Tài liệu Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 - Hồ Thị Thanh Thủy: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0013
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 90-94
This paper is available online at
SỰ ĐAN CÀI GIỮA CÁCMIỀN KHÔNG GIAN
TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945
Hồ Thị Thanh Thủy
Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai
Tóm tắt. Nói đến Lưu Trọng Lư, độc giả thường nhớ tới một thi sĩ đa tình. Nếu trong thơ,
ông chủ yếu kiến tạo không gian của cõi mộng thì trong văn xuôi tự sự thời kì trước 1945,
Lưu Trọng Lư lại chú ý đan cài không gian xa xăm với không gian cụ thể lại với nhau.
Ở đây, không gian mộng ảo của cõi tiên ẩn hiện trong cuộc sống trần thế, và để đi vào
được cõi đó, độc giả phải trải qua khoảng không gian mập mờ của cõi âm hồn và trần gian,
Không gian của miền cổ tích và thực tại, hay không gian của cuộc sống đương thời và vùng
kí ức cũng được nhà văn lưu ý tạo dựng.
Từ khóa: Đan cài, không gian xa xăm, không gian cụ thể, văn xuôi tự sự.
1. Mở đầu
Trước cách mạng, bên cạnh thơ, Lưu Tr...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 - Hồ Thị Thanh Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0013
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 90-94
This paper is available online at
SỰ ĐAN CÀI GIỮA CÁCMIỀN KHÔNG GIAN
TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945
Hồ Thị Thanh Thủy
Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai
Tóm tắt. Nói đến Lưu Trọng Lư, độc giả thường nhớ tới một thi sĩ đa tình. Nếu trong thơ,
ông chủ yếu kiến tạo không gian của cõi mộng thì trong văn xuôi tự sự thời kì trước 1945,
Lưu Trọng Lư lại chú ý đan cài không gian xa xăm với không gian cụ thể lại với nhau.
Ở đây, không gian mộng ảo của cõi tiên ẩn hiện trong cuộc sống trần thế, và để đi vào
được cõi đó, độc giả phải trải qua khoảng không gian mập mờ của cõi âm hồn và trần gian,
Không gian của miền cổ tích và thực tại, hay không gian của cuộc sống đương thời và vùng
kí ức cũng được nhà văn lưu ý tạo dựng.
Từ khóa: Đan cài, không gian xa xăm, không gian cụ thể, văn xuôi tự sự.
1. Mở đầu
Trước cách mạng, bên cạnh thơ, Lưu Trọng Lư còn sáng tác một khối lượng văn xuôi khá
lớn. Những nghiên cứu về không gian trong văn xuôi của ông trước đây thường thiên về không
gian thật và không gian ảo [1, 3, 4], còn vấn đề sự đan cài giữa các miền không gian vẫn là một
khoảng trống. Do vậy, bài viết tìm hiểu “Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự
Lưu Trọng Lư trước 1945” nhằm góp tiếng nói hoàn thiện hơn về bức tranh không gian của mảng
văn xuôi tự sự mà nhà văn đã sáng tác trước Cách mạng.
Nếu không gian trong văn xuôi trữ tình lãng mạn giai đoạn trước 1945 của các tác giả Thạch
Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh. . . thường là không gian xám xịt, hiu hắt, phẳng lặng,
bất định, hoang vắng của một phố huyện nghèo, một làng quê, một ga xép. . . thì trong văn xuôi
tự sự của Lưu Trọng Lư cùng thời kì thường là sự đan cài của khoảng không gian xa xăm với một
không gian cụ thể.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự đan cài giữa không gian cõi tiên và không gian trần tục
Từ đầu thế kỉ XX đến 1945, các thể loại văn học đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong
đó phải kể đến tác phẩm văn xuôi trữ tình của Thạch Lam, Xuân Diệu, Đỗ Tốn, Ngọc Giao, Thanh
Tịnh, Hồ Dzếnh. Đọc những tác phẩm này, chúng ta thấy rõ dụng công của các nhà văn khi tạo
dựng những không gian có tính đặc thù. Không gian trong sáng tác của Thạch Lam ngập tràn bóng
Ngày nhận bài: 15/11/2016. Ngày sửa bài: 4/1/2018. Ngày nhận đăng: 14/1/2018.
Liên hệ: Hồ Thị Thanh Thủy, e-mail: thuyhodhdn@gmail.com.
90
Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945
tối, phủ màu hiu hắt của một phố chợ tồi tàn, lụp xụp, xóm nghèo ngoại ô hay cái làng quê tăm
tối. Trong văn xuôi Xuân Diệu, đó là một không gian phẳng lặng, xám xịt. Không gian làng Mỹ
Lý của truyện Thanh Tịnh thường gắn với cây đa, bến nước, sân đình với những vẻ đẹp nên thơ và
bình lặng để đối lập với sự ồn ào của nhà ga, đường sắt, con tàu đang dần phá vỡ sự bình yên của
những giá trị truyền thống. Không gian người đọc thường gặp ở văn xuôi Hồ Dzếnh là không gian
tù đọng, bất định, hoang vắng. . . Với những cách thể hiện không gian như vậy, các tác giả muốn
biểu thị cái nhìn của họ về thế giới thực tại vốn ngưng trệ, tù hãm.
Cũng miêu tả không gian như các nhà văn cùng thời, nhưng không gian trong văn xuôi tự
sự Lưu Trọng Lư có sự đan cài giữa không gian xa xăm với không gian cụ thể.
Xuất phát là một nhà thơ lãng mạn nên tấm lòng Lưu Trọng Lư lúc nào cũng thổn thức, tâm
hồn ông lúc nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, tiên với người,
tiên với tục tạo nên một không gian mộng ảo của cõi tiên ẩn hiện trong cuộc sống trần thế. Vì lý do
đó, tác giả đã tạo nên một không gian cõi tiên để cho các súc vật biết trò chuyện, chim muông có
thể nói và hiểu được tiếng người, các cây cỏ, hoa lá có thể khiêu vũ, và đá cuội có thể mỉm cười.
Lưu Trọng Lư đã thổi nguồn cảm hứng về thế giới thần tiên mộng ảo vào những trang văn xuôi
của mình.
Trà Hoa Nữ đưa người đọc lạc vào không gian của cõi tiên, nơi đó tất thảy loài vật đều hiểu
tiếng người: “Hai vợ chồng nhà khỉ đang cãi nhau về việc nhà... một bầy phượng đang quây quần
bên bàn rượu” [5; tr.220]. Có khi là một con đười ươi hình thù kì dị biết rơi những giọt nước mắt
van lơn, bầy vượn đua nhau cười khúc khích, hay năm mươi con phượng đang múa bỗng biến thành
những con bướm đủ sắc màu lộng lẫy. Trà Hoa Nữ là nàng tiên sống ở trong Tây động, lúc tiên ông
đi vắng đã cứu Lương Hà Dật - một cống sinh ở làng Cô Tử đã ba lần lều chõng đi thi nhưng vẫn
hỏng, quyết định cạo đầu ăn chay xuất gia tu hành. Chàng đi về phía Tây Động và gặp Trà Hoa
Nữ. Đưa Lương Sinh về Tây động, ngỡ rằng sẽ trọn kiếp tu hành nơi hoa thơm cỏ lạ, quanh năm
cây cối tốt tươi, nhưng chàng vẫn bị khuất phục bởi hai tiếng “Ái tình”. Nơi đây chàng và Trà Hoa
Nữ đã có những tháng ngày vui vẻ. Con đường tìm về kiếp tu hành của Lương Sinh thật ra là cuộc
phiêu của ái tình nơi không gian của cõi tiên mông lung, huyền bí. Tác giả đưa chúng ta lạc vào
thế giới của cõi tiên, nơi có những rừng cây rợp bóng xanh mát, đủ thứ hoa thơm cỏ lạ đua nhau
khoe sắc, cùng các nàng tiên xuất hiện với cành liễu phớn trên tay, trong những bộ xiêm y lộng lẫy
cùng về quần hội với bầy phượng cung kính hầu rượu. Lương Hà Dật đang sống nơi cõi tiên vui
vẻ cùng Trà Hoa Nữ, nhưng vẫn theo mô típ quen thuộc, cõi tiên và cõi người là hai không gian
khác nhau nên tình yêu không thể nào bền chặt. Ngày tiên ông đi hái thuốc trở về cũng là ngày hai
người rời xa nhau. Lương Hà Dật trở về với không gian của trần thế, sống ở làng Cô Tử của chàng
và trong lòng mang theo một mối tình chung thủy, còn Trà Hoa Nữ cũng không quên được chàng
thư sinh trần tục, trong lốt một cô gái mười chín tìm về xóm Quỳnh Thôn, viết lại mấy câu thơ gửi
thăm người cũ.
Nếu Trà Hoa Nữ đan cài giữa không gian đẹp đẽ, lộng lẫy của cõi tiên với không gian của
một xóm nghèo Quỳnh Thôn nơi trần tục, thì trong tiểu thuyết Hương Giang sử, người đọc thấy
xuất hiện một thứ không gian của thuở trời đất còn ở trong cảnh hoang vu, nước dòng Hương
Giang trong vắt, đánh dấu lãnh địa của cõi tiên. Mở đầu tiểu thuyết là hình ảnh một người tiều
phu bế đứa con thơ đi dọc theo dòng sông Hương về phía mặt trời mọc để tìm người yêu. Trong
đêm, nơi rừng thiêng nước độc, đầy cọp beo, do sợ hãi, thất vọng chàng tiều phu ôm con nhảy tùm
xuống nước. Chiếc bè của tiên nữ đã cứu chàng. Giọng hát du dương của nàng đã ru cha con chàng
tiều phu vào giấc ngủ say rồi nàng âm thầm ra đi mãi mãi. Chàng đâu biết rằng người mà chàng
mới gọi là “lệnh bà” đến từ cõi tiên lại chính là Mai Nương - người vì say mê cuộc sống trần tục
đã trốn khỏi cõi tiên để xuống hạ giới sống hạnh phúc với chàng như vợ chồng đã bảy năm trời và
91
Hồ Thị Thanh Thủy
có một đứa con thơ. Nhưng tiên và người là hai cõi khác nhau không thể có hạnh phúc vững bền.
Mai Nương – tiên nữ lặng lẽ trở về tiên giới trong đau xót, nhớ thương, lưu luyến. Đứng giữa dòng
Hương Giang bao la, nàng rơi những giọt nước mắt khóc cho khối tình tuyệt vọng. Còn chàng tiều
phu ngày ngày vẫn ôm đứa con thơ cùng mối tình sâu sống ở cõi trần và quyết đi tìm vợ dù đầu
xanh hóa ra đầu bạc.
2.2. Sự đan cài giữa không gian cõi âm hồn, miền cổ tích và trần gian
Ngoài cách tạo dựng đan xen giữa không gian của tiên giới và trần thế, Lưu Trọng Lư còn
đưa người đọc đi vào không gian của cõi âm qua việc đặt nhân vật sống mập mờ giữa hai khoảng
không gian âm – trần mà không hay biết. Trong văn học, ta dễ bắt gặp những truyện thể hiện đề
tài liêu trai, ma quái. Những bộ sách Thi kinh, Tả truyện của nhiều tài tử thời Tiên Tần đã ghi chép
rất nhiều giấc chiêm bao. Trên cơ sở ấy, từ thời Đường, Tống về sau, loại sáng tác này đã phát
triển thành một dòng văn học mộng ảo. Bên cạnh thế giới thần tiên, mộng ảo, trong tác phẩm văn
xuôi tự sự của Lư Trọng Lư, chúng ta còn thấy sự đan xen giữa không gian của cuộc sống thực tại
và không gian hoang đường, liêu trai, không gian của cổ tích. Điều này được thể hiện trong tiểu
thuyết Người nữ tỳ của Bà Chúa Liễu với không gian bao la, có màu trắng xóa cùng tiếng sóng vỗ
rì rào nơi Đèo Ngang – một không gian mập mờ của chốn âm hồn ớn lạnh. Lê Sinh là con một vị
đại thần đang giữ chức tại kinh, nghe tin cha ốm nặng, chàng một mình từ Nghệ An trẩy kinh bằng
bạch mã. Tới Đèo Ngang, trời tối, ngựa không chịu đi, giữa chốn trời nước bao la chàng thấy một
chiếc thuyền không người cắm ở trên bờ, chàng mạnh bạo bước vào thấy sẵn có bàn đèn, chàng
thiu thiu ngủ vì mệt, chợt có một thiếu nữ bận áo quần trắng và chân bước nhẹ như khói đi vào
nằm bên cạnh bàn đèn cùng Lê Sinh. Hai người cũng hút thuốc phiện và chuyện trò qua lại: “Lê
Sinh đã thấy mơ mơ màng màng, tâm hồn như chập chờn trong cõi mộng” [5; tr.236]. Sáng ra tỉnh
giấc thì mọi vật biến đi đâu hết, con ngựa bạch cũng bị đánh cắp chỉ còn lại chàng nằm một mình
trơ trơ trên bãi cát: “Chàng đứng dậy gọi to mấy tiếng. Nhưng chàng chỉ nghe có tiếng dội lại rất
hãi hùng của mấy tảng đá xa” [5; tr.236]. Lần thứ hai Lê Sinh, lại “gặp may” khi chàng gặp một
tốp phu cáng, chàng được tiểu thư chủ nhân nhường cho lên cáng và từ đây hai người trở thành
người bạn đồng hành suốt quãng đường đèo cong queo. Suốt cuộc hành trình chàng được nghe
mấy người phu kể chuyện Nường Ba nghe rùng rợn, lạ lùng. Nường Ba vốn là nữ tỳ của Bà chúa
Liễu năm xưa, vì mắc tội, nên trốn đi, trở thành một cô lái đò vào ở đèo Ngang, nơi có nhiều khách
qua lại để phục vụ. Qua lời kể của mấy người phu cáng, Nường Ba không phải là người vì bà có
thể xuất quỷ nhập thần. Lê Sinh cùng người con gái đẹp tiếp tục đồng hành suốt chặng đường đèo
hiểm trở. Lúc dừng chân, hai người tâm sự và đột nhiên người con gái đẹp biến đi đâu mất khiến
Lê Sinh sửng sốt, vừa buồn não vừa thấy ghê rợn để rồi lủi thủi bước đi. Câu chuyện dẫn chúng ta
vào cuộc hành trình giống như đi vào thế giới cõi mộng ảo, lúc mơ, lúc tỉnh, thực thực, hư hư, rờn
rợn, lạnh lùng. Mấy ai nghĩ rằng Lưu Trọng Lư có cách kết câu chuyện đầy bất ngờ, lạnh người,
khi để cho hai người phu cáng nhìn thấy Lê Sinh quay ra một mình với bộ dạng gấp gáp, lo lắng,
sợ sệt và họ phát hiện ra người con gái đi cùng mình suốt quãng đường vượt đèo chính là Nường
Ba. Lê Sinh trên con đường vượt đèo, hai lần gặp người đẹp, hai lần đều có tình cảm lưu luyến
mến thương. Tuy nhiên, hai người con gái đó thực ra chỉ là một. Người nữ tỳ của Bà chúa Liễu mà
người dân quen gọi là Nường Ba chính là một hồn ma. Mọi người đàn ông vượt đèo đều không
thoát khỏi lưới tình Nường Ba giăng sẵn.
Bên cạnh đó, việc đan cài không gian của miền cổ tích và thực tại cũng được nhà văn lưu
ý tạo dựng. Công chúa Lã Mai là một truyện dài, câu chuyện kể có những nhân vật quen thuộc
trong truyện cổ: đức vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, Thái tử, pháp sư... với nhiều yếu tồ thần
kì: phép biến hóa, phép nhập hồn... Truyện dài này gồm hai cốt truyện đan xen vào nhau. Chuyện
92
Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945
thứ nhất là câu chuyện kể của thái tử con trai Hoàng đế Nga Thủy. Thái Tử bị tên pháp sư lừa gạt
truyền cho phép nhập hồn để rồi hắn chiếm mất cả hoàng hậu lẫn giang sơn. Câu chuyện thứ hai,
tác giả lại kể về sự đấu trí của hoàng tử Vân Kệ với công chúa Lã Mai. Lã Mai có sắc đẹp tuyệt
trần, nhưng nàng nhất định không chịu lấy chồng. Bao nhiêu hoàng tử vì say mê sắc đẹp của nàng
mà đành bỏ mạng, vì nàng nêu một điều kiện: hễ ai trả lời được ba câu hỏi của nàng trong mấy
phút đồng hồ thì nàng sẽ đồng ý làm vợ, còn ngược lại họ sẽ bị mất đầu và chết một cách thảm
khốc. Vân Kệ không nao núng, bằng trí thông minh của mình, chàng đã thu phục được công chúa
Lã Mai và hai người sống hạnh phúc - sự hạnh phúc của cặp vợ chồng trần thế.
Cách tác giả tạo ra không gian mộng ảo trong cõi tiên ẩn hiện nơi cuộc sống trần thế, sự
mập mờ giữa hai khoảng không gian âm – trần hay cách tạo dưng không gian miền cổ tích và thực
tại đều gắn liền với những mối tình. Điều đó cho thấy Lưu Trọng Lư là nhà văn luôn hướng tới tình
yêu - tình yêu không phân biệt ranh giới, giai tầng.
2.3. Sự đan cài giữa không gian cuộc sống thực tại và không gian kí ức
Một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sự đan cài giữa không gian xa xăm với không gian
cụ thể đó là không gian của cuộc sống thực tại và không gian của kí ức. Không gian này gắn với
những hồi ức, kỉ niệm của tác giả về gia đình, về tuổi thơ và đặc biệt là hình ảnh người mẹ.
Nhân vật Hải (Gió cây trút lá) là một thanh niên có địa vị trong xã hội - một ông Đốc. Hải
xuất thân trong gia đình quan Phủ. Nhưng không vì thế mà Hải coi thường Lan. Ngay từ lần đầu
gặp Lan anh đã thấy cảm mến. Khi tình cờ phát hiện Lan là gái giang hồ trên sông Hương, Hải
đau khổ nhưng chàng đã vượt qua ranh giới của giai cấp, dùng tình cảm thay cho lí trí. Anh vẫn
yêu và sống cùng với Lan những ngày tháng hạnh phúc. Ở không gian riêng tư của hai người vẫn
có những khoảng trống để dành cho kí ức ùa về. Có lần Hải đã tâm sự với Lan về mẹ anh, bởi vì
vào những lần có nắng sớm thì Hải lại nhớ đến mẹ. Anh nhớ rõ cái dáng điệu cùng cái nét mặt
hiền lành, thùy mị của mẹ anh. Đó là người mẹ có hàm răng đen bóng luôn cười với anh. Người
mẹ trong kí ức của thầy thuốc Hải có một cái áo cổ y đỏ và cứ mỗi lần có nắng sớm, thì mẹ lại lấy
ra phơi trước dậu. Và đó là chiếc áo người mẹ mặc vào lần cưới anh cả và lần bà về với đất.
Hình ảnh này còn được lặp lại trong Em là gái bên khung cửa. Nhận được tin người yêu tự
vẫn, Thi sĩ Liên đã miên man trong sự hồi tưởng. Chàng nhớ lại những cơn nắng xanh rờn của thời
niên thiếu và trong màu nắng ấy thấp thoáng cái bóng đen tròn của mẹ loáng chạy vội trên sân vôi
ra hàng dậu để phơi những cái áo cổ y và chiếc quần đỏ: “Ôi cái màu đỏ đã chói mạnh vào tâm
linh tôi, cái màu đỏ đã làm tôi nhớ mãi và bùi ngùi và ghê sợ... Tôi bùi ngùi vì tiếc nhớ những màu
sắc huy hoàng, những giọng nói líu lo của thơ ấu, những ngày tươi đẹp ở trong cái bóng râm của
lòng mẹ” [6; tr.1048].
Không gian của thực tại đan cài với không gian kí ức, cụ thể trong sáng tác của Lưu Trọng
Lư thể hiện sự gắn kết giữa cuộc sống của người thanh niên đã trưởng thành với những kỉ niệm về
người mẹ trong dĩ vãng. Ở đây như có sự nuối tiếc một thời đã xa, một thời vang bóng, đó là sự hồi
tưởng cuộc sống êm đềm nơi quê hương, trong vòng tay yêu thương của người mẹ suốt một đời tần
tảo.
3. Kết luận
Dù viết về cõi trần tục, cõi tiên, vùng cổ tích, chốn âm hồn hay miền kí ức thì Lưu trọng
Lư cũng hướng về cuộc sống thực tại với những điều tốt đẹp. Sở dĩ những trang văn xuôi của tác
giả luôn có sự đan cài giữa các miền không gian bởi lẽ trong con người ông, ranh giới giữa đời và
mộng có khi rất nhạt nhòa. Trong hồi kí Nửa đêm sực tỉnh nhà văn từng viết “Mộng và đời là hai
93
Hồ Thị Thanh Thủy
sợi chỉ ngang dọc trên khung cửi. Đời đẻ ra mộng và mộng dệt nên đời” [6; tr.1332].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lại Nguyên Ân, 2011. “Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư”, Lưu Trọng Lư Tác phẩm - truyện ngắn,
tiểu thuyết, tập 1. Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
[2] Nguyễn Đình Chú, 1987. Cần nhận thức đúng thời kì văn học 1930 - 1945. Nxb Văn học, Hà
Nội.
[3] Phan Cự Đệ, 1997. Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] Hà Minh Đức - Nguyễn Văn Thành (sưu tầm, biên soạn), 2007. Lưu Trọng Lư Về tác gia và
tác phẩm. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5] Lưu Trọng Lư, 2011. Tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 1 (Lại Nguyên Ân - Hoàng Minh
sưu tầm, biên soạn). Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
[6] Lưu Trọng Lư, 2011. Tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 2 (Lại Nguyên Ân - Hoàng Minh
sưu tầm, biên soạn). Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
[7] Nhiều tác giả, 2004. Từ điển văn học (bộ mới). Nxb Thế giới, Hà Nội.
[8] Hồ Thị Thanh Thủy, 2017. “Dấu ấn của một số “chủ nghĩa”, trường phái văn học Pháp thế
kỉ thứ XIX trong văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư trước 1945”. Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, số 2, tr.71-77.
[9] lib.hcmup.edu.vn:8080/eFileMgr/efile.../tvefile.2013-05-08.5426252142.pdf
ABSTRACT
The combination of the spaces in Luu Trong Lu’s narrative prose before 1945
Ho Thi Thanh Thuy
Faculty of Social Sciences Pedagogy, Dong Nai University
Summary. Readers reminded Luu Trong Lu as a poet of loves. The dreamland that he built
almost in his poem, the combination of distant and specific space that he concentrated in his prose
narratives before 1945. In his work, fantastic space of paradise appears unclearly in underworld,
the readers have to past through both side of death and life world to enter author’s space- the
fairyland and real life- the temporary life and nostalgia that author created.
Keywords: Combination, distant space, specific space, prose narratives.
94
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5066_httthuy_0397_2123616.pdf