Sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa của một quốc gia - Dương Nguyễn Cẩm Thanh

Tài liệu Sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa của một quốc gia - Dương Nguyễn Cẩm Thanh: 29 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁC CẢM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐẾN XU HƯỚNG HÀNH VI CỦA HỌ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CỦA MỘT QUỐC GIA Dương Nguyễn Cẩm Thanh*, Trịnh Hoàng Anh** TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá sự tác động của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa của Trung Quốc. Các phương pháp trong nghiên cứu bao gồm: Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính bội. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 200. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ác cảm kinh tế và ác cảm chính trị có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Ác cảm chiến tranh không có ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Từ khóa: ác cảm của người tiêu dùng, ác cảm kinh tế, ác cảm chính trị, ác cảm chiến tranh, xu hướng hành vi người tiêu dùng. INFLUENCE OF THE CONSUMPTION OF THE CONSUMER TO THE TREND OF THEIR BEHAVIOR FOR THE GOODS A COUNTRY ABSTRACT This...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa của một quốc gia - Dương Nguyễn Cẩm Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁC CẢM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐẾN XU HƯỚNG HÀNH VI CỦA HỌ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CỦA MỘT QUỐC GIA Dương Nguyễn Cẩm Thanh*, Trịnh Hoàng Anh** TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá sự tác động của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa của Trung Quốc. Các phương pháp trong nghiên cứu bao gồm: Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính bội. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 200. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ác cảm kinh tế và ác cảm chính trị có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Ác cảm chiến tranh không có ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Từ khóa: ác cảm của người tiêu dùng, ác cảm kinh tế, ác cảm chính trị, ác cảm chiến tranh, xu hướng hành vi người tiêu dùng. INFLUENCE OF THE CONSUMPTION OF THE CONSUMER TO THE TREND OF THEIR BEHAVIOR FOR THE GOODS A COUNTRY ABSTRACT This study aims to assess the impact of consumer animosity on their behavioral trends on Chinese goods. Cronbach’s alpha, exploratory factor analysis, multiple linear regression were employed for data analysis. A sample of 200 was collected by convenience sampling. Results show that economic and political animosity negatively influences consumer behavior trends. War animosity has no impact on consumer behavior trends. Keywords: Consumer animosity, economic animosity, political animosity, war animosity, consumer behavior trends. 1. GIỚI THIỆU Khi một quốc gia có những ảnh hưởng hay tác động tiêu cực đến một quốc gia khác thì người dân tại quốc gia bị ảnh hưởng sẽ có những cảm nhận, suy nghĩ dưới nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau. Mỗi cách nhìn nhận, đánh giá sẽ mang đến những cảm xúc cá nhân khác nhau và đồng thời sẽ có ảnh hưởng đến cả xu hướng hành vi tiêu dùng của họ đối với quốc gia gây ra những ảnh hưởng đó (Võ Thị Quý & Cao Quốc Việt, 2015). Trung Quốc là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua. Nhìn chung từ năm 2010 đến hết năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt gần 445 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt khoảng 312 tỷ USD, chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó xuất khẩu sang thị trường này chỉ chiếm gần 30% kim ngạch song phương hai nước với tổng giá trị khoảng 133 tỷ USD. Nhập khẩu từ Trung Quốc gấp 2,35 lần so với xuất khẩu sang thị trường này. Chỉ riêng trong năm 2017 Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ với giá trị xuất khẩu khoảng 35.463 triệu USD, tăng 61,42% so với năm 2016. Về nhập khẩu, đây là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất với tổng giá trị nhập khẩu lên đến 58.229 triệu USD, tăng 16,62% so với năm 2016 (Tổng * GV. Trường Đại học An Giang ĐT: 0782 8960 52, email: dncthanh16kq@gmail.com ** GV. Trường Đại học An Giang. ĐT: 0986 860 109, email: thanh@agu.edu.vn; Sự ảnh hưởng của ác cảm... 30 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật cục thống kê). Tuy nhiên hiện nay, việc hàng hóa Trung Quốc được làm nhái tinh vi và bán tràn lan trên thị trường Việt Nam hay hàng hóa chứa chất độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc đã tạo ra những phản ứng tiêu cực, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Cụ thể có thể kể đến việc nông sản Trung Quốc nhái hàng Đà Lạt, trộn tỏi Trung Quốc với tỏi Việt Nam để bán được giá cao (Thành Đồng, Lê Phong & Đình Thi, 2018). Bên cạnh đó là rất nhiều loại hàng hóa như đồ chơi trẻ em chứa chất độc hại, hay vụ việc gạo giả làm từ một loại nhựa công nghiệp từng gây chấn động dư luận. Tất cả những sự kiện này đã gây ra ác cảm cho người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. Bên cạnh đó yếu tố về chính trị và quân sự hay chiến tranh cũng là nguyên nhân gây ra sự ác cảm cho người Việt Nam. Cụ thể, gần đây Trung Quốc đã có những hành động gây ra sự phản đối mạnh mẽ của người dân Việt Nam như tuyên bố đường lưỡi bò, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, hay những vụ bắn tàu cá của ngư dân Việt Nam do Trung Quốc gây ra, Những sự kiện này đã gây ra cảm xúc tiêu cực cho người dân Việt Nam dẫn đến những hành động mang tính tiêu cực như biểu tình, đập phá nhà máy của các doanh nghiệp Trung Quốc hay tẩy chay cá mặt hàng xuất xứ Trung Quốc. Ác cảm của người tiêu dùng là một vấn đề mới và đang được quan tâm trong nghiên cứu kinh tế. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: nghiên cứu của Klein, Ettenson và Morris (1998) về sự ác cảm của người Trung Quốc đối với Nhật Bản và các sản phẩm, hàng hóa của Nhật Bản. Nghiên cứu cho thấy sự ác cảm của người tiêu dùng có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng của một quốc gia, cụ thể là hành vi sẵn lòng tẩy chay hàng hóa từ quốc gia đó. Nghiên cứu về tác động của ác cảm tiêu dùng đối với thái độ của người Do Thái và Arab Israelis về hàng hóa của Anh và Ý, M. Rose, G.M. Rose và Shoham (2009) cũng chỉ ra rằng sự ác cảm này sẽ dẫn đến việc đánh giá sản phẩm và sự không sẵn lòng mua hàng của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Zhang (2013) về sự ác cảm của người tiêu dùng và ý định mua hàng cũng đã chỉ rõ ác cảm tiêu dùng ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng đối với hàng hóa nước ngoài, hậu quả mà tác giả chỉ ra bao gồm tẩy chay và miễn cưỡng mua hàng. Như vậy, tại Việt Nam, vấn đề ác cảm của người tiêu dùng có biểu hiện như thế nào? Sự ác cảm này có ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa của một quốc gia - cụ thể là hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc - hay không và ảnh hưởng như thế nào? Do đó, nghiên cứu “Sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ về hàng hóa của một quốc gia” hướng đến việc tìm hiểu, đánh giá những tác động của ác cảm của người tiêu dùng Việt Nam ở ba khía cạnh là kinh tế, chính trị và chiến tranh đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa Trung Quốc nhằm giúp cho nhà quản trị, nhà kinh doanh có thể hiểu rõ hơn xu hướng hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa Trung Quốc để họ có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Sự ác cảm của người tiêu dùng Klein và cs. (1998) định nghĩa rằng sự ác cảm là tàn dư của cảm xúc ghét bỏ sâu sắc có liên quan đến các sự kiện quân sự, chính trị và kinh tế trước đó hoặc đang diễn ra. Hoặc là sự đối kháng cảm xúc với một thực thể cụ thể (Leong, Cote, Ang, Tan, Jung, Kau & Pornpitakpan, 2008). Tương tự, Averill (1983) cho rằng ác cảm là những cảm xúc mạnh mẽ về sự không thích hay thù hằn dựa trên niềm tin phát sinh từ sự thù địch về chính trị, quân sự và kinh tế trước đây hoặc đang diễn ra giữa các quốc gia và dân tộc. Như vậy các vấn đề tạo ra sự ác cảm của 31 người tiêu dùng bao gồm các cảm kinh tế, ác cảm chính trị và ác cảm về chiến tranh. Ác cảm kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến xu hướng hành vi đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu trước đây. Klein và cs. (1998) cho thấy ác cảm kinh tế cùng với ác cảm chiến tranh đã có tác động tiêu cực đến sự sẵn lòng mua hàng hóa Nhật Bản của người Trung Quốc. Yoon và Park (2017) cho thấy, sự ác cảm kinh tế nói riêng, ác cảm người tiêu dùng nói chung có tác động tiêu cực đến ý định mua của người tiêu dùng Hàn Quốc. Rose và cs. (2009) chỉ ra rằng ác cảm kinh tế cùng với ác cảm chiến tranh đã có tác động tiêu cực với sự không sẵn lòng mua hàng hóa. Khác với các nghiên cứu kể trên, nghiên cứu của Võ Thị Quý và Cao Quốc Việt (2015) thực hiện tại thị trường Việt Nam lại nghiên cứu theo hướng định tính bằng phương pháp Netnography và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Quý và Cao Quốc Việt (2015) chỉ ra rằng từ ác cảm kinh tế sẽ dẫn đến cảm xúc ghét, tức giận và lo lắng cho người tiêu dùng. Từ đó dẫn đến xu hướng hành vi như đánh giá sản phẩm, tẩy chay và kêu gọi tẩy chay. Ác cảm chiến tranh cũng được quan tâm đến trong nhiều nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu của Klein và cs. (1998) cho thấy ác cảm quân sự có tác động tiêu cực đến sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng Trung Quốc đối với hàng hóa Nhật Bản. Nghiên cứu của Ettenson và Klein (2005) cho ra kết quả là ác cảm chiến tranh có tác động tiêu cực đến hành vi tẩy chay của người tiêu dùng Úc đối với các sản phẩm của pháp. Nghiên cứu của Harmeling Magnusson và Singh (2015) cũng cho thấy rằng ác cảm chiến tranh có tác động tiêu cực đến hành vi của khách hàng như truyền miệng tiêu cực, đánh giá sản phẩm hay lảng tránh sản phẩm. Yoon và Park (2017) cho thấy ác cảm chiến tranh có tác động tiêu cực đến ý định mua của người tiêu dùng Hàn Quốc đối với hàng hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nijssen và Douglas (2004) cũng cho thấy ác cảm kinh tế và ác cảm chiến tranh đã làm giảm sự sẵn lòng mua hàng hóa Đức của người tiêu dùng Hà Lan. Ác cảm chính trị cũng là một trong những yếu tố có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Yoon và Park (2017) thể hiện ác cảm chính trị cùng với ác cảm chiến tranh và ác cảm kinh tế đã có tác động tiêu cực đến ý định mua của người Hàn Quốc đối với hàng hóa Nhật Bản. Nghiên cứu của Witkowski (2000) chỉ ra rằng sự ác cảm kinh tế và tranh chấp về chính trị đã làm giảm sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng Mỹ khi mua hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. Xu hướng hành vi của người tiêu dùng Xu hướng hành vi là một trong ba thành phần trong mô hình ba thành phần thái độ của Schiffman và Kanuk (2000). Xu hướng hành vi của người tiêu dùng thể hiện xu hướng người tiêu dùng sẽ thực hiện một hành động nào đó (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Trong các nghiên cứu về sự ác cảm của người tiêu dùng, xu hướng hành vi được các nhà nghiên cứu đề cập đến gồm có: (1) Đánh giá sản phẩm (Klein và cs., 1998; Leong và cs., 2008; Rose và cs., 2009; Ishii, 2009; Smith & Li, 2010; Maher & Mady, 2010; Lee và Tae Lee, 2013; Abosag & Farah, 2014; Harmeling và cs., 2015; Võ Thị Quý & Cao Quốc Việt, 2015). Khi nghiên cứu về sự ác cảm của người tiêu dùng, đánh giá sản phẩm là một vấn đề đang gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu ủng hộ cho việc sự ác cảm của người tiêu dùng không có tác động đến đánh giá sản phẩm gồm có nghiên cứu của Klein và cs. (1998), Rose và cs. (2009), Maher và Mady (2010), Lee và Tae Lee (2013), Abosag và Farah (2014). Nhóm nhà nghiên cứu ủng hộ cho việc ác cảm của người tiêu dùng có tác động đến đánh giá sản phẩm gồm có nghiên cứu của Ishii (2009), Leong và cs. (2008), Harmeling và cs. (2015). Tại Việt Nam, nghiên cứu về sự ác cảm của người tiêu dùng có nghiên cứu của Võ Thị Quý và Cao Quốc Việt (2015) cũng đã đưa thành Sự ảnh hưởng của ác cảm... 32 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật phần đánh giá sản phẩm vào mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính bằng phương pháp Netnography và phỏng vấn sâu trong nghiên cứu của Võ Thị Quý và Cao Quốc Việt (2015) cũng chỉ ra rằng sự ác cảm của người tiêu dùng có tác động đến đánh giá sản phẩm. (2) Sự sẵn sàng hoặc không sẵn sàng mua sản phẩm (Klein và cs., 1998; Nijssen & Douglas, 2004; Ettenson & Klein, 2005; Leong và cs., 2008; Rose và cs., 2009; Lee & Tae Lee, 2013). Mối quan hệ giữa ác cảm của người tiêu dùng và sự sẵn sàng/không sẵn sàng mua sản phẩm được khởi xướng bởi Klein và cs. (1998) và dần trở thành nền tảng cho các nghiên cứu về sự ác cảm sau này. Klein và cs. (1998) cho rằng, sự ác cảm của người tiêu dùng có tác động tiêu cực đến sự sẵn sàng mua hàng hóa của nước gây ra thù địch. (3) Tẩy chay hoặc hạn chế mua hàng hóa (Abosag & Farah, 2014; Harmeling và cs., 2015; Võ Thị Quý & Cao Quốc Việt, 2015), tẩy chay hàng hóa liên quan đến các vấn đề như người tiêu dùng tuyệt đối không mua hay không sử dụng bất cứ sản phẩm nào từ quốc gia gây ra ác cảm cho họ, đồng thời hành động tẩy chay còn kéo theo việc kêu gọi người khác tẩy chay như trong nghiên cứu của Võ Thị Quý và Cao Quốc Việt (2015). Mô hình nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu có liên quan đến ác cảm của người tiêu dùng, mô hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa của một quốc gia được đề xuất như hình 1. Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Giả thuyết nghiên cứu của mô hình đề xuất bao gồm: H1: Ác cảm kinh tế có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. H2: Ác cảm chính trị có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. H3: Ác cảm chiến tranh có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp Netnography và phỏng vấn sâu bằng bảng câu hỏi. Mục đích sử dụng phương pháp Netnography để thu thập dữ liệu nhằm mục đích tham khảo để xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát. Netnography trong nghiên cứu này được thực hiện bằng cách chọn lọc và tổng hợp những bình luận của người sử dụng mạng. Có tổng cộng 105 bình luận được chọn lọc và tổng hợp từ trang báo dantri.com.vn với chủ đề «Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc là yêu nước tiêu cực», «Đường lưỡi bò của Trung Quốc đe dọa 70% đặc quyền kinh tế của Việt Nam», «Thích hay không, hàng Trung Quốc cũng tràn ngập thị trường», «Điểm lại những thiết bị công nghệ Trung Quốc cài sẵn mã độc khi xuất xưởng». Đối với phương pháp Netnography thì người nghiên cứu chỉ có thể thu thập thông tin mà người sử dụng mạng thể hiện 33 qua các bình luận mà không biết được thông tin cá nhân của họ. Ngược lại phỏng vấn sẽ giúp nhà nghiên cứu biết được thông tin cá nhân, quan sát được những cử chỉ, nét mặt của đáp viên. Thông qua đó việc thu thập thông tin sẽ hiệu quả hơn và khai thác được nhiều thông tin hơn. Phỏng vấn được thực hiện trên 20 người tham gia trả lời với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, làm nhiều công việc khác nhau như giáo viên, sinh viên, cán bộ công chức, nhân viên văn phòng, kinh doanh buôn bán. Kết quả phỏng vấn sẽ giúp hoàn thiện hơn mô hình nghiên cứu và để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát hợp lý hơn. Nghiên cứu định lượng, được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với cỡ mẫu n = 200. Dữ liệu định lượng sẽ được phân tích thông qua các phương pháp như thống kê mô tả, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính bội. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 200 phiếu trả lời, tất cả các phiếu trả lời đều hợp lệ. Dữ liệu nghiên cứu có sự đa dạng về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập. Sự đa dạng này cho thấy dữ liệu thu được có thể đại diện cho mẫu nghiên cứu. 2.3.2. Đánh giá thang đo Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần ác cảm kinh tế, ác cảm chính trị, ác cảm chiến tranh và xu hướng hành vi người tiêu dùng đều đạt yêu cầu. Vì vậy, các thang đo được giữ nguyên cho phân tích tiếp theo. 2.3.3. Kết quả phân tích nhân tố Phân tích nhân tố các thành phần ác cảm của người tiêu dùng Kết quả phân tích cho thấy có 03 nhóm nhân tố với tổng phương sai trích là 54,3%, nghĩa là khả năng giải thích của 03 nhóm nhân tố này cho sự biến thiên của dữ liệu là 54,3%. Cụ thể các nhân tố và biến quan sát còn lại như sau: Nhân tố ác cảm kinh tế, gồm 05 biến quan sát: (X1) Việc hàng hóa của Trung Quốc được làm giả, làm nhái khiến tôi có ấn tượng không tốt đối với hàng hóa Trung Quốc, (X2) Những tin tức liên quan đến việc hàng hóa Trung Quốc chứa chất độc hại khiến tôi không có thiện cảm đối với hàng hóa Trung Quốc, (X3) Trung Quốc không phải là một đối tác thương mại đáng tin cậy, (X4) Trung Quốc có quá nhiều ảnh hưởng đối với kinh tế Việt Nam, (X5) Các công ty Trung Quốc đang lợi dụng người tiêu dùng Việt Nam. Nhân tố ác cảm chính trị, gồm 05 biến quan sát: (X6) Tôi không có thiện cảm về những hành động chính trị của Trung Quốc hiện nay, (X7) Chính phủ Trung Quốc đang bóp méo lịch sử để chứng tỏ Trung Quốc đúng Việt Nam sai, (X8) Tôi cảm thấy không thích Trung Quốc vì những việc làm mà quốc gia này gây ra cho Việt Nam, (X9) Tôi không thể chấp nhận những hành động chính trị sai trái của Trung Quốc, (X10) Chính phủ Trung Quốc nên thừa nhận những hành động sai trái đối với Việt Nam. Nhân tố ác cảm chiến tranh, gồm 04 biến quan sát: (X11) Những tranh chấp quân sự gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam khiến tôi cảm thấy tức giận, (X12) Những hành động xâm phạm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc là vô căn cứ và tạo ra nguy cơ chiến tranh giữa hai quốc gia, (X13) Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Việt Nam, (X14) Tôi cảm thấy tức giận đối với Trung Quốc vì những cuộc chiến trong quá khứ. Phân tích nhân tố thành phần xu hướng hành vi người tiêu dùng Kết quả phân tích cho thấy có 01 nhóm nhân tố với tổng phương sai trích là 74,8%, với 04 biến quan sát. Cụ thể, (X15) Tôi sẽ đánh giá sản phẩm Trung Quốc thật cẩn thận trước khi mua, (X16) Tôi sẽ giữ khoảng cách đối với hàng hóa Trung Quốc, (X17) Tôi sẽ hạn chế tối đa việc lựa chọn mua hàng hóa Trung Quốc, (X18) Sự ảnh hưởng của ác cảm... 34 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Tôi sẽ kêu gọi bạn bè, người thân hạn chế mua hàng hóa Trung Quốc. 2.3.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết sau khi kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá Sau khi đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình nghiên cứu “Sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ về hàng hóa của một quốc gia” vẫn giữ nguyên 4 thành phần với 18 biến quan sát ban đầu, trong đó có 14 biến quan sát cho thang đo sự ác cảm của người tiêu dùng và 04 biến quan sát cho thang đo xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Do đó mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu vẫn được giữ nguyên như ban đầu. 2.3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính Trong mô hình hồi quy, các biến độc lập và phụ thuộc được hình thành từ phân tích nhân tố nêu trên. Các biến độc lập bao gồm: ác cảm kinh tế, ác cảm chính trị và ác cảm chiến tranh; biến phụ thuộc là xu hướng hành vi người tiêu dùng. Bảng 1: Kết quả phân tích hồi quy 6 Nhân tố ác cảm chiến tranh, gồm 04 biến quan sát: (X11) Những tranh chấp quân sự gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam khiến tôi cảm thấy tức giận, (X12) Những hành động xâm phạm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc là vô căn cứ và tạo ra nguy cơ chiến tranh giữa hai quốc gia, (X13) Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Việt Nam, (X14) Tôi cảm thấy tức giận đối với Trung Quốc vì những cuộc chiến trong quá khứ. Phân tích nhân tố thành phần xu hướng hành vi người tiêu dùng Kết quả phân tích cho thấy có 01 nhóm nhân tố với tổng phương sai trích là 74,8%, với 04 biến quan sát. Cụ thể, (X15) Tôi sẽ đánh giá sản phẩm Trung Quốc thật cẩn thận trước khi mua, (X16) Tôi sẽ giữ khoảng cách đối với hàng hóa Trung Quốc, (X17) Tôi sẽ hạn chế tối đa việc lựa chọn mua hàng hóa Trung Quốc, (X18) Tôi sẽ kêu gọi bạn bè, người thân hạn chế mua hàng hóa Trung Quốc. 2.3.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết sau khi kiểm đị h thang đo và phân tí h hân tố khám phá Sau khi đá giá tha g đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình nghiên cứu "Sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ về hàng hóa của một quốc gia" vẫn giữ nguyên 4 thành phần với 18 biến quan sát ban đầu, trong đó có 14 biến quan sát cho thang đo sự ác cảm của người tiêu dùng và 04 biến quan sát cho thang đo xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Do đó mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu vẫn được giữ nguyên như ban đầu. 2.3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính Trong mô hình hồi quy, các biến độc lập và phụ thuộc được hình thành từ phân tích nhân tố nêu trên. Các biến độc lập bao gồm: ác cảm kinh tế, ác cảm chính trị và ác cảm chiến tranh; biến phụ thuộc là xu hướng hành vi người tiêu dùng. Bảng 1: Kết quả phân tích hồi quy Mô hình tổng quát Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn 1 0,735a 0,540 0,533 0,47212 ANOVA Giá trị kiểm định F = 76,659 Mức ý nghĩa 0,000 Mô hình hồi quy Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Mức ý nghĩa VIF B Sai số chuẩn Beta Hằng số - 0,512 0,360 - 1,423 0,156 Ác cảm kinh tế 0,676 0,064 0,552 10,551 0,000 1,164 Ác cảm chính trị 0,411 0,069 0,310 5,949 0,000 1,158 Ác cảm chiến tranh 0,069 0,067 0,051 1,024 0,307 1,070 Biến phụ thuộc: Xu hướng hành vi của người tiêu dùng Kết quả trong Bảng 1 cho thấy giá trị R2 điều chỉnh bằng 53,3%, có nghĩa là các biến độc lập được đưa vào mô hình (ác cảm kinh tế, ác cảm chính trị, ngoại trừ biến ác cảm về chiến tranh do biến này không có tác động có ý nghĩa về mặt thống kê) giải thích được 53,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc là xu hướng hành vi người tiêu dùng, còn lại là do tác động của Kết quả trong Bảng 1 cho thấy giá trị R2 điều chỉnh bằng 53,3%, có nghĩa là các biến độc lập được đưa vào mô hình (ác cảm kinh tế, ác cảm chính trị, ngoại trừ biến ác cảm về chiến tranh do biến này không có tác động có ý nghĩa về mặt thống kê) giải thích được 53,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc là xu hướng hành vi người tiêu dùng, còn lại là do tác động của các yếu tố khác chưa được đưa vào mô hình. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy 02 nhân tố ác cảm kinh tế và ác cảm chính trị có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với xu hướng hành vi người tiêu dùng. Vì vậy, các giả thuyết H1 và H2 trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận, ngoại trừ giả thuyết H3, nghĩa là ác cảm chiến tranh không có ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. 2.3.6. Phân tích thống kê mô tả Các thành phân ác cảm kinh tế, ác cảm chính trị và xu hướng hành vi của người tiêu dùng được đo lường bằng thang đo Liker 5 điểm. Thang đo này có điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 5, được chia thành 5 khoảng với mỗi khoảng là 0,8 đơn vị. Do đó, để thuận tiện cho việc đánh giá, thang điểm được quy ước như sau: 1,00 – 1,80 1,81 – 2,60 2,61 – 3,40 3,41 – 4,20 4,21 – 5,00 Mức rất thấp Mức thấp Mức trung bình Mức cao Mức rất cao 35 Từ kết quả bảng 2 cho thấy, các thành phần ác cảm kinh tế và ác cảm chính trị được người tiêu dùng đánh giá ở mức cao. Điều này cho thấy người tiêu dùng thành phố Long Xuyên có ác cảm cao đối với hàng hóa Trung Quốc cũng như những hành động chính trị của Trung Quốc đối với Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, điểm trung bình thành phần xu hướng hành vi cũng ở mức cao, Từ đó có thể thấy rằng, người tiêu dùng sẽ đánh giá sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc thật cẩn thận và khắt khe hơn trước khi quyết định mua cũng như giữ khoảng cách, hạn chế việc mua và sử dụng hàng hóa của quốc gia này. 2.4. Thảo luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 2 thành phần có mối quan hệ với xu hướng hành vi của người tiêu dùng là thành phần ác cảm kinh tế và ác cảm chính trị, thành phần ác cảm chiến tranh không có ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Thành phần ác cảm kinh tế có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Kết quả này trùng khớp với các nghiên cứu trước như: Klein và cs. (1998), Nijssen và Douglas (2004), Leong và cs. (2008), Ishii (2009), Rose và cs. (2009), Lee và Tae Lee (2013), Abosag và Farah (2014), Harmeling và cs. (2015), Võ Thị Quý và Cao Quốc Việt (2015). Qua đó cho thấy ác cảm kinh tế càng lớn càng khiến cho người tiêu dùng có xu hướng hạn chế và giữ khoảng cách đối với hàng hóa, sản phẩm của quốc gia gây ra ác cảm, đồng thời khuyến khích họ kêu gọi người khác hạn chế sử dụng những sản phẩm, hàng hóa này. Thành phần ác cảm chính trị có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng, kết quả này là giống với nghiên cứu của Yoon và Park (2017). Qua đó cho thấy, ác cảm chính trị càng lớn càng làm cho xu hướng hành vi của người tiêu dùng chuyển biến theo chiều xấu đi, cụ thể như người tiêu dùng sẽ đánh giá sản phẩm khắt khe hơn, họ sẽ giữ khoảng cách, hạn chế cũng như kêu gọi mọi người hạn chế mua và sử dụng hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia gây ra ác cảm. Thành phần ác cảm chiến tranh không có tác động đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Cụ thể, kết quả này là không nhất quán với các nghiên cứu của Klein và cs. (1998), Harmeling và cs. (2015), Yoon và Park (2017), Lee và Tae Lee (2013), Nijssen và Douglas (2004). Tuy nhiên, ác cảm chiến tranh không có tác động đến việc đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng là kết quả trùng khớp với các nghiên cứu của Rose và cs. (2009), Maher và Mady (2010). Nguyên nhân có thể là do bối cảnh chiến tranh ở Việt Nam không quá rõ ràng và sâu sắc như bối cảnh chiến tranh của các nghiên cứu đã lược khảo. Đối với nghiên cứu ác cảm chiến tranh của Yoon và Park (2017) đề cập đến việc người Nhật Bản đã bắt ép phụ nữ Hàn Quốc làm nô lệ tình dục hay ép buộc đàn ông Hàn Quốc làm nghĩa vụ quân sự cho Nhật Bản. Những sự kiện chiến tranh trong quá khứ này đã để lại ấn tượng rất tiêu cực cho người Hàn Quốc nên có thể ác cảm chiến tranh của người Hàn Quốc là rất lớn và đã tác động tiêu cực đến ý định mua hàng hóa Nhật của người Hàn Quốc. Nghiên cứu sự ác cảm chiến tranh của Klein và cs. (1998) lấy bối cảnh tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đây là một sự kiện quân sự gây rất nhiều sự chú ý không chỉ người dân của hai nước mà còn người dân trên thế giới. Đồng thời trong các biến quan sát đo lường cho thang đo ác cảm Bảng 2: Điểm trung bình của các thành phần sự ác cảm và xu hướng hành vi người tiêu dùng N Trung bình Độ lệch chuẩn Ác cảm kinh tế 200 3,8880 0,56342 Ác cảm chính trị 200 4,0990 0,52169 Xu hướng hành vi 200 4,0787 0,69074 Sự ảnh hưởng của ác cảm... 36 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật chiến tranh, Klein và cs. (1998) cũng đã đề cập đến vụ thảm sát Nam Kinh – một sự kiện để lại nhiều cảm xúc tiêu cực cho người Trung Quốc. Do đó ác cảm chiến tranh của người Trung Quốc cũng sẽ rõ ràng và sâu sắc hơn. Đồng thời, do đa số người tiêu dùng được khảo sát có độ tuổi trẻ từ 18 đến 28 tuổi nên ác cảm của họ đối với các cuộc chiến tranh trong quá khứ là không quá sâu sắc, những sự kiện chiến tranh trong lịch sử đa phần là do họ được truyền thụ lại từ sách vở nên những hình dung về ác cảm chiến tranh của họ còn mơ hồ, không rõ ràng. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Nghiên cứu “Sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ về hàng hóa của một quốc gia” được thực hiện dựa trên bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị và chiến tranh giữa hai quốc gia là Việt Nam và Trung Quốc. Nghiên cứu được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đối với nghiên cứu định tính, gồm hai phương pháp là Netnography và phỏng vấn sâu. Phương pháp Netnography được thực hiện bằng cách chọn lọc các bình luận có sẵn của người dùng mạng trên một số bài báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tổng cộng có 105 bình luận đã được chọn lọc, tham khảo và sử dụng cho nghiên cứu này. Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện trên 20 người tham gia trả lời với phương pháp thuận tiện nhằm hoàn thiện hơn mô hình nghiên cứu cũng như phác thảo bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc khảo sát chính thức 200 người tiêu dùng với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy, thang đo sự ác cảm của người tiêu dùng và thang đo xu hướng hành vi đều đạt yêu cầu và không có biến nào bị loại. Do đó mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu đều được giữ nguyên với bốn thành phần (3 thành phần độc lập là ác cảm kinh tế, ác cảm chính trị, ác cảm chiến tranh và 1 thành phần phụ thuộc là xu hướng hành vi người tiêu dùng) và mười tám biến quan sát. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, chỉ có hai thành phần (1) ác cảm kinh tế và (2) ác cảm chính trị có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Riêng thành phần ác cảm chiến tranh là không có tác động đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Nguyên nhân có thể là do bối cảnh chiến tranh ở Việt Nam không quá rõ ràng và sâu sắc như bối cảnh chiến tranh của các quốc gia trong các nghiên cứu trước và đa số người tham gia khảo sát có độ tuổi trẻ. 3.2. Kiến nghị Trong thành phần ác cảm kinh tế, nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng có ác cảm đối với hàng hóa của Trung Quốc chủ yếu là do hàng hóa của quốc gia này chứa nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay hàng hóa được làm giả, làm nhái, có chất lượng kém. Vì vậy nhà quản trị, người kinh doanh cần có giải pháp hạn chế và khắc phục tình trạng hàng hóa độc hại, kém chất lượng này. Nghiên cứu đề ra một số giải pháp như sau: Thứ nhất, nhà quản trị, nhà kinh doanh cần phải lựa chọn một đối tác đáng tin cậy, những nhà sản xuất, cung ứng đảm bảo được chất lượng cũng như độ an toàn cho các hàng hóa mà họ cung cấp. Có như vậy thì các doanh nghiệp kinh doanh trong nước mới đảm bảo chất lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng, đồng thời làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với hàng hóa, sản phẩm mà mình cung cấp. Thứ hai, các ban ngành cần phải siết chặt hơn trong việc kiểm tra, rà soát các loại hàng hóa nhập khẩu nhằm phát hiện và ngăn chặn những hàng hóa được làm giả, làm nhái, hàng hóa kém chất lượng đi vào Việt Nam. Thứ ba, các nhà nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc cũng cần phối hợp với các cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa để có thể kiểm định kỹ càng hàng hóa mà mình nhập khẩu, nhằm đảm bảo độ an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng các loại hàng hóa đó, đồng thời làm tăng uy tín của doanh nghiệp hơn. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO Abosag, I., & F. Farah, M. (2014). The influence of religiously motivated consumer boycotts on brand image, loyalty and product judgment. European Journal of Marketing, 48(11/12), 2262-2283. Averill, J. R. (1983). Studies on anger and aggression: Implications for theories of emotion. American Psychologist, 38(11), 1145–1160. Ettenson, R., & Klein, J.G. (2005). The fallout from French nuclear testing in the South Pacific. Inetnational Marketing Review, 22(2), 199-224. Harmeling, C.M., Magnusson, P., & Singh, N. (2015). Beyond anger: A deeper look at consumer animosity. Journal of International Business Studies, 46(6), 676-693. Ishii, K. (2009). Nationalistic Sentiments of Chinese Consumer: The Effects and Determinants of Animosity and Consumer Ethnocentrism. Journal of International Consumer Marketing, 21(4), 299-308. Klein, J. G., Ettenson, R., & Morris, M. D. (1998). The animosity model of foreign product purchase: An empirical test in the People’s Republic of China. Journal of marketing, 62(1), 89-100. Lee, R., & Tae Lee, K. (2013). The longitudinal effects of a two-dimensional consumer animosity. Journal of Consumer Marketing, 30(3), 273-282. Leong, S. M., Cote, J. A., Ang, S. H., Tan, S. J., Jung, K., Kau, A. K., & Pornpitakpan, C. (2008). Understanding consumer animosity in an international crisis: nature, antecedents, and consequences. Journal of International Business Studies, 39(6), 996–1009. Maher, A.A., & Mady, S. (2010). Animosity, subjective norms and anticipated emotions during an international crisis. International Marketing Review, 27(6), 630-651. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007). Nguyên lý Marketing. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Nijssen, E.J., & Douglas, S.P. (2004). Examining the animosity model in a country with a high level of foreign trade. International Journal of Research in Marketing, 21(1), 23–38. Rose, M., Rose, G.M., & Shoham, A. (2009). The impact of consumer animosity on attitudes towards foreign goods: A study of Jewish and Arab Israelis. Journal of Consumer Marketing, 26(5), 330-339. Schiffman, L.G., & Kanuk, L.L. (2000). Consumer behavior (7th ed.). International. Inc.: PrenticeHall Smith, M., & Li, Q. (2010). The boycott model of foreign product purchase: An empirical test in China. Asian Review of Accounting, 18(2), 106-130. Thành Đồng, Lê Phong & Đinh Thi (Ngày 20 tháng 8, 2018). “Lật mặt” nông sản Trung Quốc nhái hàng Đà Lạt. Người lao động. Truy cập từ https://nld.com.vn Võ Thị Quý & Cao Quốc Việt (2015). Kết hợp phương pháp Netnography và Lý thuyết nền (Grounded Theory) trong nghiên cứu định tính để khám phá mô hình hành vi tẩy chay của người tiêu dùng. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 18(4), 16-24. Witkowski, T. (2000). Effects of animosity toward China on willingness to buy Chinese products. Managing in a turbulent international business environment, 18, 470-7. Yoon, S.J., & Park, J.E. (2017).Antecedents of consumer animosity and the role of product involvement on purchase intentions. American Journal of Business, 32(1), 42–57. Zhang, C. (2013). Consumer animosity and purchase behavior: the role of corporate social responsibility. ln.edu.hk/mkt_etd/16 Sự ảnh hưởng của ác cảm...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_7503_2159507.pdf
Tài liệu liên quan