Tài liệu Sự chuyển nghĩa của từ “mê/មេ” trong tiếng Khmer dưới góc nhìn ngôn ngữ học tiếp xúc: Số 21 (9/2019) ISSN 2525 - 2232
DỊCH THUẬT
TRẦN LÊ DUYẾN, TRẦN TUẤN ANH - Nghiên cứu lỗi dịch danh ngữ từ tiếng
Việt sang tiếng Anh của học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự
43
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO
Chủ tịch
Thiếu tướng, GS.TS. ĐẶNG TRÍ DŨNG
Phó chủ tịch
Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG HẢI
Ủy viên
Đại tá, TS. TRẦN NGỌC TRUNG
Đại tá, ThS. PHẠM QUANG HẢI
Đại tá, PGS.TS. MA ĐỨC KHẢI
Đại tá, TS. TRỊNH THỊ THÚY
TỔNG BIÊN TẬP
Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG HẢI
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
Thượng tá, TS. NGUYỄN THU HẠNH
BAN BIÊN TẬP
Đại tá, ThS. DƯƠNG VĂN TUYỂN
Đại tá, TS. BÙI THỊ THANH LƯƠNG
Thượng tá, TS. NGUYỄN THU HẠNH
Thượng tá, ThS. LÊ CÔNG PHÁT
Trung tá, TS. TRẦN THỊ MINH THỤC
Trung tá, TS. ĐOÀN THỤC ANH
Trung tá, TS. ĐỖ TIẾN QUÂN
THƯ KÝ - TRỊ SỰ
Trưởng ban
Thiếu tá, ThS. NGUYỄN TUẤN ANH
Ủy viên
Thiếu tá, ThS. HOÀNG THỊ BẮC
Thiếu tá, ThS. NGÔ NGỌC HẢI
Đại úy, ThS. NGUYỄN THỊ THU
TRỤ SỞ
322E Lê Trọng Tấn, Định Công,
Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0966.29...
104 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sự chuyển nghĩa của từ “mê/មេ” trong tiếng Khmer dưới góc nhìn ngôn ngữ học tiếp xúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 21 (9/2019) ISSN 2525 - 2232
DỊCH THUẬT
TRẦN LÊ DUYẾN, TRẦN TUẤN ANH - Nghiên cứu lỗi dịch danh ngữ từ tiếng
Việt sang tiếng Anh của học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự
43
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO
Chủ tịch
Thiếu tướng, GS.TS. ĐẶNG TRÍ DŨNG
Phó chủ tịch
Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG HẢI
Ủy viên
Đại tá, TS. TRẦN NGỌC TRUNG
Đại tá, ThS. PHẠM QUANG HẢI
Đại tá, PGS.TS. MA ĐỨC KHẢI
Đại tá, TS. TRỊNH THỊ THÚY
TỔNG BIÊN TẬP
Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG HẢI
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
Thượng tá, TS. NGUYỄN THU HẠNH
BAN BIÊN TẬP
Đại tá, ThS. DƯƠNG VĂN TUYỂN
Đại tá, TS. BÙI THỊ THANH LƯƠNG
Thượng tá, TS. NGUYỄN THU HẠNH
Thượng tá, ThS. LÊ CÔNG PHÁT
Trung tá, TS. TRẦN THỊ MINH THỤC
Trung tá, TS. ĐOÀN THỤC ANH
Trung tá, TS. ĐỖ TIẾN QUÂN
THƯ KÝ - TRỊ SỰ
Trưởng ban
Thiếu tá, ThS. NGUYỄN TUẤN ANH
Ủy viên
Thiếu tá, ThS. HOÀNG THỊ BẮC
Thiếu tá, ThS. NGÔ NGỌC HẢI
Đại úy, ThS. NGUYỄN THỊ THU
TRỤ SỞ
322E Lê Trọng Tấn, Định Công,
Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0966.29.7878
Email: tapchikhnnqs@gmail.com
Website: tckhnnqs.hvkhqs.edu.vn
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN
Số 200/GP-BTTTT ngày 19/4/2016
của Bộ Thông tin và Truyền thông
TRAO ĐỔI
ĐỖ TIẾN QUÂN, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO - Một số giải pháp nâng
cao chất lượng giảng dạy môn "Tiếng Trung Quốc cổ đại" tại Học viện Khoa học
Quân sự
60
NGUYỄN THỊ LUYỆN, PHAN THANH HOÀNG - Tăng thêm hành thể trong câu
hành động của bản dịch tiếng Việt tác phẩm "Hồng Lâu Mộng"
69
PHẠM THỊ THANH THÙY - Kinh nghệm ứng dụng nghiên cứu một số đặc điểm
của não bộ trong việc giảng dạy tiếng Anh kinh doanh
80
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG - Một số biện pháp tu từ trong tiêu đề bài báo tiếng
Trung Quốc và tiếng Việt
92
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP, NGUYỄN HOÀI THU - Áp dụng phương pháp trực
quan tương tác vào dạy tiếng Nga chuyên ngành tại Học viện Kỹ thuật Quân sự
12
TRẦN THỊ QUỲNH NGA, THÁI PHƯƠNG UYÊN - Vận dụng kỹ thuật dạy học
tích cực giúp học viên dự bị tại Trường Sĩ quan Lục quân 2 làm giàu vốn từ ngữ
quân sự tiếng Việt
19
TRẦN LAN HƯƠNG - Sử dụng chiến lược bản đồ tư duy để cải thiện kỹ năng
nói của sinh viên năm thứ hai khoa tiếng Anh, Đại học Thương mại
25
LÊ THỊ TRÂM ANH - Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong giảng
dạy tiếng Pháp tại Đại học Đà Nẵng
34
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
VŨ THỊ MINH TRANG, DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH, DANH MẾN - Sự
chuyển nghĩa của từ “mê/មេ” trong tiếng Khmer dưới góc nhìn ngôn ngữ học
tiếp xúc
3
QUAN HỆ QUỐC TẾ
NGUYỄN NĂNG NAM - Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng
đa phương trong giai đoạn hiện nay
98
CONTENTS
1. Derivative meanings of the word "mê/មេ" in Khmer language on contact linguistics perspective; 2. Application of visual-
interactive methods to teaching Russian for specific purposes; 3. Applying active teaching techniques to help reserve cadets at
the Army Cadet School 2 enrich Vietnamese military vocabulary; 4. The use of mind mapping strategy to improve the speaking
ability of the second-year English-majored students at Thuongmai University; 5. Applying project-based learning into teaching
French at the University of Danang; 6. A study on common errors on translating noun phrases from Vietnamese into English
committed by Military Science Academy cadets; 7. Some solutions to improve the quality of “ancient chinese” teaching at Military
Science Academy; 8. The adding of the actor to the action sentences in the Vietnamese translation of the novel “Dream of the Red
Mansions”; 9. Experience in applying brain research into business English teaching; 10. Rhetorical devices used in news headline
in Chinese and Vietnamese; 11. Raising efficiency of multilateral denfense diplomacy today.
SOMMAIRE
1. Dérivation sémantique de “mê/មេ” en khmer sous l'angle de la linguistique de contacts; 2. Application de la méthode visuelle
interactive dans l'enseignement du russe de spécialité à l'Académie des Techniques Militaires; 3. Enrichissement du vocabulaire
militaire en vietnamien chez les cadets en classes préparatoires à l'Académie de l'Armée de Terre 2 par l'application des techniques
d'enseignement actives; 4. Utilisation de la stratégie de carte mentale pour améliorer la compétence d'expression orale des étudiants
en 2e année du Département de l'Anglais, Université de Commerce; 5. Application de la méthode d'enseignement par projets dans
l'enseignement du français à l'Université de Da Nang; 6. Etude sur les erreurs de traduction des groupes nominaux du vietnamien
en anglais des cadets à l'Académie des Sciences Militaires; 7. Quelques solutions à l'élévation de la qualité d'enseignement de la
discipline "le chinois antique" à l'Académie des Sciences Militaires; 8. Renforcement de "acteur" dans les phrases "action" dans la
version vietnamienne de "Le rêve dans le pavillon rouge"; 9. Expériences d'application des recherches sur des caractéristiques du
cerveau dans l'enseignement de l'anglais des affaires; 10. Certaines figures de rhétorique dans les titres des articles de journaux
chinois et vietnamien; 11. Élévation de l'efficacité de la diplômatie de défense multilatérale à l'heure actuelle.
СОДЕРЖАНИЕ
1. Перенос слова “mê/មេ” во кхмерском языке с точки зрения лингвистики речевого общения; 2. Применение
визуально-интерактивных методов для обучения русскому языку по специальности в Военно-технической Академии; 3.
Применение визуально-интерактивных методов для обучения русскому языку по специальности в Военно-технической
Академии; 4. Использование стратегии интеллект-карты для улучшения навыков говорения студентов второго курса
английского факультета Коммерческого института; 5. Применение проектного метода при обучении французскому
языку в Данангском университете; 6. Изучение ошибок, допускаемых курсантами-филологами Академии военных
наук при переводе существительных с вьетнамского языка на английский язык; 7. Некоторые решения для повышения
качества преподавания «Древнекитайского языка» в Академии военных наук; 8. Добавление субъекта действия в
предложении, обозначающем действие в переводном на вьетнамский язык романе «Сон в красном тереме»; 9. Опыт
применения результатов исследований по некоторым особенностям головного мозга в преподавании английского языка
в области торговли; 10. Некоторые риторические приёмы в заголовках китайских и вьетнамских статей; 11. Повышение
эффективности работы по военной многосторонней дипломатии в текущий период.
目录
1. 从接触语言学角度看高棉语中 “mê/មេ” 一词的词义演变; 2. 相互作用直观法在军事技术学院专业俄语教学中的运
用; 3. 应用积极教学法丰富第二陆军军官学校预备学员越南语军事词汇量; 4. 用思维图策略改善贸易大学英语系大二
学生口语能力; 5. 项目教学法在岘港大学法语教学中的运用; 6. 军事科学学院本科学员越南语名词性词组英译偏误
研究; 7. 提高军事科学学院《古代汉语》课程教学质量的若干办法; 8. 论越译版《红楼梦》施事句中施事语的增加;
9. 脑部特点研究在商贸英语教学中的应用经验; 10. 中越报纸新闻标题的若干修辞手法; 11. 提高现阶段多方化对外
国防工作的效率。
3KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu xác lập sự hiểu biết lẫn nhau không
chỉ còn giới hạn trong một dân tộc mà còn mở ra
giữa các dân tộc trong một quốc gia, trong một
vùng của thế giới... Cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, việc mở rộng phạm vi giao lưu
giữa các dân tộc, liên quốc gia, liên khu vực lại
càng được mở rộng hơn; ngôn ngữ để giao tiếp đã
trở thành một vấn đề được nhiều người, nhiều nhà
khoa học quan tâm. Như chúng ta đã biết, ngôn
ngữ là công cụ giao tiếp, là phương tiện để trao đổi
thông tin nhiều mặt giữa các dân tộc sống cộng cư
lâu đời. Đặc biệt, dân tộc Khmer và dân tộc Kinh
ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long đã có quá trình
VŨ THỊ MINH TRANG*; DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH**; DANH MẾN***
*Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự, vuthiminhtrang1976@gmail.com
*Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự, hoangloc68@gmail.com
*Trường BTVH PaLi Trung cấp Nam Bộ - Sóc Trăng, danhmen.pali@soctrang.edu.vn
Ngày nhận bài: 31/5/2019; ngày sửa chữa: 27/6/2019; ngày duyệt đăng: 10/8/2019
SỰ CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ “MÊ/មេ”
TRONG TIẾNG KHMER DƯỚI GÓC NHÌN
NGÔN NGỮ HỌC TIẾP XÚC
TÓM TẮT
Tiếp xúc giữa các ngôn ngữ diễn ra trong bối cảnh luôn có sự chuyển đổi ngữ nghĩa của các từ ngữ
trong hệ thống tử vựng của mỗi ngôn ngữ. Bài viết này tập trung giới thiệu sự chuyển nghĩa của từ
“mê” trong tiếng Khmer dưới góc nhìn ngôn ngữ học tiếp xúc. Đặc biệt là thói quen tri nhận và sự
chi phối bởi nghĩa gốc của từ “mê”trong cuộc sống của người Khmer Nam Bộ. Điều đó dẫn đến
những hình ảnh biểu tượng trong đời sống, khoa học, văn chương có liên quan đến ngữ nghĩa của
từ “mê”. Chính những hình ảnh biểu tượng này chứng minh cho sự giao thoa, tiếp xúc ngôn ngữ.
Xuất phát từ môi trường sống tạo cho con người cách tư duy gắn liền với hiện thực khách quan.
Qua thực tế tiếp xúc đó, chúng ta có thể phát hiện ra những điểm tương đồng và khác biệt của nền
văn hóa Việt Nam với nền văn hóa của người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Từ khóa: mê, hình ảnh biểu tượng, nghĩa phái sinh, tiếp xúc ngôn ngữ, tri nhận
cộng cư lâu dài trên cùng một địa bàn cư trú. Vì
vậy, ngôn từ được con người sử dụng để giao tiếp
đã ít nhiều giao thoa, chồng lấn, tiếp xúc nhau qua
góc nhìn của ngôn ngữ học tiếp xúc (NNHTX).
Ngữ nghĩa được thống kê của từ “mê” trong
tiếng Khmer bao gồm cả sự chuyển nghĩa của từ
do tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN) được bài viết đề
cập là sản phẩm của quá trình tiếp xúc hàng mấy
thế kỷ giữa tiếng Khmer và tiếng Việt. Tiếng Việt
đã tiếp nhận và Việt hoá một số yếu tố của ngôn
ngữ Khmer để làm giàu thêm tiếng nói của mình.
Ngược lại, tiếng Khmer cũng tiếp nhận nhiều yếu
tố ngôn ngữ Việt để làm phong phú cho bản thân
nó. Nhà ngôn ngữ học Logan (1852, tr. 658) cho
4 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
rằng, nguồn gốc tiếng Việt có cùng họ hàng với
tiếng Môn-Khmer. Forbes (1852, tr. 11) cũng đã
nêu lên sự đồng nhất ở một số nét nghĩa từ vựng
giữa ngôn ngữ Việt và Môn-Khmer. Điều này đã
ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên xã hội bởi do
tiếp xúc, tâm lý, thói quen và sự tư duy, tri nhận
của mỗi dân tộc. Vì vậy, cộng đồng sử dụng hai
ngôn ngữ Việt và Khmer bắt gặp sự trùng hợp
ngẫu nhiên rất thú vị giữa chúng.
Chúng ta có thể tìm thấy điều này qua những
hình ảnh biểu tượng cụ thể trong khẩu ngữ, văn
bản khoa học, văn bản nghệ thuật... Qua nét nghĩa
gốc của từ “mê/មេ” và sự chuyển nghĩa của từ
“mê”, chúng ta nhìn thấy dấu ấn của địa hình, kinh
tế sản xuất và văn hóa được thể hiện qua các sự
vật, sự việc, hiện tượng, hành động,... có tên gọi
như nhau, hoặc gần giống nhau, bắt chước nhau
hoặc có sự điều chỉnh trong quá trình giao thoa.
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
ĐẾN BÀI VIẾT
2.1. Tiếp xúc ngôn ngữ
TXNN vốn có từ lâu trong lịch sử nhưng từ khi
Weinreich (1953) mở đầu cho giai đoạn mới và
làm cho vấn đề này ngày càng được nhiều người
quan tâm hơn, cả về lý thuyết cũng như về giá trị
ứng dụng. TXNN được hiểu là “sự tiếp hợp giữa
các ngôn ngữ do được phân bố liền kề nhau về
mặt địa lý, sự tương cận về mặt lịch sử xã hội dẫn
đến nhu cầu của các cộng đồng người có những
thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau”
(Bùi Khánh Thế, 1997, tr. 46). TXNN cũng được
hiểu là “Sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều
ngôn ngữ, tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và
vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều
kiện xã hội của sự TXNN được quy định bởi yêu
cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những
thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ
do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội... thúc đẩy” (Bùi Khánh Thế, 1997, tr. 43).
Trong TXNN ở Đông Nam Á, Phan Ngọc đã
trình bày về vấn đề TXNN và những cơ sở lý luận
của TXNN như sau: “Trong quá trình TXNN giữa
hai ngôn ngữ tất yếu xảy ra sự vay mượn. Tuy
nhiên, hiện tượng vay mượn xảy ra khác nhau tùy
theo yêu cầu khách quan của sự giao tiếp và yêu
cầu cấu trúc ngôn ngữ thể hiện rõ nhất ở sự vay
mượn từ” (Nguyễn Kiên Trường, 2005). Tác giả
trình bày một cách cụ thể các phương thức vay
mượn từ vựng trên các bình diện và kết quả của
quá trình tiếp xúc trong tiếng Khmer là sự đơn tiết
hóa. Vì vậy, có thể thấy tiếng Khmer dần dần đã bị
rụng đi tiền âm tiết và còn lại những từ “một âm
tiết rưỡi”.
2.2. Sự chuyển nghĩa của từ “mê/មេ” trong
từ điển Khmer
Để nghiên cứu từ “mê/មេ” trong ngôn ngữ
Khmer, trước hết chúng ta đi tìm ngữ nghĩa gốc
của từ “mê” trong từ điển. Từ “mê/មេ” trong tiếng
Khmer hay cách gọi về chế độ “Mẫu hệ” là hai từ
có nét nghĩa tương đương nhau. Thuật ngữ “Mẫu
hệ” (tiếng Anh được dịch là matriarchy) ra đời
vào thế kỷ thứ XIX, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp.
“Meter” nghĩa là “mẹ” và “archê” nghĩa là “nguồn
gốc, bắt nguồn” còn được dịch là “luật tục”. Thuật
ngữ này được sử dụng lần đầu tiên bởi Tylor vào
năm 1836 (người viết tiếp thu qua công trình
nghiên cứu của Bachofen và Morgan). Như vậy,
chế độ mẫu hệ là một hình thức quản lý gia đình
khác hoàn toàn với chế độ phụ hệ. Nhiều người
đã xem chế độ mẫu hệ là gia đình do người phụ
nữ nắm quyền hành cai trị. Ở chế độ này, vai trò,
vị trí của người nữ (người mẹ, người vợ) tương tự
như người đàn ông làm chủ trong gia đình phụ hệ.
Chế độ mẫu hệ được người Khmer gọi là Meata
Thế-pa-tey, mà ở đó người phụ nữ được coi trọng.
Hiện nay, chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại trong tư
tưởng người dân Khmer Nam Bộ. Đặc biệt, chức
năng của mẫu hệ vẫn được nhắc đến như một chế
độ mẫu quyền. Người mẹ, người vợ giữ vai trò
lãnh đạo, có quyền lực và tài sản được truyền từ
người phụ nữ đời trước đến phụ nữ đời sau hay nói
cách khác là được truyền từ mẹ sang con gái. Điều
đó được nhắc đến với chức năng người phụ nữ như
người nội trợ “Mê P’tes”, “Mê Đom bôl”.... Người
đại diện nhà gái trong phong tục cưới hỏi gọi là
Mê-ba.... Vì vậy, vai trò của người phụ nữ quan
5KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
trọng, chủ chốt trong gia đình người Khmer. Nét
nghĩa của từ “mê” xuất phát từ ý niệm phổ quát
của đời sống nên dấu vết ấy được lưu giữa từ rất
lâu đời. Vậy từ “mê/មេ” trong ngôn ngữ Khmer
có nghĩa như thế nào? Chúng tôi sẽ điểm qua một
số nghĩa cơ bản của từ “mê/មេ” trong các từ điển
tiếng Khmer.
Theo Từ điển Khmer - Khmer (Chuôn Nát,
1967, tr. 916-917), từ “Mê” có một số nghĩa như sau:
(1) “Mê” là từ để gọi thân mật về một người
phụ nữ nhỏ tuổi hơn hoặc dùng để gọi người bạn
thân mật hoặc đó có thể là lúc khi giận mà thốt lên.
Ví dụ 1: េមចង្រៃ! (đồ chòng rây).
(2) “Mê” là từ dùng để chỉ trỏ một người con
gái không xác định.
Ví dụ 2: “Mê ní” (con nhỏ này), “Mê nốs”
(con nhỏ kia)
(3) “Mê” có nghĩa là mẹ.
Ví dụ 3: Đối với động vật đã sinh con như “mê
mon” (gà mái), “mê kô” (bò cái) hay đòm rây nhi là
chỉ con voi cái còn nhỏ chưa có con, tuy nhiên có
một số người vẫn gọi là “mê đòm rây”.
(4) “Mê” là từ dùng để ghép phụ âm và nguyên
âm lại với nhau.
(5) “Mê” chỉ người hoặc động vật có vai trò,
vị trí quan trọng trong cộng đồng, xã hội hoặc bầy
đàn như Mê-top (tướng quân đội), Mê krum (đội
trưởng),...
(6) “Mê” chỉ chức vụ người thu thuế trong thời
phong kiến của người Khmer.
Trong từ điển cổ (văn bia Campuchia trước
thời kỳ Angkor từ thế kỷ VI - thế kỷ VIII) (Chuôn
Nát, 1967, tr.466-467) có ghi chép lại rằng:
(7) េម (mê), មមែ (mee), ម្តា យ (mdai) từ dùng để
gọi phụ nữ (phụ nữ đứng tuổi).
Ví dụ 4: កុេមង្រៃ (ku mê v’ray) danh từ chỉ
người phụ nữ đứng tuổi.
(8) “េ ល្ោ ញ” (k’lônh) trong tiếng Khmer cổ
cũng có nghĩa là mê.
Ví dụ 5: េ ល្ោ ញ្ រុក: (k’lônh s’roc) mê s’roc
người đứng đầu một s’roc.
Cũng theo tác giả Chuôn Nát trong quyển Từ
điển Khmer - Khmer (tái bản lần 5) (Chuôn Nát,
1967, tr. 906-908) có nêu:
(9) មេ (mê) (dt) nghĩa là mẹ (đối với động vật)
để chỉ sự tôn trọng, vai trò quan trọng của cá thể mẹ.
Từ “Mê” người ta còn để dành gọi những phụ
nữ nhỏ tuổi hơn, hoặc để thể hiện thái độ tình
cảm ưu ái đặc biệt hơn cả, để thể hiện sự gần gũi,
ngang vai nhau gọi là mê ko, mê kho. Với bè bạn,
người con gái trong làng thường gọi nhau là mê nis
con này, mê nus con kia để chỉ mức độ quá thân
mật đến suồng sã (từ địa phương ở một số cùng
miền của Việt Nam gọi từ “Mê” trại thành “Mi”).
(10) មេ (mê) cũng là từ chỉ sự giận dữ, trạng
thái thể hiện lớn mạnh, áp đảo và biểu hiện sự dọa
nạt đến một người con gái nào đó mà người Khmer
Nam Bộ thường dùng qua những thán từ sau:
Ví dụ 6: យី! di, េយើ! (Dơ), េ�ើ! (Chơ)
Tất cả những ví dụ trên đây cho thấy vai trò
quan trọng mang nét nghĩa gốc của từ “Mê” trong
đời sống đã được từ điển ghi nhận.
Dưới đây, là một số minh chứng về sự chuyển
nghĩa của từ “Mê” trong tiếng Khmer dưới góc
nhìn của TXNN và chúng tôi xin được phép gọi
ngắn gọn là: Nét nghĩa của từ “Mê” hay sự chuyển
nghĩa của từ “mê/មេ”.
2.3. Sự chuyển nghĩa của “mê/មេ” trong
tiếng Khmer
2.3.1. Trong truyện truyền thuyết
Khi nghiên cứu về ngôn ngữ, chúng tôi nhận
thấy cộng đồng Khmer rất đề cao vai trò phụ nữ
6 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
trong gia đình và xã hội. Quan điểm tôn trọng và
thừa nhận vai trò của nữ giới trong suy nghĩ của
người Khmer nói chung và Khmer Nam Bộ nói
riêng đã để lại dấu ấn rõ nét qua nhiều thế hệ.
Đặc điểm mẫu hệ vẫn tồn tại và rất đậm nét
trong lòng văn hóa Khmer qua phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm văn học
(văn vần, văn xuôi, phong tục tập quán, ngôn
ngữ) như truyện Pres Thông Neang Neak, mặc
dù có cách kể khác nhau và có dị bản đôi chút về
nội dung nhưng đều có một điểm chung: văn hóa
ngoại sinh du nhập vào văn hóa Khmer Nam bộ
chịu khuất phục văn hóa bản địa (văn hóa của cộng
đồng Khmer), song người Khmer vẫn theo chế
độ mẫu hệ (nàng Neang Sô Ma đang quản lý đất
nước). Cho dù người Ấn Độ có chiến thắng người
Khmer và được nữ vương nhường ngôi nhưng vẫn
cai quản đất nước theo chế độ mẫu hệ, nàng Neang
Sô Ma thực hiện vai trò của người vợ và đồng thời
làm quân sư cố vấn cho chồng.
Và cũng từ những đòi hỏi của con người, cuộc
sống, chúng ta đã thấy ngôn ngữ cũng bị chi phối
bởi thực tại. Vì vậy, nhiều nét nghĩa phái sinh của
từ “Mê/មេ” đã xuất hiện trong vốn từ vựng, văn
học dân gian, tục ngữ, Gia Huấn ca trong đời sống.
2.3.2. Sự chuyển nghĩa của từ “mê/មេ” thể
hiện qua tục ngữ có nguồn gốc từ Gia Huấn ca nữ
Theo giáo trình Văn học dân gian Khmer Nam
Bộ អក្សរ្ិល្ប៍្្រ�្្រិយម្មែរណា ម ្រ ូ xuất bản năm
2011, “tục ngữ” tiếng Khmer gọi là “sô phea sất”
្ុភា្ិត. “Sô phea sất” là từ vay mượn gốc Pali-
Sanskrit, được ghép bởi tiếp đầu ngữ “sô”, có ý
nghĩa là tốt, đẹp, đúng, hay và từ “phea sất” ghép
lại thành “sô phea sất” có nghĩa chung là “lời nói
có nghĩa đúng, tốt, hay, mang giá trị giáo dục” ẩn
chứa giá trị kiến thức dân gian một cách sâu sắc.
Qua những câu tục ngữ sau chúng ta cũng thấy
được nét nghĩa của từ “mê/េម” đề cao giá trị, vị trí
của người phụ nữ trong vai trò mẫu hệ trên bình
diện Tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa Việt-Khmer.
Ví dụ 7: េ្វើ ម្ ឲ្យេមើលេ ម្ែ ទុកដាក់កូនេៅឲ្យេមើល
េៅ្ន្តា ន។
Phiên âm: thveusre aoy meul smaw
toukdeakkaunchaw aoy meul phaw santean
Dịch nghĩa: Làm ruộng phải xem cỏ/ Cưới vợ
cho con phải chọn dòng.
Người Việt lại nói về chăn nuôi qua hình
ảnh người phụ nữ “Mua heo chọn nái, mua gái
chọn dòng”.
Tục ngữ Khmer đề cao sự bình đẳng giới qua
câu tục ngữ:
Ví dụ 8: ្មលោឆ្ញា ញ់េដាយសារេ្រឿរៃភរិយារុរៃេរឿរៃេដា
យសារសាវ មី។
Phiên âm: samlo chhnha nh daoysaar krueng
phriyea roungrueng daoysaar svami
Dịch nghĩa: Canh ngon nhờ gia vị/ Chồng
được địa vị thì nhờ vợ giỏi giang.
Tục ngữ Việt cũng có câu: “Chồng khôn thì vợ
đi hài/Vợ khôn chồng được nhiều bài cậy trông”
Tục ngữ Khmer đã thể hiện khá nhiều dấu vết
của chế độ mẫu hệ. Điều đó đã nói lên sự thành
công của người đàn ông không thể thiếu bóng
dáng của người đàn bà.
Ví dụ 9: ្ ី្ដូចចាន រំនិតមិនបានចាន អ្់ពីរារៃ។
Phiên âm: srei sa dauch chan koumnit minban
chan asa pi reav
Dịch nghĩa: Người phụ nữ trắng như cái chén
kiểu nhưng lòng không tốt thì như nhà không còn
cái chén nào.
Câu tục ngữ mang hàm ý: người phụ nữ trắng
như cái chén kiểu (chén bằng sứ, chén có màu men
trắng) nghĩa là ví người phụ nữ đẹp về hình thức,
mà lòng dạ, tâm tính không tốt thì không mang lại
điều tốt lành cho gia đình. Hay nói cách khác, đó là
cách so sánh, ví von người đẹp mà tâm tính không
tốt là một tai họa cho gia đình. Và tại sao khi dịch
trực nghĩa sang tiếng Việt có hình ảnh cái chén?
Bởi đó là cách chơi chữ trên bình diện TXNN về
mặt ngữ âm của phụ âm “cho/ច” trong từ “chan/
caan/ចាន ” tiếng Khmer trực nghĩa sang tiếng Việt
là “chén kiểu trắng = មិន្រាន”. Cách chơi chữ ấy
đã cho ta thấy cái gì hơn ở mức bình thường thì
7KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
được người Khmer gọi là “mê/មេ”. Điều đó phần
nào đã chứng minh được dấu vết mẫu hệ qua vai
trò của người phụ nữ trong gia đình người Khmer.
Ví dụ 10: ្ំណា្រេយារៃ ដី្ ី េយារៃ ្្ររុ្។
Phiên âm: saamnab yong dei srei yong brosa
Dịch nghĩa: Mạ nâng đất, gái nâng trai
Ví dụ 11: ្ម្តតាិេ្ចើនចំេ រើន្រុណ្យ្្រពន្ធល្អ ្ររិ្រូណ៌
មិតតាចិតតាទូលាយងាយទាំរៃ្រ្រ់។
Phiên âm: sambotte chraen chamreun bony
braponth la bribaunr mitt chettatouleay ngeay
teang krob
Dịch nghĩa: Của nhiều thì có nhiều phúc/ Vợ
tốt thì có nhiều bạn/ Lòng rộng rãi thì dễ dàng
nhiều bề.
Ví dụ 12: ្មលោឆ្ងា ញ់េដាយសារេ្រឿរៃសាវ មីរុរៃេរឿរៃេដា
យសារភរិយា។
Phiên âm: samlo chhnganh daoysaar krueng
svami roungrueng daoysaar phriyea
Dịch nghĩa: Canh ngon nhờ gia vị/ Chồng có
địa vị nhờ vợ tháo vát
Ví dụ 13: ្ំណា្រ ល្អ អា្ រ័យ េលើ ដី្្រពន្ធ ឆ្លោ ត ទុក
ល្ី េ ម្ែ ោះ ឲ្យ ្រ្ី។
Phiên âm: sòmnab la asry leu dei braponth
chhlat touk lbichhmoh aoy bdei
Dịch nghĩa: Mạ tốt do đất, vợ khôn để tiếng
cho chồng.
Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy, người phụ
nữ Khmer còn được tôn trọng qua nhiều vai trò
khác nhau trong cuộc sống thông qua ngữ nghĩa
của từ “mê” là từ mang nét nghĩa lưỡng tính. Trong
tục ngữ cũng có khá nhiều câu nói về hình ảnh
người phụ nữ thông qua nghĩa của từ “mê” nhằm
nêu cao giá trị và sự trân trọng người phụ nữ:
Ví dụ 14: កូនឥតេមថាឥតបា្្រេៅ។
Phiên âm: kôn ât mê tha ât ba p’ro đau.
Dịch nghĩa: Con không mẹ khuyên cha bảo thì
con hư.
Việc dạy dỗ con cái trong gia đình trước tiên
là việc của người mẹ. Vì vậy, gia huấn ca mới có
cụm từ "Mẹ khuyên cha bảo" (mê tha ât ba p’ro).
Trong tư tưởng của người Khmer nói chung và
Khmer Nam bộ nói riêng, trách nhiệm của phụ nữ
trong việc dạy con luôn được đánh giá cao hơn
trách nhiệm của người đàn ông.
Ví dụ 15: ដឹរៃេ្ងាើយត្ិតដរៃកូន្ុ្ឆ្គរៃត្ិតេមបា។
Phiên âm: đâng ph’ngơi t’bât đong kôn khôs
ch’kong t’bât mê ba.
Dịch nghĩa: ráng công vì cán, con hư tại mẹ cha.
Từ "mê ba/មេ្រ" ý muốn nói công sức và kết
quả nuôi dạy con của mẹ cha và khi con hư thì
mẹ cha đều phải có trách nhiệm, nhưng với người
Khmer Nam Bộ thì vai trò của người mẹ đặt nặng
hơn, được đề cập đến trước hơn. Công giáo dưỡng
của phụ nữ dành cho con cái lớn lao hơn rồi mới
đến công người cha.
Ví dụ 16: ្៊ូសាលោ ្រ់បា កុំឲ្យសាលោ ្រ់េមលិចទូកកណាតា ល
ទេនលោ កុំឲ្យេភលោើរៃេឆោះ្្ោះ។
Phiên âm: Su s’lap ba kom oy s’lap mê lich
tuk kon-dal ton-lê kom oy ph’lowng ch’hes ph’tes
Dịch nghĩa: Thà mất cha còn hơn mất mẹ/
Chìm xuồng giữa biển khơi còn hơn cháy nhà.
Ví dụ 17: កូន េអើយេករេមបាចូររកសារន់រិត្ររៃេរៀន
្ូ្តចាំរួ្រន់ ្្ររុរៃ្្រយរ័ត្ន្្រេយា�នប៍យូរ ។
Phiên âm: Kôn ơi kê mê ba chôl rek sa kon kit
kroong rean sôt chăm ruooss rong p’rông p’ro dat
p’ro duoch du.
Dịch nghĩa: Con ơi tài sản của mẹ cha cho con
là nghị lực hãy trông coi gìn giữ và học tập nhớ
giữ lấy cẩn thận thì hay hơn.
Ví dụ 18: េមេរៀន�ី រៃិតេរៀនមិនមដលច្រ់។
Phiên âm: Mê rean chi vit rean min đel chóp
Dịch nghĩa: Bài học cuộc sống học không bao
giờ hết.
8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
Từ câu tục ngữ trên, chúng ta nhận ra nghĩa
chuy ể n c ủ a t ừ mê (Mê rean/េមេរៀ) trong việc
chuyển nghĩa của từ. Từ một nghĩa gốc (mê/េម)
ghép thêm yếu tố (rean/េរៀ) đã ảnh hưởng đến việc
dịch nghĩa của câu ở ví dụ (18), để chúng ta hiểu
ý của ví dụ (18) khi trực dịch có nghĩa là “Bài học
cuộc sống là bài học không ngừng".
Chúng ta vẫn tìm thấy nét tương đồng về tư
duy của người dân đồng bằng sông Cửu Long với
người Khmer Nam Bộ trong việc đề cao giá trị
của người phụ nữ qua câu tục ngữ: “Ruộng sâu
trâu nái, không bằng con gái đầu lòng”. Dấu ấn
mẫu hệ luôn tồn tại qua mỗi thời đại trong cộng
đồng phum sóc Khmer. Ngày nay vẫn tồn tại nghi
thức cúng mê ba (ông bà), nghi thức này càng nhấn
mạnh hơn yêu cầu về đức hạnh của người phụ nữ;
luật mê ba được xem là một chuẩn mực đạo đức
phải thực hiện trong suốt cuộc đời của người phụ
nữ. Sự phổ quát bằng từ ngữ, hình tượng, hoàn
cảnh đã cho chúng ta tầm nhìn đa chiều về đặc thù
của phương pháp tư duy và đặc trưng của vùng
miền. Chính điều đó thể hiện sự giao thoa, vay
mượn về ngôn ngữ và văn hóa.
2.3.3. Nét nghĩa phái sinh của từ “Mê” để chỉ
vật hay vật dụng trong cuộc sống hằng ngày
Liên quan đến tiếp xúc ngôn ngữ còn rất nhiều
“mảnh đất” để chúng ta có thể “cày xới”. Vốn
tiếng Việt được quy tụ từ nhiều ngôn ngữ của các
dân tộc anh em. Phần nhiều, tiếng Việt chịu ảnh
hưởng của ngôn ngữ tiếng Trung Quốc. Tiếng
Khmer là một ngôn ngữ cũng không ngoại lệ chịu
ảnh hưởng bởi ngôn ngữ Pali Sanskrit. Hơn nữa
đây là hai ngôn ngữ có cùng nhánh Môn-Khmer.
Tiếng Khmer cũng thuộc loại hình ngôn ngữ đơn
lập nhưng không triệt để như tiếng Việt. Điều đó,
gợi lên cho người viết có sự so sánh ảnh hưởng
của ngôn ngữ Pali Sanskrit và từ đó ảnh hưởng
không nhỏ đến tiếng Khmer và một ít tiếng Việt.
Cũng từ sự tri nhận của người Khmer, dưới góc
nhìn NNHTX người viết đã có căn cứ để cho rằng:
người Khmer thừa nhận nghĩa gốc của “mê= មេ”,
tầm quan trọng của từ “mê/មេ” trong cuộc sống
nên đã chuyển nghĩa của từ để thể hiện các khẩu
ngữ sau đây:
Ví dụ 19: េមទាវ រ (mê tve) vật gồm hai miếng
kim loại lắp vào nhau bằng một cái trục xoay, dùng
để lắp cánh cửa, giữ và nối nắp tủ, cánh tủ.... Tiếng
Việt gọi là “bản lề”. Nét nghĩa của từ mê/bản lề
này đã thể hiện sự hoàn hảo cho diện mạo chủ chốt
của cái tủ.
Ví dụ 20: េមលំ (mê lum) từ này có hai nghĩa:
Nghĩa thứ nhất là chỉ một dạng vật chất là đất
nung, làm thành sản phẩm đó là ngói dùng để lợp
nhà. Ý thứ hai của từ “mê lum” này dùng để chỉ
người có địa vị lớn nhất (già hơn) trong nhóm. Nét
nghĩa này được người Việt và người Khmer đồng
bằng sông Cửu Long gọi bằng khẩu ngữ “trùm”
phải chăng đây là cách phát âm trại đi, rụng bớt
tiền âm tiết, thể hiện nét khu biệt trong ngôn ngữ
Khmer cận âm tiết tính (một âm tiết rưỡi).
Ví dụ 21: េមេសា (mê soo) là cái ổ khóa.
Hiện nay, chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại trong
lòng văn hóa người Khmer. Chức năng của mẫu hệ
vẫn thường được nhắc đến như: cây đòn dông (Mê
Đom bôl), chủ hôn bên nhà gái (Mê-ba)....
Ví dụ 22: េមដំ្រូល (mê đom bôl) là cái xà đinh
được người ta chọn để nối liền giữa hai cây cột
chính thuộc vị trí cao nhất của nóc nhà, để giữ thế
thăng bằng cho ngôi nhà.
Ví dụ 23: មេកិ្រ (mê kâp) một loại vật dụng gọi
chung là văn phòng phẩm như: kẹp giấy, ghim bấm.
Ví dụ 24: េមេ្យ (mê kooi) nét nghĩa thứ nhất
là tên một trò chơi dân gian Khmer, thường chơi
vào Chol chờnăm th’mây gọi là l’baeng ong kounh
( មល្ រៃ អ រៃ្គ ញ់ ) , nét nghĩa thứ hai là: một nhà lãnh
đạo và cấp dưới của mình.
Không chỉ thể hiện trên nét nghĩa chuyển của
từ “mê/មេ” trong khẩu ngữ mà còn qua nét nghĩa
của từ “mê/មេ” thể hiện môi trường sống, địa bàn
cư trú đặc trưng của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.
9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
2.3.4. Sự chuyển nghĩa của từ “Mê” trong
định danh địa hình, vật dụng đặc trưng của vùng
sông nước.
Từ môi trường sống, do tâm lý, thói quen, sự
tư duy của một dân tộc, cộng đồng người cùng
có sự tiếp xúc gắn bó với nhau nên chúng ta có thể
tìm thấy qua những hình ảnh biểu tượng trên những
nét nghĩa phái sinh của từ “mê/មេ” qua từ vựng
đặc trưng chỉ địa hình, địa vật của vùng sông nước.
Ví dụ 25: មេទឹក (mê tưk) ở đây có nghĩa là con
kênh nhỏ (con rạch, con kinh) mà người nông dân
đào để đưa nước vào đồng ruộng. Nét nghĩa này
khác với “mê tứk” là từ được phái sinh dưới lớp
nghĩa của từ Me kong (con sông cái, sông mẹ).
Ví dụ 26: េមកុរៃឬេមររៃ្គ (mê kông) từ Mê-kông
trong tiếng Khmer có hai cách viết khi phiên âm
chỉ có thể viết như sau (mê kông, mê kông-ka),
con sông Mê kông được gọi khác nhau tùy vào
ngôn ngữ của mỗi quốc gia.
+ Trong tiếng Anh con sông này gọi là “Mekong”.
+ Trung Quốc gọi là “Lán cānɡ jiānɡ” hay
Lancang River.
+ Người Thái gọi là แม่น�ำ้โขง (maeNamKhong),
khi dịch trực nghĩa sang tiếng Khmer là េមណាម្ូរៃ.
Một từ tiếng Thái แม่/น�ำ้/โขง có 3 âm tiết, trong đó
từ แม่ bằng với tiếng Khmer là េម (mờ) và nghĩa
tiếng Khmer (ណាម); khi sang tiếng Việt có nghĩa
là mẹ, giống cái có thể sinh đẻ ra những cá thể
khác hoặc đó là từ chỉ cái to nhất, chứa nhiều cái
nhỏ hơn nữa. Âm La tinh của từ “น�ำ้ ” trong tiếng
Thái tương đương với tiếng Khmer là ទឹក ( tưk)
nghĩa là "nước". Từ โขง trong tiếng Thái tương
đương với từ រងា្គ ( kong ke) trong tiếng Khmer,
cũng có nghĩa là "mẹ nước (Từ vay mượn Pali).
Người Thái ở phía Bắc và người Khmer Nam Bộ
gọi con sông này là ទេនលោ្ូរៃ ( ton lê khong), nghĩa là
con sông lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Cách gọi
đó xuất phát từ địa bàn cư trú, thổ nhưỡng, nơi xuất
phát nguồn gốc và sự hình thành từ Mê kong theo
nét nghĩa của từ nguyên “េមររៃ្គ” (mê nặm = mẹ
nước). Từ này có nghĩa tương đương với tiếng Anh
là (Kong mother) nghĩa tiếng Khmer là “េមទឹក” ,
(con nước mẹ/cái) hoặc gọi theo thuật ngữ của địa
hình và nghề cá ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long
là "con sông cái" (sông Mê kông). Như vậy, từ việc
truy nguyên nghĩa gốc của từ “mê”, suy ra nét nghĩa
chuyển của từ sông Mê kông mang ý nghĩa tương
đồng giữa tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Thái, tiếng
Anh đều chỉ về “con sông lớn”.
+ Người Khmer Campuchia cũng như người
Khmer Nam Bộ, từ េមររៃ្គ (mê kông) là danh từ
ghép bởi hai từ “េម” (mê) nghĩa là mẹ, cái và
"ររៃ្គ” (gangga) là từ có nguồn gốc từ tiếng Pali
mang ý nghĩa tương đương với tiếng Khmer là
“ទឹក” (tưk) nghĩa tiếng Việt là nước. Tóm lại, từ
“េមទឹក” (mê tưk) trong tiếng Khmer mang nghĩa:
con sông Mê kông, là nguồn nước, là con sông
lớn hơn các con sông khác ở Campuchia và là con
sông mẹ - Sông Cửu Long - chia nhánh thành chín
con sông khác ở Nam Bộ.
Ví dụ 27: មេណាម (mê nam) là tên một con
sông có nghĩa tương đương với từ sông Mê kông.
Ví dụ 2 8 : េភលោៀរៃមួយេម (phleang muoi mê) là
mưa đến mà mưa chỉ có một đám (cơn mưa rào).
Từ “mê” ở đây thuộc danh từ chỉ đơn vị.
Ví dụ 29: ្្រឡាយេម (pro lai mê) là con kênh
đưa nước đến dòng nước khác để góp phần tập hợp
tạo thành một dòng chảy lớn.
Ví dụ 30: េម្ចវា: (mê c’ro-va) (danh từ) được
ghép bởi từ “mê” và “c’ro-va” với ý nghĩa như
sau: Nghĩa thứ nhất để chỉ người giỏi về việc lái
ghe, bơi xuồng hoặc người có tay dầm giỏi (dầm
là một vật dụng dùng để chèo thuyền, đẩy nước, có
một đầu tròn và một đầu dẹt), nghĩa thứ hai dùng
để chỉ loại một dầm tốt nhất, so sánh trong tất cả
các loại dầm trong phum sóc đó có được.
Ví dụ 31: េមកម្ចែ: (mê kanh-chea) (danh từ) chỉ
người thổi còi trong lễ hội đua ghe ngo của người
Khmer Nam bộ, người này giỏi hơn người khác
cũng được ghép giống như từ “mê c’ro-và” vậy.
Qua nét nghĩa chuyển của từ “mê/មេ” trong từ
vựng Khmer, Việt, chúng ta nhìn thấy những biểu
hiện của địa hình, kinh tế sản xuất và văn hóa được
10 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
thể hiện qua các sự vật, sự việc, hiện tượng...có
tên gọi như nhau, hoặc gần giống nhau. Bắt nguồn
từ nét nghĩa gốc của từ “mê/មេ”, chúng ta có thể
nhận biết thói quen tri nhận của cộng đồng người
Khmer trong việc sử dụng ngôn ngữ.
2.3.5. Sự chuyển nghĩa từ “mê” trong ngôn
ngữ mang văn phong khoa học
Từ "mê" dưới dạng thức từ ghép để chỉ chứng
bệnh có phạm vi sâu rộng, bao trùm.
Ở mục này, bài viết giới thiệu phạm vi thành
lập danh từ ghép trong tiếng Khmer để đối chiếu
với từ được dùng trong lĩnh vực y học để chúng ta
có thêm cái nhìn về sự tiếp xúc. Một ví dụ nhỏ khi
nói đến chứng bệnh, người Khmer là “rôk” nhưng
trong triệu chứng ấy mà nó có tính lây lan thì cộng
thêm từ “mê” để chỉ tính chất, mức độ sâu rộng
của bệnh lý. Vì vậy, người Khmer gọi đó là: េមេរារ
= េមេរារឆលោរៃ (mê rok, mê rok chhlong).
Ví dụ như, chứng bệnh HIV là triệu chứng
cho đến nay chưa có thuốc điều trị. Vì vậy, người
Khmer cũng thêm từ “mê” để chỉ chứng bệnh này
có thể sinh ra chứng bệnh khác, làm suy yếu hệ
thống miễn d ị ch của con người. Do đó, người
Khmer sử dụng từ “mê/េម” bằng cách cộng từ
“mê” trong tiếng Khmer với ngôn ngữ y học được
kí âm sang tiếng Khmer “AID” thành េអដ្ ៍, đọc
là “êchs”à េមេរារេអដ្ប៍ (mê rok êchs)
Từ "mê" liên quan đến lĩnh vực toán học
Trong lĩnh vực toán học muốn tính được phải
nhờ đến bản cửu chương. Đó là cơ sở để tìm ra con
số trong tính toán. Vì lẽ đó trong việc sử dụng từ,
người Khmer đã ghép từ “mê” và từ “lêk” để thành
từ có nghĩa là Bảng cửu chương. Đó còn mang
nghĩa là: con số cơ sở để tìm ra con số khác nên gọi
là មេលេ្ (mê lêk) bảng cửu chương. Và một điều
thú vị là nghĩa của từ “người bán số đuôi” cũng xuất
phát từ phái sinh của nghĩa từ “bảng cửu chương”.
Theo chúng tôi nghiên cứu, trong phép tính,
phép tính nhân người Khmer gọi là “mê kun”. Như
vậy, nghĩa của từ phép tính cũng được ghép bởi hai
từ, từ “mê” và từ “kun”. Nghiên cứu một cách sâu
hơn nữa, chúng ta sẽ thấy từ “mê kun” còn có rất
nhiều nghĩa như: chịu ơn, biết ơn, được ban ơn...từ
Phật mẫu. Ơn được Phật ban nhiều hay ít thì được
sư sãi gọi theo cấp số nhân lên trong toán học.
Từ "mê" để chỉ công lý
Khi nói đến những người giỏi trong việc giải
quyết vấn đề tranh chấp, hòa giải, kiện tụng,...
những người này được người Khmer gọi là “mê
thea vi”. Đây là từ vay mượn Pali-Sanskrit, để chỉ
người chuyên giải quyết sự việc tranh chấp, មេ្ារៃី
(mê thia vi) người chuyên bảo vệ quyền lợi cho bị
can hay bị cáo trước tòa.
Một từ ghép nữa khá thú vị để nói về người
hoạt động trong ngành luật như: “kar pea k’đây”
េមធារៃើ្រពារកតា ី(mê thia vi kar pea kday) luật sư bào
chữa. Từ “mê/េម” luôn xuất hiện trong văn hóa,
đời sống ở mọi lĩnh vực của tộc người Khmer. Sự
tiếp xúc trên ngữ nghĩa phái sinh của từ “mê/េម”
qua cách cấu tạo từ đồng nghĩa, từ đồng âm như
các ví dụ đã dẫn ít nhiều mang đến cho chúng ta
cách nhìn đa chiều về TXNN.
3. KẾT LUẬN
Trên thế giới vẫn còn một số rất ít dân tộc,
cộng đồng người sống biệt lập và không tiếp xúc
với cộng đồng người khác, còn lại đa số các cộng
đồng người, các dân tộc đều tiếp xúc nhau dẫn
đến giao thoa văn hoá và TXNN. Vì vậy, quá trình
TXNN của một cộng đồng trong một bối cảnh
chung có liên quan đến văn hóa, kinh tế và thậm
chí là cả phương pháp tri nhận ngôn ngữ. Đề cập
đến những vấn đề này, góc nhìn NNHTX đã cho
chúng ta cách tư duy mới mẻ.
Cách nhìn mới ấy được hai tộc người Khmer-
Việt khéo léo vận dụng. Ngôn ngữ của mỗi dân
tộc mang bản sắc văn hóa của riêng mình. Mỗi
phần bản sắc đó như một nốt nhạc trong bản hòa
âm phong phú; Việt Nam trở thành môi trường của
tiếp xúc đa ngôn ngữ và là điểm hội tụ của TXNN
giữa các dân tộc. Bài viết khẳng định TXNN là
một trạng thái được hình thành giữa các ngôn ngữ
11KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
DERIVATIVE MEANINGS OF THE WORD "MÊ/មេ" IN KHMER LANGUAGE
ON CONTACT LINGUISTICS PERSPECTIVE
VU THI MINH TRANG, DUONG THI HONG HANH, DANH MEN
Abstract: The process of language contact occurs through the evidence of meaning derivatives
among words in a certain language. This article focuses on introducing the derivative meanings of
the word “Me” in Khmer language from contact linguistics perspective. Especially, it is the habit of
cognition and ruled by the original meaning of the word “Me” in Khmer - ethnic people living in
the South. That leads to the symbolic images in life, science and culture related to the “Me” word.
These symbols by themselves demonstrate the interference and contact among languages. Living
environment evokes human’s thoughts associated with objective reality. Through that reality, we
can discover the similarities and differences of Vietnamese culture with Khmer’ ethnic culture in the
Mekong Delta.
Keywords: symbolic images, derivative meanings, language in contact, cognition
Received: 31/5/2019; Revised: 27/6/2019; Accepted: 10/8/2019
tộc người ở Việt Nam. Tuy nhiên mỗi dân tộc vẫn
giữ được nét riêng, độc đáo của dân tộc mình. Họ
cùng cộng cư trên mảnh đất phía Nam của tổ quốc
và vẫn sẽ tuân theo qui luật phổ biến ấy.
Nét nghĩa chuyển của từ “mê” đã chỉ ra cho
chúng ta sự tiếp xúc của ngôn ngữ Việt-Khmer và
ngược lại ở ĐBSCL. Thói quen sử dụng ngôn ngữ
của một hay nhiều cộng đồng người đã ảnh hưởng
qua lại lẫn nhau là nhờ tính phổ quát của tư duy
ngôn ngữ, tính phổ quát vũ trụ, tâm sinh lý con
người nên giữa các ngôn ngữ nói chung, so sánh
ngôn ngữ nói riêng, mới có hoạt động giao thoa
ngôn ngữ kỳ diệu vừa trí tuệ vừa rất độc đáo như
vậy. Và đó cũng là một nét đặc thù của nền văn hóa
các tộc người ở Việt Nam./.
Tài liệu tham khảo:
Tăng Thống Chuôn Nát. (1967). Từ điển Khmer - Khmer, quyển 1-2. Nxb Viện Phật học Campuchia.
Nguyễn Kiên Trường. (2005). Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Khoa học xã hội.
Bùi Khánh Thế. (1997). Đề cương bài giảng sau đại học, chuyên đề tiếp xúc ngôn ngữ. TP. Hồ Chí Minh: Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Asher R. E., Simpson J. (Eds.). (1994). The Encyclopedia of Language and Linguistics. Oxford: Pergamon Press.
Forbes J.F.S. (1852). Comparative of the languages of Furter India. London: W.H. Allen & Co.
Logan J.R. (1852). Ethnology of the Indopacifik Island. Journal of the Indian atchipelao II, 655-660.
Weinreich U. (1953). Languages in Contact: Findings and problems. New York: Linguistic Circle of New York.
Reprinted 1986, The Hagua: Mouton.
12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết kiến thức
và rèn luyện các kỹ năng, theo đó, dạy học ngoại
ngữ mà thiếu sự tương tác giữa người dạy – người
học – môi trường sẽ ảnh hưởng đến quá trình nắm
bắt kiến thức cũng như rèn luyện các kỹ năng sử
dụng ngôn ngữ. Với vai trò là người hỗ trợ, người
dạy cùng tham gia vào các hoạt động học tập trong
lớp học. Người dạy thông qua giáo cụ trực quan và
các thiết bị phục vụ giảng dạy hướng dẫn sinh viên
dễ dàng nắm bắt, hiểu sâu các vấn đề của bài giảng
như giới thiệu từ mới, cấu trúc ngữ pháp, thực hành
kỹ năng giao tiếp
Chất lượng đào tạo ngoại ngữ phụ thuộc rất
nhiều vào phương pháp dạy học, việc tìm ra các
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP*; NGUYỄN HOÀI THU**
*Học viện Kỹ thuật Quân sự, nguyenhongdiep1977@gmail.com
**Học viện Kỹ thuật Quân sự, nguyenhoaithu.vnnd@gmail.com
Ngày nhận bài: 20/5/2019; ngày sửa chữa: 23/6/2019; ngày duyệt đăng: 10/8/2019
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
TRỰC QUAN TƯƠNG TÁC VÀO
DẠY TIẾNG NGA CHUYÊN NGÀNH
TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Ngày nay dạy và học ngoại ngữ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) đang chuyển mạnh từ
áp dụng phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, việc
đổi mới này chủ yếu diễn ra trong giảng dạy ngoại ngữ cơ bản. Việc nghiên cứu và áp dụng các
phương pháp giảng dạy tích cực vào giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành nói chung, tiếng Nga nói
riêng vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi đề xuất
áp dụng phương pháp trực quan tương tác để dạy tiếng Nga chuyên ngành tại Học viện Kỹ thuật
Quân sự.
Từ khóa: dạy học tích cực, tiếng Nga chuyên ngành, trực quan tương tác
biện pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và
học tiếng Nga chuyên ngành tại Học viện Kỹ thuật
Quân sự (KTQS) là rất cần thiết. Vì vậy, bài viết
này trình bày về việc áp dụng phương pháp trực
quan tương tác để dạy tiếng Nga chuyên ngành tại
Học viện KTQS .
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TƯƠNG
TÁC VÀO DẠY TIẾNG NGA CHUYÊN
NGÀNH TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
2.1. Cơ sở lý luận
Phương pháp trực quan tương tác là sự kết hợp
của hai phương pháp dạy học: giảng dạy trực quan
và giảng dạy tương tác nhằm phát huy thế mạnh
13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
tổng hợp của cả hai để đạt được hiệu quả cao nhất
trong dạy học ngoại ngữ chuyên ngành (Гез Н.И.,
Фролова Г.М., 2008). Tuy nhiên, sự kết hợp này
không phải đơn thuần là phép cộng của hai phương
pháp mà là sự kết hợp chọn lọc, kế thừa và phát
triển trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trên cơ
sở phương pháp dạy học ngoại ngữ theo đường
hướng giao tiếp, áp dụng phương pháp dạy học
tích cực.
Phương pháp trực quan (visual teaching
methods) nằm trong nhóm các phương pháp lý
luận dạy học tổng hợp có thể áp dụng cho tất cả
các môn học trong quá trình giảng dạy và học tập.
Phương pháp trực quan sử dụng trực tiếp đồ vật,
hiện tượng của thể giới xung quanh hoặc những
mẫu đặc biệt (giáo trình trực quan) với mục đích
giảm nhẹ quá trình tiếp thu, ghi nhớ và sử dụngc
các kiến thức học được vào quá trình thực tiễn
(Капитонова Т.И., Шукин А.Н., 1987). Đồ dùng
trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học viên
nhớ kỹ và hiểu sâu kiến thức. Các công cụ trực
quan sinh động như hình ảnh, âm thanh, video
sẽ giúp học viên nắm bắt nội dung bài học nhanh
chóng. Hơn nữa, các hình ảnh luôn tạo cho người
học một cảm giác thích thú vì bố cục rõ ràng, sắc
màu rực rỡ và âm thanh sống động.
Trong khi đó, các hoạt động tương tác chủ đạo
như: diễn giảng tích cực, hỏi đáp theo lôgic bài
học, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai lại tạo
cơ hội cho học viên nâng cao khả năng giao tiếp và
thực hành các kỹ năng ngôn ngữ. Thay vì ngồi một
chỗ nghe giảng viên nói, học viên có thể tương tác
với thầy cô, bạn học, các thiết bị không chỉ bằng
lời nói mà thông qua các hình ảnh. Điều này tương
tự như phương pháp trực quan, thậm chí còn mạnh
mẽ hơn trực quan ở chỗ: học viên nắm vai trò chủ
động trong giờ học hơn.
Cơ sở của việc ứng dụng phương pháp giảng
dạy trực quan tương tác trong dạy học ngoại ngữ
nói chung, ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng dựa
trên kết quả nghiên cứu kết quả nghiên cứu của
Robert W. Pike (2003) đó là chúng ta chỉ nhớ được
10% những điều đã học, 20% điều đã nghe, 30%
điều đã thấy nhưng lại đến 50% điều vừa nghe vừa
thấy, 70% điều đã nói và 90% điều chúng ta vừa
nói vừa làm.
Theo Denomme & Roy (2005), tính ưu việt của
phương pháp dạy học trực quan tương tác nằm ở
chỗ: Nó đã làm tăng tính tự chủ và độc lập của
người học trong quá trình nắm bắt ngôn ngữ và phát
triển môi trường ngoại ngữ một cách tự giác. Đồng
thời phương pháp này cũng tạo cơ hội cho người
học có thể tiếp thu và thực hành ngôn ngữ một cách
trực tiếp. Trong điều kiện tiếp cận các mô hình thật
còn hạn chế thì hình ảnh mô phỏng là một công
cụ hữu hiệu để dạy học ngoại ngữ chuyên ngành.
Khác với ngôn ngữ xã hội, ngôn ngữ chuyên
ngành, đặc biệt là khoa học kỹ thuật gắn liền với
bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ minh họa và công thức
(Анопочкина Р. Х., 2013). Vì vậy, trong giờ học
nếu chỉ có các hoạt động tương tác được sử dụng,
dù tích cực đến mấy cũng không thể sinh động,
hiệu quả bằng khi chúng được minh họa bằng hình
ảnh, âm thanh thông qua các công cụ tương tác
hiện đại. Hơn nữa quá trình học tập của học viên
sẽ càng phát huy hiệu quả nếu có sự kết hợp các
giác quan và hành động tương tác liên tục. Phương
pháp giảng dạy này đặc biệt quan trọng trong dạy
học ngoại ngữ tại Việt Nam, khi mô hình lớp học
truyền thống đã tạo nên sự thụ động và hạn chế
vận dụng ngoại ngữ vì thiếu môi trường tương tác.
Trong môi trường lớp học tương tác, người học
giảm được tâm lý ngại ngùng, tăng tính chủ động
và hợp tác giữa người học với người dạy, người
học với người học, người học với phương tiện. Từ
đó, người học luyện được cách học tập và làm việc
với đồng đội và tập thể.
Tuy nhiên, phương pháp dạy học trực quan
tương tác chỉ thực hiện hiệu quả trong môi trường
dạy học đa phương tiện (Гез Н.И., Фролова Г.М.,
2008). Đó là một mô hình phòng học hiện đại được
trang bị các thiết bị như máy chiếu, máy tính, tivi,
đài, bảng phấn, hệ thống âm thanh, mạng Internet
... Tất cả các phương tiện này sẽ hỗ trợ tích cực cho
hoạt động giảng dạy và học tập của người dạy và
người học.
14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
2.2. Thực tiễn áp dụng phương pháp trực
quan tương tác vào dạy tiếng nga chuyên ngành
tại Học viện Kỹ thuật Quân sự
Trong tài liệu tiếng Nga chuyên ngành có rất
nhiều hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ (sau đây gọi tắt là
hình ảnh). Căn cứ vào đặc điểm hình ảnh (tĩnh hay
động, có chú thích hay không có chú thích, có âm
thanh hay không có ) để áp dụng các loại hình
ảnh này vào từng trình độ (cơ sở hay nâng cao),
vào dạy kiến thức ngôn ngữ hay dạy kỹ năng cho
phù hợp.
Việc học tiếng Nga chuyên ngành thông qua
hình ảnh cần được áp dụng kết hợp với giáo trình.
Ở mỗi bài, giảng viên cần chọn lọc hình ảnh phù
hợp để truyền đạt kiến thức và luyện tập để mang
lại hiệu quả cao nhất.
Tại Học viện KTQS, học phần tiếng Nga
chuyên ngành dành cho đối tượng học viên dài
hạn có thời lượng 60 tiết. Trước khi học tiếng Nga
chuyên ngành, học viên phải đạt chuẩn bậc 3 khung
năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam. Hiện tại
chúng tôi đang sử dụng các giáo trình Tiếng Nga
chuyên ngành như: tiếng Nga ngành Vũ khí-đạn,
tiếng Nga ngành Khí tài quang, tiếng Nga ngành
Rađa-sona Tất cả giáo trình được biên soạn bởi
các chuyên gia ngôn ngữ và chuyên gia chuyên
ngành của Học viện KTQS. Mỗi giáo trình gồm 10
bài, mỗi bài gồm 03 phần: thuật ngữ chuyên ngành,
cấu trúc văn phong khoa học kỹ thuật và các bài
đọc theo chuyên ngành.
Ví dụ: Sử dụng các hình ảnh sau đây để giảng
dạy bài 3, phần nhập môn “Giáo trình tiếng Nga
chuyên ngành đạn” Chủ đề: Состав и боевые
свойства комплекса 9K115 (Cấu tạo và chức năng
chiến đấu của tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115)
Hình 1. Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115
2.2.1. Dạy học từ vựng:
Thay vì chỉ đưa ra tên gọi không có hình ảnh
đi kèm như trong sách giáo khoa, chúng ta chỉ cần
chiếu các hình ảnh và giới thiệu các thuật ngữ này
theo quy trình dạy từ vựng, như thế học viên dễ
hiểu, dễ nhớ từ hơn. (Hình 2)
Пуск лёжа Пуск стоя Пуск с колена
Hình 2. Các kiểu bắn tên lửa chống tăng
15KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Để củng cố từ vựng giảng viên chiếu hình ảnh
không có chú thích. Học viên chỉ hình ảnh để nhớ
từ bằng cách đặt câu theo mẫu, hoặc yêu cầu học
viên lần lượt thay nhau lên viết chú thích tương
ứng với ảnh.
2.2.2. Dạy học ngữ pháp
Luyện tập cấu trúc:
Что – это что.
Что является чем.
Что представляет собой что.
Giảng viên đưa hình ảnh và yêu cầu học viên
luyện tập.
Ví dụ: Xem hình dưới đây và kết thúc câu theo mẫu:
Станок 9П152 – это ...
Станок 9П152 является ...
Sau đó áp dụng các hoạt động tương tác giữa
thầy với trò, trò với trò, trò với máy tính với các
hình thức làm việc theo cặp, theo nhóm lớp tiến
hành hỏi đáp để luyện tập mẫu câu với mỗi hình
ảnh tương ứng. Ví dụ: Với hình ảnh dưới đây dùng
hình thức hỏi-đáp để thực hiện:
Hình 3. Giá đỡ 3 chân
Что такой станок 9П152?
+ Станок 9П152 – это основание пускового
устройства.
+ Станок 9П152 является основанием
пускового устройства.
Với trình tự như vậy, giảng viên tiếp tục thực
hiện nội dụng bài tập với các hình ảnh sau đây.
ракета 9М115 контейнер
Hình 4. Tên lử 9M115 Hình 5. Ống phóng tên lửa
2.2.3. Rèn luyện kỹ năng
Sử dụng các hình ảnh đã có, sưu tầm thêm hình
ảnh minh họa cho các thuật ngữ mới trong bài tập
tiếp theo, giảng viên thực hiện các bài tập phát triển
kỹ năng.
16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Твёрдотопливный, реактивный двигатель Катушка проводной линии связи
2.2.4. Dạy học bài khóa
Sau khi cho học viên làm quen với từ mới, cấu trúc ngữ pháp, giảng viên chiếu hình ảnh sơ đồ tư duy
hoặc hình vẽ về nội dung bài khóa, trên cơ sở đó giới thiệu về nội dung bài khóa (đi từ tổng quát đến chi
tiết). Cách dạy này giúp học viên định hình và nắm được nội dung bài khóa nhanh hơn đồng thời tạo hứng
thú cho người học.
+ Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài khóa. Dựa trên sơ đồ, giảng viên nêu lần lượt chủ đề bài khóa, bài
khóa được chia ra thành mấy phần, nội dung trọng tâm của từng phần. Sau đó, yêu cầu học viên dựa trên
sơ đồ tư duy viết một đoạn văn ngắn về bài khóa được học.
Hình 6. Sơ đồ tư duy về các khoang trên tàu ngầm
+ Sử dụng hình vẽ sơ đồ cấu tạo để dạy bài khóa. Phương pháp này được áp dụng cho bài khóa về cấu
tạo của một bộ phận nào đó. Sau khi cho học viên làm quen với từ mới, cấu trúc ngữ pháp, giảng viên chiếu
hình ảnh sơ đồ cấu tạo rồi nêu lần lượt từng thành phần cấu tạo bao gồm: tên gọi, chức năng, vị trí. Sau đó
yêu cầu học viên dựa trên sơ đồ cấu tạo đó viết một đoạn văn ngắn hoặc kể lại toàn bộ nội dung theo yêu cầu.
17KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
2.2.5. Dạy kỹ năng nói
Giảng viên chiếu hình ảnh một bộ phận của
tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115 nào đó rồi chiếu
hình ảnh cấu tạo tổ hợp 9K115 và đặt câu hỏi: Đây
là cái gì? Hãy chỉ vị trí của nó trên sơ đồ cấu tạo tổ
hợp 9K115? Sau đó giảng viên lần lượt chiếu hình
ảnh các bộ phận khác như ống phóng, giá đỡ, tên
lửa và tiếp tục câu hỏi: Tổ hợp 9K115 được cấu
tạo từ những bộ phận nào? Cuối cùng giảng viên
để nguyên các hình ảnh trên màn chiếu, sử dụng
các hoạt động tương tác để luyện kỹ năng nói. Học
viên có thể tự kể theo từ gợi ý và hình ảnh trên
bảng, hoặc thảo luận nhóm, trong đó trước tiên yêu
cầu mỗi thành viên nói về một bộ phận của tổ hợp
9K115, sau đó kể lại toàn bộ nội dung như bài tập
yêu cầu (Các câu ví dụ trên đây hoàn toàn bằng
tiếng Nga)
Vì khuôn khổ bài báo chúng tôi chỉ miêu tả
ngắn gọn một phần bài học dạy theo phương pháp
trực quan tương tác. Lưu ý: Các hoạt động tương
tác rất đa dạng, vì vậy, giảng viên nghiên cứu lựa
chọn hoạt động cho phù hợp với yêu cầu bài giảng.
2.3. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp
trực quan tương tác vào dạy học tiếng Nga
chuyên ngành.
Để có được một bài giảng hiệu quả dạy học
theo phương pháp trực quan tương tác cần lưu ý
một số điểm sau:
- Nghiên cứu nội dung bài dạy một cách chi
tiết, xác định mục tiêu cụ thể cần đạt được, các ngữ
liệu cần truyền tải và các kỹ năng cần rèn luyện.
- Xác định những hình ảnh, âm thanh, các thiết
bị, các hình thức hoạt động tương tác cần sử dụng
trong giờ học. Sưu tầm hình ảnh, âm thanh từ nhiều
nguồn khác nhau.
- Lựa chọn các hình thức hoạt động tương tác
phù hợp với hình ảnh trực quan, thường xuyên thay
đổi để tránh nhàm chán.
Vận dụng phương pháp trực quan tương tác
vào dạy học tiếng Nga chuyên ngành thực sự mang
lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, nó đòi hỏi giảng viên
cần chuẩn bị công phu và giờ giảng phải phụ thuộc
vào yếu tố khách quan như các phương tiện máy
tính, máy chiếu
Hình 7. Sơ đồ cấu tạo tàu ngầm do học viên vẽ
18 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
APPLICATION OF VISUAL-INTERACTIVE METHODS TO TEACHING RUSSIAN
FOR SPECIFIC PURPOSES
NGUYEN HONG DIEP, NGUYEN HOAI THU
Abstract: Today in the MTA, foreign language teaching and learning is rapidly shifting from
passive traditional teaching methods to active teaching approach. However, the transition
occurs mainly in general language teaching. Application of active method to teaching languages
- particularly Russian - for specific purposes is still in the research and testing phase. Within
the scope of the article we propose to apply visual-interactive methods to teaching Russian for
specific purposes in the MTA.
Keywords: active, visual-interactive, Russian for specific purposes.
Received: 28/5/2019; Revised: 23/6/2019; Accepted: 10/8/2019
Tài liệu tham khảo:
Halliday, M.A.K. (2004). Dẫn luận ngữ pháp chức năng (An Introduction to Functional Grammar). Hoàng Văn Vân
dịch. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.
J. Denomme, M. Roy (2001). Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác. Hà Nội: Nxb Thanh niên.
Pike R.W. (2003). Creative training techniques handbook: Tips, tactics, and how-to's for delivering effective training.
Third edition. America: Publisher Human Resource Development Pr.
Авдеева И.Б. (2002). Методы обучения русскому языку иностранных учащихся инженерного профиля.
Москва: Издательство “Мир русского слова”.
Анопочкина Р. Х. (2013). Обучение русскому языку студентов-иностранцев в техническом вузе: проблемы и
решения. Москва: Издательство “Гуманитарный весник”.
Гез Н.И., Фролова Г.М. (2008). История зарубежной методики преподавания иностранных языков. Учеб.
пособие для студ. лингв. ун-тов и фак. ин. яз. пед. вузов. Москва: Издательство “Академия”.
Капитонова Т.И., Шукин А.Н. (1987). Современные методы обучения русскому языку. Москва: Издательство
“Русский язык”.
Чеснокова Н. Е. (2016). Проблемы обучения языку специальности студентов неязыковых вузов. Москва:
Издательство “Педагогика высшей школы”.
3. KẾT LUẬN
Về bản chất, phương pháp dạy học trực quan
tương tác là một chuỗi kích thích và phản ứng của
các thành tố (người dạy - người học - môi trường)
nhằm giải quyết các vấn đề truyền thụ, tiếp nhận
và sử dụng kiến thức trong hoạt động dạy học.
Phương pháp này giúp người học có thể hiểu và
tiếp thu kiến thức sâu rộng hơn. Với những ưu
điểm vượt trội của phương pháp trực quan tương
tác, học viên sẽ luôn tràn đầy cảm hứng khi học
tập và nâng cao các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một
cách nhanh chóng. Sự phối hợp tích cực của người
dạy với người học và việc khai thác triệt để các
phương tiện dạy học hiện đại đã làm cho giờ học
ngoại ngữ chuyên ngành đạt được hiệu quả mong
muốn. Mặc dù kết quả ứng dụng của phương pháp
dạy học tương tác chịu sự ảnh hưởng của nhiều
yếu tố, song bài viết vẫn muốn nhấn mạnh rằng,
việc ứng dụng phương pháp dạy học tương tác vào
giảng dạy thực sự rất cần thiết đối với việc nâng
cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy tiếng Nga
chuyên ngành tại Học viện KTQS./.
19KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngữ quân sự được xem là lớp từ vựng quan
trọng đối với học viên sĩ quan ở các trường quân
sự. Nhiệm vụ làm giàu vốn từ ngữ quân sự cho
học viên dự bị tại Trường Sĩ quan Lục quân 2 có
ý nghĩa không chỉ đối với hoạt động tiếp nhận tri
thức chuyên ngành về sau mà còn giữ vai trò then
chốt trong hình thành, phát triển năng lực giao tiếp
của người học. Trong bối cảnh hiện nay, để đáp
ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và cách thức
vận dụng lý thuyết vào quá trình dạy học, một số
kỹ thuật tích cực như khăn phủ bàn, KWL, sơ đồ
tư duy, các mảnh ghép được nhà sư phạm lựa chọn
tổ chức giờ học tiếng Việt nhằm tạo hứng thú, cải
TRẦN THỊ QUỲNH NGA*; THÁI PHƯƠNG UYÊN**
*Đại học Sư phạm Huế, ngaspth@gmail.com
**Trường Sĩ quan Lục quân 2, thaiphuonguyen79@gmail.com
Ngày nhận bài: 12/6/2019; ngày sửa chữa: 08/8/2019; ngày duyệt đăng: 20/8/2019
VẬN DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
GIÚP HỌC VIÊN DỰ BỊ TẠI TRƯỜNG SĨ QUAN
LỤC QUÂN 2 LÀM GIÀU VỐN TỪ NGỮ
QUÂN SỰ TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT
Làm giàu vốn từ ngữ quân sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm hướng tới
phát triển năng lực giao tiếp cho học viên dự bị tại Trường Sĩ quan Lục quân 2. Từ nhận hiểu về
vai trò của từ trong hoạt động giao tiếp, bài viết đề cập đến những nét đặc trưng của từ ngữ quân
sự và mục tiêu chiến lược gia tăng lớp từ vựng quân sự cho học viên sĩ quan dự bị. KWL và Khăn
phủ bàn là hai trong số các kỹ thuật dạy học tích cực được chúng tôi nghiên cứu, đề xuất lồng
ghép ứng dụng trong giờ tiếng Việt. Thông qua những mẫu thể nghiệm cụ thể, bước đầu có thể
tường minh cho quan điểm sư phạm đúng đắn về vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào tổ chức
hoạt động tiếng Việt nhằm giúp học viên tiếp nhận, hiểu để vận dụng từ khoa học, chất lượng.
Từ khoá: kỹ thuật dạy học tích cực, học viên dự bị, từ ngữ quân sự
thiện và nâng cao chất lượng làm giàu vốn từ tiếng
Việt nói riêng, phát triển các kỹ năng giao tiếp nói
chung cho học viên, sinh viên.
2. ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG MỘT SỐ
KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP
HỌC VIÊN DỰ BỊ TẠI TRƯỜNG SĨ QUAN
LỤC QUÂN 2 LÀM GIÀU VỐN TỪ NGỮ
QUÂN SỰ
2.1. Vai trò của từ ngữ quân sự với đối tượng
học viên dự bị tại trường Sĩ quan Lục quân 2
Trước hết, cần nhận hiểu một cách cơ bản về
vai trò của từ vựng trong hoạt động giao tiếp. Từ
là đơn vị cơ bản, trung tâm, là chất liệu để kiến
20 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
tạo câu – đơn vị nhỏ nhất dùng trong giao tiếp.
Một cuộc giao tiếp nhất định sẽ gắn với các nhân
tố quan trọng: đối tượng (nói/viết với ai, nói/viết
đến ai), mục đích (nói/viết để làm gì), nội dung
(nói/viết cái gì), phương thức, phương tiện (nói/
viết như thế nào, sử dụng phương tiện gì để đạt
hiệu quả). Những đối tượng được nói đến ấy chính
là thực tại đời sống khách quan, đã được con người
tri nhận và phản ánh thông qua hệ thống từ ngữ.
Nếu thiếu vốn từ, con người sẽ gặp khó khăn và
rào cản nhất định trong giao tiếp.
Từ những tri nhận về vai trò của từ vựng trong
giao tiếp, có thể bước đầu xác lập vị thế của vốn
từ ngữ quân sự đối với học viên sĩ quan nói chung,
học viên dự bị nói riêng trong nhà trường quân
đội. Là lớp từ phân loại theo tiêu chí phạm vi sử
dụng, so với từ vựng toàn dân, từ ngữ quân sự có
phạm vi hoạt động hẹp, gắn với các tình huống
giao tiếp cụ thể ở môi trường quân đội. Từ ngữ
quân sự mang đặc điểm chung của hệ thống từ
vựng tiếng Việt, đồng thời có những nét đặc trưng
riêng. Vốn từ vựng quân sự, ở một bình diện nào
đó thường được biết đến như những “thuật ngữ
quân sự”, là “bộ phận từ vựng chuyên biệt, bao
gồm toàn bộ những đơn vị có tư cách thuật ngữ,
được dùng ổn định trong lĩnh vực chuyên môn
quân sự, nhằm biểu thị chính xác các khái niệm
hoặc sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực hoạt động
quân sự hoặc chuyên môn quân sự” (Trần Thị Hà,
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, 2016). Cũng từ đặc điểm
cơ bản nói trên về phạm vi sử dụng, có thể khẳng
định vai trò quan trọng, cốt lõi của từ ngữ quân sự
tiếng Việt trong định danh, gọi tên các sự vật, hoạt
động quân sự nhằm chuyển tải chính xác các vấn
đề thuộc chuyên ngành sâu mà trên thực tế, vốn từ
vựng chung không thể đáp ứng được.
Về mặt cấu tạo, từ ngữ quân sự cũng chia thành
hai nhóm: i) từ đơn: gồm các từ được cấu tạo bởi
một hình vị, chẳng hạn như: bom, mìn, tăng, đạn,
pháo, cối, súng, mũi, hướng; ii) từ phức: gồm các
từ được cấu tạo bởi từ hai hình vị trở lên, chẳng hạn
như: binh chủng, chiến dịch, bom mìn, mìn chống
tăng, bom ba càng. Đặc điểm rõ nét nhất của vốn
từ vựng quân sự là sự thiếu vắng của từ láy. Ở một
dạng thức tồn tại đặc biệt, từ ngữ quân sự có thể
phát triển thành ngữ/tổ hợp từ cố định, chẳng hạn
như: công tác quân sự địa phương, tham mưu hậu
cần, chính sách hậu phương quân đội,... Về mặt
nội dung (cái được biểu đạt), từ ngữ quân sự biểu
đạt khái niệm quân sự và định danh, gọi tên đối
tượng, hoạt động quân sự. Nói cách khác, một từ
ngữ sẽ diễn đạt một khái niệm quân sự, tức mang
cấu trúc biểu niệm gồm nhiều nét nghĩa; chẳng
hạn, từ “vũ khí” phản ánh đặc trưng của “nhiều
đối tượng quân sự, phương tiện kỹ thuật quân
sự” “dùng để tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy các
phương tiện vật chất kỹ thuật của đối phương” (tức
là phương tiện gây hại cho địch và bảo vệ mình).
Từ vựng quân sự có những đặc trưng riêng về
nghĩa, trong đó có tính đơn nghĩa, tính chính xác,
tính cụ thể. Nếu từ ngữ thông thường biểu đạt khái
niệm theo nhiều tầng bậc khác nhau (đa số mang
tính nhiều nghĩa) gắn với nhiều lĩnh vực cuộc sống
thì từ ngữ quân sự được dùng để tường minh các
sự vật, hiện tượng, hoạt động trong lĩnh vực quân
sự và chỉ được nhận thức từ góc độ quân sự. Một
bộ phận trong số đó là từ ngữ “thuần túy quân sự”,
không có trong từ vựng thông thường, như: pháo
mặt đất, máy bay tiêm kích, tiến công trong hành
tiến, cối cá nhân, bình rèn... Bộ phận còn lại chung
về biểu vật nhưng khác từ ngữ thông thường về
biểu niệm, ví dụ: biển, vùng, vịnh, ao, hồ, đồng
bằng, miền núi, chiến tranh... Xét về biểu vật, các
từ vừa dẫn dù ở trường từ vựng nào cũng đều dùng
để gọi tên những sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan. Nhưng nếu xét về biểu niệm, ở một
trường hợp cụ thể như “đồng bằng” chẳng hạn sẽ
có những khác biệt nhất định. Ở phạm vi giao tiếp
chung, “đồng bằng” là “nơi đất thấp, bằng phẳng,
thường ở lưu vực những con sông lớn”; còn trong
từ ngữ quân sự nó biểu thị khái niệm “địa hình
trống trải, mang những thuộc tính chiến thuật nhất
định, như việc ngụy trang, triển khai đội hình, sử
dụng lực lượng, phương tiện, kèm theo đó là các
hình thức thủ đoạn, tác chiến cho phù hợp với đặc
điểm địa hình”. Hay với từ “phản công”, trong vốn
từ vựng quân sự, nó không chỉ được hiểu là “hành
21KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
động đánh lại kẻ tấn công mình” mà có nội hàm
khái niệm: “một dạng tác chiến đặc biệt của tiến
công, được tiến hành ở qui mô chiến dịch và chiến
lược”. Tất nhiên, có thể nhận thấy một điều rất rõ
ràng rằng, nghĩa của từ ngữ quân sự bao giờ cũng
được phát triển dựa trên cơ sở ý nghĩa ban đầu của
từ ngữ phổ thông. Đặc trưng riêng về cấu tạo và
nghĩa của từ ngữ quân sự tiếng Việt là những chỉ
dẫn quan trọng đối với học viên quân sự tại trường
Sĩ quan Lục quân 2, đặc biệt là học viên dự bị.
Cấu trúc phức nhưng triệt tiêu từ láy hay tính đơn
nghĩa, tường minh khẳng định vai trò của lớp từ
ngữ này trong biểu thị các vấn đề chuyên môn của
lĩnh vực quân sự. Khi có cặp đối sánh từ vựng phổ
thông - từ ngữ quân sự (như “đồng bằng”, “phản
công”), vai trò của từ ngữ quân sự tiếng Việt thể
hiện ở nét nghĩa khu biệt, ở việc biểu đạt khái niệm
riêng, gắn với thoại trường riêng.
Được sử dụng thường xuyên trong học tập,
nghiên cứu và rèn luyện quân sự, lớp từ ngữ quân
sự giữ vai trò quan trọng đối với học viên tại
Trường Sĩ quan Lục quân 2. Vai trò của từ ngữ
quân sự tiếng Việt được thể hiện rõ nét trong môi
trường huấn luyện, làm việc mang tính đặc thù,
bởi lẽ đây là lớp từ không chỉ thường xuyên hiện
diện trong hoạt động giao tiếp mà còn là chất liệu
chính của các hoạt động tương tác chuyên môn
(nghề nghiệp). Học viên dự bị đại học phần lớn
là người dân tộc thiểu số, có nhiều khó khăn cả về
điều kiện sống lẫn khả năng vận hành tiếng Việt.
Gia tăng lượng từ ngữ quân sự tiếng Việt một mặt
giúp học viên dự bị bổ sung, làm giàu vốn từ vựng,
mặt khác hỗ trợ tích cực trong diễn giải các vấn đề
về học thuật, huấn luyện. Bên cạnh đó, nắm vững
và làm chủ lớp từ vựng này còn góp phần nâng
cao hiệu quả tương tác lời nói, cải thiện trình độ
nghe, nói, đọc, viết các tài liệu chuyên môn cho
học viên. Nói cách khác, từ ngữ quân sự tiếng Việt
tham gia vào hầu hết các hoạt động giao tiếp trong
môi trường huấn luyện, học tập và sẽ là hành trang
để học viên dự bị tại trường Sĩ quan Lục quân 2
có cơ hội tiếp cận các tri thức nghề nghiệp, khẳng
định năng lực bản thân.
2.2. Vận dụng kỹ thuật KWL và kỹ thuật
khăn trải bàn giúp học viên dự bị làm giàu vốn
từ ngữ quân sự
2.2.1. Mục tiêu và cơ sở khoa học của việc
vận dụng kỹ thuật KWL, kỹ thuật khăn trải bàn
Kỹ thuật KWL và kỹ thuật khăn trải bàn (khăn
phủ bàn) được sử dụng trong giờ Tiếng Việt nhằm
gia tăng khả năng tương tác, tìm kiếm và tích luỹ
vốn từ ngữ quân sự cho học viên dự bị đại học.
Nguyên tắc cộng tác để phát triển được phát huy
đến mức tốt nhất với các kỹ thuật dạy học tích cực
này. Ngoài ra, KWL được ưu tiên lựa chọn dựa
trên một trong những cơ sở khoa học cốt lõi của
việc dạy tiếng Việt - đó là nắm vững hiểu biết về
trình độ ngôn ngữ của học viên. Từ những hiểu
biết về vốn từ ngữ quân sự (cả về lượng và chất)
gắn với một số chủ đề nhất định và những kỳ vọng
đạt được của học viên dự bị khi làm giàu vốn từ,
giảng viên có thể tổ chức, điều chỉnh quá trình dạy
học, thu nhận và xử lý hiệu quả phát triển vốn từ
vựng. Kỹ thuật khăn phủ bàn lại dựa trên nguyên
tắc cộng tác nhằm bổ sung vốn từ, hệ thống hoá
vốn từ và tích cực hoá vốn từ ngữ quân sự cho học
viên dự bị đại học.
2.2.2. Cách thức vận dụng
Vận dụng kỹ thuật KWL:
- KWL là chữ cái đầu tiên của 3 từ tiếng Anh:
K (Know) - được hiểu là "những điều đã biết”;
W (Want to know) - “những điều muốn biết”; L
(Learned) - “những điều học được”. KWL được
xem là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan
đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến
thức học được sau mỗi bài học. Về cách thức tiến
hành, học viên (sinh viên, học sinh) sẽ thực hiện
yêu cầu viết những điều đã biết về nội dung học
tập, nghiên cứu vào cột K, những mong muốn,
kì vọng đạt được vào cột W (theo bảng) khi khởi
đầu hoạt động tiếp nhận tri thức mới. Thông tin
về những gì thu nhận được sẽ được tiếp tục hoàn
thiện ở cột L sau khi học viên kết thúc những trải
nghiệm học tập.
22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
K W L
................................ ................................ ................................
Giảng viên (giảng viên) có thể dựa vào bảng
KWL để nắm bắt về trình độ của người học, những
mong đợi mà họ hướng tới trong quá trình tìm hiểu
vấn đề; đồng thời thu nhận phản hồi sau các tương
tác với tri thức mới. KWL cũng là bảng lưu trữ
thông tin cá nhân mà học viên tự hình thành để
theo dõi tiến độ nắm bắt vấn đề của bản thân một
cách chủ động, tích cực.
- Kỹ thuật KWL được chúng tôi đề xuất vận
dụng vào dạy các tri thức lý thuyết về từ ngữ quân
sự (hiểu biết ban đầu, đặc điểm cấu tạo, nghĩa
từ,...) hoặc bài tập nhận diện từ ngữ quân sự, nêu
nghĩa,... Kỹ thuật này được thực hiện theo các bước
cơ bản sau: Bước 1. Học viên cung cấp thông tin
về những điều đã biết (Know), những điều muốn
biết (Want to know); giảng viên tiếp nhận thông
tin được thể hiện trên phiếu để đánh giá bước đầu
tri thức về từ ngữ quân sự của người học; Bước 2.
Kết thúc bài học/chuỗi bài học, học viên phản hồi
bằng cách điền vào phiếu những điều đã học được
(Learn). Hoạt động dạy học cũng cần đến sự tương
tác để cùng phân tích các yếu tố trình bày trong
mỗi phần K-W nhằm giúp học viên chủ động giải
mã chính những điều mình còn băn khoăn hoặc
cho rằng mình chưa hiểu/không kiến giải được.
Trong một số trường hợp, các yếu tố của W có thể
được đề xuất để thảo luận chung, huy động học
viên cùng hợp tác giải quyết vấn đề. Kết quả ở L
dù là kết quả cá nhân hay nhóm đều cần được phân
tích, phản hồi tích cực.
Ví dụ, trong bài học “Văn bản”, bên cạnh mục
tiêu trọng tâm của giờ học là hình thành các hiểu
biết về văn bản với đặc điểm cấu trúc, tính liên
kết, tính mạch lạc..., khi tìm hiểu ngữ liệu dạy học,
giảng viên có thể tích hợp đề xuất yêu cầu “Tìm
các từ ngữ dùng trong quân sự và giải thích nghĩa
những từ anh/chị biết ở bài ca dao kháng chiến:
Em yêu, em quý quê hương
Yêu anh bộ đội lên đường hành quân
Đông Xuân anh thắng vang lừng
Quê em sôi nổi đón mừng công anh
Đánh cho Mỹ ngụy tan tành
Lời thơ tiếng hát em dành tặng anh
Cấy cày, sản xuất, đấu tranh
Anh ơi! Em quyết cùng anh diệt thù
hoặc trong văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến” của Hồ Chí Minh”. Sau đây là minh
hoạ phiếu KWL được xác lập đối với ngữ liệu “ca
dao kháng chiến”:
K W L
Từ dùng
trong
quân sự
Nghĩa từ
Từ dùng
trong
quân sự
Nghĩa từ
bộ đội
người tham
gia quân
đội
Hiểu về
nghĩa từ
và cách
dùng phù
hợp
bộ đội
Quân chủng và
các ngành chuyên
môn
đánh
hành động
chiến đấu
đánh
Các cách đánh
địch: đánh chặn,
đánh chiếm...
đấu tranh chống lại đấu tranh
- Đấu tranh chống
áp bức bóc lột
- Đấu tranh giữa
cái thiện và cái ác
Vận dụng kỹ thuật khăn phủ bàn:
- Khăn phủ bàn là kỹ thuật tổ chức các hoạt
động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa cá
nhân và nhóm. Kỹ thuật này được tiến hành theo
mô hình chia người học thành nhóm (thông thường
khoảng 4-6 thành viên) với “khăn phủ” là bảng
giấy A0. Vùng trung tâm của “khăn phủ” dành để
ghi ý kiến chung, các vùng xung quanh là nơi thể
hiện ý kiến, quan điểm cá nhân của từng thành
viên trong nhóm. Ý kiến chung sẽ được ghi nhận
nếu có tính thống nhất cao sau các hoạt động cá
nhân. Kỹ thuật này cho phép bảo lưu những phát
biểu riêng, thậm chí là trái ngược với “số đông”
ở các góc; đồng thời huy động được sự tương tác
của từng cá thể để đi đến những cách thức tiếp cận
vấn đề tương đối thống nhất trong mỗi nhóm. Mô
hình sau thể hiện rõ đặc trưng có kỹ thuật dạy học
tích cực này:
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
- Kỹ thuật khăn phủ bàn có thể được sử dụng
trong cả hoạt động lý thuyết và thực hành làm giàu
vốn từ ngữ quân sự cho học viên dự bị đại học. Các
bước cụ thể khi tổ chức thực hiện một hoạt động
làm giàu vốn từ với sự hỗ trợ của kỹ thuật khăn
phủ bàn: Bước 1. Với cơ cấu lớp học hiện nay ở
Trường Sĩ quan Lục quân 2, chia học viên thành
4 nhóm; mỗi nhóm nhận yêu cầu thực hành làm
giàu vốn từ và thể hiện ý kiến trên ô giấy A0 hoặc
bảng giấy được phân công; Bước 2. Các thành viên
xoay “khăn phủ bàn”, quan sát sản phẩm từ vựng
hoặc ý kiến của đồng đội đã trình bày ở các góc, tự
đánh giá mức độ phù hợp và thảo thuận để thống
nhất quan điểm chung; Bước 3. Hoàn thành bảng
từ/bảng thông tin bằng cách trình bày vào ô trung
tâm và chia sẻ trước lớp về kết quả.
Với kỹ thuật này, chúng tôi lấy ví dụ từ bài học
“Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Khi thực
hiện hoạt động “phân tích các nhân tố giao tiếp”,
ngoài mục tiêu xác định chính xác năm nhân tố
cơ bản của tình huống đã cho trong ngữ liệu 2 -
“Một buổi bình rèn cuối tuần” (gồm: mục đích,
đối tượng/nhân vật, nội dung, hoàn cảnh, phương
tiện), giảng viên lưu ý học viên dự bị việc tiếp
nhận, tích luỹ thêm vốn từ ngữ quân sự có ở văn
bản vì chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động học tập, huấn luyện cá nhân. Yêu cầu đặt ra
là học viên sẽ thực hiện nhanh 2 nhiệm vụ trong
thời gian 2 phút: (1) Ghi lại 3 từ ngữ quân sự tiếp
nhận được từ ngữ liệu “Một buổi bình rèn cuối
tuần”; (2) Ghi lại 1 điều bản thân học hỏi được về
cách sử dụng từ ngữ quân sự.
Ngữ liệu 2. Một buổi bình rèn cuối tuần
Tiểu đội trưởng: Tối nay, chúng ta sẽ tổ chức
bình rèn cho tuần này. Mời các đồng chí bầu cho
một đồng chí làm thư ký!
Chiến sĩ 1: Tôi bầu đồng chí Nguyễn Văn Công.
Chiến sĩ 2: Tôi cũng bầu đồng chí Nguyễn Văn
Công làm thư ký.
Tiểu đội trưởng: Các đồng chí có nhất trí đồng
chí Nguyễn Văn Công làm thư ký không?
Chiến sĩ (đồng thanh): Nhất trí!
Tiểu đội trưởng: Bây giờ, các đồng chí hãy
đứng lên tự nhận xét về ưu điểm và khuyết điểm
của mình trong tuần.
Thượng sĩ Đỗ Minh Tâm: Tôi xin tự nhận xét
ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần như
sau: Ưu điểm: Học tập và rèn luyện nghiêm túc
theo đúng chế độ, thường xuyên phát biểu xây
dựng bài. Khuyết điểm: Lau chùi vũ khí sau khi
bắn đạn thật còn chưa đảm bảo.
Tiểu đội trưởng: Cảm ơn đồng chí! Các đồng
chí có ý kiến gì đóng góp cho đồng chí Tâm không?
Thượng sĩ Lương Công Trí: Tôi xin nhất trí với
phần khuyết điểm của đồng chí Tâm đã nêu. Tôi
xin bổ sung phần ưu điểm, trong thi bắn đạn thật,
đồng chí Tâm đã đạt kết quả cao nhất đơn vị.
Tiểu đội trưởng: Còn ai có ý kiến đóng góp cho
đồng chí Tâm không?
Cả tiểu đội (đồng thanh): Hết!
(Thái Phương Uyên, 2017, tr. 4)
Theo nguyên tắc vận dụng kỹ thuật khăn phủ
bàn, ở bước 2, học viên sẽ thảo luận chốt đáp án và
ghi vào ô trung tâm, chia sẻ kết quả với giảng viên
cùng các nhóm còn lại. Sản phẩm minh hoạ cho
hoạt động này như sau:
24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Học viên A. (1) bình
rèn, vũ khí, đạn;
(2) Dùng từ dứt khoát,
rõ ràng.
Học viên B. (1) bình rèn,
vũ khí, bắn đạn thật; (2)
Chính xác, phù hợp hoàn
cảnh giao tiếp.
(1) bình rèn, bắn đạn
thật, đơn vị; (2) Dùng từ
chính xác, rõ ý, phù hợp
hoàn cảnh và đối tượng
giao tiếp.
Học viên D. (1) bình
rèn, bắn đạn thật,
đơn vị;
(2) Dùng phù hợp,
đúng cấp bậc.
Học viên C. (1) bình rèn,
đồng chí, đạn;
(2) Dùng từ ngắn gọn, rõ
ràng.
Có thể thấy, đối với môi trường đào tạo trong
quân đội, những ước định chặt chẽ về quy trình,
nội dung dạy học đòi hỏi người thầy phải có chiến
lược sư phạm hợp lý. Nếu được chỉ dẫn về cách
thức thực hiện, mỗi hoạt động vận dụng kỹ thuật
dạy học tích cực như trên có thể chỉ lồng ghép thực
hiện trong khoảng từ 7 đến 10 phút mà vẫn đảm
bảo phát triển hiệu quả vốn từ ngữ quân sự cho
học viên dự bị. Ngữ liệu trong các bài học thuộc
chương trình môn tiếng Việt dành cho học viên
dự bị khá hấp dẫn, chứa đựng lượng từ phong phú
thuộc trường từ vựng quân sự. Vì thế, dù nội dung
trọng điểm là “Văn bản” hay “Hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ” như đã dẫn ở trên, nếu biết cách
vận dụng linh hoạt, vốn từ ngữ quân sự vẫn có thể
gia tăng một cách tự nhiên và chất lượng.
3. KẾT LUẬN
Làm giàu vốn từ ngữ quân sự cho học viên dự
bị tại Trường Sĩ quan Lục quân 2 qua môn Tiếng
Việt luôn cần đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật dạy
học tích cực. Tác động kép của những kỹ thuật
như KWL, khăn phủ bàn hay các mảnh ghép, sơ
đồ tư duy thể hiện ở việc làm đầy thêm vốn từ cho
học viên, đồng thời với đẩy mạnh kỹ năng tương
tác (trong tìm kiếm nguồn học liệu, giải mã từ từ
góc độ cấu tạo và nghĩa để biết cách sử dụng). Một
số thử nghiệm bước đầu trong các bài học cụ thể
cũng đã phần nào khẳng định tính khả thi của đề
xuất lựa chọn vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực
vào quá trình giúp học viên dự bị tích luỹ vốn từ,
làm rõ nghĩa từ, hệ thống hoá và tích cực hoá vốn
từ ngữ quân sự./.
Tài liệu tham khảo:
Trần Thị Hà, Nguyễn Thị Quỳnh Thơ (2016), “Sự khác
biệt giữa thuật ngữ quân sự với những đơn vị phi
thuật ngữ quân sự”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ
Quân sự, 01, 84-89.
Jean-Marc Denommé & Madeleine Roy (2000), Tiến
tới một phương pháp sư phạm tương tác, Hà Nội:
Nxb Thanh niên.
Tổ Văn - Tiếng Việt (2007), Bài đọc chuyên ngành phần
4, Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Thái Phương Uyên (2017), Bài giảng Tiếng Việt, Hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ, Trường Sĩ quan Lục quân 2.
APPLYING ACTIVE TEACHING TECHNIQUES TO HELP RESERVE CADETS
AT THE ARMY CADET SCHOOL 2 ENRICH VIETNAMESE MILITARY VOCABULARY
TRAN THI QUYNH NGA, THAI PHUONG UYEN
Abstract: Enrichment of military words is one of the most important tasks aimed at developing the
communication capacity for preparatory students at the Army Cadet School 2. From understanding
the role of words in communication activities, the article mentions the characteristics of military
words and strategic objectives to increase military vocabulary for reserve cadets. KWL and coverlet
are two of the active teaching techniques that have been studied and proprosed in the process of
teaching and learning Vietnamese lesson. Through specific experimental models, it is possible to
explicitly demonstrate the correct pedagogical viewpoint of applying active teaching techniques into
organizing Vietnamese activities to help cadets acquire and use military words appropreately.
Keywords: active teaching techniques, preparatory students, military words
Received: 12/6/2019; Revised: 08/8/2019; Accepted: 20/8/2019
25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, tiếng Anh là ngoại ngữ chính được
đưa vào chương trình học của hầu hết các cấp học.
Tuy nhiên, phần lớn thời gian sinh viên được luyện
tập kỹ năng nói ngoại ngữ này là ở trong lớp học,
chứ không phải trong các hoạt động thường ngày.
Ngay cả trong giờ học nói, phần lớn sinh viên đều
không cảm thấy thoải mái khi sử dụng tiếng Anh.
Horwitz (1986) tin rằng, sinh viên học ngoại ngữ
e ngại việc nói tiếng Anh là do họ sợ mắc lỗi và
nghĩ rằng họ kém hơn người khác. Ngoài ra, họ
TRẦN LAN HƯƠNG*
*Đại học Thương mại, tranlanhuong17@gmail.com
Ngày nhận bài: 07/6/2019; ngày sửa chữa: 19/8/2019; ngày duyệt đăng: 25/8/2019
SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC BẢN ĐỒ TƯ DUY
ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI
KHOA TIẾNG ANH, ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
TÓM TẮT
Bản đồ tư duy là một phương pháp học tập khá phổ biến để ghi nhớ kiến thức. Ngày nay, phương
pháp này được sử dụng nhiều để trợ giúp quá trình dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh. Nghiên cứu
này là để tìm hiểu xem bản đồ tư duy có cải thiện kỹ năng nói của sinh viên hay không. Đối tượng
nghiên cứu là sinh viên của hai lớp khoa tiếng Anh năm thứ hai tại trường đại học Thương mại.
Để có được dữ liệu, người viết đã áp dụng nghiên cứu bán can thiệp và mô hình tiền kiểm - hậu
kiểm. Dựa trên dữ liệu thu được bằng cách sử dụng Ttest với Ttest cao hơn Ttable 6.23> 1.68, Ha
của nghiên cứu này đã được chấp nhận. Thêm vào đó, dữ liệu từ việc phỏng vấn 20 sinh viên của
lớp thực nghiệm cho thấy sinh viên khẳng định rằng bản đồ tư duy cải thiện khả năng nói của họ.
Vậy có thể thấy rằng, chiến lược bản đồ tư duy là một trong những chiến lược có thể được sử dụng
để cải thiện khả năng nói của sinh viên.
Từ khoá: bản đồ tư duy, chiến lược, kỹ năng nói
cũng không có ý tưởng khi nói trước nhiều người
và không biết cách truyền đạt ý kiến của mình tới
người nghe một cách hiệu quả khi phải sử dụng
ngoại ngữ. Vì vậy, họ thường có xu hướng lặp đi
lặp lại nhiều từ khiến người nghe khó có thể nắm
bắt được ý mà họ muốn diễn tả hoặc sự lo lắng
khiến họ thu mình và không thích bị gọi lên nói và
phát biểu bằng ngoại ngữ.
Để giải quyết vấn đề này, bản đồ tư duy là một
trong nhiều chiến lược đang ngày càng trở nên phổ
biến trong việc dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh.
26 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Buzan (2005) cho rằng bản đồ tư duy là một cách
hiệu quả để sinh viên nhớ những gì họ đã đọc và
nhớ lại một cách dễ dàng khi họ cần. Chiến lược
này sẽ giúp sinh viên nói hoặc trình bày ý tưởng
của họ trước lớp một cách dễ dàng. Để tìm hiểu
xem liệu phương pháp này có hiệu quả đối với
người học hay không, đã có rất nhiều nghiên cứu
trên thế giới và ở Việt Nam chỉ ra tính hiệu quả
của bản đồ tư duy đối với việc dạy và học ngôn
ngữ, chủ yếu là kỹ năng viết của các cấp, từ cấp 1
cho tới hết cấp 3. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu
về phương pháp bản đồ tư duy đối với việc dạy và
học kỹ năng nói của sinh viên bậc đại học ở Việt
Nam. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiên nghiên cứu
này để khảo sát tác động của phương pháp bản đồ
tư duy đối với việc phát triển kỹ năng nói của sinh
viên năm 2 khoa tiếng Anh tại Đại học Thương
mại với giả thuyết “Phương pháp bản đồ tư duy
có hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói của
sinh viên”.
2. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
2.1. Bản chất của bản đồ tư duy
Buzan (1991) cho rằng, bản đồ tư duy là một
sơ đồ được sử dụng để thể hiện các từ, ý tưởng,
nhiệm vụ hoặc các mục khác nhau. Chúng được
liên kết và sắp xếp theo hướng xuyên tâm xung
quanh một từ hoặc ý chính quan trọng. Bản đồ tư
suy sẽ được sử dụng để hình dung, sắp xếp và phân
loại ý tưởng.
Cùng quan điểm với Buzan (1991), Budd
(2003) định nghĩa bản đồ tư duy là một công cụ tổ
chức đồ họa, trong đó, ý tưởng chính và ý tưởng
phụ được thể hiện dưới dạng các nhánh nhỏ đi ra
từ các nhánh lớn hơn. Nó là một công cụ trực quan
có thể được sử dụng để tạo ý tưởng, ghi chú, sắp
xếp suy nghĩ và phát triển các khái niệm.
Với những định nghĩa về bản đồ tư duy như
vậy, Murley (2007) khẳng định, bản đồ tư duy là
một công cụ hiệu quả để tạo ra ý tưởng. Để tạo bản
đồ tư duy, mọi người thường bắt đầu ở giữa trang
để vẽ chủ đề trung tâm hoặc ý chính. Sau đó, phát
triển chủ đề trung tâm theo các hướng để tạo ra
một sơ đồ bao gồm các từ khóa, khái niệm, sự kiện
và thông tin. Hơn nữa, bản đồ tư duy hiển thị ý
tưởng trong một khung quan hệ, với chủ đề chính
ở trung tâm và các chủ đề phụ xung quanh mỗi chủ
đề chính. Bản đồ tư duy có thể được tạo bằng giấy
và bút hoặc sử dụng một trong nhiều ứng dụng
máy tính (Murley, 2007).
Như vậy, có thể nói, bản đồ tư duy là một
phương pháp trình bày ý tưởng bằng giản đồ ý,
tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình,
trong đó, các đối tượng liên hệ với nhau bằng các
đường nối. Phương pháp này giúp bộ não phát huy
tối đa khả năng ghi nhớ, các dữ liệu được ghi nhớ
và nhìn nhận một cách dễ dàng nhanh chóng hơn.
2.2. Đặc điểm của bản đồ tư duy
Theo Budd (2003), có bốn đặc điểm chính của
bản đồ tư duy:
a. Mỗi bản đồ tư duy có một điểm bắt đầu chứa
chủ đề hoặc ý tưởng chính nằm ở trung tâm. Điểm
trung tâm trong bản đồ tư duy có thể được minh
hoạ bằng hình ảnh để có thể giúp não bộ tạo ra ý
tưởng dễ dàng hơn.
b. Các ý tưởng của bản đồ tư duy được chia ra
thành các nhánh đi ra từ chủ đề trung tâm. Kích
thước của các nhánh là khác nhau và các liên từ có
thể được sử dụng để thể hiện các mối quan hệ với
chủ đề chính.
c. Cấu trúc cơ bản của bản đồ tư duy là một hệ
thống các ý tưởng được liên kết chặt chẽ với nhau.
d. Mỗi nhánh có từ khóa hoặc hình ảnh màu
sắc kết nối với nhau. Theo Budd (2003), bản đồ
tư duy truyền thống thường thiếu màu sắc trong
khi việc sử dụng màu sắc rất quan trọng trong việc
tạo ra các bản đồ tư duy. Đặc biệt, nhiều bản đồ
tư duy sử dụng các màu khác nhau cho mỗi chủ
đề chính để trợ giúp trong việc tổ chức các chủ đề
khác nhau.
27KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
2.3. Ưu điểm của bản đồ tư duy đối với kỹ
năng nói
Khi phân tích ưu điểm của phương pháp bản
đồ tư duy này trong việc dạy và học nói, Murley
(2007) giải thích rằng, thiết kế tỏa ra của bản đồ
tư duy giữ cho chủ đề nói đứng ở vị trí trung tâm
so với các chủ đề phụ của nó. Với sự sắp xếp như
vậy, người học khi nói luôn luôn tập trung vào chủ
đề chính, tránh lạc đề và thấy được rõ ràng mối
liên hệ giữa các ý với nhau giúp cho bài nói được
trình bày một cách lôgic và mạch lạc hơn. Hơn
nữa, định dạng thú vị và thu hút cho mắt và não
của bản đồ tư duy sẽ kích thích sự sáng tạo của
sinh viên khi hình thành bài nói của mình. Sinh
viên dễ dàng nhớ và bao quát được tất cả các ý của
phần nói, vì bản đồ tư duy cho phép hiển thị tất cả
ý liên quan đến chủ đề nói trên cùng một sơ đồ,
với các từ khóa và kết nối được biểu thị bằng hình
ảnh, biểu tượng và màu sắc. Như vậy, bản đồ tư
duy không chỉ giúp sinh viên sáng tạo, mà còn thu
hút sự chú ý của sinh viên để sinh viên có thể làm
tốt hơn phần nói của mình.
Thêm vào đó, Murley (2007) khẳng định rằng,
bản đồ tư duy là rất dễ hiểu và rất hiệu quả cho
việc chuẩn bị kỹ năng nói. Điều này có lợi cho sinh
viên vì nó tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả khi
học kỹ năng nói. Bản đồ tư duy đặc biệt hữu ích
cho những người học trực quan mạnh mẽ. Đây là
những người tiếp thu thông tin tốt hơn khi nó được
trình bày qua sơ đồ và các phương tiện trực quan
tương tự hơn là học thông qua các văn bản.
Cũng cùng quan điểm với Murley, Pramono
(2013) khẳng định rằng, bản đồ tư duy được sử
dụng để nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng
nói. Pramono (2013) cho rằng, chiến lược bản đồ
tư duy có thể giúp sinh viên cải thiện khả năng nói
ở một số khía cạnh, như phát âm, từ vựng, sự rõ
ràng và tự nhiên của lời nói, và hoàn thành nhiệm
vụ và kỹ năng giao tiếp. Người học kỹ năng nói
tiếng Anh thấy nó hữu ích như một công cụ trực
quan minh họa hỗ trợ quản lý suy nghĩ, định hướng
học tập và tạo kết nối, vì bản đồ tư duy cho phép
sinh viên tổ chức tốt hơn, ưu tiên và tích hợp tài
liệu được trình bày trong một khóa học nói. Nhờ
có bản đồ tư duy, sinh viên có thể tự tin hơn khi
nói tiếng Anh.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc sử dụng
bản đồ tư duy là một chiến lược để phát huy hết
khả năng tư duy của bộ não để nâng cao hiệu quả
học kỹ năng nói, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy
phân tích phản biện và khả năng ghi nhớ.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
50 sinh viên năm thứ hai của 2 lớp Khoa tiếng
Anh của Đại học Thương mại đã tham gia vào
nghiên cứu. Những sinh viên này đã vượt qua
kỳ thi tuyển sinh quốc gia và hầu hết đều tham
gia kỳ thi tuyển sinh bằng tiếng Anh năm 2017.
Trình độ của sinh viên khoảng từ tiền trung cấp
đến trung cấp được chứng minh bởi thực tế là họ
đã học tiếng Anh ít nhất 3 năm tại trường trung học
và một năm ở đại học cũng như kết quả kỹ năng
nói của năm đầu tiên của sinh viên ở trường đại
học. Lớp thứ nhất bao gồm 23 sinh viên, lớp thứ 2
gồm 27 sinh viên. Giáo trình cả hai lớp đang học
là The Business - Intermediate by Paul Emmerson
và John Allison, 2007, nhà xuất bản Macmillan.
Nghiên cứu không chọn sinh viên năm nhất
làm đối tượng nghiên cứu, vì với sinh viên năm
thứ nhất, môi trường và cách học của bậc đại học
vẫn còn mới mẻ và nhiều khác biệt so với các cấp
học dưới, đặc biệt là kỹ năng nói - một kỹ năng
không được chú ý và luyện tập nhiều trước khi vào
đại học. 50 sinh viên năm thứ hai này đã có một
năm đầu tiên ở trường đại học, nói cách khác đã
có thời gian trải nghiệm và làm quen với phương
pháp mới ở trường đại học. Nhờ đó, những sinh
viên này có thể thấy được tầm quan trọng của kỹ
năng nói cũng như đã phát triển kỹ năng nói cơ
bản. Trải nghiệm học kỹ năng nói của sinh viên sẽ
cho phép sinh viên có cái nhìn rõ hơn về kỹ năng
nói của họ và mang đến kết quả có tính tin cậy hơn
cho nghiên cứu.
28 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
3.2. Cách thức thu thập số liệu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong
nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm để kiểm định giả thuyết nghiên cứu được
đặt ra là: Bản đồ tư duy không cải thiện kỹ năng
nói của sinh viên. Mô hình thực nghiệm được sử
dụng trong các nghiên cứu nhân quả để đánh giá
tác động của một yếu tố lên yếu tố khác.
Nghiên cứu bắt đầu với việc lựa chọn người
tham gia. Nghiên cứu lấy hai lớp làm mẫu: một lớp
đối chiếu gồm 23 sinh viên và một lớp thực nghiệm
gồm 27 sinh viên. Tác giả thực hiện nghiên cứu
trực tiếp tiến hành việc dạy, thực hiện tiền kiểm
và phỏng vấn hai lớp thực nghiệm và đối chiếu.
Việc thực hiện hậu kiểm sẽ được thực hiện bởi
một giảng viên là tiến sĩ có thâm niên giảng dạy
18 năm tại trường. Như vậy, phương pháp nghiên
cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương
pháp nghiên cứu bán thực nghiệm.
3.2.1. Kiểm tra tiền kiểm-hậu kiểm
Quy trình với lớp thực nghiệm: 5 buổi học
1. Buổi học đầu tiên: Tác giả vào lớp và giới
thiệu bản thân với sinh viên, đồng thời giải thích
về mục đích nghiên cứu. Sau đó, để biết thêm về
khả năng nói của sinh viên, tác giả tiến hành bài
tiền kiểm và cho điểm kỹ năng nói của sinh viên.
Mỗi sinh viên có thời gian khoảng 3-5 phút để nói
về chủ đề “Describe a holiday you recently had”
trước lớp.
2. Buổi học thứ 2: Tác giả điểm danh, sau đó
giải thích cho sinh viên về phương pháp học sử
dụng bản đồ tư duy, đưa ra ví dụ về bản đồ tư duy
và hướng dẫn sinh viên thực hành bản đồ tư duy
cơ bản với các chủ đề tương đối dễ và quen thuộc
với sinh viên.
3. Buổi học thứ 3: Sau khi điểm danh, tác giả
dạy sinh viên phát triển bản đồ tư duy với các chủ
đề ở buổi số 2, cách hình thành các ý tưởng chi tiết
hơn, cách truyền đạt các ý tưởng một cách có tổ
chức bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy. Sau đó sinh
viên nói theo cặp, thảo luận theo nhóm kết hợp
sử dụng bản đồ tư duy trong tất cả các hoạt động
này để chuẩn bị cho phần nói của mình. Sinh viên
trong lớp sẽ đứng lên thuyết trình bản đồ tư duy
của mình trước lớp.
4. Buổi học thứ 4: Sau khi ôn tập lại cách phát
triển bản đồ tư duy, tác giả hướng dẫn thêm cho
sinh viên về các kỹ thuật khác khi hình thành bản
đồ tư duy như sử dụng màu để làm nổi bật những
từ khoá trong bản đồ tư duy để giúp cho sinh viên
có thể nhớ các ý tưởng dễ dàng hơn đồng thời hỗ
trợ sinh viên khi nói được trôi chảy và có tổ chức
hơn. Cuối buổi học, giảng viên yêu cầu sinh viên
về nhà làm bản đồ tư duy đối với chủ đề “Summer
holiday”.
5. Buổi thứ 5: Sinh viên được yêu cầu lên trình
bày trước lớp về chủ đề “Describe a holiday you
recently had” giống với buổi thứ nhất, nhưng lần
này sinh viên trình bày dựa trên bản đồ tư duy mà
họ đã chuẩn bị trước ở nhà. Kết quả của bài hậu
kiểm này có thể cho thấy liệu sinh viên có sự tiến
bộ nào đối với kỹ năng nói khi họ sử dụng phương
pháp học sử dụng bản đồ tư duy hay không.
Quy trình với lớp đối chiếu: 3 buổi học
1. Buổi học đầu tiên: Tác giả vào lớp và giới
thiệu bản thân với sinh viên, đồng thời giải thích
về mục đích nghiên cứu. Sau đó, để biết thêm về
khả năng nói của sinh viên, tác giả tiến hành bài
tiền kiểm và cho điểm kỹ năng nói của sinh viên.
Mỗi sinh viên có thời gian khoảng 3-5 phút để nói
về chủ đề “Summer holiday” trước lớp.
2. Buổi học thứ 2: Sinh viên trong lớp đối chiếu
sẽ học theo giáo án bình thường, bao gồm các hoạt
động nói cá nhân, nói theo cặp, thảo luận theo
nhóm với chủ đề “Describe a holiday you recently
had” nhưng không sử dụng chiến lược bản đồ tư
duy cho việc dạy và học.
3. Buổi học thứ 3: Sinh viên được yêu cầu lên
trình bày trước lớp về chủ đề “Describe a holiday
you recently had” giống với buổi thứ nhất trong
vòng 3-5 phút. Kết quả của bài hậu kiểm này sẽ
29KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
được so sánh với kết quả hậu kiểm của lớp thực
nghiệm để xem có sự khác biệt nào không giữa
hai lớp.
Bảng đánh giá khả năng nói của sinh viên
được lấy từ David P. Harris (2007) trong cuốn sách
“Testing English as a second language”
Bảng 1. Bảng đánh giá kỹ năng nói của David
P. Harris (2007)
Tiêu
chí
Điểm Đặc điểm đánh giá
Mức
độ lưu
loát
25
20
15
10
Nói mạch lạc, trôi chảy, ít khi bị vấp.
Nói khá trôi chảy, thỉnh thoảng còn bị vấp
Nói chưa trôi chảy, bị vấp nhiều
Nói không trôi chảy
Từ
vựng
25
20
15
10
Sử dụng vốn từ chính xác và rất phong phú
Sử dụng vốn từ chính xác và khá phong phú
Sử dụng vốn từ chính xác nhưng chưa phong phú
Sử dụng vốn từ không chính xác và không phong phú
Hiểu
đề tài
25
20
15
10
Không gặp khó khăn gì trong việc hiểu đề tài
Hiểu phần lớn đề tài và còn lặp từ và cấu trúc nhiều
Chưa nắm chắc đề tài được hỏi
Hầu như không hiểu đề tài
Phát
âm
25
20
15
10
Phát âm chuẩn, rõ ràng và dễ hiểu
Rõ ràng, dễ hiểu nhưng còn giọng địa phương
Phát âm chưa chuẩn nhưng có thể hiểu được
Phát âm không chuẩn
Phiếu đánh giá này được sử dụng để đo lường
khả năng nói của sinh viên trong bài kiểm tra tiền
kiểm và bài kiểm tra hậu kiểm. Điểm cao nhất là
100 điểm và điểm thấp nhất là 40 điểm. Khi phân
tích dữ liệu được thu thập từ bài kiểm tra, người
viết đã sử dụng kiểm định sự khác biệt trung bình
bằng phương pháp Kiểm định Ttest với hai mẫu
độc lập.
3.2.2. Phỏng vấn
Phỏng vấn được thực hiện với 20 sinh viên,
trong đó có 7 sinh viên đạt điểm cao nhất, 7 sinh
viên có điểm số trung bình và 6 sinh viên có điểm
thấp nhất. Dữ liệu thu được từ những buổi phỏng
vấn này được phân tích nhằm mang đến cái nhìn
sâu hơn về 2 chủ đề: 1) Sinh viên gặp khó khăn gì
trong việc phát triển kỹ năng nói và 2) Sinh viên
nhận thức như thế nào về phương pháp biểu đồ tư
duy đối với việc phát triển kỹ năng nói.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu bán thực nghiệm
4.1.1. Giá trị trung bình
Kết quả của bài kiểm tra tiền kiểm của 2 lớp
(lớp đối chiếu và lớp thực nghiệm) được thể hiện
trong bảng số liệu sau:
Bảng 2. Kết quả tiền kiểm của lớp đối chiếu
và lớp thực nghiệm
STT
Lớp đối chiếu Lớp thực nghiệm
Tên viết tắt Tiền kiểm Tên viết tắt Tiền kiểm
1 BA 55 TA 55
2 HA 65 PA 50
3 TA 65 NB 55
4 DA 40 ND 40
5 TC 55 MD 45
6 HG 50 NH 70
7 NH 50 HH 45
8 TH 60 TH 60
9 TL 45 NH 50
10 ML 60 VH 50
11 TL 55 HL 55
12 HL 65 CM 45
13 TM 65 TM 50
14 KN 40 MN 45
15 TN 50 PN 70
16 HN 55 HN 60
17 CN 40 NQ 55
18 DP 70 PT 50
19 KP 70 TT 60
20 VP 75 KT 40
21 BQ 55 QT 75
22 LQ 45 NT 65
23 DQ 55 MU 40
24 HY 65
25 KY 75
26 MY 65
27 TY 60
Điểm thấp
nhất
40 40
Điểm cao
nhất
75 75
30 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giá trị trung bình của lớp đối chiếu của bài
kiểm tra tiền kiểm: X= 56,06
Giá trị trung bình của lớp thực nghiệm của bài
kiểm tra tiền kiểm: X= 54,72
Kết quả của bài kiểm tra hậu kiểm của 2 lớp
(lớp thực nghiệm và lớp đối chiếu) được thể hiện
trong bảng số liệu sau:
Bảng 3. Kết quả hậu kiểm của lớp đối chiếu
và lớp thực nghiệm
STT
Lớp đối chiếu Lớp thực nghiệm
Tên viết tắt Hậu kiểm Tên viết tắt Hậu kiểm
1 BA 60 TA 65
2 HA 70 PA 60
3 TA 60 NB 70
4 DA 40 ND 60
5 TC 55 MD 60
6 HG 60 NH 85
7 NH 45 HH 55
8 TH 65 TH 75
9 TL 60 NH 60
10 ML 50 VH 70
11 TL 60 HL 65
12 HL 65 CM 50
13 TM 45 TM 70
14 KN 55 MN 65
15 TN 65 PN 80
16 HN 45 HN 75
17 CN 55 NQ 70
18 DP 65 PT 65
19 KP 60 TT 75
20 VP 70 KT 50
21 BQ 50 QT 90
22 LQ 50 NT 80
23 DQ 60 MU 45
24 HY 80
25 KY 90
26 MY 75
27 TY 75
Điểm thấp
nhất
40 40
Điểm cao
nhất
75 75
Giá trị trung bình của lớp đối chiếu của bài
kiểm tra hậu kiểm: X= 57,11
Giá trị trung bình của lớp thực nghiệm của bài
kiểm tra hậu kiểm: X= 69,05
4.1.2. Kiểm định giả thuyết
H0: Bản đồ tư duy không cải thiện kỹ năng nói
của sinh viên
Ha: Bản đồ tư duy có thể cải thiện kỹ năng nói
của sinh viên
Giả thuyết Ha sẽ được chấp nhận nếu Ttest
> Ttable, nếu không giả thuyết H0 sẽ được chấp
nhận. (xem bảng 4)
Giá trị trung bình của biến X và Y:
Tìm độ lệch chuẩn của hai biến X và Y:
Tính sai số chuẩn của độ lệch trung bình giữa
biến X và Y:
31KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Bảng 4. Bảng so sánh kết quả tiền kiểm hậu kiểm của lớp đối chiếu và lớp thực nghiệm
STT
Thực nghiệm Đối chiếu
Hậu kiểm –
Tiền kiểm (X)
Hậu kiểm –
Tiền kiểm (Y)
X2 Y2
Tiền kiểm Hậu kiểm Tiền kiểm Hậu kiểm
1 55 65 55 60 10 5 100 25
2 50 60 65 70 10 5 100 25
3 55 70 65 60 15 -5 225 25
4 40 60 40 40 20 0 400 0
5 45 60 55 55 15 0 225 0
6 70 85 50 60 15 10 225 100
7 45 55 50 45 10 -5 100 25
8 60 75 60 65 15 5 225 100
9 50 60 45 60 10 15 100 225
10 50 70 60 50 20 -10 400 100
11 55 65 55 60 10 -5 100 25
12 45 50 65 65 5 0 25 0
13 50 70 65 45 20 -20 400 400
14 45 65 40 55 20 15 400 225
15 70 80 50 65 10 15 100 225
16 60 75 55 45 15 -10 225 100
17 55 70 40 55 15 15 225 225
18 50 65 70 65 15 -5 225 25
19 60 75 70 60 15 -10 225 100
20 40 50 75 70 10 -5 100 25
21 75 90 55 50 15 -5 225 25
22 65 80 45 50 15 5 225 25
23 40 45 55 60 5 5 25 25
24 65 80 15 225
25 75 90 15 225
26 65 75 10 100
27 60 75 15 225
Nx= 27 Ny= 23 ∑ 365 ∑20 ∑5375 ∑2050
Xác định Ttable
Df = (NX + NY) - 2
= (27 + 23) - 2 = 48
Giả thuyết của nghiên cứu này đã sử dụng
Ttable ở mức đáng kể là α = 0,05. Theo bảng
Ttable thì giá trị của phân phối chuẩn ở mức 48 là
1,68. Vậy Ttest = 6,23> Ttable = 1,68
à Giả thuyết H0 bị bác bỏ, giả thuyết Ha được
chấp nhận.
32 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
4.2. Phỏng vấn
4.2.1. Những khó khăn của sinh viên trong
việc phát triển kỹ năng nói
Khi trả lời câu hỏi đánh giá về khả năng thực
hành kỹ năng nói tiếng Anh, chỉ có 5% sinh viên tự
tin khẳng định mình có thể giao tiếp tốt bằng tiếng
Anh, 28% số sinh viên khảo sát có kỹ năng nói khá,
51% sinh viên tự đánh giá kỹ năng nói trung bình,
chỉ có 16% sinh viên thừa nhận nói tiếng Anh kém.
Có 42% số sinh viên được khảo sát đánh giá
rằng, nói là kỹ năng mà sinh viên gặp nhiều khó khăn
nhất trong việc học tập, tiếp theo là kỹ năng nghe
(30%), kỹ năng viết (21%) và kỹ năng đọc (7%).
Có nhiều nguyên nhân làm cho sinh viên đánh
giá kỹ năng nói là khó nhất như: nền tảng từ vựng
ít, khả năng vận dụng ngữ pháp chưa linh hoạt, việc
rèn luyện chưa được chú trọng và thường xuyên.
Kỹ năng nói cũng là kỹ năng mà sinh viên khó tự
đánh giá mức độ tiến bộ của bản thân, vì không
có đáp án chính xác như kỹ năng nghe, đọc, viết.
Muốn nhận ra sự tiến bộ, rõ ràng sinh viên cũng phải
trải qua một thời gian luyện tập lâu dài và kiên trì.
4.2.2. Nhận thức của sinh viên về phương
pháp biểu đồ tư duy đối với việc phát triển kỹ
năng nói.
Tất cả 20/20 sinh viên đều trả lời “chưa bao
giờ” khi được hỏi “Bạn đã bao giờ nghe nói đến hay
thực hành bản đồ tư duy trong việc học tiếng Anh
hay bất kì môn học nào khác trước đây chưa?”. Tuy
nhiên, có tới 18/20 sinh viên tin rằng, sử dụng bản
đồ tư duy thực sự giúp họ cải thiện kỹ năng nói,
bởi chiến lược này giúp họ hình thành và tổ chức ý
tưởng, mở rộng vốn từ và tự tin trình bày trước lớp
một cách trôi chảy. 18/20 sinh viên này khẳng định,
họ sẽ sử dụng bản đồ tư duy cho các phần trình bày
của mình trước lớp sau này.
Khi được hỏi “Bạn có gặp khó khăn gì khi sử
dụng bản đồ tư duy không?”, 14/20 sinh viên vẫn
cảm thấy họ gặp một số khó khăn khi sử sụng bản
đồ tư duy như việc thiếu ý tưởng, quên mất họ đã
viết gì trong bản đồ tư duy, lo lắng khi diễn đạt ý
tưởng bằng bản đồ tư duy do họ chưa thực sự có
sự chuẩn bị bản đồ tư duy kỹ càng. Tuy nhiên sinh
viên cho rằng họ sẽ quen phương pháp này hơn và
khắc phục được những khó khăn này một cách dễ
dàng nếu họ được luyện tập với nó nhiều hơn nữa
5. KẾT LUẬN
Mục đích của nghiên cứu này là điều tra việc
sử dụng chiến lược bản đồ tư duy để cải thiện khả
năng nói của sinh viên. Dữ liệu để trả lời câu hỏi
nghiên cứu và giả thuyết của nghiên cứu này đã
được thu thập thành công.
Kết quả của bài kiểm tra tiền kiểm cho thấy, giá
trị trung bình của lớp đối chiếu là 56,06 cao hơn
giá trị trung bình của lớp thực nghiệm 54,72. Dù sự
chênh lệch là không lớn nhưng vẫn có thể có nhận
xét chung rằng, khả năng nói tiếng Anh của lớp
thực nghiệm là không tốt bằng lớp đối chiếu.
Sau 5 buổi học, lớp thực nghiệm được học theo
chiến lược bản đồ tư duy trong khi lớp đối chiếu
không được học theo phương pháp này, cả hai lớp
thực hiện bài kiểm tra nói hậu kiểm. Kết quả của
bài kiểm tra số 2 cho thấy giá trị trung bình điểm
số của lớp đối chiếu là 57,11, tức là đã tăng lên
so với kết quả bài kiểm tra số 1 tuy nhiên lại thấp
hơn nhiều so với giá trị trung bình bài kiểm tra số
2 của lớp thực nghiệm. Giá trị trung bình của lớp
thực nghiệm ở bài kiểm tra số 2 là 69,05, cho thấy
sự tiến bộ đáng kể trong kỹ năng nói của sinh viên
khi học và thực hành theo chiến lược bản đồ tư duy.
Kết quả cho thấy rằng, sử dụng chiến lược bản
đồ tư duy đã cải thiện khả năng nói của sinh viên.
Nó phù hợp với kết quả kiểm định Ttest khi giả
thuyết H0: Bản đồ tư duy không cải thiện kỹ năng
nói của sinh viên bị bác bỏ. Nói cách khác, việc sử
dụng bản đồ tư duy như một chiến lược trong việc
dạy kỹ năng nói tiếng Anh sẽ cải thiện kỹ năng nói
của sinh viên.
Theo dữ liệu từ phân tích phỏng vấn, hầu hết
tất cả các sinh viên đều có phản ứng tích cực đối
với chiến lược bản đồ tư duy để cải thiện khả năng
nói của họ. Sinh viên dễ dàng sắp xếp ý tưởng của
mình, họ có được vốn từ vựng mới và nhận thấy
rằng họ nói trôi chảy hơn. Nhìn chung, sinh viên
khẳng định rằng, chiến lược bản đồ tư duy đã hỗ
trợ họ cải thiện khả năng nói./.
33KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Tài liệu tham khảo:
Al-Jarf, R. (2011). Teaching spelling s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khnnqs_21_9_2019_2103_2171703.pdf