Tài liệu Sử dụng bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh - Lưu Thị Lương Yến: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0075
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 105-115
This paper is available online at
SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TRONG DẠY HỌC PHẦN DẪN XUẤT HIĐROCACBON LỚP 11
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH
Lưu Thị Lương Yến
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) là một trong những năng lực chung, quan
trọng đối với người học. Năng lực này cần được phát triển trong tất cả các môn học và
ở mọi cấp học . Có nhiều biện pháp khác nhau sử dụng trong dạy học để góp phần phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới việc
xây dựng và sử dụng bài tập hóa học định hướng năng lực trong dạy học phần dẫn xuất
hiđrocacbon để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Từ khóa: Năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, bài tập hóa học định hướng năng lực.
1. Mở đầu
Theo định hướng đổi mới giáo dục...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh - Lưu Thị Lương Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0075
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 105-115
This paper is available online at
SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TRONG DẠY HỌC PHẦN DẪN XUẤT HIĐROCACBON LỚP 11
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH
Lưu Thị Lương Yến
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) là một trong những năng lực chung, quan
trọng đối với người học. Năng lực này cần được phát triển trong tất cả các môn học và
ở mọi cấp học . Có nhiều biện pháp khác nhau sử dụng trong dạy học để góp phần phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới việc
xây dựng và sử dụng bài tập hóa học định hướng năng lực trong dạy học phần dẫn xuất
hiđrocacbon để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Từ khóa: Năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, bài tập hóa học định hướng năng lực.
1. Mở đầu
Theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay, thông qua dạy học giáo viên (GV) cần hình
thành và phát triển cho học sinh (HS) các năng lực chung như năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề (GQVĐ) và sáng tạo, năng lực hợp tác, thẩm mĩ, thể chất, giao tiếp, tính toán, công nghệ
thông tin và truyền thông và các năng lực đặc thù cho từng môn học. Như vậy, năng lực GQVĐ là
một trong những năng lực cốt lõi, quan trọng để giúp HS có khả năng giải quyết các vấn đề học
tập và các vấn đề phức hợp của thực tiễn cuộc sống.
Một số nghiên cứu về phát triển năng lực GQVĐ thông qua dạy học ở trường phổ thông
như: Năng lực và cấu trúc của năng lực [1]; đề xuất cấu trúc và chuẩn đánh giá năng lực GQVĐ
trong chương trình giáo dục phổ thông mới [2]; xây dựng công cụ đánh giá năng lực GQVĐ của
HS phổ thông [3]... Thông qua dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng, có thể áp dụng
nhiều biện pháp khác nhau nhằm phát triển năng lực giải GQVĐ cho HS, chẳng hạn như: Phát
triển năng lực giải quyết vấn đề qua nghiên cứu khoa học [4], sử dụng dạy học dự án hay sử dụng
bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học hóa học để phát triển năng lực GQVĐ cho học
sinh [5], [6]. . . Theo [6], tác giả đã nghiên cứu về việc sử dụng bài tập hóa học (BTHH) nhằm phát
triển năng lực GQVĐ cho HS Trung học phổ thông (THPT) chương Cacbon - Silic Hóa học 11.
Tác giả đã đưa ra quy trình xây dựng và sử dụng bài tập hóa học trong dạy học nhằm phát triển
năng lực GQVĐ cho HS. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa đề cập cụ thể đến việc thiết kế bộ công
Ngày nhận bài: 20/3/2016. Ngày nhận đăng: 15/7/2016.
Liên hệ: Lưu Thị Lương Yến, e-mail: yensp1@gmail.com.
105
Lưu Thị Lương Yến
cụ đánh giá năng lực GQVĐ thông qua việc sử dụng BTHH định hướng phát triển năng lực trong
các dạng bài học khác nhau.
Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày về việc xây dựng và sử dụng BTHH
phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS và thiết kế bộ công cụ
đánh giá sự phát triển năng lực này của HS.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm và biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề
Theo [1], [7] năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải
quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã
hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành
động.
Đối với HS phổ thông thì năng lực được xác định là khả năng thực hiện thành công hoạt
động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc
tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,. . . Năng lực của cá nhân được đánh giá qua
phương thúc và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống [8].
Năng lực GQVĐ là khả năng của HS nhận ra các mâu thuẫn nhận thức trong các vấn đề học
tập hoặc các vấn đề trong cuộc sống, và tìm ra được phương pháp để giải quyết mâu thuẫn, vượt
qua các khó khăn và trở ngại, từ đó HS tiếp thu được kiến thức, kĩ năng mới hoặc giải quyết được
các vấn đề trong thực tiễn.
Theo [8,9], năng lực GQVĐ của HS THPT được xác định thông qua các biểu hiện sau:
a) Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được các tình
huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
b) Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một
số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
c) Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ để
điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
Đây là các cơ sở để ta xây dựng các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá năng lực GQVĐ của HS.
2.2. Bài tập định hướng phát triển năng lực
2.2.1. Khái niệm bài tập hóa học, bài tập định hướng phát triển năng lực [7,9]
- BTHH là một nhiệm vụ (gồm câu hỏi và bài toán) liên quan đến hóa học mà HS phải sử
dụng các kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành.
- Bài tập (BT) định hướng phát triển năng lực là dạng BT chú trọng đến sự vận dụng những
hiểu biết riêng lẻ, khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với người học, gắn với cuộc sống.
2.2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập định hướng năng lực giải quyết vấn đề
Việc lựa chọn và xây dựng hệ thống BTHH để phát triển năng lực GQVĐ cho HS cần đảm
bảo các nguyên tắc sau:
106
Sử dụng bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học...
Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và định
hướng phát triển năng lực HS.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo phát huy được tính tích cực, tìm tòi trên cơ sở các kiến thức đã có
của HS, có thể giải quyết thành công vấn đề cần giải quyết trong BT.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính chính xác khoa học của các nội dung kiến thức hóa học và các
môn khoa học có liên quan.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo phát triển các thành tố của năng lực GQVĐ thông qua hoạt động
giải BTHH.
Để đảm bảo các nguyên tắc này BTHH được tuyển chọn và xây dựng phải đảm bảo tính đa
dạng của BT định hướng phát triển năng lực, có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, đòi hỏi sự vận
dụng những hiểu biết khác nhau để GQVĐ học tập và thực tiễn đời sống.
2.2.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập định hướng năng lực giải quyết vấn đề
Việc xây dựng BTHH để phát triển năng lực GQVĐ cho HS được thực hiện theo quy trình
sau:
Bước 1: Lựa chọn nội dung học tập, hiện tượng, tình huống thực tiễn.
Bước 2: Xác định tri thức HS đã có và tri thức, kĩ năng, cần hình thành trong nội dung học
tập, hành động tình huống thực tiễn đã chọn.
Bước 3: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức từ nội dung học tập, xây dựng mâu thuẫn nhận thức
cơ bản, đảm bảo mâu thuẫn này có thể giải quyết được trên cơ sở các tri thức HS đã có.
Bước 4: Thiết kế bài tập và diễn đạt.
Lựa chọn các dữ liệu xuất phát hoặc bối cảnh tình huống (kiến thức đã có, hình ảnh, tranh,
nguồn thông tin,. . . ) nêu yêu cầu đặt ra và diễn đạt bằng lời có chứa đựng các vấn đề cần giải
quyết.
Bước 5: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra tính chính xác, khoa học theo tiêu chí BT
định hướng phát triển năng lực.
Bước 6: Tiến hành thử nghiệm và chỉnh sửa.
BT đã xây dựng cần cho kiểm tra thử và chỉnh sửa sao cho hệ thống BT đảm bảo tính chính
xác khoa học về kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tiễn và phù hợp với đối tượng HS, mục
tiêu giáo dục môn Hóa học ở trường THPT. Các BT sau khi để thử nghiệm và chỉnh sửa được sắp
xếp thành hệ thống BT để đảm bảo tính khoa học và tiện lợi trong sử dụng.
Từ các nguyên tắc và quy trình xây dựng BTHH định hướng phát triển năng lực đã xác định,
chúng tôi đã xây dựng BTHH dùng cho dạy học phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 THPT.
2.3. Phương pháp sử dụng bài tập định hướng năng lực nhằm phát triển năng
lực GQVĐ cho HS
2.3.1. Sử dụng bài tập để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong bài dạy nghiên cứu
kiến thức mới
Bài dạy nghiên cứu kiến thức mới có nhiệm vụ giúp HS hình thành kiến thức, khái niệm
mới trên cơ sở các kiến thức đã có thông qua các hoạt động học tập. Để HS hình thành được kiến
107
Lưu Thị Lương Yến
thức, kĩ năng một cách vững chắc và phát triển được năng lực GQVĐ, GV có thể sử dụng BT định
hướng năng lực ở dạng BT vận dụng và BT GQVĐ để tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo
các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực như:
a) Sử dụng bài tập trong phương pháp đàm thoại tìm tòi
Phương pháp đàm thoại tìm tòi được GV sử dụng để tổ chức hoạt động học tập của HS
thông qua hệ thống câu hỏi nhằm làm rõ nội dung kiến thức, bản chất của các khái niệm giúp HS
nắm rõ tri thức mới.
Với trật tự của hệ thống câu hỏi, GV hướng dẫn HS từng bước tìm tòi phát hiện ra bản chất
của sự vật, tính quy luật của hiện tượng hình thành khả năng phân tích, phát hiện vấn đề học tập
và giải quyết các vấn đề đặt ra theo nội dung bài học.
b) Sử dụng bài tập theo PPDH giải quyết vấn đề
Để phát triển năng lực GQVĐ cho HS, khi vận dụng PPDH giải quyết vấn đề, GV có thể
sử dụng các BT định hướng năng lực dạng BT giải thích và BT gắn với tình huống, bối cảnh thực
tiễn để tạo tình huống có vấn đề, nêu ra vấn đề cần giải quyết, yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã có
để có thể đề xuất các hướng GQVĐ, lập kế hoạch thực hiện kế hoạch GQVĐ, nêu ra được kết luận
về kiến thức, kĩ năng thu được và đánh giá về cách GQVĐ.
Ví dụ 1: Nghiên cứu, hình thành khái niệm liên kết hiđro (Bài 53 - SGK Hóa học 11 nâng
cao). GV sử dụng BT định hướng năng lực để tạo tình huống có vấn đề và hướng dẫn HS GQVĐ.
(1) Cho biết tonc, tos , độ tan trong nước của các chất phụ thuộc vào yếu tố nào?
(2) Quan sát các số liệu trong bảng 8.4 (trang 223 - SGK hóa học 11 NC) cho biết:
a. Có điều gì bất thường xảy ra đối với CH3OH? Yếu tố nào ảnh hưởng đến điều đó?
b. Vì sao phân tử H2O có khối lượng mol phân tử (M = 18) nhỏ hơn khối lượng mol phân
tử của C2H5OH (M = 46) nhưng lại có nhiệt độ sôi (tos = 100oC) cao hơn nhiệt độ sôi của
C2H5OH (tos = 78, 3
oC)?
- Phát hiện vấn đề: tos , t
o
nc của CH3OH không tuân theo quy luật đã có (cao hơn hẳn t
o
s , t
o
nc
của các chất có khối lượng mol phân tử tương đương).
- Nêu vấn đề cần giải quyết:
+ Vì sao metanol lại có tos , tonc, độ tan trong nước cao hơn các chất có khối lượng mol phân
tử tương đương?
+ Vì sao tos của etanol (M = 46) lại thấp hơn tos của nước (M = 18) ?
- Giải quyết vấn đề: Các nhóm HS thảo luận, đề xuất các hướng GQVĐ:
+ Các phân tử metanol liên kết với nhau chặt chẽ hơn các phân tử của các chất khác.
+ Liên kết giữa các phân tử metanol được hình thành như thế nào? Nhóm nguyên tử nào
trong phân tử gây ra dạng liên kết này?
Từ đó HS hiểu được khái niệm, đặc điểm liên kết hiđro và GQVĐ (2) trong bài tập đã cho.
- Kết luận, rút ra kiến thức mới:
+tos , tonc độ tan trong nước của metanol cao hơn nhiều so với các chất khác do ảnh hưởng
của liên kết hiđro giữa các phân tử metanol với nhau và giữa phân tử metanol với phân tử nước
gây ra.
+ HS so sánh độ bền của liên kết hiđro giữa các phân tử etanol và giữa các phân tử H2O:
108
Sử dụng bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học...
Vì liên kết hiđro giữa các phân tử nước bền hơn liên kết hiđro giữa các phân tử etanol nên nhiệt độ
sôi của nước cao hơn nhiệt độ sôi của etanol.
→ Rút ra kết luận về ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lí của ancol.
c) Sử dụng bài tập định hướng năng lực trong hoạt động củng cố, vận dụng kiến thức mới
được hình thành trong bài
Hoạt động củng cố, vận dụng kiến thức được GV tổ chức sau khi kết thúc một phần hoặc
toàn bài học. Trong hoạt động này, GV có thể sử dụng các dạng BT vận dụng giúp HS phát triển
năng lực GQVĐ học tập hoặc vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.
2.3.2. Sử dụng bài tập tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong bài dạy hoàn thiện
kiến thức, kĩ năng
Bài dạy hoàn thiện kiến thức, kĩ năng nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức giúp HS phát
triển năng lực GQVĐ thông qua các dạng BT GQVĐ và BT gắn với bối cảnh, tình huống thực
tiễn. Việc vận dụng BT định hướng năng lực ở các dạng này có thể được thực hiện bằng cách:
a) Tổ chức cho HS giải BT để rèn kĩ năng, phát triển năng lực vận dụng kiến thức, năng
lực GQVĐ
Hoạt động giải BT được thực hiện sau phần hệ thống các kiến thức cần nhớ làm cơ sở. Để
phát triển năng lực GQVĐ cho HS, GV nên sử dụng các dạng BT mở, có gắn với bối cảnh, tính
huống thực tiễn để giúp HS phát triển, mở rộng kiến thức, tăng khả năng dự đoán, phân tích, thu
thập và xử lí thông tin trong quá trình GQVĐ.
Ví dụ 2: Trong bài “Luyện tập ancol, phenol” (Bài 56 - Hóa học 11 NC), GV có thể tổ chức
cho HS giải các BT sau:
Bài 1. Các chất hữu cơ mà trong phân tử có chứa nhiều nhóm nitro đều là những chất nổ
mạnh, như là: Trinitroglixerol, trinitrobenzen, trinitrophenol.
1. Hãy viết CTCT của các hợp chất này và PTHH của phản ứng tạo thành chúng.
2. A. Nô-ben (A. Nobel) đã kinh doanh và sản xuất loại thuốc nổ nào? Vì sao A. Nô-ben
để lại gia tài làm giải thưởng Nô-ben cho các công trình nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực
khác nhau trong đó có giải Nô-ben hòa bình?
3. Hiện nay, có tình trạng người dân phá các quả đạn pháo, bom chưa nổ còn sót lại sau
chiến tranh để lấy thuốc nổ và dùng nó để đánh cá trên sông, biển. Theo em, cách làm này gây ra
tác hại gì đối với con người và môi trường? Có những thông tin gì về các thảm họa này mà em
biết?
Bài 2. Từ các nông sản chứa nhiều tinh bột, đường (gạo, ngô, khoai, sắn, hoa quả chín,. . . ),
bằng phương pháp lên men, người ta thu được etanol (rượu).
1. Hãy mô tả quá trình sản xuất etanol bằng phương pháp này ở dạng sơ đồ. Trong quá trình
này, giai đoạn nào xảy ra phản ứng hóa học? Viết PTHH của các phản ứng này.
2. Vì sao khi ủ men rượu quá lâu thì rượu cất ra lại bị chua? Theo em biết thì thời gian ủ
men rượu bao lâu là vừa?
3. Trong quá trình nấu rượu còn có lẫn những tạp chất nào? Làm cách nào để loại bỏ chúng?
4. Để làm tăng độ rượu ta có thể dùng các phương pháp nào? Giải thích cơ sở khoa học của
109
Lưu Thị Lương Yến
các phương pháp đó?
Thông qua việc giải các bài tập trên, HS được củng cố kiến thức liên quan tới tính chất hóa
học của ancol, phenol đồng thời giúp HS vận dụng những kiến thức hóa học giải quyết vấn đề
trong cuộc sống.
b) Sử dụng bài tập định hướng năng lực xây dựng đề tài dự án tổ chức HS hoạt động theo
PPDH dự án
Với dạng BT gắn với tình huống, bối cảnh thực tiễn GV có thể chuyển các bối cảnh, tình
huống thực tiễn thành các chủ đề dự án, yêu cầu HS thực hiện dự án bằng cách trả lời các câu hỏi
trong nội dung BT (câu hỏi nghiên cứu) trước ở nhà và trình bày ở dạng sơ đồ tư duy hoặc bản báo
cáo (sản phẩm dự án) trong giờ luyện tập. Khi hoàn thành các BT này HS phải hiểu mục tiêu, lập
kế hoạch và thực hiện kế hoạch GQVĐ trong học tập và trình bày nó ở dạng sản phẩm cụ thể.
Ví dụ 3: Bài “Luyện tập về ancol, phenol” (Bài 56 - Hóa học 11 NC).
Có thể sử dụng bài tập 1, 2 trong ví dụ 2 ở trên để xây dựng thành các đề tài dự án với các
chủ đề tương ứng là:
+ “ Sản xuất rượu bằng phương pháp truyền thống”
+ “Tác hại và lợi ích của rượu đối với sức khỏe con người
+ “Các loại rượu đặc sản ở các vùng miền của Việt Nam và phương pháp sản xuất”
+ “Thuốc nổ và nguồn gốc của giải thưởng Nô-ben”
Các nhóm HS lựa chọn, chuẩn bị và trình bày sản phẩm trong giờ luyện tập.
2.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
Từ các biểu hiện của năng lực GQVĐ, chúng tôi xác định các tiêu chí đánh giá, các mức
độ thể hiện của các tiêu chí và thiết kế bảng kiểm quan sát đánh giá của Gv và phiếu tự đánh giá
của HS về sự phát triển năng lực GQVĐ thông qua sử dụng BTHH định hướng phát triển năng lực
trong các dạng bài học.
Bảng 1. Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực GQVĐ trong dạy học hóa học THPT
(giành cho GV)
TT Tiêu chí thể hiện năng lực Mức độ phát triển năng lực GQVĐ NhậnxétGQVĐ của HS 1 2 3 4
1
Phát hiện và nêu được tình huống có
vấn đề trong học tập môn hóa học
2
Phát hiện và nêu được tình huống có
vấn đề liên quan đến kiến thức hóa học
trong các tình huống thực tiễn
3
Xác định và biết tìm hiểu các thông tin
liên quan đến vấn đề phát hiện trong
các chủ đề hóa học
4
Đề xuất được giải pháp GQVĐ đã phát
hiện
110
Sử dụng bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học...
5
Lập được kế hoạch để giải quyết một số
vấn đề đơn giản
6
Biết sử dụng kiến thức hóa học, kiến
thức có liên quan để GQVĐ đặt ra
7 Thực hiện được kế hoạch đã đề ra
8
Thực hiện và đánh giá được giải pháp
GQVĐ phù hợp hay không phù hợp
9
Đưa ra được kết luận chính xác và gọn
nhất
10
Biết vận dụng để đề xuất trong các tình
huống tương tự và tình huống mới
Bảng 2. Phiếu tự đánh giá năng lực GQVĐ của HS
TT Tiêu chí thể hiện năng lựcGQVĐ của HS
Tự đánh giá mức độ phát triển năng lực GQVĐ
Chưa đạt
0-4 điểm
Đạt 5-6
điểm
Tốt 7-8
điểm
Rất tốt
9-10 điểm
1
Phát hiện và nêu được tình huống có
vấn đề trong học tập môn hóa học
2
Phát hiện và nêu được tình huống có
vấn đề liên quan đến kiến thức hóa
học trong các tình huống thực tiễn
3
Xác định và biết tìm hiểu các thông
tin liên quan đến vấn đề phát hiện
trong các chủ đề hóa học
4
Đề xuất được giải pháp GQVĐ đã
phát hiện
5
Lập được kế hoạch để giải quyết
một số vấn đề đơn giản
6
Biết sử dụng kiến thức hóa học, kiến
thức có liên quan để GQVĐ đặt ra
7 Thực hiện được kế hoạch đã đề ra
8
Thực hiện và đánh giá được giải
pháp GQVĐ phù hợp hay không
phù hợp
9
Đưa ra được kết luận chính xác và
gọn nhất
10
Biết vận dụng để đề xuất trong các
tình huống tương tự và tình huống
mới
Cùng với các bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ do GV,
111
Lưu Thị Lương Yến
HS thực hiện, chúng tôi xây dựng các bài kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng
và năng lực vận dụng kiến thức để GQVĐ đặt ra trong bài học và thực tiễn. Đề bài kiểm tra có sử
dụng các BT định hướng phát triển năng lực ở các dạng theo các mức độ nhận thức trong hệ thống
BT đã xây dựng, lựa chọn và sắp xếp.
2.5. Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm học 2014 - 2015 tại 4 lớp 11 của hai
trường THPT (THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội, GV giảng dạy Nguyễn Thị Thu Trang và
THPT Sáng Sơn - Vĩnh Phúc , GV giảng dạy Dương Tiến Tài). Chúng tôi đã thiết kế các giáo án
có sử dụng bài tập định hướng năng lực theo phương pháp dạy học tích cực, tiến hành các bài dạy
và sử dụng bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS. Tiến hành
bài kiểm tra để đánh giá chất lượng việc nắm vững kiến thức của HS qua bài dạy. Kết quả đánh giá
sự phát triển năng lực GQVĐ của HS qua bảng kiểm quan sát (GV đánh giá) và tự đánh giá của
HS cùng với kết quả bài kiểm tra được thu thập và xử lí bằng phương pháp thống kê toán học.
Dưới đây là kết quả thu được từ bảng kiểm quan sát và phiếu tự đánh giá của HS:
Bảng 3. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá năng lực GQVĐ
của HS trường THPT Lưu Hoàng (GV đánh giá - HS tự đánh giá)
TT Tiêu chí thể hiện năng lực
GQVĐ của HS
Điểm trung bình
GV đánh giá HS đánh giá
TN ĐC TN ĐC
1
Phát hiện và nêu được tình huống
có vấn đề trong học tập môn hóa
học
8,6 8,2 8,2 8,0
2
Phát hiện và nêu được tình huống
có vấn đề liên quan đến kiến thức
hóa học trong các tình huống thực
tiễn
8,4 8,0 8,6 8,1
3
Xác định và biết tìm hiểu các
thông tin liên quan đến vấn đề
phát hiện trong các chủ đề hóa học
8,3 8,1 8,2 8,0
4
Đề xuất được giải pháp GQVĐ đã
phát hiện
7,8 7,5 8,0 7,8
5
Lập được kế hoạch để giải quyết
một số vấn đề đơn giản
6,8 6,3 7,1 6,5
6
Biết sử dụng kiến thức hóa học,
kiến thức có liên quan để GQVĐ
đặt ra
7,0 6,4 7,2 6,8
7 Thực hiện được kế hoạch đã đề ra 6,7 6,2 7,0 6,0
8
Thực hiện và đánh giá được giải
pháp GQVĐ phù hợp hay không
phù hợp
6,7 6,2 6,8 6,2
112
Sử dụng bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học...
9
Đưa ra được kết luận chính xác và
gọn nhất
7,0 6,3 7,8 6,4
10
Biết vận dụng để đề xuất trong các
tình huống tương tự và tình huống
mới
6,5 5,9 6,6 6,0
Bảng 4. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá năng lực GQVĐ
của HS trường THPT Sáng Sơn (GV đánh giá - HS tự đánh giá)
TT Tiêu chí thể hiện năng lực
GQVĐ của HS
Điểm trung bình
GV đánh giá HS đánh giá
TN ĐC TN ĐC
1
Phát hiện và nêu được tình huống
có vấn đề trong học tập môn hóa
học
8,4 8,1 8,5 8,2
2
Phát hiện và nêu được tình huống
có vấn đề liên quan đến kiến thức
hóa học trong các tình huống thực
tiễn
8,3 8,0 8,4 8,3
3
Xác định và biết tìm hiểu các
thông tin liên quan đến vấn đề
phát hiện trong các chủ đề hóa học
8,4 8,2 8,2 8,0
4
Đề xuất được giải pháp GQVĐ đã
phát hiện
7,4 7,2 7,8 6,8
5
Lập được kế hoạch để giải quyết
một số vấn đề đơn giản
6,4 5,9 6,5 6,0
6
Biết sử dụng kiến thức hóa học,
kiến thức có liên quan để GQVĐ
đặt ra
6,7 6,5 7,4 6,7
7 Thực hiện được kế hoạch đã đề ra 6,3 6,1 6,2 5,1
8
Thực hiện và đánh giá được giải
pháp GQVĐ phù hợp hay không
phù hợp
6,1 5,8 7,2 5,9
9
Đưa ra được kết luận chính xác và
gọn nhất
7,2 5,6 7,8 6,1
10
Biết vận dụng để đề xuất trong các
tình huống tương tự và tình huống
mới
6,2 5,4 7,0 5,5
Với kết quả hai bài kiểm tra chúng tôi đã lập bảng phân phối tần suất, tần suất lũy tích điểm
số ở lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC), vẽ đường lũy tích và tính các tham số đặc trưng.
113
Lưu Thị Lương Yến
Bảng 5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Trường THPT Lưu Hoàng THPT Sáng Sơn
Đối tượng Bài KT số TN ĐC TN ĐC
Mod 2 7 6 8 7
x 2 7,216 6,219 7,371 6,529
Độ lệch
chuẩn (SD)
2 1,297 1,515 1,267 1,460
V(%) 2 17,974 24,361 17,189 22,362
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lí số liệu thực nghiệm sư
phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh lớp TN cao hơn lớp ĐC, sự
phát triển năng lực GQVĐ của học sinh lớp TN thể hiện rõ hơn so với lớp ĐC. Điều này được thể
hiện:
- Điểm trung bình đạt được ở các biểu hiện của năng lực GQVĐ tại lớp TN cao hơn lớp
ĐC. Tuy nhiên, các em HS biết phát hiện và nêu được các vấn đề, tình huống gặp phải trong học
tập và đời sống nhưng khả năng thiết lập, thực hiện kế hoạch và phản ánh giải pháp GQVĐ còn
lúng túng.
- Đường lũy tích của lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới các đường luỹ tích của lớp ĐC.
- Điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của lớp TN cao hơn HS lớp ĐC.
- Độ lệch chuẩn ở lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC, chứng tỏ số liệu của lớp TN ít phân tán hơn.
- Hệ số biến thiên V của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC thể hiện chất lượng lớp TN đồng đều hơn.
Mặt khác, giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ dao động
trung bình). Do vậy, kết quả thu được đáng tin cậy, chứng tỏ việc sử dụng BT định hướng năng lực
trong dạy học hóa học cho lớp thực nghiệm nhằm phát triển năng lực GQVĐ có tính khả thi.
3. Kết luận
Trên cơ sở lí luận về năng lực GQVĐ và BT định hướng năng lực, chúng tôi đã đề xuất
các nguyên tắc và quy trình xây dựng, các hướng sử dụng BT định hướng năng lực nhằm phát
triển năng lực GQVĐ cho học sinh. Chúng tôi đã thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng
lực GQVĐ của HS và vận dụng vào 2 bài dạy phần dẫn xuất hiđrocacbon ở 2 trường THPT Lưu
Hoàng và Sáng Sơn. Kết quả bước đầu cho thấy việc sử dụng BT định hướng năng lực có tính khả
thi trong việc phát triển năng lực GQVĐ cho người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Hòa Bình, 2015. Năng lực và cấu trúc của năng lực. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số
117, tr. 4 - 7.
[2] Nguyễn Thị Lan Phương, 2014. Đề xuất cấu trúc và chuẩn đánh giá năng lực giải quyết vấn
đề trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 111, tr. 1-6;40.
[3] Nguyễn Thị Lan Phương, Đặng Xuân Cương, 2015. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 114, tr. 21-24.
114
Sử dụng bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học...
[4] Nhữ Thị Việt Hoa, 2015. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua nghiên cứu khoa
học cho học sinh phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60(8D),
tr. 159.
[5] Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thị Sửu, Vũ Quốc Trung, 2016. Sử dụng phương pháp
dạy học dự án trong dạy học hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh miền núi phía Bắc. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Số 61(1), tr. 122.
[6] Phạm Thị Kiều Duyên, Bùi Quốc Hùng, 2015. Sử dụng bài tập định hướng phát triển năng
lực trong dạy học chương cacbon - silic Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Số 60(6), tr. 66.
[7] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, 2014. Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu,
nội dung và phương pháp dạy học. Nxb Đại học sư phạm.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Dự thảo: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong
chương trình giáo dục phổ thông mới).
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục trung học, Chương trình phát triển trung học (2014).
Tài liệu tập huấn, kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh trường trung học phổ thông Môn Hóa học (lưu hành nội bộ), Hà Nội, tháng 6
năm 2014.
ABSTRACT
Use oriented capacity chemistry exercises in teaching ‘Hydrocarbon Derivatives in 11thth
grade chemistry class to develop problem-solving competency
Problem-solving competency is important for learners and must be developed at all
educational levels in all subjects. There are many different ways to develop problem-solving
competency in students. In this article, we mention the design and use of oriented capacity
chemistry exercises for the ‘Hydrocarbon Derivatives’ section to develop problem-solving
competency instudents.
Keywords: Competency, problem solving competency, oriented capacity chemistry
exercises.
115
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4295_ltlyen_2009_2132640.pdf