Tài liệu Sử dụng bảng tính điểm thực hành alvarado chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở bệnh nhân ≥ 65 tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh (từ 8/1998 đến 8/2002): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
22 SỬ DỤNG BẢNG TÍNH ĐIỂM THỰC HÀNH ALVARADO CHẨN ĐOÁN
VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở BỆNH NHÂN ≥ 65 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP.HCM (TỪ 8/1998 ĐẾN 8/2002)
Hồ Hữu Đức*, Trần Văn Quảng*
TÓM TẮT
Tổng quan: Viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu Ngoại khoa rất thường gặp. Cho đến nay, việc chẩn đoán
viêm ruột thừa vẫn còn khó khăn và có những trường hợp “mổ trắng”. Đặc biệt xảy ra ở người cao tuổi, do đó
việc chẩn đoán chính xác viêm ruột thừa để có chỉ định phẫu thuật hiện vẫn còn là một vấn đề cần quan tâm.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá những giá trị của bảng điểm thực hành Alvarado trong chẩn đoán
viêm ruột thừa ở những bệnh nhân ≥ 65 tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lâm sàng, cắt ngang. Bệnh nhân là những trường hợp ≥ 65 ...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bảng tính điểm thực hành alvarado chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở bệnh nhân ≥ 65 tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh (từ 8/1998 đến 8/2002), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
22 SỬ DỤNG BẢNG TÍNH ĐIỂM THỰC HÀNH ALVARADO CHẨN ĐOÁN
VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở BỆNH NHÂN ≥ 65 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP.HCM (TỪ 8/1998 ĐẾN 8/2002)
Hồ Hữu Đức*, Trần Văn Quảng*
TÓM TẮT
Tổng quan: Viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu Ngoại khoa rất thường gặp. Cho đến nay, việc chẩn đoán
viêm ruột thừa vẫn còn khó khăn và có những trường hợp “mổ trắng”. Đặc biệt xảy ra ở người cao tuổi, do đó
việc chẩn đoán chính xác viêm ruột thừa để có chỉ định phẫu thuật hiện vẫn còn là một vấn đề cần quan tâm.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá những giá trị của bảng điểm thực hành Alvarado trong chẩn đoán
viêm ruột thừa ở những bệnh nhân ≥ 65 tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lâm sàng, cắt ngang. Bệnh nhân là những trường hợp ≥ 65 tuổi đã được
mổ cắt ruột thừa cấp tại Bệnh viện Thống Nhất từ 11/1997 đến 11/2002.
Bàn luận và kết luận: Đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng nhằm tiến tới việc chẩn đoán “Viêm ruột thừa
cấp” ở người cao tuổi có mức độ chính xác ngày một cao hơn. Aùp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán phù hợp với
đối tượng khác nhau là một cố gắng đáng kể.
Bảng điểm thực hành Alvarado dễ áp dụng, đơn giản và có gía trị cao trong chẩn đoán “Viêm ruột thừa
cấp” với độ nhạy 94,4% và độ đặc hiệu 80,7%.
Tuy nhiên do nghiên cứu hồi cứu và cỡ mẫu nhỏ nên nghiên cứu này còn có những hạn chế nhất định,
cần đặt vấn đề cho một nghiên cứu lớn hơn.
SUMMARY
USING THE ALVARADO SCORE IN APPENDICITIS DIAGNOSIS FOR PATIENTS ≥ 65
YEARS OLD AT THONG NHAT HOSPITAL (FROM 11/1997 TO 11/2002)
Ho Hưu Đưc, Tran Van Quang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004: 152 - 155
Background :Appendicitis is a commonly surgical emergency. So far, diagnosis of appendicitis has been
difficult with a high rate of error, especially among the elderly. It is so hard to have the accurate diagnosis of
appendicitis in order to have a right decision for operation.
Aim : This research’goal is to evaluate the Alvarado score in appendicitis diagnosis for patients ≥ 65years
old at Thong Nhat hospital from 11/1997 to 11/2002.
Method :Retropective cross-sectional study of cases ≥ 65 yeas old who were got appendicectomy at Thống
Nhất hospital from 11/1997 to 11/2002.
Discusstion and conclusion : There have been many clinical researchs on diagnosis of appendicitis to
improve the diagnosis for patients ≥ 65years old with more and more hight accuracy. Applying the appropriate
standards for diagnosis of appendicitis for different objects is remarkable.
The Alvarado score is easy to use, simple and highly evaluable in appendicitis diagnosis with sensitivity of
94,4% and specificity of 80,7%.
(*) Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất Tp. HCM
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 152
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
However, this study is a retropective cross-sectional study and get a small number of samples, this study is
limitted ; therefore, it is need to have further researches.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào năm 1887, T.G.Morton lần đầu tiên định
bệnh “Viêm ruột thừa cấp” (VRT) và cắt ruột thừa
thành công tại Mỹ. Đến năm 1889, Chales Mac
Burney mô tả đầy đủ triệu chứng viêm ruột thừa cấp
và từ đó “điểm Mac Burney" ra đời [9,10]. Hơn một
trăm năm qua, viêm ruột thừa vẫn còn là một bệnh
thường gặp nhất, chiếm khoảng 60%-70% các cấp
cứu về bụng, và cũng là bệnh khó chẩn đoán chính
xác nhất [6,7]. Tại bệnh viện Thống Nhất, trong 5
năm (1997-2002) có 2417 trường hợp mổ cấp cứu,
trong đó có 1079 trường hợp viên ruột thừa, chiếm
44,64%. Theo những nhiều nghiên cứu trong và
ngoài nước, viêm ruột thừa được chẩn đoán sớm có tỉ
lệ tử vong thấp, chỉ từ 1%-2%. Nhưng với các trường
hợp VRT có biến chứng như viêm phúc mạc thì tỉ lệ
tử vong lên tới 10% và khả năng tắc ruột có thể xảy
ra. Theo một số tác giả nước ngoài, tỉ lệ mổ VRT
“trắng” (ruột thừa bình thường) cho tới nay còn ở
mức 15-20% ngay cả ở các nước có nền y học phát
triển [9]. Tại Viện Quân y 108 tỉ lệ này là 3,87%, tại
bệnh viện Chợ Rẫy là 5,8% còn bệnh viện NDGĐ là
19,2% [7]. Bên cạnh đó, với những người cao tuổi (≥
65 tuổi) việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn do các
triệu chứng lâm sàng không điển hình và kèm theo
thường có các bệnh lý toàn thân khác. Theo quan
niệm của một số tác giả cho rằng “thà cắt VRT lầm
hơn là bỏ sót”, ngày nay với những tiến bộ của y học,
nhất là đối với những bệnh nhân là người cao tuổi
cần phải thận trọng khi quyết định. Chính vì vậy việc
chẩn đoán chính xác VRT có ý nghĩa quan trọng.
Từ năm 1986 Alvarado A. một tác giả người Mỹ
đã đưa ra bảng tính điểm thực hành ứng dụng cho
chẩn đoán VRT. Bảng tính điểm này đã nhanh chóng
được chú ý và sử dụng tại Mỹ cũng như nhiều nước
khác trên thế giới [8]. Dựa vào thực tiễn và lý luận
trên mà nghiên cứu này nhằm đánh giá những giá trị
của "bảng điểm thực hành Alvarado" trong chẩn đoán
VRT ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất
TP.HCM. Nhằm góp phần chẩn đoán VRT chính xác
và kịp thời, hạ thấp tỉ lệ mổ VRT “trắng”, nâng cao
chất lượng phục vụ người bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá những giá trị của bảng điểm thực hành
Alvarado trong chẩn đoán VRT ở những bệnh nhân ≥
65 tuổi đã được phẫu thuật tại BV. Thống Nhất từ
11/1997 đến 11/2002.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp hồi cứu, Cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả những bệnh nhân ≥ 65 tuổi được phẫu
thuật cắt ruột thừa tại bệnh viện Thống Nhất
TP.HCM, trong khoảng thời gian từ 11/1997 đến
11/2002.
Các bước nghiên cứu:
Tập hợp và tra cứu các bệnh án của những bệnh
nhân được phẫu thuật cắt ruột thừa tại bệnh viện
Thống Nhất từ 11/1997 đến 11/2002. Dữ liệu thu thập
bao gồm các yếu tố liên quan đến chẩn đoán của
bảng điểm thực hành Alvarado.
Các số liệu được xử lý bằng chương trình Excel
2000 và SPSS 10.05
Cơ sở để đánh giá tình trạng ruột thừa có viêm
hay không là dựa vào đại thể do phẫu thuật viên tự
đánh giá trong khi phẫu thuật và kết quả giải phẫu
bệnh.
Bảng 1 – Sử dụng bảng tính điểm thực hành
Alvarado.
STT Các dấu hiệu Số điểm
1 Đau khu trú hố chậu phải 1
2 Chán ăn 1
3 Buồn nôn – nôn 1
4 Tăng cảm giác đau ở hố chậu phải 2
5 Phản ứng dội 1
6 Sốt 1
7 Số lượng BC ≥ 10.000 2
8 Neutrophile ≥ 75% 1
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 153
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
*< 5 điểm: ít có khả năng bệnh nhân bị VRT.
5 – 6 điểm: nghi ngờ
7 – 8 điểm: chắc chắn
> 8 điểm: rất chắc chắn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Trong 5 năm (11/1997-11/2002), tại bệnh viện
Thống nhất có gặp 1079 trường hợp mổ hở cắt ruột
thừa ở mọi lứa tuổi. Trong đó có 204 trường hợp ≥ 65
tuổi, chiếm 18,9%. Tỉ lệ nam/nữ là 1/1. Theo một số
tác giả, Bn nam gặp nhiều hơn nữ với đối tượng
nghiên cứu trên mọi lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu của
Đặng Văn Quế [4] tương tự về tỉ lệ bệnh và lứa tuổi.
Có thể đây là một đặc điểm chung của nhóm người
cao tuổi. Trong nghiên cứu này tuổi trung bình của
các Bn là 72,23 ± 6,44 (cao nhất 89 tuổi).
Thời gian trung bình từ lúc khởi phát bệnh đến
lúc nhập viện là 32,17 ± 29,7 giờ. (trong khoảng 4 giờ
- 200 giờ). Đa số Bn nhập viện trước 24 giờ, chiếm
61,8%. Theo Lò Văn Xanh [6] tỉ lệ này chỉ chiếm
30,21%. Số bệnh nhân nhập viện sớm sẽ khá cao do
bệnh VRT hiện nay đã được hiểu biết nhiều hơn trong
cộng đồng. Tuy nhiên vẫn còn 38,2% Bn chưa nhận
biết được các triệu chứng của bệnh hoặc nghĩ tới
bệnh lý khác ở vùng bụng.
Vị trí khởi phát cơn đau, chúng tôi gặp 53,9%
trường hợp có khu trú tại ¼ dưới bụng bên phải (khi
khởi đau ở những vị trí khác thuộc vùng bụng, sau đó
đau khu trú dần tại vùng ¼ dưới bên phải). Cũng có
tác giả cho rằng không có sự khác biệt về yếu tố này,
nhưng đa số rất lưu ý đến sự di chuyển của hướng
đau về ¼ dưới bụng bên phải. Điều này phù hợp với
sinh lý bệnh học của bệnh lý viêm ruột thừa.
Dấu hiệu chán ăn của chúng tôi gặp (18,1%) thấp
hơn so với Đặng Thanh Tuấn [7] là 61,4%. Sự khác
biệt này do ở những người cao tuổi, hội chứng rối
loạn tiêu hóa và các bệnh lý kèm theo thường làm
cho bệnh nhân khó nhận ra sự thay đổi lớn và ghi
nhận điều này. Hơn nữa đây là một triệu chứng chủ
quan của bệnh, nên việc khai thác còn phụ thuộc vào
sự khéo léo của các Bác siõ lâm sàng.
Dấu hiệu sốt có ý nghĩa rất quan trọng đối với
một trường hợp Bn có kèm đau bụng ¼ dưới bụng
bên phải. Theo Triệu Triều Dương [1], sốt là dấu hiệu
có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao. Một số các tác giả
nước ngoài lại cho rằng dấu hiệu sốt còn giúp chẩn
đoán với các bệnh lý khác. Tuy nhiên nghiên cứu này
tập trung ở những bệnh nhân ≥ 65 tuổi, có thể phản
ứng của cơ thể Bn cũng giảm, do đó triệu chứng sốt
chiếm tỉ lệ không cao.
Đa số các tác giả cho rằng số luợng bạch cầu và tỉ
lệ Neutrophile [1,7] rất có giá trị trong chẩn đoán
VRT. Ngoài ra, một số tác giả còn dựa vào số lượng
bạch cầu để chẩn đoán tình trạng của ruột thừa
viêm, hoặc cho rằng tỉ lệ Neutrophile/Lymphocyte có
thể chẩn đoán VRT với độ đặc hiệu cao, tuy nhiên với
độ nhạy hơi thấp nên chỉ dùng để loại trừ những
trường hợp viêm ruột thừa âm tính.
Bảng 2 – Các yếu tố chẩn đoán của Alvarado
Các dấu hiệu Số trường hợp Tỉ lệ
Đau khu trú hố chậu phải
Chán ăn
Buổn nôn – nôn
Tăng cảm giác đau HCP
Phản ứng dội
Sốt
BC ≥ 10.000
Neutrophile ≥ 75%
110
37
45
182
203
120
163
174
53,9%
18,1%
22,1%
89,2%
99,5%
58,5%
79,9%
85,3%
Bảng 3 – Kết quả giải phẫu bệnh lý sau mổ hở cắt
ruột thừa.
Kết quả giải phẫu bệnh lý Số lượng Tỉ lệ
Có viêm ruột thừa
Không viêm ruột thừa
178
26
87,3%
12,7%
Tổng 204 100%
Bảng 4 – Khảo sát giá trị chẩn đoán VRT khi sử dụng
bảng Alvarado.
Viêm ruột thừa Chẩn đoán bằng bảng
Alvarado (+) (-)
Tổng
(+) 161 5 166
(-) 17 21 39
Tổng 178 26 204
Với chỉ số cao về độ nhạy và độ đặc hiệu của các
tác giả khác và những phương pháp chẩn đoán khác
[1,3,7,11] đã nói lên giá trị chẩn đoán VRT của bảng
điểm Alvarado. Tuy nhiên giá trị tiên đoán “âm” của
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 154
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
phương pháp này còn thấp, do đó cần đánh giá kỹ
hoặc kết hợp với kết quả xét nghiệm cận lâm sàng
khác nhất là đối với những trường hợp VRT chưa xác
định rõ ràng trước khi đưa ra chẩn đoán chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TRIỆU TRIỀU DƯƠNG (2001). “Sử dụng bảng tính
điểm thực hành Alvarado và tỉ lệ Neutrophile:
Lymphocyte trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp”. Tạp
chí Y học thực hành số 5, Tr 2-4.
2. LÊ NỮ HOÀ HIỆP (1998). Viêm ruột thừa cấp. Bài
giảng điều trị học ngoại khoa ĐHYD TpHCM, Tr 119
– 233.
Bảng 5 – Đánh giá giá trị của bảng điểm Alvarado.
Độ nhạy
(%)
Độ đặc
hiệu (%)
G/trị tiên
đoán âm
(%)
G/trị tiên
đoán dương
(%)
Bảng
Alvarado
94,4 80,7 53,8 96,9
Đặng Thanh
Tuấn
70,17 78,9 72,5 76,9
96,2 57,1 44,4 97,6 Triệu Triều
Dương 73,6 85,7 15 98,9
85,5 84,4 88,3 80,1 Wade DS SA
và CĐLS 62,9 82,2 82,9 61,7
3. NGUYỄN CHẤN PHONG (2002). “Bước đầu nghiên
cứu kết hợp bảng điểm chuẩn Alvarado và siêu âm để
chẩn đoán viêm ruột thừa cấp trước khi vỡ mủ”. Tạp
chí Ngoại khoa số 6, Tr 7 – 11.
4. ĐẶNG VĂN QUẾ (2000). “Nhận xét chẩn đoán và xử
trí viêm ruột thừa trong 2 năm tại bệnh viện Việt
Đức”. Hội nghị Ngoại khoa bệnh viện Việt Đức, Tr
100-105.
5. NGUYỄN CƯỜNG THỊNH (2000). “Nhận xét 620
trường hợp mổ viêm ruột thừa cấp”. Tạp chí Y học
thực hành – Số 10, Tr 34-35.
6. LÒ VĂN XANH, LÊ ĐỨC THUẬN (1984). Lý do đến
trễ của bệnh viêm ruột thừa cấp. Tiểu luận tốt nghiệp
BS Y khoa – ĐH Y Dược TP.HCM. KẾT LUẬN
7. ĐẶNG THANH TUẤN (1992). Góp phần chẩn đoán
viêm ruột thừa cấp-Các yếu tố tiên lượng. Luận văn tốt
nghiệp BS nội trú Ngoại tổng quát-ĐH Y Dược
TP.HCM.
Bảng điểm thực hành Alvarado dễ áp dụng, đơn
giản và có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh “Viêm
ruột thừa cấp” với độ nhạy 94,4% và độ đặc hiệu
80,7%.
8. ALVARADO A. (1986), “A practical score for the early
diagnosis of acute appendicitis”. Ann Emerg Med 5,
15(5), pp557-564. Qua nghiên cứu cũng cho thấy giới hạn của một
nghiên cứu hồi cứu. Do đó cần tiếp tục tiến hành
nghiên cứu sâu thêm về vai trò của bảng điểm
Alvarado trong chẩn đoán VRT với phương pháp tiền
cứu và số mẫu lớn hơn.
9. ELLIS H (1994). Appendix. Section VIII Appendix and
Colon. Maingot’s Abdominal operations. Ninth edition,
V II, pp 953.
10. .CONDON R E ET AL (1991). Appendicitis. Text book
off Surgery. Sabiston. Fourteenth edition, pp 884.
11. TEICHER I., LANDA B., ET AL (1983). “Scoring
system to aid in diagnoses of appendicitis” Ann Surg,
V198, pp 753-759.
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 155
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_bang_tinh_diem_thuc_hanh_alvarado_chan_doan_viem_ruo.pdf