Sử dụng bột riềng trong phòng bệnh cho lợn từ sau cai sữa đến 120 ngày tuổi

Tài liệu Sử dụng bột riềng trong phòng bệnh cho lợn từ sau cai sữa đến 120 ngày tuổi: KHCN 2 (31) - 2014 57 KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn đã và đang được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm thay thế kháng sinh tổng hợp. Các loại kháng sinh thảo dược có khả năng kích thích tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích hệ thống miễn dịch qua đó làm giảm tỷ lệ vật nuôi mắc bệnh (Afshar, 2012). Các hợp chất thiên nhiên trong thảo dược như polyphenols, flavonoids và polysaccharides có khả năng tạo ra các sản phẩm thịt có chứa chất chống oxy hóa bền vững và làm tăng thời gian bảo quản thịt mà không cần sử dụng thêm kháng sinh tổng hợp (Yeh và cs, 2013). Vì vậy, sử dụng thảo dược trong khẩu phần ăn của vật nuôi sẽ tạo ra các sản phẩm thịt an toàn, có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng, qua đó nâng cao giá trị của sản phẩm chăn nuôi. Riềng (Alpinia officinarum Hance) - một loại gia vị rất phổ biến ở Việt Nam - có khả năng kháng mạnh với các loại vi khuẩn Gram dương S.aureus và Ba...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bột riềng trong phòng bệnh cho lợn từ sau cai sữa đến 120 ngày tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHCN 2 (31) - 2014 57 KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn đã và đang được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm thay thế kháng sinh tổng hợp. Các loại kháng sinh thảo dược có khả năng kích thích tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích hệ thống miễn dịch qua đó làm giảm tỷ lệ vật nuôi mắc bệnh (Afshar, 2012). Các hợp chất thiên nhiên trong thảo dược như polyphenols, flavonoids và polysaccharides có khả năng tạo ra các sản phẩm thịt có chứa chất chống oxy hóa bền vững và làm tăng thời gian bảo quản thịt mà không cần sử dụng thêm kháng sinh tổng hợp (Yeh và cs, 2013). Vì vậy, sử dụng thảo dược trong khẩu phần ăn của vật nuôi sẽ tạo ra các sản phẩm thịt an toàn, có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng, qua đó nâng cao giá trị của sản phẩm chăn nuôi. Riềng (Alpinia officinarum Hance) - một loại gia vị rất phổ biến ở Việt Nam - có khả năng kháng mạnh với các loại vi khuẩn Gram dương S.aureus và Bacillus subtilis, vi khuẩn Gram âm là E.coli, Klebsiella pneumoniace, Salmonella typhi và nấm (Indrayan và cs,2007). Tuy nhiên, nghiên cứu về hoạt tính sinh học của riềng mới chỉ dừng lại ở phạm vi phòng thí nghiệm mà chưa xem xét tới việc sử dụng loại thảo dược này trong chăn nuôi. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu bổ sung bột riềng khô vào khẩu phần ăn của lợn thịt; đánh giá ảnh hưởng của bột riềng tới khả năng kháng bệnh và miễn dịch của vật nuôi. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Lợn thịt giống Landrace-Pietran từ cai sữa đến 120 ngày tuổi. - Bột riềng (Apinia officinarum Hance) khô. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Sử dụng bột riềng thay thế kháng sinh trong khẩu phần ăn của lợn - Thiết kế thí nghiệm: Lợn con được chia làm 3 lô thí nghiệm, mỗi lô thí nghiệm được bố trí thành 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có từ 19-23 con. Lợn trong các lô thí nghiệm được cho ăn các khẩu phần lần lượt là KP0, KP1, KP2. Trong đó, KP0 là khẩu phần đối chứng không chứa kháng sinh và thảo dược, KP1 là khẩu phần chứa 50ppm Chlotetracyline, KP2 là khẩu phần chứa 0,5% bột riềng khô. SỬ DỤNG BỘT RIỀNG TRONG PHÒNG BỆNH CHO LỢN TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN 120 NGÀY TUỔI Nguyễn Thị Quyên, Đặng Hoàng Lâm Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng bột riềng khô trong khẩu phần ăn của lợn thịt nhằm đánh giá khả năng phòng bệnh cho lợn trong giai đoạn từ sau cai sữa đến 120 ngày tuổi. So sánh tỷ lệ nhiễm tiêu chảy và ho thở, các chỉ tiêu huyết học của lợn được cho ăn khẩu phần thí nghiệm có bổ sung 0.5% bột riềng khô và lợn cho ăn khẩu phần đối chứng có bổ sung 50ppm chlotetracyline và không bổ sung kháng sinh. Kết quả cho thấy, tỷ lệ ngày con nhiễm hội chứng tiêu chảy và ho thở ở lô thí nghiệm giảm đáng kể so với lô không được bổ sung kháng sinh trong khẩu phần. Bổ sung 0.5% bột riềng trong khẩu phần ăn không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu huyết học của lợn. Từ khóa: riềng, phòng bệnh, tiêu chảy, chỉ tiêu huyết học. KHCN 2 (31) - 2014 58 KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG - Máu lợn được lấy tại tĩnh mạch rìa tai lợn sau khi ăn các khẩu phần thí nghiệm 30 ngày. Mỗi lô thí nghiệm lấy máu trên 05 lợn. Máu được bảo quản trong ống chống đông trước khi đem phân tích tại phòng thí nghiệm. - Các chỉ tiêu theo dõi + Tỷ lệ tiêu chảy (%) + Tỷ lệ lợn ho thở (%) + Một số chỉ tiêu huyết học của lợn: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, AST, ALT, biliburin toàn phần, protein toàn phần, ure, uric. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng phương pháp so sánh phương sai một nhân tố (ANOVA One Way) trên phần mềm Minitab 16. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của bột riềng đến khả năng kháng bệnh ở lợn Đánh giá hiệu quả bổ sung bột riềng trong khẩu phần ăn của lợn đối với khả năng kháng bệnh, chúng tôi theo dõi khả năng kháng lại các hội chứng tiêu chảy, hô hấp. Kết quả theo dõi trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Kết quả về khả năng kháng bệnh của lợn sử dụng khẩu phần bổ sung bột riềng Chỉ tiêu theo dõi KP0 KP1 KP2 Số lượng lợn đầu thí nghiệm 20 21 22 Tỷ lệ loại thải (%) 10,0 4,8 9,1 Tổng số ngày con nuôi (ngày) 2000 2100 2200 Số ngày tiêu chảy (ngày) 44,7a ± 8,9 18,3b ± 7,3 34,8ab ± 8,5 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) 2,24a ± 0,7 0,87b ± 0,2 1,58ab ± 0,4 Số ngày ho thở (ngày) 54,1a ± 9,1 7,6b ± 1,5 11,9b ± 2,7 Tỷ lệ ngày con ho thở (%) 2,70a ± 0,6 0,36b ± 0,08 0,54b ± 0,1 Ghi chú: Những chữ số trong cùng một cột dọc mang những chữ cái giống nhau thì không khác nhau về mặt thống kê ở mức ý nghĩa p < 0,05. Kết quả ở bảng 1 cho thấy, chỉ có 1,58% và 0,54% số ngày nuôi lợn bị tiêu chảy và ho thở khi được cho ăn khẩu phần có bổ sung bột riềng. Tỷ lệ này tương đương với lợn ở khẩu phần ăn có bổ sung kháng sinh và thấp hơn so với lợn ở lô không bổ sung kháng sinh ở mức ý nghĩa p < 0,05. Trong thí nghiệm này cho thấy, tỷ lệ lợn bị loại thải ở lợn ở khẩu phần KP2 và KP0 là tương đương nhưng lý do loại thải rất khác nhau. Trong khi 02 lợn bị loại thải ở khẩu phần KP0 là do còi cọc sau tiêu chảy thì lợn ở khẩu phần KP2 bị loại thải do các nguyên nhân ngoại khoa như Hecni. 3.2. Ảnh hưởng của bột riềng tới một số chỉ tiêu huyết học của lợn Máu lợn sau khi được cho ăn khẩu phần thí nghiệm 30 ngày được phân tích các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa nhằm đánh giá ảnh hưởng của bột riềng tới khả năng hấp thu, chuyển hóa và miễn dịch của lợn. Kết quả thu được trình bày ở bảng 2. KHCN 2 (31) - 2014 59 KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Bảng 2. Một số chỉ tiêu huyết học của lợn sử dụng khẩu phần bổ sung bột riềng Chỉ tiêu theo dõi KP0 KP1 KP2 Các chỉ tiêu sinh lý máu WBC 10^9 15,2 ± 2,71 10,3 ± 2,84 12,3 ± 3,05 RBC 10^12 7,8 ± 0,48 7,4 ± 0,68 7,1 ± 0,52 HGB g/L 124,5 ± 9,09 123,5 ± 16,6 118,2 ± 11,5 HCT % 42,8 ± 2,11 42,2 ± 5,83 40,3 ± 3,94 MCV fL 54,9 ± 2,66 55,5 ± 2,66 56,4 ± 2,44 MCH pg 15,9 ± 0,83 16,8 ± 0,7 16,5 ± 0,67 MCHC g/L 290,8 ± 9,95 292,0 ± 4 293,0 ± 5,18 Các chỉ tiêu sinh hóa máu Protein (g/l) 58,52 ± 2,9 58,85 ± 3,27 59,31 ± 3,01 Albumin (g/l) 35,34 ± 5,8 34,14 ± 5,62 33,16 ± 11,75 Globurin (g/l) 22,54 ± 3,18 24,62 ± 3,62 25,28 ± 2,4 Biliburin (mmol/l) 1,53 ± 0,27 1,45 ± 0,21 1,56 ± 0,09 Ure (mmol/l) 4,35 ± 0,67 4,22 ± 0,77 4,43 ± 0,74 GOT (U/l) 34,5 ± 3,92 36,17 ± 1,08 36,63 ± 1,08 BOT (U/l) 37,24 ± 1,14 36,59 ± 1,23 36,29 ± 1,4 Ghi chú: WBC: số lượng bạch cầu, RBC: số lượng hồng cầu, HGB: lượng hemoglobin, HCT: khối hồng cầu hematocrit, MCV: thể tích trung bình hồng cầu, MCH: lượng Hemoglobin trung bình hồng cầu, MCHC: nồng độ Hb trung bình hồng cầu. Kết quả phân tích cho thấy, bổ sung bột riềng không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn trong thí nghiệm. Các chỉ tiêu này đều nằm trong giới hạn cho phép của lợn khỏe mạnh. Từ kết quả bảng 1 và 2 có thể thấy rằng, bổ sung bột riềng trong khẩu phần ăn của lợn làm tăng khả năng miễn dịch của lợn. Tỷ lệ lợn bị ho thở và tiêu chảy đã giảm rõ rệt. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn không thay đổi. Nguyễn Thị Kim Loan (2012) bổ sung 3% bột nghệ và tỏi vào khẩu phần ăn của lợn đã cho thấy giảm 3% số ngày nuôi bị tiêu chảy và ho thở. Tác giả cũng cho biết, một số chỉ tiêu huyết học của lợn cũng thay đổi khi cho bổ sung các loại thảo dược này vào khẩu phần ăn. Số lượng hồng cầu, albumin huyết thanh của lợn cao hơn khi sử dụng khẩu phần bổ sung kháng sinh. Bổ sung thảo dược trong khẩu phần ăn của lợn cũng làm giảm tỷ lệ lợn bị nhiễm E.coli dung huyết và Salmonella (Đặng Minh Phước, 2011). Các chỉ tiêu huyết học của lợn trong thí nghiệm không cho thấy sự sai khác với các lô đối chứng cho thấy, bổ sung bột riềng trong khẩu phần ăn của lợn không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng như vitamin B2, axit folic, sắt, magie, oxy, đường, protein và các chất dinh dưỡng khác. Agbabiaka và cs (2014) bổ sung bột hoa dâm bụt trong khẩu phần ăn của lợn đã cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu của lợn đều tăng lên. Đến nay, chưa có công bố nào cho thấy, bổ sung thảo dược làm giảm các chỉ tiêu huyết học của lợn. 4. KẾT LUẬN Sử dụng 0,5% bột riềng trong khẩu phần ăn của lợn thịt đã làm giảm tỷ lệ ngày con nuôi mắc hội chứng tiêu chảy và ho thở của lợn. KHCN 2 (31) - 2014 60 KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Bổ sung bột riềng với mức 0,5% không làm ảnh hưởng tới các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn thịt. Bổ sung bột riềng với tỷ lệ 0,5% có khả năng thay thế kháng sinh tổng hợp trong thức ăn chăn nuôi lợn thịt nhằm phòng bệnh cho vật nuôi. Tài liệu tham khảo 1. Afshar M.A, 2012. Importance of medical herbs in animal feeding: A review. Annals of Biological Research, 2012, 3(2): 918-923. 2. Agbabiaka L.A., Nkwocha G.A., Anukam K.U., Beketin T.O., 2014. Evaluation of Roselle (Hibiscus sabdariffa Linn) calyx meal as dietary supplement in grower pig production. International Jounrnal of AgriScience Vol. 4(6), pp : 293-300. 3. Indrayan A.K, Garg S.N., Rathi A.K., Sharma V., 2007. Chemical composition and antimicrobial activity of the essential oil of Alpinia officinarum rhizome. Indian Journal of Chemistry, Vol.46B, pp:2060-2063. 4. Nguyễn Thị Kim Loan, Trần Thị Dân và Hồ Thị Nga, 2012. Ảnh hưởng của tỏi lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và sức tăng trưởng của heo con 30-90 ngày tuổi. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi số 1 (154): 2-9. 5. Papatsiros V.G., Tzika E.D., Tassis P.D, Kantas D., Filippopoulos L.C, Papaioannou D.S., 2011. Greek experience of the use of phytogenin feed additives in organic pig farming. Journal of Cell and Animal Biology Vol. 5, pp:320-323. 6. Đặng Minh Phước, 2011. Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm acid hữu cơ, probiotic, thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn heo con cai sữa. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. 7. Yeh H.S., Lin K.J., Chou C.K., 2013. Effects of supplemental Chinese traditional herbal medicine complex on the carcass quality of pig. Journal of Agricultural Studies, Vol.1, No.2, pp:141-150. SUMMARY USING LESSER GALANGAL POWDER TO RESISTANT DISEASE OF THE PIG FROM THE POSTWEANING TO 120 OLD DAYS Nguyen Thi Quyen, Dang Hoang Lam Hung Vuong University The research used the dry powder of lesser galangal on the pig diet aimed to evaluate the ability protection pig of postweaning to 120 old days from the diarrhea disease. The percentage of diarrhea disease on the pig what were feeded with 0.5% DM galangal powder on the diet was compared with the pig’s on the control diets what were added 50ppm chlotetracyline and none antibiotic diet. The experiments observed the percentage of diarrhea and respiratory syndrome, blood characteristics. The result showed that, the pigs, were feeded 0.5% galangal powder diets, presented the hematological and biochemical characteristics no lower than pig’s on the controls diets. The percentage of the day of diarrhea and respiratory syndrome decreased significantly. Keywords: lesser galangal, disease resistance, hematological, biochemical characteristics

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf52_5098_2218817.pdf
Tài liệu liên quan