Tài liệu Sự cố y khoa trong công tác chăm sóc tại Bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2016: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 134
SỰ CỐ Y KHOA TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI NĂM 2016
Hồ Thị Bích Hoàng*, Lê Thị Từ Bá Thi*, Nguyễn Thị Sa Bôi*, Mai Cẩm Châu*, Lê Tấn Hoằng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sự cố y khoa (SCYK) về công tác chăm sóc và quản lý người bệnh (NB), công tác
chuẩn bị NB trước mổ, chăm sóc NB sau mổ của Điều dưỡng (ĐD) bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: SCYK trong công tác chăm sóc là 35,4%, Tần suất SCYK khối Nội chiếm tỉ lệ cao nhất 48,6%, khối
Ngoại 20,1%, khối Cấp cứu 31,3%. SCYK trong quản lý người bệnh là 26,7%, với khối Nội cao nhất 60,4%, khối
Cấp cứu 26.4%, khối Ngoại 13,2%. SCYK trong chuẩn bị NB trước mổ là 29,1%, chăm sóc NB sau mổ là 23,6%.
Kết luận: Để giảm thiểu SCYK trong công tác chăm sóc, ĐD cần tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy trình an
toàn người bệnh, đồng thời xây dựng hệ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự cố y khoa trong công tác chăm sóc tại Bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 134
SỰ CỐ Y KHOA TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI NĂM 2016
Hồ Thị Bích Hoàng*, Lê Thị Từ Bá Thi*, Nguyễn Thị Sa Bôi*, Mai Cẩm Châu*, Lê Tấn Hoằng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sự cố y khoa (SCYK) về công tác chăm sóc và quản lý người bệnh (NB), công tác
chuẩn bị NB trước mổ, chăm sóc NB sau mổ của Điều dưỡng (ĐD) bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: SCYK trong công tác chăm sóc là 35,4%, Tần suất SCYK khối Nội chiếm tỉ lệ cao nhất 48,6%, khối
Ngoại 20,1%, khối Cấp cứu 31,3%. SCYK trong quản lý người bệnh là 26,7%, với khối Nội cao nhất 60,4%, khối
Cấp cứu 26.4%, khối Ngoại 13,2%. SCYK trong chuẩn bị NB trước mổ là 29,1%, chăm sóc NB sau mổ là 23,6%.
Kết luận: Để giảm thiểu SCYK trong công tác chăm sóc, ĐD cần tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy trình an
toàn người bệnh, đồng thời xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tốt hơn.
Từ khóa: Sự cố y khoa, công tác chăm sóc - quản lý bệnh.
ABSTRACT
MEDICAL ADVERSE EVENTS IN NURSING CARE AT NGUYEN TRAI HOSPITAL
Ho Thị Bich Hoang, Le Thi Tu Ba Thi, Nguyen Thi Sa Boi, Mai Cam Chau, Le Tan Hoang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 134 – 139
Objective: To determine the prevalence of MAEs of nurses on health care management, preoperative and
postoperative patient care at Nguyen Trai Hospital 2016.
Methods: Descriptive cross-sectional and stratified study, using a set of questionnaire with classified MAEs.
Results: The MAEs rate on patient care was 35.4%. Internal Departments took the highest proportion at
48.6%, whereas Surgery and Emergency Departments were 20.1% and 31.3%. In health management, the MAEs
rate was 26.7%; 60.4% came from Internal Departments, 26.4% from Emergency and 13.2% from Surgery
Departments. The MAEs rate related to preoperative and postoperative patient care were 29.1% and 23.6%
respectively.
Conclusions: In order to minimize the MAEs on health care management, nurses must comply with the
technique, procedures and patient safety. Also, a better management on quality services needs to be improved.
Keywords: Medical Events, Health Care Management.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự cố y khoa (SCYK) ngày nay đang được xã
hội và ngành y tế quan tâm vì hậu quả khó
lường của sự cố đối với người bệnh và nhân viên
y tế. Khi sự cố không mong muốn xảy ra, cả
người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân. Đặc
biệt đối với người bệnh phải gánh chịu thêm hậu
quả của các sự cố không mong muốn làm ảnh
hưởng tới sức khỏe tạm thời hay vĩnh viễn, thậm
chí chết người. Và các cán bộ y tế liên quan trực
tiếp tới sự cố y khoa cũng phải đương đầu trước
những áp lực của dư luận xã hội nên cũng cần
được hỗ trợ về tâm lý khi rủi ro nghề nghiệp xảy
ra(5). Mặc dù người bệnh rất khó chấp nhận
những sai sót và sự cố xảy ra tại các cơ sở cung
cấp dịch vụ Y tế, song sự cố trong y khoa là khó
thể loại bỏ hoàn toàn (hệ thống)(4). Theo nghiên
cứu The Critical Care Safety Study báo cáo tỉ lệ
tổng thể sự cố về thuốc có nguy hại đến người
*Bệnh viện Nguyễn Trãi.
Tác giả liên lạc: ĐD Hồ Thị Bích Hoàng, ĐT: 0946898460, Email: bichhoangho@gmail.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 135
bệnh là 80,5/1000 bệnh nhân nội trú đang dùng
thuốc điều trị bệnh mạch vành(6). Trong nghiên
cứu SEE2 khắp thế giới gần đây thì sự cố dùng
thuốc ngoài đường uống là 745/1000 bệnh nhân
nội trú(7) với thuốc dùng qua đường truyền tĩnh
mạch là 105/1000(1). Khi quan sát trực tiếp tại
giường bệnh thì cứ 5 liều thuốc được dùng thì có
1 sai sót và trong số sai sót về thuốc thì 23% là lỗi
do quên(1). Theo báo cáo của tác giả Nguyễn Thị
Mỹ Linh khảo sát tại bệnh viện Khu vực đa khoa
Cai Lậy- Tiền Giang từ tháng 3/2008 đến tháng
6/2010 đã ghi nhận sự cố y khoa của điều dưỡng
liên quan đến thuốc chiếm 30,4%, liên quan đến
CLS chiếm 12,5%, khác (ngoài thuốc và CLS):
chiếm 33,4%, chuyên khoa ngoại sản chiếm 7,6%,
rủi ro nghề nghiệp chiếm 16%(3).
Tại TP. Hồ Chí Minh, nơi tập trung nhiều cơ
sở khám chữa bệnh có chất lượng ở phía Nam.
Với nguyên tắc hàng đầu của thực hành y khoa
là “Điều đầu tiên không gây tổn hại cho người
bệnh - First Do No Harm to patient. Hệ thống
báo cáo SCYK của bệnh Nguyễn Trãi được thực
hiện từ năm 2015, các khoa chủ động báo cáo các
sự cố về phòng quản lý chất lượng theo mẫu và
bệnh viện chưa có nghiên cứu nào về SCYK của
Điều dưỡng. Với mong muốn đem lại sự an toàn
cho người bệnh ở mức cao nhất, chúng tôi tiến
hành “khảo sát sự cố y khoa trong công tác chăm
sóc và quản lý bệnh của điều dưỡng bệnh viện
Nguyễn Trãi năm 2016”
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ SCYK về công tác chăm sóc và
quản lý người bệnh (NB), công tác chuẩn bị NB
trước mổ, chăm sóc NB sau mổ của Điều dưỡng
(ĐD) bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2016.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang được sử dụng để khảo sát
SCYK trong công tác chăm sóc và quản lý bệnh
tại bệnh viện.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 9 năm 2016
tại 20 khoa lâm sàng của bệnh viện Nguyễn Trãi,
quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Điều dưỡng viên làm việc tại bệnh viện
Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh thoả mãn
tiêu chuẩn chọn mẫu sau được mời tham gia
nghiên cứu:
Có thời gian công tác tại bệnh viện 9 tháng
liên tục trở lên.
Đang công tác tại 20 khoa lâm sàng có NB
điều trị nội trú.
Đang chăm sóc trực tiếp cho NB.
Tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Dựa vào công thức: Taro Yamane (1973)
N: Quần thể.
n: Cỡ mẫu.
1+ N e2 : e: Sai sót cho phép (5%).
Danh sách ĐD đủ tiêu chuẩn chọn: 287
Phương pháp chọn mẫu
Ngẫu nhiên phân tầng.
Số lượng ĐD được chọn vào nghiên cứu ở
mỗi khoa theo công thức:
n x số ĐD đủ tiêu chí chọn/khoa
N
(Với n: Cỡ mẫu = 164; N: Tổng số ĐD đủ tiêu
chí chọn= 287).
Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi tự điền được nhóm nghiên cứu
thiết kế có sự tham khảo bộ câu hỏi của tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Linh(3). Bộ câu hỏi gồm 2 phần:
phần thông tin chung và phần câu hỏi khảo sát
sự cố y khoa (SCYK) gồm 63 câu.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập được mã hoá, làm
sạch và nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS
287
n = =164 ĐD
1+ 300 x (.05 x.05)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 136
16.0. Phân tích mô tả được sử dụng với các nhóm
yếu tố.
Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Các thông tin của bộ câu hỏi chỉ dùng cho
nghiên cứu, đảm bảo tính bí mật và sự an toàn
cho người tham gia nghiên cứu.
ĐD tự nguyện tham gia nghiên cứu, có thể
từ chối tham gia bất cứ lúc nào.
KẾT QUẢ
Khảo sát tỉ lệ SCYK trong công tác chăm sóc
(n=164)
20
40
60
80 64,6
27,4
6,6
Hình 1: Tần suất SCYK trong chăm sóc
0
20
40
60
Khối Nội Khối Khối
48,6
20,1
31,3
Hình 2: Tần suất SCYK trong chăm sóc giữa các
khối LS
Bảng 1: Tỉ lệ SCYK trong công tác chăm sóc
Nội dung
SCYK
N=2178 %
Liên quan đến thuốc 555 25,5
Liên quan đến kỹ thuật 161 7,4
Liên quan đến rủi ro cận lâm sàng 330 15,1
Liên quan đến rủi ro nghề nghiệp 294 13,5
Liên quan nguyên nhân khác 838 38,5
Bảng 2: Tỉ lệ SCYK liên quan đến thuốc (n=164)
NỘI DUNG
SCYK
N %
Do đọc nhầm tên thuốc 73 44,5
Do sao chép y lệnh sai 54 32,9
Do nhầm đường tiêm 20 12,2
Còn thuốc trong lọ sau khi rút 74 45,1
Quên thực hiện do y lệnh miệng 91 55,5
Quên đánh dấu (X) sau khi thực hiện 80 48,8
Quên thực hiện y lệnh thuốc bổ sung 76 46,3
Để dịch truyền chảy nhanh so với y lệnh 87 53
Bảng 3: Tỉ lệ SCYK liên quan đến kỹ thuật (n=164)
NỘI DUNG
SCYK
N %
Quên đuổi khí khi tiêm thuốc 36 21,9
Quên rút ống dẫn lưu theo y lệnh 16 9,7
Quên rút dây khi hết dịch truyền 42 25,6
Quên mang găng vô trùng khi thông tiểu 13 7,9
Quên xả bóng chèn trước khi rút ống
thông tiểu.
3 1,8
Bơm nước cất vào bóng chèn không đúng
số lượng
27 16,5
Vuột ống dẫn lưu khi thay băng 24 14,6
Bảng 4: Tỉ lệ SCYK liên quan đến CLS (n=164)
NỘI DUNG
SCYK
N %
Quên CLS do y lệnh bổ sung 97 59,1
Quên ghi tên NB trên chai máu 36 22
Chai máu bị đông 102 62,2
Lấy nhầm chai xét nghiệm 59 36
Bảng 5: Tỉ lệ SCYK liên quan đến rủi ro nghề nghiệp
(n=164)
NỘI DUNG
SCYK
N %
Bị mảnh thuốc đâm 131 79,9
Bị kim đâm 94 57,3
Lưỡi dao làm đứt tay 54 32,9
Dịch bắn vào mắt 52 31,7
Bảng 6: Tỉ lệ SCYK do nguyên nhân khác (n=164)
NỘI DUNG
SCYK
N %
Quên thông báo chuyển viện 27 16,4
Chuẩn bị không đủ phương tiện 100 61
Quên báo tình trạng bệnh cho BS 45 27,5
Bỏ sót người NB do bệnh đông 55 33,5
Sử dụng TTB tại khoa không thành thạo 51 31,1
NB kêu nhưng quên đến 65 39,7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 137
NỘI DUNG
SCYK
N %
Quên ghi hồ sơ bệnh án 84 51,2
Quên theo dõi NB 41 25
Ngủ quên trong phiên trực 30 18,2
Quên lấy nhiệt kế ra khi đặt 93 56,7
Do NB không làm theo hướng dẫn 95 32,9
Xuất hiện loét do tì đè trong thời gian nằm viện 103 62,8
Quên ghi rõ tình trạng phân sau khi thụt tháo 49 30
Khảo sát tỉ lệ SCYK trong công tác chuẩn bị
người bệnh trước mổ và chăm sóc người bệnh
sau mổ
Bảng 7: Tỉ lệ SCYK trong chuẩn bị NB trước mổ (n=33)
NỘI DUNG
SCYK
N %
Quên kiểm tra kết quả CLS 6 18,2
Quên cho NB ký cam kết mổ 7 21,1
Quên dặn NB tháo trang sức 16 48,5
Quên dặn NB tháo răng giả 15 45,4
Quên dặn NB chùi sơn móng tay 14 42,4
Quên dặn NB không tô son môi 11 33,3
Quên dặn NB tắm trước mổ 11 33,3
Quên VS da vùng mổ 9 27,2
Quên ghi số lượng máu dự trù 3 9
Quên đeo vòng đeo tay cho NB 4 12,1
Bảng 8: Tỉ lệ SCYK trong công tác CSNB sau mổ (n= 33)
NỘI DUNG
SCYK
N %
Quên ghi nhận NB hậu phẫu ngày thứ mấy 14 42,4
Nới ống dẫn lưu không đúng y lệnh 5 15,1
Nới hoặc rút không đúng ống dẫn lưu 3 9
Không nhận định dấu hiệu sớm nhiễm khuẩn vết mổ 7 21,2
Không ghi nhận lượng tính chất dịch dẫn lưu. 10 30,3
10
20
30
40
50
60
70
80 70.9
22.7
6.4
Hình 3: Tần suất SCYK trong chuẩn bị NB trước
mổ
20
40
60
80
76,4
19,4
4,2
Hình 4: Tần suất SCYK trong Chăm sóc NB sau mổ
Khảo sát SCYK trong công tác quản lý người
bệnh (n=164)
20
40
60
80
73,3
22,6
3,5
Hình 5. Tần suất SCYK trong công tác quản lý bệnh
20
40
60
80
60,4
13,2
Hình 6. Tần suất SCYK trong công tác quản lý bệnh
giữa các khối LS
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 138
Bảng 9: Tỉ lệ SCYK trong công tác quản lý bệnh
NỘI DUNG
SCYK
N %
Do NB trùng tên 70 42,7
Do gọi nhầm tên NB 55 33,5
Lấy máu nhầm do NB nằm không đúng
giường
21 12,8
Lấy máu nhầm do trùng tên 28 17,1
Chuyển bệnh nhầm 9 5,5
Ghi nhầm tình trạng, diễn biến NB 37 22,6
Dán kết quả xét nghiệm nhầm NB 94 57,3
Phát giấy ra viện nhầm NB 23 15,2
Nhầm do NB mới vào nằm trên giường
bệnh cũ
52 31,7
NB lăn té 42 25,6
Bị NB phản ánh về giao tiếp 64 39
Bị NB phản ánh về sự chậm chạp 89 30,5
BÀN LUẬN
Các SCYK được ghi nhận đều do chủ quan,
thiếu kiểm tra, đối chiếu khi thực hiện.
SCYK trong công tác chăm sóc chiếm 35.4%.
Tần suất xảy ra 1 lần 27,4% và cao nhất ở khối
Nội là 48,6%. Có thể do số lượng NB ở các khoa
nội nhiều hơn (chiếm 2/3 lượng bệnh) so với 2
khối cấp cứu và ngoại nên SCYK xảy ra cũng
nhiều hơn.
So sánh với nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Mỹ Linh(3): nhóm SCYK liên quan đến thuốc
thấp hơn 25,5% - 30%, và hầu hết các sự cố liên
quan đến thuốc đều thấp hơn như đọc nhầm tên
thuốc 44,5% - 50%; sao chép y lệnh sai 32,9% -
47,7%; quên đánh dấu dấu (X) sau khi thực hiện
48,8% - 51,1%. Đặc biệt có sự khác biệt khá lớnở
sự cố quên thực hiện y lệnh do y lệnh bổ sung
hoặc do y lệnh miệng 46,3% - 63,3%; rút thuốc
còn trong lọ 45,1% - 60,2%; Dịch truyền chảy quá
nhanh 53% - 86,4%. Sự khác biệt này có thể là
công tác an toàn người bệnh hiện nay được củng
cố và phát triển hơn so với thời điểm nghiên cứu
trước đây.
Nhóm sự cố liên quan đến kỹ thuật tuy chỉ
chiếm 7,4% nhưng là tiêu chí quan trọng trong
công tác chăm sóc NB như quên mang găng vô
khuẩn khi thông tiểu 7,9%; bơm nước cất vào
bóng chèn không đúng số lượng 16,5%; quên
xả bóng chèn trước khi rút ống thông tiểu
1,8%; vuột ống dẫn lưu khi thay băng 14,6%.
Kết quả này cho thấy ĐD chưa tuân thủ khi
thực hiện quy trình kỹ thuật vô khuẩn và trình
tự các bước.
Nhóm sự cố liên quan đến cận lâm sàng thì
gần bằng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ
Linh(3) 13,5% - 12,54%, nhưng sự cố quên cận lâm
sàng do y lệnh bổ sung (y lệnh miệng, Bs bổ
sung nhưng không báo) thì cao hơn 59,1% -
56,8%, chai máu bị đông chiếm 62,2% - 45,5%. Sự
khác biệt này có thể dolượng NB điều trị tại bệnh
viện Nguyễn Trãi nhiều hơn bệnh viện Đa khoa
Khu vực Cai Lậy nên ĐD làm việc áp lực hơn
(bỏ sót y lệnh), thực hiện chưa đúng kỹ thuật
(không lắc type máu).
Nhóm sự cố liên quan đến rủi ro nghề
nghiệp tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn
Thị Mỹ Linh 15,1% - 16,03%. Chứng tỏ nguy cơ
rủi ro nghề nghiệp trong quá trình chăm sóc của
ĐD là như nhau. So sánh nhóm sự cố do nguyên
nhân kháctrong nghiên cứu của chúng tôi là
52%, cao hơnso với nghiên cứu của Nguyễn Thị
Mỹ Linh (33,4%). Có thể do bệnh viện Nguyễn
Trãi có số lượng NB, mô hình bệnh tật, tính chất
phức tạp công việc chuyên môn nhiều hơn so
với bệnh viện đa khoa Khu vực Cai Lậy nên tần
suất sự cố xảy ra cũng nhiều hơn. Trong nhóm
này thì sự cố xuất hiện loét trong quá trình nằm
viện 62,8%. Điều này cho thấy ĐD chưa làm tốt
công tác chăm sóc NB và có thể do áp lực công
việc nhiều.
SCYK trong công tác chuẩn bị người bệnh
trước mổ 29,1% và tần suất xảy ra 1 lần 22,7%.
Các sự cố quên dặn dò NB tháo răng giả, chùi
móng tay, chân, không tô son môi, tắm trước mổ,
vệ sinh da vùng mổ cũtuy không ảnh hưởng đến
sức khỏe NB nhưng làm chậm thời gian tiến
hành mổ vì NB sẽ được kiểm tra trước khi NB
lên bàn mổ, các thiếu sót này có thể làm chậm
thời gian tiến hành mổ, không ảnh hưởng đến
sức khỏe NB.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 139
SCYK trong công tác chăm sóc người bệnh
sau mổ 23,6% và tần suất xảy ra 1 lần 19,4%. Sự
cố có tỉ lệ cao nhất là quên ghi nhận hậu phẫu
ngày thứ mấy sau mổ 42,4%, không ghi nhận số
lượng và tính chất dịch dẫn lưu 30,3%. Kết quả
cho thấy ĐD chuyên khoa ngoại chưa thực hiện
tốt 2 nội dung cơ bản thường quy này.
SCYK trong công tác quản lý người bệnh
26,7% và tần suất xảy ra 1 lần 22,6%. Tần suất
SCYK ở khối Nội cao nhất 60.4%. Kết quả cho
thấy 6/10 các sự cố đều > 30%, trong đó sự cố dán
kết quả xét nghiệm nhầm NB cao nhất 57,3%;
người bệnh trùng tên 42,7%, NB phản ánh giao
tiếp 39%, phản ánh về sự chậm đến khi NB gọi
30,5%, nhưng vẫnthấp hơn nghiên cứu của
Nguyễn Thị Mỹ Linh (81,8% - 69,3% - 65,9% -
56,8%)(3). Sự khác biệt này có thể thời điểm
nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh chưa xây
dựng quy trình xác định người bệnh trước khi
cung cấp dịch vụ nên dễ xảy ra nhầm lẫn NB.
Việc ban hành Thông tư 07/2014/TT-BYTcủa Bộ
Y tế về quy tắc giao tiếp ứng xử của Công chức,
viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y
tế đã góp phần giảm đáng kể mức độ phản ánh
của NB.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ điều dưỡng báo cáo có xảy ra sự cố
trong công tác chăm sóc chiếm tỉ lệ khá cao
35,4%, tần suất xảy ra 1 lần 27,4% và cao nhất ở
khối nội 48,6%.
Sự cố liên quan đến dùng thuốc chiếm tỉ lệ
cao 25,5% trong đó các sự cố đọc nhầm tên
thuốc, sao chép y lệnh sai, quên đánh dấu dấu
(X) sau khi thực hiện, sự cố quên thực hiện y
lệnh, rút thuốc còn trong lọ đều chiếm tỉ lệ > 30%.
Sự cố liên quan đến kỹ thuật tuy chỉ chiếm
7,4% nhưng là tiêu chí quan trọng trong công tác
chăm sóc NB.
Sự cố liên quan đến cận lâm sàng và liên
quan đến rủi ro nghề nghiệp chiếm tỉ lệ thấp
13,5% và 15,1%.
Sự cố do nguyên nhân khác chiếm tỉ lệ khá
cao 52%.
Sự cố trong chuẩn bị NB trước mổ 29,1% và
chăm sóc NB sau mổ 23,6%.
Sự cố trong quản lý bệnh 26,7%, tần suất xảy
ra 1 lần 22,6% và cao nhất ở khối nội 60,4%.
Trong đó sự cố dán kết quả xét nghiệm nhầm
NB, trùng tênNB Chiếm tỉ lệ > 42,7%; NB phản
ánh về giao tiếp, về sự chậm đến khi NB gọi > 30,5%.
ĐỀ XUẤT
Để giảm thiểu các SCYK trong công tác chăm
sóc và quản lý người bệnh, chúng tôi xin nêu các
đề xuất sau:
Củng cố hệ thống báo cáo SCYK với quan
điểm học tập từ những sự cố, phân tích và đưa
ra những khuyến cáo kịp thời để phòng ngừa,
khắc phục hiệu quả.
Phòng Điều dưỡng và Điều dưỡng trưởng
khoa thường xuyên kiểm tra giám sát, nhắc nhở
ĐD tuân thủthực hiện các quy trình kỹ thuật
chuyên môn, các quy định, hướng dẫn đã
khuyến cáo an toàn NB để giảm thiểu các SCYK.
Triển khai quy trình đánh giá và phòng ngừa
loét tì, phương pháp xoay trở, chêm lót để giảm
thiểu loét tì cho NB.
Tập huấn kỹ năng giao tiếp để ĐD có giao
tiếp phù hợp với NB, từ đó nâng cao mức độ hài
lòng của NB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Herout PM, Erstad BL (2004), Medication errors involving
continuously infused medications in a surgical intensive care
unit, Crit Care Med. 32: 428–432.
2. Kopp BJ (2006), Medication errors and adverse drug events in an
intensive care unit: direct observation approach for detection,
Crit Care Med. 34: 415–425.
3. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2010), “Khảo sát sự cố y khoa không
mong muốn của điều dưỡng bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai
Lậy 2008-2010”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14(4), tr. 1-7.
4. Phạm Đức Mục (2014), Tổng quan về an toàn người bệnh và xây
dựng hệ thống y tế bảo đảm an toàn người bệnh,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_co_y_khoa_trong_cong_tac_cham_soc_tai_benh_vien_nguyen_tr.pdf