Sự cần thiết và giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa gia đình - Nhà trường - xã hội với vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Tài liệu Sự cần thiết và giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa gia đình - Nhà trường - xã hội với vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 54-59 54 Email: thanhtungsphn@gmail.com SỰ CẦN THIẾT VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH - NHÀ TRƯỜNG - XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Thị Thanh Tùng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trần Ngọc Viên - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Ngày nhận bài: 20/6/2019; ngày chỉnh sửa: 03/7/2019; ngày duyệt đăng: 08/7/2019. Abstract: Vietnamese higher education in the early 21st century has been facing many challenges in ensuring the quality of education and training for students, especially in the context of the laxness in the triangular relationship between family education - school education - social education in the formation of qualities and comprehensive competencies for students, which has been increasing. From analyzing the concept of ethical education and the moral education forces for current Vietnamese students, the article highlights the necessity ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự cần thiết và giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa gia đình - Nhà trường - xã hội với vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 54-59 54 Email: thanhtungsphn@gmail.com SỰ CẦN THIẾT VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH - NHÀ TRƯỜNG - XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Thị Thanh Tùng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trần Ngọc Viên - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Ngày nhận bài: 20/6/2019; ngày chỉnh sửa: 03/7/2019; ngày duyệt đăng: 08/7/2019. Abstract: Vietnamese higher education in the early 21st century has been facing many challenges in ensuring the quality of education and training for students, especially in the context of the laxness in the triangular relationship between family education - school education - social education in the formation of qualities and comprehensive competencies for students, which has been increasing. From analyzing the concept of ethical education and the moral education forces for current Vietnamese students, the article highlights the necessity to enhance the relationship between the factors of family - school - society on ethical education for university and college students, meeting the requirements of renovation and international integration. From there, we offer feasible solutions in strengthening the relationship between Family - School - Society with moral education, personality, bravery life for students. Keywords: Moral education, family education, school education, social education, student. 1. Mở đầu Sinh viên (SV) Việt Nam là bộ phận thanh niên ưu tú, có tri thức, sáng tạo, sống có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng. Chăm lo giáo dục đạo đức cho SV là công tác quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng bởi họ chính là lực lượng quan trọng, kế thừa, phát huy những thành quả cách mạng của Đảng, của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những năm qua, thế hệ SV Việt Nam được quan tâm chăm sóc và giáo dục ngày một tốt hơn, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ trong những năm gần đây còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém và một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng này được bắt nguồn bởi “sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể còn thiếu chặt chẽ” [1]. Xuất phát từ thực trạng trên đây, bài viết tập trung nêu rõ những tác động của việc giáo dục toàn diện, đầy đủ bởi các yếu tố gia đình - nhà trường - xã hội đối với đảm bảo các chuẩn đầu ra, hình thành các phẩm chất, năng lực của SV đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi trong việc tăng cường mối liên hệ “trục tam giác” gia đình - nhà trường - xã hội với việc giáo dục đạo đức, nhân cách, bản lĩnh sống cho SV Việt Nam hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm giáo dục đạo đức và các lực lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định vai trò quan trọng của đạo đức: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [2; tr 292]. Đối với thế hệ thanh niên Việt Nam mà SV là một bộ phận trong đó, Người căn dặn: “Thanh niên phải có đức, có tài” [3; tr 172]. Để bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, giáo dục đạo đức cho SV là công tác quan trọng, là việc làm đầu tiên. Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân [4; tr 165]. Đó là quá trình chuyển những tri thức, kinh nghiệm, những chuẩn mực và lí tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức, năng lực đánh giá, thực hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội. Mục tiêu của giáo dục đạo đức là nhằm hình thành và phát triển ý thức đạo đức, năng lực thực hiện hành vi đạo đức của con người. Để thực hiện giáo dục đạo đức cho SV Việt Nam hiện nay phải cần đến các lực lượng, đó là gia đình của SV, nhà trường nơi SV theo học và lực lượng xã hội. Muốn công tác giáo dục đạo đức cho SV đạt kết quả tốt đẹp thì nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng này với nhau. 2.2. Sự cần thiết của việc kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay Các Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng Luận cương về Phoiơbắc: “Bản chất con người không phải là một cái VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 54-59 55 trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [5; tr 11]. Luận cương của C.Mác khẳng định rằng: Không có con người trừu tượng, thoát li mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế, quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội,), con người mới bộc lộ bản chất xã hội của mình. Xét theo chiều dài lịch sử, đạo đức con người không phải là “cái tự có” mà đó là kết quả của sự giáo dục đến từ nhiều phía, đó là gia đình, nhà trường và xã hội. Do đó, giáo dục đạo đức cho SV Việt Nam hiện nay phải đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Sinh thời, Hồ Chủ tịch căn dặn “Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [6; tr 29]. Trong mối liên hệ giữa 3 thành tố của quá trình giáo dục đạo đức cho SV Việt Nam hiện nay kể trên, mỗi thành tố có vị trí quan trọng. Gia đình là một thiết chế xã hội cơ bản, là tế bào cấu thành xã hội, là hình thức tổ chức quan trọng nhất của đời sống cá nhân, dựa trên quan hệ hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị, em và những người thân thuộc khác [7; tr 14]. Giáo dục gia đình là sự tác động có hệ thống của những thành viên lớn tuổi trong gia đình và toàn bộ nếp sống của gia đình tới các thành viên nói chung và đến mỗi SV nói riêng. Nói cách khác, giáo dục gia đình là toàn bộ những tác động của gia đình đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người [7; tr 147]. Giáo dục gia đình là một bộ phận của hệ thống giáo dục xã hội diễn ra trong phạm vi gia đình, chủ yếu dựa vào lời nói, việc làm mẫu mực của cha mẹ, tấm gương lao động, làm việc chân chính, ăn ở có nghĩa tình; thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật, bảo vệ của công, thúc đẩy con cháu làm theo một cách tự giác. Trong giáo dục gia đình, quan trọng nhất là giáo dục đạo đức. Đạo đức là thành phần cốt lõi của nhân cách, cho nên giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách, tạo nền tảng nhân cách cho con người bước vào cuộc sống và làm người. Nội dung giáo dục gia đình chính là những yếu tố của vấn đề văn hóa gia đình và văn hóa cộng đồng nhằm tạo lập và phát triển nhân cách con người như đạo đức, lối sống, cách ứng xử, tri thức lao động và khoa học. Mục đích của giáo dục gia đình bị quy định bởi chế độ KT-XH, mà cơ sở của nó là hệ tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức, hệ thống mối quan hệ qua lại trong gia đình. Mục đích giáo dục gia đình và xã hội về cơ bản có sự thống nhất căn bản với nhau. Như vậy, trong mối liên hệ với nhà trường, rộng hơn nữa là xã hội, giáo dục gia đình đối với mỗi SV được tiến hành sớm nhất từ khi họ mới chỉ là một bào thai cho tới khi họ được sinh ra, khôn lớn. Do đó, giáo dục gia đình là khởi điểm đầu tiên tạo nên những phẩm chất nhân cách đầu tiên của người SV Việt Nam. Tất yếu trong bất cứ trạng thái xã hội nào, việc xây dựng và bồi đắp các quan hệ gia đình, chăm lo vun xới văn hóa gia đình cũng là một bộ phận không tách rời của sự phát triển xã hội [8; tr 143]. Giáo dục đạo đức gia đình làm nền tảng cho sự giáo dục đạo đức nhà trường và giáo dục đạo đức xã hội. Cả nước ta hiện nay có hơn 230 trường đại học [9; tr 715]. Xét về công tác giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức trong nhà trường cao đẳng, đại học luôn có sự kế thừa những nội dung giáo dục đạo đức gia đình và xã hội, đó là những nội dung yêu nước thương nhà, sống nghĩa tình Xã hội Nhà trường Gia đình GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SV Sơ đồ mối liên hệ gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục đạo đức cho SV VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 54-59 56 và trách nhiệm, sống tự trọng và có lương tâm, Nhà trường cao đẳng, đại học cũng là một thiết chế xã hội, trong đó lực lượng giáo dục đạo đức cho SV gồm cán bộ, giảng viên, nhân viên cùng các tổ chức đoàn, hội trực thuộc nhà trường. Nét nổi bật trong giáo dục đạo đức tại nhà trường đó là việc thực hiện mục đích, nội dung giáo dục đạo đức bằng các phương pháp khoa học dựa trên tính kỉ luật chặt chẽ kết hợp với sự thuyết phục người học bằng nhân cách đạo đức của người dạy, sự tổng kết lí luận khoa học giáo dục đạo đức trong nước và quốc tế gắn liền với công tác giáo dục nghề nghiệp, đã có tác động mạnh nhất giúp cho bản thân mỗi SV hình thành năng lực nhận thức, ngăn ngừa và đấu tranh với những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường xung quanh. Kỉ cương, tình thương và trách nhiệm là điểm nổi bật trong hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, dưới sự giáo dục của nhà trường nhất định giúp cho mỗi SV có được tính kỉ luật cao, có phương pháp nhận thức khoa học và biết làm chủ trong hoạt động của bản thân. Đời sống sản sinh ra đạo đức, quyết định nội dung và khuynh hướng phát triển của đạo đức. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể của lịch sử. SV sinh ra trong mỗi gia đình chẳng những chịu sự tác động bởi nếp giáo dục đạo đức gia đình mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi hệ thống đạo đức xã hội. Hệ thống đạo đức xã hội được thể hiện thông qua những quy định, những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức của xã hội đối với cá nhân trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng, xã hội, trước hết thông qua phong tục tập quán, thuần phong mĩ tục, hương ước làng văn hóa, quy định của khu dân cư văn hóa, của xã/phường/thị trấn nơi SV sinh ra và được lớn lên; là những quy định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân được ghi trong Hiến pháp và các bộ luật do Quốc hội và Nhà nước ban hành; những quy định của nhà trường, nội quy lớp học đối với SV trong suốt quá trình học tập và rèn luyện, những yêu cầu của chuẩn đầu ra đối với SV khi tốt nghiệp khóa học, những quy định thuộc về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi đoàn viên, hội viên khi SV tham gia Đoàn Thanh niên, Hội SV, các câu lạc bộ, Hệ thống đạo đức xã hội, môi trường đạo đức xã hội tác động đến cá nhân SV bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nội dung giáo dục đạo đức đối với SV đến từ phía xã hội là sự thống nhất với nội dung giáo dục đạo đức gia đình và giáo dục đạo đức trong nhà trường nhằm hướng tới mục đích giáo dục cho SV trở thành công dân tích cực, có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, làm chủ bản thân, là thành viên tích cực trong công cuộc xây dựng gia đình văn hóa, là lớp người có đầy đủ khả năng kế thừa và phát huy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Như vậy, giáo dục xã hội thông qua các đoàn thể, các tổ chức nhà nước với thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa đạo đức, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách toàn diện cho SV Việt Nam hiện nay theo sự phát triển xã hội. Để thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho SV phải thông qua các lực lượng xã hội đó là các đoàn thể chính trị - xã hội, như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội SV, ủy ban nhân dân các cấp chính quyền địa phương nơi SV sinh trưởng và thường trú, là toàn thể các ban ngành, đoàn thể, các giới, nghiệp đoàn, Đứng từ phía thành tố xã hội đặt trong mối liên hệ với các thành tố gia đình và nhà trường thì công tác giáo dục đạo đức cho SV Việt Nam hiện nay là sự nghiệp của toàn dân, nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng toàn dân. Như vậy, xét trong mối liên hệ giữa ba thành tố giáo dục đạo đức cho SV Việt Nam hiện nay, cả ba thành tố gia đình - nhà trường - xã hội đều gặp nhau tại mục đích là giáo dục nên thế hệ SV Việt Nam có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cả ba thành tố giáo dục đạo đức này cùng tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, kế thừa và bổ sung cho nhau trong suốt quá trình giáo dục đạo đức cho SV Việt Nam hiện nay. Phối hợp chặt chẽ giữa các thành tố gia đình - nhà trường - xã hội trong mối liên hệ thống nhất là vấn đề cần thiết, quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho SV Việt Nam hiện nay, đó là việc làm góp phần tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ mà nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh” [10]. 2.3. Các giải pháp tăng cường mối liên hệ gia đình - nhà trường - xã hội với việc giáo dục đạo đức, nhân cách, bản lĩnh sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay Để đảm bảo công tác giáo dục đạo đức cho SV Việt Nam hiện nay thêm thiết thực và hiệu quả, rất cần thiết sự thống nhất trong nhận thức và thực hành đạo đức của các chủ thể trong mối liên hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Với tinh thần đó, chúng tôi đề xuất các giải pháp tăng cường mối liên hệ này trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, bản lĩnh sống cho SV Việt Nam hiện nay. Thứ nhất: Gia đình trong mối liên hệ với nhà trường và xã hội Để thực hiện tốt mối liên hệ giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho SV Việt Nam hiện nay, trước hết gia đình của SV phải thực sự là môi trường giáo dục đạo đức tốt nhất. Đạo đức của những VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 54-59 57 bậc làm cha, làm mẹ chính là tấm gương tốt đẹp và giàu sức thuyết phục nhất đối với mỗi SV trong quá trình giáo dục đạo đức SV. Việc thực hành đời sống đạo đức tốt đẹp trong nếp sống gia đình, trong quan hệ đối xử giữa cha mẹ với các thành viên trong gia đình là cách giáo dục đạo đức trực tiếp, bền chặt đối với mỗi SV. Do đó, ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình phải thực sự là tấm gương thực hiện lối sống đạo đức, thực hiện lối sống tiến bộ, văn minh; đồng thời, gia đình phải thực sự là người đồng hành cùng con em của mình, phải đưa ra lời khuyên bảo đúng đắn, tư vấn cho con em mình đúng mực trước mọi vấn đề của bản thân và trong đời sống, Tình trạng li dị, thiếu trách nhiệm của nhiều vợ chồng khiến cho con cái thiếu đi sự quan tâm giáo dục đầy đủ là căn nguyên của tình trạng nhiều thanh niên không tìm thấy chỗ dựa ở gia đình, mất phương hướng, chán chường rồi đi tới suy nghĩ cực đoan, bất chấp pháp lí, là vấn đề đáng báo động hiện nay. - Gia đình trong mối liên hệ với nhà trường: Gia đình phải là hậu thuẫn tích cực để nhà trường thực hiện công tác giáo dục đạo đức SV, gia đình phải có trách nhiệm “cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục” [4]. Muốn vậy, gia đình của SV phải liên lạc với nhà trường thông qua cố vấn học tập, Ban Chủ nhiệm khoa, Ban Giám hiệu, một cách thường xuyên để có thông tin trực tiếp, chính xác về con em mình đang theo học tại nhà trường; không che giấu khuyết điểm của con em, phối hợp tích cực với nhà trường trong công tác giáo dục con em mình; thông tin kịp thời, chính xác khi nhà trường có nhu cầu nhằm phục vụ công tác giáo dục SV; gia đình cần phản ánh, giải quyết mọi vấn đề thắc mắc liên quan tới giáo dục con em một cách trực tiếp với nhà trường, tránh sự kích động từ các đối tượng cực đoan, có dụng ý xấu, - Gia đình trong mối liên hệ với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, vì thế mỗi gia đình tốt sẽ làm cho xã hội thêm tốt đẹp. Để giáo dục đạo đức cho con em mình, gia đình của SV cần: Thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định của chính quyền địa phương; tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng; mỗi thành viên trong gia đình phải tìm hiểu và học tập về chủ trương, đường lối văn hóa, giáo dục, chính trị để biết, hiểu và phối hợp với mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, chính quyền địa phương trong công tác giáo dục con em mình đúng đắn, tiến bộ. Điều quan trọng trong giáo dục đạo đức SV hiện nay đối với gia đình là không bao biện, che giấu hành vi xấu, phạm pháp nếu con em vi phạm, tích cực phối hợp với cơ quan hữu quan, nhà chức trách điều tra, giáo dục con em mình. Thứ hai: Nhà trường trong mối liên hệ với gia đình và xã hội Mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội đã được nhà nước ta ghi nhận trong điều 93, Luật Giáo dục: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục” [4]. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho SV, để làm tốt vai trò của mình trong mối liên hệ với gia đình và xã hội điều tất yếu trước tiên là nhà trường phải thực sự là mẫu mực về đạo đức và thực hành đạo đức. Muốn vậy, nhà trường phải đảm bảo: 1) Cán bộ quản lí nhà trường phải nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục đạo đức, phẩm chất, rèn luyện SV theo sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ GD-ĐT; 2) Mỗi thầy giáo, cô giáo phải thực sự là một tấm gương đạo đức và thực hành đạo đức trong suốt quá trình công tác và đời sống, thể hiện thông qua quan hệ thầy - trò, quá trình giao tiếp sư phạm, xử lí tình huống sư phạm, có lối sống giản dị, phong cách gần gũi với người học, giúp đỡ người học tiến bộ; nghiêm túc thực hiện kỉ luật, đoàn kết với đồng nghiệp, tác phong chuẩn mực, 3) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm/ cố vấn học tập trong công tác giáo dục đạo đức cả về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức; từ đó, phát huy vai trò của người giáo viên chủ nhiệm đối với quá trình trưởng thành của SV cả về tư tưởng, phẩm chất đạo đức tới chuyên môn, nghiệp vụ; 4) Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giờ giảng các môn học giáo dục chính trị nhằm giúp SV nắm được tinh thần đạo đức cách mạng, tích cực trong rèn đức luyện tài trở thành công dân tích cực của đất nước; 5) Tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ ban cán sự, ban chấp hành chi đoàn SV, bởi đây chính là hạt nhân cơ sở quan trọng giúp nhà trường nắm bắt, cập nhật thông tin, theo dõi SV trong quá trình học tập và phấn đấu tại nhà trường; 6) Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội SV trong công tác giáo dục đạo đức cho SV. Đoàn Thanh niên, Hội SV phải có trách nhiệm theo dõi và giúp đỡ đoàn viên, hội viên được rèn luyện và trưởng thành qua phong trào đoàn, hội; kiên trì, kiên quyết đấu tranh chống mọi sự thoái hóa tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đoàn viên, hội viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt tập thể cho SV trong trường học trong đó Đoàn Thanh niên, Hội SV phải đóng vai trò nòng cốt, trực tiếp chỉ đạo và giám sát: nội dung sinh hoạt phải cập nhật phù hợp với tình hình thực tại của SV, thông qua sinh hoạt tập thể để giáo dục ý thức và đạo đức tập thể cho đoàn viên, hội viên của mình. Nội dung giáo dục đạo đức phải được chuẩn bị kĩ VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 54-59 58 lưỡng thành chủ điểm, chuyên để, được thể hiện dưới nhiều hình thức, cách thức phong phú, sinh động phù hợp với tâm lí SV; 7) Nâng cao dân chủ thực chất trong trường học nhằm tạo điều kiện cho SV được bày tỏ quan điểm, tọa đàm cùng lãnh đạo nhà trường, với thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trong trường nhằm giúp nhà trường nắm bắt thông tin, kịp thời hiểu tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của SV trong công tác giáo dục, quản lí của mình. Từ đó, nhà trường xác định phương hướng, cách thức tổ chức giáo dục SV phù hợp, đúng đắn, hiệu quả. - Nhà trường trong mối liên hệ với gia đình SV: Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức SV của nhà trường thì việc liên hệ với gia đình SV là vấn đề rất cần thiết. Để thực hiện mối liên hệ này, theo chúng tôi nhà trường phải chủ động tiến hành một số giải pháp: 1) Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan phụ trách liên lạc với gia đình SV (phòng Chính trị học sinh - SV; phòng Đào tạo; phòng Hành chính - Đối ngoại); 2) Nếu có điều kiện, nên tổ chức gặp mặt giữa ban lãnh đạo trường, các khoa, lãnh đạo đoàn - hội với đại diện gia đình SV thường niên nhằm cập nhật thông tin, tạo mối liên kết chặt chẽ và đảm bảo tính thống nhất giữa nhà trường với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức SV; 3) Phát huy năng lực của các cơ quan tham mưu, giám sát về công tác giáo dục đạo đức cho SV, như: Đoàn Thanh niên, Hội SV trường; Liên chi đoàn, hội SV các khoa trong trường; các câu lạc bộ SV trường - Nhà trường trong mối liên hệ với xã hội. Nhà trường cần: 1) Thực hiện nghiêm túc, đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước về GD-ĐT; 2) Quản lí, chịu trách nhiệm về quá trình, kết quả của quá trình giáo dục đạo đức SV do mình đảm nhiệm; 3) Nâng cao về chất vai trò tuyên giáo đối với SV trong việc tuyên truyền, vận động, giúp SV nâng cao hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tham gia các phong trào, cuộc sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho bản thân SV trong toàn trường; 4) Với tư cách là cơ quan GD-ĐT được đặt dưới sự quản lí của nhà nước, nhà trường phải báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác về tình hình SV mình quản lí, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, mặt trận Tổ quốc, đoàn thanh niên chính quyền sở tại để giải quyết mọi vấn đề liên quan tới SV, xác định phương hướng và cùng thực hiện giáo dục SV. Trong phối hợp với các cơ quan chức năng như: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn, tổ dân phố, cơ quan công an khu vực tại địa điểm trường học Nhà trường không được thiếu trung thực, không chạy theo “bệnh thành tích” mà giấu nhẹm, xử lí qua loa những biểu hiện suy thoái đạo đức như tệ chạy điểm, gian lận trong thi cử, mại dâm, nghiệm hút và các tệ nạn xã hội khác. Thứ ba: Xã hội trong mối liên hệ với gia đình và nhà trường Môi trường đạo đức xã hội tốt là điều kiện đảm bảo công tác giáo dục đạo đức cho SV thuận lợi, phát triển, đạt hiệu quả. Muốn có môi trường đạo đức xã hội tốt phải đảm bảo một số vấn đề, cụ thể: 1) Người cán bộ làm công tác quản lí xã hội, chỉ đạo công việc giáo dục đạo đức công dân phải có lối sống đạo đức gương mẫu, là hạt nhân lan tỏa lối sống đạo đức, phẩm chất tốt đẹp trong quần chúng nhân dân, được nhân dân cảm mến, quý trọng; 2) Các cấp chính quyền và tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội phải chú trọng và đẩy mạnh thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm túc, gương mẫu đối với quần chúng nhân dân; 3) Tổ chức tuyên truyền nâng cao hiểu biết, khích lệ nhân dân trong thực hiện đời sống văn hóa; Thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương: “Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội” [12]; 4) Kịp thời phát hiện, kịp thời tôn vinh và lan tỏa tấm gương cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện lối sống tích cực, đạo đức tốt đẹp, rèn luyện bản thân trong tầng lớp học sinh, SV; nghiêm khắc đối với hành vi lệch chuẩn, lối sống lệch lạc của một bộ phận SV. - Xã hội trong mối liên hệ với gia đình SV, xã hội cần: + Cơ quan quản lí xã hội thông các cấp chính quyền phải nắm bắt cụ thể, chính xác tình hình của các hộ gia đình SV trong việc thực hiện giáo dục con em, tổ chức đời sống và có sự can thiệp phù hợp trong trường hợp cần thiết theo quy định của luật pháp hiện hành; + Các tổ chức chính trị - xã hội, trước nhất là Mặt trận tổ quốc và Đoàn Thanh niên đóng vai trò nòng cốt trong việc vận động nhân dân xây dựng gia đình văn hóa, giáo dục con em thực hiện đúng pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể giám sát, kịp thời nắm bắt thông tin về gia đình những SV trên địa bàn địa phương mình phụ trách trong việc thực hiện đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật, các quy định của địa phương; phối hợp động viên/ giáo dục SV kịp thời; + Đẩy mạnh vận động toàn dân xây dựng gia đình văn hóa; chú trọng lưu giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đoàn kết, hiếu học, hiếu thảo, yêu thương nhau giữa các thành viên trong gia đình, trong VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 54-59 59 xây dựng và thực hiện nội quy, quy định của khu dân cư, tổ dân phố nhằm lan tỏa giá trị đạo đức tốt đẹp trong mọi gia đình, ngõ xóm, tổ dân phố, khu dân cư. - Xã hội trong mối liên hệ với nhà trường. Xã hội liên hệ thông qua: + Thực hiện tốt chức năng quản lí, giám sát công tác giáo dục đạo cho đức SV trong nhà trường qua việc xem xét tinh thần thực hiện chủ trương chỉ đạo tuyên truyền, vận động công dân thực hiện nếp sống văn minh; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phòng chống tội phạm xã hội, bạo lực học đường; + Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và công dân phải có trách nhiệm giúp nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; giúp đỡ và tạo điều kiện, hỗ trợ về tài lực và vật lực cho nhà giáo học tập, nghiên cứu, sáng tạo, phát huy năng lực trong công tác giáo dục đạo đức cho SV; + Phối hợp tích cực với nhà trường trong giáo dục đạo đức SV: Thông qua Đoàn Thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương tại nơi các nhà trường đóng trụ sở, nơi SV tới thực tập, nơi SV tới tham gia hoạt động tình nguyện, nơi SV trọ học, kết hợp với Đoàn Thanh niên, Hội SV và đoàn thể của nhà trường để tổ chức các hoạt động như thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, thiện nguyện giúp đỡ gia đình cách mạng, người neo đơn, trẻ em mồ côi, từ đó giáo dục tinh thần trách nhiệm, nâng cao đạo lí uống nước nhớ nguồn cho SV; + Xã hội thông qua đoàn thể của mình: Đoàn Thanh niên địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, ủy ban nhân dân các cấp chính quyền địa phương thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình SV, định hướng, tham mưu cho Ban Giám hiệu, lãnh đạo quản lí nhà trường trong công tác giáo dục SV. Duy trì, củng cố và làm tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức cho SV chẳng những thể hiện trách nhiệm của gia đình - nhà trường - xã hội với thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay mà còn đảm bảo quyền được quan tâm, tạo điều kiện phát triển của thế hệ trẻ đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân” [13; tr 24]. Đó cũng là cơ sở quan trọng góp phần làm cho công tác giáo dục đạo đức SV đạt thành tựu bền vững. 3. Kết luận Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạo đức vừa là mục tiêu đồng thời vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Giáo dục đạo đức làm lành mạnh đời sống tinh thần xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới ở nước ta. Để đảm bảo sự thành công của công tác giáo dục đạo đức cho SV Việt Nam hiện nay, cần thiết phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa ba thành tố gia đình - nhà trường - xã hội. Mối liên hệ này sẽ trở thành lực lượng quan trọng, có sức mạnh cảm hóa lớn lao đối với SV trong công tác giáo dục đạo đức cho họ một khi giữa ba thành tố giáo dục này có sự thống nhất chặt chẽ từ nhận thức tới thực hành đạo đức. Đó cũng là cơ sở niềm tin trong hành vi đạo đức của SV và hướng họ tới quá trình tự giáo dục đạo đức bản thân. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2015). Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức,lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030. [2] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 (2011). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 9 (2002). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [4] Trần Đăng Sinh - Nguyễn Thị Thọ (2011). Giáo trình Đạo đức học. NXB Đại học Sư phạm. [5] C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 3 (1995). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [6] Một số ý kiến của các vị lãnh tụ về vấn đề giáo dục (1959). Bài nói chuyện của Hồ Chủ tịch ở Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục. NXB Giáo dục. [7] Nguyễn Thị Phương Thủy - Nguyễn Thị Thọ (2014). Gia đình và giáo dục gia đình. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [8] Lê Minh (1993). Văn hóa gia đình - tiền đề không thể vắng thiếu của sự phát triển xã hội. Kỉ yếu hội thảo khoa học Văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội, tr 143-147. [9] Tổng cục Thống kê (2018). Niên giám thống kê 2017. NXB Thống kê. [10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. [11] Quốc hội (2005). Luật Giáo dục, Luật số 38/2005/QH11 ngày 14/06/2005. [12] Đảng Cộng sản Việt Nam (2014). Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI). [13] Quốc hội (2013). Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. NXB Lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12nguyen_thi_thanh_tung_tran_ngoc_vien_4816_2207994.pdf
Tài liệu liên quan