Tài liệu Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ ba vì qua theo dõi dọc từ 2005 đến 2011: TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
78
SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TRƯỚC SINH CỦA PHỤ NỮ BA VÌ
QUA THEO DÕI DỌC TỪ 2005 ĐẾN 2011
Trần Khánh Toàn, Nguyễn Hoàng Long
Trư͵ng Ĉ̹L hͥF Y Hj NͱL
NghLrn FX nh͉P P{ t̻ [X hưͳng V΅ Gụng GͣFh Yụ FhăP VyF trưͳF VLnh FͿD Shụ n· PDng thDL trrn ÿͣD Ejn hX\͟n
%D 9u trRng NhR̻ng th͵L gLDn t 2005 - 2011 Cy 20 Shụ n· PDng thDL Yj VLnh FRn t̹L Fơ Vͷ thΉF ÿͣD )LOD%DYL ÿưͻF
thHR G}L TXD Shͧng Y̽n hͱ gLD ÿunh ÿͣnh NǤ h͉ng TXê .͗t TX̻ FhR th̽\ Fy tͳL 9 Shụ n· V΅ Gụng GͣFh Yụ FhăP
VyF trưͳF VLnh YͳL t̿n VX̽t V΅ Gụng ngj\ Fjng thư͵ng [X\rn hơn 6ͩ O̿n NhiP thDL trXng Eunh FͿD PͯL Shụ n· PDng
thDL tăng t 9 O̿n Orn 5 O̿n t O͟ NhiP thDL O̿n trͷ Orn tăng t 1 Orn 924 Yj t O͟ Shụ n· NhiP thDL trRng
thDL NǤ tăng tương ng t 5 Orn 0 T O͟ Shụ n· ÿưͻF VLrX kP thDL tăng tương ng t 45 Orn 92
H͉ng năP Y̓n Fzn NhR̻ng 50 Shụ n· PDng thDL Nh{ng ÿưͻF OjP [pt nghL͟P nưͳF tL͛X Yj 20 - 0 Nh{ng ÿưͻF
ÿR hX\͗t iS T...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ ba vì qua theo dõi dọc từ 2005 đến 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
78
SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TRƯỚC SINH CỦA PHỤ NỮ BA VÌ
QUA THEO DÕI DỌC TỪ 2005 ĐẾN 2011
Trần Khánh Toàn, Nguyễn Hoàng Long
Trư͵ng Ĉ̹L hͥF Y Hj NͱL
NghLrn FX nh͉P P{ t̻ [X hưͳng V΅ Gụng GͣFh Yụ FhăP VyF trưͳF VLnh FͿD Shụ n· PDng thDL trrn ÿͣD Ejn hX\͟n
%D 9u trRng NhR̻ng th͵L gLDn t 2005 - 2011 Cy 20 Shụ n· PDng thDL Yj VLnh FRn t̹L Fơ Vͷ thΉF ÿͣD )LOD%DYL ÿưͻF
thHR G}L TXD Shͧng Y̽n hͱ gLD ÿunh ÿͣnh NǤ h͉ng TXê .͗t TX̻ FhR th̽\ Fy tͳL 9 Shụ n· V΅ Gụng GͣFh Yụ FhăP
VyF trưͳF VLnh YͳL t̿n VX̽t V΅ Gụng ngj\ Fjng thư͵ng [X\rn hơn 6ͩ O̿n NhiP thDL trXng Eunh FͿD PͯL Shụ n· PDng
thDL tăng t 9 O̿n Orn 5 O̿n t O͟ NhiP thDL O̿n trͷ Orn tăng t 1 Orn 924 Yj t O͟ Shụ n· NhiP thDL trRng
thDL NǤ tăng tương ng t 5 Orn 0 T O͟ Shụ n· ÿưͻF VLrX kP thDL tăng tương ng t 45 Orn 92
H͉ng năP Y̓n Fzn NhR̻ng 50 Shụ n· PDng thDL Nh{ng ÿưͻF OjP [pt nghL͟P nưͳF tL͛X Yj 20 - 0 Nh{ng ÿưͻF
ÿR hX\͗t iS T O͟ NhiP thDL t̹L FiF Fơ Vͷ \ t͗ tư tăng nhDnh t 14 Orn 0 trRng Fng NǤ
Từ khoá: Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh, theo dõi dọc, nông thôn, FilaBavi.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục đích của chăm sóc trước sinh là nhằm phát
hiện các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra trong thai kỳ để có
biện pháp xử trí kịp thời, góp phần bảo đảm an toàn cho
quá trình mang thai và sinh con [1]. Trên thực tế, chăm
sóc trước sinh là một phần không thể thiếu trong chăm
sóc sức khoẻ ban đầu và là một trong những giải pháp
quan trọng để giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh nhằm
đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ 4 và 5 trên phạm
vi toàn cầu [1].
Mô hình khuyến cáo cũng như việc sử dụng dịch vụ
chăm sóc trước sinh ở các nước là rất khác nhau. Ở
nước ta phụ nữ mang thai được khuyến cáo đi khám
thai ít nhất 3 lần ở 3 thời kỳ. Ngoài các thăm khám
như đo cân nặng và chiều cao, đo huyết áp, xét nghiệm
nước tiểu, siêu âm, chăm sóc trước sinh còn bao
gồm cả các dịch vụ dự phòng như tiêm phòng uốn ván,
bổ sung viên sắt và tư vấn chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
và lựa chọn nơi sinh con [2].
Tỷ lệ phụ nữ được khám thai 3 lần trở lên phản ánh
chất lượng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh. Trong
những năm qua, tỷ lệ này không ngừng gia tăng, từ
53% năm 2002 [3] và lên tới 89,4% năm 2012 [4]. Điều
này đã đóng góp một phần quan trọng trong việc giảm
tỷ số tử vong mẹ từ 233/100000 trẻ đẻ sống năm 1990
xuống còn 69/100000 trẻ đẻ sống năm 2009 [4]. Vấn
ĈͣD Fh͡ OLrn h͟ Tr̿n .hinh TRjn %ͱ P{n Y hͥF *LD ÿunh
trư͵ng Ĉ̹L hͥF Y Hj NͱL
(PDLO tNtRDn#\DhRRFRP
Ngj\ nhͅn 242014
Ngj\ Fh̽S thXͅn 1112014
đề đáng quan tâm nhất hiện nay trong chăm sóc trước
sinh là sự chênh lệch giữa các vùng miền, các nhóm đối
tượng. Tại 25 huyện nghèo nhất, chỉ có chưa đầy 50%
phụ nữ mang thai được khám thai 3 lần trở lên trong 3
thời kỳ [4].
Hiện chưa có nhiều các nghiên cứu theo dõi dọc về
sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh ở Việt Nam. Với
lý do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục
tiêu mô tả mô hình và xu hướng sử dụng dịch vụ chăm
sóc trước sinh của phụ nữ tại huyện Ba Vì trong giai
đoạn 2005 - 2011.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Địa điểm
Nghiên cứu được thực hiện tại Cơ sở thực địa dịch
tễ học Ba Vì (FilaBavi), huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
FilaBavi được thành lập từ năm 1999 với 69 cụm được
lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng từ tổng số 352 cụm thuộc 29 xã trong toàn huyện
Ba Vì. Đây là một quần thể thuần tập mở gồm khoảng
11.000 hộ gia đình với hơn 51.000 dân vào năm 1999
[5] và gần 13.000 hộ gia đình với trên 53.000 dân vào
cuối năm 2011.
2. Đối tượng
Toàn bộ phụ nữ mang thai và sinh con được ghi
nhận qua các cuộc điều tra theo dõi hộ gia đình hằng
quý tại Cơ sở thực địa FilaBavi trong giai đoạn 2005 -
2011. Những phụ nữ kết thúc thai sớm do nạo phá thai,
sẩy thai, thai chết lưu, chuyển đi hoặc chết trước khi
sinh con được loại trừ để bảo đảm tất cả các đối tượng
đều được theo dõi trong suốt một thai kỳ thông thường.
Tổng cộng có 6.206 phụ nữ tham gia nghiên cứu.
TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
79
3. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu theo dõi dọc hồi cứu trên quần
thể thuần tập mở của FilaBavi giai đoạn 2005 - 2011.
Thông tin về sự kiện mang thai do các điều tra viên đã
được đào tạo thu thập hằng quý qua phỏng vấn hộ gia
đình định kỳ. Khi kết thúc mang thai, các điều tra viên
phỏng vấn phụ nữ về kết quả thai và việc sử dụng các
dịch vụ chăm sóc trước sinh như số lần đi khám thai,
thời điểm khám thai, nơi khám thai, các dịch vụ nhận
được trong chăm sóc trước sinh. Thông tin về nhân
khẩu và kinh tế xã hội của phụ nữ được trích xuất từ cơ
sở dữ liệu của FilaBavi.
Các chỉ số nghiên cứu gồm tỷ lệ phụ nữ được khám
thai, tỷ lệ khám thai 3 lần trở lên, tỷ lệ khám thai trong
cả 3 thời kỳ, số lần khám thai trung bình, tỷ lệ sử dụng
các loại hình cơ sở y tế và các loại dịch vụ trong chăm
sóc trước sinh. Số liệu được phân tích bằng phần mềm
Stata 12.0 với các test thống kê mô tả thông thường ở
mức ý nghĩa thống kê α= 0,05. Hồi quy tuyến tính đơn
biến được dùng để phân tích xu hướng sử dụng dịch vụ
chăm sóc trước sinh.
4. Đạo đức nghiên cứu
Các hộ gia đình được giải thích về mục đích và nội
dung nghiên cứu và tự nguyện tham gia. Thông tin thu
thập được mã hoá và giữ bí mật, chỉ phục vụ mục đích
nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
1. Thông tin chung về phụ nữ mang thai
Trong 6 năm từ 2005 - 2011, có tổng cộng 6.872
trường hợp mang thai được khai báo, trong đó có 6.206
trường hợp sinh con được ghi nhận tại FilaBavi. Số
trường hợp sinh con qua từng năm được thể hiện qua
biểu đồ 1.
Biểu đồ 1. Số bà mẹ sinh con hằng năm
Tuổi của phụ nữ mang thai dao động từ 14 - 45,
chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 20 - 24 tuổi (45,6%). Có 5,7%
phụ nữ là dân tộc thiểu số; đa số phụ nữ làm nghề
nông (62,0%); phần lớn đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở
(57,1%); 5,0% là chủ hộ gia đình; 2,2% làm mẹ đơn
thân và 26,8% có bảo hiểm y tế. Có 17,0% phụ nữ sinh
con lần thứ 3. Sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu của
phụ nữ mang thai qua các năm không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
2. Xu hướng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh
Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ phụ nữ có đi khám thai hằng
năm tính chung là 97,8% và không có sự khác biệt đáng
kể qua các năm. Tỷ lệ khám thai từ 3 lần trở lên tính
chung là 85,3%; tăng dần đều đặn từ 76,1% năm 2005
lên 93,0% năm 2010 và 92,4% năm 2011. Tỷ lệ có khám
thai trong mỗi 3 tháng của thai kỳ là 67,9% và cũng tăng
tương ứng từ 56,6% năm 2005 lên 81,5% năm 2010 và
80,7% năm 2011. Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy,
trong giai đoạn nghiên cứu, trung bình mỗi năm tỷ lệ
phụ nữ khám thai ít nhất 3 lần tăng thêm 2,9% và tỷ lệ
khám thai trong cả 3 thời kỳ tăng thêm 4,4% (p < 0,05).
TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
80
Biểu đồ 2. Tình hình khám thai qua các năm
Biểu đồ 3 cho thấy số lần khám thai trung bình của mỗi phụ nữ mang thai tăng dần từ 3,9 lần năm 2005 lên 5,5
lần năm 2010 và 5,3 lần năm 2011. Xu hướng tăng số lần khám thai qua các năm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Biểu đồ 3. Số lần khám thai trung bình/phụ nữ qua các năm
Biểu đồ 4 cho thấy tỷ lệ phụ nữ sử dụng dịch vụ chăm sóc khi sinh tại các loại hình cơ sở y tế khác nhau qua các
năm. Trạm y tế và bệnh viện/phòng khám đa khoa khu vực là những nơi được các phụ nữ mang thai lựa chọn nhiều
nhất trong phần lớn các năm, dao động trong khoảng 60 - 80%. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế tư nhân tăng
đều đặn từ 14,8% năm 2005 lên 80,6% năm 2011.
Biểu đồ 4. Xu hướng thay đổi nơi chăm sóc trước sinh qua các năm
TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
81
Việc sử dụng các dịch vụ trong chăm sóc trước sinh hằng năm được trình bày trong bảng 1. Tiêm phòng uốn ván
(96,1%), khám bụng và nghe tim thai (88,7%) và siêu âm thai (84,3%) là những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất. Tỷ
lệ phụ nữ được siêu âm thai, xét nghiệm máu và nước tiểu tăng thêm mỗi năm lần lượt là 5,9%; 2,9% và 0,7% trong
khi tỷ lệ uống viên sắt và nghe tim thai giảm tương ứng 1,7% và 2,1% sau mỗi năm (p < 0,05).
Bảng 1. Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh hằng năm
IV. BÀN LUẬN
T O͟ Shụ n· Fy V΅ Gụng GͣFh Yụ FhăP VyF trưͳF VLnh
Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 97,8% phụ nữ
mang thai và sinh con trong giai đoạn 2005 - 2011 ở Ba
Vì đã sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh. Tỷ lệ này
không khác biệt nhiều so với các kết quả điều tra về các
mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2006 (MICS3; 99,3%)
[6] và 2011 (MICS4; 94,6%) [7] và luôn duy trì ổn định
ở mức cao qua các năm. Mặc dù vậy hằng năm vẫn
còn hơn 2% phụ nữ không được khám thai. Đây chính
là những đối tượng cần được quan tâm bởi có nguy cơ
cao với các tai biến sản khoa và tử vong mẹ [4].
6ͩ O̿n NhiP thDL Yj t O͟ Shụ n· NhiP thDL O̿n trͷ
Orn
Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ đi khám thai
ngày càng thường xuyên hơn thể hiện rõ qua số lần
khám thai trung bình tăng lên hằng năm từ 3,9 lần năm
2009 lên hơn 5 lần kể từ năm 2010. Số lần khám thai
trung bình tăng giúp phụ nữ có khả năng được chăm
sóc trước sinh đầy đủ hơn [2].
Ở Việt Nam, phụ nữ mang thai được khuyến cáo đi
khám thai ít nhất 3 lần và trong cả 3 thời kỳ mang thai.
Tỷ lệ phụ nữ được khám thai 3 lần trở lên được sử
dụng để theo dõi, đánh giá việc sử dụng dịch vụ chăm
sóc trước sinh cho đến năm 2009. Kể từ năm 2010, để
tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc trước sinh,
chỉ số này được thay thế bằng tỷ lệ phụ nữ được khám
thai từ 3 lần trở lên, ít nhất một lần trong mỗi 3 tháng
của thai kỳ [4].
Tỷ lệ khám thai từ 3 lần trở lên tính chung cho cả giai
đoạn nghiên cứu là 85,3% tức là mỗi năm vẫn còn gần
15% phụ nữ chưa được khám thai đầy đủ theo khuyến
cáo. Tỷ lệ phụ nữ khám thai 3 lần trở lên cao hơn so với
điều tra MICS năm 2011 (80,3%) [7]. Mặc dù có 85,3%
phụ nữ khám thai từ 3 lần trở lên song chỉ có 67,9%
thực hiện khám thai ít nhất một lần mỗi thời kỳ 3 tháng
thai. Tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu
của chúng tôi vào năm 2009 (69,1%) [2]. Tuy còn thấp
hơn so với số liệu ước tính của Bộ Y tế cho năm 2012
là 89,4% [4] song tỷ lệ này đã tăng lên rõ rệt qua các
năm và đã đạt trên 80% trong những năm 2010 - 2011.
Sự gia tăng đều đặn của tỷ lệ phụ nữ được khám
thai từ 3 lần trở lên và khám thai trong cả 3 thời kỳ thai
qua các năm chứng tỏ các phụ nữ mang thai đã có
nhận thức đầy đủ hơn về lợi ích của việc đi khám thai
và thực hiện khám thai thường xuyên hơn. Tuy nhiên
vẫn còn gần 20% phụ nữ mang thai hoặc không được
khám thai hoặc chưa được khám thai đầy đủ để có thể
bảo vệ an toàn cho cả mẹ và thai. Đây là những đối
tượng đích cần được nhắm tới cho việc hoàn thành các
mục tiêu thiên niên kỷ về bà mẹ và trẻ em.
CiF Fơ Vͷ FXng ng GͣFh Yụ FhăP VyF trưͳF VLnh
Chăm sóc trước sinh vốn là một phần của chăm
Năm Cân đo
Đo
huyết áp
Nghe
tim thai*
Xét nghiệm
máu*
Xét nghiệm
nước tiểu*
Siêu âm
thai*
Tiêm phòng
uốn ván
Uống
viên sắt*
2005 73,6 74,2 93,0 24,7 44,7 46,5 94,6 22,6
2006 76,8 76,8 94,3 31,2 54,5 82,4 96,5 30,3
2007 76,7 78,0 91,4 39,1 57,4 88,4 95,2 28,0
2008 70,7 70,7 88,0 34,3 49,8 92,6 95,4 20,2
2009 68,2 67,5 83,6 30,4 44,3 91,6 97,0 22,5
2010 73,4 75,0 84,0 41,7 54,0 93,4 97,2 20,6
2011 73,3 77,3 87,2 48,5 57,0 93,2 96,7 18,1
Chung 73,2 74,1 88,7 35,6 51,5 84,3 96,1 75,8
TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
82
sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến y tế cơ sở. Tỷ lệ khám
thai tại các trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực/
bệnh viện huyện chiếm ưu thế tuyệt đối trong những
năm đầu, giảm nhẹ trong những năm tiếp theo song
vẫn chiếm tới 60 - 80%. Tỷ lệ phụ nữ khám thai tại bệnh
viện không gia tăng theo thời gian như xu hướng sinh
con tại bệnh viện ở cùng địa bàn trong cùng kỳ [8].
Sự phát triển của mạng lưới y tế tư nhân đã giúp
phụ nữ mang thai có nhiều lựa chọn hơn khi sử dụng
dịch vụ chăm sóc trước sinh. Tỷ lệ phụ nữ Ba Vì sử
dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh ở các cơ sở y tế tư
nhân đã tăng lên rất nhanh chóng từ 14,8% năm 2005
lên đến 80,6% năm 2011 và chiếm ưu thế từ năm 2010.
Việc tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế tư nhân trong chăm
sóc trước sinh có thể liên quan với việc sử dụng siêu
âm thai [2]. Cần tăng cường công tác giám sát để bảo
đảm chất lượng dịch vụ và sự tuân thủ của các cơ sở
y tế tư nhân với hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức
khoẻ sinh sản.
CiF GͣFh Yụ ÿưͻF FXng F̽S trRng FhăP VyF trưͳF
VLnh
Thông tin về các dịch vụ được sử dụng trong chăm
sóc trước sinh tương đối phong phú bao gồm cả thăm
khám, xét nghiệm cơ bản và các dịch vụ dự phòng tuy
nhiên không có thông tin về tư vấn giáo dục sức khoẻ.
Tỷ lệ sử dụng từng loại dịch vụ về cơ bản tương đương
với các kết quả điều tra về các mục tiêu trẻ em và phụ
nữ vào các thời điểm 2006 [6] và 2011 [7].
Các dịch vụ có tính chi phí - hiệu quả đã được Tổ
chức Y tế Thế giới khuyến cáo như đo huyết áp và xét
nghiệm nước tiểu dường như chưa được quan tâm
đúng mức. Tính chung cho cả giai đoạn nghiên cứu, có
74,7% phụ nữ mang thai được đo huyết áp và 51,5%
được xét nghiệm nước tiểu; cao hơn so với kết quả
điều tra năm 2006 (67,8% và 42,6%) [6] nhưng thấp
hơn so với kết quả điều tra năm 2011 (77,5% và 64,1%)
[7]. Vẫn còn một tỷ lệ đáng kể (20 - 30%) phụ nữ mang
thai hằng năm không được đo huyết áp và gần 50%
phụ nữ không được làm xét nghiệm nước tiểu khi mang
thai. Điều đáng nói là các tỷ lệ này hầu như không giảm
hoặc giảm chậm trong suốt thời gian nghiên cứu.
Trong khi đó, tỷ lệ phụ nữ được siêu âm trước sinh
lại tăng rất nhanh trong thời gian nghiên cứu và đạt trên
93% trong hai năm 2010 và 2011. Tỷ lệ siêu âm thai
trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu trước
đó của chúng tôi khi tính cả những trường hợp kết thúc
thai sớm [9]. Sự quan tâm quá mức, thậm chí là lạm
dụng siêu âm thai từ phía phụ nữ mang thai và cán bộ
y tế đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu trước đây
[10; 11]. Việc tư vấn trước sinh sẽ giúp phụ nữ mang
thai hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng các chăm sóc cơ
bản, tránh hiểu sai và lạm dụng dịch vụ siêu âm thai.
V. KẾT LUẬN
98,7% phụ nữ mang thai tại Ba Vì trong giai đoạn
2005 - 2011 có sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh.
Số lần khám thai trung bình tăng dần từ 3,9 lần năm
2005 lên 5,3 lần năm 2011. Tỷ lệ khám thai 3 lần trở
lên tăng tương ứng từ 76,1% lên 92,4%; trong đó tỷ
lệ khám thai 3 lần trong 3 thai kỳ tăng từ 56,6% lên
80,7%. Tỷ lệ siêu âm thai tăng tương ứng từ 46,5% lên
93,2%. Tuy nhiên, hằng năm vẫn còn khoảng 50% phụ
nữ mang thai không được làm xét nghiệm nước tiểu và
20 - 30% không được đo huyết áp. Tỷ lệ khám thai tại
các cơ sở y tế tư tăng nhanh từ 14,8% năm 2005 lên
80,6% năm 2011.
Cần tăng cường giám sát và hỗ trợ cho y tế tư nhân
để bảo đảm cung cấp dịch vụ chăm sóc trước sinh đầy
đủ theo khuyến cáo. Đẩy mạnh việc tuyên truyền cho
phụ nữ biết về lợi ích của việc thực hiện các thăm khám
thường quy trong chăm sóc trước sinh.
Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn Ban điều hành Dự án Nghiên
cứu hệ thống y tế đã cho phép chúng tôi sử dụng số liệu
cho nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng
góp của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chúc cho bài báo.
Cảm ơn các bà mẹ ở FilaBavi đã cung cấp thông tin cho
nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carroli G., Rooney C., Villar J. (2001). How effec-
tive is antenatal care in preventing maternal mortality
and serious morbidity? An overview of the evidence.
PDHGLDtrLF DnG SHrLnDtDO HSLGHPLRORg\, 15 Suppl 1, 1
- 42.
2. Tran T. K., Nguyen C. T., Nguyen H. D., et al. (2011).
Urban - rural disparities in antenatal care utilization: a
study of two cohorts of pregnant women in Vietnam.
%0C hHDOth VHrYLFHV rHVHDrFh, 11, 120.
3. Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê (2003), Báo cáo kết
quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002, Nhj [X̽t E̻n Y
hͥF, Hà Nội.
4. Bộ Y tế, Nhóm đối tác y tế (2013). Báo cáo chung
tổng quan nghành y tế năm 2013: Hướng tới bao phủ
chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Hà Nội.
5. Chuc N. T., Diwan V. (2003). FilaBavi, a demograph-
ic surveillance site, an epidemiological field laboratory
in Vietnam. 6FDnGLnDYLDn MRXrnDO RI SXEOLF hHDOth 6XS-
TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
83
SOHPHnt, 62, 3 - 7.
6. Tổng cục Thống kê (2006). Điều tra đánh giá các
mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2006 (MICS3), Báo
cáo cuối cùng. GSO, Hà Nội, Việt Nam.
7. Tổng cục Thống kê (2011). Điều tra đánh giá các
mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2011 (MICS4) -
Báo cáo kết quả. GSO, Hà Nội, Việt Nam.
8. Nguyen H. T., Eriksson B., Tran T. K., et al. (2013).
Birth weight and delivery practice in a Vietnamese rural
district during 12 year of rapid economic development.
%0C SrHgnDnF\ DnG FhLOGELrth, 13, 41.
9. Trần Khánh Toàn, Nguyễn Hoàng Long (2013).
Siêu âm trước sinh và một số yếu tố liên quan từ phía
người sử dụng qua theo dõi dọc tại huyện Ba Vì từ năm
2005-2011. Tạp chí Y học thực hành, 4(865).
10. Gammeltoft T., Nguyen H. T. (2007). The commod-
ification of obstetric ultrasound scanning in Hanoi, Viet
Nam. Reproductive Health Matters, 15(29), 163 - 71.
11. Toan Tran Khanh, Bo Eriksson, An Pham Nhat,
et al. (2013). Technology Preference in Choices of De-
livery Care Utilization from User Perspective –A Com-
munity Study in Vietnam. $PHrLFDn -RXrnDO RI PXEOLF
HHDOth 5HVHDrFh, 1(1), 10 - 17.
Summary
PRENATAL CARE AMONG WOMEN IN BAVI DISTRICT
– A LONGITUDINAL STUDY FROM 2005 - 2011
The purpose of the study is to describe the trend of prenatal care (ANC) utilization among women in Ba Vi district
from 2005 to 2011. In total, 6 206 pregnant women who gave birth in FilaBavi HDSS were followed through quarterly
household interviews. The results showed that 97.8% of women used prenatal care. The visit was more frequent and
more adequate over time. During the period 2005-2011, the average number of ANC visit per woman increased from
3.9 to 5.3; the percentage of women who had at least three visits increased from 76.1% to 92.4% and the persentage
of women who used ANC in each trimester increased from 56.6% to 80.7%, respectively. The percentage of prenatal
ultrasound utilization increased from 46.5% in 2005 to 93.2% in 2011. A However, routine urine testing was not
performed in 50% of pregnant women and blood pressure was not monitored in 20-30% women, approximately. The
use of prenatal care at the private health facilities quickly increased from 14.8% to 80.6% during the same period.
Keywords: Prenatal care utilization, longitudinal, rural area, FilaBavi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 185_442_1_sm_8864_2182617.pdf