Sự đa dạng hình thức kiến trúc và không gian đọc công trình thư viện hiện đại

Tài liệu Sự đa dạng hình thức kiến trúc và không gian đọc công trình thư viện hiện đại: 22 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 23 S¬ 24 - 2016 KHOA H“C & C«NG NGHª Tóm tắt Hình thức kiến trúc và không gian đọc trong công trình thư viện hiện đại rất phong phú đa dạng tùy theo các đặc điểm về địa điểm xây dựng, điều kiện khí hậu, đặc điểm văn hóa – xã hội, quy mô và khả năng đầu tư... Bài báo sưu tầm, giới thiệu và phân tích hình thức kiến trúc và không gian đọc một số công trình thư viện hiện đại trên thế giới, góp phần làm rõ thêm những giá trị tinh thần, các đặc điểm lịch sử và bản sắc văn hóa, giá trị nghệ thuật, trình độ khoa học-kỹ thuật của những công trình này đến với bạn đọc. Abstract Architectural form and space to read in the works of modern library very rich variety depending on the characteristics of the construction location, climatic conditions, cultural characteristics - social, scale, ability to head... This paper presents investment analysis and architectural form and space to read some of the modern library in the ...

pdf3 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự đa dạng hình thức kiến trúc và không gian đọc công trình thư viện hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 23 S¬ 24 - 2016 KHOA H“C & C«NG NGHª Tóm tắt Hình thức kiến trúc và không gian đọc trong công trình thư viện hiện đại rất phong phú đa dạng tùy theo các đặc điểm về địa điểm xây dựng, điều kiện khí hậu, đặc điểm văn hóa – xã hội, quy mô và khả năng đầu tư... Bài báo sưu tầm, giới thiệu và phân tích hình thức kiến trúc và không gian đọc một số công trình thư viện hiện đại trên thế giới, góp phần làm rõ thêm những giá trị tinh thần, các đặc điểm lịch sử và bản sắc văn hóa, giá trị nghệ thuật, trình độ khoa học-kỹ thuật của những công trình này đến với bạn đọc. Abstract Architectural form and space to read in the works of modern library very rich variety depending on the characteristics of the construction location, climatic conditions, cultural characteristics - social, scale, ability to head... This paper presents investment analysis and architectural form and space to read some of the modern library in the world, contributing to further clarify the spiritual values, characteristics and identity history cultural and artistic value, the technical-scientific level of this work to readers. TS. Đỗ Hữu Phú Bộ môn Lý luận và bảo tồn, Khoa Kiến trúc Email: dohuuphu.dhkthn@gmail.com Sú ½a dÂng hÉnh thöc kiän trÒc v¿ khéng gian ½Ñc trong céng trÉnh thư vièn hièn ½Âi TS. }í Hùu PhÒ Một vài nét giới thiệu về công trình thư viện cổ điển: Thư viện ở châu Âu, châu Mỹ, thuở ban đầu được thành lập để phục vụ các đối tượng đặc biệt thuộc tầng lớp quý tộc và các học giả, thường khai thác sử dụng các lâu đài, dinh thự của các bậc quyền quý xây dựng trong các thời kỳ văn hóa Hy-La cổ đại, Phục hưng. Hình thức kiến trúc được kiến tạo bởi tường trụ cao bằng gạch đá đỡ các vòm cuốn cửa sổ và vòm trần, bố cục đăng đối, hoành tráng [Hình 1]. Không gian đọc thường là không gian lớn kết hợp với các dãy hành lang rộng có kết cấu mái vòm với nhiều chi tiết trang trí đẹp, mang phong cách kiến trúc Cổ điển/ Gotic/ Baroc/ Roccoco...hòa cùng các tác phẩm điêu khắc, hội họa được thể hiện trực tiếp trên các đầu cột, tường và vòm trần nhà. Sách, báo, tài liệu được bố trí trên các kệ gỗ xung quanh hoặc xen kẽ với các dãy bàn ghế phục vụ trực tiếp độc giả, ánh sáng khuếch tán từ trên cao tỏa xuống chan hòa tạo nên một không gian sang trọng, yên tĩnh, linh thiêng góp phần giúp cho các độc giả hưng phấn và tập trung nghiên cứu tài liệu một cách hiệu quả nhất. Điển hình cho kiến trúc thư viện loại này có thể kể đến các công trình như: Thư viện Quốc hội Mỹ, thư viện tòa thánh Vatican, thư viện quốc gia Áo, thư viện Joanina-Bồ Đào Nha, Thư viện Bodleian đại học Oxford- Anh, thư viện Strahov-CH. Czech... [Hình 2] Sự đa dạng hình thức kiến trúc và không gian đọc trong công trình thư viện hiện đại: Trong các giai đoạn lịch sử sau này, công trình thư viện được xây dựng theo phong cách hiện đại phục vụ đối tượng độc giả đông hơn, thành phần xã hội đa dạng hơn. Các thư viện hiện đại trở thành nơi để truy cập thông tin không hạn chế bằng nhiều định dạng và từ nhiều nguồn gốc. Tại các nước công nghiệp phát triển, thư viện được hình thành như một địa chỉ để tìm kiếm, lưu giữ và truyền bá những kiến thức vô hạn cho quần chúng, thúc đẩy sự học hỏi và tìm hiểu của con người. Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự ra đời của các kết cấu và vật liệu xây dựng mới, các tiến bộ xã hội và sự ra đời của các trào lưu kiến trúc mới, kiến trúc thư viện đã có sự chuyển biến đa dạng, phong phú, sáng tạo, độc đáo từ hình thức công trình đến không gian đọc. Nghiên cứu từ các công trình thư viện hiện đại tiêu biểu trên thế giới, có rất nhiều bài học kinh nghiệm để chúng ta suy ngẫm, học hỏi nâng cao hiểu biết và kỹ năng chuyên môn trong công tác thiết kế. Có thể kể đến một số trường hợp sau: - Sự hòa nhập với cảnh quan môi trường: Công trình kiến trúc nói chung và thư viện nói riêng đều cần thỏa T¿i lièu tham khÀo 1. [1]. The Phaidon Atlas of Contemporary Wold Architecture, May 11 2004 by Editors of Phaidon Press 2. 20th-Century Wold Architecture. 3. [2]. The Phaidon Atlas of 21st Century Wold Architecture ISBN: 4. [3]. Nghị định số 72/2002NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện 5. [4]. Pháp lệnh Thư viện số: 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội 6. Một số trang Website về kiến trúc thư viện thế giới mãn yêu cầu hòa nhập với cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, do phụ thuộc nhiều yếu tố như: vị trí xây dựng, quy hoạch thành phố, quy mô công trình, cảnh quan môi trường xung quanh khu dự án v.v...nên để thỏa mãn phương trình nhiều biến số này thật sự không đơn giản. Bài học từ công trình thư viện quốc gia Pháp cho thấy sự thành công với việc nhấn mạnh khối kho sách một cách độc đáo bằng bốn tòa tháp lớn cao 79 mét, tượng trưng cho những cuốn sách đang mở, với hình thức kiến trúc toàn bộ mặt ngoài bọc kính nổi bật trên nền trời Paris và bên dòng sông Seine như một điểm nhấn ấn tượng trong cảnh quan đô thị của Thủ đô cổ kính của nước Pháp [Hình 3]. Một ví dụ khác: Thư viện đại học Aberdeen (Xcốt len) với hình thức kiến trúc hiện đại đơn giản hình hộp chữ nhật tạo ra sự tương phản và điểm nhấn nổi bật với cảnh quan thành phố gồm những ngôi nhà cổ và biển xanh xung quanh [Hình 6]. Nếu như sự hòa nhập của công trình với cảnh quan đô thị được thể hiện ở khía cạnh như một điểm nhấn ấn tượng, thì với cảnh quan thiên nhiên sự hòa nhập của công trình lại thành công khi thể hiện ở khía cạnh hòa quyện: Công trình Thư viện Scholar’s ở vùng núi Catskill, là một khối lập phương nhỏ, nằm trong một không gian thanh bình, tĩnh lặng, đồng quê, nép mình trong khu rừng của Olivebridge, New York (Mỹ) [Hình 11]; hoặc công trình Thư viện Liyuan nằm trong một ngôi làng nhỏ thuộc Huairou, ngoại ô Bắc Kinh (Trung Quốc) hòa nhập với thiên nhiên xung quanh phối hợp với mặt nước phía trước và những hòn đá cuội rải rác ven bờ, phong cảnh đẹp thanh bình, yên tĩnh, núi rừng vây quanh [Hình 12] - Hình khối đơn giản cô đọng, bố cục tự do: Khác biệt với các công trình thư viện cổ, thường có hình khối phức tạp, bố cục đăng đối, hoành tráng mang phong cách kiến trúc Cổ điển/ Gotic/ Baroc/ Roccoco... các công trình thư viện hiện đại thường có hình khối đơn giản cô đọng, bố cục tự do hơn: Ví dụ các công trình: thư viện đại học Aberdeen (Xcốt len), thư viện Stadtbibliothek Stuttgart (Đức), thư viện Scholar’s ở vùng núi Catskill, New York (Mỹ), Thư viện Liyuan, ngoại ô Bắc Kinh (Trung Quốc)... chỉ đơn giản là hình hộp chữ nhật; hoặc thư viện quốc gia Pháp là 4 tháp cao hình chữ L; hoặc thư viện Ngữ văn của Trường đại học Freie Berlin (Đức) với hình dáng bán cầu. - Ý tưởng độc đáo, khai thác các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa vùng miền: Cùng với các tiến bộ xã hội và sự ra đời của các trào lưu kiến trúc mới, kiến trúc thư viện hiện đại đã có sự chuyển biến đa dạng, phong phú, sáng tạo. Những bài học kinh nghiệm sáng giá trong việc tìm tòi ý tưởng độc đáo, khai thác các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa địa phương có thể kể đến như: Tòa nhà thư viện quốc gia Pháp với bốn tòa tháp lớn tượng trưng cho những cuốn sách đang mở [Hình 3]; Thư viện Alexandria (Ai Cập) với 11 tầng giật cấp như thác đổ, bức tường tròn bao quanh bằng đá granit, được chạm khắc tất cả những mẫu tự và hình trang trí của thế giới, mái nghiêng hình tròn bằng thủy tinh và bê tông tượng trưng cho Mặt Trời mọc, biểu hiện cho nền văn minh cổ đại sông Nil [Hình 4]; Thư viện đại học nghệ thuật Tama (Nhật bản) với cảm hứng sáng tác bắt nguồn từ những nhũ đá trong hang động ngầm dưới lòng đất [Hình 8]; Thư viện lưu trữ quốc Thư viện Bodleian, đại học Oxford, AnhThư viện Quốc hội Hoa Kỳ Thư viện quốc gia ÁoThư viện tòa thánh Vatican Hình 1. Hình thức kiến trúc một số công trình thư viện cổ trên thế giới 24 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 25 S¬ 24 - 2016 KHOA H“C & C«NG NGHª gia Iraq (INLA) thành phố Baghdad có hình dáng uốn lượn độc đáo bắt nguồn từ việc khai thác ý tưởng tạo hình kiến trúc gợi hình dáng ký tự chữ “kufic” của ngôn ngữ Ả Rập nghĩa là “đọc” [Hình 9]; Thư viện Ngữ văn của Trường đại học Freie Berlin (Đức) với hình dáng bán cầu vỏ não độc đáo [Hình 10]; Thư viện giải trí Koh Kood (Thái Lan), lấy cảm hứng từ hình dáng một con cá đuối [Hình 13]... - Sử dụng vật liệu chọn lọc, tinh tế phù hợp với ngữ cảnh: Nếu như ở các công trình thư viện cổ thường sử dụng vật liệu gạch đá đỡ các vòm cuốn cửa sổ và vòm trần, nhiều chi tiết trang trí cầu kỳ, dát vàng lộng lẫy, thì ở các công trình thư viện hiện đại thường sử dụng tinh tế những vật liệu mới có chọn lọc phù hợp với ngữ cảnh. Ví dụ: Thư viện quốc gia Pháp với hình thức kiến trúc toàn bộ mặt ngoài bốn tòa tháp bọc kính [Hình 3]. Hầu hết tường, trần của các phòng đọc và hành lang đều được đặt những tấm lưới đan bằng sợi thép không rỉ giúp cách âm; Thư viện Ngữ văn của Trường đại học Freie Berlin (Đức) với vỏ ngoài của mái được bọc bằng nhôm, chia thành các ô che sáng và lấy sáng xen kẽ nhau, kết hợp lớp vỏ trong (lớp trần) bằng màng sợi mờ, để khuếch tán ánh sáng tự nhiên trong suốt cả ngày và tinh tế ghi lại thời tiết bên ngoài giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong [Hình 10]; Thư viện Liyuan, ngoại ô Bắc Kinh (Trung Quốc) với kết cấu chính là thép hộp 100x100 và 100x200 và vật liệu kính cường lực bao che ở xung quanh kết hợp sắp xếp các ‘thanh củi’ là loại gỗ dùng để giữ nhiệt bếp ăn được đặt thành hàng với khoảng cách nhỏ và đều để có thể khuếch tán ánh sáng đồng đều cho không gian bên trong. Với những “thanh củi” đó, thư viện Liyuan mang đậm dấu ấn đặc trưng của khu vực này [Hình 12]; Thư viện giải trí Koh Kood (Thái Lan) được làm bằng tre, loại vật liệu xây dựng truyền thống của người Thái [Hình 13]. - Không gian nội thất phòng đọc linh hoạt, sáng tạo: Không gian đọc trong công trình thư viện là không gian quan trọng nhất - nơi mà độc giả tiếp xúc với sách báo, tài liệu để đọc, tìm kiếm thông tin, nghiên cứu, suy ngẫm, học tập, củng cố và bồi dưỡng kiến thức, thưởng thức và nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa tinh thần của nhân loại...Bởi vậy việc tạo ra các không gian và nội thất phòng đọc đẹp, thoáng đãng linh hoạt, phong phú, độc đáo, sáng tạo là hết sức cần thiết. Ví dụ: Các phòng đọc của thư viện quốc gia Pháp nằm ở hai tầng phía dưới, có hành lang chạy dọc theo khu vườn rộng khoảng 11 nghìn mét vuông, đem lại vẻ yên tĩnh, đối lập với sự ồn ã của thành phố bên ngoài [Hình 3]; Phòng đọc chính của thư viện Alexandria (Ai Cập) có diện tích 70,000 mét vuông chứa 8 triệu cuốn sách với hệ thống cột đỡ mái với trang trí đầu cột cách điệu đơn giản, hiện đại, hài hòa với hệ thông dầm đỡ mái nghiêng, kết hợp với bố cục sắp xếp bàn ghế, kệ sách ngăn nắp theo các lô cho từng nhóm độc giả theo các chủ đề tài liệu nghiên cứu tạo nên một không gian nội thất thoáng đãng, hiện đại và vô cùng độc đáo. [Hình 4]; Không gian đọc của thư viện đại học nghệ thuật Tama (Nhật bản) được bố trí linh hoạt uyển chuyển bằng các kệ sách được sắp xếp giữa các vòng cuốn và những chiếc ghế được thiết kế với các kích cỡ khác nhau với sắc trắng là màu chủ đạo, tạo ra một không gian mềm mại và linh hoạt để kết nối, học tập và sáng tạo cho sinh viên [Hình 8]. - Tăng khả năng tiếp xúc trực tiếp giữa độc giả với Phòng đọc thư viện Benedictine MonasteryPhòng đọc thư viện tòa thánh Vatican Hình 3. Thư viện quốc gia Pháp François-Mitterrand Phòng đọc thư viện Strahov,CH CzechPhòng đọc thư viện Wiblingen Abbey Hình 2. Không gian và trang trí một số phòng đọc thư viện cổ trên thế giới Hình 4. Thư viện Alexandria, Ai Cập sách và nguồn tư liệu: Thư viện là kho tri thức của xã hội; là thể loại công trình kiến trúc công cộng với chức năng thu thập, phân loại, bảo quản, lưu giữ các loại sách, báo, tạp chí, ấn phẩm định kì và tài liệu đồng thời tổ chức cho bạn đọc tiếp cận sử dụng để tìm kiếm thông tin, học tập, nghiên cứu & giải trí. Do vậy, việc bố trí để tăng khả năng tiếp xúc trực tiếp giữa độc giả với sách và nguồn tư liệu phổ cập là rất cần thiết để tạo sự thuận tiện cho độc giả tìm kiếm tài liệu, giảm bớt thời gian chờ đợi và công sức phục vụ của nhân viên thư viện. Ngoài ra, trong quá trình tiếp xúc trực tiếp, tự tìm tài liệu cần đọc, độc giả có thể tình cờ tìm thấy các tài liệu chưa được biết mà có kiến thức mới cần thiết cho mình để đọc thêm bổ sung kiến thức mới và cập nhật kiến thức của mình một cách hệ thống, quá trình này giúp cho độc giả tiếp xúc với sách và tài liệu được càng nhiều càng tốt. Ví dụ: Thư viện Vasconcelos Jose (Mexico) được tổ chức không gian lớn, thoáng đãng với rất nhiều tầng giá sách bằng khung thép treo trên kết cấu mái ở giữa nhà và các không gian đọc phân tán xung quanh tạo sự thuận tiện cho đọc giả tìm kiếm tài liệu và có không gian riêng tư để nghiên cứu, đồng thời tạo nên một không gian kiến trúc độc đáo, đẹp mắt [Hình 5]. Hầu hết các thư viện hiện đại đều bố trí không gian đọc mở, tăng khả năng tiếp xúc trực tiếp giữa độc giả với sách và nguồn tư liệu phổ cập [Hình 3,4,6,7,8,9,10,11,12,13]. Tuy nhiên, đối với các thư viện lớn có khối lượng đầu sách khổng lồ vẫn cần duy trì các kho lưu trữ lớn và phục vụ độc giả tại các phòng đọc một cách gián tiếp qua tra cứu tài liệu cần đọc và mượn sách tại quầy thủ thư; cũng như đối với các thư viện lớn có nhiều sách, tư liệu đặc biệt quý hiếm như: sách cổ, thư tịch cổ, các bản thảo chép tay, kinhThánh v.v..như thư viện quốc gia Pháp thì các loại tài liệu này được bảo quản riêng và có chế độ phục vụ cho các đối tượng nghiên cứu đặc biệt. - Giải pháp chiếu sáng tự nhiên tốt nhất cho các phòng đọc: Yêu cầu chiếu sáng tự nhiên trong các phòng đọc phải đảm bảo độ rõ và không bị chói lóa tại mặt phẳng quy ước ở các vị trí đọc sách là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các thư viện. Giải pháp chiếu sáng tự nhiên tốt nhất cho các phòng đọc, thông thường là sử dụng ánh sáng khuếch tán. Chất lượng chiếu sáng tại các phòng đọc góp phần rất quan trọng trong việc tăng hiệu quả nội thất kiến trúc và tạo hưng phấn đọc, nghiên cứu cho các độc giả. Ví dụ: Phòng đọc chính của thư viện Alexandria (Ai Cập) có diện tích 70,000 mét vuông, được chiếu sáng từ trên cao bởi hệ thống cửa mái bằng kính cao 32 mét [Hình 4]; Không gian đọc của thư viện đại học nghệ thuật Tama (Nhật bản) được thiết kế với khuynh hướng mở, ánh sáng trong công trình hầu như là ánh sáng tự nhiên được lấy qua các vòm cuốn [Hình 8]; Thư viện lưu trữ quốc gia Iraq (INLA) với kiến trúc trung tâm là một mái cong kép cho phép ánh sáng tự nhiên phong phú lan rộng trong không gian thông qua một mạng lưới các cửa sổ mái [Hình 9]; Thư viện Ngữ văn của Trường đại học Freie Berlin (Đức) có hình dáng bán cầu: Vỏ ngoài của mái được bọc bằng nhôm, chia thành các ô che sáng và lấy sáng xen kẽ nhau, kết hợp lớp vỏ trong (lớp trần) bằng màng sợi mờ, để khuếch tán ánh sáng tự nhiên [Hình 10]. - Khai thác và tổ chức cảnh quan hợp lý: Công việc đọc sách, nghiên cứu là hoạt động trí óc tập trung nên khá mệt mỏi, căng thẳng, do đó trong việc tổ chức không gian 26 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 27 S¬ 24 - 2016 KHOA H“C & C«NG NGHª kiến trúc thư viện nếu khai thác tốt các yếu tố cảnh quan thiên nhiên sẵn có, hoặc tổ chức thiết kế cảnh quan hợp lý phục vụ cho các phòng đọc, ngoài việc làm đẹp cho công trình còn giúp cho độc giả có nhiều cơ hội thư giãn, lấy lại tâm trạng thư thái nâng cao hơn chất lượng đọc. Ví dụ: Các phòng đọc của thư viện quốc gia Pháp nằm ở hai tầng phía dưới, có hành lang chạy dọc theo khu vườn rộng khoảng 11 nghìn mét vuông [Hình 3]; Phòng đọc chính của thư viện Alexandria (Ai Cập) hướng ra bờ biển [Hình 4]; Thư viện đại học nghệ thuật Tama (Nhật bản) xử lý cấu thành 166 cuốn với các kích thước rộng hẹp khác nhau, tạo không gian mở rất thông thoáng, để công trình hòa nhập với địa hình dốc tự nhiên và phong cảnh thiên nhiên khu vườn tươi đẹp bên ngoài, cũng như ánh sáng sẽ luôn luôn tràn vào khắp bên trong thư viện [Hình 8]; Thư viện Scholar’s (Mỹ) với cửa sổ kính bọc xung quanh tầng 2 làm không gian đọc tràn ngập ánh sáng, hòa nhập với sự thay đổi sống động theo mùa của thiên nhiên: chuyển màu xanh lá cây vào mùa hè, màu cam trong mùa thu, và màu trắng trong mùa đông. [Hình 11]. - Ứng dụng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ: Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự ra đời của các kết cấu và vật liệu xây dựng mới góp phần giúp kiến trúc thư viện có không gian đa dạng và những giải pháp kỹ thuật độc đáo. Ví dụ: Thư viện lưu trữ quốc gia Iraq (INLA) nằm bên bờ hồ ở trung tâm thành phố Baghdad có hình dáng uốn lượn độc đáo với kiến trúc trung tâm là một mái cong kép được thiết kế đặc biệt từ hệ thống lưới cáp thép [Hình 9]; Thư viện Ngữ văn của Trường đại học Freie Berlin (Đức) với hình dáng bán cầu vỏ não độc đáo, được tạo dáng một cách tài tình và độc đáo bởi một cấu trúc vòm mái bê tông khối lớn hình bán cầu: Vỏ ngoài của mái được bọc bằng nhôm, chia thành các ô che sáng và lấy sáng xen kẽ nhau, kết hợp lớp vỏ trong (lớp trần) bằng màng sợi mờ, để khuếch tán ánh sáng tự nhiên trong suốt cả ngày và tinh tế ghi lại thời tiết bên ngoài giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong. Cấu trúc vỏ kép đóng vai trò như một hệ thống điều tiết nhiệt độ, giúp công trình được ‘thở’ bằng cách mở và đóng các ô mái và trần khác nhau. Để đáp ứng với sự biến đổi khí hậu Berlin: Khi nhiệt độ thấp dưới 6 ° C, lớp vỏ bên ngoài được đóng lại giống như một cái kén và không khí tươi được sấy nóng và được đưa vào công trình. Khi nhiệt độ vừa phải (trên 16 °), thư viện có thể thông thoáng tự nhiên bằng cách mở một số ô của lớp vỏ ngoài bán cầu và sử dụng một hỗn hợp không khí tươi trong lành và không khí tái tuần hoàn được làm mát bằng nước để cung cấp cho công trình (khoảng 60 % thời gian trong năm) [Hình 10] - Vận dụng các tiêu chí kiến trúc xanh: Việc vận dụng các tiêu chí của kiến trúc xanh như: tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, sử dụng vật liệu truyền thống trong kiến trúc thư viện hiện đại cũng được quan tâm và giải quyết rất sáng tạo và hiệu quả. Ví dụ: Giải pháp chiếu sáng tự nhiên cho các phòng đọc: thư viện Alexandria (Ai Cập), thư viện đại học nghệ thuật Tama (Nhật bản), thư viện lưu trữ quốc gia Iraq (INLA), thư viện Ngữ văn của Trường đại học Freie Berlin (Đức)... ngoài việc nâng chất lượng đọc còn tiết kiệm đáng kể chi phí năng lượng cho công trình (Những yếu tố điều tiết nhiệt độ và chiếu sáng tự nhiên của thư viện Ngữ văn của Trường đại học Freie Berlin (Đức) làm cho thư viện tiêu thụ ít hơn 35 % năng lượng hơn so với một tòa nhà có quy mô tương đương). Một ví dụ khác: Thư viện giải trí Koh Kood (Thái Lan) Hình 5. Thư viện Vasconcelos Jose, Mexico Hình 6. Thư viện đại học Aberdeen, Scốt len Hình 7. Thư viện Stadtbibliothek Stuttgart, Đức Hình 8. Thư viện đại học nghệ thuật Tama, Nhật bản Hình 9. Thư viện lưu trữ quốc gia Baghdad, Iraq Hình 11. Thư viện Scholar’s vùng núi Catskill, New York, Mỹ Hình 10. Thư viện Ngữ văn ở Đại học Freie, Berlin, Đức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf92_5025_2163289.pdf
Tài liệu liên quan