Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệ

Tài liệu Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệ: 50 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0023 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 50-62 This paper is available online at SỰ CHUẨN BỊ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CHO SINH VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thu Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bước tiến nhảy vọt về công nghệ thông tin (ICT) đã làm thay đổi sứ mệnh và mục tiêu của giáo dục trong thời đại mới, đặc biệt là thay đổi vai trò của người giáo viên. Theo đó, để trở thành một người giáo viên trong thời đại 4.0, bên cạnh phẩm chất và năng lực cốt lõi như phẩm chất công dân toàn cầu, sáng tạo và sáng nghiệp, tư duy phản biện, hợp tác, học tập suốt đời, giao tiếp thì cần phải có năng lực ICT. Năng lực ICT có vai trò quan trọng, giúp giáo viên có thể khai thác, kết nối và dạy học trong một môi trường thực tế ảo. Điều n...

pdf13 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0023 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 50-62 This paper is available online at SỰ CHUẨN BỊ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CHO SINH VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thu Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bước tiến nhảy vọt về công nghệ thông tin (ICT) đã làm thay đổi sứ mệnh và mục tiêu của giáo dục trong thời đại mới, đặc biệt là thay đổi vai trò của người giáo viên. Theo đó, để trở thành một người giáo viên trong thời đại 4.0, bên cạnh phẩm chất và năng lực cốt lõi như phẩm chất công dân toàn cầu, sáng tạo và sáng nghiệp, tư duy phản biện, hợp tác, học tập suốt đời, giao tiếp thì cần phải có năng lực ICT. Năng lực ICT có vai trò quan trọng, giúp giáo viên có thể khai thác, kết nối và dạy học trong một môi trường thực tế ảo. Điều này đặt ra vấn đề với các trường sư phạm làm sao để đào tạo được năng lực ICT cho sinh viên khi ra trường họ có thể làm tốt chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trong thời đại 4.0. Bài báo sẽ bàn luận về nội dung này với ba trọng tâm chính đó là: tìm hiểu về năng lực ICT; phân tích kinh nghiệm điển hình của các nước trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương về xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực ICT cho sinh viên sư phạm và đối chiếu kinh nghiệm của các nước trong khu vực để xem hiện nay các trường ĐHSP ở Việt Nam đã chuẩn bị đến đâu trong việc phát triển năng lực ICT cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khoá: Năng lực ICT, cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo giáo viên, sinh viên sư phạm. 1. Mở đầu Cách mạng công nghiệp 4.0 mà điển hình là sự bùng nổ của công nghệ thông tin (ICT) đã làm thay đổi sứ mệnh và mục tiêu của giáo dục trong thời đại mới, đặc biệt là thay đổi vai trò của người giáo viên. Trong thời đại mới, vai trò giáo viên thay đổi từ địa vị của người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập, đồng thời cũng là người giải quyết được các vấn đề xúc cảm và xã hội tác động đến việc học của trò; sẵn sàng tạo ra sự thay đổi khi việc học tập đó ngừng trệ. Chính những thay đổi đó dẫn đến công tác đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm cần được nhìn nhận lại và đưa ra những bước đi phù hợp đáp ứng được công cuộc đổi mới này. Trong hai thập kỉ qua, các nghiên cứu [1] chỉ ra rằng, đào tạo giáo viên là một điểm Ngày nhận bài: 19/2/2019. Ngày sửa bài: 12/3/2019. Ngày nhận đăng: 20/3/2019. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Hà. Địa chỉ e-mail: nguyenthuha.hnue@gmail.com Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin 51 đầu vào quan trọng để đưa công nghệ thông tin vào hệ thống giáo dục và việc đào tạo năng lực ICT cho sinh viên sư phạm có tác động đáng kể đến việc dạy và học của ngày mai. Ở Việt Nam, hiện nay trong các cơ sở đào tạo giáo viên, việc phát triển năng lực nghề nói chung và năng lực ICT cho sinh viên nói riêng ở mỗi cuộc cách mạng hay đổi mới về giáo dục có những quan điểm và định hướng khác nhau. Nhưng tựu chung lại, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 sinh viên sư phạm ra trường để trở thành giáo viên bên cạnh phẩm chất và năng lực cốt lõi như phẩm chất công dân toàn cầu, sáng tạo và sáng nghiệp, tư duy phản biện, hợp tác, học tập suốt đời, giao tiếp thì cần phải có năng lực ICT. Năng lực ICT có vai trò quan trọng giúp giáo viên có thể khai thác, kết nối và dạy học trong một môi trường thực tế ảo. Điều này đặt ra vấn đề với các trường sư phạm làm sao để đào tạo được năng lực ICT cho sinh viên khi ra trường họ có thể làm tốt chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trong thời đại 4.0. Bài báo sẽ bàn luận về nội dung này với ba trọng tâm chính đó là: tìm hiểu về năng lực ICT; phân tích kinh nghiệm điển hình của các nước trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương về xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực ICT cho sinh viên sư phạm; và đối chiếu kinh nghiệm của các nước trong khu vực để xem hiện nay các trường ĐHSP ở Việt Nam đã chuẩn bị đến đâu trong việc phát triển năng lực ICT cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến vai trò của người giáo viên * Cách mạng công nghiệp 4.0 Bước nhảy vọt gần đây về số hoá cuộc sống và môi trường xung quanh cũng như môi trường làm việc của con người là một trong những động lực chính của sự thay đổi trong thế kỉ mới. Năm 2012, chính phủ Đức đã lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” (Industry 4.0) để đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (the fourth Industrial Revolution 4.0). Cách mạng công nghiệp 4.0 hay Cách mạng 4.0 hay Công nghiệp 4.0 là một giai đoạn phát triển mới của nền công nghiệp nói riêng và xã hội loài người nói chung; đó là một môi trường mà trong đó máy tính, tự động hoá và con người sẽ cùng làm việc với nhau theo một cách hoàn toàn mới. “Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hoá và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian thực-ảo, internet vạn vật, điện toán đám mây và điện toán nhận thức” [2]. * Những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến giáo viên Việc xuất hiện và tích hợp các công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật kết nối dẫn đến các lĩnh vực kinh tế mới, những ngành nghề mới có tác động sâu sắc lên giáo dục và đào tạo với tất cả các mặt mà trước hết là công tác đào tạo giáo viên. Có sự lo ngại toàn cầu rằng, các hệ thống giáo dục của chúng ta đã lỗi thời và không thể đào tạo con em chúng ta một cách tương thích cần thiết cho tương lai. Các cơ sở giáo dục đại học nói chung, đặc biệt là cơ sở đào tạo sư phạm nói riêng đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức do ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này là vì các cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau, kể cả dạy học, nghiên cứu và dịch vụ đều bị tác động bởi sự có sẵn và sử dụng công nghệ số. Trong xã hội dựa trên tri thức và số hoá của thế kỉ XXI, giáo dục đang đương đầu với các thách thức to lớn chuyển từ cách học truyền thống sang đổi mới phương pháp học. Nó đặt ra yêu cầu lớn phải chuyển đổi vai trò giáo viên - Nguyễn Thu Hà 52 người truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò mới với tư cách là người xúc tác và điều phối. Sự biến đổi này buộc giáo viên đối diện với nhiệm vụ một cách linh hoạt hơn và cần được đào tạo bồi dưỡng chuẩn bị cho các vai trò mới này. Dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò giáo viên đã thay đổi và đang tiếp tục thay đổi từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập. Giáo viên phải cố vấn giúp học sinh điều chỉnh chất lượng và giá trị nguồn thông tin, kiến thức mới; phải là nhà chuyên môn có đầu óc mở, biết phê phán độc lập, hợp tác, cộng tác tích cực và điều giải người học với những gì họ cần biết, là người cung cấp cách hiểu theo kiểu bắc cầu (Weinberger Fischer, Mandl, 2002). Đồng thời, giáo viên cũng phải là một người biết lắng nghe và giao tiếp hiệu quả. Trong kỉ nguyên số này, vai trò người thầy đã chuyển dịch từ chỗ chỉ truyền giáo sang quản lí các hành vi tình cảm và xã hội của học sinh; là cố vấn thông thái cho họ học tập và phát triển toàn diện thành công dân cân đối; biết tạo động cơ cho các học sinh học chậm hay học nhanh trong môi trường số. Giáo viên phải biết quan sát theo dõi học sinh giúp họ quản lí đúng thời gian của mình nhằm giúp học và chắc chắn sử dụng tối ưu nguồn lực điện tử. Người thầy phải hướng vào các vấn đề cảm xúc và xã hội tác động lên việc học của trò và sẵn sàng tạo ra sự thay đổi khi việc học của trò bị đình trệ. Cuối cùng, giáo viên phải luôn là người sẵn sàng chia sẻ và tham gia bởi chúng ta cần nhớ rằng không cần thiết và không thể nào nắm giữ được mọi thông tin trong cuộc sống hằng ngày (Shah, 2014). Như vậy, trong kỉ nguyên số hoá này, người giáo viên phải am hiểu công nghệ. Việc giáo viên nắm bắt công nghệ nhằm trao quyền và cho phép bản thân họ cũng như học trò của họ sử dụng các công cụ và công nghệ khác nhau để cải tiến quá trình học tập. Hay nói một cách khác, giáo viên trong thời đại mới cần có được năng lực ICT. Năng lực ICT giúp giáo viên có thể khai thác, kết nối và dạy học trong một môi trường thực tế ảo. Điều này đặt ra vấn đề với các trường sư phạm làm sao để đào tạo được năng lực ICT cho sinh viên khi ra trường họ có thể làm tốt chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trong thời đại 4.0. 2.2. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông * Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông là gì? Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT - Information and Communication Technologies) được định nghĩa là một “tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để trao đổi, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thông tin” [3]. Các công nghệ này bao gồm máy tính, Internet, công nghệ truyền thông (đài và vô tuyến), và điện thoại. Trong luật Công nghệ thông tin ban hành năm 2006 [4], thuật ngữ ICT được định nghĩa là “tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Như vậy, khái niệm ICT được quy định trong luật Công nghệ thông tin của Việt Nam đã được hiểu là việc lưu trữ, xử lí dữ liệu, thông tin bằng các phương tiện điện tử, và còn qua các phương tiện đó để trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin giữa nhiều người hoặc nhóm người với nhau một cách hiệu quả. “Năng lực ICT được xác định là khả năng sử dụng các công cụ và tài nguyên công nghệ để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thông tin hiệu quả trong các hoạt động dạy và học. Các công cụ và tài nguyên công nghệ bao gồm thiết bị kĩ thuật Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin 53 (máy tính, máy chiếu, mạng Internet,) và các phần mềm trên máy tính và các ứng dụng trực tuyến” [4]. * Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - một năng lực quan trọng trong đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 ICT là công cụ quan trọng để bắt kịp với những phát triển mới nhất. Do bùng nổ kiến thức và thay đổi nhanh chóng trên thế giới, việc sử dụng ICT trong giáo dục đã trao quyền cho cả giáo viên và học sinh không chỉ trong việc thúc đẩy tăng trưởng cá nhân mà còn trong việc phát triển “xã hội tri thức”. ICT trong giáo dục đại học đang được sử dụng để phát triển tài liệu khóa học, cung cấp nội dung và chia sẻ nội dung; giao tiếp giữa người học, giáo viên và thế giới bên ngoài; tạo và phân phối thuyết trình và bài giảng; nghiên cứu học thuật; hỗ trợ hành chính, ghi danh học sinh Nó được coi là một trường con của công nghệ giáo dục, đóng một vai trò quan trọng để theo dõi và ghi lại sự tiến bộ của học sinh theo thời gian, địa điểm và các hoạt động đa dạng. Các năng lực của giáo viên/ chuyên gia học thuật đã qua đào tạo và có trình độ giởi có thể được cung cấp cho đối tượng lớn sinh viên thông qua các thiết lập linh hoạt và ảo. Ngoài việc nâng cao kinh nghiệm học tập của học sinh, ICT đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng năng lực cho giáo viên. Như vậy, năng lực ICT được coi là một năng lực nền tảng của sinh viên sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Một sinh viên sư phạm được coi là có năng lực ICT khi biết: Tiếp cận thông tin về giáo dục, dạy học trên cơ sở tư duy phản biện; Khai thác, thu thập, sử dụng và phân tích thông tin về giáo dục và dạy học một cách hệ thống; Quản lí và đánh giá thông tin liên quan đến giáo dục và dạy học; Sử dụng và ứng dụng ICT trong dạy học, quản lí hồ sơ học tập, học tập,... sáng tạo và phù hợp với nguyên tắc giáo dục; và Sử dụng và sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện trong dạy học và giáo dục. Để đào tạo được năng lực ICT ở sinh viên sư phạm, các cơ sở đào tạo giáo viên cần tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng ICT trong đào tạo và cách thức các giảng viên và sinh viên sư phạm sử dụng công cụ này để thúc đẩy việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học một cách sáng tạo và hiệu quả. 2.3. Kinh nghiệm điển hình của các nước châu Á - Thái Bình Dương trong việc xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên sư phạm Việc xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực ICT cho sinh viên sư phạm được tiến hành ban đầu để hỗ trợ các trường sư phạm ở các nước châu Á - Thái Bình Dương. Khung năng lực này là sản phẩm của các hoạt động hợp tác của các học giả từ 3 tổ chức giáo dục hàng đầu khu vực, tham khảo ý kiến và phản hồi từ các trưởng khoa sư phạm và các bên liên quan đến việc đào tạo giáo viên trong khu vực [1]. Việc xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực ICT bao gồm sáu khía cạnh chiến lược, đó là: (1) Tầm nhìn và triết lí; (2) Chương trình đào tạo, Đánh giá và Thực tập; (3) Phát triển nghề nghiệp của các trưởng khoa, giảng viên chủ chốt và nhân viên hỗ trợ; (4) Kế hoạch, cơ sở hạ tầng, tài nguyên và hỗ trợ ICT; (5) Truyền thông và quan hệ đối tác; và (6) Nghiên cứu và Đánh giá (Hình 1). 2.3.1. Tầm nhìn và triết lí Việc tạo ra một tầm nhìn chung và triết lí cơ bản cung cấp cho cán bộ quản lí và giảng viên trong nhà trường một phương tiện để trao đổi xuyên suốt về sử dụng ICT hiệu Nguyễn Thu Hà 54 quả trong giảng dạy, học tập và quản trị ở các cơ sở đào tạo giáo viên. Để có được tầm nhìn và triết lí về ICT, các cơ sở đào tạo giáo viên cần có: Tầm nhìn xuyên suốt cho ICT trong đào tạo; triết lí nền tảng cho việc dạy và học với ICT và đánh giá về ICT trong tầm nhìn đào tạo. Tầm nhìn xuyên suốt cho ICT trong đào tạo: Churchill và Lim (2007) chỉ ra rằng một rào cản đối với hội nhập ICT trong đào tạo là sự thiếu tầm nhìn toàn diện của các nhà lãnh đạo. Quá trình này cần bao quát tầm nhìn của tất cả các thành viên của nhà trường thay vì tầm nhìn từ trên xuống do ban giám hiệu áp đặt. Bên cạnh đó, tầm nhìn phải được xây dựng tương thích với môi trường xã hội, việc hiểu biết toàn diện hơn về hiện tại và xu hướng trong tương lai đưa đến một tầm nhìn xuyên suốt mạnh mẽ và phù hợp hơn về ICT trong giáo dục. Hình 1. Chiến lược của cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực ICT cho sinh viên - Triết lí nền tảng cho việc dạy và học với ICT: là một phần không thể tách rời của mối liên kết bên trong giữa các giảng viên cốt cán và các nhà lãnh đạo trong các cơ sở đào tạo giáo viên nhằm kiểm tra lại vai trò của họ theo thời gian. Hầu hết các chuyên gia công nghệ giáo dục ủng hộ việc sử dụng ICT để tạo thuận lợi cho các quá trình kiến tạo kiến thức (Selwyn, 2008). Kiến thức từ quan điểm kiến tạo là những ý tưởng dự kiến về thế giới và học tập là một quá trình xây dựng sự hiểu biết tốt hơn về các hiện tượng. Sự hiểu biết về niềm tin và quan điểm hiện tại của các nhà giáo dục và quản lí có thể phục vụ để xây dựng triết lí cơ bản của tầm nhìn xuyên suốt. - Đánh giá về ICT trong tầm nhìn đào tạo: Tầm nhìn của các cơ sở đào tạo giáo viên dựa trên các giá trị cơ bản cần được kiểm chứng qua thời gian. Tuy nhiên, do xu hướng hiện nay của các thiết bị điện tử có mặt khắp nơi và sự xuất hiện của các công nghệ 4.0, ICT trong tầm nhìn đào tạo phải liên tục được xem xét lại để phù hợp. Tầm nhìn về ICT trong đào tạo do các trường sư phạm phát triển có thể cần được xem xét khi nhu cầu của trường học và xã hội thay đổi cùng với sự tiến bộ của ICT. 2.3.2. Chương trình đào tạo, đánh giá và thực tập Các khóa học đào tạo giáo viên về ICT thiết kế tốt sẽ trang bị cho giáo viên các năng lực ICT và năng lực sư phạm thiết yếu để tích hợp ICT vào giảng dạy nội dung. Tầm nhìn và triết lí Chương trình đào tạo; đánh giá và thực tập Phát triển nghề của trưởng khoa và giảng viên sư phạm chủ chốt Kế hoạch, cơ sở hạ tầng, tài nguyên và hỗ trợ ICT Truyền thông và quan hệ đối tác Nghiên cứu và đánh giá Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin 55 - Chương trình đào tạo: Để thiết kế một chương trình giảng dạy hiệu quả cho đào tạo giáo viên, phân tích đầy đủ các hướng dẫn là bắt buộc. Các nhà nghiên cứu đã xác định một loạt bối cảnh, biến số nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế việc sử dụng ICT trong quá trình thực tế. Bối cảnh ảnh hưởng đến việc sử dụng ICT của giáo viên bao gồm quyền truy cập, thời gian và hỗ trợ từ các giáo viên cố vấn và các đồng nghiệp khác. Các biến số quan trọng bao gồm quan điểm sư phạm, năng lực cá nhân và kĩ năng máy tính. Những biến số này cần được xem xét trong thiết kế chương trình đào tạo. Trong thiết kế chương trình đào tạo, các nhà giáo dục phải phân tích cách các giáo viên cốt cán sử dụng ICT hiệu quả trong trường học. Trong việc thiết kế chương trình giảng dạy, quyết định về phương pháp sư phạm là quan trọng. Những phát triển gần đây trong lĩnh vực này cho thấy các khóa học nhập môn ICT đã dần thay đổi từ một phương pháp đào tạo kĩ năng truyền thống sang hướng tiếp cận học tập dựa trên giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, hầu hết các khóa học nhập môn về công nghệ trong giáo dục đều kết hợp cả hai cách tiếp cận dựa trên các mục tiêu của các hoạt động. Ngoài ra, theo các chuyên gia nên mô hình hóa việc sử dụng ICT trong các lớp đào tạo giáo viên. Mô hình hóa có thể giải quyết các vấn đề cho các giáo viên không có khả năng hình dung cách thức sử dụng ICT trong lớp học và nó có thể thúc đẩy những thay đổi sâu sắc trong niềm tin của họ. Tùy thuộc vào nội dung và đặc điểm của người học, việc sử dụng ICT có ý nghĩa bao gồm việc chọn công nghệ tối ưu để thúc đẩy xây dựng kiến thức trong sinh viên. - Đánh giá: Nhiệm vụ đánh giá được thiết kế tốt sẽ thu hút sinh viên trong quá trình học tập. Thực hành đánh giá từ các bài kiểm tra đơn lẻ đến danh mục kết hợp. Có bốn thành tố của việc đánh giá, bao gồm: năng lực; thái độ và niềm tin đối với công nghệ; lí luận sư phạm và sử dụng ICT thực tế trong các lớp học (Haydn & Barton, 2007). Các thành phần này có thể được đánh giá bằng phân tích dự án, khảo sát, tài liệu tranh luận và quan sát trong lớp học, tất cả có thể là một phần của danh mục kết hợp. - Thực tập: Thực tiễn hoặc kinh nghiệm thực tập đã được xem là một thành phần quan trọng của đào tạo giáo viên vì nó cung cấp một môi trường học tập xác thực cho các giáo sinh để thực hành về kiến thức lí thuyết và thực hành các kĩ năng họ có được. Do đó, thông thường các cơ sở đào tạo giáo viên khuyến khích giáo sinh sử dụng ICT và phản hồi về việc sử dụng nó trong lớp học. Tuy nhiên, hiệu quả của việc thúc đẩy sử dụng ICT trong thực tế phụ thuộc vào người giám sát của trường đại học và sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn có sự tiếp cận đầy đủ với ICT. 2.3.3. Phát triển chuyên môn của trưởng khoa, giảng viên sư phạm chủ chốt và nhân viên hỗ trợ Vai trò của trưởng khoa, các giảng viên chủ chốt và nhân viên hỗ trợ là then chốt cho sự thành công của các khía cạnh trước đó. Mặc dù trưởng khoa và giảng viên chủ chốt là chuyên gia các ngành học tương ứng, nhưng nhiều người trong số họ thiếu kinh nghiệm sử dụng ICT cho giảng dạy và học tập. Do đó, sự phát triển nghề nghiệp liên tục của trưởng khoa, các giảng viên chủ chốt và nhân viên hỗ trợ về ICT trong đào tạo là cần thiết. Khía cạnh này tập trung vào hai trọng tâm đó là: Văn hóa phát triển nghề nghiệp và điều kiện thuận lợi để phát triển ICT một cách chuyên sâu. - Văn hóa phát triển nghề nghiệp: Để các giáo viên chuyển đổi thực tiễn liên quan đến việc sử dụng ICT, họ phải có cơ hội tham gia vào các cuộc trò chuyện phản ánh về các thực tiễn hiện có của họ và tạo ra kiến thức có thể sử dụng để thông báo cho các hoạt động trong tương lai (Schon, 1992). Các cơ sở đào tạo giáo viên vì vậy phải nhấn mạnh Nguyễn Thu Hà 56 việc kiểm tra các hoạt động dạy, học và sự thấu hiểu được sự phức hợp của môi trường học tập qua trung gian ICT của các trưởng khoa, giảng viên chủ chốt và nhân viên hỗ trợ ICT như là một phần của văn hóa phát triển nghề nghiệp của họ. Trao quyền cho nhân viên ở các cơ sở đào tạo giáo viên để quản lí quỹ đạo phát triển nghề nghiệp của riêng họ với tư cách là trưởng khoa, giảng viên chủ chốt và nhân viên hỗ trợ ICT có thể nâng cao hiệu quả của các chương trình phát triển nghề nghiệp. Điều này phù hợp với các nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của các hoạt động phát triển nghề nghiệp được điều chỉnh theo nhu cầu của phát triển bản thân. Các cơ sở đào tạo giáo viên có thể cần kiểm tra các giáo sinh sư phạm, năng lực giáo dục và khả năng ICT của họ, đó là kết quả dự kiến của các hoạt động phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Kèm cặp và huấn luyện đồng đẳng đã trở thành một thành phần quan trọng trong phát triển nghề nghiệp của các giảng viên chủ chốt. Bản chất hợp tác của cố vấn và huấn luyện đồng đẳng cung cấp cho các giảng viên chủ chốt sự giúp đỡ, hỗ trợ đồng đẳng, tin tưởng, thừa nhận và kiểm soát hoạt động học tập của họ. - Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ICT chuyên sâu: Nhận thức của các giảng viên chủ chốt, trưởng khoa và nhân viên hỗ trợ về ICT trong giáo dục rất quan trọng trong việc xác định sự tham gia của họ vào các hoạt động phát triển nghề nghiệp. Những nhận thức này có thể được định hình bởi hệ thống niềm tin của họ về đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, giảng dạy tốt về giáo dục trong bối cảnh của trường, và vai trò của ICT trong cuộc sống hàng ngày nhằm tạo môi trường thuận lợi, các phần thưởng và cơ chế khuyến khích cho việc phát triển nghề nghiệp cũng là một điều kiện quan trọng khác để xây dựng năng lực của họ trong việc sử dụng ICT cho giảng dạy, học tập và quản trị. 2.3.4. Kế hoạch, cơ sở hạ tầng, tài nguyên và hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông Thiết lập kế hoạch, cơ sở hạ tầng, tài nguyên và hỗ trợ phù hợp là những thành phần quan trọng trong chiến lược tổng thể về tích hợp ICT. - Kế hoạch ICT: Việc thực hiện cơ sở hạ tầng, tài nguyên và chiến lược hỗ trợ ICT phải được định hướng theo kế hoạch ICT được phát triển một cách cẩn thận và có chiến lược. Đây là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp, tư vấn và nguồn tài chính cẩn thận. Điều này cũng đòi hỏi sự hiểu biết và liên kết giữa nhiều khía cạnh văn hóa xã hội và các thành phần không thể thiếu như thể chế chính sách, quan điểm của lãnh đạo, kiến thức về công nghệ hiện tại và mới nổi, cũng như các lực lượng bên ngoài như chính sách của chính phủ và phát triển toàn cầu. - Cơ sở hạ tầng, phần cứng và tài nguyên ICT: Thiết lập cơ sở hạ tầng ICT đòi hỏi phải xem xét cơ sở hạ tầng vật lí sẵn có (như phòng cho máy chủ, phòng máy tính/phòng thí nghiệm, điểm mạng, trạm phát wifi), nguồn nhân lực để thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng này và có sẵn nguồn tài chính để hỗ trợ một dự án. Các thành phần chính của cơ sở hạ tầng và phần cứng như vậy bao gồm mạng, truy cập internet trong và ngoài khuôn viên trường, phòng máy tính/phòng thí nghiệm và máy tính xách tay cho giảng viên và sinh viên và một số công cụ phần mềm cần thiết để dạy và học hiệu quả. Lựa chọn, cài đặt, cấu hình và quản lí phù hợp các công cụ này sẽ đảm bảo phát triển năng lực các cơ sở đào tạo giáo viên để hỗ trợ việc dạy và học không chỉ trong môi trường lớp học mà còn ở mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống công cụ này sẽ hỗ trợ quản lí tài sản kĩ thuật số, phát triển khóa học, hoạt động và quản lí học tập. Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin 57 - Hỗ trợ ICT: Sự hỗ trợ ở đây bao gồm hỗ trợ cho các giảng viên chủ chốt (ví dụ: hỗ trợ thiết kế hướng dẫn, hỗ trợ kĩ thuật, hỗ trợ sản xuất phương tiện truyền thông), hỗ trợ ICT cho giảng viên và hỗ trợ ICT cho quản trị. Danh sách các nhân viên hỗ trợ có thể bao gồm: chuyên gia mạng, máy tính cán bộ kĩ thuật, lập trình viên hoặc kĩ sư hệ thống, giảng viên, chuyên gia truyền thông/nghe nhìn và lập trình web. 2.3.5. Truyền thông và quan hệ đối tác Truyền thông và quan hệ đối tác là hai trụ cột phụ thuộc lẫn nhau hỗ trợ năng lực của các cơ sở đào tạo giáo viên để phát triển ICT trong đào tạo. Giao tiếp hiệu quả giữa các cơ sở đào tạo giáo viên và các tổ chức khác là một khía cạnh quan trọng của việc xây dựng quan hệ đối tác, nơi sự tin tưởng và tôn trọng được phát triển giữa các bên liên quan khác nhau. ICT có thể tăng cường truyền thông như vậy bằng cách giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, cả đồng bộ và không đồng bộ. Bằng chứng gần đây cho thấy các cơ sở đào tạo giáo viên với các chương trình tích hợp chặt chẽ liên quan đến trường học, các bộ /ngành giáo dục và khu vực tư nhân có nhiều khả năng tạo ra những giáo viên hiệu quả, những người ở lại giảng dạy lâu hơn (Darling-Hammond, 2006). - Phương pháp tiếp cận xuyên suốt hướng tới quan hệ đối tác: Mặc dù quan hệ đối tác với các bên liên quan khác của đào tạo giáo viên mang lại lợi ích đáng kể cho các trong việc xây dựng năng lực về ICT trong đào tạo, thiết lập và duy trì quan hệ đối tác thành công mới là thách thức. Các nghiên cứu đã xác định hai thách thức chính mà các cơ sở đào tạo giáo viên phải đối mặt - vấn đề hậu cần và sự khác biệt về tổ chức. Vấn đề thứ nhất bao gồm thời gian, khen thưởng, và tài trợ; vấn đề thứ hai bao gồm các nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và văn hóa. Vì vậy, bên cạnh việc động viên các giảng viên và trưởng khoa cũng cần thiết lập quan hệ đối tác, các cơ sở đào tạo giáo viên phải cung cấp cho họ sự hỗ trợ để giải quyết những thách thức này. Vì việc thiết lập quan hệ đối tác tốn kém thời gian, hệ thống khen thưởng và khuyến khích do các cơ sở đào tạo giáo viên phát triển là rất quan trọng để đảm bảo sự tham gia bền vững của các giảng viên và trưởng khoa, cũng như các đối tác của họ. Đồng thời, các nguồn tài chính phải được các cơ sở đào tạo giáo viên dành riêng để khởi động và thể chế hóa các mối quan hệ đối tác. Mặc dù tài trợ bên ngoài có thể được bảo đảm cho một số quan hệ đối tác này, nhưng tài trợ từ bên trong các cơ sở đào tạo giáo viên là cần thiết để thể hiện cam kết của mình với các đối tác. Các cơ sở đào tạo giáo viên cũng phải xây dựng mối quan hệ lâu dài với các trường học và các cơ quan giáo dục nơi sự tin tưởng và cởi mở là mấu chốt của mối quan hệ. Thất bại trong việc thiết lập kết nối giữa các trường và các cơ sở đào tạo giáo viên chắc chắn dẫn đến khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành cho trong việc đào tạo giáo viên. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm các vị trí thực tế cho giáo sinh trước để có được kinh nghiệm chuyên môn rất cần thiết cho việc tích hợp kiến thức lí thuyết và kinh nghiệm thực tế. Do đó, một mô hình hợp tác các cơ sở đào tạo giáo viên với trường mạnh mẽ là rất quan trọng để hỗ các giáo viên trải nghiệm nghề nghiệp. Mối quan hệ đối tác tốt giữa các trường sư phạm cũng rất quan trọng đối với phát triển nghề đang diễn ra đối với cả giáo viên hướng dẫn và giáo sinh trong trường sư phạm cũng như các giáo viên trẻ. Giáo viên hướng dẫn phải được trang bị năng lực sư phạm để giúp giáo viên trẻ và các giảng viên sư phạm trang bị kiến thức thực tế về các hoạt động và thực hành hàng ngày của nhà trường. Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo giáo viên và các ban ngành giáo Nguyễn Thu Hà 58 dục cũng góp phần tăng cường thêm quan hệ đối tác nhằm chia sẻ một mục tiêu chung mà một trong hai bên không thể đạt được một cách độc lập. - Cam kết với cộng đồng địa phương và toàn cầu: Hội nhập kinh tế, sinh thái, xã hội, chính trị và văn hóa giữa các quốc gia kết hợp với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ đã mang lại những biến đổi là một phần của toàn cầu hóa. Ngày nay, việc mở ra một sự kiện ở một nơi trên thế giới ảnh hưởng đến cuộc sống ở những nơi khác. Trong một trật tự thế giới mới như vậy, trẻ em và thanh thiếu niên của chúng ta phải sẵn sàng trở thành tác nhân thay đổi thay vì chỉ là người quan sát thụ động các sự kiện thế giới. Các cơ sở đào tạo giáo viên phải bắt đầu thu hút các giáo sinh tham gia vào các hoạt động và trò chuyện về việc chuẩn bị cho sinh viên hiểu bản chất của các vấn đề toàn cầu và đóng vai trò tích cực trong việc giải quyết chúng ngoài bốn bức tường của lớp học. Các cơ sở đào tạo giáo viên sau đó có thể bắt đầu thu hút các cộng đồng địa phương và toàn cầu, được hỗ trợ bởi ICT và thực hiện các cam kết đó như là một phần không thể thiếu trong chương trình giảng dạy và đánh giá đào tạo giáo viên. 2.3.6. Nghiên cứu và đánh giá - Thực tiễn dựa trên các chính sách liên quan đến ICT: Xây dựng và duy trì năng lực nghiên cứu thể chế đặc biệt quan trọng trong thế giới đương đại khi ICT liên tục tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho giáo dục. Nghiên cứu liên tục là cần thiết đi đôi với những tiến bộ về ICT để cung cấp bằng chứng cho sự phát triển và thay đổi trong chính sách và thực tiễn. Thiết lập các trung tâm nghiên cứu có liên quan là một phương tiện quan trọng khác để tạo ra bằng chứng cần thiết cho tác động của nhiều cách thức sử dụng ICT trong các lớp học. Ở cấp độ tập trung hơn, các cơ sở đào tạo giáo viên có thể thực hiện các nghiên cứu chính thức về sử dụng ICT trong các lớp học và ảnh hưởng đến việc dạy, học và đánh giá trong chương trình đào tạo giáo viên. Các nghiên cứu được thực hiện trong các trường học với học sinh và giáo viên cung cấp những hiểu biết quan trọng cho ứng dụng ICT và cho thấy các khả năng và phương pháp tiếp cận cho sự phát triển nghề nghiệp của các giáo viên môi trường gáo dục. Các hội thảo thường xuyên, video trực tuyến về nghiên cứu trường hợp và các nền tảng trực tuyến phổ biến có thể giúp ích trong khía cạnh này. - Đánh giá: Các hoạt động nghiên cứu cần được liên kết chặt chẽ với các quy trình kiểm tra và đánh giá của một tổ chức đào tạo giáo viên trong các hoạt động, chính sách, giảng dạy, học tập, quản lí và quản lí ICT. Nghiên cứu có thể cung cấp dữ liệu hữu ích để định giá và đề xuất các lĩnh vực cần chú ý. Đánh giá được tổ chức thường xuyên và phù hợp, cũng như theo dõi tiếp theo về kết quả của nó, là một công cụ quan trọng để cải thiện và phát triển hệ thống. Một chính sách và thông lệ về ICT hiện hành cần phải được kiểm tra và đánh giá thường xuyên để xác định các yếu tố cần cải thiện và sửa đổi. Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan chính từ các cơ sở đào tạo giáo viên đều tham gia vào việc kiểm toán, xác định các khoảng trống và các lĩnh vực cần cải tiến, và sửa đổi. Ngoài ra, các chuyến thăm tới các tổ chức khác và đánh giá các thông lệ tốt ở nơi khác, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá tổng thể các hoạt động ICT và chính sách. Ngoài ra, một cơ sở đào tạo giáo viên sẽ được hưởng lợi từ việc đánh giá thường xuyên việc dạy và học về sự phù hợp tiềm năng, sự phù hợp của nội dung chương trình giảng dạy và sự phù hợp của các mặt chính yếu trong thực hành sư phạm và sử dụng ICT. Đánh giá giảng dạy và học tập thường xuyên có thể được thực hiện thông qua các quy trình Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin 59 đánh giá giờ giảng của giáo viên, quan sát trong lớp học, đánh giá hiệu quả của giáo viên, hay từ các phản biện bên ngoài. Bên cạnh đánh giá tổng hợp, sẽ rất hữu ích nếu các tổ chức xây dựng tiêu chí đánh giá chính thức của riêng mình cho việc dạy và học. Đánh giá quá trình sẽ cho phép cải tiến liên tục trong việc dạy và học và khi các khu vực liên quan để cải tiến được xác định. Giáo viên phải đóng vai trò hàng đầu trong việc quản lí và tạo điều kiện đánh giá quá trình, và thực hiện sửa đổi cần thiết. Trong mọi trường hợp, dữ liệu và kết quả đánh giá phải được xem xét cẩn thận và các cuộc thảo luận về khả năng sửa đổi và cải tiến trong giảng dạy và học tập nên được thực hiện đặt trong các phòng ban và ủy ban liên quan. Tóm lại, sáu khía cạnh và các mối quan hệ liên quan của nó là các phạm trù rộng lớn của các hoạt động chiến lược mà các cơ sở đào tạo giáo viên cần phải tham gia để duy trì sự phù hợp trong điều kiện hiện nay nhằm phát triển năng lực ICT. Mỗi khía cạnh có những thách thức riêng của nó. Khi đặt lại với nhau, những thách thức này có thể nan giải và việc thực hiện khó có thể suôn sẻ. Nhiều sai lệch và mâu thuẫn có khả năng xuất hiện. Vì vậy, điều cần thiết là các cơ sở đào tạo giáo viên nên bắt tay vào các quy trình thực hiện và lập kế hoạch hợp tác và tập thể để thúc đẩy thay đổi hệ thống cần thiết. Thực hiện khung hành động này cần phải được quản lí và lãnh đạo bởi tầm nhìn tổng thể và sẵn sàng cho sự tiến bộ, bền vững, phù hợp và đổi mới, và xem xét các nhu cầu cụ thể và bản chất của bối cảnh cụ thể nhất là trong bức tranh năng động thời đại, sự tiến bộ không ngừng công nghệ và thay đổi nhu cầu của các ngành công nghiệp và xã hội. Khung năng lực này rất linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu mới nổi của đào tạo giáo viên trong các lĩnh vực khác nhau. Sáu khía cạnh của khung được thiết kế với ý tưởng “linh hoạt và với mục tiêu thúc đẩy các cải tiến liên tục của các cơ sở đào tạo giáo viên”. 2.4. Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 Thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức do toàn cầu hoá, cách mạng số hóa và ICT đưa đến. Không còn cách nào khác là phải tiến hành cải cách triệt để đổi mới sư phạm. Trên cơ sở đó, cần đề xuất các giải pháp mới, thiết thực và hữu hiệu trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các trường sư phạm nhằm thực sự nâng cao vai trò, vị thế của ngành sư phạm trong công cuộc đổi mới giáo dục. Một thuận lợi lớn là ngành sư phạm của chúng ta được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đảng cộng sản Việt Nam đánh giá cao vai trò người thày trên mặt trận giáo dục; Đảng luôn lãnh đạo đúng đắn, chỉ đạo kịp thời, sắc bén và ban hành nhiều chủ trương, chính sách hợp lí. Gần đây nhất, Nghị quyết số 29/2013 của BCH TW Đảng về giáo dục, nhấn mạnh: cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại” (2013). Đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo sư phạm ngày càng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Các thầy cô giáo vốn có lòng yêu nghề, luôn coi trọng tri thức, chăm lo, dìu dắt thế hệ trẻ; lấy dạy chữ, dạy người làm lẽ sống của mình. Đây là những người luôn coi trọng danh dự, lương tâm, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng, đức độ, học vấn và thái độ tận tụy cống hiến. Tuy nhiên, chúng ta đang phải đương đầu với những khó khăn, thách thức không nhỏ của toàn cầu hóa, quốc tế hóa và cách mạng số trên phạm vi toàn cầu cũng như trên toàn quốc. Hiện Nguyễn Thu Hà 60 nay các trường ĐHSP trên cả nước đã có sự chuẩn bị ở tất cả các mặt để đáp ứng yêu cầu của bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [5]. - Tầm nhìn và triết lí chiến lược: Các trường đã có kế hoạch và triển khai xây dựng, tuyên bố sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển Nhà trường qua từng giai đoạn, trong đó việc ứng dụng ICT trong giảng dạy, nghiên cứu và quản trị nhà trường có vai trò quan trọng nhằm đào tạo ra những sinh viên vừa có năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm, nhất là năng lực ICT. - Chương trình: Chương trình đào tạo là yếu tố then chốt cho việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Tất cả các chương trình đều có quy trình thiết kế, phát triển, thẩm định, thực hiện, giám sát, điều chỉnh và cập nhật chương trình, gắn kết với sứ mạng, tầm nhìn chiến lược, mục tiêu của trường và với nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó. Các trường đều chú trọng đến việc ứng dụng ICT trong giảng dạy như việc khai thác, kết nối thông tin và đưa ra các chương trình với hình thức học tập trực tuyến. - Đánh giá và công nhận kết quả học tập: các trường đã chuyển đổi hoàn toàn sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, thực hiện đồng bộ từ khâu xây dựng đề cương học phần, tổ chức đăng ký lớp học phần, công nhận kết quả học tập tích lũy tín chỉ, đảm bảo thực hiện đúng qui định về đào tạo theo học chế tín chỉ. Hoạt động đánh giá và công nhận kết quả hoạt động đã đi vào nề nếp, quy trình rõ ràng, gắn với việc ứng dụng ICT. - Phát triển nghề của trưởng khoa và giảng viên sư phạm chủ chốt: Các trường ĐHSP luôn coi trọng việc hỗ trợ công tác dạy học cho giảng viên trong trường. Các trường luôn luôn nỗ lực không ngừng để tạo ra một hệ thống hỗ trợ dạy học hiệu quả, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các giảng viên tập sự và giảng viên trẻ làm quen với môi trường giáo dục đại học, không ngừng cố gắng trong rèn luyện và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Giảng viên được khuyến khích, tạo điều kiện để thực hiện vai trò là người hướng dẫn một cách hiệu quả, đặc biệt là ứng dụng ICT trong giảng dạy, nghiên cứu và phát triển chương trình. - Kế hoạch, cơ sở hạ tầng, tài nguyên và hỗ trợ ICT: Các nguồn lực bao gồm nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực được các trường xác định là chìa khóa cho sự thành công để từ đó nhà trường có kế hoạch, chính sách và cơ chế hỗ trợ liên tục nhằm cải tiến không ngừng để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ đại học và trên đại học, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và xã hội; nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học ứng dụng đạt trình độ tiên tiến; cung cấp dịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Các trường đã nỗ lực trong công tác xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, tiến hành trang bị, lập kế hoạch bảo trì và lên phương án sử dụng phù hợp với các mục đích đào tạo của Trường, phù hợp với nhiều phương thức, phương pháp dạy và học. Hạ tầng ICT duy trì thường xuyên và đã cơ bản đáp ứng nhu cầu cho cán bộ làm việc, giảng dạy, học tập và nghiên cứu. - Truyền thông và quan hệ đối tác: Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, sự trao đổi và hợp tác giữa các quốc gia, các tổ chức hướng tới các chuẩn mực quốc tế là điều tất yếu không thể đảo ngược. Vì vậy, hoạt động đối ngoại được các trường ĐHSP xác định là vấn đề rất quan trọng để kết nối nhà trường với các địa phương ở trong nước, các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tiệm cận và bắt kịp xu hướng phát triển với xu Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin 61 hướng phát triển giáo dục trên thế giới. Các trường mở rộng quan hệ hợp tác tích cực, chủ động với nhiều đối tác trong và ngoài nước ở nhiều cấp độ và trên nhiều lĩnh vực. Các lĩnh vực trao đổi hợp tác rất đa dạng từ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, chuyển giao công nghệ cho tới các hoạt động phục vụ cộng đồng. Hoạt động hợp tác, trao đổi, chia sẻ của nhà trường với các đối tác ngày càng mở rộng đã mang lại vị thế, uy tín của nhà trường ngày càng cao ở trong nước cũng như trên trường quốc tế. - Hợp tác quốc tế: Các trường có chủ trương, chính sách khuyến khích cán bộ viên chức phát huy tính chủ động, tích cực trong các hoạt động kết nối, phát triển giao lưu quốc tế. Các hoạt động liên kết, ký kết hợp tác với các Trường đại học khác trên thế giới luôn được duy trì và phát triển. Đội ngũ giảng viên thông thạo ngoại ngữ ngày càng tăng. - Thông tin và truyền thông: Các thông tin về các hoạt động của các trường (đào tạo, công tác sinh viên, khảo thí, thanh tra, đoàn thể) được đăng tải thường xuyên tại trang điện tử của Trường và cổng thông tin của các đơn vị; được các đơn vị báo, đài chú ý đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Nghiên cứu và đánh giá: được thể hiện rõ trong kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ hàng năm, kế hoạch khoa học công nghệ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, các chính sách dành cho các hoạt động khoa học công nghệ của cán bộ, giảng viên. Việc nghiên cứu và đánh giá của các trường sư phạm hiện nay đều có sự ứng dụng ICT trong quá trình triển khai và thực hiện. 3. Kết luận Có thể nói, cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bước tiến nhảy vọt về ICT đã làm thay đổi sứ mệnh và mục tiêu của giáo dục trong thời đại mới. Việc thay đổi vai trò của người giáo viên trong thời đại mới dẫn công tác đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm ở Việt Nam cần được nhìn nhận lại và đưa ra những bước đi phù hợp đáp ứng được công cuộc đổi mới này. Theo đó, để đào tạo được sinh viên sư phạm trở thành người giáo viên trong thời đại cách mạng 4.0 với phẩm chất và năng lực chuyên môn và sư phạm, nhất là có được năng lực công nghệ thông tin thì các trường sư phạm phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp dạy-học, phương thưc đánh giá kết quả đầu ra của sinh viên, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng thực học, thực nghiệp và định hướng vào công nghệ mới. Cần đầu tư nhiều hơn về công nghệ giáo dục tiên tiến, áp dụng đào tạo online, kết nối mạng để bồi dưỡng năng lực nghề cho sinh viên, giáo viên, giáo sinh tập sự trong hệ thống nối mạng mở rộng và thống nhất trong toàn quốc và trên toàn cầu. Chỉ có như vậy mới có thể tiếp tục đổi mới các giải pháp chiến lược quốc gia mới cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo hướng mở, kết hợp đào tạo ban đầu với đào tạo liên tục; Đào tạo giáo viên ở trường sư phạm phải gắn với thực tiễn dạy-học ở trường phổ thông; Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy - học tiên tiến; kiện toàn công tác quản lí nhà giáo, nhà trường; nâng cao đãi ngộ người thày có trình độ, am hiểu ứng dụng công nghệ; Tăng cường hội nhập quốc tế, hợp tác với các cơ sở đào tạo sư phạm hàng đầu trên thế giới và trong khu vực; Tôn vinh nghề dạy học đi đôi với đề cao đổi mới vai trò người thầy; Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi thu hút và sử dụng mạnh mẽ các nguồn đầu tư nước ngoài cóp sẵn cho đào tạo giáo viên nhằm nâng cao năng lực nghề dạy học trong kỉ nguyên số hóa. Nguyễn Thu Hà 62 Lời cảm ơn. Bài báo là sản phẩm Nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2018 “Giải pháp phát triển năng lực sinh viên đại học sư phạm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”. Mã số: B2018-SPH-01HT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cher Ping LIM, Ching Sing CHAI, Daniel CHURCHILL, A framework for developing pre‐service teachers’ competencies in using technologies to enhance teaching and learning, Educational Media International. 2-June 2011. [2] Xi Bei XIONG và Cher Ping LIM (The Hong Kong Institute of Education, Hong Kong S.A.R). Rethinking the impacts of teacher education program on building the ICT in education competencies of pre-service teachers: A case of teacher education in Mainland China. 2014. [3] UNESCO, 2011. UNESCO ICT Competency Framework for Teachers, France. [4] Thái Hoài Minh, Trịnh Văn Biểu. Xây dựng khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học. Tạp chí Khoa học ĐHSP Thành phố HCM. Số 7 (85) năm 2016. [5] Báo cáo tự đánh giá theo bộ chỉ số phát triển năng lực trường sư phạm (TEIDI) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2017. ABSTRACT Preparation of the education university for development of information technology and communication competence for students to meet the requirements on industrial revolution 4.0 Nguyen Thu Ha The Institute For Educational Research, Hanoi National University of Education Industrial Revolution 4.0 with leaps and bounds in ICT has changed the mission and goals of education in the new era, especially changing the role of teachers. Accordingly, to become a teacher in the 4.0 era, in addition to core qualities and competencies such as global citizenship, creativity, critical thinking, cooperation, lifelong learning, requires ICT competency. ICT competence plays an important role, allowing teachers to exploit, connect and teach in a virtual reality environment. This poses a problem for pedagogical universities how to train ICT competency for students when they graduate, they can do well the functions and duties of teachers in the 4.0 era. The article will discuss this content with three main points: understanding ICT competency; analyzing typical experiences of countries in Asia and the Pacific in building teacher education institutions towards developing ICT competency for pedagogical students; and contrast the experience of regional countries to see how well the universities in Vietnam have prepared in developing ICT competency for students to meet the requirements of industrial revolution 4.0. Keywords: ICT competency, industrial revolution 4.0, training teachers, pedagogical students, teacher education institutions.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5510_0023_14_nthab2_8693_2132660.pdf
Tài liệu liên quan