. Như vậy, SV sẽ hoàn toàn có đủ kiến thức để tham gia thực tập doanh nghiệp, các môn đại cương lí thuyết có thể học E-learning khi thực tập xa trường. Điều này hoàn toàn thỏa đáng cho yêu cầu đào tạo đúng hạn của Bộ GD-ĐT, đồng thời tạo động lực học tập cho người học, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, tăng thời lượng thực tập thực tế tại doanh nghiệp trong môi trường nhân lực ngày càng biến động như hiện nay. Theo kết quả khảo sát (94/100 SV thực tập) của nhóm tác giả vào tháng 12/2018, thực tập sinh có sự đánh giá khá tích cực về hình thức học E-learning trong thời gian thực tập, cụ thể: 52,7% SV cho là rất cần thiết; 33% nhận thấy học E-learning là cần thiết nhưng không nên áp dụng quá nhiều vì cần dành nhiều thời gian cho SV chuyên tâm thực tập trải nghiệm và thu thập kiến thức thực tế. Do đó, 57,8% SV sẵn sàng học bằng hình thức E-learning trong thời gian đi thực tập và 38% SV ưu tiên hoàn thành công việc tại đơn vị trước khi tham gia học E-learning. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 38-43 41 2.3.1. Mô hình triển khai phương án Từ kết quả khảo sát, kinh nghiệm giảng dạy E-learning và việc nghiên cứu các quy định đào tạo của Bộ GD-ĐT, quy chế đào tạo của Nhà trường, chúng tôi đề xuất thực hiện mô hình giải pháp dành cho đối tượng thực tập sinh học E-learning khi thực tập toàn thời gian như sơ đồ 1. Cụ thể, việc thực hiện triển khai giảng dạy một lớp E-learning cho thực tập sinh cần trải qua các nhóm công việc với những yêu cầu và các bước công việc riêng. 2.3.2. Giải pháp cụ thể 2.3.2.1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy Đối với các đơn vị đào tạo đã áp dụng E-learning cho các môn học đại cương song song với thời gian thực tập doanh nghiệp, việc xây dựng và lập kế hoạch học tập cho từng học kì, từng thời điểm là vô cùng quan trọng, giai đoạn này mang tính quyết định đến toàn bộ chất lượng khóa học của SV. Đối với các trường vẫn còn bố trí thời lượng học tập theo hình thức truyền thống: học môn đại cương, môn cơ sở ngành, môn chuyên ngành rồi SV mới thực tập doanh nghiệp, thì các đơn vị đào tạo có thể áp dụng hình thức mở lớp học theo yêu cầu thực tế của SV. Trường hợp SV bị nợ môn hoặc có nhu cầu học vượt hay SV có nhu cầu học trong thời gian thực tập, có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau: - Cách thứ nhất, các SV lập danh sách môn học và tổng hợp với số lượng quy định, có thể dao động từ 15-20 SV. Danh sách đăng kí các lớp học bổ sung được lập và gửi về Khoa chuyên môn và Phòng Đào tạo để được xem xét mở lớp. Tuy nhiên, thời gian triển khai và tiếp nhận danh sách đăng kí này cần được thực hiện trước thời gian thực tập 1 học kì hoặc trước thời gian thực tập ít nhất 1 tháng để đảm bảo sự chủ động trong vấn đề phân công GV giảng dạy cũng như việc phối hợp với đơn vị thực tập được thuận lợi nhất. - Cách thứ hai, Khoa chuyên môn hoặc Phòng Đào tạo có thể lập danh sách các môn học đại cương, cơ sở ngành sẽ mở trong thời gian cố định để SV lập nhóm và đăng kí. Thao tác này giúp Nhà trường có thể chủ động trong kế hoạch giảng dạy của năm học và SV thuận tiện trong việc lập nhóm đủ yêu cầu sĩ số của một lớp học khi có cùng nhóm bạn đi thực tập doanh nghiệp có nhu cầu học E-learning. Mặt khác, các thủ tục hành chính không quá nhiều gây ảnh hưởng đến sự tập trung học tập và chuẩn bị đi thực tập doanh nghiệp của SV. Hệ thống quản lí học tập 1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy 2. Tư vấn và hướng dẫn trước khi đi thực tập 3. Đăng kí học phần 4. Cung cấp và hướng dẫn tài liệu học tập 5. Hoạt động giảng dạy và học tập 6. Kiểm soát quá trình học tập của SV 7. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ SV 8. Kiểm tra, đánh giá Sơ đồ 1. Hệ thống quản lí học tập VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 38-43 42 2.3.2.2. Tư vấn và hướng dẫn trước khi đi thực tập và đăng kí học phần Khi các môn học được đồng ý mở lớp, Nhà trường thông báo đến SV và tiến hành đăng kí môn học, nộp học phí để xác nhận lịch học với GV. Tiếp đến, GV phụ trách và các đơn vị có liên quan tổ chức họp triển khai và tư vấn các vấn đề liên quan về thủ tục thực tập, báo cáo chuyên đề, thông tin cũng như yêu cầu của đơn vị thực tập để SV nắm và thực hiện tốt. Việc họp thống nhất giữa GV và SV là rất cần thiết, vì suốt quá trình lớp học diễn ra GV và SV chỉ làm việc và giao tiếp chủ yếu qua hệ thống E-learning của trường (mail, mạng xã hội, phần mềm Edmodo,). Ngoài ra, việc thống nhất thời gian học online mang tính quyết định cho sự hợp tác trong việc học giữa GV - SV, SV - SV và giữa SV - đơn vị thực tập. Mặt khác, các nội dung được tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi SV đi thực tập doanh nghiệp tạo lợi thế cho SV khi tham gia nhận việc tại doanh nghiệp, chủ động hơn trong cách sắp xếp, bố trí công việc cá nhân và gia đình. Các thông tin cần tư vấn và triển khai đến SV, gồm: - Thứ nhất, lịch học online, offline; hình thức thi, kiểm tra; mã lớp và cách thức tham gia lớp học, hình thức nộp bài, giao tiếp cùng GV và các thành viên trong lớp, - Thứ hai, thông tin cơ bản và nội quy của doanh nghiệp; công việc cần thực hiện khi tham gia thực tập tại doanh nghiệp; kênh thông tin báo cáo tình hình thực tập cho phía Nhà trường và doanh nghiệp,. - Thứ ba, thái độ và tác phong khi làm việc; kiến thức cơ bản và chuyên ngành cần có khi tham gia thực tập; khả năng tự học và giao tiếp của thực tập sinh. 2.3.2.3. Cung cấp và hướng dẫn tài liệu học tập Sau cuộc họp thống nhất các nội dung của lớp học và nắm bắt được nhu cầu của đối tượng người học, GV thực hiện công tác biên soạn bài giảng, kế hoạch giảng dạy và hình thức thi, kiểm tra sao cho phù hợp. GV xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo, giáo trình, bài giảng, lịch thi - kiểm tra và hình thức thi kết thúc (dự kiến) để triển khai đến SV theo nguyên tắc công khai và công bằng cho từng thành viên tham gia lớp học. 2.3.2.4. Hoạt động giảng dạy - học tập và kiểm soát quá trình học tập Thực hiện hoạt động giảng dạy theo kế hoạch đã thỏa thuận với SV. GV tương tác và hỗ trợ thường xuyên với SV nhằm đảm bảo tính liên tục và giám sát tốt quá trình học tập của thực tập sinh. Ngoài ra, GV cần giao bài tập và các bài kiểm tra định kì để đánh giá quá trình tiếp nhận kiến thức cũng như thái độ học tập của SV; đồng thời, đánh giá phương pháp giảng dạy của GV để có sự cải thiện khi cần thiết. Trong quá trình giảng dạy E-learning, GV giảng dạy có thể trao đổi các thông tin liên quan đến công việc thực tập và các vấn đề khó khăn gặp phải khi SV thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp. GV có thể lựa chọn các hình thức kiểm tra hiện diện và đánh giá chất lượng học tập cũng như thái độ của SV bằng nhiều phương pháp với sự hỗ trợ của công nghệ 4.0. Ví dụ như: đa dạng phương pháp đánh giá kiến thức và thái độ học tập của thực tập sinh (quay video, trả lời face time,). Đối với công tác kiểm tra và giao bài tập, GV cần linh hoạt và luân phiên giữa bài tập nhóm - bài tập cá nhân và hình thức kiểm tra trực tuyến. 2.3.2.5. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên GV giảng dạy môn học hoặc đại diện nhà trường có thể liên hệ với doanh nghiệp để tạo một hệ thống tài liệu hướng dẫn thực hành nghề nghiệp cho SV. Đồng thời, GV kết nối với Thư viện trường tạo tài khoản tài liệu môn học để SV thuận tiện trong công tác tìm tài liệu môn học. Thông qua việc tự tìm tài liệu môn học, GV có thể đánh giá ý thức tự học của SV, giao lưu, học hỏi các ý tưởng mới và các nghiệp vụ thực tế của doanh nghiệp hướng dẫn cho thực tập sinh. Ngoài ra, GV giảng dạy, Bộ môn và Khoa chuyên ngành có thể hỗ trợ SV thực hiện một số thủ tục hành chính khi SV không có điều kiện quay về trường để giải quyết các công việc thiếu. 2.3.2.6. Kiểm tra, đánh giá Cán bộ GV chủ động trong công tác thiết kế bài kiểm tra, tạo tính đa dạng và phù hợp với đối tượng cũng như tính chất môn học. Điểm chuyên cần sẽ được tính bằng cách điểm danh thành phần SV tham dự buổi học, SV phải tham gia trên 80% buổi học E-learning sẽ được xét thi kết thúc môn. Về điểm học phần sẽ được tính theo công thức: Điểm học phần = 30% điểm quá trình + 20% điểm thi giữa kì + 50% điểm thi kết thúc học phần, hoặc tùy theo quy chế học vụ của từng đơn vị đào tạo. Thang điểm áp dụng theo quy định của Bộ GD-ĐT dành cho hệ đào tạo tín chỉ tập trung (điểm 4.0). GV chủ động tổ chức thi với sự hỗ trợ của phòng, ban liên quan. Thực hiện công tác chấm thi công bằng và công khai số điểm cho SV ngay sau khi tổ chức thi theo quy định của nhà trường (hoặc theo yêu cầu riêng của từng môn học). 2.4. Điều kiện cần và đủ để triển khai giải pháp ứng dụng E-learning cho sinh viên thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp Các công việc cho từng giai đoạn giải pháp được chúng tôi trình bày ở trên đều cần sự tham gia nhiệt tình của GV và SV. Ngoài ra, sự hỗ trợ và hợp tác của các đơn vị Phòng - Ban là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, việc thực hiện dạy E-learning vẫn còn nhiều hạn chế, do đó người dạy - người học và cấp quản lí cần tương tác nhiều hơn để giải quyết đến mức tối đa những vướng mắc trong quá trình thực hiện. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 38-43 43 Thực tế, giữ vai trò quan trọng trong công tác triển khai E-learning trong trường hợp thực tập doanh nghiệp toàn thời gian là GV và SV. Cả hai đối tượng này là chủ thể của toàn bộ quá trình dạy - học. Yếu tố quan trọng và cần thiết ở SV là tính chủ động, tính kế hoạch và ý thức tự học của cá nhân mỗi SV. Ở GV cần sự nhiệt tình và trách nhiệm đối với công tác giảng dạy. Vai trò của bộ môn và khoa chuyên ngành là quản lí khung chương trình, nội dung môn học và chịu trách nhiệm bố trí môn học cho từng học kì, những yêu cầu đặc biệt của từng ngành. Điều này giúp Nhà trường có kế hoạch triển khai nhiệm vụ dạy và học theo từng năm học, GV và SV nhờ đó mà chủ động trong công việc của mình. Trường hợp tổ chức thực tập doanh nghiệp, bộ môn và khoa chuyên ngành đóng vai trò là người tham mưu và là nhà tổ chức cho hoạt động được diễn ra thành công. Vì vậy việc cập nhật khung chương trình hoặc điều chỉnh kế hoạch học tập là công việc cần thiết và thường xuyên của bộ môn và khoa chuyên ngành. Mặc khác, hai đơn vị này có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu và xác nhận khả năng tổ chức và mở lớp khi SV có nhu cầu. Vai trò của các phòng, ban có liên quan: đơn vị đào tạo có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu nhu cầu học tập của SV với nhu cầu thực tế giảng dạy của GV để hỗ trợ công tác mở lớp, xếp lớp 100% thời lượng E-learning cho SV thực tập. Đơn vị Tài chính phụ trách công tác tính toán học phí cho SV với số lượng đặc thù của từng lớp, quản lí tốt công nợ của SV khi họ thực tập doanh nghiệp toàn thời gian xa trường. Đơn vị Thanh tra hỗ trợ GV trong công tác điểm danh lớp, xác nhận và thống kê giờ giảng của GV. Đơn vị Hợp tác doanh nghiệp (là đơn vị chức năng riêng hoặc Bộ môn/Khoa chuyên môn đảm trách tùy cơ cấu tổ chức của từng trường) là cầu nối quan trọng giữa nhu cầu doanh nghiệp và khả năng đáp ứng chuyên môn của SV thuộc trường. Vai trò của doanh nghiệp: Khi thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp SV rất hứng khởi và hài lòng với việc được doanh nghiệp bố trí công việc như một nhân viên thực thụ hoặc nhân viên học việc, làm việc chuyên môn với thời gian như bao nhân viên khác. Điều này cùng sự quan tâm và hỗ trợ về mặt bố trí thời gian, công việc khi vừa học vừa làm giúp SV có động lực học tập và thêm hi vọng vào công việc trong tương lai ngay sau khi tốt nghiệp ra trường. Mặt khác, sự rõ ràng trong cách đánh giá, khen thưởng thực tập sinh của doanh nghiệp tạo sự thoải mái khi SV thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp xa trường. SV - GV - Bộ môn/Khoa chuyên môn - Phòng/ Ban - Doanh nghiệp, các đơn vị và cá nhân này cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau thì các việc đưa hình thức học E-learning vào thực tập doanh nghiệp toàn thời gian mới đi vào thực tế và mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, theo chúng tôi, điều quan trọng nhất là việc đơn vị đào tạo chủ động điều chỉnh khung chương trình học sẽ tạo nhiều thuận lợi và hạn chế thủ tục hành chính cho các công tác lập kế hoạch học tập, thực tế - thực tập doanh nghiệp của SV và giảm thiểu công việc của người GV trong quá trình toàn cầu hóa như hiện nay. 3. Kết luận Thực tế nghiên cứu khảo sát giúp các đơn vị đào tạo có cái nhìn tổng thể về nhu cầu áp dụng E-learning cho hoạt động giảng dạy, đặc biệt đối với đối tượng thực tập sinh càng quan trọng. Các giải pháp đề xuất nhằm đưa E-learning vào thực tế giảng dạy mang nhiều ý nghĩa thực tiễn đối với việc quản lí và đào tạo SV ra trường đúng thời hạn. Từ giải pháp đề xuất đi đến áp dụng thực tế còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết, do đó, rất cần sự chung tay và hết lòng từ SV, GV, doanh nghiệp và nhà trường để hỗ trợ SV, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tài liệu tham khảo [1] Alonso, F., et al. (2005). An instructional model for web-based e-learning education with a Blended Learning process approach. British Journal of Educational Technology, Vol. 36(2), pp. 217-235. [2] Bộ GD-ĐT (2008). Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT “Về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012”. [3] Bộ GD-ĐT (2015). Thông tư số 07/2015/TT- BGDĐT ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. [4] Bùi Việt Phú (2012). Ứng dụng E-learning trong dạy học. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 84, tr 14-16. [5] Nguyễn Hồng Quý (2018). Liên kết giữa trường và doanh nghiệp trong xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến trước bối cảnh Cách mạng công nghệ lần thứ tư. Tạp chí Khoa học Giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, số 59, tr 34-39. [6] Trần Thanh Điện - Nguyễn Thái Nghe (2017). Các mô hình E-learning hỗ trợ dạy và học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Công nghệ thông tin, tr 103-111. [7] Trần Thị Mai Phương (2014). Một mô hình chia sẻ nội dung cho các hệ thống đào tạo trực tuyến. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25, tr 49-57.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf07duong_thi_xuan_dieu_nguyen_ngoc_diep_6056_2207959.pdf
Tài liệu liên quan